TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301
XỬ LÝ TRÙNG MẶT TRỜI
TRÊN CÁ TRA BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NGÂM DỊCH CHIẾT BẠCH HOA XÀ
(Plumbago zeylanica)
VỚI ĐỊNH KỲ XỬ LÝ KHÁC NHAU
Sinh viên thực hiện
PHẠM PHƯƠNG THẢO
Lớp NTTS 6
MSSV: 1153040075
Cần Thơ, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D602301
XỬ LÝ TRÙNG MẶT TRỜI
TRÊN CÁ TRA BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NGÂM DỊCH CHIẾT BẠCH HOA XÀ
(Plumbago zeylanica)
VỚI ĐỊNH KỲ XỬ LÝ KHÁC NHAU
Cán bộ hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Th.S Nguyễn Lê Hoàng Yến
Phạm Phương Thảo
Lớp NTTS 6
MSSV: 1153040075
Cần Thơ, 2015
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: “Xử lý trùng mặt trời trên cá tra bằng phương pháp ngâm dịch chiết
Bach hoa xà với định kỳ xử lí khác nhau”.
Sinh viên thực hiện: Phạm Phương Thảo
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Tiểu luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn.
Cần Thơ, ngày
Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)
Th.S Nguyễn Lê Hoàng Yến
tháng
năm 2015.
Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)
Phạm Phương Thảo
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết tiểu luận này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được ứng dụng cho bất cứ tiểu luận cùng cấp
nào khác.
Cần thơ, ngày
tháng
năm 2015.
Sinh viên thực hiện
(chữ kí)
Phạm Phương Thảo
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến sâu sắc đến cha mẹ đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho con học tập, dạy dỗ, lo lắng và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con vượt
qua mọi khó khăn để con được như ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Nguyễn Lê Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian theo dõi quá
trình tiến hành thí nghiệm và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Tạ Văn Phương đã dìu dắt lớp NTTS 6 trong suốt quá trình học tập và đã tạo
điều kiện tốt nhất cho em cùng các bạn hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
Quý thầy cô Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo và
truyền đạt những kinh nghiệm quý bàu trong các năm học vừa qua.
Toàn thể các bạn NTTS k6 đã luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
i
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết Bạch hoa xà lên cường
độ nhiễm trùng mặt trời trên cá tra giống bằng phương pháp ngâm và xử lí các chu kì
khác nhau: 1 ngày/lần, 2 ngày/lần và 3 ngày/lần với liều lượng 100g/m3. Bach hoc xà
được chiết xuất bằng 2 phương pháp: đun trong nước cất và ngâm cồn 700.
Kết quả thí nghiệm xác định được CĐN và TLN trùng mặt trời trên nhớt luôn cao hơn
trên mang và tác dụng của BHX làm giảm sự phát triển trùng mặt trời nhanh hơn tác
dụng trên mang. Dịch chiết BHX được chiết xuất bằng cồn, liều lượng 100g/m3, xử lí
với định kỳ 3 ngày/lần có tác dụng làm giảm CĐN trùng mặt trời nhanh hơn các
nghiệm thức khác. BHX có tác dụng tốt làm giảm CĐN trùng mặt trời nhất sau 6h xử
lí và mất tác dụng sau 9h xử lí. Trong thí nghiệm tỉ lệ sống của cá đạt khá cao từ 82% 88% ở các nghiệm thức xử lý BHX và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với ĐC.
Từ khóa: Cá tra, trùng mặt trời, Bạch hoa xà
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
Tóm tắt ..............................................................................................................................
Mục lục .............................................................................................................................
Danh sách hình ..................................................................................................................
Danh sách bảng .................................................................................................................
Danh sách từ viết tắt ..........................................................................................................
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu. ........................................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu. ................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học cá tra ........................................................................................ 3
2.1.1 Phân loại .......................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 3
2.1.3 Phân bố ............................................................................................................ 4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................ 4
2.2 Tình hình nuôi cá tra trong và ngoài nước ............................................................................. 5
2.2.1 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới ..................................................................... 5
2.2.2 Tình hình nuôi cá tra trong nước....................................................................... 5
2.3 Bệnh trùng bánh xe ( trùng mặt trời) ....................................................................................... 6
2.4 Tổng quan về cây Bạch hoa xà.................................................................................................. 7
2.4.1 Phân loại và hình thái ....................................................................................... 7
2.4.1.1 Phân loại .................................................................................................... 7
2.4.1.2. Hình thái ................................................................................................... 7
2.4.2 Phân bố ............................................................................................................ 8
2.4.3 Thành phần hóa học.......................................................................................... 8
iii
2.4.4 Dược tính của Bạch Hoa Xà. ............................................................................ 9
2.5 Tình hình sử dụng dịch chiết thảo dược trong thủy sản. .................................................. 10
2.5.1 Trên thế giới. .................................................................................................. 10
2.5.2 Tại Việt Nam .................................................................................................. 10
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 12
3.2 Vật liệu , dụng cụ và hóa chất ................................................................................................. 12
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 12
3.2.2 Dụng cụ .......................................................................................................... 12
3.2.3 Hóa chất ......................................................................................................... 12
3.3.3 Chăm sóc, quản lý thí nghiệm......................................................................... 13
3.3.4 Các chỉ tiêu cần xác định ................................................................................ 14
3.3.5 Thu hoạch....................................................................................................... 14
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 14
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 15
4.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm............................................................................... 15
4.1.1 pH .................................................................................................................. 15
4.2 CĐN và TLN trùng mặt trời trên cá Tra trong thí nghiệm .............................................. 16
4.2.1 Trùng mặt trời trên cá Tra trước khi xử lí Bạch hoa xà ................................... 16
4.2.2 Biến động cường độ nhiễm trùng mặt trời (trùng/lame) sau khi xử lí Bạch
hoa xà (BHX) .......................................................................................................... 17
4.2.4 Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức ......................................................................... 19
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................. 21
5.1 Kết luận.......................................................................................................................................... 21
5.2 Đề xuất ........................................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 22
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) ................................................. 3
Hình 2.2 Trùng bánh xe ................................................................................................... 6
Hình 2.3 Bạch hoa xà (Plumbagozeylanica) .................................................................... 8
Hình 2.4 Công thức hóa học của Plumbagin .................................................................... 9
Hình 4.1 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức....................................................................... 19
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm. ....................................................................... 13
Bảng 4.1 Sự biến động pH trong các nghiệm thức ......................................................... 15
Bảng 4.2 Mật độ trùng mặt trời trước khi xử lí BHX ..................................................... 16
Bảng 4.4 Phần trăm (%) Cường độ nhiễm trùng mặt trời theo thời gian ......................... 18
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm trùng mặt trời (%) của các nghiệm thức trong thời gian thí
nghiệm........................................................................................................................... 19
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. KST: Kí sinh trùng.
2. CĐN: Cường độ nhiễm.
3. TLN: Tỷ lệ nhiễm.
4. BHX: Bạch hoa xà.
vii
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1
Giới thiệu.
Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển đã và đang trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của quốc gia góp phần thành công trong công tác xóa đói giảm
nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện đời sống dân cư các vùng miền núi và
ven biển. Với hơn 1,9 triệu ha diện tích mặt nước, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát
triển nuôi trồng thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm 2012 đạt 4.337
nghìn tấn trong đó khai thác đạt 2.042 nghìn tấn, nuôi trồng đạt hơn 2.320 nghìn tấn
(Bộ Thủy Sản, 2012).
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá da trơn nước ngọt có giá trị xuất
khẩu cao, được nuôi phổ biến ở một số quốc gia như: Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Campuchia,… Ở Việt Nam đối tượng này được nuôi với quy mô công nghiệp ở một số
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền
Giang. So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu cá tra trong tháng 8/2014 tăng 1,2%, đạt
152,7 triệu USD. Tính đến hết tháng 8/2014, xuất khẩu cá tra đạt 1,12 tỷ USD (Tổng
cục Thủy Sản, 2014).
Hiện nay, trước nhu cầu xuất khẩu tăng cao việc tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng
thủy sản một cách ồ ạt đã khiến dịch bệnh ngày càng trở thành một vấn đề cho người
nuôi. Để xử lý vấn đề này, các loại hoá chất, kháng sinh được xem như biện pháp đầu
tiên được con người sử dụng để xử lý cho các loại thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng
các loại hoá chất, kháng sinh không đúng quy cách, liều lượng đang gây ảnh hưởng
lớn tới sinh thái môi trường. Bên cạnh đó, việc tồn dư kháng sinh còn ảnh hưởng rất
lớn tới sức khỏe của con người. Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thảo
dược đang được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý bệnh trên động vật thủy sản. Hơn
nữa việc sử dụng thảo dược có biên độ an toàn lớn, ít ảnh hưởng tới môi trường sinh
thái cũng như môi trường nuôi, đồng thời không ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người.
Một số hoạt chất thảo dược được hoạt động như chất kháng sinh, chất chống oxy hóa,
nhiều loại thảo dược đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống nói chung và thủy sản
nói riêng. Đã có một số nghiên cứu thảo dược trong thủy sản như: Bùi Quang Tề
(2006), đã phối hợp chiết xuất từ tỏi (Alliumsativum) và Sài đất (Weledia
calendulacea)để tăng cường hệ miễn dịch cho cá Tra chống mầm bệnh xuất huyết,
Huỳnh Kim Diệu (2011) sử dụng bột lá Xuân Hoa (Pseuderanthemumpalatiferum) để
tăng cường sức đề kháng giúp cá tăng trọng tốt hơn.chiết chất từ cây Hoàng Kỳ cũng
đã được thử nghiệm để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của cá Tra (Đặng Thị
Hoàng Oanh và Trần Thị Yến Nhi, 2011).
1
Thảo dược Bạch hoa xà cũng đã được ứng dụng nhiều trong y học, chúng có tác dụng
kháng khuẩn đối với các chủng Pseudomonas, Bacillus antracis,…Ngoài ra Bạch hoa
xà có khả năng làm giảm đáng kể các rối loạn vi tuần hoàn, các tổn thương gan thận ở
cá (Võ Văn Chi, 1997).
Qua các nghiên cứu về những thảo dược nên đề tài: “Xử lí trùng mặt trời trên cá tra
bằng phương pháp ngâm dịch chiết Bạch hoa xà với định kỳ xử lí khác nhau”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng phòng bệnh trùng mặt trời gây ra trên
cá tra bằng các định kỳ xử lí khác nhau.
Nội dung nghiên cứu.
Đánh giá sự ảnh hưởng của liều lượng dịch chiết Bạch hoa xà và định kì xử lí lên sự
biến động pH của môi trường, thành phần trùng mặt trời trên cá tra.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học cá tra
2.1.1 Phân loại
Theo Robert và Vidhayanon (1991), cá tra được phân loại sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichchthyes
Bộ: Siluriformer
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
Tên tiếng Việt: Cá tra
Tên tiếng Anh: Striped catfish
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Tại Đồng bằng sông Cửu
ngọt, sống ở các thủy vực
lợ với nồng độ muối thấp
(Phạm Văn Khánh, 2004),
Long, cá tra sống ở sông rạch, mương, ao, hồ vùng nước
nước chảy và nước tĩnh. Cá cũng có thể sống được ở nước
khoảng 10% và có thể chịu đựng được nước phèn pH > 4
pH thích hợp cho cá Tra từ 6,5 – 8,0.
Cá tra có răng nhỏ mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng nằm trên dường
vòng cung. Vây ngực có ngạnh, bụng có 8 tia phân nhánh, trong khi các loài khác có 6
tia (Phạm Văn Khánh, 1996).
Hình 2.1 Cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)
(Nguồn: canthotv.vn)
3
2.1.3 Phân bố
Cá tra phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Mekong, trên sông Mekong cá tra phân bố ở hạ
lưu và có thể sang tận Trung Quốc. Thông thường cá tra sống ở các sông lớn nhưng
cũng có thể sống ở những vùng nước tĩnh lẫn nước chảy (Uỷ Ban sông Mekong,
2005).
Trong tự nhiên cá tra phân bố rất rộng xuất hiện hầu hết các lưu vực tự nhiên của hệ
thống sông Cửu Long ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (Nguyễn
Chung, 2008). Ở nước ta, cá bột và cá giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền, cá
trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ,
rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, côn trùng (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Cá nuôi trong ao sử dụng các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám,
tấm. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long,
2003).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cỡ cá nhỏ tăng nhanh về chiều dài. Cá
tra bột hết noãn hoàn có chiều dài trung dài trung bình 1- 1,1cm sau 14 ngày ương đạt
2 – 2,3cm và trọng lượng là 0,34g (Trần Thanh Xuân, 1994 trích bởi Lưu Thanh Tùng,
2008).
Cá ương trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài 10 – 12cm và trọng lượng đạt 14 – 15g. Cá
nuôi trong ao đất được cung cấp đầy đủ thức ăn thì sau 6 tháng nuôi đạt khối lượng từ
1 – 1,2kg/con. Từ khoảng 2,5kg trở đi cá có mức tăng khối lượng nhanh hơn so với
tăng chiều dài cơ thể. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm, cỡ cá lớn nhất đã
gặp dài 1,8m (Nguyễn Văn Trọng, 1989 trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh, 2000).
Trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ có thể tới 25kg ở cá 10 năm tuổi (Dương Nhựt Long,
2003).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá tra là loài không sinh sản trong ao nuôi, chúng di cư sinh sản ngược dòng sông
Mekong, đẻ trứng dính và sinh sản 1 lần/năm.
Tuổi thành thục của cá đực là 2 năm tuổi và cá cái là 3 năm tuổi, trọng lượng lượng cá
thành thục lần đầu từ 2,5 – 3kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa
phận của Campuchia và Thái Lan. Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 – 7
dương lịch. Trong sinh sản nhân tạo ta có thể nuôi vỗ cho cá thành thục sớm và cho đẻ
sớm hơn trong tự nhiên.
4
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó
phân biệt cá đực, cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn
gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào.
Sức sinh sản của cá tra là 120.000 - 145.700 trứng/kg cá cái (Sở Thủy Sản An Giang,
2007).
2.2 Tình hình nuôi cá tra trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nuôi cá tra trên thế giới
Theo Nguyễn Huy Thông (2005), trong số cá loài cá nước ngọt và nước lợ trên thế
giới thì cá loài cá da trơn đứng thứ 5 về sản lượng. Hàng năm có khoảng 350.000 tấn
cá da trơn được nuôi với nhiều hình thức khác nhau: nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi xen
canh,… mặc dù có hơn 2.600 loài nhưng chỉ có 3 họ được nuôi phổ biến đó là họ cá
Nheo Mỹ Ictaluridae, họ cá Trê Clariidae và họ cá Tra Pangasiidae. Cá tra là một
trong 6 loài cá phổ biến ở Đông Nam Á một số nước như: Malaysia, Indonesia,.. đã
nuôi cá tra hiệu quả từ những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, một số nước đã nhập cá
tra để thuần hóa như vào năm 1969 Đài Loan nhập từ Thái Lan.
Tại Thái Lan, cá tra là loài rất quan trọng, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất thì có
50% số trại nuôi cá tra. Thái Lan là nước thành công đầu tiên trong sinh sản nhân tạo
cá Tra 1966, đến 1970 đã chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi. Năm 1978, Trung
Quốc và Philipin cũng nhập cá tra giống từ Thái Lan (Nguyễn Huy Thông, 2005).
Ở Campuchia thì cá tra chiếm 98%, trong 3 loài thuộc họ cá tra chỉ có 2% là cá Basa
và cá Vồ Đém. Trong đó, cá tra chiếm một nữa tổng sản lượng các loài cá thả nuôi.
Hệ thống nuôi thâm canh cá Tra trong ao được áp dụng rộng rãi ở Thái Lan,
Campuchia, Indonesia, Malaysia. Nuôi cá tra trong lồng bè cũng rất phổ biến ở
Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
2.2.2 Tình hình nuôi cá tra trong nước
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng nuôi thủy sản lớn nhất nước, diện tích
nuôi trồng chiếm khoảng 60% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước, sản lượng nuôi
trồng chiếm 65% và giá trị xuất khẩu chiếm 51% giá trị xuất khẩu cả nước. Đồng bằng
sông Cửu Long rất đa dạng về giống loài nuôi nhưng loài nuôi chiếm sản lượng nhiều
nhất chủ yếu là cá tra và cá Basa, hai loài này được nuôi tập trung ở những tỉnh đầu
nguồn Đồng bằng sông Cửu Long như An giang, Đồng Tháp và hiện nay được nuôi
rộng rãi sang các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Bến Tre.
Đến 2000, cá tra sinh sản nhân tạo cơ bản cung cấp đầy đủ giống cho người nuôi và từ
đó đến nay diện tích nuôi cũng như sản lượng đã không ngừng tăng lên.
Năm 2014 diện tích nuôi cá tra ước đạt 5.500ha (100% kế hoạch) và sản lượng đạt 1,2
triệu tấn (đạt 100% kế hoạch). So với năm 2013 diễn biến giá thu mua cá tra nguyên
5
liệu tương đối ổn định và theo hướng có lợi hơn cho người nuôi, là tín hiệu tốt để
người nuôi cá tra được yên tâm sản xuất.
2.3 Bệnh trùng bánh xe ( trùng mặt trời)
Theo Bùi Quang Tề (2001), các loài thuộc họ Trichodinidea kí sinh trên cá tra như
Trichodina acuta, Trichodina gasterostei, Trichodina mutabilis, Trichodina nigra,
Trichodina, Trichodina siluri, Tripactiella bulbosa, Tripactiellacopiose, Tripactiella
obtusa.
Hình 2.2 Trùng bánh xe
(Nguồn: canthotv.vn)
Trùng bánh xe có khả năng sống tự do trong nước từ 1- 1,5 ngày, ký sinh chủ yếu ở
mang, da và khoang mũi của cá (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004). Tỷ lệ cảm nhiễm ở cá
con rất cao và chúng gây thành dịch bệnh làm cá chết từ 50-90% trong ao nuôi (Tạp
chí sinh học, 1999). Ngoài ra, đây là nhóm ký sinh gây thiệt hại lớn cho ao cá nuôi.
Bệnh thường xảy ra ở thời điểm cuối mùa xuân đến mùa thu và nhiệt độ thích hợp từ
20-30oC. Trichodina kí sinh ở hầu hết các loài cá nhưng chúng chủ yếu gây bệnh và
làm cá chết ở giai đoạn cá hương, cá giống trong các ao nuôi có mật độ dày, điều kiện
sống không tốt, thức ăn thiếu thốn,...(Từ Thanh Dung, 2006).
Mặt bụng trùng bánh xe nhìn có dạng hình tròn, nhìn nghiêng có dạng hình chuông, ở
giữa có hạch lớn có hình móng ngựa và hạch nhỏ hình tròn. Trùng có 2-3 vòng tiêm
mao dùng để bơi trong nước. Trichodina bám vào mang cá nhờ các móc bám bằng
kitin ở mặt bụng.
Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (2000), cho rằng, nếu tỷ lệ cảm nhiễm 90-100%, cường
độ cảm nhiễm 20-30 trùng/thị trường 9x10 là rất nguy hiểm cho cá. Đàn cá phát bệnh
khi cường độ cảm nhiễm có 50-100 trùng/thị trường 9x10. Bệnh nặng cường độ cảm
nhiễm có khi đến 200-250 trùng/thị trường 9x10, trùng bám dày đặc trên da, vây và
mang cá. Cá bị bệnh nặng thường ngoi đầu lên mặt nước và lắc đầu nên được gọi là
6
“bệnh lắc đầu”. Những con bị bệnh nặng, mang đầy nhớt và bạc trắng, cá bơi lung
tung không định hướng, cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết, người nuôi
cá tra còn gọi là “bệnh trái.
Các loài trùng bánh xe thuộc giống Trichodina, Tripartiella, Trichodinella ký sinh chủ
yếu ở da, mang các gốc vây làm cho cá bị bệnh. Bệnh dễ phát sinh trong điều kiện
những ao nuôi cá tra với mật độ dày, môi trường nước dơ bẩn. Bệnh thường xảy ra ở
giai đoạn cá giống, bệnh thường xuất hiện và phát triển sau vài ngày trời u ám không
có nắng, nhiệt độ xuống thấp đặc biệt vào mùa mưa (Nguyễn Chung, 2008).
Cá mới nhiễm bệnh thường có hiện tượng: thân xuất hiện lớp nhớt màu trắng đục,
mang cá đầy nhớt, cá bệnh thường nổi đầu và tập trung nơi có nước chảy, cá thích cọ
mình vào thành bè vào những cột gỗ cắm dưới ao, cảm giác ngứa ngáy, đôi khi nhô
đầu lên mặt nước và lắc mạnh đầu. Cá có biểu hiện như lắc đầu, núp dạ cầu, lội đĩa,
một số con bơi lờ đờ quanh ao. Cá bệnh nặng bơi lờ đờ, mang cá bị phá hủy, cá bị ngạt
thở đảo lộn vài vòng, chìm xuống đáy ao rồi chết.
Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm ở cá con rất cao, gây thành dịch bệnh làm cá chết hàng
loạt, cá chết từ 90 – 100%. Bệnh nặng trùng bám dày đặc trên da, vây và mang cá (Bùi
Quang Tề, 2001).
2.4 Tổng quan về cây Bạch hoa xà
2.4.1 Phân loại và hình thái
2.4.1.1 Phân loại
Theo Võ Văn Chi (1997 ), hệ thống phân loại của cây Bạch hoa xà như sau:
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermae
Bộ: Caryophyllales
Họ: Plumbaginaceae
Chi: Plumbago
Loài: Plumbago zeylanica
Tên tiếng Việt: Đuôi công hoa trắng, Nhài công, Lài dưa, Bươm bướm, Cây mộng
mắt, Cây lá đinh, Bạch tuyết hoa, Pít pì khao (Tày), Co nhả cam (Thái).
Tên tiếng Anh: white-flowered leadwort.
2.4.1.2. Hình thái
Bạch hoa xà là một loài cây thân thảo sống dai, cao 0,3–0,7 m. Thân hóa gỗ, nhẵn, có
đốt và có khía dọc. Lá cây mọc so le, dài 5–9 cm, rộng 2.5–4 cm, hình trứng, nhọn
đầu, lá không có lông. Các lá đài hình trụ có cạnh, nhiều lông tuyến dính, có kích
7
thước 3–7 × 1–2 mm. Cụm hoa gồm nhiều hoa màu trắng, có đường kính 17–33 mm
và có ống trụ dài 12,5–28 mm. Bao hạt dài 7,5–8 mm và chứa các hạt màu nâu đen.
Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính. Cây ra hoa gần như
quanh năm, chủ yếu vào tháng 5 – 6.
Hình 2.3 Bạch hoa xà (Plumbagozeylanica)
(Nguồn: hocvienquany.vn)
2.4.2 Phân bố
Bạch hoa xà mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Tây Bengal và các nước ở vùng Đông
Nam Á, bao gồm Malyasia, Philippin, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia.
Ở Việt Nam, Bạch hoa xà vừa là cây hoang dại, vừa được trồng ở một số nơi. Cây mọc
rải rác ở các tỉnh miền Trung và Đồng bằng trung du Bắc Bộ. Tuy nhiên hiện nay chưa
phát hiện thấy cây thuốc này ở các tỉnh miền núi có độ cao trên 1000m. Bạch hoa xà là
cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Sau khi bị chặt đến sát gốc, phần còn lại tiếp
tục tái sinh thành cây mới (Nguyễn Tuấn Quang, 2003).
2.4.3 Thành phần hóa học
P. zeylanica là loài chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng. Các bộ phận khác nhau
của cây có chứa naphthaquinones, alkaloid, glycosides, steroid, triterpenoids, tannin,
plumbagin, các hợp chất phenolic, chất béo, dầu cố định và protein.
Plumbagin là hợp chất hóa học quan trọng nhất trong các hợp chất hóa học có trong P.
zeylanica và chứa nhiều trong rễ (chiếm 0,91%). Trong lá và rễ cây Bạch hoa xà phát
hiện được 13 hợp chất, trong đó Plumbagin là cấu phần chính (chiếm 37,47% trong lá
và 81,8% trong rễ). Điều này giải thích tác dụng kháng khuẩn cao của lá và rễ cây
BHX.
Plumbagin (C11H8O3) có tên hóa học là 5-hydroxy-2-methyl-1,4-naphthoquinone.
Plumbagin kết tinh hình kim màu vàng cam từ ethanol tan trong dung dịch kiềm, tan ít
trong nước nóng. Plumbagin cho màu đỏ với Fecl3 và cho dẫn chất acetyl màu vàng.
Bộ phận chứa plumbagin nhiều nhất là rể và được chiết xuất bằng ether, bốc hơi rồi
8
ngưng tụ trong nước nóng, để lạnh plumbagin sẽ kết tinh, tinh chế bằng cách kết tinh
trong alcol và ether, chất biplumbagin là một dimer của plumbagin.
Hình 2.4 Công thức hóa học của Plumbagin
Plumpagin kết tinh hình kim màu vàng cam từ ethanol tan trong các dung dịch kiềm,
tan ít trong nước nóng. Plumbagin cho màu đỏ với sắt ba chloride và cho dẫn chất
acetyl màu vàng. Bộ phận chứa plumbagin nhiều nhất là rễ được chiết xuất bằng ether,
bốc hơi rồi ngưng tụ trong nước nóng, để lạnh plumbagin sẽ kết tinh, tinh chế bằng
chất kết tinh lại trong alcol và ether, chất biplumbagin là một dimer của plumbagin.
Các đặc tính chữa bệnh của P. zeylanica là do plumbagin và các chất chuyển hóa thứ
cấp. Plumbagin đã thể hiện tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gram (+)
(Staphylococus, streptococcus và Pneumococcus), vi khuẩn gram (–) (Samonella,
Neisseria). Đây cũng là hoạt động chống lại một số nấm men, nấm (Candida,
Trichoplyton, Epidermophyton và Microsporum spp) và động vật nguyên sinh
(Leishmania).
2.4.4 Dược tính của Bạch hoa xà.
Cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica), có chất plumbagin kìm hãm sự phát triển của
S. aureus, Strep. Pyogenes và Pneumococcus, E. coli, S. typhi,… được dân gian dùng
chữa các bệnh ngoài da, vết loét, chữa ghẻ (Trương Thị Đẹp, 2009).
Plumbagin là một tác nhân làm viêm tấy và sát trùng tốt; nó kích thích mô cơ với liều
thấp và làm tê liệt với liều cao, gây co thắt mô cơ của quả tim, ruột và giun ký sinh,
kích thích sự tiết mồ hôi, nước tiểu và mật, còn có tác dụng kích thích đối với hệ thần
kinh.
Ở Trung Quốc, Bạch hoa xà thường dùng trị bệnh phong thấp đau nhức xương, da thịt
thâm tím; đau dạ dày, gan lách sưng phù; bệnh ngoài da, nhọt mủ, bong gân. Kinh
nghiệm dân gian dùng lá giã đắp chữa đinh nhọt rất đặc hiệu.
9
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị các bệnh ngoài da, khó tiêu, bệnh trĩ, phù toàn thân, làm
thành bột đắp với giấm, sữa hay muối và nước dùng đắp ngoài trị phong hủi và những
bệnh ngoài da khác, dịch sữa của cây dùng đắp trị ghẻ và mụn loét.
Chất Plumbagin trong Bạch hoa xà đã được Bộ Y Tế Liên Xô cũ cho phép dùng làm
chất bảo quản để chống vi khuẩn trong các loại nước uống không chứa rượu, làm chất
bảo quản các loại đồ hộp, rau quả (Đỗ Tất Lợi, 2008).
2.5 Tình hình sử dụng dịch chiết thảo dược trong thủy sản.
2.5.1 Trên thế giới.
Năm 1858, Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của Tỏi.
Năm 1944, Cavallito đã phân tích được hợp chất allicin trong Tỏi có công dụng như
thuốc kháng sinh.
Năm 1948, Marchado et al. đã chiết xuất từ Tỏi được Garcilin, chất này không có mùi
lưu huỳnh, không độc, ứng dụng tốt trong bệnh nhiễm trùng Shigella, Salmonella hoặc
các bệnh ký sinh trùng như giun Kim, giun Đũa, giun Tóc.
Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982, đã chứng minh nước tinh chất của Tỏi có
thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn.
Năm 1880, Davaine đã bắt đầu nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá Hồ đào đối với
Bacillus anthracis.
Pachanawan và ctv, 2008 chứng minh có thể sử dụng lá Ổi (Psidium guajava) để kiểm
soát dịch bệnh do Aeromonas hydrophyla gây ra trên cá rô phi.
Zheng và ctv, 2009 đã chứng minh khi thêm tinh dầu cây lá Thơm (Origanum
heracleoticum) vào khẩu phần thức ăn của cá nheo (Ictalurus punctatus) bị nhiễm
khuẩn (Aeromonas hydrophila) gây bệnh xuất huyết thì cá vẫn tăng trưởng tốt hơn so
với nhóm đối chứng, chức năng gan và các cơ quan nội tạng được cải thiện, hoạt động
chống oxy hóa của cá cũng tăng lên.
2.5.2 Tại Việt Nam
Từ thế kỷ XIV, Tuệ Tĩnh đã sử dụng nhiều thảo mộc như Tỏi, Hẹ, Tô mộc, hạt Cải,
Trầu không... để trị một số bệnh viêm nhiễm.
Từ giữa thế kỷ XX, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Ngữ (1956) trên 500 loài
cây thuốc, đã khẳng định rằng nhiều cây có tác dụng kháng khuẩn.
Theo Hà Ký và ctv, (1995) thực hiện trong chương trình KN 04 - 12 về nghiên cứu
một số loài thảo dược dùng để phòng trị bệnh trên cá. Bước đầu đã chọn được 9 loài
cây thuốc sau: rau Nghể, rau Sam, cây cỏ Sữa lá to, cỏ Sữa lá nhỏ, Sài Đất, Nhọ nồi,
Bồ công anh, cây Vòi voi, cây Diệp hạ châu có thể sử dụng trong phòng trị bệnh trên
động vật thuỷ sản.
10
Bùi Quang Tề và Lê Xuân Thành (2006) đã nghiên cứu thành công hai loại chế phẩm
thảo dược VTS1-C, VTS1-T phối chế từ các hoạt chất chiết tách từ Tỏi (Allium
sativum), Sài Đất (Weledia calendulacea) sử dụng phòng bệnh cho tôm cá, kết quả cho
thấy Tỏi, Sài Đất đều có tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn: V.parahaemolyticus, V.
harveyi, V. alginolyticus, A.hydrophyla, E. tarda và Hafnia alvei gây bệnh ở nước
ngọt, nước lợ mặn.
Gần đây khi nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết lá Trầu, Nguyễn Ngọc
Phước và ctv, (2006) kết luận rằng chất chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt các
loài nấm thuộc họ Lagenladium.
11
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 07 năm 2015
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm sản xuất giống Khoa Sinh học ứng
dụng - Đại học Tây Đô.
Phòng thí nghiệm Sinh hóa thủy sản- Thủy sản, Khoa sinh học ứng dụng, Trường Đại
học Tây Đô.
3.2 Vật liệu , dụng cụ và hóa chất
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Cá tra giống có dấu hiệu bị nhiễm trùng mặt trời, chiều dài thân trung bình từ 3-4 cm.
Nguồn thảo dược là cây Bạch hoa xà được hái ngoài tự nhiên.
3.2.2 Dụng cụ
Testkit, kính hiển vi, cốc thủy tinh, và một số dụng cụ cần thiết khác.
Bể composite 200 lít , bể 20 lít, vợt,…
3.2.3 Hóa chất
Cồn 70%, cồn 96% và nước cất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị vật liệu
Nguồn nước sử dụng bố trí thí nghiệm được lấy từ nước máy sinh hoạt của thành phố.
Hệ thống bể bố trí thí nghiệm là bể composit với thể tích 20 lít.
Nguồn cá: Mua tại trại sinh sản nhân tạo cá tra, kích cỡ chiều dài thân 3-5cm, chọn cá
khỏe, có kích cỡ đồng đều, không dị tật, nhanh nhẹn.
3.3.2 Chuẩn bị đối tượng cá thí nghiệm
Trước khi bắt đầu thí nghiệm, cá được lưu giữ và dưỡng 3 ngày giúp làm quen với
điều kiện sống trong bể, môi trường nước mới. Chọn những cá thể kích thước đồng
đều, màu sắc tươi sáng, không dị hình, dị tật để tiến hành bố trí. Cá chết được thay thế
bổ sung nhằm đảm bảo số lượng bố trí ban đầu (20 con/bể). Thức ăn trong thời gian
dưỡng cá là thức ăn công nghiệp 30-35% đạm.
3.3.3 Phương pháp chiết xuất BHX
Phương pháp I: Chiết xuất lá BHX bằng phương pháp đun với nước cất liều lượng
BHX là 100g/m3. Lá BHX đã được nghiền mịn với nước cất ở nhiệt độ 1000C và hãm
12
trong điều kiện này 15 phút. Tỷ lệ lá : nước là 1 : 1. Vắt lấy dịch chiết và thêm nước
cất vào cho đủ thể tích ban đầu, bảo quản ở 4 – 60C.
Phương pháp II: Chiết xuất bằng cồn 700 với liều lượng lá BHX là 100g/m3. Lá BHX
nghiền mịn cho vào bình thủy tinh, thêm cồn 700 vào với tỷ lệ cồn : lá là 1:1, ngâm
trong 8h. Sau đó vắt dịch chiết, thêm nước cất vào cho đủ thể tích ban đầu và đuổi hết
cồn bằng phương pháp phơi nắng, dịch chiết được trữ lạnh 4 – 60C để tiện sử dụng
trong nhiều ngày. Chú ý, dùng phương pháp ngửi để nhận biết cồn còn hay hết trong
bình chiết xuất.
3.3.4 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, 2 nhân tố là phương
pháp chiết xuất bằng dung môi khác nhau và định kỳ xử lý BHX khác nhau.
Nhân tố 1 là chiết xuất BHX bằng phương pháp đun với nước cất
Phương pháp đun lá Bạch hoa xà trong nước cất được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên
cứu của Trương Thị Đẹp (2005) về thực vật dược.
Nhân tố I1 là chiết xuất BHX bằng cồn 700
Phương pháp chiết xuất bằng cồn 70o dựa trên cơ sở kỹ thuật bào chế và sinh dược học
các dạng thuốc của Bộ Y tế (2008).
Bảng 3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm.
Định kỳ xử lí
STT
NT
Phương pháp chiết xuất
(liều lượng BHX 100g/m3)
1
Đ1
1 ngày/lần
2
Đ2
3
Đ3
3 ngày/lần
4
C1
1 ngày/lần
5
C2
6
C3
Đun với nước cất ở 100oC
Chiết xuất bằng cồn 70o
2 ngày/lần
2 ngày/lần
3 ngày/lần
3.3.5 Chăm sóc, quản lý thí nghiệm
Dịch chiết BHX được bổ sung vào bể có thể tích 10 lít nước thí nghiệm với liều lượng
100g lá/m3 (tương đương 1g/bể thí nghiệm) và cá được ngâm trong dịch chiết là 12h.
Trùng mặt trời theo dõi và xác định cường độ nhiễm sau khi bổ sung dịch chiết theo
các mốc thời gian 3h, 6h, 9h, 12h. Dịch chiết BHX được bổ sung xử lý định kỳ là 1
ngày/ lần, 2 ngày/lần và 3 ngày/lần theo từng nghiệm thức tương ứng.
13
Bắt đầu thí nghiệm cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 3035%. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào các mốc thời gian 7h và 17h, thay nước theo định kỳ
xử lí BHX.
3.3.6 Các chỉ tiêu cần xác định
Môi trường: pH xác định trước khi xử lí Bạch hoa xà và 3h, 6h, 9h, 12h sau khi xử lí
bằng teskit.
Ngoại kí sinh: quan sát định danh và xác định cường độ cảm nhiễm trùng mặt trời trên
cá gồm các bộ phận: cung mang, nhớt. Số lần quan sát là 5 lần/ ngày: trước khi xử lí
BHX và sau khi xử lí với các mốc thời gian 3h, 6h, 9h, 12h.
* Phương pháp thu trùng mặt trời (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2007).
Da: Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp nhớt trên da cho lên lame sạch rồi nhỏ 1 giọt nước
lên. Đậy lamen lại và quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 4 – 10X quan sát để tìm
trùng mặt trời.
Mang: Cắt rời cung mang, cạo nhớt trên cung mang rồi ép tiêu bản quan sát dưới kính
hiển vi ở vật kính 10 – 40X để tìm trùng mặt trời.
* Phương pháp xác định mức độ nhiễm của trùng mặt trời (Nguyễn Thị Thu Hằng,
2007).
Cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm trùng mặt trời được xác định theo công thức sau:
Tổng số cá nhiễm KST
Tỷ lệ nhiễm
=
×100
Tổng số cá kiểm tra
(3.1)
Số ký sinh trùng
(3.2)
Cường độ nhiễm
=
Lame/thị trường
3.3.5 Thu hoạch
Cá sau khi thu hoạch sẽ được đếm số lượng và tính tỷ lệ sống của cá.
Số cá thu hoạch
(3.3)
Tỷ lệ sống =
×100
Số cá thả
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính bằng phần mềm Microsolf Office (Excel) và xử lý thống kê sự khác
biệt bằng chương trình SPSS 16.0.
14