Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Nghiên cứu biến động thành phần và mật độ thực vật phù du trên sông hậu đoạn từ thốt nốt đến ô môn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.75 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

KHẢO SÁT BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN VÀ
MẬT ĐỘ THỰC VẬT PHÙ DU (PHYTOPLANKTON)
TRÊN SÔNG HẬU ĐOẠN TỪ THỐT NỐT ĐẾN Ô MÔN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.s NGUYỄN XUÂN LINH

NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG
MSSV:1153040013
LỚP: ĐH NTTS K6

i

Cần Thơ, 07/2015


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn


khổ của đề tài “Khảo sát biến động thành phần và mật độ thực vật phù du (Phytoplankton) trên
Sông Hậu đoạn từ Thốt Nốt đến Ô Môn thành phố Cần Thơ”.

Sinh viên thực hiện
(chữ ký)

.....................................................
Nguyễn Hoàng Đông

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu biến động thành phần và mật độ thực vật phù du trên Sông Hậu đoạn từ Thốt Nốt đến Ô
Môn thành phố Cần Thơ từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015. Kết quả đã định danh được 110 loài thuộc
4 ngành tảo, trong đó ngành tảo khuê (Bacillariophyta) có 47 loài chiếm 42,7%, tảo lục (Chlorophyta)
với 35 loài chiếm 31,8%, tảo lam (Cyanophyta) gồm 20 loài chiếm 18,2% và ít nhất là tảo mắt
(Euglenophyta) với 8 loài chiếm 7,27%. Tảo khuê chiếm số lượng loài cao nhất ở tất cả các thủy vực.
Mật độ trung bình ở 3 điểm khảo sát dao động trong khoảng từ 33.498 cá thể/lít đến 49.820 cá thể/lít.
Thốt Nốt là điểm có mật độ trung bình cao nhất với 49.820 cá thể/lít, thấp nhất là Ô Môn đạt 33.498 cá
thể/lít.
Hàm lượng các yếu tố thủy lý như nhiệt độ dao động từ 28,5 đến 30,50C, pH từ 7,0-7,5, độ trong từ 45
đến 68 cm. Hàm lượng các muối dinh dưỡng hòa tan như: TAN đạt giá trị từ 0,09-0,33 mg/L, NO3- từ
0,22-036 mg/L, P043- từ 0,48-0,81 mg/L.
Thủy vực Cái Sắn có nồng độ của NO3- dao động trong khoảng 0,26-0,50 mg/L. Nồng độ cao nhất ở
lần thu thứ 2 của NO3- là 0,5 mg/L thấp nhất là ở lần thu thứ 5 với 0,22mg/L. Nồng độ PO43- cao nhất
ở lần thu mẫu thứ 2 và thấp nhất ở lần thu mẫu thứ 3 chỉ đạt 0,62 mg/L. TAN biến động không lớn qua
các lần thu đạt từ 0,08-0,20 mg/L.Thủy vực Thốt Nốt có các muối dinh dưỡng NO3-, PO43-, TAN lần
thu thứ 2 nồng độ cao nhất lần lượt là 0,34 mg/L, 0,58 mg/L, 0,10 mg/L thì mật độ tảo đạt cao nhất là
110.114 cá thể/lít và mật độ thấp nhất ở lần thu đầu tiên là 23.793 cá thể/lít thì các muối NO3-, PO43-,

TAN cũng giảm. Ô Môn có nồng độ NO3- và mật độ phiêu sinh thực vật cao nhất ở lần thu mẫu thứ 2
lần lược là 0,45 mg/L và 93.704 cá thể/lít so với nồng độ NO3- và mật độ phiêu sinh thực vật thấp nhất
ở lần thu thứ 3 lần lượt là 0,1 mg/L và 29.198 cá thể/lít. Qua kết quả trên cho thấy sự phát triển của
phiêu sinh thực vật phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng muối hòa tan trong cả 3 thủy vực. Hầu hết khi
nồng độ muối dinh dưỡng cao thì mật độ phiêu sinh thực vật phát triển mạnh và ngược lại.
Từ khóa: thực vật phiêu sinh, thành phần, mật độ, môi trường, thành phố Cần Thơ.

iii


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - trường Đại Học
Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở trường.
Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Xuân Linh - Khoa Sinh Học Ứng
Dụng - trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, động viên và
giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành tiểu luận này.
Cuối cùng em xin chúc quí thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - trường Đại Học Tây
Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng con đường cống hiến cho sự nghiệp giáo
dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các
bạn.

Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

NGUYỄN HOÀNG ĐÔNG

iv



TÓM TẮT
Nghiên cứu biến động thành phần và mật độ thực vật phù du trên Sông Hậu đoạn từ
Thốt Nốt đến Ô Môn thành phố Cần Thơ từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015. Kết quả đã
định danh được 110 loài thuộc 4 ngành tảo, trong đó ngành tảo khuê (Bacillariophyta)
có 47 loài chiếm 42,7%, tảo lục (Chlorophyta) với 35 loài chiếm 31,8%, tảo lam
(Cyanophyta) gồm 20 loài chiếm 18,2% và ít nhất là tảo mắt (Euglenophyta) với 8 loài
chiếm 7,27%. Tảo khuê chiếm số lượng loài cao nhất ở tất cả các thủy vực.
Mật độ trung bình ở 3 điểm khảo sát dao động trong khoảng từ 33.498 cá thể/lít đến
49.820 cá thể/lít. Thốt Nốt là điểm có mật độ trung bình cao nhất với 49.820 cá thể/lít,
thấp nhất là Ô Môn đạt 33.498 cá thể/lít.
Hàm lượng các yếu tố thủy lý như nhiệt độ dao động từ 28,5 đến 30,50C, pH từ 7,07,5, độ trong từ 45 đến 68 cm. Hàm lượng các muối dinh dưỡng hòa tan như: TAN đạt
giá trị trung bình từ 0,09-0,17 mg/L, NO3- từ 0,25-037 mg/L, P043- từ 0,33-0,83 mg/L.
Thủy vực Cái Sắn có nồng độ của NO3- dao động trong khoảng 0,26-0,50 mg/L. Nồng
độ cao nhất ở lần thu thứ 2 của NO3- là 0,5 mg/L thấp nhất là ở lần thu thứ 5 với
0,22mg/L. Nồng độ PO43- cao nhất ở lần thu mẫu thứ 2 và thấp nhất ở lần thu mẫu thứ
3 chỉ đạt 0,62 mg/L. TAN biến động không lớn qua các lần thu đạt từ 0,08-0,20
mg/L.Thủy vực Thốt Nốt có các muối dinh dưỡng NO3-, PO43-, TAN lần thu thứ 2
nồng độ cao nhất lần lượt là 0,34 mg/L, 0,58 mg/L, 0,10 mg/L thì mật độ tảo đạt cao
nhất là 110.114 cá thể/lít và mật độ thấp nhất ở lần thu đầu tiên là 23.793 cá thể/lít thì
các muối NO3-, PO43-, TAN cũng giảm. Ô Môn có nồng độ NO3- và mật độ phiêu sinh
thực vật cao nhất ở lần thu mẫu thứ 2 lần lược là 0,45 mg/L và 93.704 cá thể/lít so với
nồng độ NO3- và mật độ phiêu sinh thực vật thấp nhất ở lần thu thứ 3 lần lượt là 0,1
mg/L và 29.198 cá thể/lít. Qua kết quả trên cho thấy sự phát triển của phiêu sinh thực
vật phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng muối hòa tan trong cả 3 thủy vực. Hầu hết khi
nồng độ muối dinh dưỡng cao thì mật độ phiêu sinh thực vật phát triển mạnh và ngược
lại.
Từ khóa: thực vật phiêu sinh, thành phần, mật độ, môi trường, thành phố Cần Thơ.


v


MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH ...............................................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 1
1.2

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 1

1.3

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 1

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản của Thành Phố Cần Thơ.......................................... 2
2.1.1 Điều kiện tự nhiên cúa Thành Phố Cần Thơ ........................................................ 2
2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản trên sông Hậu đoạn qua Thành Phố Cần Thơ................ 2
2.2 Một số nghiên cứu phiêu sinh thực vật trên sông Hậu ............................................ 2
2.3 Đặc điểm chung của các ngành tảo xuất hiện trong môi trường nước ngọt ............. 3
2.3.1 Ngành tảo Lam (Cyanophyta) ............................................................................. 3
2.3.2 Ngành tảo Mắt (Euglenophyta) ........................................................................... 3
2.3.3 Ngành tảo Lục (Chlorophyta) .............................................................................. 4
2.3.4 Tảo khuê (Bacillariophyta) .................................................................................. 4
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật thủy sinh............................... 5
2.4.1 Ánh sáng: ............................................................................................................ 5
2.4.2 Nhiệt độ: ............................................................................................................. 5
2.4.3 Nguồn dinh dưỡng: ............................................................................................. 5

2.5 Vai trò và tác hại của một số phiêu sinh thực vật.................................................... 6
2.5.1 Vai trò: ............................................................................................................... 6
2.5.2 Tác hại ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 7
3.1

Vật liệu và hóa chất ........................................................................................... 7

3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 7
3.2.1 Thời gian và địa điểm thu mẫu ............................................................................ 7
3.2.2 Phương pháp thu mẫu ......................................................................................... 8
3.2.3 Phân tích mẫu ..................................................................................................... 8
vi


3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................................... 10
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 11
4.1 Yếu tố môi trường tại các điểm khảo sát ...............Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Yếu tố thủy lý .................................................................................................... 11
4.1.2 Yếu tố thủy hóa ................................................................................................. 13
4.3 Mật độ thực vật phiêu sinh ở các điểm khảo sát ................................................... 16
4.4 Mối quan hệ giữa NO3- với sự phát triển của tảo ................................................. 17
4.4.1 Cầu Cái Sắn ...................................................................................................... 17
4.4.2 Thốt Nốt ............................................................................................................ 18
4.4.3 Ô Môn............................................................................................................... 19
CHƯƠNG 5: KẾ LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 20
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 20
5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 21
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 23

PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 26

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh tảo lam ...........................................................................................

3

Hình 2.2: Hình ảnh tảo mắt ......................................................................................... 3
Hình 2.3: Hình ảnh tảo Lục ......................................................................................... 4
Hình 2.4: Hình ảnh tảo khuê ..........................................................................................
Hình 3.1: Bản đồ địa điểm thu mẫu ............................................................................. 7
Hình 3.2: Cách lấy mẫu của buồng đếm Sedgewick Rafter ......................................... 9
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thành phần loài của 3 điểm khảo sát................................. 12
Hình 4.2: Một số hình ảnh các loài tảo chiếm ưu thế.................................................. 13
Hình 4.3: Mật độ trung bình phiêu sinh vật ở 3 thủy vực .......................................... 14
Hình 4.4: Mối quan hệ giữa NO3- với sự phát triển của tảo ở Cầu Cái Sắn ................ 15
Hình 4.5: Mối quan hệ giữa NO3- với sự phát triển của tảo ở Thốt Nốt...................... 16
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa NO3- với sự phát triển của tảo ở Ô Môn......................... 16

viii

4


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Thời gian và địa điểm thu mẫu .............................................................. …..7
Bảng 3.2: Mức độ xuất hiện của thực vật phù du theo thang chuẩn của Robinson... ..... 8

Bảng 3.3: Phương pháp thu và phân tích mẫu .............................................................. 9
Bảng 4.1: Nhiệt độ đo được tại các điểm khảo sát trên sông Hậu đoạn qua huyện
Thốt Nốt (oC) ............................................................................................................. 11
Bảng 4.2. Giá trị pH đo được tại các điểm khảo sát trên sông Hậu đoạn qua
huyện Thốt Nốt ......................................................................................................... 11
Bảng 4.3 Độ trong (cm) đo được tại các điểm khảo sát trên sông Hậu đoạn qua
huyện Thốt Nốt ......................................................................................................... 11
Bảng 4.4: Biến động yếu tố PO43- ............................................................................. 13
Bảng 4.6: Biến động yếu tố TAN ............................................................................ 14
Bảng 4.7: Thành phần loài tảo ở các điểm khảo sát ................................................... 15

ix


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước trên nhiều lĩnh vực
nông nghiệp trong đó có nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hằng năm kim ngạch xuất
khẩu cá tra, cá basa mang lại không nhỏ. Việc nuôi cá góp phần cải thiện đời sống
người dân bên cạnh đó cũng làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước, có thể dẫn đến
sự phát triển mất cân bằng một số loài trong đó có phiêu sinh thực vật. Phiêu sinh thực
vật đóng vai trò rất quan trọng trong thủy vực như làm mắc xích thức ăn đầu tiên
trong chuỗi thức ăn của thủy vực, cung cấp khí oxy thông qua quá trình quang hợp và
hấp thụ một lượng lớn nitơ trong thủy vực. Đồng thời, một số thực vật phù du còn là
sinh vật chỉ thị cho mức độ dinh dưỡng của môi trường nước.
Thực vật phù du có khả năng sinh sản nhanh, kích thước nhỏ, thành phần dinh dưỡng
cao thích hợp cho ương nuôi ấu trùng tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác, góp phần đáng kể
vào việc cân bằng sinh thái của thủy vực. Cùng với lợi ích mang lại thì nhiều loài thực
vật phiêu sinh có thành phần độc tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của những
động vật thủy sản. Qua sự phát triển của những quần thể tảo gây độc có thể đánh giá

năng suất và hiệu quả của thủy vực đó. Sự biến động của môi trường nước dẫn tới sự
biến đổi về thành phần loài và số lượng của thủy sinh vật trong thủy vực tự nhiên, làm
giảm sự phong phú và làm mất cân bằng sinh học.
Trên cơ sở đó, đề tài “Khảo sát biến động thành phần và mật độ thực vật phù du
(Phytoplankton) trên Sông Hậu đoạn từ Thốt Nốt đến Ô Môn thành phố Cần
Thơ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần và mật độ của từng ngành phiêu sinh thực vật trên đoạn sông
khảo sát. Từ đó có thể thấy được mối quan hệ giữa mật độ phiêu sinh thực vật và một
số chỉ tiêu của môi trường nước.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.
Định tính thành phần các giống, loài tảo thuộc các ngành tảo khác nhau trên sông Hậu
đoạn Thốt Nốt đến thành phố Cần Thơ.
Xác định được mật độ các loài tảo có trong thủy vực trên sông Hậu đoạn Thốt Nốt đến
thành phố Cần Thơ.

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản của Thành Phố Cần Thơ
2.1.1 Điều kiện tự nhiên cúa Thành Phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ sông
Cửu Long giữa một mạng lưới sông ngòi kênh gạch trải dài trên 55 km dọc bờ tây
sông Hậu, Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tổng diện tích tự
nhiên 1.400,96 km2, phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp,
Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Thành phố
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh, phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô

().
2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản trên sông Hậu đoạn qua Thành Phố Cần Thơ
Sông Hậu, đoạn sông qua Thốt Nốt-Cần Thơ là một tuyến sông có một hệ sinh thái đặc
trưng. Đây là một trong những tuyến quan trọng trong chiến lược phát triển về nông
nghiệp và thủy sản của thành phố Cần Thơ. Tại quận Ô Môn ngoài ngành trồng trọt,
thủy sản từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 472 ha, sản
lượng đạt 33.413 tấn chiếm 18,7% sản lượng toàn tỉnh (niên giám thống kê năm 2010).
Với lợi thế của vùng đất nằm cặp sông Hậu trải dài 3 phường (Phước Thới, Thới An,
Thới Long) nhiều mô hình nuôi được phát triển rộng khắp đặc biệt là cá tra thương
phẩm, khai thác có hiệu quả nguồn nước ven sông. Trong vài năm gần đây, số lượng
ao bè tăng cao, thả giống với mật độ cao dẫn tới dịch bệnh xảy ra và lây lan rộng, môi
trường nước ô nhiễm nặng nề hơn do thức ăn dư thừa, sử dụng thuốc-hóa chất không
hợp lý (Phạm Đình Đôn ,2007).
2.2 Một số nghiên cứu phiêu sinh thực vật trên sông Hậu
Trên sông Hậu có sự khác biệt lớn về số lượng và thành phần loài phiêu sinh thực vật
giữa các mùa trong năm. Vào mùa khô có sự hiện diện của 39 loài thuộc các ngành:
Cyanophyta (tảo lam) với 9 loài (chiếm 23,08%), Chrysophyta (tảo vàng kim) với 16
loài (chiếm 41,02%), Chlorophyta (tảo lục) với 9 loài (chiếm 23,08%) , Dinophyta (tảo
giáp) với 3 loài (chiếm 7,69%) và Euglenophyta (tảo mắt) với 2 loài (chiếm 5,13%).
Cuối mùa mưa với sự hiện diện của 96 loài trong đó ngành Chrysophyta có số loài cao
nhất (43 loài), ngành Chlorophyta với 28 loài, số còn lại thuộc các ngành Cyanophyta,
Dianophyta, Euglenophyta (Tổng cục Môi trường, 2010)
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002) sự phân bố của phiêu sinh thực ở hồ vùng đồng
bằng 600.000-200 triệu tế bào/lít, sông ở vùng đồng bằng mật độ thực vật phiêu sinh là
2


3.500-1,3 triệu tế bào/lít. Cũng theo tác giả trên thì sự phân bố phiêu sinh thực vật
theo chiều thẳng đứng giữa các tầng nước trong thủy vực cũng có sự phân biệt rất lớn.

Trong tầng nước mặt phiêu sinh thực vật có mật độ cao nhất do có ánh sáng chiếu vào.
Theo báo cáo của tổ chức kinh tế xã hội (1999), nguồn lợi thủy sản tại địa bàn 3 ấp của
huyện Ô Môn Cần Thơ tìm thấy 93 loài Phytoplankton. Nghiên cứu của Lâm Văn Tân
(2011) về thành phần và mật độ phiêu sinh thực vật trên sông Hậu tại quận Thốt NốtCấn Thơ, xác định được 250 loài gồm 5 ngành tảo chủ yếu là: tảo Bacillariophyta gồm
122 loài (chiếm 48%), tảo Chlorophyta gồm có 80 loài chiếm 32%, tảo Cyanophyta có
32 loài chiếm 13%, Euglenophyta có 14 loài chiếm 6% và Pyrrophyta co 2 loài chiếm
1%.
2.3 Đặc điểm chung của các ngành tảo xuất hiện trong môi trường nước ngọt
2.3.1 Ngành tảo Lam (Cyanophyta)
Ngành tảo lam còn được gọi là vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là những cá thể đơn bào
sống riêng lẽ hay tập đoàn có thể có dạng sợi, khối hay không có hình dạng nhất định.
Phân bố ở mọi nơi chịu được sự biến động lớn nhiệt độ trong ngày, có khả năng sống
ở nơi khô cằn, chúng tạo nên sự sống đầu tiên. Có nhiều loài gây độc như
Aphanizomenon, Microcystis có loài có giá trị dinh dưỡng cao như Spirulina (Vũ
Thành Lâm, 2006). Một số tảo lam khi nở hoa làm ảnh hưởng đến các loài thủy sinh
khác như làm cạn kiệt oxy hòa tan, gây độc với tôm cá như: Microcystis, Anabaena,…

Hình 2.1: Hình ảnh tảo lam (Spirulina)
2.3.2 Ngành tảo Mắt (Euglenophyta)
Cá thể dạng đơn bào, hình thoi, hình củ khoai lang nhọn ở phía sau, hình lá trầu, bầu
dục hay là tròn. Di chuyển nhờ vào chiên mao, một số loài sống bám khi gặp điều kiện
thuận lợi thì kết thành tập đoàn. Phân bố ở nước ngọt trong các ao vũng, ao mương có
nhiều chất hữu cơ. Khi tảo phát triển làm cho nước có màu xanh lục, màu đỏ, màu nâu
gọi là hiện tượng nở hoa. Thường xuất hiện vào mùa ấm, ở nhiệt độ cao, ánh sáng đầy
đủ. Chúng chỉ thị cho môi trường giàu chất hữu cơ (Dương Đức Tiến, 1997).

3


(a)


(b)

Hình 2.2: Hình ảnh tảo mắt: (a) Euglena (b) Phacus
2.3.3 Ngành tảo Lục (Chlorophyta)
Ngành tảo lục là ngành tảo đa dạng và lớn nhất trong tất cả các ngành tảo mà hiện nay
đã biết. Có khoảng 8000 loài đa phần sống nước ngọt (chiếm 90%), rất hiếm thấy ở
vùng nước lợ và nước mặn. Là nguồn chủ yếu cung cấp oxy và thức ăn cho động vật
trong thủy vực. Một số loài tảo (Chlorella) có hàm lượng protein và vitamin cao được
nuôi sinh khối để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc cải tạo ao nuôi cá mè hay làm
thức ăn để ương ấu trùng, làm thức ăn cho tôm, cá con. Bên cạnh đó, tảo Lục cũng gây
ra hiện tượng nở hoa: Chlorella, Chlamydomonas, tập đoàn Eudorina, Volvox.

(a)

(b)

Hình 2.3: Hình ảnh tảo Lục: (a) Apatococcus (b) Pediastrum
2.3.4 Tảo khuê (Bacillariophyta)
Tảo khuê (tảo silic) là những tảo có cơ thể đơn bào hay tập đoàn, tế bào tảo khuê có
nhiều hình dạng khác nhau: hình hộp tròn, hình trụ, hình trứng, hình hộp nhọn hai đầu,
hình chữ S, hình que,… Tảo khuê có khoảng 6000 loài phân bố đa dạng từ nước ngọt
đến nước lợ-mặn. Chúng sống trôi nổi phát triển mạnh gây hiện tượng nở hoa làm
nước có màu vàng nâu hay vàng lục. Một số loài tảo khuê xuất hiện ở môi trường nước
ngọt như: Melosira, Coscinodiscus, Navicula, Cyclotella, Niztchia,…

4


(a)


(b)

Hình 2.4: Hình ảnh tảo khuê: (a) Coscinodiscos (b) Navicula
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật thủy sinh.
2.4.1 Ánh sáng:
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phân tầng của thực vật thủy sinh, hầu hết các
Phytoplankton là sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn thức ăn, chúng thường tập
trung ở tầng mặt nước. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng cần carbon dioxide
(CO2) để làm nguyên liệu trong quá trình quang hợp, quá trình này sinh ra khí oxy
(O2). Chúng là nền tảng cho sự sống của nhiều loài sinh vật, sản xuất 1/2 lượng khí oxi
của thế giới và hấp thu lại khí carbon dioxide (CO2) độc hại.
2.4.2 Nhiệt độ:
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phần tầng của thực vật thủy sinh, nhiệt độ thích hợp
cho sự phát triển của thực vật thủy sinh là 15-30oC. Nhiệt độ cao làm tổn hại đến tế
bào, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sinh sản của tế bào tảo như: Chlamydomonas ở ôn
đới nếu nuôi ở nhiệt độ cao thì tảo không thể tạo ra giao tử (Vũ Ngọc Út, 2013).
2.4.3 Nguồn dinh dưỡng:
Chất dinh dưỡng môi trường nước thường tồn tại dưới dạng ion bao gồm: Nitrate
(NO3-) và Photphorous. Nitơ được sử dụng dạng NH4+ hoặc NO3-. Nồng độ đạm thích
hợp cho sự phát triển của tảo là 0,1-1 mg/l. Phosphat tồn tại dạng PO43- đây là thành
phần quan trọng cấu tạo acid nucleotit và adenosin phosphat hàm lượng lân thích hợp
cho tảo là 0,018-0,098mg/l. Phospho được coi là quan trọng hơn cả về phương diện
dinh dưỡng cho tôm, cá trong ao hồ và việc bón Phospho sẽ có lợi cho phiêu sinh cũng
như tôm cá (Vũ Ngọc Út, 2013).
Môt số loài tảo sẽ không phân cắt được nếu môi trường thiếu K (Chlorella) hoặc xảy ra
hiện tượng mất dịp lục tố. Ngoài ra, các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng của phiêu
sinh vật còn bao gồm: Carbon, Oxygen, Hidrogen, Phospho, Nitrogen, Sulfur,
Potassium, Sodium, Calxium, Magnesium, Iron, Mangan, Copper, Zinc, Boron, Cobalt
and Chloride (Lê Văn Cát và ctv, 2006).


5


2.5 Vai trò và tác hại của một số phiêu sinh thực vật
2.5.1 Vai trò:
Trong nuôi trồng thủy sản tảo được xem là mắc xích đầu tiên và rất quan trọng trong
chuỗi thức ăn. Nhiều loài tảo được các động vật phù du sử dụng làm thức ăn và chính
các động vật phù du này lại làm thức ăn cho tôm cá. Một số loài tảo có giá trị dinh
dưỡng cao như: Spirulina, Chlorella, Sketetonema, Navicula,… được nuôi sinh khối
để làm nguồn thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng tôm, cá.
Trong thủy vực, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, chúng sử dụng CO2 để làm
nguyên liệu cho quá trình quang hợp sản xuất khí O2 . Tảo là sinh vật sản xuất khí oxy
tự do rất cần thiết cho các hoạt động sống của các sinh vật khác trong thủy vực. Ngoài
ra, tảo còn chỉ thị cho môi trường ao nuôi, tảo có vai trò rất quan trọng trong quá trình
tự làm sạch thủy vực bị nhiễm bẩn như: tảo Lam, tảo Mắt thường xuất hiện trong môi
trường nước thải giàu dinh dưỡng. Tảo là nguồn tiêu thụ lượng đạm vô cơ mạnh nhất
trong môi trường nuôi, trong các thành phần đạm vô cơ thì tảo hấp thu nhiều nhất là
amoni chúng có thể làm giảm nồng độ tới 1-2 mgN/l. Nitrit và Nitrat cũng được tảo
hấp thụ trước khi đồng hóa thành phần tế bào chúng bị khử về ammoniac (Lê Văn Cát,
2006).
Một số loài tảo có giá trị kinh tế cao được sử dụng làm thức ăn và cung cấp năng
lượng, vì chúng chứa nhiều khoáng, vitamin, Carbohydrate và protein. Một số loài
được làm thức ăn như: Chlorella, Spirulina,… là thức ăn chính của nhiều loài cá,
nguyên sinh động vật, giáp xác và động vật thủy sinh (theo />2.5.2 Tác hại
Ngoài những lợi ít trên, tảo cũng có một số loài có hại trong nuôi trồng thủy sản như
một số loài tảo thuộc nhóm Prymnesium phát triển mạnh mẽ làm cho nước có màu
vàng nâu gây độc làm cá chết trong ao nuôi. Theo Uitzur và Shino (1970), độc tố này
là một dạng mỡ protein: glucolipid và galacto lipid. Ngoài ra, một số loài tảo có khả
năng nở hoa, tiết chất độc trong môi trường khi gặp điều kiện thuận lợi: Microcystis,

Aeruginnosa, Chlamydomonas, Oscilatoria, Euglena và tập đoàn Eudorina, Volvox.
Một số loài tảo có thể làm chết động vật như cừu, bò, ngựa, chim hoặc người sẽ bị đau
dạ dày nếu uống phải nước có chất độc được tiết ra từ tảo Microcystis. Chlorella có
thể gây dị ứng da (Bernstein và Safferman, 1970). Theo Nguyễn Văn Thành (2001), đã
xác định được 24 loài tảo gây độc thuộc 4 ngành, trong đó đáng chú ý là ngành tảo
Cyanophyta có 12 loài, 2 tảo thuộc ngành Chlorophyta có khả năng gây độc. Bên cạnh
đó, hầu hết các loài tảo lam tiết ra hai chất gây mùi chủ yếu ở cá da trơn là geosmin và
2-methylisoborneol như: Anabana, lynbya, Phorminium (theo Lê Văn Cát, 2006).
6


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu và hóa chất
Một số dụng cụ thu mẫu thực vật phiêu sinh gồm: lướt phiêu sinh thực vật mắt lưới
25-27 µm, xô nhựa 20 lít, can nhựa, chai nhựa 110 ml, Formol thương mại 38%, bút
lông dầu, giấy dán nhãn, …
Một số thiết bị, dụng cụ hỗ trợ phân tích mẫu: kính hiển vi, lame, lamelle, ống đong,
ống nhỏ giọt, buồng đếm Sedgwick Rafter, tài liệu phân loại thực vật thủy sinh và một
số dụng cụ và hóa chất khác trong phân tích.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm thu mẫu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 4 năm 2015. Mẫu được thu trên
sông Hậu đoạn từ Thốt Nốt tới quận Ô Môn thành phố Cần Thơ. Thời gian thu mẫu
được chia làm 6 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 ngày được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thời gian và địa điểm thu mẫu
Thời gian (7h-10h sáng)

Địa điểm

Lần 1


Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Cầu Cái Sắn

11/03

18/03

25/03

02/04

09/04

16/04

Cù lao Tân Lộc

11/03

18/03


25/03

02/04

09/04

16/04

Ô Môn

11/03

18/03

25/03

02/04

09/04

16/04

Cầu Cái Sắn

Cù lao Tân Lộc

Ô Môn

Hình 3.1: Bản đồ địa điểm thu mẫu (

7

vị trí thu mẫu)


3.2.2 Phương pháp thu mẫu
a. Thu mẫu môi trường
Đo độ trong, nhiệt độ và pH tại địa điểm thu mẫu.
Thu mẫu PO43-, NO3- và TAN : dùng xô nhựa 20 lít thu nhiều điểm ở sông sau đó
khuấy đều và thu vào cal nhựa 1 lít, bảo quản lạnh <4oC.
b. Thu mẫu thực vật phiêu sinh
Thu mẫu định tính: tại mỗi điểm thu mẫu dùng lưới phiêu sinh thực vật (mắt lưới 27
µm) kéo lưới nước tầng mặt sâu khoảng hết cánh tay vớt nhiều lần theo đường ziczac,
thu ở hai bên bờ sông và một điểm ở giữa sông để thu được đa dạng các thành phần
thực vật. Dùng formol thương mại 38-40% cố định mẫu về 4% bằng công thức
V1N1=V2N2. Đậy kính và dán nhãn mẫu vừa thu.
Thu mẫu định lượng: sử dụng xô 20 lít lấy nước ở nhiều nơi trong thủy vực sau đó cô
đặc qua lưới phiêu sinh đổ đầy vào chai nhựa 110 ml (cần phải xác định được lượng
xô nước đi qua lưới để tính hệ số cô đặc), cố định bằng formol 4%, đậy kính và dán
nhãn đem về phòng thí nghiệm phân tích mẫu. Dùng buồng đếm Sedgwick Rafter để
định lượng Phytoplankton.
Tất cả mẫu đều phải ghi nhãn: tên mẫu, thời gian thu mẫu, ngày thu, chỉ tiêu, …
Điểm thu:
Thời gian thu mẫu:
Ngày thu:
Chỉ tiêu:
Phương pháp thu:
3.2.3 Phân tích mẫu
a. Định tính:
Lấy lọ mẫu định tính ra khuấy đều hút cho lên lame 1-2 giọt đậy lamelle lại quan sát

dưới kính hiển vi ở vật kính 4x, 10x, 40x. Trong quá trình quan sát sử dụng tài liệu
The plankton of south viet nam (Unknown Binding-1966) để định danh phân loại, trên
cơ sở đó đánh giá tần số xuất hiện các giống, loài ưu thế của từng ngành.
Tần số xuất hiện của các giống, loài tảo cũng được ghi nhận để biết được độ phong
phú của từng loài theo thang chuẩn của Scheffer Robinson (1939, trích dẫn Vũ Ngọc
Út, 2013).

8


Bảng 3.2: Mức độ xuất hiện của thực vật phù du theo thang chuẩn của Robinson:
ttt

Tần số xuất

Mức độ đánh giá

hiện
>60%

Nhiều (+++)

30-60%

Vừa (++)

<30%

Ít (+)


b. Định lượng
Khuấy đều lọ mẫu sau đó dùng ống nhỏ giọt hút nước mẫu cho vào buồng đếm
Sedgewick Rafter sau đó đếm toàn bộ số phiêu sinh thực vật có trong mẫu. Mẫu được
đếm 3 lần, mỗi lần 180 ô (9 hàng dọc): 3 hàng dọc ở đầu, 3 hàng dọc ở khoảng giữa và
3 hàng dọc ở cuối buồng đếm (mỗi hàng dọc 20 ô). Số lượng thực vật nổi được đếm
theo từng ngành và được xác định mật độ theo công thức Boyd và Tucker (1992):

Hình 3.2: Cách lấy mẫu của buồng đếm Sedgewick Rafter
T x 1000 x Vcđ (ml)
Số lượng tảo (cá thể/ml) =

A x N x Vthu (ml)

Trong đó:
A là diện tích 1 ô đếm (1 mm2)

Vcđ là thể tích mẫu cô đặc (ml)
N là số ô đếm được

T là số lượng cá thể đếm được
Vthu là thể tích mẫu nước thu (ml)

9


c. Môi trường
Bảng 3.3: Phương pháp thu và phân tích mẫu
Chỉ tiêu

Phương pháp thu mẫu


Phương pháp phân tích

Nhiệt độ

Đo bằng nhiệt kế

Đọc và ghi số liệu trực tiếp từ nhiệt
kế

Độ trong (cm)

Đĩa Secchi đường kính 20cm

Đo và ghi nhận trực tiếp tại hiện
trường

pH

Bộ test pH

So sánh màu chuần, đọc chỉ số

TAN

Thu mẫu và bảo quản lạnh <4oC

Phương pháp Indophenol blue

NO3-


Thu mẫu và bảo quản lạnh <4oC

Phương pháp Salycilate

P-PO43-

Thu mẫu và bảo quản lạnh <4oC

Phương pháp Molybden blue

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được sử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

10


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Yếu tố môi trường tại các điểm khảo sát
4.1.1 Yếu tố thủy lý
a. Nhiệt độ
Qua bảng 4.1 tại các điểm khảo sát nhiệt độ giữa các đợt khảo sát biến động không
lớn. Nhiệt độ tương đối cao trung bình khoảng 29,2-29,60C, nhiệt độ thấp nhất và cao
nhất dao động trong khoảng từ 28,5-30,50C. Nhiệt độ trong cùng đợt khảo sát tại các
điểm khảo sát chêch lệch nhau từ 0,5-1,50C. Kết quả giống với kết quả của Trương
Quốc Phú và ctv, (2003), nhiệt độ đo được vào buổi sáng trên tuyến Sông Hậu vào
mùa khô dao động từ 28- 300C.
Bảng 4.1: Nhiệt độ đo được tại các điểm khảo sát trên sông Hậu đoạn qua huyện
Thốt Nốt (oC)
Nhiệt độ


Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Trung bình

Cái Sắn

28,5

29,0

29,0

30,0

30,0

28,5

29,2±0,7


Thốt Nốt

29,0

29,5

29,5

30,0

30,0

29,0

29,5±0,5

Ô Môn

29,0

30,0

30,5

29,0

29,5

30,0


29,6±0,5

Như vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển tốt. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt
độ cao là do thời gian khảo sát vào tháng 3 đến tháng 4 là thời điểm mùa khô nên nhiệt
độ luôn giữ ở mức tương đối cao. Ngoài ra, năng lượng ánh sáng mặt trời là nguồn
cung cấp nhiệt chính trong thuỷ vực, do đó sự thay đổi nhiệt độ của nước trong thủy
vực gắn liền với cường độ chiếu sáng mặt trời trong ngày.
b. pH
Qua kết quả khảo sát tại 3 điểm cho thấy pH trung bình khoảng 7,0-7,4 (Bảng 4.2).
Khoảng pH này thích hợp cho sự phát triển của thực vật phiêu sinh. pH cao nhất ở Cái
Sắn đạt giá trị 7,4±0,3 và thấp nhất tại Thốt Nốt đạt 7,3±0,2.
pH tại điểm Thốt Nốt có giá trị thấp nhất, vì đây là nơi giao nhau giữa đoạn sông Hậu
với nhiều ao nuôi cá tra chảy ra liên tục do đó nguồn nước ảnh hưởng đến giá trị pH,
bên cạnh đó thời điểm thu mẫu vào lúc sáng sớm nên cường độ ánh sáng yếu dẫn đến
sự quang hợp của thuỷ sinh vật còn ít. Trong khi đó, pH tại điểm thu mẫu Cái Sắn có
giá trị pH cao nhất vì địa điểm thu mẫu tại đây là ngã ba sông lớn, dòng nước chảy
mạnh nên lượng oxy hoà tan cao dẫn đến pH cao, mặc khác vào thời điểm thu mẫu lúc
10h trưa nắng là điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp xảy ra, cho nên giá trị pH
cao so với điểm Ô Môn và Thốt Nốt. Sự biến động của pH tại 3 điểm trên còn phụ
thuộc vào sự phát triển của tảo và phụ thuộc vào đặc tính thổ nhưỡng của từng vùng.
11


Bảng 4.2: Giá trị pH đo được tại các điểm khảo sát trên sông Hậu đoạn qua
huyện Thốt Nốt
pH

Lần 1


Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Trung bình

Cái Sắn

7,0

7,5

7,5

7,5

7,5

7,5

7,4±0,3

Thốt Nốt


7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0±0,0

Ô Môn

7,5

7,5

7,0

7,5

7,0

7,5

7,3±0,2


Theo Zarouk (1996), Khả năng chịu được pH của đa số các loài tảo rất rộng từ 6-11,
pH thích hợp cho sự phát triển của tảo là 7-9. Kết quả này thấp hơn so với Báo cáo của
Tổng cục Môi trường (2010), vào giai đoạn mùa khô, giá trị pH có khuynh hướng tăng
(pH> 7,5) tại các điểm đo ở vùng hạ lưu Sông Hậu nhưng không đáng kể.
c . Độ trong
Độ trong đo được tại các điểm khảo sát qua các đợt thu mẫu dao động trong khoảng từ
45 đến 68 cm, trung bình dao động từ 54±7 đến 61±7 cm (Bảng 4.3). Độ trong của các
điểm thu mẫu khác biệt không lớn, chêch lệch 4-14 cm. Ô Môn là điểm có độ trong
thấp nhất trong tất cả các đợt thu mẫu so với hai điểm còn lại. Tuy nhiên, độ trong này
không ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng của các phiêu sinh thực vật vì đa số các
tảo thu thuộc tầng mặt nước.
Bảng 4.3: Độ trong (cm) các điểm khảo sát trên sông Hậu
Độ trong

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6 Trung bình

Cái Sắn

56


65

50

68

65

58

60±7

Thốt Nốt

53

58

50

60

58

56

56±7

Ô Môn


45

50

58

55

64

59

54±7

Thủy vực Ô Môn là điểm có độ trong thấp nhất trong tất cả các đợt thu mẫu so với hai
điểm còn lại, vì đây là nơi tập trung khu đông dân cư chất thải từ khu dân cư và chợ
ảnh hưởng lớn đến độ trong của thủy vực. Ngoài ra, thủy vực Cái Sắn có giá trị cao
nhất nguyên nhân là do ảnh hưởng của nội đồng vùng Vĩnh thạnh chảy ra sông, nằm
trong vùng nhiễm khoèn nên có lượng ion kim loại cao dẫn đến độ trong cao.Độ trong
giữa các đợt khác nhau nguyên nhân là do ảnh hưởng của thủy triều lúc thu mẫu. Theo
báo cáo tổng cục môi trường, (2010), Độ đục của sông Hậu giao động Hậu giao động
từ 112 – 6 NTU, kết quả phân tích mẫu cho thấy giá trị độ đục khá thấp và không có

12


sự khác biệt lớn giữa các điểm đo vào giai đoạn mùa khô. Nhưng giữa mùa mưa và
mua khô sự khác biệt độ đục là rất lớn.
4.1.2 Yếu tố thủy hóa
Bảng 4.4: Biến động yếu tố PO43Lần 1


Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Trung bình

Cái Sắn

0,92

0,98

0,62

0,65

0,88

0,92

0,83±0,15

Thốt Nốt


0,21

0,58

0,30

0,27

0,23

0,36

0,33±0,14

Ô Môn

0,45

0,76

0,40

0,50

0,48

0,43

0,50±0,13


Qua kết quả phân tích hàm lượng PO43- trung bình trong thí nghiệm dao động trong
khoảng 0,33-0,83 mg/L (hình 4.1). Hàm lượng lân hòa tan giữa các điểm không khác
biệt nhiều. Tại Cái Sắn có hàm lượng lân hòa tan cao nhất dao động từ 0,62 mg/L đến
0,98 mg/L và thấp nhất tại Thốt Nốt dao động trong khoảng 0,21 mg/L đến 0,58 mg/L.
Kết quả này giống với kết quả quan trắc của tổng cục môi trường (2010), hàm lượng
PO43- tại các điểm trên sông Hậu ở mùa khô từ 0,23 mg/L đến 0,68 mg/L. Còn tại các
nhánh sông dao động từ 0,23 mg/L đến 1,19 mg/L. Kết quả của giá trị hàm lượng lân
đo được đã phản ánh môi trường có nguồn dinh dưỡng trung bình vì theo Chapman
(1997), đối với môi trường thuỷ sản thì hàm lượng lân hoà tan phải lớn hơn 0.005 mg/l
và không vượt quá 2.0 mg/l vì ở nồng độ này tảo sẽ phát triển rất mạnh. Giá trị PO43tại các điểm đo được trên sông Hậu đều ở mức thấp chưa gây ra hiện tượng phát triển
bùng phát của tảo.
Bảng 4.5: Biến động yếu tố NO3Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Trung bình

Cái Sắn

0,36


0,5

0,31

0,41

0,26

0,36

0,37±0,08

Thốt Nốt

0,07

0,34

0,21

0,31

0,24

0,33

0,25±0,10

Ô Môn


0,25

0,45

0,20

0,38

0,30

0,28

0,31±0,09

Hàm lượng NO3- biến động không lớn qua từng thủy vực và có nồng độ trung bình
nằm trong khoảng 0,25-0,37 mg/L. Hàm lượng đạm hòa tan có giá trị cao nhất ở Cái
Sắn và thấp nhất ở Thốt Nốt. Theo kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ
Ngọc Út, nồng độ đạm khảo sát trên sông Hậu dao động trong khoảng 0,1-1 mg/L.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cao hơn báo cáo của tổng cục môi trường (2010),
nồng độ các thành phần dinh dưỡng như N-NH4+, N-NO2- tại các điểm quan trắc trên
13


sông Hậu, sông Tiền và các nhánh sông đều không phát hiện (N-NO2- < 0,003 mg/L và
N-NH4+ < 0,1 mg/L) hoặc ở một vài điểm giá trị các thông số này tuy phát hiện nhưng
ở mức rất thấp.
Bảng 4.6: Biến động yếu tố TAN
Lần 1

Lần 2


Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Trung bình

Cái Sắn

0,08

0,14

0,20

0,19

0,18

0,19

0,16±0,05

Thốt Nốt

0,07


0,10

0,10

0,09

0,10

0,07

0,09±0,02

Ô Môn

0,16

0,24

0,15

0,14

0,21

0,11

0,17±0,05

Hàm lượng TAN biến động không lớn qua từng thủy vực, trung bình dao động trong

khoảng 0,09 mg/L đến 0,17 mg/L. Ở Ô Môn có hàm NH4+ cao nhất, kế đến là thủy vực
Cái Sắn có hàm lượng trung bình và ở thủy vực Thốt Nốt có hàm lượng thấp nhất.
Hàm lượng TAN đo được tại các điểm khảo sát chưa vượt quá mức cho phép, theo
Boyd (1998), thì hàm lượng NH4+ lớn hơn 2 mg/L môi trường sẽ giàu dinh dưỡng và
tảo sẽ phát triển rất mạnh. Kết quả hàm lượng TAN đo được cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Trương Quốc Phú và ctv., (2003), hàm lượng NH4+ qua các tháng thu
mẫu trên sông Hậu vào mùa khô chỉ đạt 0.1±0.05 mg/L.
4.2 Thành phần loài thực vật phiêu sinh trên sông Hậu đoạn từ Thốt Nốt đến Ô
Môn thành phố Cần Thơ
7,27%
8 loài
18,18%

42,73%
Tảo Khuê

20 loài
47 loài

Tảo Lục
Tảo Lam
Tảo Mắt

35 loài
31,82%

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thành phần loài của các điểm khảo sát

14



Qua kết quả phân tích định tính thực vật phiêu sinh trên sông Hậu đoạn từ Thốt Nốt
đến Ô Môn thành phố Cần Thơ từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015 ghi nhận được sự
xuất hiện của 110 loài thuộc 4 ngành tảo trong đó ngành tảo khuê (Bacillariophyta) có
47 loài chiếm 42,73%, tảo lục (Chlorophyta) với 35 loài chiếm 31,82%, tảo lam
(Cyanophyta) gồm 20 loài chiếm 18,18% và ít nhất là tảo mắt (Euglenophyta) với 8
loài chiếm 7,27% (Hình 4.1).
Bảng 4.7: Thành phần loài tảo ở các điểm khảo sát
Tảo Khuê

Tảo Lục

Tảo Lam

Tảo Mắt

Tổng

Cái sắn

21

17

13

5

56


Thốt Nốt

26

20

11

4

60

Ô Môn

24

17

12

3

56

Tại 3 điểm khảo sát thành phần loài phiêu sinh thực vật khác biệt không lớn dao động
từ 56-60 loài/điểm. Tại địa điểm cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt) có số loài thu được cao
nhất là 60 loài, nguyên nhân là do đây là nơi tập trung nhiều ao nuôi cá tra nhất cung
cấp nguồn chất hữu cơ rất lớn giúp cho tảo phát triển mạnh và thấp nhất ở Ô Môn và
Cái Sắn có 56 loài vì nơi đây không tập trung ao nuôi cá tra nên có mật độ thấp hơn
thủy vực Thốt Nốt . Ở cả 3 điểm thu thì ngành tảo khuê chiếm ưu thế nhất dao động từ

21-26 loài, kế đến là ngành tảo lục chiếm từ 17-20 loài, tảo lam có từ 11-13 loài và
thấp nhất là tảo mắt có 8 loài.
Kết quả này giống với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích (2013) khảo sát biến động
thành phần thực vật phiêu sinh trên sông Hậu vào tháng 3 xác định thành phần loài
thực vật phiêu sinh cao nhất với 108 loài gồm 5 ngành tảo xuất hiện trên sông Hậu bao
gồm tảo khuê có 58 loài, tảo lục có 24 loài, tảo lam có 10 loài, tảo giáp và tảo mắt có 8
loài.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả khảo sát thành phần loài phiêu
sinh thực vật của Lê Văn Tân (2011), khảo sát được 250 loài, trong đó tảo khuê chiếm
122 loài. Theo báo cáo của Tổng cục môi trường (2010), vào mùa khô trên sông Hậu
hiện diện 39 loài, của 5 ngành Cyanophyta, Bacillariophyta (tảo silic), Chlorophyta,
Dianophyta và Euglenophyta. Ngành tảo khuê chiếm ưu thế 16 loài.
Trong các giống tảo được xác định thì Coscinodiscus, Cyclotella của ngành tảo khuê,
giống Pediastrum của ngành tảo lục và giống Oscillatoria của ngành tảo lam là những
giống chiếm ưu thế nhất trong thủy vực.

15


(a)

(b)

(c)

(d)

Hình 4.2 Một số hình ảnh các loài tảo chiếm ưu thế
(a) Coscinodiscus (b) Cyclotella (c) Pediastrum (d) Oscillatoria
4.3 Mật độ thực vật phiêu sinh ở các điểm khảo sát

60000

49.820
50000

45.833

3,41%

33.498

19,76%

40000

27,41%
4,05%

30000

3,95%

29,76%

26,01%
28,40%

20000

28,72%

47,02%

10000
41,22%

40,25%

0
Cái Sắn

Thốt Nốt
Tảo Khuê

Tảo Lục

Tảo Lam

Ô Môn
Tảo Mắt

Hình 4.3: Mật độ trung bình phiêu sinh vật ở 3 thủy vực (cá thể/lít)

16


×