Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Mật số vi khuẩn vibrio sp , bacillus sp và ký sinh trùng hiện diện trong ương ấu trùng tôm càng xanh quy trình nước trong kín và nước xanh cải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
oooo
o

o

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

MẬT SỐ VI KHUẨN VIBRIO sp., BACILLUS sp.
VÀ KÝ SINH TRÙNG HIỆN DIỆN TRONG
ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH THEO QUY TRÌNH
NƯỚC TRONG KÍN VÀ NƯỚC XANH CẢI TIẾN

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Huỳnh Như
MSSV: 1153040052
Lớp: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
oooo
o

o


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

MẬT SỐ VI KHUẨN VIBRIO sp., BACILLUS sp.
VÀ KÝ SINH TRÙNG HIỆN DIỆN TRONG
ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH THEO QUY TRÌNH
NƯỚC TRONG KÍN VÀ NƯỚC XANH CẢI TIẾN

Cán bộ hướng dẫn
Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Huỳnh Như
MSSV: 1153040052
Lớp: NTTS K6

Cần Thơ,
2015
ii


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả này chưa được công bố dùng trong bất cứ khóa luận nào cùng cấp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2015
Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)


Phạm Thị Huỳnh Như

iii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Đề tài nghiên cứu: “Mật số vi khuẩn Vibrio sp., Bacillus sp. và ký sinh trùng hiện diện
trong ương ấu trùng tôm càng xanh quy trình nước trong kín và nước xanh cải tiến”.
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huỳnh Như
Lớp: Nuôi trồng thủy sản, khóa 6.
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo góp ý
của Hội đồng bảo vệ khóa luận khoa Sinh học ứng dụng – Trường đại học Tây Đô ngày
14/09/2015.

Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2015
Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)

Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến

Phạm Thị Huỳnh Như

iv


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính nhất đối với cha mẹ đã tạo mọi điều kiện

tốt nhất cho con học tập, dạy dỗ, lo lắng và là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con
vượt qua mọi khó khăn để con được như ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng bết ơn sâu sắc đến cô - Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Tạ Văn Phương đã nhiệt tình hỗ trợ, theo dõi lớp trong suốt thời gian qua.
Với vai trò cố vấn học tập, thầy đã tạo điều kiện tốt nhất cho em cùng các bạn hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp đến, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập.
Em xin cám ơn quý thầy cô Khoa Sinh học ứng dụng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức quý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản
K6 đã động viên và hỗ trợ để tôi có được thành công ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng!

Phạm Thị Huỳnh Như

v


TÓM TẮT
Chuyên đề thực hiện nhằm xác định sự biến động về mật số vi khuẩn Vibrio, Bacillus và
ký sinh trùng trên hai nghiệm thức ương tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín
(NT1) và quy trình nước xanh cải tiến (NT2). Thí nghiệm được tiến hành trên 6 bể nhựa
có thể tích 60 lít/bể, ấu trùng được bố trí vào bể với mật độ 60 con/L.
Các giá trị về thủy lý, thủy hóa ở hai nghiệm thức thực hiện đều phù hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của ấu trùng tôm càng xanh.
Trong mẫu nước ương, mật độ vi khuẩn tổng trung bình ở nghiệm thức NT1 cao hơn so

với nghiệm thức NT2. Nhưng ngược lại với mật độ vi khuẩn tổng, mật độ vi khuẩn
Vibrio sp. và Bacillus sp. ở nghiệm thức NT2 cao hơn so với nghiệm thức NT1.
Mật độ vi khuẩn tổng trong mẫu ấu trùng khá thấp chiếm 23% so mẫu nước ương. Mật
độ vi khuẩn Bacillus sp., Vibrio sp. trong mẫu ấu trùng lần lượt chiếm 27%, 12% so với
mật độ trong mẫu nước ương.
Mật độ vi khuẩn trên mẫu vỏ Artemia khá cao so với mật độ vi khuẩn trên mẫu nước
ương. Mật độ vi khuẩn tổng trên mẫu vỏ Artemia cao hơn 6,4 lần so với mật độ vi khuẩn
tổng trên mẫu nước ương. Mật độ vi khuẩn Vibrio sp., Bacillus sp. cao hơn 2,2 lần và 4,9
lần so với mật độ vi khuẩn trên mẫu nước ương.
Trong quá trình ương, cả hai nghiệm thức đều nhiễm KST, tỷ lệ nhiễm trên vỏ Artemia
cao hơn so với trên ấu trùng và tỷ lệ nhiễm KST trên ấu trùng ở nghiệm thức nước trong
kín luôn cao hơn so với nghiệm thức nước xanh cải tiến.
Tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức ương TCX theo quy trình nước xanh cải tiến đạt
35,5% cao hơn và có ý nghĩa thống kê (α=0,5) so với tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm
thức ương TCX theo quy trình nước trong kín là 18,5%.
Cặn đáy bắt đầu được thu từ ngày ương thứ 10 sau khi cho ăn bổ sung thức ăn chế biến.
Mật độ vi sinh trên mẫu cặn đáy biến động khá lớn, mật độ vi khuẩn trong mẫu cặn đáy ở
NT2 biến động ổn định và thấp hơn so với NT1.
Từ khóa: Bacillus sp., ký sinh trùng, nước trong kín, nước xanh cải tiến, tôm càng xanh,
vi khuẩn tổng, Vibrio sp.,.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ...................................................................................................... iii
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ......................................................... iv
TÓM TẮT .............................................................................................................. vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ vii

DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 2
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh ............................................................. 2
2.1.1 Phân loại và phân bố ........................................................................................ 2
2.1.2 Vòng đời tôm càng xanh .................................................................................. 3
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm về sinh trưởng .................................................................................. 3
2.2 Các quy trình sản xuất giống tôm càng xanh hiện nay ................................... 4
2.2.1 Quy trình nước trong hở (Open – clear water systems) ..................................... 4
2.2.2 Quy trình nước trong kín (Closed – clear water systems) ................................. 4
2.2.3 Quy trình nước xanh (Green water systems) ..................................................... 4
2.2.4 Quy trình nước xanh cải tiến (Modified static green water systems) ................. 5
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trong và ngoài nước ....................... 5
2.3.1 Trên thế giới..................................................................................................... 5
2.3.2 Trong nước ...................................................................................................... 6
2.4 Sơ lược về vi khuẩn trong hệ thống ương ....................................................... 7
2.4.1 Vi khuẩn Bacillus sp. ....................................................................................... 7
2.4.2 Vi khuẩn Vibrio sp. .......................................................................................... 7
2.5 Sơ lược về ký sinh trùng (KST) trong hệ thống ương ..................................... 8
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 10
iii


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 10

3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm ....................................................................................... 10
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 11
3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm..................................................................... 11
3.3.4 Phương pháp thu mẫu..................................................................................... 11
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu ........................................................................... 12
3.3.6 Xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn Bacillus sp. .................... 14
3.4 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 15
4.1 Sự biến động của các yếu tố môi trường ........................................................ 15
4.1.1 Sự biến động của các yếu tố thủy lý ............................................................... 15
4.1.2 Sự biến động của các yếu tố thủy hóa ............................................................. 16
4.2 Sự biến động mật độ vi sinh trong mẫu nước ương....................................... 18
4.2.2 Mật độ của vi khuẩn Bacillus sp. .................................................................... 21
4.2.3 Mật độ của vi khuẩn tổng ............................................................................... 22
4.3 Sự biến động mật độ vi sinh trong mẫu ấu trùng .......................................... 23
4.3.1 Vi khuẩn Vibrio sp. ........................................................................................ 24
4.4.2 Mẫu cặn đáy ................................................................................................... 28
4.5 Ký sinh trùng................................................................................................... 29
4.6 Tỷ lệ sống của ấu trùng ................................................................................... 31
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 32
5.2 Đề xuất ............................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 34
Phụ lục 1: Sự biến động của các yếu tố thủy lý .................................................... A
Phụ lục 1.1: Biến động nhiệt độ sáng trong thí nghiệm ............................................ A
Phụ lục 1.2: Biến động nhiệt độ chiều trong thí nghiệm ........................................... B
Phụ lục 1.3: Biến động pH sáng trong thí nghiệm .................................................... C
Phụ lục 1.4: Biến động pH chiều trong thí nghiệm ................................................... C
Phụ lục 2: Sự biến động của các yếu tố thủy hóa ................................................. D
Phụ lục 2.1: Hàm lượng TAN trong thí nghiệm........................................................ D

iv


Phụ lục 2.2: Hàm lượng N–NO2– trong thí nghiệm .................................................. D
Phụ lục 3: Tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng TCX ................................... F
Phụ lục 3.1: Tỷ lệ biến thái của ấu trùng ................................................................... F
Phụ lục 3.2: Tỷ lệ sống của ấu trùng TCX ................................................................ G
Phụ lục 3.3 Kiểm định thống kê tỷ lệ sống với mức ý nghĩa 5% ............................... G
Phụ lục 4: Kết quả kiểm tra các đặc điểm sinh hóa vi khuẩn .............................. H
Phụ lục 5: Sự biến động mật độ vi sinh trên mẫu nước ương ............................... J
Phụ lục 5.1 Sự biến động mật độ của vi khuẩn Vibrio sp. .......................................... J
Phụ lục 5.2 Tỷ lệ khuẩn lạc (xanh, vàng) của vi khuẩn Vibrio sp. ............................. J
Phụ lục 5.3: Sự biến động mật độ của vi khuẩn Bacillus sp. ..................................... K
Phụ lục 5.4: Sự biến động mật độ của vi khuẩn tổng ................................................ L
Phụ lục 6: Sự biến động mật độ của vi khuẩn trên mẫu ấu trùng TCX ............. M
Phụ lục 6.1 Sự biến động mật độ của vi khuẩn Vibrio sp. ........................................ M
Phụ lục 6.2 Tỷ lệ khuẩn lạc (xanh, vàng) của vi khuẩn Vibrio sp. ........................... M
Phụ lục 6.3: Sự biến động mật độ của vi khuẩn Bacillus sp. ..................................... N
Phụ lục 6.4: Sự biến động mật độ của vi khuẩn tổng ................................................ O
Phụ lục 7: Sự biến động mật độ của vi khuẩn trên mẫu Artemia ......................... P
Phụ lục 7.1 Sự biến động mật độ của vi khuẩn Vibrio sp. .......................................... P
Phụ lục 7.2 Tỷ lệ khuẩn lạc (xanh, vàng) của vi khuẩn Vibrio sp. ............................. P
Phụ lục 7.3: Sự biến động mật độ của vi khuẩn Bacillus sp. ..................................... Q
Phụ lục 7.4: Sự biến động mật độ của vi khuẩn tổng ................................................ R
Phụ lục 8: Vi sinh trên mẫu cặn đáy ...................................................................... S
Phụ lục 8.1: Sự biến động mật độ của vi khuẩn Vibrio sp. ......................................... S
Phụ lục 8.2 Tỷ lệ khuẩn lạc (xanh, vàng) của vi khuẩn Vibrio sp. ............................ S
Phụ lục 8.3 Sự biến động mật độ của vi khuẩn Bacillus sp. ...................................... T
Phụ lục 8.4: Sự biến động mật độ của vi khuẩn tổng ................................................ U
Phụ lục 9: Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm ký sinh trùng ....................................... V

Phụ lục 9.1: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng tôm ....................................... V
Phụ lục 9.2: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng tôm ....................................... W
Phụ lục 9.3: Cường độ nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng tôm ................................. X
v


Phụ lục 9.4: Cường độ nhiễm ký sinh trùng trên vỏ Artemia ................................... Y
Phu lục 10: Thành phần thức ăn chế biến ............................................................ Z
Phụ lục 11: Chế độ cho ăn của ấu trùng tôm càng xanh ................................... AA
Phụ lục 12: Thành phần một số loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn.................. BB

vi


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh........................................ 3
Bảng 3.1: Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường .............................................. 12
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ (oC), pH trong thí nghiệm ......................................... 15
Bảng 4.1: Mật độ vi khuẩn trong mẫu vỏ Artemia ................................................... 27
Bảng 4.2: Mật độ vi khuẩn trong mẫu cặn đáy ........................................................ 28
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong quá trình ương ...................................... 30
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh ................................................... 31

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1: Ký sinh trùng hình chuông trên ĐVTS ...................................................... 9
Hình 3.1: Hệ thống ương ấu trùng tôm càng xanh ................................................... 13
Hình 3.2: Phương pháp pha loãng mẫu ................................................................... 13
Hình 4.1: Biến động hàm lượng TAN trong chu kỳ ương ........................................ 16
Hình 4.2: Biến động hàm lượng N–NO2– trong chu kỳ ương .................................. 17
Hình 4.3: Biến động hàm lượng N–NO3– trong chu kỳ ương .................................. 18
Hình 4.4: Mật độ vi khuẩn trong mẫu nước ương .................................................... 19
Hình 4.5: Mật độ vi khuẩn Vibrio sp. trong mẫu nước ương.................................... 20
Hình 4.6: Mật độ vi khuẩn Bacillus sp. trong mẫu nước ương ................................. 21
Hình 4.7: Mật độ vi khuẩn tổng cộng trong mẫu nước ương.................................... 22
Hình 4.9: Mật độ vi khuẩn Vibrio sp. trong mẫu ấu trùng........................................ 24
Hình 4.10: Mật độ vi khuẩn Bacillus sp. trong mẫu ấu trùng ................................... 25
Hình 4.11: Mật độ vi khuẩn tổng cộng trong mẫu ấu trùng...................................... 26

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐVTS: Động vật thủy sản
KHV: Kính hiển vi
KST: Ký sinh trùng
NT: Nghiệm thức
PL: Postlarvae
TCX: Tôm càng xanh
TLS: Tỷ lệ sống
VKT: Vi khuẩn tổng
VSV: Vi sinh vật

ix



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng có giá trị
kinh tế cao ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo báo
cáo tóm tắt của viện kinh tế quy hoạch thủy sản – tổng cục thủy sản thì đến năm 2010
diện tích nuôi tôm càng xanh ở ĐBSCL ước đạt 7.437 ha, so với cả nước là 8.189 ha đạt
90,82%, năng suất trung bình là 0,8 tấn/ha, dù mang lại giá trị to lớn nhưng việc mở rộng
diện tích gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề về kỹ thuật, thời tiết, nguồn nước và con
giống, ... Trong đó, vấn đề con giống đang được xem là một trong những vấn đề quan
trọng nhất và cần thiết phải đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trên.
Hiện nay sản xuất giống tôm càng xanh có 4 quy trình được áp dụng trên thế giới là quy
trình nước trong hở, quy trình nước trong kín, quy trình nước xanh và quy trình nước
xanh cải tiến (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Trong đó, quy trình nước trong kín
và quy trình nước xanh cải tiến được ứng dụng nhiều nhất.
Điểm chung của 2 quy trình trên là linh động trên quy mô sản xuất, dễ thực hiện tại các
trại thực nghiệm và đây là 2 quy trình ương tiết kiệm nước vì cả 2 đều không thay nước
trong suốt quá trình ương (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Vì vậy, hệ thống ương
sẽ có nhiều cặn bã do không hút cặn đáy bể (thức ăn, chất thải của ấu trùng, vỏ trứng
Artemia, ...) làm giá thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển.
Trong đó nhóm Bacillus và nhóm Vibrio là những nhóm vi khuẩn cần được quan tâm và
theo dõi.
Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài: “Mật số vi khuẩn Vibrio sp., Bacillus sp. và ký sinh
trùng hiện diện trong ương ấu trùng tôm càng xanh quy trình nước trong kín và nước
xanh cải tiến” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Cung cấp thêm những thông tin về mật số vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn Bacillus và ký sinh
trùng hiện diện trong hệ thống ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong
kín và nước xanh cải tiến.

1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định sự biến động về mật độ của: vi khuẩn tổng cộng, vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn
Bacillus trong môi trường nước ương ấu trùng, ấu trùng tôm, vỏ trứng Artemia và cặn
đáy.
Xác định thành phần và hệ số nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng tôm càng xanh và trên vỏ
Artemia trong bể ương.
So sánh mật độ vi sinh vật, ký sinh trùng đã được xác định của 2 quy trình ương.
1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Phân loại và phân bố
Tôm càng xanh (TCX) được phân loại theo Holthius (1980) và Barnes (1987) như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn

Hình 1.1: Hình thái tôm càng xanh (nguồn: Forster and Wickins (1972))
Trong tự nhiên, TCX phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu
vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố
tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt vùng ĐBSCL. Ngoài ra, ở các thủy vực độ

mặn cao từ 18 - 25‰ vẫn có sự hiện diện của tôm càng xanh (Nguyễn Thanh Phương và
ctv., 2003).

2


2.1.2 Vòng đời tôm càng xanh
Vòng đời TCX có 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành.
Tôm càng xanh thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng ở nước ngọt. Trứng dính vào các
chân bụng của tôm mẹ, khi ôm trứng tôm mẹ di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6 – 18‰ để
sinh sản, ở đó ấu trùng nở ra sống phù du.
Ấu trùng (Nauplius) trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng (Post Larvae), lúc
này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. Khi trưởng thành
chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và tiếp tục vòng đời
(Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, theo Phạm Văn Tình (2004) trong tự
nhiên khi kiểm tra dạ dày chúng thức ăn gồm có: nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ,
giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các loài tảo và mùn bã hữu cơ.
Khi ương ấu trùng TCX nếu không cấp đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau lúc lột xác,
đây là đặc tính của loài. Vì vậy, trong ương giống cần lưu ý vấn đề này nhằm nâng cao tỷ
lệ sống (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
2.1.4 Đặc điểm về sinh trưởng
Tôm càng xanh phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái để trở thành hậu ấu trùng. Thời
gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào nhiệt độ, kích cỡ, giới tính, thức ăn và
điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng tôm càng xanh
Giai đoạn ấu
trùng


Ngày tuổi

Đặc điểm nhận dạng

I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
PL

1
2
3–4
4–6
5–8
7 – 10
11 – 17
13 – 20
15 – 22
17 – 23
23 – 35
23 – 35


Không có cuống mắt
Có cuống mắt
Có sự xuất hiện Uropods
Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có 2 nhánh, có lông tơ
Các telson hẹp và có hình thon dài
Có sự hiện diện của các núm chân bụng
Các chân bụng chẻ đôi
Các chân bụng có các tơ cứng
Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện
Có 3 – 4 răng trên chủy
Răng xuất hiện hết nửa trên chủy
Có răng trên và dưới chủy, có tập tính giống tôm trưởng
thành

(Nguồn: Uno và Soo, 1969, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)

Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm càng xanh không tăng liên tục mà
theo hình bậc thang. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn
3


nhanh hơn tôm cái đặc biệt là về giai đoạn sau. Tôm được bổ sung thức ăn là động vật sẽ
lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với tôm ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn (Nguyễn
Thanh Phương, 2003).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) tỷ lệ sống của ấu trùng TCX (từ giai đoạn ấu
trùng đến PL) phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tôm bố mẹ. Trong quá trình phát triển thì ấu
trùng TCX có sự phân đàn và sự phân đàn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào các điều kiện như:
mật độ ương, nhiệt độ, dinh dưỡng, ...
2.2 Các quy trình sản xuất giống tôm càng xanh hiện nay
Hiện nay, sản xuất giống TCX được áp dụng theo 4 quy trình: nước trong hở, nước trong

kín, nước xanh và nước xanh cải tiến. Mỗi quy trình ương đều có đặc điểm riêng biệt.
2.2.1 Quy trình nước trong hở (Open – clear water systems)
Quy trình nước trong hở được khởi xướng bởi Ling vào năm 1969 và được hoàn thiện bởi
Aquacop từ năm 1977. Đặc điểm của quy trình là sử dụng nước trong, đã qua lọc, khử
trùng và không có tảo. Ấu trùng được bố trí ương với mật độ cao, thực hiện thay nước
hằng ngày. Quy trình có ưu điểm là năng suất cao, tuy nhiên do quá trình thay nước hằng
ngày nên tốn nhiều nước dẫn đến hạn chế địa điểm trại sản xuất (phải gần nguồn nước
biển), hao phí nhân công và nhiều chi phí khác.
2.2.2 Quy trình nước trong kín (Closed – clear water systems)
Quy trình nước trong kín được nghiên cứu bởi Sandifer (1970) và được hoàn thiện bởi
Aquacop (1980). Năm 1984 quy trình được đưa vào sử dụng đại trà, quy trình đặc điểm:
nước ương ấu trùng là nước trong, được lọc sạch, qua khử trùng, không có tảo và mật độ
ương cao.
Theo Nguyễn Việt Thắng (1993) đây là một hệ thống mà ở đó nước nuôi được tái xử lý
bằng các biện pháp như: lọc sinh học, lọc cơ học, hấp thụ vật lý, sục khí để tái sử dụng
nguồn nước này. Trong quy trình tuần hoàn kín hệ thống lọc sinh học là quan trọng nhất,
được sử dụng chủ yếu để loại bỏ chất thải nitơ, chủ yếu từ amonia do ấu trùng và thức ăn
tươi (Artemia) trong quá trình bài tiết và từ sự phân hủy vật liệu hữu cơ.
Về cơ bản việc ứng dụng quy trình nước trong kín mang lại một số ưu điểm như: tiết
kiệm nước, giảm thiểu tác hại của môi trường, tiết kiệm nhân công. Nhưng đây là quy
trình ương khó, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, đầu tư nhiều trang thiết bị, vốn đầu tư lớn
(Nguyễn Việt Thắng, 1993).
2.2.3 Quy trình nước xanh (Green water systems)
Quy trình được bắt đầu nghiên cứu bởi Fujimura năm 1966 hoàn thiện 1974, và được ứng
dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, đặc điểm của quy trình là dùng tảo Chlorella cho vào bể
ương để duy trì màu nước xanh liên tục. Ưu điểm của quy trình là hạn chế thay nước, tuy

4



nhiên quy trình này chỉ thực hiện với mật độ ương thấp hơn so với quy trình nước trong,
đòi hỏi kỹ thuật duy trì tảo trong bể ương.
2.2.4 Quy trình nước xanh cải tiến (Modified static green water systems)
Quy trình nước xanh cải tiến được Ang et al., (1987) đề xướng, nguyên tắc chính của quy
trình là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để tự ổn định môi
trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp vào bể làm giá thể cho vi sinh vật phát triển.
Hệ thống này có nhiều ưu điểm là không phải thay nước, không vệ sinh bể và không bổ
sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu trước khi
thả ấu trùng), hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng và
nhiều nơi, cả những vùng xa biển (được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv.,
2003).
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trong và ngoài nước
2.3.1 Trên thế giới
Tôm càng xanh là đối tượng được nghiên cứu ít hơn so với tôm biển. Thành công đầu
tiên là nghiên cứu của Ling (1959), ông đã đưa ra đặc điểm sinh thái và sinh sản của
chúng. Năm 1962, Malaysia đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm càng xanh thành công
theo chu trình khép kín.
Fujimura đã dựa theo nghiên cứu của Ling và đưa ra quy trình nước xanh (green water
systems) vào những năm 1965 – 1968 và được hoàn thiện năm 1974, sau đó được đưa
vào ứng dụng rộng rãi.
Năm 1973, Aquacop – Tahiti, đã bắt đầu nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh theo
quy trình nước trong hở (Open – clear water systems) dựa theo quy trình Galveston của
tôm biển. Theo Aquacop (1984) quy trình kỹ thuật cơ bản được xây dựng từ năm 1976 và
hoàng thiện năm 1980 bởi ông.
Đến khoảng thập niên 70, quy trình nước trong tuần hoàn kín (Closed – clear water
systems) đã được nghiên cứu bởi một số tác giả như Sandifer (1977); Menasveta (1980);
Singholka (1980). Đặc điểm của quy trình là dùng bể lọc sinh học để lọc nước từ bể ương
và cho tuần hoàn lại bể ương. Nước trong tuần hoàn kín ra đời đã khắc phục nhược điểm
hao phí nước trong quá trình ương, cũng như một số hạn chế khác của quy trình nước
trong hở.

Theo Aquacop (1977), hàm lượng đạm nitrit, amonia và khống chế chất lượng nước là
vấn đề quan trọng trong quá trình ương giống tôm càng xanh.
Nghiên cứu của Ang và Cheah (1979) tiến hành ương TCX khi cho ấu trùng ăn có bổ
sung cả vỏ Atermia đã làm cho nước xanh hơn. Khi vỏ Atermia nằm dưới đáy bể sẽ là
một giá thể tốt giúp tảo và vi khuẩn phát triển từ đó góp phần làm sạch nước ương bởi

5


quá trình chuyển hóa đạm. Sau 54 ngày ương, tỷ lệ sống của ấu trùng ở độ mặn 6 – 8‰ là
36,9%.
Đến năm 1986, Ang và Cheah đã tiến hành ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình
nước xanh cải tiến và được ứng dụng khá phổ biến ở Malaysia với mật độ 25 con/L, tỷ lệ
sống 36 – 77% ở nồng độ muối 12%. Malecha (1983) ở Hawaii áp dụng quy trình sản
xuất nước xanh, mật độ ương 60 con/L, một vài trại ương với mật độ 160 con/L, tỷ lệ
sống 30 PL/L (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999).
2.3.2 Trong nước
Ở nước ta, năm 1980 tại Hải Phòng và Vũng Tàu, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II
đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất TCX. Tuy nhiên, lượng tôm giống vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu nuôi (Đào Mạnh Sơn, 2003).
Trường Đại học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 từ những năm 1984
đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các quy trình nước trong kín, nước trong hở, nước
xanh để sản xuất giống TCX và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nguyễn Việt
Thắng (1993) áp dụng quy trình sản xuất giống nước xanh với mật độ 40 – 50 ấu trùng/L
đạt tỷ lệ sống 40,2%, quy trình nước trong hở với mật độ 60 – 100 ấu trùng/L đạt tỷ lệ
sống 35,4%, quy trình nước trong kín với mật độ 70 ấu trùng/L tỷ lệ sống 24,9%.
Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999) đã ương TCX theo quy trình nước xanh cải tiến với mật
độ ương lần lượt 50, 100 và 150 ấu trùng/L và thức ăn duy nhất là Artemia. Kết quả ương
cho thấy mật độ ương 50 con/L các yếu tố môi trường gần như tốt cho sự hoạt động của
ấu trùng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển PL cao nhất (19,46%) so với mật độ ương 150 con/L có

tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển PL thấp nhất (0,82%).
Trên cơ sở trên, Nguyễn Ngọc Thọ (2000) đã thử nghiệm sản xuất TCX theo quy trình
nước xanh cải tiến với mật độ ương 60 ấu trùng/L và 90 ấu trùng/L. Kết quả cho thấy tốc
độ tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ chuyển PL ở mật độ ương 60 ấu trùng/L (7,56 mm và
80,77%) cao hơn ở mật độ ương 90 ấu trùng/L (5,6mm và 41,48%).
Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2000) đã nghiên cứu sản xuất TCX theo mô hình nước
xanh cải tiến với mật độ ấu trùng 60 con/L, chu kỳ ương thường 30 – 35 ngày, mật độ tảo
ban đầu 1 triệu tế bào/mL. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống từ ấu trùng đến PL là rất tốt, trung
bình đạt 52,6%.
Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2006) tiếp tục nghiên cứu sản xuất TCX dựa trên nguồn
tôm bố mẹ thu từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và tôm bố mẹ nuôi vỗ. Kết quả cho thấy
số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950 – 25.859 ấu trùng/tôm cái, tôm nuôi vỗ
có số ấu trùng từ 9.308 – 23.626 ấu trùng/tôm cái và thấp nhất ở nguồn tôm nuôi thương
phẩm. Với chu kỳ ương khoảng 30 ngày, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm nuôi vỗ (76,6%) cao
hơn so với nguồn tôm thu từ tự nhiên (51,3%) và ao nuôi thương phẩm (62%).

6


Lê Xuân Sinh (2008), mật độ ương ấu trùng TCX với quy trình nước xanh cải tiến là 66,9
con/L và năng suất PL12 – 15 của quy trình này là (12.880 con/m3/đợt) cao hơn các quy
trình khác (10.800 con/m3/đợt) với tổng chi phí cho một đợt sản xuất khoảng 854.800
đồng/m3/bể ương.
Vũ Thùy Phương Thảo (2010), thực hiện ương ấu trùng TCX theo quy trình nước xanh
cải tiến với các mức nước ban đầu khác nhau là 25%, 50%, 75%, 100%. Kết quả cho thấy
với mức nước ban đầu là 50% ấu trùng có sự sinh trưởng, phát triển tốt và đạt tỷ lệ sống
cao hơn các nghiệm thức khác.
2.4 Sơ lược về vi khuẩn trong hệ thống ương
2.4.1 Vi khuẩn Bacillus sp.
Bacillus là vi khuẩn gram dương thuộc giống Bacillaceae, thường được tìm thấy trong

môi trường có độ pH biến động cao, sinh trưởng dưới điều kiện hiếu khí hoặc kị khí
không bắt buộc. Bacillus tồn tại khắp trong tự nhiên chúng thường sản sinh những chất
có hoạt tính sinh học nên được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học trên
NTTS.
Theo nghiên cứu của Xiang – Hong et al., (1998), nhóm Bacillus sp. có các cơ chế tác
động như: ngăn chặn sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây bệnh hoặc sản sinh ra các chất
ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây bệnh, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho vật
nuôi, cung cấp một số enzyme cần thiết làm nâng cao khả năng tiêu hóa của vật nuôi, hấp
thu hoặc đẩy mạnh quá trình phân hủy chất hữu cơ và chất độc trong môi trường nước
làm cải thiện chất lượng môi trường nước.
Verschuere (2000) đã nghiên cứu và công bố vi khuẩn Bacillus sp. đóng vai trò quan
trọng trong việc cải thiện chất lượng nước do vi khuẩn này đạt hiệu quả cao trong việc
chuyển đổi vật chất hữu cơ thành CO2. Do vậy, chúng làm giảm tích lũy chất hữu cơ và
chất hòa tan trong môi trường nước ương ấu trùng.
2.4.2 Vi khuẩn Vibrio sp.
Theo Đỗ Thị Hòa (2004) giống Vibrio sp. thuộc họ Vibrionaceae, có dạng hình que hay
dấu phẩy, kích thước tế bào 0,3 – 0,5µm x 1,4 – 2,6 µm. Chúng là vi khuẩn gram âm,
không tạo bào tử và có khả năng di động bởi một hoặc nhiều roi. Nhóm Vibrio là nhóm vi
khuẩn gây bệnh cơ hội, chúng tồn tại trong môi trường nước nuôi như một thành phần
của quần thể sinh vật tự nhiên trong ao nuôi, khi gặp điều kiện bất lợi chúng trở thành vi
khuẩn có khả năng gây bệnh.
Nhóm vi khuẩn thuộc giống Vibrio sp. đã gây thiệt hại lớn về kinh tế trong nuôi tôm công
nghiệp tại Philippin, Ấn Độ, Indonexia là nhóm vi khuẩn có khả năng phát sáng gây ra
như: V. harveyi, V. splendida, V. orientalis, V. ifscheri, V.vulnificus. Ở Việt Nam, những
dạng vi khuẩn phát sáng thường được thấy ở trại sản xuất giống hay ương giống, Vibrio
7


phát sáng có thể phát thành dịch và gây chết 100% ấu trùng tôm, tôm giống và kể cả tôm
trưởng thành (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005).

2.5 Sơ lược về ký sinh trùng (KST) trong hệ thống ương
Theo Bùi Quang Tề (2006) bệnh KST do trùng loa kèn gây ra chủ yếu thuộc 2 họ và có 4
giống, được phân loại như sau
Giới: Chromista
Ngành: Ciliophora
Ngành phụ: Intramacronucleata
Lớp: Oligohymenophorea
Lớp phụ: Peritrichia
Bộ: Sessilida
Họ: Zoothamniidae Sommer, 1951
Giống: Zoothamnium Bory de St. Vincent, 1826
Họ: Vorticellidae Ehrenberg, 1838
Giống Vorticella Linnaeus, 1767
Họ: Epistylididae Kahl, 1933
Giống: Epistylis Ehrenberg, 1830
Giống: Apiosoma Blanchard, 1885
Ký sinh trùng (KST) xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, làm giảm khả năng
đề kháng, cản trở hô hấp và di chuyển, nhất ở giai đoạn ấu trùng (Thái Thanh Bình,
2011).

Epistylis sp.
.

8

Vorticella sp.


Apiosoma sp.


Zoothammium sp.

Hình 2.1: Ký sinh trùng hình chuông trên ĐVTS
Trùng hình chuông hay còn gọi là trùng loa kèn là loại KST chủ yếu trên ấu trùng tôm, có
dạng hình loa kèn, hình chuông lộn ngược. Cơ thể chúng phía trước có 1 – 3 vòng lông
rung và khe miệng, phía sau có cuống để bám vào bất kỳ các giá thể nào. Trùng loa kèn
ký sinh trên ĐVTS có 4 giống gồm: Vorticella, Zoothamnium, Epistylis và Apiosoma.
Trong đó, giống Epistylis, Zoothamnium hình thành lập đoàn và các cá thể liên kết với
nhau bởi nhánh đuôi. Trùng loa kèn sinh sản sinh dưỡng và ăn lọc trong môi trường nước
(Bùi Quang Tề, 2006).
Theo Nguyễn Chí Thanh (2005), trong sản xuất giống tôm sú cũng như tôm càng xanh
bệnh dính chân hay xuất hiện và ảnh hưởng lớn đến ấu trùng. Nguyên nhân do các loài
nguyên sinh động vật, tảo bám vào các lông tơ của ấu trùng; với số lượng nhiều tôm bơi
khó khăn và các lông tơ rụng dần, sau đó tổn thương phần phụ như chân bụng, đuôi,
chủy,....

9


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 05/2015.
Địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Sinh học ứng dụng –
Trường Đại học Tây Đô và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Sinh hóa – Thủy sản,
khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Bể composite (2m3) dùng để chứa và xử lý nước
Bể ương gồm: 6 xô nhựa có thể tích 60 lít/xô.
Bể chứa tôm mẹ, bể cho tôm nở có thể tích 500 lít.

Bể ấp Artemia và bể nuôi tảo có thể tích là 80 lít.
Dụng cụ trang thiết bị: Máy sục khí, đá bọt, cốc thủy tinh 50 mL, ống nhỏ giọt, vợt
Artemia, túi lọc vải, nhiệt kế, khúc xạ kế, kính hiển vi, cân điện tử, nồi, bếp gas.
Môi trường TCBS (Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose Agar), môi trường TSA
(Trypticase Soy Agar), môi trường NA+ (Nutrient Agar)
Hóa chất phân tích các chỉ tiêu môi trường như: TAN, N –NO2– , N –NO3–
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm
Vệ sinh bể và dụng cụ: Bể ương được khử trùng bằng chlorine 200 ppm và rửa kỹ lại
bằng nước sạch, các dụng cụ có liên quan được khử trùng trước khoảng 3 ngày.
Nguồn nước: Nước ương ấu trùng là nước lợ 12‰, được pha từ nước ngọt cấp bởi nhà
máy nước thành phố và nước ót có độ mặn 80‰ được lấy từ ruộng muối. Nước sử dụng
ương ấu trùng được xử lý bằng chlorine 30 ppm sục khí mạnh 3 – 4 ngày. Nước trước khi
sử dụng phải kiểm tra lượng Chlorine dư và trung hòa bằng Na2S2O3 (Natrithiosunfat) và
lọc qua túi lọc trước khi bố trí thí nghiệm.
Tảo: Tảo sử dụng trong quy trình nước xanh cải tiến là tảo Chlorella được nuôi và duy trì
mật độ bằng nước nuôi cá rô phi, bể nuôi tảo có thể tích 70L, được đặt trong trại có mái
che và phải đảm bảo đủ ánh sáng cho tảo phát triển.
Tôm bố mẹ: Tôm mang trứng được mua từ các chợ hay ghe cào, chọn ra những con khỏe
mạnh, không xây xát, không có dấu hiệu bệnh, có trọng lượng từ 30 – 80 g/con và trứng
có màu nâu sậm.
Tôm mẹ được xử lý bằng formaline (20 – 25 ppm) trong 30 phút, sau đó đưa vào bể ấp
với độ mặn 8 – 12 ‰.
10


Thu và định lượng ấu trùng: ấu trùng sau khi nở được thu bằng phương pháp hướng
quang như sau: che tối bể nở, chỉ dành ra một khoảng sáng, ngưng sục khí và dùng ống
nhựa thu ấu trùng. Ấu trùng được tắm qua formaline 200 ppm trong 30 giây trước khi bố
trí vào bể ương.

3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 6 bể nhựa, có thể tích 60 lít/bể. Ấu trùng được bố trí vào bể với
mật độ 60 con/L mức nước ương ban đầu là 50% thể tích bể ương.
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 1 (NT1): Ương tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín.
Nghiệm thức 2 (NT2): Ương tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến.
3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Ngày đầu tiên không cho ấu trùng ăn, bắt đầu từ ngày thứ 2 hằng ngày cho ăn Artemia
bung dù vào buổi sáng (6 giờ) và buổi chiều (17 giờ), mật độ Artemia cho ấu trùng ăn
đảm bảo từ 2 – 3 con/mL.
Ấu trùng đạt giai đoạn 4 trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến (Phụ lục 10) 3 lần/ngày
vào lúc 8 giờ, 12 giờ và 15 giờ; kết hợp cho ấu trùng ăn Artemia 1 lần/ngày vào lúc 17 –
18 giờ.
Thức ăn chế biến được rây qua các mắt lưới thích hợp với từng giai đoạn phát triển của
ấu trùng, cho ăn theo nhu cầu của ấu trùng. Chế độ cho ăn trong thí nghiệm được thực
hiện theo Phụ lục 11.
3.3.4 Phương pháp thu mẫu
3.3.4.1 Phương pháp thu các chỉ tiêu thủy lý hóa
Nhiệt độ (0C): được đo vào lúc 8 giờ và 14 giờ, dùng nhiệt kế thủy ngân cho vào bể nước
cần xác định nhiệt độ. Sau 5 – 10 phút, quan sát vạch thủy ngân dâng lên đến đâu thì
nhiệt độ của bể được xác định ở mức đó.
pH (đo bằng phương pháp so màu): rửa lọ bằng nước cần đo pH nhiều lần, lấy chính xác
10mL, nhỏ vào lọ 2 giọt pH Test, lắc đều, so màu nước trong lọ với bảng màu chuẩn.
Các chỉ tiêu thủy hóa: TAN, N–NO2–, N–NO – được thu mẫu trước khi bố trí ấu trùng vào
bể ương và sau đó thu định kỳ 5 ngày/lần trong suốt thời gian ương.

3.3.4.2 Phương pháp thu mẫu vi sinh
Mẫu nước xác định vi sinh vật được thu bằng dụng cụ đã tiệt trùng và thu trực tiếp, cách
mực nước 20-30 cm. Sau đó trữ lạnh ngay ở 40C và tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ.


11


Định kỳ thu mẫu 3 ngày/lần, mẫu thu gồm: mẫu nước cấp, nước ương ấu trùng, vỏ
Artemia theo thời gian, mẫu cặn đáy.
Mẫu cặn đáy được thu bằng bộ dụng cụ thu mẫu làm bằng ống nhựa đã tiệt trùng bằng
Chlorine nồng độ 5 – 10 ppm hoặc cồn 70.
Mẫu ấu trùng thu 5 ấu trùng/bể và được nghiền với 1mL nước muối sinh lý đã được tiệt
trùng.
Mẫu vi sinh sau khi thu sẽ được pha loãng và cấy trên môi trường NA +1,5% muối NaCl,
TCBS agar và TSA +1,5% muối NaCl để xác định mật độ vi khuẩn.
3.3.4.3 Phương pháp thu mẫu ký sinh trùng
Ký sinh trùng được quan sát và ghi nhận 3ngày/lần, mỗi lần kiểm tra ngẫu nhiên 30 ấu
trùng/nghiệm thức bằng kính hiển vi ở vật kính 10X, 40X. Xác định tỷ lệ nhiễm và cường
độ nhiễm KST trên ấu trùng.
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu
3.3.5.1 Phương pháp phân tích mẫu môi trường
Các chỉ tiêu TAN, N–NO2, N–NO3 phân tích bằng các phương pháp ở Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường
Chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

Nhiệt độ

Đo trực tiếp trong bể thí nghiệm, ghi nhận kết quả trên nhiệt kế

pH

Sử dụng bộ test pH Sera


TAN

Phương pháp Indophenol Blue

N–NO2 –

Phương pháp Griess llosvay

N–NO3 –

Phương pháp Salycilate

3.3.5.2 Phương pháp phân tích mẫu vi sinh
Mẫu ấu trùng sau khi thu (5 con/bể) đem nghiền với 1 mL nước muối sinh lý, khuấy đều
sau đó dùng phương pháp pha loãng để cấy vi khuẩn.
Mẫu cặn đáy thu 1g cặn đáy/bể với 1 mL nước cất, khuấy đều sau đó dùng phương pháp
pha loãng để cấy vi khuẩn.
Phương pháp pha loãng: Chuẩn bị 3 ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý (0,85%),
thanh trùng 121oC trong thời gian 15 phút.
Tại phòng thí nghiệm lấy mẫu nước ra khỏi tủ mát, để nhiệt độ phòng, dùng pipet hút
1mL nước mẫu cho vào ống nghiệm 1, trộn đều mẫu để có độ pha loãng 10-1. Từ mẫu đó
12


×