Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP NHẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP PHAT TRIỂN KĨ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA (PTD) TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.45 KB, 11 trang )

Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

ĐÁNH GIÁ SỰ CHẤP NHẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP
PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA (PTD)
TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở ĐBSCL
Nguyễn Duy Cần1 và Nico Vromant2

ABSTRACT
This case study assesses the process of initiated Participatory Technology Development
(PTD) activities in the Mekong Delta, Vietnam. It also reflects on how this process led to
strengthening farmers’ capacities to engage in PTD and attracted the interest of leaders
and extension workers in this participatory approach. This assessment involved looking
into three elements: (i) PTD that suits the policy and objectives of extension? (ii) the
approach and method of PTD are feasible? and (iii) PTD approach is applicable?.
Results from assessment indicating that PTD is a good method, it encourages farmers to
engage in PTD and enhances extension skills of local extension workers.
Keywords: Participatory Technology Development (PTD); approach and method;
extension skills; extension workers
Title: An assessment on the acceptability of Participatory Technology Development
(PTD) in transfering of technoly in the Mekong Delta

TÓM TẮT
Nghiên cứu nầy nhằm đánh giá tiến trình các hoạt động Phát triển Kỹ thuật có sự Tham
gia (PTD) ở ĐBSCL, Việt Nam. Nó cũng phản ảnh tiến trình nầy đã dẫn đến việc làm
khuyến khích nông dân tham gia trong PTD và đã hấp dẫn sự quan tâm của các lãnh đạo
và cán bộ khuyến nông về cách tiếp cận có sự tham gia nầy như thế nào. Sự đánh giá nầy
bao gồm việc xem xét 3 yếu tố: (i) PTD có phù hợp với chính sách và mục tiêu khuyến
nông không? (ii) cách tiếp cận và phương pháp của PTD có khả thi không? và (iii) Khả
năng áp dụng của cách tiếp cận PTD?. Kết quả từ đánh giá cho thấy PTD là phương


pháp phù hợp, nó khuyến khích nông dân tham gia trong phát triển kỹ thuật và nâng cao
các kỹ năng khuyến nông của cán bộ khuyến nông cơ sở.
Từ khóa: Phát triển Kỹ thuật có sự Tham gia (PTD); tiếp cận và phương pháp; kỹ
năng khuyến nông; cán bộ khuyến nông

1 MỞ ĐẦU
Từ sau thập niên 1990 sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long gia tăng
rất đáng kể. Sự thành công này là do sự đóng góp quan trọng của hoạt động
khuyến nông. Công tác khuyến nông chủ yếu thành công trong việc làm gia tăng
sản lượng lúa, nhưng có tác động rất ít đến các lãnh vực sản xuất nông nghiệp khác
như chăn nuôi, làm vườn, nuôi trồng thủy sản, và phát triển nông thôn. Một cách
tổng quát, tình hình sản xuất nông nghiệp và khuyến nông trước năm 2000 ở Đồng
bằng sông Cửu Long gồm các vấn đề chính như sau:

1
2

Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL – Đại học Cần Thơ
Flemish Office for Development Cooperation & Technical Assistance (VVOB)

123


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

- Sự phát triển nhanh về sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đã
làm thay đổi sản xuất ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, nông dân áp dụng
nhiều loại hình sản xuất khác nhau và đòi hỏi người nông dân phải có kỹ năng

cao hơn. Và như vậy nhu cầu về khuyến nông cũng tăng lên. Tuy nhiên, công
tác khuyến nông hiện tại không thể đáp ứng một cách có hiệu quả với nhu cầu
gia tăng đó.
- Có nhiều lý do cho sự hạn chế này, cụ thể như nhiều cán bộ khuyến nông thiếu
các kỹ năng chuyên môn và thiếu trình độ kỹ thuật, một phần là do họ không có
cơ hội để cập nhật và nâng cao kỹ năng. Bên cạnh đó, công tác khuyến nông sử
dụng cách áp đặt từ trên xuống, thiếu thực tế và bỏ qua sự quan tâm đến nhu
cầu của nông dân. Kết quả là khuyến nông không thể đáp ứng được nhu cầu
của người nông dân, thông tin và kỹ thuật mới không phù hợp, không đến được
những nông dân nghèo và kém thuận lợi.
- Hệ thống khuyến nông và hoạt động khuyến nông. Hệ thống khuyến nông gồm
3 cấp: (1) Trung ương: Cục KN&KL, (2) Cấp tỉnh: Trung Tâm Khuyến Nông
(TTKN), (3) Cấp huyện: Trạm Khuyến nông. Cán bộ khuyến nông ở cấp cơ sở
rất ít (2-3 CBKN) và thiếu hẳn CBKN ở cấp xã.
- Phương pháp khuyến nông dựa trên nền tảng của phương pháp khuyến nông
truyền thống (TOT, T&V). Phương pháp TOT và T&V trở thành phương thức
tiếp cận chính trong hoạt động khuyến nông được sử dụng bởi ngành nông
nghiệp lúc bấy giờ, mặc dù sau đó cách tiếp cận nầy được nhận ra là kém hiệu
quả - không đáp ứng được nhu cầu nông dân, đặc biệt là những nông dân nhỏ,
người thiếu điều kiện sản xuất.
- Do vậy, khuyến nông phải được thay đổi. Cũng giống như nông dân, cán bộ
khuyến nông phải học để sống và làm việc trong bối cảnh của sự thay đổi về
sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội (Hình 1).

Hình 1: Vai trò của CBKN trong tình huống mới (Nguồn: N.D. Cần, 2001)

124


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133


Trường Đại học Cần Thơ

Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã có nhiều cải cách.
Nghị Định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 60 về quy chế khuyến
khích hoạt động khuyến nông đã thể hiện rõ chiến lược khuyến nông trong bối
cảnh hiện tại là đáp ứng nhu cầu người dân: (1) Nguyên tắc hoạt động khuyến
nông, khuyến ngư phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát
triển nông nghiệp, thủy sản; (2) Khuyến nông, khuyến ngư ưu tiên vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, ... Trong các chiến lược khuyến nông của Trung Tâm
Khuyến Nông Quốc Gia cũng đang cố gắng mở rộng phương pháp tiếp cận có sự
tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam
và làm tăng hiệu quả hoạt động khuyến nông.
Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) được phát triển gần hai thập kỷ qua
(Vanesa et al., 1997; Wettasinha et al., 2003), và lần đầu tiên được giới thiệu bởi
dự án “Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở” (gọi tắt là Dự án
Khuyến nông Đồng bằng sông Cửu Long - MDAEP) vào năm 2002 ở 4 câu lạc bộ
(CLB) khuyến nông ở 4 tỉnh, đại diện một cách tương đối cho 4 tiểu vùng sinh thái
và điều kiện canh tác khác nhau của ĐBSCL: Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau và
Bến Tre. Dự án MDAEP được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển đồng
bằng sông Cửu Long (MDI) thuộc Đại học Cần Thơ và tổ chức VVOB thuộc
Vương Quốc Bỉ với sự hợp tác của các Trung tâm Khuyến nông ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Dự án MDAEP đã sử dụng phương pháp tiếp cận mới – Phát triển kỹ
thuật có sự tham gia (PTD), áp dụng vào các hoạt động khuyến nông tại các vùng
dự án của 4 tỉnh từ năm 2002 đến nay. Bài báo cáo nầy đánh giá và phân tích sự
chấp nhận của phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự tham gia trong chuyển
giao công nghệ ở Đồng bằng sông Cửu Long theo quan điểm của cả nông dân và
nhà khuyến nông.
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu nầy tập trung ở 4 tỉnh An Giang, Sóc Trăng,
Bến Tre và Cà Mau.
- Thời gian nghiên cứu: 10/2006 – 11/2007
- Nghiên cứu nầy sử dụng các tài liệu của dự án “ Khuyến nông Đồng bằng sông
Cửu Long – MDAEP” do Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long – Đại học Cần Thơ và tổ chức VVOB (Bỉ) hợp tác thực hiện.
- Sử dụng phần mềm EXCEL trong xử lý và phân tích số liệu.
2.2 Phương pháp đánh giá sự chấp nhận
Đánh giá sự chấp nhận của phương pháp tiếp cận PTD – còn gọi là “Khuyến nông
có sự tham gia” (các phần sau được gọi là Khuyến nông có sự tham gia) được thực
hiện ở 4 tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Cà Mau.
Phương pháp đánh giá sử dụng phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu điều tra
và thực hiện ở 3 mức độ khác nhau: lãnh đạo các cơ quan khuyến nông, CBKN
trực tiêp thực hiện PTD và các CLB khuyến nông và nông dân tham gia dự án.

125


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

Tổng số phiếu điều tra là 60, trong đó phỏng vấn CBKN 21 phiếu và nông dân 39
phiếu.
Hình 2 minh họa về phương pháp luận cho hệ thống đánh giá sự chấp nhận của
phương pháp tiếp cận khuyên nông có sự tham gia (PTD).

Sự chấp nhận của phương pháp tiếp cận khuyến nông có sự
tham gia - PTD


Tính chất của PTD

Thể hiện của PTD

 Phù hợp chính sách, mục

 Chương trình nghị sự của

 Cách tiếp cận

 Quan điểm của lãnh đạo

 Tiến trình & phương pháp
 Khả năng áp dụng

 Thái độ và kỹ năng của

tiêu của khuyến nông

KN

CBKN

 Thái độ của nông dân

Hiệu quả và Tác động của sự thực hiện PTD
Sự lan tỏa của PTD; Năng lực cộng đồng được nâng cao; Đáp ứng nhu
cầu và cải thiện sinh kế nông dân

Hình 2: Sơ đồ minh họa phương pháp đánh giá


3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khuyến nông có sự tham gia (PTD) ở Đồng bằng sông Cửu Long
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều trường hợp người dân tham gia ngay cả
trong nghiên cứu và khuyến nông. Tuy nhiên, sự tham gia nầy chỉ giới hạn ở một
bộ phận nông dân có điều kiện, trong khi những nông dân ít có điều kiện hơn
(nông dân nghèo, thiếu các phương tiện sản xuất) không có cơ hội tiếp cận với
nghiên cứu và khuyến nông. Cán bộ khuyến nông (CBKN) cơ sở, người trực tiếp
làm việc với nông dân, giỏi về chuyên môn nhưng không được đào tạo về các kỹ
năng và phương pháp khuyến nông. CBKN thiếu phương pháp, hạn chế về kỹ
năng giao tiếp, đặc biệt kỹ năng tham gia. Điều nầy dẫn đến công tác khuyến nông
kém hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu người dân.
PTD được thực hiện bởi dự án MDAEP ở Đồng bằng sông Cửu Long vào năm
2002 ở 4 câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ở 4 tỉnh, đại diện một cách tương đối cho
4 tiểu vùng sinh thái và điều kiện canh tác khác nhau của ĐBSCL:
- CLB khuyến nông Bình Phú, Châu Phú (An Giang): vùng ngập lũ, canh tác lúa;
- CLB nông dân Hòa Nghĩa, Chợ Lách (Bến Tre): vùng nước ngọt phù sa, trồng
cây ăn trái;

126


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

- CLB khuyến nông Tam Sóc C1, Mỹ Tú (Sóc Trăng): vùng nhiễm mặn, canh
tác lúa, đa số nông dân là người dân tộc Khmer;
- CLB khuyến nông Tân Xuân, Cái Nước (Cà Mau): vùng nước mặn, nuôi tôm.
PTD thực hiện ở ĐBSCL tập trung đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật và sự đa dạng

trong sản xuất của nông dân. Các trở ngại mà người nông dân phải đối mặt
cũng như nhu cầu của họ thay đổi theo tiểu vùng, điều kiện kinh tế xã hội của
nông hộ cũng như theo thời gian, PTD cũng phải đáp ứng theo nhu cầu này. Sự
thực hiện PTD tại các CLB khuyến nông của dự án gồm 5 bước chính như trình
bày ở Hình 3 (ND. Cần, J. Rock và N. Vromant, 2006): (1) Xác định và phân
tích trở ngại, nhu cầu; (2) Tìm kiếm giải pháp, ý tưởng mới; (3) Thử nghiệm
các lựa chọn, ý tưởng mới; (4) Đánh giá và phổ biến kết quả thử nghiệm; và (5)
Nhân rộng PTD, thể chế hóa PTD.
Một cách tổng quát, tiến trình PTD - phương pháp tiếp cận Phát triển kỹ thuật có
sự tham gia (hay Khuyến nông có sự tham gia) đã xác nhận tính phù hợp và chấp
nhận về mặt pháp lý như Nghị định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quy định
hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
1.

Xác định và phân tích trở
ngại/ nhu cầu

2. Tìm kiếm giải pháp/
ý tưởng mới
3. Thử nghiệm các lựa chọn,
ý tưởng mới
4. Đánh giá và Phổ triển kết
quả
5. Nhân rộng PTD, thể chế
hóa PTD

Hình 3: Tiến trình PTD (ND. Cần,
J. Rock & N. Vromant,
2006)


3.2 Sự chấp nhận của PTD theo quan điểm của lãnh đạo và CBKN
Để đánh giá tổng quát về tính phù hợp và chấp nhận của phương pháp PTD, một
loạt các câu hỏi mang tính xác định dành cho lãnh đạo và Cán bộ khuyến nông
(CBKN) được thiết kế theo bảng câu hỏi phỏng vấn. Thông tin đánh giá tính phù
hợp bao gồm sự phù hợp với chính sách, mục tiêu của khuyến nông; cách tiếp cận,
tiến trình và khả năng áp dụng của PTD. Các thông tin đánh giá được lượng hóa
thông qua các mức độ của thang điểm.
Hình 4 trình bày kết quả về mức độ chấp nhận của phương pháp PTD theo quan
điểm của lãnh đạo và CBKN, hầu hết các tiêu chí được đánh giá ở mức độ phù hợp
và chấp nhận rất cao (3,8 – 5,0), thể hiện qua các tiêu chí sau:
- Sự phù hợp với chính sách, mục tiêu của khuyến nông,
- Cách tiếp cận của PTD,
127


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

Phù hợp CS,
mục tiêu KN

Ea1. P TD phù hợp chủ trương, chính sách của TTKN QG

Cách tiếp cận
của PTD

- Phương pháp, tiến trình của PTD, và
- Khả năng áp dụng của PTD


Eb1. P TD là cách tiếp cận mới được TTKN quan tâm

Ea2. P TD đáp ứng với mục tiêu chung TTKN
Ea3. P TD phù hợp với kế ho ạch KN
Ea4. P TD thích hợp để chuyển giao kỹ thuật
Eb2. P TD phù hợp với cách làm của TTKN
Eb3. P TD tăng cường sự tham gia của ND
Eb4. P TD giúp đáp ứng nhu cầu người dân

Khả năng áp dụng
của PTD

Phương pháp, tiến
trình của PTD

Ec1. P TD sử dụng nhiều kỹ năng để tiếp cận ND
Ec2. P TD thich hợp để áp dụng ở hiện tại
Ec3. P TD giúp CB KN tự tin và làm KN có hiệu quả
Ec4. P TD đò hỏi đầu tư nhiều hơn
Ec5. P TD giúp CB KN hiểu rõ nhu cầu ND
Ec6. P TD giúp các ho ạt động KN có hiệu quả hơn
Ed1. P TD được nhiều CB KN biết đến
Ed2. P TD được sử dụng nhiều tro ng các ho ạt động KN
Ed3. P TD được sử dụng chủ yếu tro ng tập huấn
Ed4. P TD được sử dụng tro ng các CT, DA khác của
TTKN
Ed5. P TD phù hợp với KN cho người nghèo , dân tộc
Ed6. P TD thich hợp để lập một kế ho ạch KN

1.0


2.0

3.0

4.0

Chú thích: 1 = Thấp nhất; 5 = Cao nhất
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu điều tra CBKN 2007; n = 21

Hình 4: Mức độ chấp nhận theo quan điểm của lãnh đạo và CBKN

Hình 5 trình bày sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình
thực hiện PTD theo quan điểm của lãnh đạo và CBKN. Họ đánh giá có sự thay đổi
rất tốt về thái độ và quan điểm trong công tác khuyến nông sau khi được tiếp cận
PTD so với những nhận thức trước đây. Các kỹ năng huấn luyện, kỹ năng tham gia
và các kỹ năng xã hội cũng được cải thiện rất tốt sau khi được tiếp cận PTD so với
trước đây. Một cách cụ thể, những thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông thể
hiện qua những tiêu chí quan trọng được đánh giá như sau:
- Thay đổi về suy nghĩ, thái độ: CBKN thay đổi quan điểm kiến thức và kỹ năng
cũng quan trọng như nhau, họ quan tâm nhiều hơn về kỹ năng, họ yêu nghề
hơn, dành nhiều thời gian cho khuyến nông hơn, quan tâm lắng nghe ý kiến
nông dân, khuyến khích sự tham gia của nông dân.
- Thay đổi về kỹ năng huấn luyện và khuyến nông: sử dụng nhiều phương pháp
giảng dạy, sắp xếp chổ ngồi hợp lý, tạo cơ hội cho học viên thảo luận, sử dụng
hình ảnh để minh họa, tổ chức các cuộc họp/hội thảo có hiệu quả, tài liệu
khuyến nông được chuẩn bị tốt hơn, kỹ năng giao tiếp được cải thiện.
- Thay đổi về kỹ năng thực hiện PTD và kỹ năng xã hội: luôn xác định nhu cầu
của nông dân cho hoạt động khuyến nông, lập kế hoạch khuyến nông với sự


128

5.0


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

tham gia của người dân, khuyến khích nông dân tham gia, sử dụng các kỹ năng
phân tích, tổng hợp trong đánh giá, góp phần làm cho CLB mạnh lên.
Mức độ
đánh giá

Trước dự án
Sau dự án

5

4

3
2

1
Ee

Ef

Eg


Eh

Ei

Chú thích:

Ee: Thay đổi về thái độ trong công tác KN
Ef: Thay đổi về kỹ năng huấn luyện
Eg: Thay đổi về kỹ năng KN
Eh: Thay đổi về kỹ năng tham gia (PTD)
Ei: Thay đổi về kỹ năng thực hiên PTD và kỹ năng xã hội
Mức độ: 1 = Thấp nhất; 5 = Cao nhất
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu điều tra CBKN 2007; n = 21

Hình 5: Sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình thực hiện PTD theo
quan điểm của lãnh đạo và CBKN

Để kết luận cho sự thích hợp và chấp nhận của PTD theo sự nhìn nhận và đánh giá
của những người làm công tác khuyến nông, PTD hoàn toàn được chấp nhận và
đánh giá ở mức rất cao; phương pháp tiếp cận PTD thích hợp cho các hoạt động
khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới và nông dân dễ dàng chấp nhận; triển
vọng áp dụng PTD cho tương lai đang được CBKN đặc biệt quan tâm. Hình 6 trình
bày kết quả đánh giá chung về mức độ chấp nhận theo quan điểm của lãnh đạo và
CBKN.

Đánh giá chung
(Ave.)

Hoàn toàn chấp nhận PTD


4.8

Phương pháp thích hợp & ND dễ chấp
nhận

4.3

Sử dụng PTD trong tương lai

4.5

1

2

3

4

5

Chú thích: 1 = Thấp nhất; 5 = Cao nhất
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu điều tra CBKN 2007; n = 21

Hình 6: Đánh giá chung về mức độ chấp nhận theo quan điểm của lãnh đạo và CBKN

129



Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

3.3 Sự chấp nhận của PTD theo nhận thức của nông dân
Một cách tương tự, để đánh giá tổng quát về tính phù hợp và chấp nhận của
phương pháp PTD, các CLB và nông dân cũng được hỏi các thông tin để đánh giá
về sự phù hợp về cách tiếp cận, phù hợp về phương pháp và tiến trình của PTD và
khả năng áp dụng của PTD theo nhận thức của nông dân. Các thông tin đánh giá
cũng được lượng hóa thông qua các mức độ của thang điểm. Hình 7 trình bày kết
quả về mức độ chấp nhận của phương pháp PTD theo quan điểm của nông dân,
hầu hết các tiêu chí được đánh giá ở mức độ phù hợp và chấp nhận rất cao (4.3 4.4), thể hiện qua các tiêu chí sau:
- Cách tiếp cận của PTD phù hợp với nông dân: tăng cường sự tham gia và đáp
ứng nhu cầu người dân.
- Phương pháp, tiến trình của PTD thích hợp để nông dân tham gia: người dân
được quan tâm hơn và dễ dàng tiếp cận với CBKN và nhà nghiên cứu, khuyến
khích sự tham gia của người dân, và giúp CLB hoạt động hiệu quả.
- Khả năng áp dụng của PTD rất cao: tạo cơ hội cho nông dân tham gia và có
tiếng nói riêng, giúp nông dân nhận ra khó khăn, chủ động giải quyết vấn đề,
phù hợp cho người nghèo và dân tộc.

Fa: Đánh giá về cách tiếp cận
PTD

4.4

Fb: Đánh giá về phương pháp,
tiến trình PTD

4.3


Fc: Sự phù hợp và khả năng áp
dụng PTD

4.3

1
2
3
4
5
Chú thích: 1 = Thấp nhất; 5 = Cao nhất
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu điều tra CLB KN 2007; n = 39

Hình 7: Sự khác biệt về mức độ chấp nhận theo quan điểm của nông dân

Hình 8 trình bày sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình
thực hiện PTD theo nhận thức của nông dân. Nông dân đánh giá có sự thay đổi rất
tốt về kỹ năng huấn luyện, kỹ năng khuyến nông, các kỹ năng xã hội của CBKN,
cũng như sự tác động làm thay đổi thái độ và nhận thức của nông dân. Những sự
thay đổi này bao gồm:
- Thay đổi rất tốt về kỹ năng huấn luyện: sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy
khác nhau, có kế hoạch bài giảng, sử dụng trò chơi trong tập huấn, tạo nhiều cơ
hội cho học viên thảo luận, sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa, có kế hoạch
để nhận ý kiến phản hồi từ học viên.

130


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133


Trường Đại học Cần Thơ

- Thay đổi về kỹ năng khuyến nông: CBKN tổ chức họp/hội thảo, tập huấn có
hiệu quả, CBKN làm tài liệu khuyến nông tốt hơn, sử dụng nhiều phương tiện
trực quan, đào sâu vấn đề, kỹ năng giao tiếp tốt.
- Thay đổi về kỹ năng xã hội: CBKN quan tâm đến đánh giá và có tiêu chí đánh
giá, sử dụng các công cụ tham gia trong đánh giá, sử dụng các kỹ năng phân
tích tốt, hiểu nông dân và CBKN được nông dân tin tưởng.
- Thay đổi về thái độ của nông dân và hiệu quả khuyến nông: nông dân quan tâm
đến CLB nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho các cuộc họp CLB, có nhiều ý
kiến trao đổi chia sẻ hơn, nông dân áp dụng nhiều kỹ thuật học từ CLB và dự
án, sản xuất được cải thiện.

5

Trước dự án
Sau dự án

4
3
2
1
Fd

Fe

Ff

Fg


Chú thích:

Fd: Thay đổi về kỹ năng huấn luyện cùa CBKN
Fe: Thay đổi về kỹ năng khuyến nông
Ff: Thay đổi về kỹ năng đánh giá và kỹ năng xã hội
Fg: Thay đổi thái độ và hiệu quả
Mức độ: 1 = Thấp nhất; 5 = Cao nhất
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu điều tra CLB KN 2007; n = 39

Hình 8: Sự thay đổi về thái độ và kỹ năng khuyến nông trong quá trình thực hiện PTD theo
quan điểm của nông dân

3.4 Sự thể chế hóa của PTD
Sự thể chế hóa PTD hay lồng ghép PTD vào hoạt động khuyến nông thường xuyên
ở Đồng bằng sông Cửu Long được mô tả đầy đủ bởi Nguyễn Duy Cần và Nico
Vromant (2006). Năm 2005, các cơ quan khuyến nông ở Đồng bằng sông Cửu
Long bắt đầu tiến trình thể chế hóa, lồng ghép PTD vào các hoạt động thường
xuyên, áp dụng PTD vào các hoạt động khuyến nông trở thành chương trình nghị
sự của các TTKN. Tuy nhiên, một cách chính thức, sự thể chế hóa PTD ở Đồng
bằng sông Cửu Long thì chưa có các văn bản chính thức của các cơ quan hữu quan
xác nhận.
Kinh nghiệm của dự án MDAEP có hai biện pháp cho sự thể chế hóa PTD, biện
pháp không chính thức và biện pháp chính thức (ND. Cần và N. Vromant, 2006).
Biện pháp không chính thức thông qua các vận động hành lang, tranh thủ sự ủng
hộ của các cấp quan lý và nhà làm chính sách là hết sức quan trọng. Các biện pháp
131


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133


Trường Đại học Cần Thơ

chính thức bao gồm tổ chức hội thảo hàng năm, giới thiệu sự lồng ghép và thể chế
hóa của PTD, lập kế hoạch có sự tham gia cho việc thực hiện lồng ghép, huấn
luyện CBKN để mở rộng sự lồng ghép là những hoạt động quan trọng của tiến
trình thể chế hóa PTD.
3.5 Sự lan tỏa của PTD
Do tính phù hợp của PTD, khi các điểm PTD đầu tiên có những kết quả tốt, minh
chứng được sự hiệu quả của cách tiếp cận mới, đã tác động đến các TTKN tham
gia dự án và các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bốn tỉnh An Giang, Bến
Tre, Sóc Trăng và Cà Mau đã mở rộng thêm các điểm PTD cho các huyện khác.
Năm 2003, 8 tỉnh còn lại ở ĐBSCL đã yêu cầu thiết lập các điểm PTD tương tự.
Năm 2005, phương pháp PTD cũng được giới thiệu vào hoạt động khuyến nông
của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong khuôn khổ của dự án khuyến nông cho người
nghèo (PAEP). Một cách không chính thức, phương pháp tiếp cận PTD cũng được
giới thiệu cho các cơ quan khuyến nông Campuchia thông qua chương trình hỗ trợ
của Chính phủ Bỉ về nông nghiệp ở Campuchia. Bảng 1 trình bày sự mở rộng của
PTD ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 2002-2007, có sự ảnh hưởng của dụ án
MDAEP.
Bảng 1: Sự mở rộng của PTD từ 2002-2007 ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hạng mục

Sự mở rộng của PTD qua các năm
2002

2003

2004


2005

2006

2007

Số CLB được giới thiệu PTD

4

4

12

13

18

34

Số huyện được giới thiệu PTD

4

4

12

13


18

31

Số tỉnh được giới thiệu PTD

4

4

12

13

13

13

4 KẾT LUẬN
Tính phù hợp và sự chấp nhận của phương pháp PTD có thể nhận thấy rõ ràng qua
thực tế áp dụng của dự án khuyến nông Đồng bằng sông Cửu Long, được phản ảnh
thông qua các đánh giá dựa trên các quan điểm của hai đối tác chính: (1) nông dân
và CLB khuyến nông, (2) CBKN - người trực tiếp thực hiện PTD.
- Nông dân đã nhìn nhận PTD như là cách tiếp cận thích hợp cho họ hơn, tạo cơ
hội cho họ tham gia và tăng cường năng lực. Tiến trình PTD đã tác động đến
các CLB khuyến nông thể hiện qua sự năng động, linh hoạt trong việc duy trì
các hoạt động của CLB. Các thành viên CLB ngày càng quan tâm và gắn bó
hơn với CLB của họ. Họ tự tin và tham gia thật sự vào các hoạt động khuyến
nông của CLB. Các thành công của thí nghiệm PTD đã giúp họ cải thiên sản
xuất và đồng thời có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xung quanh họ.

- Lãnh đạo các TTKN và CBKN ở 4 tỉnh tham gia dự án cũng đã nhìn nhận PTD
như là một cách tiếp cận khuyến nông có hiệu quả của sự lựa chọn cho công tác
khuyến nông. Cách tiếp cận PTD làm thay đổi thái độ của CBKN theo xu
hướng đáp ứng nhu cầu người dân, các kỹ năng khuyến nông và giao tiếp của
CBKN đuợc cải thiện và hoạt động khuyến nông của họ có hiệu quả hơn. PTD

132


Tạp chí Khoa học 2009:12 123-133

Trường Đại học Cần Thơ

được lồng ghép vào các hoạt động khuyến nông thường xuyên, đang tích cực
triển khai thể chế hóa PTD và mở rộng PTD ở phạm vi rộng hơn.
- Thêm vào đó, hiện nay phương pháp PTD đang được TTKN Quốc Gia, các tổ
chức Quốc tế quan tâm và khuyến khích áp dụng. Điều này khẳng định sự chấp
nhận của xã hội rất cao của PTD. PTD có thể được xem là cách tiếp cận
khuyến nông có nhiều triển vọng cho các tỉnh phía Nam và đang tiếp tục hợp
tác với các cơ quan quốc tế để phát triển một chương trình huấn luyện về cách
tiếp cận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56/2005/NĐ-CP. Nghị Định của Chính Phủ về Khuyến nông, khuyến ngư. Hà nội, 26/4/2005.
Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2006. Khuyến Nông Có Sự Tham Gia ở ĐBSCL: Con
đường và những mốc quan trọng trong tiến trình thể chế hóa PTD. Bài báo cáo trình bày
tại hội thảo "Workshop on PTD in Southern Vietnam", Đại Học Cần Thơ, 27/11/2006.
Nguyễn Duy Cần, Johan Rock và Nico Vromant, 2006. PTD - Phát triển kỹ thuật có sự tham
gia. Tài liệu tập huấn. MDAEP. 119 p.
Vanesa S, Scott K, Debra AJ and John F (eds), 1997. Farmer-led extension: concepts and
practices. Intermediate Technology Publications on behalf of the Overseas Development

Institute. 214p.
Wettasinha C, van Veldhuizen L & Waters-Bayer A (eds), 2003. Advancing participatory
technology development: case studies on integration into agricultural research, extension
and education. Silang, Cavite, Philippines: IIRR/ ETC Ecoculture / CTA. 257p.

133



×