Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Khảo sát khía cạnh kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện cái nước tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.96 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 52620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI CÁI NƯỚC - CÀ MAU

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HOÀNG GIA
MSSV: 1153040021
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: 52620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KINH TẾ - KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI CÁI NƯỚC - CÀ MAU

Cán bộ hướng dẫn:


ThS. NGUYỄN HỮU LỘC
ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

Cần Thơ, 2015

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HOÀNG GIA
MSSV: 1153040021
LỚP: NTTS K6


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: Khảo sát khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Gia
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6.
Báo cáo đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo góp
ý của hội đồng bảo vệ tiểu luận tốt nghiệp ngày 22/07/2015.

Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2015
Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)

Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)

………………………..

……………………….


Ths. NGUYỄN HỮU LỘC

NGUYỄN HOÀNG GIA

…………………………
Ths. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ đã tạo điều kiện cho con học tập như ngày
hôm nay.
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Hữu Lộc
và Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết báo
cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học
Tây Đô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
tiểu luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự
tin.
Em chân thành cảm ơn cán bộ phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện
Cái Nước đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em khảo sát thu thập số liệu tại địa
phương.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị tại địa phương đã hướng dẫn em trong quá trình đi
khảo sát.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, luôn thành công trên con
đường cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị, cô chú tại phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Cái Nước và các anh, chị, cô, chú tại địa phương đã hướng
dẫn tạo điều kiện cho em đi khảo sát hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


i


TÓM TẮT
Tỉnh Cà Mau là một tỉnh nuôi tôm phát triển nhất Đồng bằng song Cửu Long, đặc biệt
là nghề nuôi tôm nước lợ và nuôi tôm theo mô hình thâm canh. Kinh tế thủy sản được
tỉnh xác định là mũi nhọn trong quá trình phát triển của mình, trong đó đối tượng tôm
thẻ chân trắng hiện đang được tỉnh quan tâm . Vì vậy, đề tài “ Khảo sát khía cạnh kinh
tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Cái Nước – Cà Mau”
được thược hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015 tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau.
Nội dung đề tài phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo
phiếu phỏng vấn soạn sẵn về những vấn đề khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, diện tích ao nuôi trung bình ở mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng thâm canh 0,32 ± 0,13 ha/ao. Tỷ lệ sống trung bình đạt 65,25 ± 41,65 %,
kích cỡ trung bình đạt 75,25 ± 61,03 con/kg. Năng suất trung bình là 4,75 ± 4,56
tấn/ha/vụ, tống chi phí trung bình là 121,3 ± 61,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận mang lại
trung bình 49,8 ± 83,2 triệu đồng/ha.
Người dân còn gặp nhiều trở ngại về nguồn vốn trong quá trình nuôi, chất lượng con
giống chưa được quản lý nghiêm ngặc gây thua lỗ cho người nuôi, chi phí nhiên liệu,
chi phí điện ngày càng tăng, dịch bệnh bùng phát, giá tôm không ổn định làm người
nuôi gặp khó khăn. Cần đề ra các biện pháp khắc phục để phát triển mô hình nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh lâu dài.
Từ khóa: Cà Mau, kinh tế, kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng.

ii


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
trong phạm vi của đề tài “Khảo sát hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm

thẻ chân trắng thâm canh tại Cái Nước – Cà Mau” và kết quả nghiên cứu này chưa
được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Ký tên

NGUYỄN HOÀNG GIA

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................. i
TÓM TẮT ..................................................................................................................ii
CAM KẾT KẾT QUẢ ............................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố ........................................................... 3
2.1.1 Phân loại ...................................................................................................... 3
2.1.2 Hình thái ...................................................................................................... 3
2.1.3 Phân bố ........................................................................................................ 4
2.2 Đặc điểm sinh học .............................................................................................. 4
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................... 4
2.2.2 Tập tính sống ................................................................................................ 4

2.2.3 Lột xác và sinh sản ....................................................................................... 5
2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước và tỉnh Cà Mau ........................... 6
2.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước .............................................. 6
2.3.2 Tình hình nuôi thủy sản tỉnh Cà Mau............................................................ 7
3.3.3 Sơ lược về huyện Cái Nước .......................................................................... 7
2.3.4 Tình hình nuôi tôm huyện Cái Nước............................................................. 8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 9
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 9
3.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 9
3.3.1 Số liệu thứ cấp .............................................................................................. 9
3.3.2 Số liệu sơ cấp ............................................................................................. 10
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................................. 10
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 12
4.1 Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau ............................ 12
iv


4.2 Kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng .................................... 13
4.2.1 Thông tin về nông hộ .................................................................................. 13
4.2.2 Diện tích ao nuôi ........................................................................................ 14
4.2.3 Cải tạo ao nuôi ........................................................................................... 15
4.2.4.1 Mật độ thả nuôi .................................................................................... 16
4.2.4.2 Nguồn giống, chất lượng con giống ...................................................... 17
4.2.5 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn ......................................................... 18
4.2.6 Tình hình bệnh xuất hiện ............................................................................ 19
4.2.7 Thuốc và hóa chất trong quản lí và phòng bệnh .......................................... 19
4.2.8 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch và năng suất ......................... 20
4.2.8.1 Thời gian nuôi ...................................................................................... 20
4.2.8.2 Tỷ lệ sống ............................................................................................ 21

4.2.8.3 Kích cỡ thu hoạch ................................................................................ 22
4.2.8.4 Năng suất ............................................................................................. 22
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế ................................................................................. 22
4.3.1 Các khoản chi phí ....................................................................................... 22
4.3.1.1 Chi phí cải tạo ao ................................................................................. 22
4.3.1.2 Chi phí thức ăn ..................................................................................... 23
4.3.1.3 Chi phí thuốc, hóa chất ......................................................................... 23
4.3.1.4 Chi phí khác ......................................................................................... 23
4.3.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình ..................................................................... 24
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 26
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 26
5.2 Đề xuất ............................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 27

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Địa bàn phỏng vấn nông hộ tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau ..................... 10
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng thủy sản tại huyện Cái Nước ................................... 12
Bảng 4.2 Thông tin về tuổi, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của nông hộ.......... 13
Bảng 4.3 Mối tương quan giữa mật độ thả và năng suất ............................................. 16
Bảng 4.4 Loại thức ăn được dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng ............................... 18
Bảng 4.5 Các khoản chi phí của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ............ 23
Bảng 4.6 Doanh thu của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ........................ 24

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Hình ảnh của tôm thẻ chân trắng ................................................................... 3
Hình 3.1 Bản đồ huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau ............................................................ 9
Hình 4.1 Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng ........................................................... 14
Hình 4.2 Nguồn giống tôm thẻ chân trắng.................................................................. 17
Hình 4.3 Các loại thức ăn cho tôm thẻ chân trắng ...................................................... 18
Hình 4.4 Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ............................................................... 20
Hình 4.5 Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng ............................................................... 21

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2013 cả nước có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi đạt 652.612
ha, sản lượng đạt 475.854 tấn (Bộ NN-PTNT, 2013). Theo cục Nuôi trồng Thủy sản
(Bộ NN-PTNT, 2009) các tỉnh ĐBSCL có diện tích nuôi tôm sú khoảng 566.000 ha
(tăng 27.000 ha so với năm 2008), tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Kiên Giang, Trà Vinh, Bến tre.
Theo báo cáo của tổng cục thủy sản, 2013 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ (sú và chân
trắng) cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch (cả năm ước đạt 654 nghìn ha, bằng 99,9% kế
hoạch năm 2013). Tuy nhiên, diện tích của từng đối tượng nuôi có sự thay đổi đáng kể.
Diện tích nuôi tôm sú là 590 nghìn ha (khoảng 96% kế hoạch năm); Diện tích tôm
chân trắng là 64 nghìn ha (bằng 160% kế hoạch năm).
Nếu so với kế hoạch thì tổng sản lượng tôm nước lợ năm 2013 chỉ tăng nhẹ (2%)
nhưng so với năm trước thì tăng gần 11%, đạt 541 nghìn tấn (trong đó: 268 nghìn tấn
tôm sú và 273 nghìn tấn tôm chân trắng). Trong năm 2013 đối tượng tôm sú nuôi chưa
thực sự hiệu quả, sản lượng cả năm đạt xấp xỉ 79% kế hoạch và chỉ bằng 89% sản
lượng năm trước. Trong khi đó, tôm chân trắng có sản lượng tăng gấp rưỡi kế hoạch
năm và sản lượng năm 2012, cụ thể: sản lượng tôm chân trắng đạt 143,7% kế hoạch
năm 2013 và bằng 146,6% sản lượng 2012 (Bộ NN-PTNT, 2013).

Tiếp tục triển khai các công văn chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản, 2013 (như Công văn
số 195/TCTS-NTTS ngày 21/01/2013 về việc triển khai một số giải pháp phòng chống
dịch bệnh trên tôm nước lợ, Công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 01/02/2013 về phổ
biến mô hình nuôi tôm thành công trong vùng dịch bệnh, Công văn số 3442/TCTSNTTS ngày 17/12/2013 về việc thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ
2014) thì đối tượng tôm nước lợ càng được người dân thả nuôi nhiều hơn. Tuy nhiên,
đối tượng tôm thẻ chân trắng cũng mang lại không ít rủi ro so với tôm sú và cũng chưa
đánh giá cụ thể hiệu quả mà tôm thẻ chân trắng mang lại so với đối tượng nuôi truyền
thống. Vì vậy, việc “Khảo sát hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau” là vấn đề hết sức cần
thiết để tìm hiểu rõ hơn về đối tượng này, khuyến cáo người nuôi tôm trong thời gian
tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau.
1


Cung cấp thêm thông tin khoa học – kỹ thuật cho người nuôi giúp người nuôi có thể
xây dựng mô hình nuôi đạt hiệu quả cao.
Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế - kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh nhằm
tìm hiểu hiện trạng nuôi tôm thâm canh tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, hiệu quả của
đối tượng nuôi này, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nông hộ để tìm ra giải pháp
tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ từ việc sử dụng hợp lý nguồn lực của nông hộ.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố
2.1.1 Phân loại
Từ (ngày 16/03/2006), trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2006
tôm thẻ chân trắng được phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeidae
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
2.1.2 Hình thái
Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới
chủy. Cơ thể có màu trắng, chân ngực 4 và 5 có màu trắng đục. Con đực có chiều dài
lớn nhất là 187 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).

Hình 2.1 Hình ảnh của tôm thẻ chân trắng
3


2.1.3 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ từ Nam Mỹ chạy dài đến Peru, Mêxicô, nhóm này phân bố
tự nhiên ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng đông Thái Bình Dương, khi
trưởng thành chúng sống ở biển và giai đoạn con giống thì chúng sống ở sông (Bailey
– Brock và Moss, 1992; Jory và Cabrera, 2003, trích bởi Trần Ngọc Hải và ctv., 2009).

Trên thế giới, họ tôm he (Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu
Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt phân bố chủ yếu ở Đông Nam
Châu Á như: Đài Loan, Philippine, Inđônesia, Thái Lan, Malaysia (Motoh, 1981,
1985).
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát bùn,
độ sâu 0 – 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân
bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng và hiện nay được nuôi ở rất nhiều
nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.
2.2 Đặc điểm sinh học
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt
mồi khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã
hữu cơ đến các động - thực vật thủy sinh. Còn trong môi trường nuôi nhân tạo với
nhiệt độ cao, thì ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước. Lượng thức ăn
vào ban ngày chiếm 25 – 35%, ban đêm chiếm 65 – 75% (Nguyễn Khắc Hường,
2007).
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (20 – 35%) thấp hơn
nhu cầu protein của tôm sú 40 – 45% (Lee, 1971 trích bởi Trần Viết Mỹ, 2009). Trong
thời kỳ sinh sản và đặc biệt giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu
cầu lượng thức ăn hằng ngày tăng gấp 2 - 5 lần. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm
rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là 1,1 – 1,3
(Trần Viết Mỹ, 2009).
2.2.2 Tập tính sống
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về
độ mặn và nhiệt độ. Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ
(15 – 330C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 320C.
Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 300C và cho tôm lớn (12 – 18g) là 270C (Trần
Viết Mỹ, 2009). Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰,
4



khoảng thích hợp cho sự phát triển tối ưu là: 7 – 34‰ (Trần Viết Mỹ, 2009) và pH dao
động từ 5 – 9 tuy nhiên pH tối ưu cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng là từ 7 – 8,5
(Boyd, 2003). Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 27 – 300C (Kureshi và ctv., 2002
trích bởi Trần Ngọc Hải và ctv., 2003), tuy nhiên chúng có thể sống được khi nhiệt độ
từ 12 – 280C (Trần Viết Mỹ, 2009).
2.2.3 Lột xác và sinh sản
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định,
tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Hiện tượng lột xác của tôm có tính gián đoạn theo
hình bậc thang (Dall et al., 1990; Chang, 1992). Chu kỳ giữa 2 lần lột xác ở tôm nhỏ
ngắn hơn ở tôm lớn. Tôm thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột
xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2
lần lột xác tăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5
tuần tôm lột xác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009).
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, đều có ảnh hưởng khi tôm đang
lột xác (Thái Bá Hồ và ctv., 2004).
Tôm thẻ chân trắng cùng thuộc họ tôm he nên có một số đặc điểm chung của họ tôm
he như sau:
Ở con đực, các nhánh trong chân bụng thứ nhất biến thành cơ quan giao vĩ (Petasma).
Khi chưa thành thục là những nhánh thon, dẹp, hình dạng đặc trưng cho loài. Cơ quan
sinh dục trong bao gồm một đôi tinh sào, đôi ống dẫn tinh và đầu mút nằm ở vùng tim
phía trên của gan tụy. Đầu cuối của ống có túi tinh và đổ ra gốc của chân ngực thứ 5.
Ở tôm thẻ chân trắng có thelycum hở. Cơ quan sinh dục trong gồm một đôi buồng
trứng và ống dẫn trứng (Dall et al.,1990; Bray & Lawrence, 1992).
Theo Nguyễn Khắc Hường (2007), tôm thẻ chân trắng có mùa sinh sản tương đối dài,
tôm bố mẹ gần như thành thục quanh năm. Tôm thẻ chân trắng có thelycum hở nên
quá trình giao vĩ theo trình tự: lột xác - thành thục - giao vĩ - đẻ trứng, nên việc sản
xuất giống gặp khó khăn hơn. Ở tôm thẻ chân trắng giao vĩ chỉ vài giờ trước khi đẻ
trứng và túi tinh của con đực được chuyển sang đầu con cái và nằm bên ngoài

thelycum để thụ tinh cho trứng khi đẻ. Giao vĩ chủ yếu xảy ra vào chiều tối hay đầu
hôm của đêm đẻ trứng, khoảng 19:00h - 21:00h (Trần Ngọc Hải và ctv., 2009). Tôm
cái chưa giao vĩ, chỉ cần buồng trứng đã thành thục thì vẫn đẻ trứng ra, nhưng không
thể ấp. Giống như tôm sú, ấu trùng tôm thẻ chân trắng cũng phải lột xác để biến thái
qua nhiều giai đoạn mới thành tôm trưởng thành và tiếp tục vòng đời.

5


2.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước và tỉnh Cà Mau
2.3.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước
Chỉ mới được phép nuôi đại trà tại ĐBSCL hơn 5 năm trở lại đây, nhưng tôm thẻ chân
trắng đã phát triển vượt bậc cả về diện tích nuôi và giá trị xuất khẩu.
Đầu năm 2008, sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được Bộ
NN và PTNT cho phép nuôi đại trà tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy
sản xuất khẩu. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân
chọn nuôi, do đó diện tích, sản lượng đã tăng nhanh chóng.
Năm 2011, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III triển khai dự án “Phát triển nuôi
tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án này được thực hiện tại Khánh Hòa với
3 mô hình có diện tích 4 ha. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP đạt sản
lượng 10 – 12 tấn/ha. Theo VASEP (2011), kim ngạch xuất khẩu của tôm thẻ chân
trắng đã tương đương với tôm sú khoảng 1 tỷ USD. Dự kiến năm 2011 xuất khẩu tôm
đạt 2,1 tỷ USD (VASEP, 2011).
Trong năm 2014, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Kiên Giang đã phối hợp Trạm
Khuyến nông khuyến ngư huyện Hòn Đất triển khai mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng
theo VietGAP” tại ấp Hòn Quéo, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất. Mô hình “Nuôi tôm thẻ
chân trắng theo VietGAP” thuộc chương trình dự án khuyến nông trung ương, nông
dân tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% giá trị con giống, 30% thức ăn, chế
phẩm sinh học và nông dân được tập huấn quy trình kỹ thuật. Quy trình thực hành nuôi
thủy sản tốt VietGAP nhằm giúp cho nông dân có điều kiện tiếp cận và ứng dụng

những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nuôi tôm thẻ chân trắng để hạn chế tối đa
về dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế (Tổng cục thủy sản, 2014).
Thống kê của Tổng cục Thủy sản, 2013 cho biết, tính đến cuối tháng 9/2013, diện tích
nuôi tôm cả nước đạt hơn 628.700 ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 258.780 tấn. Trong
đó, diện tích tôm sú đạt gần 581.500 ha, sản lượng đạt trên 152.313 tấn. Trong khi
diện tích tôm thẻ chân trắng xấp xỉ 47.300 ha nhưng sản lượng thu hoạch được cũng
đạt mức rất cao, 106.479 tấn.
Tại nhiều vùng chuyên nuôi tôm khu vực ĐBSCL hiện nay như Tiền Giang, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân ưu tiên chọn nuôi
do năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 2 - 3 tháng có thể thu hoạch nên
xoay vòng vốn nhanh.

6


2.3.2 Tình hình nuôi thủy sản tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất cả nước, chiếm 40% diện tích
nuôi vùng ĐBSCL. Năm 2010, năng suất nuôi tôm của Cà Mau bình quân đạt 400
kg/ha/vụ, tổng sản lượng nuôi tôm đạt 103.900 tấn. Tuy nhiên, theo báo cáo của các
nghành chuyên môn, vụ nuôi tôm sú 2011 ở ĐBSCL phải đối mặt với nhiều khó khăn
do thiếu nguồn giống chất lượng, hạ tầng thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi, thời tiết diễn
biến phức tạp, giá thành sản xuất tăng. Năm 2010 tổng sản lượng thủy sản ước đạt
191.600 tấn, đạt 49,1% kế hoạch năm, tăng 16,4% so với cùng kỳ (có 61.422 tấn tôm,
đạt 53% kế hoạch, tăng 15,7% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng thủy sản ước
109.540 tấn, đạt 43,8% kế hoạch, tăng 25,9% so với cùng kỳ (có 53.900 tấn tôm, đạt
52,8% kế hoạch, tăng 16,2% so với cùng kỳ (Cục thống kê tỉnh Cà Mau, 2010).
Hiện nay tỉnh có 295.823 ha nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm 266.176 ha, nuôi thủy
sản nước ngọt 28.018 ha (trong đó có 689 ha nuôi cá chình, 748 ha nuôi cá bống
tượng), còn lại nuôi các đối tượng cá đồng,… Tình hình nuôi tôm quản canh khá ổn
định, dịch bệnh không đáng kể, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do nắng hạn khoảng

4.203,9 ha (cùng kỳ năm 2009 là 230 ha). Tôm công nghiệp khoảng 1.441 ha (trong đó
đang nuôi khoảng 800 ha), thu hoạch khoảng 460 ha, năng suất bình quân 4,95 tấn/ha.
Tôm chân trắng khoảng 88 ha (trong đó đang nuôi 46 ha), đã thu hoạch 42 ha, năng
suất đạt khoảng 9,5 tấn/ha (Sở NN và PTNT Cà Mau, 2011).
3.3.3 Sơ lược về huyện Cái Nước
Huyện Cái Nước nằm ở phía nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km. Vị trí
địa lý của huyện từ 8,50 - 9,10 độ vĩ Bắc và từ 104,56 - 105,10 độ kinh đông. Phía bắc
giáp thành phố Cà Mau, phía nam giáp huyện Năm Căn, phía tây giáp huyện Phú Tân và
Trần Văn Thời, phía đông giáp huyện Đầm Dơi. Diện tích tự nhiên 417,00 km2, chiếm
7,88% diện tích của tỉnh. Có 11 đơn vị hành chính. Bao gồm thị trấn Cái Nước và các xã
Lương Thế Trân, Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Tân Hưng, Hòa Mỹ, Tân Hưng
Đông, Đông Thới, Đông Hưng và Trần Thới. Đến 31/12/2012, dân số có 138.614 người,
chiếm 11,37% dân số của tỉnh. Mật độ dân số trung bình 332 người/km2.
Cơ cấu kinh tế của huyện là ngư – nông nghiệp, dịch vụ - thương mại, công nghiệp – xây
dựng. Huyện có nhiều lợi thế về tiềm năng đất đai, nguồn lực lao động dồi dào, các loại
nguyên liệu từ nuôi trồng thủy sản, hàng hóa nông sản thực phẩm phong phú. Huyện có
khu công nghiệp Hòa Trung với nhiều nhà máy xí nghiệp có quy mô lớn đang di vào hoạt
động (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, 2013).

7


2.3.4 Tình hình nuôi tôm huyện Cái Nước
Năm 2015 huyện Cái Nước đưa diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 1.900 ha, tăng gần
400 ha so với năm 2014. Diện tích thả nuôi tập trung nhiều nhất ở các xã: Lương Thế
Trân, Hưng Mỹ, Hòa Mỹ, Tân Hưng, Tân Hưng Đông và Đông Hưng. Các ngành chức
năng trong huyện cho biết, những ngày đầu năm nay, phong trào nuôi tôm công nghiệp
không diễn ra ồ ạt như năm trước, do giá tôm nguyên liệu trên thị trường thấp, nông
dân chưa mở rộng diện tích mới, chỉ duy trì ao đầm sẵn có để thả nuôi. Bên cạnh đó,
trong năm 2015, tôm sú cũng được người nuôi quan tâm, nên diện tích tôm sú công

nghiệp cũng tăng lên, chiếm khoảng 40% so với tôm thẻ chân trắng (Mai Anh, 2015).

8


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, thời gian từ tháng 3/2015 đến
tháng 5/2015.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
3.3 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp gồm: tình hình nuôi tôm tại huyện, thông tin về các xã có nhiều hộ
nuôi tại huyện, thuận lợi và khó khăn, tình hình dịch bệnh trong những năm gần đây
được thu tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Nước.

Địa bàn khảo sát

Hình 3.1 Bản đồ huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau

9


3.3.2 Số liệu sơ cấp
Bảng 3.1 Địa bàn phỏng vấn nông hộ tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau
STT




Số hộ

1

Hòa Mỹ

6

2

Hưng Mỹ

7

3

Lương Thế Trân

7

Số liệu sơ cấp gồm: thông tin về nông hộ, thông tin về diện tích ao nuôi, thông tin về
kỹ thuật nuôi, thông tin về chi phí sản xuất, thông tin về giá bán tôm thương phẩm,…
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 20 nông hộ và ghi
nhận vào phiếu phỏng vấn.
3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế
Theo Lê Xuân Sinh (2010), các bước phân tích các chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân tích chi phí sản xuất nông hộ
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ sản
xuất ra khối lượng sản phẩm tôm thẻ chân trắng trong vụ nuôi. Được viết dưới dạng

công thức:
TC = Xi = ∑ Qi * Pi

(3.1)

Trong đó:
Xi: chi phí các khoản mục đầu tư vào i
Qi: số lượng đơn vị đầu vào i
Pi: giá của một đơn vị đầu vào i

Phân tích tổng thu nhập của nông hộ
Tổng thu nhập (TR) của nông hộ được tính là tổng thu nhập từ việc nuôi tôm thẻ chân
trắng được tính:
TR = ∑ Qj * Pj

(3.2)

Trong đó:
j: là sản phẩm j
10


Qj: sản lượng của sản phẩm j
Pj: đơn giá bán của sản phẩm j
Phân tích lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của nông hộ
Lợi nhuận (PR) là phần còn lại sau khi lấy tổng thu nhập (TR) trừ đi tổng chi phí (TC).
Lợi nhuận là biểu hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa thu nhập và chi phí trong hoạt
động nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trong một vụ nuôi. Lợi nhuận được tính:
PR = TR – TC


(3.3)

Hiệu quả cuối cùng về kinh tế – kỹ thuật của đơn vị sản xuất cần được xem xét, đánh
giá theo từng vụ.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập về được kiểm tra, bổ sung. Sử dụng phần mềm Microsoft
Excel để tính toán các giá trị và so sánh. Kết quả được trình bày chủ yếu dưới dạng
thống kê mô tả các đặc điểm chung của nông hộ và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ
yếu của mô hình gồm có: mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần trăm.

11


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm nước lợ đang phát triển nhanh chóng ở
huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau nói riêng và các tỉnh ven biển nói chung. Đặc biệt đối
tượng nuôi là tôm nước lợ hiện đang là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Cà Mau nói
chung và huyện Cái Nước nói riêng. Năm 2014, huyện Cái Nước có tổng sản lượng
thủy sản là 36.000 tấn trong đó sản lượng tôm là 23.000 tấn, điều này cho thấy giá trị
kinh tế của nghề nuôi tôm là không hề nhỏ đối với một huyện mà kinh tế chủ yếu là từ
các đối tượng thủy sản nước mặn và nước lợ.
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng thủy sản tại huyện Cái Nước
Sản lượng tôm

Sản lượng
thủy sản
(tấn)


Sản lượng
tôm (tấn)

(tấn)

Diện tích
tôm thâm
canh (ha)

2010

25752

14352

588

120

4,9

2011

26964

15814

1400

250


5,6

2012

30650

17220

3600

600

6

2013

33200

20200

4350

750

5,8

2014

36000


23000

6270

1100

5,7

Năm

thâm canh

Năng suất tôm
thâm canh
(tấn/ha)

Từ bảng 4.1 ta thấy sản lượng thủy sản của huyện Cái Nước mỗi năm đều tăng, trong
đó kể đến đối tượng tôm được nuôi thâm canh thì diện tích nuôi cũng như sản lượng
đều tăng từ năm 2010 đến 2014, đồng thời năng suất cũng tăng trên một đơn vị diện
tích cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu đối tượng nuôi hiện nay, chú trọng đối
tượng tôm nuôi công nghiệp nhiều hơn. Nhưng năng suất tôm nuôi công nghiệp năm
2013 và 2014 đều giảm xuống vì thời điểm này dịch bệnh đang bùng phát mạnh do
người dân đầu tư phát triển các mô hình nuôi tôm theo hướng công nghiệp một cách ồ
ạt và tự phát chưa theo quy hoạch của phòng NN và PTNT huyện Cái Nước. Theo số
liệu từ phòng NN và PTNT huyện Cái Nước thì từ năm 2010 đến 2012, tôm sú được
nuôi nhiều (80%) trong hai đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, từ năm
2012 đến năm 2014 thì đối tượng tôm thẻ chân trắng lại được nuôi nhiều hơn so với
tôm sú (80%). Sở NN và PTNT (2012) đã có những chỉ đạo đến các ngành chuyên
12



môn ở các địa phương trong tỉnh xây dựng lịch thời vụ phù hợp với từng loại mô hình
nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi, nhất là vào
thời điểm giao mùa.
4.2 Kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
4.2.1 Thông tin về nông hộ
Bảng 4.2 Thông tin về tuổi, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của nông hộ
Trình độ chuyên
môn

Kinh nghiệm
trung bình (năm)

Độ tuổi
trung bình

Tỷ lệ (%)

4

27

5

5,5

Kinh nghiệm

3,6


41,4

25

3,97

Kinh nghiệm và tập
huấn

5,1

40,1

70

5,7

Kỹ sư

Năng suất
trung bình

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi không còn xa lạ đối với nông hộ như trước đây,
tuy nhiên cũng có không ít nông hộ còn ít kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù
vậy, những hộ ít kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng cũng có kinh nghiệm nuôi tôm
sú từ những vụ trước. Tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nuôi
nên đối tượng này đang rất được quan tâm và được nuôi nhiều. Vì vậy các ngành
chuyên môn và các công ty thuốc, hóa chất cũng rất chú trọng đến việc tập huấn cho
nông dân những kinh nghiệm nuôi, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đồng thời

trình diễn những mô hình nuôi đạt hiệu quả nhằm phổ biến kỹ thuật cho nông dân để
giúp nông dân tăng năng suất trên một đơn vị diện tích.
70% hộ nuôi tôm thẻ chân trắng được khảo sát tham gia các lớp tập huấn, năng suất
đạt trung bình 5,7 tấn/vụ/ha cao hơn năng suất tôm nuôi của các hộ không qua tập
huấn năng suất chỉ đạt trung bình 3,97 tấn/vụ/ha ( bảng 4.2). Từ quá trình khảo sát, có
25% số hộ nuôi không tham gia tập huấn, dựa vào số năm kinh nghiệm giữa hai nhóm
hộ nuôi này ta thấy có sự chênh lệch, nhóm hộ có tham gia tập huấn có số năm kinh
nghiệm trung bình 5,1 năm so với nhóm hộ không qua tập huấn có số năm kinh
nghiệm trung bình khoảng 3,6 năm. Điều này cho thấy đối với những nông hộ có
nhiều năm kinh nghiệm thì nhận thức về lợi ích mang lại thông qua những lớp tập
huấn đã được nâng cao, khi có nhiều kinh nghiệm nuôi thì nông hộ càng ý thức được
vai trò của việc tập huấn giúp tiếp thu những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học
kỹ thuật để áp dụng vào quy trình nuôi do đó đa phần những hộ nuôi nhiều kinh
13


nghiệm đều tham gia các lớp tập huấn. Đặc biệt nhóm hộ có tham gia các lớp tập huấn
thì tỷ lệ sống trung bình trong ao tôm chỉ đạt 63%, thấp hơn những hộ không tham gia
tập huấn có tỷ lệ sống trung bình của tôm là 74%, nguyên nhân là trong nhóm hộ có
tham gia tập huấn những hộ có tôm bệnh phải hủy bỏ ao chiếm 28,57%, nhóm hộ nuôi
bằng kinh nghiệm tỷ lệ số hộ hủy bỏ ao là 20%, tuy tỷ lệ sống trung bình của tôm thấp
hơn nhưng những hộ có tôm không mắc bệnh thì năng suất lại cao hơn chứng tỏ khả
năng chăm sóc và quản lý của nông hộ được thực hiện tốt, chính vì vậy mà số hộ tham
gia tập huấn chiếm phần lớn trong quá trình khảo sát. Riêng với 1 hộ duy nhất trong
đợt khảo sát có trình độ kỹ sư chỉ thả với mật độ thấp (65 con/m2 ) với tỷ lệ sống 51%
nhưng đạt năng suất cao (5,5 tấn/vụ/ha).
4.2.2 Diện tích ao nuôi
Diện tích ao nuôi nhỏ nhất là 0,15 ha và lớn nhất là 0,6 ha, diện tích ao nuôi nằm trong
khoảng 0,1 ha đến 0,4 ha chiếm 80%, diện tích ao nhỏ hơn 0,2 ha chiếm 5% và lớn
hơn 0,4 ha chiếm 15%, cũng trong quá trình khảo sát thì diện tích ao nuôi trung bình

của hộ nuôi là 0,32 ha. Với diện tích ao nuôi nằm trong khoảng 0,2 – 0,4 ha thì phù
hợp với những hộ nuôi nhỏ lẻ không có nhiều vốn, dễ dàng quản lý các yếu tố môi
trường và với những ao có diện tích như vậy khi xảy ra sự cố dịch bệnh sẽ dễ dàng xử
lý so với những ao lớn, tránh tổn thất nặng.
90%
80%

80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%

15%
5%

0%
< 0,2 ha

0,2 - 0,4 ha

> 0,4 ha

Hình 4.1 Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Từ hình 4.1 ta thấy đa phần nông hộ đều xây dựng ao nuôi với diện tích trong khoảng
0,2 – 0,4 ha vì với diện tích này việc quản lý chất lượng nước hay các yếu tố môi
trường được dễ dàng quản lý, năng suất trung bình của các hộ nuôi này đạt 5,45 tấn/ha,

tỷ lệ sống đạt 66%. Đối với những hộ có diện tích ao lớn hơn 0,4 ha thì năng suất
trung bình đạt 4,17 tấn/ha, tỷ lệ sống 50% thấp hơn những hộ có diện tích ao nuôi
14


trong khoảng 0,2 – 0,4 ha, vì ao lớn khiến hộ nuôi khó quản lý môi trường trong ao
cũng như việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi gặp khó khăn,
ngoài ra ao lớn thì việc bố trí các cánh quạt cũng mang lại hiệu quả kém hơn ao nhỏ
làm cho sự hòa tan oxy kém hơn, khả năng gom chất thải trong ao kém. Riêng với ao
nuôi có diện tích nhỏ hơn 0,2 ha thì việc quản lý yếu tố môi trường trở nên dễ dàng,
tuy thả mật độ không cao (50 con/m2) nhưng nhờ việc quản lý tốt nên tỷ lệ sống rất
cao (100%), năng suất đạt 5,53 tấn/ha (với lời giải thích từ nông hộ thì do lúc xuất bán
con giống cơ sở sản xuất giống đã đếm dư mẫu con giống để trừ hao cho khách hàng
và ao nuôi là ao mới nuôi hai vụ, chưa xảy ra dịch bệnh nên khi thả nuôi không có tìm
ẩn mầm bệnh làm xuất hiện dịch bệnh, dẫn đến tỷ lệ sống và năng suất cao). Cũng theo
kinh nghiệm của những hộ nuôi thì diện tích ao trong khoảng 0,2 – 0,4 là hợp lý nhất
vì với diện tích này sẽ giảm được diện tích bờ bao, tăng diện tích mặt nước, đối với ao
quá lớn thì lại khó khăn trong quá trình chăm sóc, nếu quản lý không tốt sẽ gây ra dịch
bệnh, tỷ lệ sống thấp dẫn đến năng suất thấp hoặc thua lỗ.
4.2.3 Cải tạo ao nuôi
Cải tạo ao nuôi là việc quan trọng khi chuẩn bị cho một vụ thả nuôi nhằm loại bỏ mầm
bênh, vật chất dư thừa như phân tôm, thức ăn dư,…. Người nuôi luôn muốn nâng cao
mật độ nuôi để tăng năng suất, khi trình độ đáp ứng được nhu cầu nuôi với mật độ cao
thì với mật độ nuôi cao như vậy những chất dư thừa lắng đọng trong ao nuôi càng
nhiều do đó việc sên vét đáy ao là hết sức cần thiết để loại bỏ các chất mùn bã hữu cơ
sinh khí độc (khí H2S, NH3, CH4 ) và loại bỏ mầm bệnh từ các vụ nuôi trước trong ao
nuôi tôm thẻ chân trắng đặc biệt là các bệnh lây truyền theo chiều ngang. Toàn bộ
những hộ được khảo sát đều cải tạo ao một cách triệt để trước khi thả nuôi. Kết quả
khảo sát cho thấy thời gian cải tạo ao trung bình khoảng hơn 10 ngày, tối đa là 30
ngày/vụ.

Sên vét là công đoạn đầu tiên trong quá trình cải tại ao để loại bỏ chất lắng dưới đáy
ao, tất cả hộ được khảo sát đều áp dụng phương pháp sên cạn bằng cách rút hết nước
trong ao nuôi và sên vét toàn bộ lượng mùn bã tích tụ dưới đáy ao ra ngoài. Sau khi
sên vét các hộ nuôi đều phơi ao để diệt khuẩn, theo lời các hộ nuôi thì khi phơi ao
tránh để cho đáy ao khô nứt chân chim vì như vậy sẽ làm rò rỉ phèn từ đáy ao lên ảnh
hưởng đến ao nuôi.
Trong quá trình phơi ao các hộ nuôi kết hợp bón vôi để diệt khuẩn cho ao nuôi, các
loại vôi được sử dụng có thể là vôi nóng, vôi đá, supper CaCO3 hoặc Dolomite,…
Ngoài ra sau khi cấp nước vào ao thì việc sử dụng các loại hóa chất để diệt khuẩn và
giáp xác trong ao cũng được thực hiện. Theo khảo sát thì các loại hóa chất được hộ
nuôi sử dụng để xử lý nước và cải tạo ao như Chlorine, TCCA, vôi, Iodin,…
15


×