Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG đào TẠO GIÁO VIÊN ở TRƯỜNG đại HỌC HỒNG đức TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.28 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Nguyễn Thị Hoa
Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa
Tóm tắt: Trường đại học Hồng Đức là một trường Đại học đào tạo đa ngành,
trong đó đào tạo sư phạm là một trong những thế mạnh hàng đầu của nhà trường kể từ
khi được thành lập đến nay. Trong giai đoạn hiện nay, việc đào tạo sư phạm của nhà
trường đã và đang gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định: khó khăn trong
tuyển sinh, trong đào tạo ... Những khó khăn ấy có yếu tố từ trong bối cảnh chung của
xã hội và có cả những yếu tố đặc thù riêng của nhà trường.
Từ khóa: Đại học Hồng Đức, khó khăn, đào tạo, sư phạm
Abstract: Hong Duc University is a multidisciplinary training university, in
which pedagogical training is one of its strengths since its establishment to present. In
the current phase, the pedagogical training of the university hashad certain difficulties
and challenges such asthe ones in recruiting or in training, etc. The difficulties
derivefrom the context of society and its peculiarities.
Keyword: Hong Duc University, difficulties, training, pedagogical
1. Mở đầu
Đại học Hồng Đức là trường Đại học đa ngành được thành lập theo quyết đinh
số 797/TTg ngày 24/ 9/1997 của thủ tướng chính phủ. Tính đến năm học 2015 – 2016
nhà trường hiện có 12 khoa đào tạo. Trong tổng số 12 khoa đào tạo thì có tới 6 khoa
đang trực tiếp đào tạo sư pạm. Điều này cho thấy vị trí và tầm quan trọng của việc đào
tạo sư pạm trong hoạt động chuyên môn cũng như khẳng định vị thế của nhà trường
trong hệ thống giáo dục đại học của nền giáo dục quốc dân. Đào tạo sư phạm là một
trong những thế mạnh của nhà trường.
Đến nay, sau gần 20 năm hoạt động, với tiền thân là sự kế thừa kinh nghiệm


của trường Cao đẳng sư phạm Thanh Hóa, với đội ngũ cán bộ giảng viên đào tạo sư
phạm có kinh nghiệm lâu năm, tâm huyết với sự nghiệp trồng người ( 9/11 Phó giáo
sư hiện nay của nhà trường là những giảng viên đang trực tiếp tham gia đào tạo sư
phạm) trường Đại học Hồng Đức đã đào tạo cho tỉnh Thanh Hóa một lực lượng đáng

196


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

kể giáo viên từ bậc học Mầm non đến Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông có chất lượng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Từ đó, góp phần
giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng thiếu giáo viên ở Thanh Hóa trong những năm
cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình hiện nay, vấn đề đào tạo sư phạm của nhà
trường đang đứng trước những khó khăn thách thức nhất định. Đó là những bài toán
không dễ giải quyết trong một sớm một chiều.
2. Những khó khăn và thách thức trong đào tạo Sư phạm hiện nay ở
trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa
2.1. Bài toán về nguồn nhân lực đầu vào
Chỉ tiêu về số lượng.
Vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh và đạt chỉ tiêu, đảm bảo về số lượng đầu vào tuy
chưa thực sự là vấn đề lớn đối với nhà trường. Bởi công tác tuyển sinh của nhà trường
đến nay cơ bàn vẫn đảm bảo số lượng tức là tuyển đủ và vượt chỉ tiêu đề ra (Đại học
sư phạm Mầm non, Đại học sư phạm Toán, Đại học sư phạm Tiếng Anh…) Song,
trong vài năm trở lại đây, vấn đề tuyển sinh đầu vào của nhà trường cũng không còn
được “thoải mái chọn lựa” như trước đây nữa. Một số ngành học đã bắt đầu co lại về
số lượng sinh viên trong lớp. Một số ngành có tuyển sinh được nhưng không đạt chỉ
tiêu đề ra. Cá biệt, có những ngành đào tạo hiện nay không tuyển sinh được ( Cao đẳng
sư phạm Văn – Sử, Cao đẳng sư phạm Vật lý…). Có thể nói vấn đề tuyển sinh đầu vào

của nhà trường hiện nay đối với khối ngành sư phạm cũng đã có những khó khăn nhất
định. Điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ tình hình thực tế chung của cả nước và từ
bối cảnh thực tế hiện nay của tỉnh Thanh Hóa.
Thứ nhất, trong vài năm trở lại đây, số lượng học sinh phổ thông đang có xu
hướng giảm dần ( nguồn cung đầu vào giảm) . Trong khi đó, số lượng các trường đại
học trong cả nước không ngừng tăng lên . Việc mở ra một cách ồ ạt các trường Đại
học dân lập, rồi thì mỗi tỉnh một trường Đại học một mặt tạo thuận lợi mở ra nhiều cơ
hội lựa chọn và học tập cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT)
nhưng mặt khác lại là một thách thức lớn đối với các trường Đại học trong việc cạnh
tranh tìm nguồn đầu vào cho trường. Đây là một thách thức không riêng gì Đại học
Hồng Đức phải đối mặt. Thiết nghĩ đây là thực trạng chung của các trường Đại học
trong cả nước – bài toán cân bằng nhu cầu của các trường ( tức chỉ tiêu tuyển sinh) và
nguồn cung từ lực lượng học sinh.

197


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Thứ hai, xét trong bối cảnh tình hình thực tế hiện nay ở địa phương ( tỉnh
Thanh Hóa) sau một thời gian khủng hoảng thiếu giáo viên ( những năm cuối thập kỉ
90 của thế kỉ XX) thì đến hiện nay theo báo cáo sơ bộ của Sở nội vụ tỉnh Thanh Hóa
“tính đến tháng 6/2016 cân đối từ chỉ tiêu biên cế được giao đối với ngành Giáo dục
Thanh Hóa, hiện nay, số lượng giáo viên dôi dư (thừa) trong toàn tỉnh là 1581 giáo
viên” (1) trong đó chủ yếu là dư thừa giáo viên THCS và THPT. Từ thực tế đó, ngày
27/7/ 2015 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 7369/UBND - THKH
trong đó nêu rõ “ tạm dừng việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức,
hợp đồng lao động làm việc tại cơ quan các sở và các đơn vị trực thuộc sở, các cơ

quan chuyên môn của UBND cấp huyện và các đơn vị, các trường học trực thuộc
UBND huyện” (2).chủ trương này của tỉnh đã có tác động không nhỏ tới vấn đề lựa
chọn ngành học trường học của một bộ phận các bậc phụ huynh và học sinh. Đó là tâm
lí có học thì cũng không thể kiếm được một xuất biên chế. Nguy cơ thất nghiệp là rất
cao. Đó là chưa kể hiện nay có một bộ phận khác học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có
xu hướng không thi Đại học mà xin đi học nghề, đi xuất khẩu lao động hoặc đi làm lao
động, làm công nhân trong các khu công nghiệp… Tình hình này khiến vấn đề tuyển
sinh đầu vào đã khó lại càng khó hơn.
Chất lượng đầu vào
Bên cạnh việc phải đối mặt những khó khăn về đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, thì
một khó khăn khác mà nhà trường hiện đang phải đối mặt đó là chất lượng đầu vào
cũng đang có xu hướng giảm ở một số ngành đào tạo sư phạm. Làm một phép so sánh
đơn giản chúng ta có thể thấy: những năm đầu khi mới vừa thành lập ( những năm
1998 – 1999, 1999 – 2000…) điểm chuẩn đỗ vào khoa sư phạm Ngữ văn của nhà
trường là 20.5 thế nhưng đến hiện nay ( năm học 2013 -2014, 2014 ; 2015…) điểm
chuẩn đỗ vào trường chỉ còn là 15.0 – tức là chỉ nhích qua điểm sàn quy định của Bộ
giáo dục một chút. Xu hướng này đang là một thực tế làm đau đầu Ban giám hiệu nhà
trường. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đầu vào (thu hút được những học sinh có
điểm thi đầu vào cao) câu hỏi này để trả lời được đòi hỏi một sự nỗ lực lớn với một hệ
thống các biện pháp và không phải lúc nào cũng có thể đem lại hiệu quả như mong
muốn.
2.2. Bài toán trong giảng dạy
Vấn đề tuyển sinh đầu vào đã khó nhưng tuyển được rồi, đào tạo thế nào cũng
không phải là vấn đề dễ dàng gì. Trong bối cảnh hiện nay, quá trình dạy và học đối với
sinh viên khối ngành sư phạm cũng đang phải đối mặt với những khó khăn mới.

198


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA


Tâm lí sinh viên không ổn định
Học sinh tốt nghiệp THPT ngại thi vào sư phạm đang là thực tế. Thế nhưng,
một số khác thi vào rồi thì tâm lí trong quá trình học cũng đang có những biến động.
Khảo sát sơ bộ cho thấy sinh viên sư phạm sau khi đã trúng tuyển vào trường học rồi,
học được một học kì thường nghỉ bảo lưu kết quả học tập và xin thi lại vào ngành học
khác (con số này cũng đang có xu hướng tăng lên). Nguyên nhân của thực trạng này là
xuất phát từ tâm lí có học sư phạm thì ra trường cũng không xin được việc làm (thất
nghiệp). Đây là tâm lí khá phổ biến. Cũng qua khảo sát sơ bộ chúng tôi nhận thấy quá
nữa sinh viên sư phạm khi được hỏi: “ điều gì của ngành học này khiến bạn quan tâm
và lo lắng nhất” đều trả lời là “ ra trường không xin được việc làm”
Rõ ràng sinh viên ngại thi đã đành, nhưng có thi vào học rồi thì tâm lí cũng
đang có nhiều dao động.
Chất lượng học tập
Đầu vào không cao khiến cho việc tiếp cận với phương pháp học tập của sinh
viên cũng còn rất nhiều hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp cũng
gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo được chất lượng đầu ra thì hoạt động dạy học
đang đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của đội ngũ giảng viên nhà trường có như vậy mới có
thế lấp một phần khoảng trống tri thức trong sinh viên
2.3. Bài toán cạnh tranh thương hiệu
Sức hấp dẫn của sư phạm đã không còn
Nhìn một cách tổng quát không chỉ riêng ở Đại học Hồng Đức mà trong cả
nước hiện nay sư phạm đã không còn là ngành “hot” là lựa chọn hàng đầu của các bậc
phụ huynh cũng như học sinh sau khi tốt ngiệp phổ thông nữa rồi. Cái câu truyền
miệng của sinh viên thời nào “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, …bỏ qua Sư
phạm” giờ đây xem ra lại đang rất đúng. Y, Dược, Bách khoa, giờ có thêm an ninh,
cảnh sát, kinh tế, tài chính ngân hàng…. Và lâu lắm mới đến lượt sư phạm. Điều này
cũng dễ hiểu bởi:
Thứ nhất, Sau một thời gian ngắn được “yêu chuộng” vì nghĩ rằng học sư phạm
ra làm giáo viên được biên chế luôn (có công ăn việc làm ổn định)lại không vất vả gì

có nhiều thời gian rảnh rỗi, giờ đây các vị phụ huynh cũng dần nhận ra rằng: nghề sư
phạm nhàn thì chưa hẳn đã nhàn (tuy không phải công nhật ngày làm tám tiếng song,
tối về vẫn phải lọ mọ với bài vở giáo án này nọ không mấy lúc thảnh thơi) mà để làm
giàu thì cũng khó mà giàu được nếu không muốn nói là không thể.

199


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Thứ hai, là chính sách đào tạo sư phạm ồ ạt của các trường đại học đã đưa tới
một hệ lụy là sau khủng hoảng “thiếu” giáo viên thì giờ đây chúng ta lại đang phải đối
mặt với cuộc khủng hoảng “thừa” giáo viên. Số lượng giáo viên dôi dư cộng với chính
sách “đóng băng” dừng tuyển dụng không thời hạn đã làm cho ngành học này không
còn sức hấp dẫn nữa.
Lợi thế so sánh của Đại học Hồng Đức với các trường Đại học khác.
Đào tạo sư phạm là thế mạnh của Trường Đại học Hồng Đức ngay từ những
ngày đầu thành lập và trong quá khứ thời kì tiền Đại học Hồng Đức thì nơi đây đã là
cái nôi đào tạo sư phạm chủ lực của tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, nguồn nhân lực cán bộ
giảng viên trình độ cao (phó giáo sư, tiến sĩ) đang trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động
có liên quan đến sư phạm cũng chiếm tỉ lệ áp đảo trong đội ngũ giảng viên của nhà
trường. Đào tạo sư phạm của trường ĐHHĐ trong những năm qua đã và đang đạt được
nhiều kết quả quan trọng, cung cấp cho tỉnh Thanh Hóa đội ngũ giáo viên có trình độ,
năng lực, có kĩ năng sư phạm góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu giáo viên
của tỉnh trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Công bằng mà nói, so với
các trường Đại học địa phương khác trong cả nước thì ĐHHĐ luôn được bộ đánh giá
là một trong những trường Đại học đi đầu trong top các trường đại học địa phương.
Tuy nhiên, nếu đặt trong hệ thống các trường đại học có đào tạo sư phạm và Đại học

sư phạm trong cả nước (tức bao gồm cả các trường thuộc top trên – trực thuộc Bộ giáo
dục như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên…) thì Đại học Hồng Đức
vẫn còn nhiều điều cần phải phấn đấu, phải cố gắng để có thể theo kịp. Thực tế, nếu
đặt Đại học Hồng Đức vào cùng hệ thống với các trường đại học thuộc top trên trong
một sân chơi công bằng thì lợi thế so sánh ắt hẳn sẽ không thuộc về Đại học Hồng
Đức. Bởi đơn giản tâm lí người học nếu được lựa chọn thì ai cũng muốn học ở những
trường danh giá, trường nổi tiếng, trường ở Thủ đô …
Lợi thế so sánh ngành sư phạm với các ngành học khác trong nội bộ trường
Đại học Hồng Đức
Không chỉ bất lợi trong tương quan so sánh với các trường đại học khác, mà
ngay trong nội bộ trường, đào tạo sư phạm cũng đang có những bất lợi nhất định. Như
đã trình bày ĐHHĐ là một trường Đại học đa ngành, bên cạnh đào tạo sư phạm nhà
trường còn đào tạo các ngành nghề khác ( kế toán, tài chính, ngân hàng, nông lâm, du
lịch, tài nguyên môi trường….) thực tế này đã đặt sư phạm vào tình thế không chỉ cạnh
tranh bên ngoài mà còn phải canh tranh trong nội bộ trường, cạnh tranh giữa các khoa,
các ngành đào tạo. Tức là trong một khoa có thể vừa có đào tạo sư phạm vừa có đào

200


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tạo ngành không phải là sư phạm. (đơn cử như khoa Khoa học xã hội). Cơ chế đa
ngành một mặt tạo thuận lợi cho người học có cơ hội lựa chọn ngành nghề nhiều hơn
nhưng rõ ràng lại là một bất lợi đối với đào tạo sư phạm.
Cạnh tranh ở địa phương
Các trường có đào tạo hệ sư phạm mở ra nhiều ở Thanh Hóa. Trước đây gần
như chỉ có Đại học Hồng Đức Đào tạo sư phạm thì nay có thêm một số trường khác
cũng tham gia đào tạo sư phạm như Trung cấp nghề Vicet, Đại học Văn hóa Thể thao
và Du lịch…lợi ích đang bị san sẻ

3. Kết luận
Đào tạo sư phạm trong bối cảnh hiện nay có thể nói là đang phải trải qua một
“cơn bão” với nhiều những sóng gió phía trước. Một chiến lược đào tạo và phát triển
lâu dài, ổn định đang là vấn đề đặt ra không chỉ đối với đào tạo sư phạm ở Đại học
Hồng Đức mà thiết nghĩ là vấn đề sống còn với tất cả các trường đại học đa ngành có
đào tạo sư phạm trong cả nước. Cũng cần phải khẳng định rằng, trong bất kì thời đại
nào, sự học cũng vẫn cần, những người thầy cũng vẫn cần. Tuy nhiên, đào tạo như thế
nào để đem lại hiệu quả, câu trả lời có lẽ nằm ở các nhà hoạch định chính sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thcsfpt.edu.vn/ Thanh Hóa giải quyết bài toán giáo viên dôi dư.
www.ytethanhhoa.org.vn/ toàn văn công văn số 7369/UBND – THKH
http/wikipedia/org/ trường Đại học Hồng Đức

201



×