Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.21 KB, 12 trang )

ĐỌC HIỂU 1 NGỮ VĂN
Đề 1. Đọc 4 câu thơ và trả lời câu hỏi:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
….
Giường kia treo cũng hửng hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”.
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
1/ Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu thơ trên?
2/ Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, em hãy viết đoạn văn (khoảng 80
từ) về tình bạn trong cuộc sống hiện nay.
Đề 2. Trong Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
1/ Vì sao tác giả sử dụng ánh sáng và bóng tối để miêu tả về cuộc sống người dân nơi
phố huyện?
2/ Thái độ của nhà văn đối với cuộc sống người dân nơi phố huyện?
3/ Tình cảm của em đối với người dân nơi phố huyện?
Đề 3. Suy nghĩ của em về nhận xét của Nguyễn Tuân về nhân vật quản ngục “…Ông là
một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô
bồ”.
(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Đề 4. Vì sao nói: tiếng khóc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu
là tiếng khóc bi tráng mang nhiều cảm xúc ?
Đề 5. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Ngày 12/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, mỗi năm có hàng triệu
người, chủ yếu tại các nước đang phát triển chết vì ô nhiễm không khí trong nhà, do
việc sử dụng các nhiên liệu nguy hiểm như than, dầu, củi, rác thải nông nghiệp, …
Trước tình trạng này, WHO kêu gọi người dân sử dụng nhiên liệu sạch và thiết kế khu
bếp nấu an toàn sạch sẽ.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, gần 3 tỷ người trên thế giới đang không
được tiếp cận với nhiên liệu sạch và việc đảm bảo vệ sinh trong bếp núc, sưởi ấm và
chiếu sáng. Mỗi năm, có hơn 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Trong số đó, có


khoảng 4,3 triệu người ở các nước đang phát triển. Các chuyên gia của WHO cảnh báo,
ô nhiễm trong nhà có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư phổi, viêm
phổi, thiếu máu, … Bởi vì khí CO2 mà nhiên liệu rắn như gỗ than đá, phân động
vật, củi thải ra ngay tại nơi ở đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
(Theo Mai Liên/VOV Online)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Văn bản trên thuộc thể loại nào và của phong cách ngôn ngữ nào?
3/ Viết một đoạn văn (khoảng 80 từ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 6. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.
Liên ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và


cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; liên không hiểu
sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
1/ Ngữ cảnh được nói đến trong đoạn văn?
2/ Giọng điệu của đoạn văn và hiệu quả biểu đạt của nó?
3/ Đoạn văn gợi cho em tình cảm (hoặc ký ức) gì?


GỢI Ý ĐÁP ÁN
Đề 1.
1/
- Nói giảm nói tránh “thôi đã thôi rồi”: Cách nói lịch sự, tế nhị, làm giảm nỗi
đau, mất mát.
- Từ ngữ giàu cảm xúc “man mác”, “ngậm ngùi”: Nỗi mất mát, đau đớn, hụt
hẫng khi hay tin bạn mất.
- Điển tích:

+ “Giường treo”: Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn
dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo
giường lên.
+ “Đàn kia”: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là
người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha
nghĩ. Người ta gọi đó là bạn “tri âm” (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha
đập bỏ đàn vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình. Có thuyết nói rằng Bá
Nha treo đàn không gảy nữa.
 Tình bạn chân thành, thắm thiết.
2/ Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu.
Tình bạn cần:
- Chân thành, thủy chung.
- Giúp đỡ, hỗ trợ nhau.
- Trách nhiệm, ….
Đề 2.
1/ Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối:
- Bóng tối (khi đêm về) (20 lần) Không gian ngột ngạt, u tối, cuộc sống mòn
mỏi nghèo nàn tối tăm và quẩn quanh, bế tắc của người dân phố huyện.
- Ánh sáng (Ngọn đèn, đom đóm) (10 lần) Yếu ớt, le lói, không đủ chiếu sáng,
làm cho đêm tối mênh mông hơn.
=> Cả bức tranh có những hột sáng hắt ra từ ngọn đèn như lỗ thủng. Cuộc sống
chìm khuất, le lói, buồn tẻ, thiếu tương lai của những người dân nơi phố huyện.
- Ánh sáng (khi chuyến tàu đêm qua phố huyện - sáng bừng lên rồi lại chìm vào
bóng tối): mang đến một thế giới khác, với ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em Liên,
xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện, mang đến niềm tin, hy vọng, mơ ước bình
dị, nhỏ bé về sự đổi thay: một cuộc sống mới tốt đẹp hơn “một cái gì tươi sáng cho sự
sống nghèo khổ hằng ngày”, “mơ ước về một thế giới khác sáng sủa hơn”.
2/
- Xót thương, cảm thông cuộc sống những con người chìm khuất trong bóng tối.
- Trân trọng những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.

 Tác giả muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, quẩn quanh, lam lũ
và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này.
3/ Học sinh trình bày tình cảm của mình đối với cuộc sống của những người dân nơi
phố huyện: cảm thông, tội nghiệp, yêu thương, trân trọng, …
Đề 3.


Hình ảnh của người có sở thích cao quý và tấm lòng biệt nhỡn liên tài bất chấp
pháp luật và sự khinh bỉ của Huấn Cao:
- Say mê và quý trọng cái đẹp.
- Trọng người có nghĩa khí.
- Dũng cảm bất chấp hiểm nguy, luật pháp.
- Giữ được“thiên lương” trong hoàn cảnh chốn lao tù, hỗn tạp, “dơ bẩn”.
 Qua nhân vật quản ngục, nhà văn muốn khẳng định: trong mỗi con người đều ẩn
chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính dù ở trong hoàn cảnh nào vẫn giữ
được “phẩm chất” và “nhân cách”.
Đề 4. Tiếng khóc trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc bi tráng mang nhiều
cảm xúc, đau thương nhưng không bi lụy:
- Nguyễn Đình Chiểu thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương
công trạng những người nghĩa sĩ nông dân.
- Tiếng khóc không hướng về cái chết mà hướng về cuộc sống đau thương, khổ
nhục trước sự xâm lược.
- Vừa là nỗi đau vừa khích lệ tinh thần, lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự
nghiệp dang dở.
- Tiếng khóc bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương vì bao hàm
nhiều cảm xúc khác nhau, đặc biệt có sự cảm phục và tự hào.
- Tác giả khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước vì dân, muôn đời con
cháu tôn thờ.
Đề 5.
1/ Tình trạng ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó.

2/ Thuộc thể loại bình luận thời sự của phong cách ngôn ngữ báo chí.
3/ Học sinh viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống với chủ đề “ô nhiễm
môi trường và hậu quả của nó”:
- Ô nhiễm môi trường: môi trường dơ bẩn, nhiễm những chất độc hại, gây ảnh
hưởng đến môi trường sống như sức khỏe con người, động vật, cây cối, …
- Biểu hiện: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, …
- Hậu quả: chất lượng cuộc sống giảm, sức khỏe không đảm bảo, cạn kiệt nguồn
tài nguyên trong tương lai, …
- Bài học: nâng cao ý thức, trách nhiệm, cùng chung ra bảo vệ môi trường.
Đề 6.
1/ Ngữ cảnh: Buổi chiều buồn và vắng lặng ở làng quê. Nhân vật Liên ngồi trong cửa
hàng tạp hóa nhỏ, lòng cũng buồn man mác.
2/ Giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ, thấm đượm chất thơ, trữ tình sâu lắng. Phù hợp với vấn đề
được đề cập, tăng cảnh chiều buồn và tô đậm thêm tâm trạng của nhân vật Liên, gợi sự
đồng cảm ở người đọc,…
3/ Học sinh trình bày tình cảm (hoặc ký ức) của bản thân có liên quan đến đoạn văn
bản.


ĐỀ ĐỌC HIỂU 2
Đề 1.
Câu 1.
Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất
ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Đề 2.
Câu 1. Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau :
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa ...
Chiều nay con chạy về thăm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích “Bác ơi!”– Tố Hữu)
1/ Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
2/ Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
3/ Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối
ở đoạn thơ thứ 2?
Câu 2. Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin – côn
viết: “Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ
thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh
trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi
xanh…”.
(Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo Dục, 2006)
Suy nghĩ của em về đoạn thư trên.
Đề 3.
Câu 1.
Giả sử trong những ngày của tháng 4 lịch sử, em được gặp một người anh hùng
trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa. Người anh hùng ấy sẽ nói em chuyện gì?
(Hoặc đi thăm những nơi nào?) Hãy ghi lại những điều đó và trình bày suy nghĩ của
mình sau cuộc gặp gỡ ấy (khoảng 120 từ). Đặt nhan đề cho bài viết đó.
Câu 2. Bản lĩnh của Hồ Xuân Hương qua “Tự tình” (bài II). Qua đó, em có suy nghĩ gì
về bản lĩnh người phụ nữ hiện nay.
Đề 4.
Câu 1. Đọc 2 câu thơ và trả lời câu hỏi:
“Để làm ngọn lửa con,
Nến tự thiêu mình trong nước mắt”.
(Nguyễn Ngọc Ký)



1/ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên và hiệu quả của cách sử
dụng đó?
2/ Hai câu thơ trên gợi em liên tưởng tới hình ảnh/ câu thơ/ ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ/
câu chuyện, … nào?
3/ Bài học bản thân rút ra từ 2 câu thơ trên?
Câu 2. Hãy viết về một lần thất bại của em.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Đề 1.
Câu
Nội dung
Điểm
1 Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về quà tặng bất ngờ của 7,0
cuộc sống:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, 0,50
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
0,50
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động.
- Giải thích: Từ việc giải thích khái niệm…., học sinh nêu khái 0,50
quát nội dung ý kiến (Quà tặng bất ngờ cuả cuộc sống: những giá
trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình, những cơ hội,
may mắn bất ngờ do khách quan đem lại; nội dung của câu nói:
khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông
chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng
ta tạo nên).

- Bàn luận:
3,50
+ Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp
lý (Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng
bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm
vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá
trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn
đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào; Tuy nhiên,
cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng,
cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những
khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì
hãy tự mình làm nên cuộc sống).
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lý lẽ, dẫn chứng
phù hợp, có sức thuyết phục (Nhiều người khi nhận được quà tặng
bất ngờ: có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà
tặng ấy; Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ
chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc
sống, ...).
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản 1,0


thân (Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản
lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho
cuộc sống của chính mình; phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên
liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm
tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng
ta, ...).
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đề 2.
Câu 1.
Câu
1

2

Nội dung
1/ Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2/ Nội dung chính: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn,
thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
3 / Nhịp thơ: 2/2/3. Nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm
trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang
ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị cha già kính
yêu của dân tộc.
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vai trò của sách và
cuộc sống:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động.
- Giải thích: Từ việc giải thích khái niệm…., học sinh nêu khái
quát nội dung ý kiến (“Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của
sách”: Biết thu nhận kiến thức từ sách vở, có niềm say mê khám
phá thế giới kiến thức phong phú của sách; “Cũng để cho cháu đủ

thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”:
chú trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc
sống xung quanh, tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp
của thế giới tự nhiên cũng như của con người. Đoạn thư là lời tâm
sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhà
giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách
vở và cuộc sống).

0,50
0,50

Điểm
3,0

7,0
0,50
0,50

0,50


- Bàn luận:
+ Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp
lý (Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu con, mong
muốn con trưởng thành; lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng,
với nhà trường còn thể hiện mong ước của một người yêu thương,
quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ; nội
dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng: không phủ nhận vai trò quan
trọng của sách, của kiến thức văn hóa do sách vở mang lại, vì đó là
cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở, không có kiến thức văn hóa,

con người thiếu nền tảng tri thức; tuy nhiên, kiến thức cuộc sống
thực tiễn của con người cũng quan trọng không kém, bởi đó là “sự
bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết. Nó
cần thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc
vun đắp bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống, …).
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lý lẽ, dẫn chứng
phù hợp, có sức thuyết phục (vai trò của người thầy trong việc khơi
dậy tinh thần tự học, lòng ham hiểu biết khám phá, chiêm nghiệm
và “lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của học sinh. Đó
là điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều
trong đời sống; phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai
trò của kiến thức sách vở, hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn, …).
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản
thân (biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống,
quan tâm đến đời sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công
của mỗi con người; biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những
điều bình dị nhất của vạn vật quanh ta. Học kiến thức song song
với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là sự phát triển toàn
diện nhân cách của con người, ...).
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3,50

1,0

0,50

0,50

Đề 3.
Câu
Nội dung
Điểm
1 Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về câu chuyện (hoặc nơi) 3,0
lịch sử:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, 0,25
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt


2

các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động, ....
- Người anh hùng ấy sẽ nói em chuyện gì? (Hoặc đi thăm những
nơi nào?).
- Bàn luận: Khẳng định, bày tỏ thái độ, suy nghĩ ý nghĩa câu
chuyện (hoặc nơi được đến thăm).
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản
thân.
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cảm nhận về bản lĩnh của Hồ Xuân Hương
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề
cần nghị luận.
- Cảm nhận về bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
Bản lĩnh được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi,
phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống
hạnh phúc.
- Bàn luận bản lĩnh của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề 4.
Câu
1

Nội dung
1/
-Biện pháp tu từ ẩn dụ
+ “ngọn lửa”: sự tỏa sáng, sự hữu ích, thành công, cống hiến

cho đời, ….
+ “nước mắt”: đau đớn, khó khăn, đắng cay, …
 Muốn tỏa sáng, cống hiến, … cần phải biết tu dưỡng,

0,50
1,00
0,50
0,25
0,25
7,0
0,50
0,50

0,50
3,00

1,50
0,50
0,50
Điểm
3,0


2

chấp nhận khó khăn.
- Nhân hóa “thiêu”, “tự thiêu”: tự mình dấn thân vào khó
khăn để thử thách bản thân.
 Chỉ khi bản thân biết chấp nhận thử thách, chủ động dấn thân
đối mặt, tạo ra cơ hội, đương đầu với khó khăn thì mới có thành

công, sự tỏa sáng.
2/
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời, người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công”.
(“Nghe tiếng giã gạo” – Hồ Chí Minh)
- Tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” – A. Ostrovsky
- Câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.
- Câu chuyện: “Đẽo cày”, “đục đá”, “rèn sắt”, “cá chép vượt vũ
môn”, …
3/
- Phải biết đối mặt với những khó khăn, rèn luyện bản lĩnh,
tinh thần kiên quyết, luôn có ý chí phấn đấu để thành công, …
- Tự tạo ra cơ hội cho mình dù nó có khó khăn.
- Ra sức học tập, tích lũy kiến thức để đủ bản lĩnh, nền tảng
kiến thức đối mặt với những khó khăn.
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề một lần thất
bại:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút
ra bài học nhận thức và hành động.
- Giải thích: Thất bại là không đạt được kết quả, mục tiêu đã đề ra.
- Thất bại đó là gì.
- Bàn luận: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về thất bại bằng những lý lẽ,
dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.

- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản
thân.
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

7,0
0,50
0,50

0,50
0,50
3,00
1,0
0,50
0,50





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×