Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.49 KB, 16 trang )

Nhóm 1
Đề tài: Liên hệ công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại doanh nghiệp cụ thể
I. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm và mục tiêu của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu





Khái niệm
MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên
liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia
nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏii

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?
- Cần bao nhiêu?
- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?
- Khi nào nhận được hàng?





Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết,
bộ phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết. Hệ
thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết cho thích
hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động của môi
trường bên ngoài.
Mục tiêu



- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu.
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng. MRP xác định mức dự trữ hợp lý, đúng
thời điểm, giảm thời gian chờ đợi và những trở ngại cho sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí cung ứng nguyên vật liệu
- Theo dõi và quản lý tốt nhất toàn bộ hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, bộ
phận sản phẩm để phục vụ sản xuất.

1.2.

Cấu trúc cơ bản


Đơn hàng
Dự báo nhu cầu
SP

Những thay đổi

Lịch trình sản
xuất

Chương
trình máy
tính MRP

Lịch đặt hàng theo
kế hoạch

Xóa bỏ đơn hàng


Thiết kế SP
Sự thay đổi thiết
kế

Bảng danh mục
NVL

Báo cáo nhu cầu
NVL hàng ngày

Báo cáo kế hoạch

Báo cáo đơn hàng
thực hiện
Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ dự trữ NVL

Xây dựng hồ sơ
Các nghiệp vụ
dự trữ

-

Những thông tín này được thu nhập, phân loại và xử lý bằng chương trình máy
tính. ( phần mềm MRP)
Chúng được thu thập từ các tài liệu chủ yếu:

+ Lịch trình sản xuất

+ Bảng danh mục nguyên vật liệu.


+ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
-

Những yếu tố đầu ra chính là kết quả của MRP cần trả lời được các vấn đề cơ bản
sau:

+ Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại linh kiện phụ tùng nào?
+ Số lượng bao nhiêu?
+ Thời gian khi nào?
+ Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vaath liệu( MRP)
Như vậy, việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu(MRP) được bắt đầu lịch trình sản
xuất sản phẩm cuối cùng sau đó chuyển đổi thành nhu cầu các nguyên vật liệu chi tiết,
bộ phận cần thiết trong các giai đoạn khác nhau.


Các yêu cầu trong ứng dụng MRP

+ Có chương trình phần mềm MRP và đầy đủ hệ thống máy tính để tính toán và lưu trữ
thông tin có liên quan đến MRP.
+ Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ kĩ thuật có đủ trình độ và những năng lực sử
dụng sử dụng hệ thống máy tính và ứng dụng MRP trong quản lý cung ứng vật liệu.
+ Biết rõ về lịch trình sản xuất với các thông tin về thời điểm sản xuất, khối lượng và
chủng loại sản phẩm hoặc chi tiết cuối cùng cần có, các thông tin này cần phải được cập
nhật thường xuyên, liên tục nếu có sự thay đổi.
+ Có hệ thống danh mục nguyên vật liệu, chi tiết và bộ phận sản phẩm để tạo ra một sản
phẩm hoặc chi tiết cuối cùng của quá trình sản xuất.
+ Có hệ thống hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ, bao gồm các thông tin về tổng nhu

cầu, lượng tiếp nhận theo tiến độ, dự trữ sẵn có, nhà cung ứng, thời gian thực hiện đơn
hàng, kích cỡ lô hàng, các thông tin có liên quan khác… của từng loại nguyên vật liệu
chi tiết hay bộ phận sản phẩm.
+ Các báo cáo về tồn kho phải đầy đủ, chính xác đối với mỗi loại nguyên vật liệu, chi
tiết và bộ phận sản phẩm.
+ Nắm bắt chính xác và kịp thời gian cần thiết phải cung ứng hoặc sản xuất nguyên vật
liệu.
1.3. Trình tự hoạch định nhu cầu


Xây dựng MRP bắt đầu đi từ lịnh trình sản xuất sản phẩm cuối cùng, sau đó chuyển đổi
thành nhu cầu về các bộ phận chi tiết và nguyên liệu cần thiết. Trong những giai đoạn
khác nhau.
Từ sản phẩm cuối cùng xác định nhu cầu dự kiến về các chi tiết, bộ phận ở cấp thấp hơn
tuỳ theo cấu trúc của sản phẩm.
MRP tính số lượng chi tiết, bộ phận trong từng giai đoạn cho từng loại sản phẩm dự trữ
hiện có. Và xác định chính xác thời điểm cần phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất đối với
từng loại chi tiết, bộ phận đó.
1.3.1 Phân tích kết cấu sản phẩm
MRP tìm cách xác định mối liên hệ giữa lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng, lượng
tiếp nhận và nhu cầu sản phẩm. Mối quan hệ này được phân tích trong khoảng thời gian
từ khi một sản phẩm được đưa vào phân xưởng cho tới khi rời phân xưởng đó để chuyển
sang bộ phận khác. Để xuất xưởng một sản phẩm trong một vài ngày ấn định nào đó,
cần phải sản xuất các chi tiết, bộ phận hoặc đặt mua NVL, linh kiệm bên ngoài trước
một thời hạn nhất định. Quá trình xác định MRP được tiến hành theo các bước sau:
Sơ đồ 1: Phân tích kết cấu sảm phẩm.
Như trên đã đề cập, phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được tiến
hành dựa trên việc phân loại nhu cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
Nhu cầu độc lập là nhu cầu sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng
đặt hoặc dùng để thay thế. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo

hoặc đơn hàng. Chất lượng của công tác dự báo kể cả dài hạn, trung hạn và ngắn hạn sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của MRP.
Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu thứ sinh chúng là những bộ phận, chi tiết,
nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng, nhu cầu
dự báo, đơn đặt hàng, kế hoạch, dự trữ và lịch trình sản xuất.
Để tính tổng nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc của sảm phẩm.
Cách phân tích dùng trong MRP là sử dụng kết cấu hình cây của sảm phẩm. Mã hàng
mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết, bộ phận cấu thành sảm phẩm.
Chúng được biểu hiện dưới dạng cấp bậc từ trên xuống dưới theo trình tự sản xuất và lắp
ráp sảm phẩm. Sử dụng kết cấu hình cây có những đặc điểm sau:
- Cấp trong sơ đồ kết cấu: Nguyên tắc chung cấp 0 là cấp ứng với sảm phẩm cuối
cùng. Cứ mỗi lần phân tích thành phần cấu tạo của bộ phận ta lại chuyển sang một cấp.


- Mối liên hệ trong sơ đồ kết cấu: Đó là những đường liên hệ giữa 2 bộ phận trong
sơ đồ kết cấu hình cây. Bộ phận trên gọi là bộ phận hợp thành và bộ phận dưới là bộ
phận thành phần. Mối liên hệ có ghi kèm theo khoảng thời gian (chu kỳ sản xuất, mua
sắm …) và hệ số nhân. Số lượng các loại chi tiết và mối liên hệ trong sơ đồ thể hiện tính
phức tạp của cấu trúc sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì sổ chi tiết, bộ phận càng
nhiều và mối quan hệ giữa chúng càng lớn. Để quản lý theo dõi và tính toán chính xác
từng loại NVL, cần phải sử dụng máy tính để hệ thống hoá, mã hoá chúng theo sơ đồ
cấu trúc thiết kế sản phẩm.
Kết quả của phân tích sơ đồ kết cấu sản phẩm cần phản ánh được số lượng các chi
tiết và thời gian thực hiện.
Ví dụ: Sản phẩm hoàn chỉnh được ghi ở cấp 0 trên đỉnh cây. Sau đó là những bộ
phận cần thiết để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh ở cấp 1. Sau đó mỗi bộ phận này lại
được cấu tạo từ những chi tiết khác và các chi tiết này được biểu diễn ở bậc cấp 2. Cứ
như vậy tiếp diễn để hình thành cây cấu trúc sản phẩm.

Khi phân tích có thể gặp trường hợp một bộ phận, chi tiết có mặt ở nhiều cấp trong

kết cấu của sản phẩm. Trong trường hợp như vậy ta áp dụng nguyên tắc học cấp thấp
nhất.


Theo nguyên tắc này tất cả các bộ phận, chi tiết, đó được chuyển về cấp thấp nhấy.
Nhờ đó tiết kiệm được thời gian và tạo ra sự dễ dàng trong tính toán. Nó cho phép chỉ
cần tính nhu cầu của bộ phận, chi tiết đó một lần và xác định mức dự trữ đối với chi tiết,
bộ phận cần sớm nhất chứ không phải với sảm phẩm cuối cùng ở cấp cao nhất.
Ví dụ: Sản phẩm cánh cửa thép của Xí nghiệp thép và vật liệu xây dựng Hà Nội
được phân cấp như sau :


Từ nguyên tắc này, Xí nghiệp có thể lên kế hoạch tổng quát với nhiều phương án
vật tư, sản xuất. Khi có đơn hàg cụ thể, dựa trên các nghiệp vụ đã thực hiện, Xí nghiệp
dễ dàng cho ra một lịch trình sản xuất hoàn chỉnh, có thể tiết kiệm chi phí một cách tối
đa. Cụ thể được phản ánh ở ví dụ trong phần II của bản chuyên đề..

1.3.3 Lập kế hoạch
Các tài liệu chủ yếu thu thập thông tin: lịch trình sản sản xuất, bảng danh mục nguyên
vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm; hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.
Tất cả thông tin trên được thu thập, phân loại và xử lý bằng chương trình máy tính (Phần
mềm MRP)
Để lập kế hoạch (Sau khi đã được tổng đơn, xử lý trên phần mềm MRP)
phải dựa trên câu trả lời của nhưng câu hỏi sau:
• Cần đặt hàng hoặc sản phẩm những loại, nguyên vật liệu, chi tiết sản phẩm hay
linh kiện phụ tùng nào?
• Số lượng bao nhiêu?
• Thời gian khi nào?
• Trình tự hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP
Dựa vào các bước và cách thức tính toán các chỉ tiêu của quá trình hoạch định nhu cầu

nguyên vật liệu(MRP), có thể xây dựng biểu kế hoạch có dạng như sau:
STT Tuần
1
Hạng mục
2
Tổng nhu cầu

1 2 3 4 5 6 7 8


3
4
5
6
7

Lượng tiếp nhận theo tiến độ
Dự trữ sẵn có
Nhu cầu thực
Lượng tiếp nhận đơn đặt hàng
Lượng đặt hàng phát ra theo kế hoạch

II. Thực trạng công tác hoách định nhu cầu nguyên vật liệu trong Việt Tiến
2.1 Giới thiệu về công ty
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công
ty” – tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông
Sâm Bảo Tài – một doanh nghân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên
diện tích 1.513 m2 với 65 máy may gia đình và khaongr 1000 công nhân.
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái BìnhDương kỹ nghệ công
ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise.

Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi
tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định : Thành lập Tổng
công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt
May Việt Nam.
Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến;
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION;
Tên viết tắt : VTEC .
Sản phẩm chính của Viettien là dòng sản phẩm thời trang công sở, một số mang
phong cách thời trang thoải mái, tiện dụng.
Ngoài ra Việt Tiến có các công ty con khác như:
Việt Long: Một số mang phong cách thời trang công sở, một số mang phong cách
thời trang thoải mái, tiện dụng.
TT - up: Dòng sản phẩm thời trang, sành điệu.
San Sciaro: Thời trang cao cấp mang phong cách Ý.
Smart- Casual: thừa hưởng thuộc tính lịch lãm, chỉnh chu của Việt Tiến nhưng bổ
sung thêm thuộc tính thoải mái và tiện dụng cho người mặc.
Vee Sandy: thời trang thông dụng giành cho giới trẻ, năng động.
Hiện nay công ty May Việt Tiến bao gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty
liên kết, với tổng số CBCNV là 21.600 người. Bên cạnh các lĩnh vực hoạt động đa dạng


khác như: Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; Sản xuất và kinh
doanh nguyên vật liệu phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ
ngành may công nghiệp; Đầu tư và kinh doanh tài chính… Thì các sản phẩm may mặc
mang Thương hiệu Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển, mở rộng sản phẩm để đáp ứng
nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.
2.2 Thực trạng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong Việt Tiến
2.2.1 Quy trình thực hiện thực tế

Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm ( Mô hình như ảnh)
Bước 2: Tính tổng nhu cầu :
Để may 1 bộ vest hoàn chỉnh cần : Vải chính: 3 mét , vải lót: 2 mét. Vải phối : 1
mét. Cúc áo : 1 bộ 4 chiếc Cúc quần: 2 chiếc Chỉ may: 2 cuộn
Tháng 4/2016 có đơn hàng đặt may 100 bộ vest , vậy tổng nhu cầu cần :
Vải chính: 300 mét , vải lót: 200 mét. Vải phối : 100 mét. Cúc áo : 400 chiếc Cúc
quần: 200 chiếc Chỉ may: 200 cuộn
Bước 3: Tính nhu cầu thực:
Trong kho còn 100c cúc quần, 160 cuộn chỉ, 120 mét vải chính, 40 mét vài lót: Có
thể cần thêm 10 chiếc cúc quần, 40 chiếc cúc áo phòng trường hợp.
Vậy Nhu cầu thực sẽ là : Vải chính: 180 mét , vải lót: 160 mét. Vải phối : 100
mét. Cúc áo : 440 chiếc Cúc quần: 110 chiếc Chỉ may: 40 cuộn
Bước 3: Xác định thời gian phát đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
Thời gian hẹn trả hàng cho khách là tháng 6/2016, vậy thời gian phát đơn đặt
hàng là ngaysau ngày khách đặt hàng phải bắt đầu thực hiện ngay đơn hàng. Chuẩn bị
đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết và bắt tay vào sản xuất.



2.2.2 Các kết quả thu được đóng góp trong quá trình sản xuất
Như ta đã biết, chi phí NVL và ĐTLĐ sử dụng trong sản xuất NVL thường chiếm
một tỷ lệ lớn (60 - 80%) trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Thực hiện giảm chi phí NVL sẽ làm tốc độ vốn lưu động quay nhanh hơn và tạo điều
kiện quan trọng để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, mỗi công đoạn từ việc quản lý quá
trình thu mua, vận chuyển bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL đều trực tiếp tác động đến
chu trình luôn chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác hoạch định, nhiệm vụ và kế hoạch cung ứng NVL là điều
kiện không thể thiếu, cung cấp kịp thời, đồng bộ NVL cho quá trình sản xuất, là cơ sở để
sử dụng và dự trữ NVL hợp lý. Tiết kiệm ngăn ngừa hiện tượng tiêu hao, mất mát, lãng
phí NVL. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình kinh doanh chiến lược NVL thì việc tồn tại NVL dự trữ là những
bước đệm cần thiết đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của doanh nghiệp, các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất kinh doanh đến
đâu thì mua NVL đến đó mà cần phải có NVL dự trữ. NVL dự trữ không trực tiếp tạo ta
lợi nhuận nhưng lại có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên
tục. Do vậy nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn. Nếu dự trữ
quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây ra hàng loạt các hậu
quả tiếp theo.
Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường
xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh.
Quản trị và sử dụng hợp lý chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn
thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh đều là hệ quả của nhiều yếu tố
chứ không phải chỉ do quản trị, hoạch định NVL. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực


của một số doanh nghiệp trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ tình hình nguyên
vật liệu là một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cuối cùng của họ.
Tóm lại hoạch định nguyên vật liệu làm cho
-

Mức độ thỏa mãn của khách hàng thăng lên nhờ đáp ứng dduocj kế hoạch giao hàng

-

Phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường

-

Sự dụng tốt hơn hơn lao động và thiết bị


-

Lấp kế hoạch và lịch trình tồn kho tốt hơn

-

Mức độ tồn kho giảm mà mức phục vị khách hàng không giảm

2.3 Đánh giá hoạt động hoạch định
2.3.1 Ưu điểm của hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại công ty Việt Tiến
- Doanh nghiệp có nhu cầu về nguyên vật liệu rât lớn, hàng loạt nghiệp vụ kinh tế
phát sinh mặt khác do việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trên máy tính còn chưa
được chú trọng nên trình tự hoạch định nhu cầu theo 4 bước áp dụng thực tế là hợp lý
- Đối với công tác hoạch định nói chung, doanh nghiệp tổ chức hoạch định nhu
cầu trước khi hoạch định khả năng cung ứng. Trong khả năng cung ứng đã đặc biệt chs
trọng đến khả năng cung ứng theo chủng loại và số lượng. Đây là 2 yếu tố quan trọng
trong quá trình hoạch định cung ứng. Vì thế mà doanh nghiệp có điều kiện quản lí tốt
việc nhập xuất NVL. Thực hiện hệ thống định mức NVL, do đó tiết kiệm được chi phí
NVL mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Trong công tác thu mua NVL, phòng cung ứng vật tư của doanh nghiệp có trách
nhiệm quản lí chặt chẽ ngay từ khâu giá cũ, số lượng, kiểm tra chất lượng, vật liệu trước
khi lập phiếu nhập kho
- Về bảo quản, dự trữ NVL thì doanh nghiệp đều dự trữ ở mức hợp lí không gây ứ
đọng quá nhiều
- Doanh nghiệp đã dựa vào vai trò, công dụng vật liệu kết hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của mình để phân chia NVL.
2.3.2. Nhược điểm
- Thời gian giao hàng cố định: MRP giả định thời gian giao hàng là cố định, thực
tế thời gian giao hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

- Khó kiểm soát thay đổi thiết kế.
- MRP không tính đến tình huống bị quá tải
- Nhược điểm lớn nhất của MRP là chưa liên kết với kế hoạch yêu cầu năng lực
tại thời điểm lập kế hoạch, nên MRP có khi phải điều chỉnh tại thời điểm đã bắt đầu thực
hiện một số công đoạn sản xuất, dẫn đến sự chậm trễ hoặc dư thừa hàng tồn kho. Do
không liên kết với yêu cầu năng lực nên MRP sử dụng thời gian chờ (Lead time) được
định nghĩa trước cho từng mặt hàng , cho các công đoạn sản xuất và nguồn lực một cách


độc lập với năng lực sản xuất của công ty. Vì vậy trong thời kỳ có nhiều đơn hàng,
nguồn lực sản xuất bị giới hạn thì MRP sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa yêu cầu và khả
năng đáp ứng sản xuất
2.4 Biện pháp
2.4.1 Khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh
Nghiên cứu chí ra rằng có 5 yếu tố đc yc để MRP thành công.
1. Họach định sự thực hiện
2. Sự hỗ trợ thích hợp của máy tính.
3. Dữ liệu chính xác.
4. Hỗ trợ từ quản lý.
5. Sự hiểu biết (kiến thức) của người sử dụng
- Họach định sự thực hiện là một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cố gắng nào của
MRP. Không may là có quá nhiều công ty nhảy vào và bắt đầu thực hiện MRP mà không
có sự chuẩn bị đầy đủ. Sau đó, sự lộn xộn và hiểu nhầm xuất hiện khi những vấn đề phát
sinh. Họach định thực hiện nên bao gồm đào tạo quả lý cấp cao, chọn một giám đốc dự
án, bổ nhiệm một nhóm đại diện cho từng bộ phận của công ty, chuẩn bị mục tiêu, xác
định lợi nhuận kỳ vọng và chi phí, và cuối cùng là chi tiết kế hoạch hành động. Chỉ sau
khi kế hoạch này được chuẩn bị nên chọn máy móc (phần cứng) và phần mềm, cải tiến
độ chính xác của dữ liệu và thực hiện các hoạt động khác. Vì vậy để thành công khi áp
dụng mô hình MRP, các nhà quản trị của Xí nghiệp may Việt Tiến cần tổ chức hoạch
định dự án chi tiết và cụ thể, tránh những nhầm lẫn, sai sót không đáng có.

- Sự hỗ trợ của hệ thống máy tính chắc chắn là một yếu tố cần thiết nhất để thực
hiên MRP. Ngày nay có gần 100 gói phần mềm MPR trên thị trường nên việc tìm hiểu
về gói hệ thống phần mềm MRP xí nghiệp sử dụng trước khi áp dụng vào công việc của
là điều tất yếu. Bên cạnh đó Việt Tiến cũng cần đầu tư chi phí nâng cao chất lượng công
nghệ, máy tính tại xí nghiệp, giúp nhân viên tiếp cận được các nền công nghệ cao hơn,
đem lại hiệu quả cao hơn trên thị trường.
- Một hệ thống MRP đòi hỏi cần có dữ liệu chính xác và khó có thể thu được dữ
liệu chính xác trên thị trường hiện nay. Việt Tiến cần ghi chép và lưu giữ số liệu trong
sản xuất một cách chính xác và xác thực và tránh quản lý các thông tin đó bằng một hệ


thống quản lý thông tin tùy tiện. Dữ liệu chính xác được đòi hỏi tới khi ra quyết định
dựa trên thông tin được cung cấp từ máy tính.
Nếu Việt Tiến không có không có hệ thống MPR sẽ cần để thiết lập sự chính xác
BOMs như là bước đầu tiên. Trong một vài trường hợp, BOMs thì điều kiện thấp đến
nỗi các công ty thật sự phải bắt đầu lại từ đầu. Trong một vài trường hợp BOMs có thể
có độ chính xác tương đối và chỉ cần cập nhật thêm dữ liệu. Một BOMs chính xác, 1 hệ
thống sẽ cần giữ theo hướng này. Điều này đòi hỏi sự thay đổi người điều phối ứng dụng
công nghệ. Người này có nhiệm vụ thay đổi BOMs. Người điều phối nên kiểm soát hiện
trạng của qui trình và đo lường sự cản trở bảo đảm chất lượng của thông tin BOMs.
Dữ liệu tồn kho của Việt tiến cần phải chính xác để cung cấp cho hệ thống MRP.
Ban dầu dữ liệu tồn kho tốt hơn BOMs, nhưng dữ liệu tồn kho trong sản xuất của xí
nghiệp được cải tiến. Cách tốt nhất để cải tiến và duy trì sự chính xác của hệ thống tồn
kho là Việt Tiến nên thiết lập hệ thống kiểm kê theo chu kỳ. Hệ thống kiểm kê này
không những được sử dụng để sửa chữa sai sót mà còn là cơ sở để cải tiến hệ thống số
liệu.
- Sự quan trọng hỗ trợ của quản lý để hệ thống MRP thành công luôn được nhấn
mạnh. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự hộ trợ của nhà quản lí cấp cao là chìa khóa
cho sự thực hiện thành công của hệ thống hơn là lời nói của miệng và sự hỗ trợ thờ ơ
trong 1 bộ phận quản lý “sự tham gia quản lý” và “cương vị lãnh đạo” sẽ tốt hơn 1 lời

nói suông. Nhà quản lí cấp cao của Việt Tiến phải tích cực quan tâm tới việc thiết lập và
vận hành hệ thống MRP. Họ phải tạo điều kiện về mặt thời gian, thay đổi cách điều hành
công ty. Nếu xảy ra trường hợp lãnh đạo cấp cao bắt buộc phải thay đổi thì lãnh đạo các
cấp khác cũng phải thay đổi theo yêu cầu của MRP.
- Yêu cầu cuối cùng cho sự thành công của hệ thống MRP đó là kiến thức của
người sử dụng ở tất cả các cấp của công ty. 1 hệ thống MRP đòi hỏi hoàn toàn gần như
là sản xuất mới. Mọi công nhân của công ty phải hiểu như thế nào họ phải biết được tác
động và nắm được vai trò và tránh nhiệm mới của họ. Khi phần mềm MRP được cài đặt,
chỉ một vài quản lý chủ chốt của xí nghiệp cần được đào tạo. Nhưng khi hệ thống bắt
đầu được sử dụng, tất cả mọi vị trí giám sát, quản lí cấp trung và quản lí cấp duối cần
hiểu được MRP gồm những mặt bên trong và bên ngoài của sản suất. Xí nghiệp may
Việt Tiến cần tuyên truyền nâng cao hiểu biết nhân lực trong doanh nghiệp, đồng thời
mở các khóa đào tạo, mời các chuyên gia về hệ thống MRP về giảng dạy các kiến thức
quan trọng liên quan đến hệ thống này
2.4.2 Nâng cao vị thế cạnh tranh khi hội nhập
Phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân


Kế hoạch NVL của xí nghiệp có thể bị phá vỡ do rất nhiều nguyên nhân khác
nhau. Giữa các cấp trong cấu trúc của sảm phẩm có mối quan hệ đáp ứng thoả mãn nhu
cầu về NVL, chi tiết rất chặt chẽ cả về mặt số lượng và thời gian cung cấp. Sự thay đổi
của một loạt NVL trên thị trường hay một bộ phận ở một cấp có thể dẫn tới phá vỡ các
hợp đồng cung cấp sảm phẩm chio Việt Tiến.
Vì vậy việc tìm kiếm, phát hiện các bộ phận gốc gây ra sự phá vỡ đó để có thể
điều chỉnh kịp thời là một trong những biện pháp đảm bảo cho hệ thống MRP mà Việt
Tiến áp dụng thích ứng với những thay đổi của môi trường. Để có thể nâng cao vị thế
cạnh tranh trên thị trường hội nhập, Việt Tiến cần phải nghiên cứu, xem xét mối quan hệ
trên từng cấp giữa các bộ phận và tình trạng về mặt thời gian trong cấu trúc sảm phẩm,
phát hiện những bộ phận nhạy cảm nhất, dễ xảy ra thay đổi để chủ động dự kiến trước
và có những biện pháp phòng ngừa, điều chỉnh, bổ sung làm cho hệ thống MRP luôn

hoạt động tốt.
Cập nhật thông tin.
Khi Việt Tiến có những công việc mới thì hệ thống phần mềm MRP mà xí nghiệp
đang sử dụng cần phải được đổi mới. Những sự thay đổi này có thể là sự thay đổi xảy ra
trong lịch trình sản xuất, hồ sơ dự trữ hoặc kết cấu sảm phẩm hay khi có sự thay đổi về
thiết kế sảm phẩm… Có hai cách tiếp cận đó là cập nhật thường kỳ (hệ thóng tái tạo) và
cập nhật liên tục chúng khác nhau ở tần số cập nhật, đổi mới thông tin.
Nhược điểm của hệ thống tái tạo là có nhiều thông tin bị lạc hậu nhưng chi phí lại
nhỏ và có thể những nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong cùng một thời kỳ tự triệt tiêu
lẫn nhau, không mất sức lực và thời gian để thay đổi hệ thống. Để khác phục nhược
điểm này, Việt Tiến cần thường xuyên cập nhật thông tin trên thị trường, thường xuyên
kiểm định độ tin cậy của thông tin mà xí nghiệp đang có và đang sử dụng, tăng cường
trao đổi thông tin giữa các cấp, các bộ phận trong xí nghiệp.
Thiết lập khoảng thời gian bảo vệ
Áp dụng trong Việt Tiến, thực chất đó là xác định một khoảng thời gian phải giữ
ổn định không có sự thay đổi MRP, nhằm ổn định hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu. Sự ổn định của hệ thống MRP thu được nhờ có khoảng thời gian bảo vệ. Đồng
thời, sự bảo vệ đó cũng ngăn thông tin nội bộ của Việt Tiến bị khai thác bởi các đối
tượng bên ngoài, tránh rò rỉ các thông tin quan trọng liên quan tới công việc kinh doanh
của xí nghiệp.
Chẳng hạn khi xí nghiệp may Việt Tiến xác định trong khoảng thời gian 4 tuần, 8
tuần không có sự thay đổi, đây có thể coi như những hàng rào chắn về mặt thời gian để


đảm bảo sản xuất ổn định. Sau khoảng thời gian đó mới cho phép có sự thay đổi trong
hệ thống MRP. Trong khoảng thời gian này, khi có sự thay đổi một loại hàng nào đó sẽ
dùng một bộ phận có sẵn và nhờ đó kế hoạch sản xuất không thay đổi.




×