Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đường phố trong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.72 KB, 23 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC




NGUYỄN THANH THIỆN



BẢNG TÓM TẮT


GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ ĐƯỜNG PHỐ
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY


Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 50701
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Hà Nh
ật Thăng
PGS TS Lê Sơn













Hà Nội – 2006



1


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN CHIẾN LƯỢCVÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học I : PGS TS Hà Nhật Thăng
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Cán bộ hướng dẫn khoa học II : PGS TS Lê Sơn
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Phản biện 1

__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Phản biện 2
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Phản biện 3
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SỸ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Hà Nội, ngày tháng năm 2006

2
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
1.1. Về mặt lý luận
9 Vì ý thức hiện hữu và nhu cầu sống còn, TĐP cần được chăm sóc giáo dục (CSGD)

9 CSGD.TĐP hiệu quả khi CSGD cá biệt qua con đường tư vấn cá nhân

9 CSGD.TĐP hiệu quả sẽ giúp hạn chế mức gia tăng TĐP.


1.2. Về mặt thực tiển
9 Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của nghiên cứu nâng cao chất lượng CSGD.TĐP


9 Ý nghĩa an ninh, kinh tế chính trị khi TĐP được CSGD tốt

9 Xuất phát từ cơ sở pháp lý,chủ trương và mong đợi của chính quyền và xã hội
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đường phố
trong tình hình hiện nay .
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu bao gồm:
• Xác định nội hàm một số khái niệm công cụ để nghiên cứu.
• Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp tổ
chức CSGD.TĐP trong điều kiện hiện nay ở đô thị. Cụ thể ở TP.HCM.
2.2.2. Đánh giá thực trạng việc CSGD.TĐP ở một số địa bàn nghiên cứu.
2.2.3. Xây dựng một giải pháp mới gồm một hệ thống biện pháp xác định phương
pháp, quy trình thực hiệ
n một số nội dung đặc thù trong việc CSGD.TĐP
2.2.4. Tiến hành thực nghiệm, trong giới hạn phạm vi soạn thảo chương trình tư
vấn giáo dục, sử dụng phương pháp tư vấn đạt hiệu quả CSGD.TĐP.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động sư phạm trong các loại hình chăm sóc giáo dục
TĐP: dạy văn hóa, dạ
y nghề, giáo dục nuôi dưỡng ở nhà mở mái ấm, tổ chức sinh
hoạt và tư vấn trẻ trên đường phố. Đề tài chủ yếu dựa trên khảo sát ở TP.HCM.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp tác động vào các yếu tố nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ đường phố phù hợp với tình hình hiện nay.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chăm sóc, giáo dục TĐP là vấn đề xã hộ
i, được nhiều đoàn thể, cơ quan

thực hiện, nhưng hầu hết còn nặng về mặt chăm sóc hoặc quản lý hành chánh hơn
là nghĩ đến các khía cạnh giáo dục nhân cách và trang bị cho trẻ ứng xử trước
nhiều tình huống có nguy cơ, hạn chế về mặt lý luận và tổ chức sư phạm. Nếu hiểu
rõ tâm lý của TĐP, hoàn cảnh và môi trường các em sống, ho
ạt động, trên cơ sở đó
đề xuất những nội dung chương trình đổi mới, sử dụng phương pháp giáo dục cá

3
biệt, giáo dục qua con đường tư vấn cá nhân, thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn về
chất lượng CSGD.TĐP.
5. CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN
Quá trình giáo dục TĐP không thể theo một mô hình duy nhất cho mọi đối
tượng TĐP mà phải quán triệt các đặc thù sư phạm từ các đối tượng cá biệt.
Giáo dục TĐP cần đảm bảo tính chỉnh thể đồ
ng bộ của quá trình tác động của xã hội.
Tổ chức giáo dục TĐP chỉ có thể đạt hiệu quả khi phát huy được ý thức tự
giác, tự tổ chức tham gia tích cực của chính bản thân TĐP, và các quyền trẻ em
được tôn trọng ở mức độ cao nhất.
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra xã hội h
ọc: Điều tra 150 TĐP, với 10 câu hỏi đơn giản
Phỏng vấn: Phỏng vấn 20 giáo dục viên,CBQL.
Quan sát thực tế hoạt động CSGD.TĐP của các giáo dục viên.
Tổng kết kinh nghiệm
Hội thảo, trưng cầu ý kiến: Họp 20 chuyên gia góp ý về đề xuất giải pháp

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
. Nhóm thực nghiệm gồm 63 TĐP sống trong khu nhà trọ hẽm 285CMT8, ăn

thông qua khu công viên Kỳ Hòa quận 10,TpHồ Chí Minh. Nhóm đối chứng là 54
TĐP sống trong mái ấm Mai Liên quận Bình Thạnh (25 em) và nhà mở Ánh Sáng
quận 3 (29 em )

6.4. Phương pháp phân tích thống kê


7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận, luận án làm sáng tỏ thêm các đặc thù về mục đích, nội dung,
phương pháp của quá trình giáo dục đối với đối tượng TĐP. Xây dựng chương
trình đổi mới, phương pháp giáo dục cá biệt TĐP qua con đường tư vấn tâm lý cá
nhân, được tổ chức liên tục, có thể làm tài liệu tham khảo cho các GDV và các cơ
sở chăm sóc giáo dục TĐP.
8. CẤ
U TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, bố cục văn bản luận án gồm 3 chương sau:
• Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động chăm sóc giáo dục TĐP.
• Chương II: Thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục TĐP.
• Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng CSGD.TĐP và kết quả thực nghiệm.
Kết luận và kiến nghị
Danh mục công trình đã công bố
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ ĐƯỜNG PHỐ

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ thập kỷ 80 trẻ em đường phố đã được thế giới nhắc đến rất nhiều. Vì số
lượng trẻ em lang thang ngày càng đông và trở thành một vấn đề xã hội.
Quỹ Trẻ em Thế giới đã được Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 11 tháng 12 năm
1946, bày tỏ mối quan tâm của thế giới đối với trẻ em. Ngày 2 tháng 9 n
ăm 1990
Công ước về Quyền trẻ em, chính thức có hiệu lực đối với luật pháp quốc tế.
Ở Việt Nam, với truyền thống “kính già yêu trẻ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc
biệt quan tâm đến trẻ em, hoạt động vì trẻ em là một phần không nhỏ trong toàn bộ sự
nghiệp của Người. Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước về Quyề
n trẻ em của Liên Hiệp Quốc. TĐP là đối tượng cần
được tạo điều kiện để được hưởng quyền trẻ em như những trẻ bình thường.

Hơn một thập niên trước đây trên thế giới có nhiều tác phẩm nghiên cứu viết về
trẻ đường phố, có thể đơn cử một số tác phẩm và trang Web chuyên mục trẻ đường
phố mới phát hành gần đây:

- Redd Barna, 1990, Summing up of our experiences in work with street children.
- World Health Organisation,1993, Chương trình trẻ đường phố và những xâm hại
chủ yếu. - Judith Ennew, 1996, Trẻ em đường phố và trẻ em lao động
- ChildhopeAsia Philippines, 1995 Learning from families on the edge, Case
studies on Families of Street Children in Southeast Asia, Manila, Philippines.
- Ngô kim Cúc, Mikel Flamm, Children of the dust , 1997,
- Tim Bond, Trẻ đường phố thành phố Hồ Chí Minh, 1994
- Trang Web: /> hay
/> hay
/>

Trong những năm gần đây cũng có nhiều tác phẩm nghiên cứu về TĐP nhưng là
những tác phẩm có cái nhìn nặng về các mặt xã hội học hơn là giáo dục học.


TĐP là một nguồn lực tương lai đất nước cần được giáo dục qua con đường tư
vấn thân thiện, động viên ý chí phấn đấu, phát huy tính tích cực của những trẻ biết
sống vươn lên một sức sống lành mạnh như hoa nở trong bùn. Macarenco cũng đã
sử dụng phương thức động viên TĐP sử dụng mọi nguồn lực, để tự giải quyết
những bài toán khó trong cuộc sống tự lập.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm trẻ đường phố
1.2.1.1. Khái niệm trẻ em
Trẻ em là con người được giới hạn bởi tuổi đời, có những đặc điểm chung phân
biệt với người lớn về độ chín muồi trưởng thành nhân cách và những đặc điểm
riêng về tâm sinh lý đối với từng tuổi trong độ
tuổi tự nhiên và pháp định của

5
mình. Ở Việt Nam luật Bảo vệ chăm sóc và Giáo dục trẻ em được Quốc hội thông
qua tháng 8.1991 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
1.2.1.2. Trẻ đường phố (TĐP)
Theo UNICEF, trẻ đường phố là trẻ dưới 18 tuổi kiếm tiền bằng hoạt động
thường xuyên trên đường phố; hoặc như các NGO khác, “TĐP là những trẻ nhận
đường phố chứ không phải gia đình làm nhà thật s
ự của các em.
TĐP ở Việt Nam, những năm gần đây, trong các văn bản gọi là “trẻ lang thang”


+ Hình ảnh của TĐP, hay trẻ lang thang, gây ấn tượng trong những năm 1995-
1997, ở Tp Hồ Chí Minh, là hình ảnh trẻ đi nhặt rác ni lông, thay thế hình ảnh trẻ
đi đánh giày 1992-1993, với cái bao ( túi ) trên vai và cái bù móc trong tay TĐP
thường từ các vùng nông thôn một số tỉnh lân cận đến thành phố theo mùa, chỉ
hoạt động một thời gian, cải thiện kinh tế gia đình, rồi trở về đi học. Các em có

nhiều bổn phận mà thi
ếu quyền lợi, kể cả quyền sống còn.
+ Phân loại trẻ đường phố
Theo UNICEF, và các chương trình cứu trợ trẻ em quốc tế thường phân biệt trẻ
em trên đường phố và trẻ em của đường phố. Tim Bond hợp tác với Hội Bảo trợ
Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, TĐP làm 3 loại:
- Loại A: là những trẻ đã bỏ nhà ra đi bị bỏ
rơi, đang sống một mình hoặc với
một nhóm nhỏ trên đường phố.
+ A
1
: Chúng thường là những kẻ bới rác, hoặc bán ve chai, giấy vụn, đồ nhựa,
sắt thép vụn, hoặc xin ăn, móc túi
+ A
2
: Một số ít trong nhóm này có thể là thành viên của băng nhóm trộm cướp
có tổ chức chuyên nghiệp hơn, có thể chúng đã bị bắt cải tạo nhiều lần,
hoặc trốn trại trở về
- Loại B: TĐP sống với gia đình nhập cư lang thang trên đường phố.
- Loại C: Số trẻ em kiếm sống trên đường phố nhưng tối về nhà ngủ.
Tháng 12 năm 1997, Việ
t Nam tiến hành điều tra TĐP theo cách phân loại
riêng chỉ gồm hai loại: TĐP phải tự xoay sở để sống còn.TĐP kiếm sống trên
đường phố để giúp đỡ gia đình.
Theo cuộc điều tra mới nhất của UBDSGĐTEVN tháng 8.2003 tại Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, TĐP được chia làm 3 loại
- Trẻ em lang thang không cùng đi với gia đình.
- Trẻ em lang thang cùng đi với gia đình
- Tr
ẻ em mồ côi, không nơi nương tựa và trẻ em không có mối quan hệ với gia đình


Theo tài liệu điều tra TĐP của Campuchia do tổ chức Mith Samlanh Freinds
thực hiện, sử dụng định nghĩa mới nhất của UNICEF về 3 loại TĐP như sau :
- Trẻ sống ở đường phố (street-living children) ,
- Trẻ lao động trên đường phố (street-working children)
- Và trẻ có gia đình sống trên đường phố (street-family children).




6

Bảng 1.1 Bảng so sánh các cách phân loại TĐP
Chidhope
Tim
Bond
Institude of sociology
CPCC Hanoi
(Vieọn
XH.UBBVCSTE.HN)
Trẻ của đường phố
A.1

A.2

A

B
Earning for they own
survival

(kiếm sống để sinh tồn)
Trẻ trên đường phố
C

C
Earning to improve family
income (kiếm tiền để cải
thiên thu nhập gia đình)
Ghi Chú : Tương đương Gần tương đương

(nguồn: Learning from families on the edge. ChildhopeAsia philippines , Manila,
Philppines, 12.1995 )
TĐP có thể được phân loại đơn giản thành 2 nhóm: nhóm kiếm sống để sinh
tồn và nhóm kiếm tiền để cải thiện thu nhập gia đình

Tóm lại, trẻ em đường phố dù có đi kèm gia đình hay không, hiểu theo kiểu nào
cũng là những trẻ em cần được bảo vệ. Các em đã không được hưởng các quyền cơ
bản sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
1.2.2. Khái niệm về hoạt động chăm sóc giáo dục (CSGD) TĐP
1.2.2.1. Hoạt động chăm sóc và giáo dục TĐP
+ Hoạt động chăm sóc TĐP
Là những hoạ
t động giúp cho trẻ được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu,
chẳng những chỉ quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng hay học hành mà điều quan
trọng hơn là bù đắp phần nào tình cảm, xóa bỏ mặc cảm tự ty, giúp các em tự tin,
khơi dậy tiềm năng, dần dần khẳng định phẩm giá của mình.
Hoạt động chăm sóc TĐP còn là một quá trình thu hút các lực lượng xã hội
các nhà hảo tâm, phát huy vai trò quả
n lý của các cơ quan chức năng nhằm bảo
đảm cho trẻ có chỗ ở, được ăn uống, chăm sóc .

Nhưng chủ yếu là tạo điều kiện cho các em được tự chăm sóc, tự phục vụ
những việc các em có thể tự làm được tùy theo lứa tuổi.
+ Hoạt động giáo dục TĐP
Là một hoạt động giáo dục đặc biệt vì có đặc đ
iểm như là một quá trình
giáo dục cá biệt và giáo dục lại.

+ Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ đường phố
Hoạt động CSGD.TĐP: gồm hoạt động chăm sóc và hoạt động giáo dục, mối
quan hệ giữa chăm sóc và giáo dục TĐP là một quá trình phức tạp hơn trẻ em bình
thường, vì trẻ sống trong tình trạng thiếu tình thương và sự chăm sóc của người lớn.
Việ
c bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân… “ Trẻ em không nơi nương
tựa, được nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy”

7
Hoạt động CSGD.TĐP có những đặc trưng sau đây
1.2.2.2. Đặc trưng quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ đường phố
+ Chăm sóc và giáo dục TĐP có nội dung song hành, không tách rời nhau.
+
Chăm sóc và giáo dục TĐPcó nội dung và phương pháp riêng cho từng loại



 Cách sử dụng phương pháp, phương tiện giáo dục TĐP:
Không phải chỉ sử dụng chữ viết, lời nói. Mà chủ yếu sử dụng hình ảnh, màu
sắc. Kể cả âm nhạc, những học cụ trợ giúp nghe nhìn. Những mẫu vật tháo rời
từng bộ phận, từng phần nhỏ chi tiết. Khuyến khích phát triển sáng tạo lắp ghép.


 Mô hình chọn nội dung bài học và dẫn dắt TĐP học tập đơn cử như sau:
- “Nếu em là hoa, em sẽ là hoa nào và tại sao vậy? Hoặc “Nếu em là hoa,
em sẽ là thành phần nào của hoa và tại sao vậy?
Mỗi loại TĐP phải có một cách chăm sóc giáo dục khác nhau
-Đối với TĐP không có liên lạc với gia đình
-Đối với trẻ vừa lao động kiếm sống bản thân, vừa giúp gia đình
-Đối với trẻ làm việc thời vụ
-Đối với nhóm TĐP không còn quan hệ gia đình
Mỗi nhóm một phương pháp . Riêng với nhóm sau cùng thường sử dụng
các phương pháp: Giáo dục trẻ qua trẻ: Trị liệu bằng vui chơi: Dạy kỹ năng sống,

1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO
DỤC TRẺ ĐƯỜNG PHỐ
Biểu đồ 1 1. Những yếu tố tác động đến hoạt động chăm sóc giáo dục TĐP
(1) Yếu tố đặc điểm tâm sinh lý
(2) Yếu tố trưởng thành của cá nhân
(3) Yếu tố môi trường và tình huống có nguy cơ
(4) Yếu tố quan điểm chính quyền, lãnh đạo
địa phương
(5) Yếu tố chất lượng cán bộ, giáo dục viên đường phố.
(6) Những yếu tố khác











1
2
3
4
5
6

8

1.3.1. Yếu tố đặc điểm tâm sinh lý
Đặc điểm tâm sinh lý bao gồm tâm sinh lý chung và những năng lực bẩm
sinh của trẻ đường phố
1.3.1.1. Tâm sinh lý chung của trẻ đường phố
 Tự cho mình là người lớn
 Có ý chí vươn lên
 Trí khôn phát triển gần hoàn chỉnh
 Lưu ý yếu tố dậy thì
Về mặt tình cảm, nhân cách, có các yếu tố mà GDV cần phải quan tâm, yếu tố dậy
thì phát dục, xu hướng thể hiện người lớn, nhu cầu giao tiếp.

- Những biểu hiện tích cực
(1) Trẻ biết sống đoàn kết
(2) Trẻ có tính chịu đựng, thích nghi
(3) Có trẻ thể hiện tính nghĩa hiệp, hy sinh cao
(4) Ngoại trừ những trẻ đã bị các tệ nạn xã hội lôi kéo
- Những biểu hiện tiêu cực
(1) Trẻ mất tính hồn nhiên rất nhanh, già trước tuổi.
(2)
Tình dục phát triển sớm,

(3) Thường có biểu hiện tính thần kinh bất ổn, hoặc lo sợ, mặc cảm,
(4) Trẻ thường rơi vào hai thái cực, hoặc trầm cảm hoặc quá manh động
(5) Thái độ chai lỳ, sống đến đâu hay đến đó, rất khó khắc phục.


1.3.1.2. Năng lực bẩm sinh riêng của trẻ đường phố : cũng cần được quan tâm
phát triển như những trẻ bình thường


1.3.2. Yếu tố tự trưởng thành của hoạt động cá nhân
Mỗi trẻ ở một hoàn cảnh phát triển nhưng khâu trung tâm không phải là
môi trường mà là mối quan hệ của trẻ và môi trường với những yếu tố nhất định
của môi trường ấy
. A.N.Leonchiev tìm ra động cơ hoạt động trong cấu trúc hoạt
động cá nhân, nêu rõ tính mục đích của mỗi hoạt động. TĐP có ý chí vươn lên
mạnh mẽ khi tìm thấy thích thú qua sự chăm sóc giáo dục của giáo dục viên.
Một triết lý khác: Cá nhân luận,( individualism ). Triết lý cá nhân luận
cũng xem trọng yếu tố tự trưởng thành của đường phố.
1.3.3. Yếu tố môi trường và tình huống có nguy cơ
1.3.3.1. Yếu tố môi trường
Nông thôn, vùng sâu, vùng xa phải chịu nhiều thiệt thòi, người dân, trong
đó có TĐP, ra thành phố kiếm sống. Nhưng mỗi vùng có một sắc thái khác nhau.


1.3.3.2. Tình huống có nguy cơ cao đối với trẻ đường phố
Nguy cơ bị lạm dụng tình dục; nguy cơ bị lây truyền các bệnh xã hội; nguy
cơ bị lạm dụng sức lao động; nguy cơ trở thành trẻ hư; trẻ làm trái pháp luật
1.3.4. Yếu tố quan điểm chính quyền, lãnh đạo địa phương
Trong vấn đề giáo dục, cụ thể của TĐP, nhà quản lý xã hội là những nhân tố
giải quyết vấn đề TĐP. Tại hội Copenhagen-1995, Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ rõ


9
ràng và mạnh quan điểm phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu . Nên vấn đề TĐP rất được nhà nước quan tâm
1.3.5. Yếu tố chất lượng giáo dục viên
Đặc biệt trong chăm sóc giáo dục TĐP thường giáo dục chủ yếu qua con
đường tư vấn cá nhân, GDV vừa là tư vấn viên, có trình độ chuyên môn nhất định
về tâm lý học thực hành, có “mối tương giao lành mạnh” với thân chủ.
Yếu tố giáo dục viên là yếu tố có tính quyết định trong quá trình chăm sóc
giáo dục TĐP vì vừa là người trực tiếp chăm sóc, v
ừa là nhà tư vấn lắng nghe, vừa
là người thực hiện đặc điểm giáo dục dựa vào hoàn cảnh sống, dựa vào các nhận
thức theo trình độ, theo lứa tuổi, và các sáng kiến, các tác phẩm do trẻ tác tạo để
qua đó truyền đạt kiến thức và giá trị.
1.3.6. Yếu tố khác tác động đến quá trình chăm sóc giáo dục TĐP
Có thể kể đến yếu tố tổ chức, phương tiện, cơ sở vật chất,các sáng kiến của
chuyên môn, hoạch định quản lý xã hội, những công trình nghiên cứu về TĐP,
mối quan tâm của những nhà tài trợ, các tổ chức nhân đạo …

1.4. Một số tiêu chí chất lượng chăm sóc giáo dục TĐP trong tình hình hiện nay
Ch
ất lượng giáo dục nhân cách có thể đo lường theo các tiêu chí đối với
người học như: Đặc điểm trí tuệ; Định hướng giá trị; Khả năng thích ứng; Tình
trạng sức khỏe; Trách nhiệm công dân (theo UNESCO, [114,trg3]
Đối với TĐP, trong chương trình chăm sóc giáo dục ngắn hạn (3-6 tháng), 3
trong số 5 tiêu chí trên thường đặt ra làm mục tiêu chương trình: Đặc điểm trí tuệ;
Định hướng giá trị; Khả năng thích
ứng.
+ Về tiêu chí đặc điểm trí tuệ: bao gồm hiểu biết tối thiểu về :Khoa học thường
thức,về cách lý luận và nhận thức

+ Về tiêu chí định hướng giá trị: các em có hưng thú khi mơ ước về nghề nghiệp,
con người tương lai của mình ( hình tượng tương lai), và giữ tốt mối quan hệ xã
hội, gia đình (quan hệ xã hội).
+ Về tiêu chí khả năng thích ứng: TĐP cầ
n Kỹ năng sinh hoạt tập thể ( sinh hoạt
tập thể), kỹ năng đối phó tình huống có nguy cơ (đối phó tình huống).
Nâng cao chất lượng CSGD.TĐP là kết tập, hệ thống lại chương trình và nội
dung với những tiêu chí trên, củng cố và tập huấn GDV một phương pháp giáo dục
phù hợp với lý luận giáo dục cá biệt trong tình hình hiện nay.
Nội dung cải tiến và sáng tạo chỉ có thể truy
ền đạt có hiệu quả và khả thi khi
đội ngũ giáo dục viên đường phố được hình thành, GDV phải được đào tạo và
hoạt động có tổ chức, được lãnh đạo có hệ thống giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TĐP

2.1 TÌNH HÌNH CHUNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TĐP
2.1.1 Khái quát tình trạng chung của trẻ đường phố trên thế giới
+ Số lượng trẻ đường phố

10
Vào giữa thập niên 1980, có khoảng 30 triệu TĐP ở các nước đang phát
triển. Tuy vậy đây chỉ là con số suy đoán mang tính cách dân số học. Cũng vào
thời điểm đó UNICEF đưa ra con số 100 triệu TĐP đang có mặt trên thế giới.
Nhưng cũng là điều đáng bàn cãi vì con số UNICEF chính thức công bố hiện nay
vẫn 100 triệu, trong khi con số TĐP luôn gia tăng không có gì ngăn chặn được.
Trên thế giớ
i, số TĐP nhiều nhất được ghi nhận là Châu Mỹ La tinh 40 - 50
triệu, Brazil gần 30 triệu, Châu Á 20-30 triệu, Châu Phi 10 triệu.

Năm 1993 thế giới đã phản ứng một cách mạnh mẽ khi các nhân viên cảnh
sát tàn sát 6 TĐP ở Rio De Gianero. Trung bình mỗi ngày có 3 trẻ em đường phố
bị giết chết. Phần nhiều do các em trộm cắp, bạo hành do ma túy hoặc quá đói kém
xin ăn nơi có kho hàng hóa, hoạt động của thương gia có cảnh sát bảo vệ.
+ Trẻ đường phố với chiến tranh , nghèo đói và thất học
Những nơi có chiến tranh,TĐP gia tăng theo tình trạng nghèo đói và thất học
như ở các nước thuộc Liên bang Nga cũ, ở Afganistan, ở Trung Đông .
Tại Trung Quốc, chính phủ cho biết có 200 ngàn trẻ sống trên đường phố. Ở
Thượng Hải 70% TĐP bỏ học nửa chừng là hầu hết xuất thân từ các gia đình đổ vỡ
và nghèo đói.Ở Bangladesh, 50% dân số, sống dưới mức nghèo khổ. Số TĐP và lao
động sớm chiếm 12% số lao động cả nước.Ở Châu Phi, chủ yếu ở Maritania,
Senegal có tục lệ gởi con cái cho Marabout (lãnh đạo tôn giáo), học kinh Coran và
đi xin ăn, phục vụ nuôi dưỡng Marabout. .
+ Trẻ đường phố với ma túy tội phạm
Ở Mỹ, TĐP thường kết thành băng nhóm. Năm 1980 là năm bùng nổ băng
nhóm. Ở California có đế
n 600 băng nhóm, Los Angeles có đến 50.000 thiếu nhi
tham gia băng nhóm. Băng nhóm thường gắn liền với bạo lực, ma túy Cảnh sát
New York cho biết thu nhập hàng tháng trung bình của TĐP bán ma tuý “rock” và
cocain từ 4.000 - 7.000 đôla.
+ Các giải pháp chăm sóc giáo dục trẻ đường phố trên thế giới
Tại Brazil năm 1985, một phong trào quốc gia vì trẻ em được dấy lên, nối
kết giữa trẻ em và những giáo viên tình nguyện . Tại Pagsanjan - Philippin năm
1985 tổ chức nông thôn và hỗ trợ phát triể
n ROAD đã phát động một chiến dịch
truyền thông đại chúng chống tệ nạn mại dâm trẻ em


2.1.2 Thực trạng và xu thế tình hình trẻ đường phố ở Việt Nam
+ Các cuộc điều tra trẻ em lang thang Việt Nam

Ở Việt Nam, TĐP được hiểu là trẻ em lang thang, một số ít TĐP sống “bụi
đời” thật sự “bất cần đời” không liên hệ gia đình, gần với tội phạm có giảm nhanh,
Tháng 12-1995 Bộ LĐTB&XH tổ chức hội nghị về trẻ lang thang, tổng kết các kết
quả điều tra chọn mẫu về trẻ lang thang ở 17 tỉnh thành trong nước.
Tháng 12-1997 theo báo cáo điều tra cả nước của Bộ LĐTBXH, có 15.951
trẻ em đường phố,Hà Nội có 1.015 em trong đó có 116 em xin ăn bụi đời, Tp.HCM
6.158 em trong đó có 2.561 em ăn ngủ tự do trên đường phố. Riêng các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long có 3.352 em. Trong thời kỳ bao cấp, số trẻ em lang thang vì
lý do xã hội (63,3%) nhưng hiện nay trẻ lang thang vì lý do kinh tế (66,5%).Số
lượng T
ĐP trên cả nước tăng cao năm 1999 (23.000 em) và có hướng giảm nhưng
rất chậm vào những năm 2000.Từ năm 2000 trở đi tổng số lượng TĐP giảm không
đáng kể 2001: 22.500 trẻ; 2002: 22000 trẻ; 2003: 21.500 trẻ

11
Tháng 8-2003 UBDSGĐTEVN đã tiến hành điều tra TĐP tại 2 thành phố
Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Số TĐP ở 2 thành phố này lên đến 10.063 em, trong
đó Hà Nội có 1556 em, TP.Hồ Chí Minh 8,507 em. Số trẻ này đến từ 57 tỉnh thành
trong cả nước và một số đến từ Campuchia. Được biết có 57,5% TĐP không đi
cùng gia đình; 42,5% TĐP đi cùng gia đình, 8,4% là trẻ mồ côi, không nơi nương
tựa, không liên hệ gia đình. Tp Hồ Chí Minh, hiện có 7 câu lạc bộ, nhà m
ở, 9 mái
ấm, tổ ấm, 32 cơ sở chăm sóc, giáo dục phục vụ cho các em khuyết tật, mô côi, cơ
nhỡ, lang thang có bảo trợ.
+ Tâm trạng TĐP qua các cuộc điều tra, khảo sát
Trong đợt điều tra năm 1992 của Tim Bond về TĐP tại TP Hồ Chí Minh,
Nhóm A1 (không có liên lạc gia đình), và nhóm C (làm việc trên đường phố, tối về
với gia đình), có tâm trạng gần giống nhau (buồn 20%,-25%); Chấp nhận(60%-
58,3%) ; thách thức 20%-16,7%) . Trong khi nhóm TĐ
P A2 ( xa gia đình, nhưng

thấy còn nghĩa vụ kinh tế với gia đình), chỉ thấy phía trước là những thách thức
(80%). Nhóm này lại là nhóm đang tăng nhanh trong thành phần TĐP hiện nay.
+ Xu hướng tăng TĐP ra đi vì lý do kinh tế ( nguyên nhânchính trở thành TĐP)
Theo báo cáo của UBBVCSTE quận Hoàn Kiếm Hà Nội tháng 5-1999 cho
thấy: Trẻ em trở thành trẻ lang thang đường phố có nhiều nguyên nhân nhưng
trong đó nguyên nhân kinh tế chiếm 67%
Tình hình TĐP hiện nay đã thay đổi rấ
t nhiều. Điều tra năm 1997 cho thấy
66,5% trẻ đi lang thang kiếm sống là vì lý do kinh tế, khác với thời kỳ bao cấp
63,3% trẻ lang thang vì lý do xã hội. (Báo cáo của Văn phòng thường trực phía
Nam,Bộ LĐTBXH, 1998).
+ Bỏ học và sự gia tăng TĐP
Bỏ học là một trong những nhân tố gia tăng trẻ lang thang làm ăn trên
đường phố. Việt Nam đạt tỷ lệ những người biết chữ khá cao.Tuy vậy tỷ
lệ bỏ học
còn nhiều, nhất là học sinh vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh.
2.1. Thực trạng chăm sóc giáo dục TĐP tại TP.HCM
Riêng Tp.HCM ghi nhận trong cuộc điều tra tháng 12/1997: 6.158 TĐP đang
lang thang kiếm sống. Các TĐP có thân nhân ở lại lâu hơn 01 năm tại Tp.HCM lên
đến 4.779 em tức 77,6% tổng số.
Số em ăn ngủ tự do trên đường phố (2561 em) tương đương số em ở nhà trọ
(2616 em). Số em không biết chữ 1.608 em (26,11%). H
ầu hết đang học ở lớp tình
thương và phổ cập chiếm 88,37%) trên số các em biết chữ.
+Công việc các em đang làm : Chủ yếu là bán hàng rong chiếm hơn một nửa tổng
số ( 54%). Kế đến là những việc làm bằng tay chân, lao động trực tiếp như khuân
vác, đẩy xe rùa, bưng bê ở các quá ăn hè phố ( 29,88%). Trong đợt điều tra, có số
em khai mình làm những việc linh tinh (9,13%), thiếu việ
c làm (3,52%), ăn xin
(5,2%), không bình thường (0,5%), đây là nhóm có nhiều nguy cơ nhất chiếm một

tỷ lệ đáng kể trong tổng số TĐP tự khai báo (18,45%)
So sánh 2 đợt điều tra năm 1997 và năm 2003 còn cho thấy tổng số TĐP tăng
khá lớn 38,14%; tỷ lệ các em nữ trong tổng số tăng 17,83 %.
+ Trẻ đường phố tập trung trên đống rác Đông Thạnh-Hóc Môn
Hình ảnh xúc động nhất c
ủa TĐP Tp.HCM trong những năm gần đây (1999-
2000) là cảnh tượng hàng trăm trẻ tập trung lao động thâu đêm bới rác ở Đông

12
Thạnh Hóc Môn. Hầu hết các trẻ bới rác ở đây đều là người từ các tỉnh miền Tây
đến. Một số ở Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang


+ Trẻ đường phố đa số bán vé số
Một hiện tượng khác có từ khi Nhà nước cho phép thành phố và một số tỉnh
mở xổ số kiến thiết. Một lực lượng khá lớn TĐP sống bằng nghề bán vé số. Có đại
lý bán vé số tổ chức tìm các em từ nông thôn lên cho đi bán vé số.


+ Các giải pháp giải quyết vấn đề TĐP của Thành phố
Các nhà nuôi, nhà mở đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ và có hướng thu
gọn, . Nhà nước trung ương cũng như địa phương đã ra nhiều chỉ thị, văn bản và
tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, tập trung thảo luận và thực hiện các giải pháp
thích hợp nhằm hạn chế số lượng trẻ lang thang ki
ếm sống trên đường phố.
Trong các giải pháp lúc này, giải pháp hồi gia được tập trung lãnh đạo, TĐP
từ thành phố Hồ Chí Minh hồi gia được các địa phương tỉnh thành khác quản lý
1.347 em vào đầu năm 2004, đến tháng 3/.2004 là 2.012 em. Số trẻ tái lang thang
rất ít, dưới 1%,



+ Thành phần cụ thể của một số nhóm TĐP
Để có cái nhìn chung cuộc về tình hình TĐP,TpHồ Chí Minh, nhóm khảo
sát, mà trưởng nhóm là tác giả, tiến hành thống kê từ phiếu học sinh TĐP ở lớp
tình thương Cây Bàng, lớp học nghề may Nhị Xuân II và Nhà mở Quận 6, tất cả
89 em cho thấy: (1) Xu hướng trở thành TĐP từ nguyên nhân kinh tế chiếm đa số
.(2) Mặc dù có gia đình nhưng hầu như các thành viên ít có thời gian quan tâm
nhau, mạnh ai kiếm sống. (3) Nhóm trẻ này có thể gọi là nhóm trẻ lao động nghèo
hay TĐP đều đúng nghĩa. Những điều này khiến cho người có quan tâm TĐP phải
khẩn trương tìm kiếm một giải pháp chăm sóc giáo dục mới, phù hợp với tình thế
hiện nay hơn.
2.2. Phân tích các loại hình hoạt động chăm sóc giáo dục TĐP tại TP.HCM
2.2.1. Hoạt động tổ chức dạy học văn hóa (lớp tình thương)
Lớp học tình thương là mộ
t hình thức dạy học linh hoạt, gồm có 02 phần: Dạy
chữ và dạy người. Chương trình 100 tuần, giáo dục phổ cập, đang được áp dụng ở
các lớp tình thương, có nơi đang từng bước ổn định để thực hiện chương trình giáo
dục hiện đại bậc tiểu học 165 tuần. Trong số 79 đơn vị lớp học tình thương trên điạ
bàn thành phố Hồ Chí Minh t
ổ chức ở 19 quận huyện có đông dân nhập cư và
TĐP, thu hút 323 giáo viên, giáo dục viên, nhưng chỉ có 35 giáo viên được ngành
giáo dục bổ nhiệm hoặc thừa nhận, số rất đông còn lại do các cơ sở tự tuyển hoặc
tình nguyện vừa đứng ra tổ chức lớp học vừa trực tiếp giảng dạy.
2.2.2. Hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ
việc làm
Dạng trường vừa học vừa làm dành cho TĐP trong thành phố trước năm 2000
đã hoạt động khá tích cực, thu hút đông đảo TĐP
+ Học chữ: Học tại chỗ theo chương trình phổ cập cấp I và II.
+ Học nghề: Các trung tâm tổ chức dạy nghề sơ cấp, chủ yếu vừa học vừa làm đôi
khi chẳng thành một đơn vị modul nghề rõ ràng.


13
2.2.3. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên học tập (nhà mở, mỏi ấm)
Chủ yếu các hoạt động là cung cấp nơi cư trú (mái ấm, tổ ấm, nhà nuôi), hoặc
giúp TĐP có nơi nấu ăn, chỗ ngủ, tắm rửa và vui chơi (nhà mở),
Hoạt động giáo dục TĐP trong mái ấm chủ yếu là (1). Tạo điều kiện cho các em
được học văn hoá, nâng cao kiến thứ
c (2). Hướng nghiệp và dạy nghề, giúp các em
có việc làm hợp với sực lực và khả năng (3). Tạo điều kiện cho các em sớm hoà
nhập cộng đồng và đoàn tụ gia đình. Hiện có 80% các nhà nhà nuôi, nhà mở mái
ấm quan tâm tổ chức hoạt động tham vấn, nhưng tổ chức còn là hình thức, cán bộ
chuyên trách chưa được đào tạo (76,5%), chưa chuyên tâm và không được theo dõi
thường xuyên (53,6%).
Đặc điểm giáo dục của mái
ấm theo mô hình này là không cho trẻ tiếp tục lang
thang trên đường phố, mà chỉ chuyên tâm học tập. Mái ấm hiểu theo kiểu diển tả
của một trẻ gái ở Mái ấm Bà Chiểu là “Các em có được một mái nhà chung sống
nhiều chị em và được mẹ che chỡ như con gà mẹ xè cánh ra cho tụi con đi vào đi
ra khỏi mưa nắng và kẻ dữ”.
2.2.4. Tổ chức sinh hoạt tập thể và tư vấn TĐ
P trên đường phố
Hình thức tổ chức là các buổi sinh hoạt ngoài trời định kỳ, nhân dịp lễ hội, có
thể chuẩn bị sắm vai cho các trẻ trong một tiểu phẩm đơn giản, hoặc tập hát những
bài hát riêng cho lứa tuổi, hát sinh hoạt tập thể, tập những trò chơi vui nhộn có ý
nghĩa giáo dục, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn,
Khi đã làm quen được với TĐP, các giáo dục viên và các nhà tư vấ
n trẻ em sẽ
cùng thảo luận với các em để: Tìm cách an toàn đưa trẻ về với gia đình;- Tạo điều
kiện, nếu cần phải can thiệp cho trẻ được đi học; Giúp trẻ học nghề trẻ thích; Can
thiệp bảo vệ biện hộ cho trẻ khi trẻ phạm pháp; Giúp đỡ kịp thời khi trẻ có các

nguy cơ trên đường phố; Hướng dẫn trẻ vào nhà an toàn, nhà mở, mái ấm ; Đưa
trẻ đi khám bệnh, hướng dẫn trẻ săn sóc phòng tránh bệnh; Tìm hiểu xây dựng dự
án nhỏ vay vốn giúp gia đình trẻ vượt khó


2.3. Đánh giá chung các giải pháp chăm sóc giáo dục TĐP đã thực hiện
2.3.1. Ưu điểm
- Các biện pháp chăm sóc giáo dục TĐP trên thế giới đều nói lên mối quan tâm
và các nổ lực tích cực của các nhà cầm quyền và các cơ quan phi chính phủ
- Thế giới đã quan tâm đến mối liên lạc giữa giáo dục và TĐP.
- Gián tiếp can thiệp giúp đỡ các TĐP có cơ hội học tập để tự vươ
n lên.
- Thành phố tập trung nhiều nhà nghiên cứu xã hội, công tác xã hội, chuyên gia
phát triển cộng đồng và các nhà khoa học nhân văn có liên quan quan tân TĐP.
2.3.2. Nhược điểm
+ Dễ rơi vào khuynh hướng cực đoan: TĐP được nuôi dưỡng trong nhà mở 4-6
năm, như là một nhà nuôi trẻ mồ côi nhưng trẻ lại được tư do.
+ Thiếu cán bộ và ngân sách: không những thiếu mà còn phân bổ dàn đều, hoạt
động nặ
ng về thành tích bộ máy hành chánh phường xã .
+ Thiếu trường lớp đào tạo nghiệp vụ giáo dục viên: Xã hội phải tạo một hệ
thống an sinh,gồm những cơ sở xã hội với những nhân viên xã hội được đào tạo.

14
+ Thiếu một chiến lược đột phá chống bỏ học: Ngày xưa những người nêu
gương hiếu học thường xuất thân gia đình nghèo, như vậy, không phải vì nghèo
mà bỏ học lang thang.


CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TĐP VÀ TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục TĐP
3.1.1.
Định hướng xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ đường phố
Chương trình CSGD.TĐP đề nghị xây dựng 6 chuyên đề, gồm (1) khoa học
thường thức;(2) sinh hoạt tập thể,;(3) lý luận khi nhận thức ;(4)ước mơ tương
lai;(5)quanhệ xã hội;(6) đối phó tình huống có nguy cơ .
Hình thức CSGD các em đã cá biệt lại càng có tính cá biệt cao hơn. Đó là
con đường tư vấn cá nhân Có thể
, không đòi hỏi phải có trường lớp, nhà nuôi, nhà
mở, nhưng tối thiểu, phải có những nhà trọ giá rẻ. Tiền trả nhà trọ từng ngày, sẽ là
tiền tiết kiệm, không trở thành gánh nặng khi em thua lỗ, hoặc bị trấn lột bất ngờ!
Lãnh đạo từ các cơ quan chức năng, hội đoàn, phải vừa nhẹ nhàng quản lý
vừa sâu sát hoàn cảnh từng em từ đó có cơ sở gi
ải quyết hồi gia hay bảo vệ trẻ ở
nhà nuôi, dành cho trẻ thời gian đi lao động và đi học, từng bước chuyển hóa hồi
gia hoặc tìm công việc an toàn hơn.
Sự chăm sóc, hướng dẫn tận tình từng TĐP làm cho những trẻ muốn trở
thành TĐP không còn thấy tự do phóng túng, sự gia tăng số lượng TĐP sẽ bị kiềm
hãm, trước măt cuộc đời TĐP, không còn mông lung, mà đã
được quản lý một
cách êm dịu qua nghiệp vụ và nghệ thuật tư vấn tâm lý của GDV
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống giải pháp trong điều kiện mới
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa:
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi:
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ:
3.1.2.4. Nguyên tắc phát huy năng lực tự thân và tự quản
3.1.2.5.

Nguyên tắc huy động tận dụng tiềm năng xã hội: ,
3.1.3. Đề xuất hệ thống giải pháp chăm sóc giáo dục TĐP
3.1.3.1. Giải pháp đổi mới và chuẩn hóa nội dung phương pháp sư phạm
• Chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục “hướng vào việc phát triển nhân cách, khả
năng và năng lực tinh thần-thể chất củ
a trẻ nhằm có được tiềm năng đầy đủ nhất…
chuẩn bị cho trẻ một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do với tinh thần
hiểu biết, hoà bình, khả năng dung thứ, bình đẳng giới tính và hữu nghị” (Điều 29,
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em). Trong vô số các kỹ năng sống, giáo dục TĐP
chỉ chú trọng các kỹ năng sau đây: K
ỹ năng giao tiếp; Kỹ năng xác định giá trị; Kỹ
năng đặt mục tiêu; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng kiên định, Đối với TĐP còn
nhấn mạnh ở kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng đối phó tình huống cónguy cơ


15
• Chuyên đề Giáo dục TĐP tính toán tiết kiệm
TĐP sẽ thấy thích thú tiết kiệm khi thấy số tiền sẽ có được sau một năm. Nhưng
hầu hết trẻ sẽ nãn chí vì trong cuộc sống không phải khi nào cũng bình an. Có khi
do trẻ buồn một chuyện gì riêng, trẻ đau ốm, hay bị tai nạn, bị thu gom, trấn lột,
hay gặp ngày mưa gió không thu nhập… hay xung đột bất bình trong nội bộ nhóm,
khiến cho việ
c tiết kiệm không thành. Phải có GDV chăm sóc mặc dù là quỹ tự
quản của các em.
• Giáo dục giá trị sống, tư duy tự kiểm và hoạt động văn thể mỹ
Giáo dục giá trị đã trở thành Chương trình giáo dục được UNESCO ủng hộ và
64 quốc gia chấp nhận triển khai (tính đến năm 2000). Đối với TĐP của Việt Nam
chỉ triển khai các tư liệu trong “Những hoạt độ
ng về giá trị cho trẻ 3-7 tuổi và 8-14

tuổi”, rất thích hợp với các hoạt động văn thể mỹ dành cho tuổi trẻ, trong các buổi
sinh hoạt hội họp và ca hát, nhảy múa, phát triển kỹ năng xã hội như thực hành
lắng nghe, giao tiếp, giải quyết xung đột, nhận thức về công bằng xã hội, những kỹ
năng liên kết, kết bạn với người khác, ý nghĩa của đoàn kết, khoan dung, trung
thực, hoà bình, tôn trọng. Giáo dục giá trị sống có một số phương pháp có thể áp
dụng cho TĐP một cách hiệu quả:
- Phương pháp ngồi tư duy trong yên tĩnh lắng nghe
Trẻ được hiểu các giá trị qua những câu chuyện, qua những trò chơi, nhưng chủ
yếu là dành một khoảng thời gian ngắn từ 5 phút đến 15 phút cho trẻ ngồi một
mình thực tập tư duy, tự lắng nghe mình, soát xét mình là ai đã làm được gì và
nh
ững gì cần đạt, cần phát huy…
Giáo dục viên với tư cách là người trợ giúp chứ không phải là người thầy diễn
giải về ý nghiã của giá trị sống và khuyến khích trẻ tự kiểm về mình.

- Phương pháp diễn tả bằng hình vẽ, xây dựng các tiểu phẩm kịch:
Sinh động hơn cả là giáo dục dưới hình thức diễn tả qua hình vẽ, cho các em vẽ
tự do, hoặc dạy các em về kỹ thuật vẽ đại cương…hoặc diễn kịch, sắm vai. Trẻ tự
xây dựng những tiểu phẩm nói lên sự hiểu biết về ý nghĩa cuộc sống, trong phòng
tránh các nguy cơ và xây dựng
đường hướng phát triển cho chính mình. Mỗi năm
thành phố đều tổ chức hội thi vẽ cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, hoặc những hội thi
chuyên cho TĐP. Nhà mở quận 6 với những tiểu phẩm chống thuốc lá do đội kịch
TĐP Lộc, Trang, Phương… được mời đi hội diễn ở Pháp năm 2004, là những kinh
nghiệm tốt cần phát huy.

- Phương pháp tổ chức những trò chơi sôi động thu hút
Tổ chức hội hè vui chơi tại công viên Đầm sen, Suối tiên, công viên nước, hội
thi bong bóng, hội hoạ, hội thơ Yêu Trẻ, đội banh TĐP…hấp dẫn và thường xuyên
sôi động là đội bóng đá, đội vũ cầu, đội Tekondo…riêng bóng đá là hình thức rèn

luyện có thể duy trì lâu dài vừa giáo dục vừa có tác động trở thành phong trào rộng
lớn dễ tham gia của các TĐP. Đội bóng
đá, tennis vô địch nhiều năm của TpHCM
mà chủ lực là TĐP trường 15.5… cũng là một trong những kinh nghiệm tốt cần
phát huy hơn nữa trong quá trình quy tụ sinh hoạt và tư vấn TĐP theo mô hình
chọn lựa được xem là phù hợp và khả thi trong điều kiện hiện nay.




16
3.1.3.2. Xây dựng loại hình CSGD.TĐP qua con đường tư vấn cá nhân

3.1.3.3. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ GDV đường phố ở cộng đồng dân cư.
• Vai trò của giáo dục viên có tính quyết định trong giáo dục TĐP
Vấn đề chủ yếu của những giải pháp này vẫn là chất lượng và số lượng giáo
dục viên. Cần có một cơ quan trách nhiệm quản lý và bồi dưỡng nghiệ
p vụ có tính
chuyên nghiệp cho các giáo dục viên đường phố.
• Cần được tập huấn về nghiệp vụ tư vấn, tư vấn hướng nghiệp và hồi gia
Giáo dục viên TĐP là những người thực hiện đang cần được quan tâm bồi
dưỡng hiểu biết về kỹ thuật và thông tin hướng nghiệp, thị trường lao động để trực
tiếp tiếp cận từng bướ
c tạo động lực và hứng thú cho trẻ trong học tập và lao động
có chủ đích, phù hợp với hoàn cảnh riêng của trẻ.


3.1.3.4. Giải quyết vấn đề cơ sở vật chất, kinh phí giáo dục
• Nhà trọ bình dân, nhà tắm gội ngủ qua đêm
Để dễ tiếp cận tư vấn TĐP, giáo dục viên có thể làm việc tại một tụ điểm ngoài

trời, công viên… Trong tình hình hiện nay, địa điểm lý tưởng là nhà trọ bình dân.
Mô hình nhà trọ bình dân, nhà tắm rửa, ngủ qua đêm, dùng làm nhà tạm, nhà an
toàn, không xây dựng mới. Nhà trọ bình dân là n
ơi đón tiếp, cung cấp dịch vụ
chăm sóc và giáo dục TĐP, được các TĐP yêu thích và quy tụ được đông đảo TĐP
tham gia tích cực và hồn nhiên .
• Tổ chức tư vấn, sinh hoạt và vui chơi cải thiện đời sống nhà trọ
Các em sẽ thấy tự nhiên và thân thiết khi mỗi tuần có một người anh đóng vai
một đoàn viên thanh niên hay một chị là hội viên phụ nữ, tình nguyện đến t
ổ chức
vui chơi với các em nói những lời hay lẽ phải và nêu những giương tốt động viên
và giáo dục các em qua những con người và hoàn cảnh cụ thể.
Các anh chị đó, sau khi được các em thừa nhận là người thân thiết của các em
sẽ đi sâu vào hoàn cảnh từng em, giúp em này đi học thêm ban đêm hoặc đến học
nghề ở trường nọ, giúp em kia liên lạc gia đình chuẩn bị hồi gia hoặc tiến hành thủ
tục làm con nuôi, đưa vào trại mồ côi,…

3.1.3.5. Xây dựng cơ chế quản lý, chỉ đạo của các cấp chính quyền
• Phân công chủ thể trách nhiệm phối hợp gia đình học đường và xã hội
Cần một chủ thể trách nhiệm phối hợp gia đình, học đường và xã hội. Trước
mắt đó là vai trò của giáo dục viên đường phố khi chưa có tư vấn viên học đường.
• Ảnh hưởng phong tục tập quán và truy
ền thống của cộng đồng
Ở thôn làng, muốn ra đi, không phải chỉ xin phép cha mẹ mà còn phải xin phép
người trưởng tộc và nhiều người khác, có nhiều khả năng bị ngăn cản khi bỏ học đi
làm ăn, vì ở làng rất nghèo nhưng coi trọng người có chữ nghĩa, thích có con đi
học không cho các em bỏ học làm TĐP.
• Tác động của chính sách đối với giải pháp giáo dục TĐP
Tính đế
n ngày 8/1/2004, trong số 10.028 trẻ em lang thang đường phố có mặt

vào thời điểm tháng 8/2003 ở 2 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đã
trở về hồi gia 4.222 trẻ (tự về 2.518 trẻ, theo chương trình hồi gia 2.611 trẻ, chuyển
giao giữa thành phố và các tỉnh 93 trẻ). Tuy vậy số TĐP tại Hà nội, thành phố Hồ
Chí Minh, và một số tỉnh thành lại có khuynh hướng tăng trở lại. (Báo cáo

17
UBDSGĐTE 6 tháng cuối năm 2004). Điều này cho thấy sự cần thiết của các giải
pháp giáo dục TĐP trong tình hình hiện nay.
3.2. Tổ chức thực nghiệm, kiểm chứng tính khả thi của giải pháp đề xuất (chương
trình và giải pháp giáo dục qua con đường tư vấn)
3.2.1. Mục đích
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của mô hình th

hiện giải pháp giáo dục TĐP qua con đường tư vấn, chứng minh tính khả thi và
hiệu quả của giải pháp đã chọn.
3.2.2. Giới hạn vấn đề, phạm vi địa bàn thực nghiệm
Trong giới hạn thời gian 6 tháng tổ chức thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí
Minh. Nhóm giáo dục viên làm tư vấn viên bám chương trình và nội dung 6
chuyên đề chăm sóc giáo dục TĐP đã thống nhất thườ
ng xuyên đến sinh hoạt và tư
vấn theo lịch làm việc .


3.2.3. Xác định tiêu chí và đối tượng thực nghiệm
3.2.3.1. Mẫu thực nghiệm
• Tiêu chí :
- Nhóm có giáo dục viên phải là người được tổ chức có pháp nhân thừa
nhận, có thâm niên trên 2 năm hoạt động trực tiếp với TĐP.
- Nhóm có địa bàn hoạt động tại các khu đông TĐP.
- Nhóm được TĐP biết đến, có khá nhiều thiện cảm.

- Có tính tiêu biểu và khái quát hoá chứ không quá chuyên biệt.
• Xác định mẫu được chọn
Trong thành phố hiện nay, tư vấn trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố có
nhiều nhóm: Nhóm Thảo Đàn, Trung tâm Công tác Xã hội Thành đoàn, Trung tâm
Công tác Xã hội Trung ương Đoàn, Nhóm giáo dục viên của các nhà mở mái ấm
ánh Sáng, Hoa Hồng (Hội Phụ nữ Từ thiện), Nhóm Quán cơm Giác Ngộ, Nhị
Xuân 2,3 (TNXP), Nhóm Nhà thờ Đức Bà, VP tư vấn trẻ em (UBDSGDTE.TP),
Nhóm Dự án Tương lai (HBTTE.TP) Nhưng nhóm tư vấn đáp ứng các tiêu chí
trên chỉ có :
- Văn phòng Tư vấn Trẻ em UBDSGĐTE.TP
- Văn phòng Trẻ em Hội BTTE.TP
Số TĐP được chăm sóc giáo dục qua con đường tư vấn thực nghiệm lần này là
65 trẻ, được chọn theo cách may rũi trong danh sách các TĐP được VP tư vấn trẻ
em của Hội Bảo trợ trẻ em và UBDSTE.Tp HCM tư vấn.
3.2.3.2. Mẫu đối chứng cụ thể
• Tiêu chí
-
Phải là một mô hình đối chứng thực nghiệm tương đối ổn định.
- Tổ chức hoạt động có pháp nhân được thừa nhận.
- Có thâm niên trên 5 năm hoạt động trở lên.
- Được lãnh đạo đồng ý và tham gia lượng giá.
- Có tính đại diện cho các mô hình thực hiện các giải pháp khác.

18



• Chọn mẫu đối chứng
Mái ấm Mai Liên hiện có thường xuyên 25 TĐP, (tối thiểu 15 em, tối đa 35
em) sống với một giáo dục viên là một nữ tu. Là một cơ sở nuôi dạy TĐP ở sâu

trong một hẽm nhỏ khu đông dân cư vùng đô thị Gia Định.
Nhà mở ánh sáng Quận 3 cũng ở sâu trong hẽm Chuà Kim Cương, vùng dân lao
động Quận 3.


3.2.4. Tiến trình và phương pháp thực nghiệm
3.2.4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm
• Bước 1: Xây dựng kế hoạch, chọn mẫu thực nghiệm, mẫu đối chứng
• Bước 2: Chọn cộng tác viên tham gia, danh sách GDV và CV phỏng vấn.
• Bước 3: Định chuẩn và định lượng hoá các tiêu chí chất lượng và tính khả thi
• Bước 4: Soạn thảo bả
ng đánh giá kết quả giáo dục TĐP, và bảng ý kiến đánh
giá của các giáo dục viên và các chuyên gia quản lý.
• Bước 5: Tập huấn giáo dục viên TĐP theo một nội dung giáo dục và chăm sóc
TĐP thống nhất giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

3.2.4.2 Giai đoạn 2: Tiến trình triển khai thực nghiệm
• Bước 1: Lượng giá đầu vào tại mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng

Bước 2: Tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục TĐP ở mẫu thực nghiệm và
mẫu đối chứng.
• Bước 3: Xây dựng lịch tham gia và giám sát hoạt động chăm sóc và giáo dục
TĐP theo mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng .
• Bước 4: Tiến hành lượng giá thử và điều chỉnh các tiêu chí đo lường.
• Bước 5: Tiến hành phỏng vấn, phỏng vấn sâu, và lượ
ng giá chính thức
• Bước 6: Trao đổi kinh nghiệm với các cộng tác viên thực nghiệm
3.2.4.3 Giai đoạn 3: Phân tích các dữ liệu thu được
Dữ liệu thu được được xử lý lần lượt, nhờ sự hỗ trợ của trung tâm máy tính
COSIS và hệ máy tính ở cơ quan UBDSGĐTE. TP.HCM, Hội từ thiện Phật giáo…


3.2.5. Nội dung phân tích kết quả thực nghiệm
3.2.5.1 Phân tích kết quả đầu vào
- Đánh giá đầu vào nhóm thực nghiệm
- Đánh giá đầu vào nhóm đối chứng
- So sánh đầu vào giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
3.2.5.2 Phân tích kết quả đầu ra
- Đánh giá đầu ra nhóm thực nghiệm
- Đánh giá đầu ra nhóm đối chứng
- So sánh đầu ra giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
3.2.5.3 So sánh kết quả giáo dục và chăm sóc TĐP ở 02 nhóm TN & ĐC
- So sánh chênh lệch đầu vào và đầu ra nhóm thực nghiệm

19
- So sánh chênh lệch đầu vào và đầu ra nhóm đối chứng
- So sánh chênh lệch đầu vào và đầu ra giữa 2 nhóm TN và ĐC
(so sánh hiệu quả CSGD. TĐP giữa 2 nhóm TN & ĐC)

Bảng 3.3c: So sánh hiệu quả CSGD.TĐP giữa 02 nhóm TN& ĐC
Chỉ tiêu
Điểm
b/quân
Quy ra
%
Ghi chú
B/quân TN tăng
giữa đầu vào và đầu
ra
1,16 193,33%


B/quân ĐC tăng giữa
đầu vào và đầu ra
0,60 100,00%

Chênh lệch 0,56 93,33%

Như vậy, khi so sánh điểm bình quân chênh lệch đầu vào và đầu ra giữa 02
nhóm TN và ĐC, điểm bình quân toàn thể nhóm TN đã tăng 1,16 trong khi điểm
bình quân tương ứng toàn nhóm ĐC chỉ tăng 0,60. Nếu lấy mức tăng bình thường
của hiệu quả chăm sóc giáo dục theo kiểu nhà mở là 100% (0,60=100%) thì mức
tăng của chỉ số tượng trưng hiệu quả giáo dục theo kiểu tư vấn như đ
ã đề xuất lên
đến 193,33% .
Dù điều kiện hoàn cảnh và những giới hạn sai số khác, có thể ảnh hưởng lên kết
quả thực nghiệm, nhưng không ai có thể phủ nhận kết quả thực nghiệm cụ thể, nói
lên tính hơn hẳn của giải pháp chăm sóc giáo dục TĐP qua con đường tư vấn kiên
trì gặp gỡ, giúp đỡ giáo dục các em.
Tuy vậy để một lần nữa xác tín về
sự sai biệt tích cực và hiệu quả này, các
chênh lệch ở các mặt chi tiết cũng phải được xem xét với những định lượng quy
ước. Sau đây là bảng báo cáo kết quả so sánh mức chênh lệch ở các đẳng loại đối
với các mặt chăm sóc giáo dục ở 2 mẩu TN và ĐC dựa trên kết quả đầu ra và đầu
vào ở mỗi mẩu khác nhau.

Bảng 3.3d: Chi tiết hiệu quả chăm sóc giáo dục TĐP ở mẩu TN&ĐC

Các mặt giáo dục
đã đánh giá
Mức
thay đổi

điểm số
b/quân
%
chênh
lệch
giỏi
%
chênh
lệch
khá
%
chênh
lệch
t/bình
%
chênh
lệch
yếu
%
chênh
lệch
kém
Khoa học th/ thức 0,49 1,31 10,27 -8,70 0,2 -3,08
Kỹ năng sống tập thể 0,39 -0,65 3,17 -9,10 3,69 -3,11
Nhận thức lý luận 0,47 1,31 4,51 -0,62 -7,77 2,56
Hình tượng tương lai 0,23 -0,62 -0,3 -0,11 4,2 -3,19
Quan hệ GĐ,XH 1,17 1,58 10,43 -4,40 -1,9 -5,72
Đối phó t/ h nguy cơ 0,68 1,32 -4,38 3,24 2,98 0,07

Kết quả ch/ lệch

0,56 0,71 3,95 -3,28 0,23 -2,08


20
Tương tự ở chuyên đề khoa học thường thức, số trẻ khá của TN cũng tăng trội
hơn số trẻ khá ĐC 10,27%. Đó là số lượng có ý nghĩa nói lên chất lượng và ý
nghĩa hiệu quả phương thức giáo dục đã được đề xướng và thực nghiệm.
Để có thêm chứng cứ xác tín, một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia đã được
thực hiện ngay sau thời gian thực nghiệ
m, kết quả khoa học được ghi nhận như sau:

3.2.5.4 Ý kiến chuyên gia về tính khả thi và cần thiết của giải pháp đề xuất
trong điều kiện hiện nay.
Khác với lần thăm dò đánh giá thực trạng và tìm giải pháp, lần này đợt thăm dò
được tổ chức lấy ý kiến những chuyên gia đã được thảo luận về giải pháp đề xuất
(n=40). Đó là bảng góp ý về giải pháp tư vấn lâu dài, có tổ chức thành đội tư vấn
viên chuyên nghi
ệp, đi sâu vào các địa bàn tập trung đông TĐP đang tạm trú, và
sau khi thực nghiệm hoạt động này, nhằm đánh giá từ khâu sáng kiến của giải pháp
đến khâu tổ chức thực hiện, nội dung giáo dục và kết quả; nhất là tính khả thi và sự
cần thiết của giải pháp đề xuất.
Bảng câu hỏi gồm 12 câu, mỗi câu có từ 04 đến 07 đáp án kể cả đáp án mở
(như viế
t ra ý kiến khác)… Kết quả đáng chú ý nhất là sự đồng tình của các chuyên
gia về sự cần thiết có một giải pháp mới cho tình hình TĐP hiện nay (93%). Các
chuyên gia đánh giá cao sáng kiến tổ chức tư vấn thường xuyên cho TĐP như là
một hình thức chăm sóc giáo dục tận tình mà không làm tăng số lượng TĐP, như
khi cung cấp cho TĐP những dịch vụ chăm sóc giáo dục khác (dạy học, dạy nghề,
nuôi dưỡ
ng…). Số tán đồng lên đến 95% ở mức cao nhất và thêm 05% ở mức vừa

phải.Riêng câu hỏi về kỳ vọng hạn chế số lượng TĐP gia tăng khi thực hiện đúng
giải pháp này là 90% ở mức tối đa. Cho thấy tính hiện thực của dự án giảm TĐP
khi đem ra thực hiện.

Bảng 3.4: Tóm lượt ý kiến lượng giá của chuyên gia về giải pháp đề xuất
Sự cần thiết và khả thi
TT Nội dung câu hỏi
1 2 3 4
1 Sự cần thiết phải có một giải pháp mới 3% 5% 20% 73%
2 Tư vấn TĐP thường xuyên là giải pháp
mới, cần thiết và khả thi
0% 0% 5% 95%
3 Giải pháp mới này có thể góp phần hạn
chế gia tăng TĐP
2% 3% 5% 90%
4 Nội dung các chuyên đề trong chương
trình CSGD.TĐP TĐP là thiết thực và
khả thi
0% 5% 10% 85%
5 Vấn đề tập huấn TVV có thể thực hiện
được khi các phường được tăng thêm 01
định biên NVXH
0% 0% 5% 95%
Hệ số tin cậy : o,78

Ghi chú: 1: không đồng ý 2: không có ý kiến,
3: ủng hộ, cần thiết 4: rất ủng hộ, rất cần thiết, khả thi
(Xem thêm bảng hỏi chuyên gia thực nghiệm ở phụ lục 6)



21



KẾT LUẬN

1. TĐP là hiện tượng đã có từ lâu. Sang thời kỳ công nghiệp hóa, đô thị hóa ở
các nước phương Tây, và gần đây ở Việt Nam kể từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20
mới trở thành vấn đề nổi cộm, mà xã hội không thể làm ngơ, nếu như muốn một xã
hội công bằng, văn minh tiến bộ, giàu có.
Tuy nhiên đây là một hiện tượng xã h
ội phức tạp và biến động, không thể nhìn
nhận một các giản đơn, trên bề nổi. Luận văn đã cố gắng trình bày các quan niệm
khác nhau (hoặc đơn giản từ góc độc trật tự an ninh, hoặc là đối tượng cần cứu trợ,
ban ơn bố thí, hoặc là kẻ lang thang khó chịu cần gom thu dẹp bỏ…). Dù cho định
nghĩa khác nhau, song bản chất TĐP vẫn là một bộ phận dân cư
thơ dại, là những
sinh linh nhỏ bé bị quá trì đô thị hóa, công nghiệp hóa hất ra lề đường. Xã hội phải
có trách nhiệm, và cần chăm sóc giáo dục một cách hợp lý, khoa học. Quan điểm
sư phạm tích cực làm cơ sở cho triển khai đề tài là: phải khởi động mặt tốt, phát
huy cách tiềm năng của TĐP phải giúp trẻ để trẻ tham gia vào tự cứu mình.
2. Tiếp tục đ
i sâu vào bản chất xã hội của TĐP, luận văn đã tổng quan, hệ
thống hóa, trình bày một bức tranh chung về TĐP trên thế giới., ở Việt Nam, ở
Tp.Hồ Chí Minh. Để có tầm nhìn chung và cho thấy xu hướng gia tăng của TĐP là
không thể ngăn cản được
Đề tài đã khảo sát các mô hình cơ sở giáo dục TĐP ở Tp.Hồ Chí Minh, sự biến
động của các mô hình trên, mặt mạnh mặt yế
u của các mô hình và đề xuất mô hình
tư vấn là mô hình đang tỏ ra có sức sống và có hiệu quả hiện nay

3. Đề tài đã triển khai thực nghiệm (soạn thảo một chương trình giáo dục, tổ
chức hệ thống GDV cộng tác, chọn mẫu thực nghiệm…). Đánh giá kết quả thực
nghiệm cho thấy giả thuyết ban đầu là đúng đắn và đạt hiệu quả chăm sóc giáo dục
rõ r
ệt. TĐP thông qua con đường tư vấn đã nâng cao hiểu biết (kiến thức), kỹ năng,
và biến đổi về thái độ và hành vi. Con đường tư vấn có bài bản, lâu dài sẽ đóng
góp đáng kể vào việc thực hiện chủ trương giảm trẻ lang thang hiện nay ở thành
phố.Tuy nhiên do hạn chế khả năng của đề tài (tài chính, cộng tác viên, thời gian)
trước một vấn đề TĐP là vấn đề
phức tạp, đối tượng thiếu ổn định, có tính xã hội
rộng lớn, nên kết quả trên chỉ là bước đầu, ở một phạm vi nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ
1. Cần phải có một chiến lược lâu dài về TĐP. Đất nước chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường, rất nhiều vấn đề xã hội trở thành gay cấn mà trước đây chúng ta
chưa nìn thấy (như ma túy, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, trẻ phạm pháp…) TĐP đã
có từ lâu, nhưng đến nay trở thành vấn đề xã hội có tầm mức mới. Và là vấn
đề còn
lâu dài. Chừng nào cái nghèo đói còn phân cực xã hội gay gắt và còn có hè phố thì
còn TĐP. Cho nên cần có chiến lược lâu dài chung cả nước và từng địa phương.
2. Các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nên khuyến khích, hỗ trợ các
tổ chức tư vấn TĐP hiện nay đã hình thành, mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt
động.

22
3. Lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động tư vấn là
các GDV. Hiện nay chưa có chính sách, phần đông là cán bộ phường xã làm kiêm
nhiệm. Cần có sự đào tạo bồi dưỡng về công tác tư vấn, có tính chuyên nghiệp.





CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thanh Thiện (2000),Trẻ đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Nghiên cứu Giáo d
ục, Số 346/2000.

2. Nguyễn Thanh Thiện (2000), Trẻ em đường phố cảm nhận cuộc sống như thế
nào?, Thông tin khoa học giáo dục số 82 trang 53.

3. Nguyễn Thanh Thiện (2000), Thực trạng và một số biện pháp chăm sóc và giáo
dục Trẻ đường phố tại TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, TP.HCM.

4. Nguyễn Thanh Thiện (2002), Trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn – Đặc biệt trẻ
em đường phố
, Thông tin khoa học giáo dục số 89, trang 43.

5.
Nguyễn Thanh Thiện (2005), Trẻ đường phố và tệ nạn ma tuý, Tạp chí thông
tin khoa học giáo dục, số 11-2005
.


×