Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khảo sát khía cạnh kinh tế kỹ thuật mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện kiên lương – kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. i
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................................... iv
CHUONG I ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 1
CHUONG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2
2.1. Đặc điểm sinh học ...................................................................................................... 2
2.1.1. Phân loại và hình thái .......................................................................................... 2
2.1.2 Phân bố và môi trường sống ................................................................................. 2
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng .......................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................... 3
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam ..................................... 4
2.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới .................................................. 4
2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước và xuất khẩu ............................... 4
2.3.2 Tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Giang ................................. 6
CHUONG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 7
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 7
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 7
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7
3.3.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp .......................................................................... 7
3.3.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp ............................................................................ 8
3.2.2.1 Về mặt kỹ thuật.................................................................................................. 8
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................................... 10
CHUONG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 11
4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Lương.................................................... 11
4.2 Thông tin chung ......................................................................................................... 11
4.2.1 Độ tuổi và kinh nghiệm ...................................................................................... 11


4.2.2 Trình độ chuyên môn .......................................................................................... 13
4.3 Thông tin kỹ thuật nuôi ............................................................................................. 14
4.3.1 Đặc điểm ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ............................................... 14
4.3.2 Thời gian cải tạo ao và mùa vụ thả nuôi ............................................................. 16
i


4.3.3 Độ mặn ............................................................................................................... 17
4.3.4 Nguồn gốc con giống .......................................................................................... 18
4.3.5 Mật độ và kích cỡ thả giống ............................................................................... 18
4.3.6 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn ................................................................. 20
4.3.7 Chăm sóc và quản lý ........................................................................................... 21
4.2.8 Thu hoạch ........................................................................................................... 22
4.4 Khía cạnh kinh tế trong mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương .............. 24
4.4.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương ............ 24
4.4.2 Các khoản chi phí ............................................................................................... 25
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................ 27
5.1 Kết luận...................................................................................................................... 27
5.2 Đề xuất ....................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 28
PHỤ LỤC .............................................................................................................................A

ii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ......................... 2
Hình 3.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Kiên Giang .......................................................... 7
Hình 4.1 Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ nuôi tôm TCT ở huyện Kiên Lương ..................... 12

Hình 4.2 Cơ cấu về năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm TCT ở huyện Kiên Lương .... 12
Hình 4.3 Tương quan giữa năm kinh nghiệm với năng suất và lợi nhuận .......................... 13
Hình 4.4 Trình độ chuyên môn của các hộ nuôi tôm TCT ở Kiên Lương .......................... 14
Hình 4.5 Cơ cấu về diện tích nuôi tôm TCT ở huyện Kiên Lương ..................................... 15
Hình 4.6 Tương quan giữa độ sâu mực nước với năng suất và lợi nhuận ........................... 15
Hình 4.7 Mùa vụ thả nuôi tôm TCT thâm canh ở huyện Kiên Lương ................................ 17
Hình 4.8 Tương quan giữa độ mặn và năng suất ................................................................. 17
Hình 4.9 Nguồn gốc con giống tôm thẻ chân trắng ............................................................. 18
Hình 4.10 Mật độ thả tôm TCT ở Kiên Lương ................................................................... 19
Hình 4.11 Tương quan giữa mật độ với năng suất và lợi nhuận ......................................... 19
Hình 4.12 Kích cỡ thả giống của các hộ nuôi...................................................................... 20
Hình 4.13 Tương quan giữa cỡ tôm thu hoạch với năng suất và lợi nhuận......................... 23
Hình 4.13 Các khoản chi phí trong nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương ............ 25

iii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Lương ........................... 11
Bảng 4.2 Thông tin về đặc điểm ao nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương .................... 14
Bảng 4.3 Các loại thức ăn được các hộ sử dụng trong nuôi tôm TCT ở Kiên Lương ......... 20
Bảng 4.4 Các loại bệnh trên tôm TCT ở Kiên Lương ......................................................... 22
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu thu hoạch .......................................................................................... 22
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên
Lương .................................................................................................................................. 24

iv



v


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi tôm đã và đang góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn lợi thực
phẩm, tạo thu nhập cho người dân. Theo Tổng cục Thủy sản (2013), diện tích nuôi
tôm của cả nước đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm 2012; trong đó, diện tích
nuôi tôm sú là 588.894 ha, tôm thẻ chân trắng 63.719 ha. Sản lượng thu hoạch là
475.854 tấn trong đó sản lượng tôm sú là 232.853 tấn, tôm thẻ chân trắng là 243.001
tấn. Giá trị xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng gần 33% so cùng kỳ 2012 và
chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm để nuôi trồng thủy
sản của cả nước. Theo số liệu của Cục nuôi trồng thủy sản (Bộ NN và PTNT, 2013)
các tỉnh ĐBSCL sẽ đưa 596.000 ha diện tích mặt nước vào nuôi tôm, trong đó 580.000
ha nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm TCT), tôm càng xanh.
Bộ NN&PTNT đã ban hành chỉ thị cho phép nuôi thí điểm tôm TCT tại ĐBSCL (Bộ
NN và PTNT, 2007). Kiên Giang đã tiến hành quy hoạch vùng nuôi tôm TCT. Nhằm
tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm của đối tượng nuôi ở các khu vực khác nhau đồng
thời tìm ra những giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi
góp phần giúp nghề nuôi tôm TCT thâm canh phát triển ở tỉnh Kiên Giang. Vì vậy,
đề tài “Khảo sát khía cạnh kinh tế - kỹ thuật mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh ở huyện Kiên Lương - Kiên Giang” được tiến hành thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh nhằm góp phần cung
cấp dữ liệu khoa học cho việc phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên
Lương-Kiên Giang.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

ở Kiên Lương - Kiên Giang.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắn thâm canh ở Kiên Lương – Kiên Giang.

1


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học
2.1.1. Phân loại và hình thái
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv., 2009 tôm thẻ chân trắng được phân loại như sau:
Nghành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei

Hình 2.1. Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

(Nguồn: )
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường
có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ
chân tráng có chủy hơi cong xuống, có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy,
chân ngực 4 và chân ngực 5 có màu trắng đục. Chiều dài lớn nhất của con đực là 187
mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).
2.1.2 Phân bố và môi trường sống
Trên thế giới, họ tôm he (Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, á
nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu

2


Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt phân bố chủ yếu ở Đông Nam
Châu Á như: Đài Loan, Philippine, Inđônesia, Thái Lan, Malaysia (Theo Motoh, 1985
trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2009).
Trong tự nhiên, tôm TCT phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát bùn, độ sâu
0 – 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố
nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng và hiện nay được nuôi ở rất nhiều
nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Tôm TCT là loài tôm nhiệt
đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ. Mặc dù tôm có
khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 330C), nhưng nhiệt độ thích
hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 320C. Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g)
là 300C và cho tôm lớn (12 – 18g) là 270C (Trần Viết Mỹ, 2009).
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm TCT là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi khỏe,
tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ
đến các động, thực vật thủy sinh. Tôm thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày nằm
dưới đáy không chủ động bắt mồi. Nhưng trong môi trường nuôi nhân tạo với nhiệt
độ cao, thì ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước. Lượng thức ăn cho
ăn vào ban ngày chiếm 25–35%, ban đêm chiếm 65-75% (Nguyễn Khắc Hường,
2007).
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ TCT (20 – 35%), thấp hơn so
với các loài tôm nuôi cùng họ khác (36 – 42%). Khả năng chuyển hóa thức ăn của
tôm rất cao, trong điều kiện nuôi thâm canh, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao
động từ 1,1 - 1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm TCT là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn
và nhiệt độ. Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5-45 ppt, tôm sinh trưởng và
phát triển tối ưu ở độ mặn là 10-15 ppt. Tôm có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt

độ 15-33oC. Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm rất dễ mẫn cảm với môi
trường hơn. Tôm TCT có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 60 ngày đầu với điều kiện
nuôi phù hợp, tôm có khả năng đạt 8-10g, đạt 35-40g trong khoảng 180 ngày (Sở NN
và PTNT Tp.HCM, 2009).
Chu kỳ giữa 2 lần lột xác ở tôm nhỏ ngắn hơn ở tôm lớn. Tôm nhỏ thay vỏ cần vài
giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày. Tôm TCT lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột
xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa
2 lần lột xác tăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5
tuần tôm lột xác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009). Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng,
3


nhiệt độ, độ mặn, đều có ảnh hưởng khi tôm đang lột xác (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng
Lư, 2011).
Tốc độ tăng trưởng thời gian đầu của tôm TCT là 3 g/tuần với mật độ nuôi 100 con/m2,
khi đạt kích cỡ 30g tôm có tốc độ lớn chậm dần 1 g/tuần. Tôm cái thường lớn hơn
tôm đực, nuôi 60 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm có chiều dài khoảng 23cm. Trong
điều kiện tự nhiên, nhiệt độ nước 30-320C, độ mặn 20-40‰ từ tôm bột đến thu hoạch
mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011).
Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung
ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã
tìm cách hạn chế phát triển tôm TCT do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003
thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm TCT trên thế giới
đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm TCT liên tục tăng nhanh qua các năm,
đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm 2012
sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013).
Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,

Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt
Nam, Malaysia, Thái Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El
Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica,
Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas (FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản
lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình
thức nuôi tôm TCT chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm
TCT đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (GOAL, 2012).
2.2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước và xuất khẩu
Đầu năm 2008, sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, tôm TCT được Bộ NN&PTNT
cho phép nuôi đại trà tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản xuất
khẩu. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân chọn nuôi,
diện tích, sản lượng do đó đã tăng nhanh chóng (Bộ NN và PTNT, 2008).
Theo Tổng cục Thủy sản, đến thời điểm 31/10/2014 cả nước đã thả nuôi khoảng 676
nghìn ha (đạt 100,9% kế hoạch và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó
diện tích nuôi tôm sú là 583 nghìn ha, tôm chân trắng là 93 nghìn ha (đạt 133,3% kế
hoạch năm 2014, bằng 146,4% so với cùng kỳ năm 2013). Sản lượng thu hoạch 569
nghìn tấn (đạt 103,4 kế hoạch năm 2014 và bằng 105,1% so với cùng kỳ năm 2013),

4


trong đó sản lượng tôm sú đạt 241 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 328 nghìn tấn (Tổng
cục Thủy sản, 2014)
Ước thực hiện cả năm 2014 về diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 685 nghìn ha, bằng
102,2% kế hoạch và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng ước đạt 660
nghìn tấn (bằng 120% kế hoạch và tăng 20,4% so với năm 2013), trong đó tôm thẻ
chân trắng ước đạt 400 nghìn tấn(bằng 133,3% kế hoạch, tăng 45,3% so với năm
2013), tôm sú ước đạt 260 nghìn tấn (bằng 104% kế hoạch, xấp xỉ năm 2013). Diện
tích nuôi chủ yếutập trung ở khu vực đồng bằng Nam bộ (chiếm 93% so với tổng diện
tích cả nước) và đóng góp 84,4 % tổng sản lượng cả nước. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm,

đã có sự dịch chuyển lớn về diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng. Về
phương thức nuôi tôm nước lợ đã có xu thế tăng dần diện tích nuôi bán thâm canh và
bán thâm canh giảm dần diện tích nuôi quảng canh. Giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng
năm 2014 ước đạt 6,48% tỷ USD. Trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,93 tỷ USD (chiếm
45,2%) bằng 117,2% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị xuất khẩu tôm năm 2014 ước
đạt 3,8 tỷ USD. (Tổng cục Thủy sản, 2014).
2.3 Tổng quan về tỉnh Kiên Giang.
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Theo Cục thống kê Kiên Giang năm 2013 cho thấy tỉnh Kiên Giang nằm ở phía TâyBắc vùng ĐBSCL và về phía Tây Nam của tổ quốc, có tọa độ địa lý: từ 103030' (tính
từ đảo Thổ Chu) đến 105032' kinh độ Đông và từ 9023' đến 100 32' vĩ độ Bắc. Ranh
giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang;
+ Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
+ Phía Tây Nam là biển với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200 km;
giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
+ Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.
- Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 01 thành phố thuộc tỉnh
(Thành phố Rạch Giá), 01 thị xã (Thị xã Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 02 huyện
đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích
tự nhiên là 634.852,67 ha, bờ biển hơn 200km với hơn 137 hòn, đảo lớn nhỏ, trong
đó lớn nhất là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam.
Địa hình Kiên Giang rất đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi và biển đảo, địa
hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía Đông Bắc
(có độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2-0,4m)
so với mặt biển. Vùng biển hải đảo chủ yếu là đồi núi nhưng vẫn có đồng bằng nhỏ
5


hẹp xen kẽ tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch. Hệ thống sông, ngòi,
kênh, rạch của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lưu thông hàng hóa

và tiêu thoát nước lũ. Ngoài các sông chính (sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang
Thành), Kiên Giang còn có mạng lưới kênh rạch dày đặc, tổng chiều dài khoảng
2.054km. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn
khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô
(Cục thống kê Kiên Giang, 2013).
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.852,67 ha, trong
đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 458.159,01 ha, chiếm 72,17% diện tích tự nhiên; Đất
lâm nghiệp: 89.574,22 ha, chiếm 14,11% diện tích tự nhiên; Đất nuôi trồng thủy sản:
28.378,93 ha, chiếm 4,47% diện tích tự nhiên; Đất nông nghiệp khác: 57,73 ha, chiếm
0,01% diện tích tự nhiên (Cục thống kê Kiên Giang, 2013).
Tài nguyên nước: Tỉnh Kiên Giang có nguồn tài nguyên nước bao gồm tài nguyên
nước mặt, nước dưới đất và nguồn nước mưa (Cục thống kê Kiên Giang, 2013).
Dân số năm 2012 có 1.727.551 người, trong đó dân số thành thị là 473.948 người
(27,19 %); dân số nông thôn 1.253.603 người (72,81%). Mật độ dân số 273 người/
km2, cao nhất là thành phố Rạch Giá 2.270 người/km2, thấp nhất là huyện Giang
Thành 69 người/km2. Cộng đồng dân cư chính gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 42,6 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt 11,81% và đạt khá so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL (xếp hạng 3/13 tỉnh,
thành phố khu vực). Tỉnh Kiên Giang được chia làm 4 vùng là: Vùng Tứ Giác Long
Xuyên là vùng tập trung thoát lũ chính của tỉnh; Vùng Tây Sông Hậu là vùng chịu
ảnh hưởng của lũ hàng năm; Vùng U Minh Thượng với địa hình thấp thường ngập
lụt vào mùa mưa và vùng biển hải đảo (Cục thống kê Kiên Giang, 2013).
2.3.2 Tình hình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Giang
Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương đã tiến hành thả nuôi tôm theo khung lịch thời
vụ của ngành nông nghiệp. Dẫn đầu diện tích thả nuôi vẫn là các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long. Trong đó, Kiên Giang đã thả nuôi được trên 109.000 ha (tôm sú trên
108.000 ha, TTCT trên 840 ha). Thời tiết tương đối ổn định, hiện chưa có dịch bệnh
lớn xảy ra trên tôm nuôi. Một số nơi người nuôi thả sớm đã bắt đầu thu hoạch, giá
tôm đang khá cao và ổn định (Vinanet, 2014).
Báo cáo tại hội nghị tổng kết vụ nuôi năm 2014, theo PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang,

ông Quảng Trọng Thao cho biết, kết thúc năm 2014 toàn tỉnh thả nuôi được 90.563
ha tôm nước lợ, tăng 1.563 ha so với kế hoạch, sản lượng đạt 51.430 tấn, tăng 22,5%
so với cùng kỳ (tương đương gần 9.500 tấn). Trong đó, tôm nuôi công nghiệp, bán
công nghiệp diện tích 2.015 ha, sản lượng 19.811 tấn (thẻ chân trắng 1.915 ha, sản
lượng 19.476 tấn) (Thư viện tỉnh Kiên Giang, 2015).
6


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực hiện đề tài: Huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/11/2014 đến ngày 12/7/2015.

Điểm thu
mẫu

Hình 3.1 Bản đồ địa điểm thu mẫu ở tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: )
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Điều tra về thực trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh ở Kiên Lương - Kiên Giang với 30 hộ.
Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh
hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương - Kiên Giang.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập tại các cơ quan của Sở NN và PTNT, chi Cục thủy sản.
7



3.3.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi TTCT
thâm canh ở huyện Kiên Lương - Kiên Giang và ghi nhận vào phiếu phỏng vấn (Phụ
lục).
Nội dung của phiếu phỏng vấn bao gồm các thông tin:
3.2.2.1 Về mặt kỹ thuật
Thông tin chung: Tên, tuổi, giới tính, năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, mô
hình nuôi, địa chỉ, số điện thoại.
Thông tin thiết kế và xây dựng công trình: Diện tích nuôi, cách cải tạo ao, hóa chất
cải tạo, liều lượng, giá thành.
Thông tin về con giống: Số vụ thả nuôi/năm, nguồn giống, kiểm tra con giống,
phương pháp kiểm tra, kích cỡ thả nuôi, thời gian thả, giá con giống thả nuôi, mật độ
thả.
Thông tin thức ăn và phương pháp cho ăn: Loại thức ăn, thành phần đạm, thời
điểm cho ăn, số lần cho ăn/ngày, cách cho ăn, quản lý sàn ăn, hệ số FCR.
Thông tin về chăm sóc và quản lý: Theo dõi chất lượng nước, gây tảo, sử dụng vôi,
hóa chất xử lý ao, xử lý nước đầu vào, xử lý bệnh, các bệnh thường gặp, cách phòng
trị.
Thông tin thu hoạch: Nuôi mấy tháng thì thu hoạch, cách thu hoạch (thu toàn bộ,
thu tỉa), trọng lượng, kích cỡ thu hoạch, tổng sản lượng, tỷ lệ sống, giá thành trung
bình (đồng/kg), thị trường sản phẩm đầu ra.
3.2.2.2 Thông tin về kinh tế
Theo Lê Xuân Sinh, 2010. Các bước phân tích các chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân tích chi phí sản xuất nông hộ
Tổng chi phí là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ sản xuất ra
khối lượng sản phẩm tôm TCT trong vụ nuôi. Được viết dưới dạng công thức:
n


TC   Xi   Qi.Pi

(3.1)

hoặc TC = TFC + TVC

(3.2)

i 1

Phân tích chi phí cố định
Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi theo số lượng hay khối lượng sản
phẩm làm ra: Chi phí khấu hao, thuế tài sản, bảo hiểm,...
TFC = AFC x Q

(3.3)
8


Phân tích chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi là những chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm làm ra: Chi phí
giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trị bệnh,...
TVC = AVC x Q

(3.4)

Phân tích tổng thu nhập của nông hộ
Tổng thu nhập (TR) của nông hộ được tính là tổng thu nhập từ việc nuôi TTCT được
tính:


TR   Pj.Qj

(3.5)

Phân tích lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của nông hộ
Lợi nhuận (PR) là phần còn lại sau khi lấy tổng thu nhập (TR) trừ đi tổng chi phí
(TC). Lợi nhuận là biểu hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa thu nhập và chi phí trong
hoạt động nuôi TTCT thâm canh của nông hộ trong một vụ nuôi. Lợi nhuận được
tính:
PR = TR – TC

(3.6)

Tỷ suất lợi nhuận/ vụ hoặc năm= (TR - TC)/TC
hoặc = (TR – TC) x 100/TC

(3.7)
(3.8)

Trong đó:
Xi: chi phí các khoản mục đầu tư vào i
Qi: số lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng
Pi: giá của một đơn vị đầu vào i.
TFC: Chi phí cố định
TVC: Chi phí biến đổi
AFC: Chi phí cố định bình quân.
Q: Sản lượng.
AVC: Chi phí biến đổi bình quân.
Qj: sản lượng của sản phẩm j
Pj: đơn giá bán của sản phẩm j

Hiệu quả cuối cùng về kỹ thuật- kinh tế của việc nuôi TTCT thâm canh trên đơn vị
sản xuất cần được xem xét, đánh giá theo từng vụ. Một số chỉ tiêu cơ bản thể hiện
hiệu quả như sau:

9


Đánh giá năng suất, thu nhập TTCT sau một vụ nuôi. Từ năng suất tính toán được
sản lượng thu hoạch, trọng lượng trung bình bao nhiêu con/kg, trọng lượng trung bình
bao nhiêu g/con của đối tượng nuôi; tỷ lệ sống; sinh khối gia tăng trong một vụ nuôi
để đánh giá tốc độ tăng trưởng của tôm, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nuôi
TTCT thâm canh ở Kiên Lương - Kiên Giang hiện nay dựa vào các chỉ tiêu sau:
Thông tin chung:
Thông tin về thiết kế và xây dựng công trình.
Thông tin về quản lý nuôi.
Thông tin về con giống.
Thông tin về thức ăn và phương pháp cho ăn.
Thông tin về thu hoạch.
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ đối tượng mang lại dựa vào năng suất thu hoạch cho ra
tổng thu nhập. Dựa vào phương pháp tính lợi nhuận của đối tượng mang lại trên một
đơn vị diện tích sản xuất và thời gian sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế sau một vụ
dựa vào:
Phân tích lợi nhuận.
Phân tích chi phí.
Phân tích tỷ lệ giữa lợi nhuận và chi phí (LN/CP).
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập về được kiểm tra, bổ sung điều chỉnh trước khi nhập
vào máy vi tính để tính toán. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu đã
thu nhận được qua phiếu điều tra.


10


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Lương
Hiện nay tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Giang ngày càng phát triển cả về
diện tích và sản lượng. Trong đó, huyện Kiên Lương là một trong những huyện của
tỉnh Kiên Giang có diện tích và sản lượng chiếm phần lớn được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Kiên Lương
Năm

2012

2013

2014

Diện tích (ha)

658

720

796

Sản lượng (tấn)

6.256


7.567

9.521

Năng suất trung bình (tấn/ha)

9,51

10,5

11,9

(Nguồn: Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang, 2014)

Qua bảng 4.1 cho thấy, tình hình nuôi tôm TCT ở Kiên Lương có xu hướng tăng về
diện tích, sản lượng và năng suất qua các năm. Từ năm 2012 đến năm 2014 diện tích
nuôi tôm của huyện tăng từ 658ha lên 796ha, sản lượng tăng từ 6.256 tấn lên 9.521
tấn và năng suất cũng tăng dần từ 9,51 tấn/ha lên 11,9 tấn/ha. Nhìn chung huyện Kiên
Lương đang trên đà phát triển nghề nuôi tôm TCT. Do huyện Kiên Lương có ưu thế
gần bờ biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề tôm và được sự hỗ trợ kĩ
thuật của cán bộ khuyến ngư.
4.2 Thông tin chung
4.2.1 Độ tuổi và kinh nghiệm
Qua kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình của các hộ nuôi tôm TCT ở huyện
Kiên Lương tương đối cao là 35±9,67 tuổi. Trong đó, hộ nuôi tôm TCT có độ tuổi
thấp nhất là 25 tuổi và hộ có độ tuổi cao nhất là 67 tuổi. Mặt khác, năm kinh nghiệm
trung bình của các hộ nuôi tôm TCT là 3±2,54 năm, với hộ có số năm kinh nghiệm
thấp nhất là 1 năm, còn hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 14 năm. Trong đó, có
hộ nuôi với kinh nghiệm 14 năm nuôi tôm TCT, do hộ nuôi này đã từng nuôi tôm
TCT tại miền Trung từ năm 2001.

Qua hình 4.1 cho thấy hộ nuôi tôm TCT ở huyện Kiên Lương có độ tuổi từ 25-30
chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%, thấp nhất là các hộ nuôi tôm TCT có độ tuổi lớn hơn 50
tuổi chiếm chỉ 6,70%. Do ở Kiên Lương là vùng đất mới nuôi tôm TCT nên đa phần
là các hộ nuôi còn trẻ tuổi chiếm phần lớn hơn.
11


Lao động trẻ có ưu điểm là năng động, sáng tạo và nhạy bén khi tiếp xúc với các quy
trình nuôi tôm TCT hiện nay. Nhưng bên cạnh đó còn khuyết điểm là kinh nghiệm
chưa nhiều nên còn gặp nhiều khó khăn trong kĩ thuật nuôi tôm TCT.
>50 tuổi
6.7%
41-50 tuổi
20%
25-30 tuổi
43.3%

31-40 tuổi
30%

Hình 4.1 Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ nuôi tôm TCT ở huyện Kiên Lương

Qua hình 4.1 và 4.2 cho thấy số tuổi và năm kinh nghiệm của các chủ hộ nuôi tôm
TCT tỷ lệ thuận với nhau. Năm kinh nghiệm từ 1 đến nhỏ hơn 3 năm là phổ biến nhất
chiếm 43,3% cũng tương ứng với nhóm tuổi của hộ nuôi tôm TCT từ 25 đến 30 tuổi,
nhóm năm kinh nghiệm từ 3 đến nhỏ hơn 5 năm chiếm 36,7%, nhóm năm kinh
nghiệm từ 5 năm trở lên chiếm 20%.
≥5 năm
20%


1-<3 năm
43%

3-<5 năm
37%

Hình 4.2 Cơ cấu về năm kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm TCT ở huyện Kiên Lương

Tôm TCT được nhập vào Việt Nam năm 2001. Nhưng đến năm 2008, tôm TCT mới
được cho phép nuôi ở các tỉnh ĐBSCL. Do đó, kinh nghiệm nuôi tôm TCT ở các tỉnh
ĐBSCL nói chung và ở Kiên Lương nói riêng chỉ mới tích lũy được những năm gần
đây mà chủ yếu dựa vào nền tảng từ kinh nghiệm nuôi tôm sú.

12


600
13

Năng suất (tấn/ha/vu)

14
12

506
11

400

367


10

500

11

312

8

300

6

200

4
100

2
0
1-<3

3-<5

Năng suất(tấn/ha)

≥5


Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)

16

0
Năm kinh nghiệm

Lợi nhuận(triệu đồng/ha/vụ)

Hình 4.3 Tương quan giữa năm kinh nghiệm với năng suất và lợi nhuận

Qua hình 4.3 cho thấy các hộ nuôi tôm TCT có kinh nghiệm nuôi từ 5 năm trở lên thì
đạt được năng suất cao 13 tấn/ha/vụ và lợi nhuận lớn nhất đạt 506 triệu đồng/ha/vụ.
Còn những hộ nuôi với kinh nghiệm thấp hơn 5 năm đạt lợi nhuận từ 312-367 triệu
đồng/ha/vụ. Vì vậy trong quá trình nuôi tôm TCT kinh nghiệm là rất quan trọng và
nó ảnh hưởng đến thành bại của vụ nuôi. Bên cạnh đó người nuôi cần phải tìm hiểu,
trao đổi thêm về thông tin kỹ thuật mới, tránh bảo thủ trong khâu kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất cho vụ nuôi.
4.2.2 Trình độ chuyên môn
Qua hình 4.4 cho thấy các hộ nuôi tôm TCT ở Kiên Lương là nhờ vào kinh nghiệm
chiếm 100% mà nền tảng dựa vào kinh nghiệm nuôi tôm sú, các hộ nuôi tôm thông
qua tập huấn chỉ chiếm 40%. Do người nuôi chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm
TCT nên kinh nghiệm còn thấp, chưa hiểu rõ về tôm TCT nên cũng gặp nhiều khó
khăn trong khâu kĩ thuật. Bên cạnh nhờ sự hỗ trợ tập huấn từ các công ty thuốc, thức
ăn, tôm giống và cán bộ kĩ thuật từ trung tâm khuyến ngư góp phần giúp nâng cao
trình độ kĩ thuật cho người nuôi tôm TCT ở huyện.
Nếu so sánh về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người nuôi tôm TCT ở
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang với khảo sát của Bùi Trung Thiết (2014) tại tỉnh
Bến Tre cho thấy kết quả khảo sát ở Bến Tre người nuôi theo kinh nghiệm chiếm
47% là thấp hơn so với ở Kiên Lương chiếm 100%. Nhưng so về trình độ chuyên

môn thông qua tập huấn thì khảo sát ở Kiên Lương thấp hơn chỉ chiếm 40%. Vì vậy,
cần mở nhiều lớp tập huấn cho người nuôi để nâng cao trình độ chuyên môn như quản
lí tốt về chất lượng nước trong ao nuôi, khâu chăm sóc tôm TCT để tránh được rủi ro
về bệnh và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.

13


120
100
100
80
60
40
40
20
0
Kinh nghiệm

Tập huấn

Hình 4.4 Trình độ chuyên môn của các hộ nuôi tôm TCT ở Kiên Lương

4.3 Thông tin kỹ thuật nuôi
4.3.1 Đặc điểm ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
Thông tin về diện tích ao nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương được thể hiện ở
bảng 4.2
Bảng 4.2 Thông tin về đặc điểm ao nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương
Diễn giải


TB ± ĐLC

Dao động

Diện tích ao nuôi (ha)

1,26 ± 0,85

0,6-5,0

Tỉ lệ ao lắng/ao nuôi (%)

13,5 ± 16,5

10-25

Độ sâu (m)

1,66 ± 0,13

1,3-1,9

4.3.1.1 Diện tích ao nuôi
Qua bảng 4.2 cho thấy, diện tích ao nuôi tôm TCT của các hộ trung bình là
1,26±0,85ha (dao đông từ 0,6-5ha). Trong đó, nhóm diện tích 0,6-1,0 ha chiếm tỷ lệ
cao nhất 57%, nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm diện tích 2,5-5,0 ha chiếm 6% (Hình
4.5). Nhìn chung, diện tích nuôi tôm TCT ở Kiên Lương còn thấp, do Kiên Lương là
vùng nuôi mới, trước đây người dân chủ yếu là nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm
canh, thời gian gần đây người dân chuyển sang nuôi tôm TCT thâm canh, vì ưu điểm
của tôm TCT như ít bệnh, thời gian nuôi ngắn và đạt năng suất cao hơn với tôm sú.


14


6%

10%

27%

57%

0,6-1,0

1,1-1,5

1,6-20

2,5-5,0

Hình 4.5 cơ cấu diện tích nuôi tôm TCT ở Kiên Lương

4.3.1.2 Độ sâu
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) cho rằng độ sâu của ao cũng là yếu tố
quan trọng trong nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Phương cho biết mực nước ao nuôi dao động từ 1,5-2 m và bờ ao hơn
mực nước tối đa trong ao là khoảng 0,5m. Trong nghiên cứu này, độ sâu ao trung bình
1,66±0,13 m, dao động từ 1,3-1,9m so sánh với kết quả khảo sát ở bảng 4.4 cho thấy
kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv.,
(2004).

12,1

450

12.00

418

11.80
11.60

250

11,1

11.20

350
300

311

11.40

400

11,0

200


11.00

150

10.80

100

10.60

50

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)

Năng suất (tấn/ha/vụ)

12.20

500

460

12.40

0

10.40
1,3-1,5

1,6-1,7


1,8-1,9

Độ sâu mực nước
Năng suất (tấn/ha/vụ)

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)

Hình 4.6 Tương quan giữa độ sâu mực nước với năng suất và lợi nhuận
Dựa vào hình 4.6 cho thấy các hộ nuôi tôm TCT có năng suất giảm dần khi độ sâu
mực nước tăng dần. Trong đó, ở độ sâu mực nước từ 1,3-1,5 m đạt năng suất cao nhất
là 12,1 tấn/ha/vụ và lợi nhuận cao nhất 460 triệu/ha/vụ, độ sâu mực nước từ 1,6-1,7
m đạt năng suất 11,1 tấn/ha/vụ và lợi nhuận 311 triệu đồng/ha/vụ, độ sâu mực nước
1,8-1,9 đạt năng suất thấp nhất là 11,0 và lợi nhuận 418 triệu/ha/vụ. Vì vậy, người

15


nuôi tôm TCT thâm canh nên chọn độ sâu mực nước từ 1,3-1,5 m để đạt được năng
suất và lợi nhuận tối ưu.
4.3.1.2 Diện tích ao lắng
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) cho rằng ao lắng là điều kiện bắt buộc
trong hầu hết các hệ thống nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh hiện nay. Ao lắng
đóng vai trò quan trọng trong việc giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi (đặc biệt là
những nơi có nguồn nước không ổn định). Theo kết quả khảo sát có 100% chủ hộ
nuôi tôm TCT ở Kiên Lương đều có ao lắng. Trong quá trình nuôi tôm TCT cần trao
đổi nước nhiều nên người nuôi đã dành một phần diện tích ao nuôi làm ao lắng có
nước kịp thời cấp vào ao nuôi.
Qua bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ diện tích ao lắng/diện tích ao nuôi trung bình là
13,5±16,5% (dao động từ 10-25%). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) cho

rằng diện tích ao lắng lọc chiếm từ 20-25% tổng diện tích ao nuôi, cứ 2 ao nuôi thì
cần một ao lắng. Ao lắng làm chức năng cải thiện chất lượng nước trước khi cho vào
ao nuôi thông qua lắng tụ phù sa, lắng lọc sinh học... Từ kết quả cho thấy diện tích ao
lắng khảo sát vẫn còn thấp hơn so nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv.,
(2004). Vì vậy người nuôi cần tăng thêm diện tích ao lắng để tránh được rủi ro dịch
bệnh lây lan trong tình trạng hiện nay.
4.3.2 Thời gian cải tạo ao và mùa vụ thả nuôi
Sên vét, loại bỏ bùn đáy là khâu quan trọng, nguyên tắc chung là sau mỗi vụ nuôi
phải sên vét sạch lớp bùn đáy nhằm diệt mầm bệnh, giải phóng khí độc (H2S, NH3 và
CH4) và tạo đáy ao sạch cho tôm. Theo Chanratchakool et al., (1997) thì có hai
phương pháp phổ biến trong cải tạo ao nuôi tôm tùy theo mùa và tính chất đất của
từng ao, đó là phương pháp cải tạo khô và phương pháp cải tạo ướt.
Qua kết quả khảo sát cho thấy 100% các hộ nuôi tôm TCT ở Kiên Lương đều sên vét
và loại bỏ bùn đáy. Trong đó, phương pháp cải tạo khô được hộ nuôi thực hiện 100%.
Phương pháp cải tạo khô là phơi đáy ao, bằng biện pháp thủ công hay cơ giới loại bỏ
toàn bộ lớp chất thải màu đen ra khỏi ao. Biện pháp dùng xe ủi được áp dụng phổ
biến, đặc biệt đối với các ao nuôi thâm canh và thâm canh mức cao. Thời gian cải tạo
ngắn nhất là 15 ngày và dài nhất là 45 ngày trong khi đó thời gian cải tạo từ 15-20
ngày thì mùa vụ thả nuôi bình quân 2 vụ/năm còn thời gian cải tạo 45 ngày thì mùa
vụ nuôi bình quân 1 vụ/năm. Ưu điểm của phương pháp này là làm cho nền đáy ao
cứng chắc, sạch hơn và diệt hết mầm bệnh.
Trong quá trình cải tạo ao có 100% các hộ nuôi sử dụng vôi, biện pháp này hữu hiệu
trong việc khử phèn, diệt mầm bệnh, rong tảo và góp phần ổn định hệ đệm của ao. Vì
vậy, việc cải tạo ao là rất cần thiết và quyết định thành công cho một vụ nuôi tôm.
16


Mùa vụ thả nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ TCT thâm canh ở huyện Kiên Lương được
thể hiện qua hình 4.6


tháng 6
7%

tháng 10
3%
tháng 9
30%

tháng 7
23%

Tháng thả nuôi

tháng 8
37%

Hình 4.7 Mùa vụ thả nuôi tôm TCT thâm canh ở huyện Kiên Lương

Qua hình 4.7 cho thấy, các hộ nuôi tôm TCT chủ yếu thả giống vào tháng 7, 8, 9 và
cao nhất là tháng 8 chiếm 37%, thấp nhất là tháng 10 chỉ chiếm 3%. Do tháng 7, 8, 9
là mùa thuận của vụ nuôi tôm TCT, đặc điểm của mùa này là nhiệt độ và môi trường
ổn định rất thích hợp cho nuôi tôm TCT thâm canh.
4.3.3 Độ mặn
Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi tôm TCT nuôi ở độ mặn trung bình là
19±4,29‰ (dao động từ 15-30‰). Trong đó, độ mặn 15‰ và 20 ‰ được chủ hộ nuôi
nhiều chiếm 43,3%, độ mặn được nuôi ít nhất là 25‰ và 30‰ chỉ chiếm 6,7%.
14

Năng suất(tấn/ha/vụ)


12

11.9

11.3

11.3

10
7.75

8
6
4
2
0
15

20

25

30

Độ mặn (‰)

Hình 4.8 Tương quan giữa độ mặn và năng suất
17



Qua hình 4.8 cho thấy độ mặn và năng suất tỷ nghịch với nhau, độ mặn càng lớn thì
năng suất nuôi càng giảm. Độ mặn 15‰ đạt năng suất trung bình 11,9 tấn/ha/vụ, độ
mặn 20‰ và 25‰ có năng suất 11,3 tấn/ha/vụ, độ mặn 30‰ đạt năng suất thấp nhất
7,75 tấn/ha/vụ. Vì vậy, người nuôi nên nuôi ở độ mặn từ 25‰ trở xuống để mang lại
năng suất tối ưu.
4.3.4 Nguồn gốc con giống
Kết quả khảo sát nguồn gốc con giống tôm TCT ở huyện Kiên Lương được thể hiện
ở hình 4.9
Bạc Liêu
23%
Cần Thơ
7%

Miền
Trung
63%

Kiên
Giang
7%

Hình 4.9 Nguồn gốc con giống tôm thẻ chân trắng

Qua hình 4.9 cho thấy, các hộ nuôi tôm TCT ở Kiên Lương sử dụng con giống có
nguồn gốc chủ yếu ở Miền Trung chiếm 63%, nguồn con giống được sử dụng thấp
nhất là ở Cần Thơ và Kiên Giang chiếm chỉ 7%. Do Miền Trung có các trại sản xuất
tôm giống đầu tiên ở Việt Nam vì vậy kinh nghiệm và kỹ thuật cũng cao hơn các khu
vực khác, Miền Trung cũng là nơi chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống tôm cho cả
nước từ thập niên 90 đối với tôm sú và tôm TCT từ năm 2000, bên cạnh những nguyên
nhân trên thì người nuôi có thể ảnh hưởng bởi tâm lý, truyền thống nuôi từ lâu của

người nuôi trước. Vì vậy người nuôi vẫn chọn tôm giống Miền Trung để nuôi nhiều
hơn các tỉnh ở ĐBSCL.
4.3.5 Mật độ và kích cỡ thả giống
Mật độ thả giống cũng là yếu tố quan trọng trong khâu kỹ thuật nuôi tôm TCT. Mật
độ thả giống tôm TCT cao hơn so với tôm sú. Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ
nuôi tôm TCT ở Kiên Lương thả giống với mật độ trung bình 107±21 con/m2 (dao
động từ 60-150 con/m2). Mật độ thả tôm TCT ở Kiên Lương được thể hiện ở hình 4.7

18


<100
23%

≥100
77%

Hình 4.10 Mật độ thả tôm TCT ở Kiên Lương

16

500.00

14

450.00
400.00

12
350.00

10

300.00

8

250.00

6

200.00
150.00

4
100.00
2

Lợi nhuận(triệu đồng/ha/vụ)

Năng suất (tấn/ha/vụ)

Qua hình 4.10 cho thấy, các hộ nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương chủ yếu thả
giống ở mật độ lớn hơn 100 con/m2 chiếm 77% và mật độ nhỏ hơn 100 con/m2 chỉ
chiếm 23% người nuôi thả giống.

50.00

0

0.00

60-<90

90-<120

≥120

Mật độ thả giống (con/m2)

Hình 4.11 Tương quan giữa mật độ với năng suất và lợi nhuận

Qua hình 4.11 cho thấy, các hộ nuôi có năng suất tăng dần khi mật độ thả giống tăng
lên. Mật độ thả giống lớn hơn 120 con/m2 thì đạt năng suất cao nhất 12,6 tấn/ha/vụ
và lợi nhuận đạt 377 triệu đồng/ha/vụ; mật độ thả giống thấp hơn 120 con/m2 thì đạt
năng suất thấp dao động từ 8,6 đến 11 tấn/ha/vụ. Mặc khác, dù lợi nhuận của mật độ
từ 90 đến nhỏ hơn 120 con/m2 đạt 391 triệu đông/ha/vụ lớn hơn mật độ từ 120 trở lên
nhưng không đáng kể. Nhìn chung, mật độ thả giống lớn hơn 120 con/m2 là tối ưu.
Nhưng bên cạnh nuôi ở mật độ cao thì rất dễ gập rủi ro như người nuôi cho ăn nhiều,
nếu người nuôi không nắm rỏ quản lý cho ăn và môi trường ao nuôi dẫn đến ô nhiễm
môi trường nước, khi gặp điều kiện thuận lợi thì mầm bệnh phát triển gây ảnh hưởng
19


đến tôm nuôi. Vì vậy, người nuôi muốn nuôi ở mật độ cao cần chú ý tới khâu cho ăn
vừa đủ không được thừa thức ăn.
Nếu so sánh về mật độ thả giống ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang với khảo sát
của Trương Huyền Trân (2010) tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho thấy kết quả
khảo sát ở Sóc Trăng hộ nuôi thả giống với mật độ 73,0±36,2 con/m2 là thấp hơn so
với kết quả khảo sát ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Nhìn chung mật độ thả
giống ở các hộ nuôi tôm TCT thâm canh ở Kiên Lương tương đối cao.
PL15

20%

PL14
10%
PL12
70%

Hình 4.12 Kích cỡ thả giống của các hộ nuôi

Qua hình 4.12 cho thấy, kích cỡ thả giống của các hộ nuôi tôm TCT thuộc các kích
cỡ PL12, PL14 và PL15, trong đó cỡ giống PL14 chiếm 10%, PL15 chiếm 20% và
cỡ giống được thả nhiều nhất là PL 12 chiếm 70%. Nhìn chung, kích cỡ thả giống của
các hộ nuôi phù hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng khi thả ra môi trường
ao nuôi. Theo kết quả khảo sát của Trương Huyền Trân (2010), kích cỡ tôm giống
khoảng PL8 – PL10, nhóm kích thước giống được chọn thả nuôi chủ yếu là PL9
(57,7%). So sánh kết quả khảo sát ở hình 4.12 với kết quả khảo sát của Trương Huyền
Trân (2010), cho kết quả khảo sát ở hình 4.12 có kích cỡ thả giống lớn hơn.
4.3.6 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
Kết quả khảo sát cho thấy các loại thức ăn sử dụng trong nuôi tôm TCT ở Kiên Lương
được thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3 các loại thức ăn được các hộ sử dụng trong nuôi tôm TCT ở Kiên Lương
Loại thức ăn
Grobest
Thăng Long
UP

Tỷ lệ
(%)
53
30

17

Tỷ suất lợi
nhuận
0,45
0,41
0,26
20

FCR
TB±ĐLC
1,34±0,07
1,35±0,05
1,34±0,09

Năng suất
(tấn/ha/vụ)
TB±ĐLC
11,6±2,40
11,4±1,40
10,7±2,23


×