Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thăm dò khả năng kích thích sinh sản cá bống cát (glossogobius giuris) với kích thích tố khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ MÔN HỌC: D620301

THĂM DÒ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH SINH
SẢN CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris) VỚI
KÍCH THÍCH TỐ KHÁC NHAU

SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRƯƠNG VÕ TÔN
MSSV: 1153040094
LỚP: NTTS KHÓA 6

Cần Thơ,
2015
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ MÔN HỌC: D620301

THĂM DÒ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH SINH
SẢN CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris) VỚI
KÍCH THÍCH TỐ KHÁC NHAU



Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm

Sinh viên thực hiện
Trương Võ Tôn
MSSV: 1153040094
Lớp: NTTS khóa 6

Cần Thơ, 2015
ii


LỜI CẢM TẠ
Sau 2 tháng thực tập từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015, tại phường Lê
Bình – quận Cái Răng – Thành Phố Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết
hợp với kinh nghiệm thực tế, nay tiểu luận đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Trước hết em xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Kiểm đã tận
tình chỉ dạy cho em trong quá trình học tập đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng –
Trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiểu luận được hoàn
thành, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp thuỷ sản K6 đã
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!


i


TÓM TẮT
Cá bống cát (Glossogobius giuris) là một trong những loài cá có kích thước nhỏ,
chất lượng thịt ngon, sống được trong nhiều thủy vực nước ngọt, lợ, mặn.
Đề tài thăm dò khả năng kích thích sinh sản cá bống cát với kích thích tố khác nhau
được thực hiện với 2 thí nghiệm, dùng 2 loại kích thích tố HCG và LHRH-a +
DOM với các liều lượng khác nhau để thăm dò cá rụng trứng và đẻ trứng. Kết quả
đã ghi nhận khi kích thích sinh sản cá bống cát với HCG liều dùng 2.000 – 4.000
UI/kg cá cái và LHRH-a + DOM liều dùng 50 – 150 µg + 10 mg/kg cá cái, chưa đủ
để gây quá trình chính và rụng trứng ở cá bống cát.
Từ khóa: cá bống cát, Glossogobius giuris.

ii


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Ngày…...Tháng…..Năm 2015

TRƯƠNG VÕ TÔN

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................i

TÓM TẮT ............................................................................................................. ii
CAM KẾT KẾT QUẢ ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ...........................................................................................vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 2
2.1 Đặc điểm sinh học cá bống cát ................................................................................. 2
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại .........................................................................2
2.1.2 Phân bố .............................................................................................................3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh sản..............................................................................................4
2.2 Các vấn đề về kích thích tố trong sinh sản nhân tạo .................................................. 5
2.3 Các kích thích tố trong sinh sản nhân tạo .................................................................. 6
2.3.1 Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên) .............................................................6
2.3.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin) ............................................................7
2.3.3 LH-RHa (Luteinizing Hormone Releasing Hormone Analog) ............................7
2.4 Các nghiên cứu và sử dụng hormone kích thích cho cá sinh sản................................ 8

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 10
3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................................. 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 10
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị ..........................................................................................10
3.2.2 Hóa chất ..........................................................................................................10
3.2.3 Các loại hormone kích thích sinh sản nhân tạo .................................................10
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
iv



3.3.1 Chọn và chăm sóc cá bố mẹ .............................................................................10
3.3.2 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................11
3.4 Phương pháp thu và xử lý số liệu ............................................................................ 11
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................11
3.4.2 Xử lý số liệu ....................................................................................................12

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 13
4.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ ....................................................................................... 13
4.2 Sự thành thục sinh của cá bống cát ......................................................................... 14
4.2.1 Hình thái tuyến sinh dục ..................................................................................14
4.2.2 Biến động sức sinh sản ....................................................................................16
4.2.3 Kích thước và màu sắc trứng cá .......................................................................16
4.3 Kết quả thử nghiệm kích thích sinh sản cá bống cát ................................................ 17

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 19
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 19
5.2 Đề xuất................................................................................................................... 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 20
PHỤ LỤC .............................................................................................................. A

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá bống cát ......................................................... 2
Hình 2.2: Các loại hormone thường sử dụng trong sinh sản nhân tạo ....................... 6
Hình 4.1: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ .............................................................................. 13

Hình 4.2: Noãn sào giai đoạn IV của cá cái............................................................ 15
Hình 4.3: Tinh sào giai đoạn III của cá đực............................................................ 15

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tác dụng của một số loại hormone kích thích cá sinh sản ........................ 8
Bảng 3.1: Loại và liều kích thích tố sử dụng trong thí nghiệm ............................... 11
Bảng 4.1: Nhiệt độ và pH trong thời gian bố trí thí nghiệm .................................... 13
Bảng 4.2: Sức sinh sản của cá bống cát .................................................................. 16
Bảng 4.3: Đường kính trứng cá bống cát giai đoạn IV ........................................... 17
Bảng 4.4: Nhiệt độ và pH trong thời gian kích thích cá sinh sản ............................ 17
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu sinh sản trong thí nghiệm............................................... 17

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Với lợi thế điều kiên tự nhiên thuận lợi, đa dạng về sinh cảnh, có diện tích mặt nước
lớn, hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ
trung bình năm cao nhưng biến động thấp, nguồn lợi thủy sản phong phú, những
năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát
triển rất nhanh chóng đã góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và nâng
cao đời sống cho người dân. Theo số liệu thống kê ĐBSCL là vùng trọng điểm sản
xuất thủy sản, hàng năm cung cấp trên 52% sản lượng thủy sản cả nước. Năm 2014,
vùng ĐBSCL có diện tích nuôi thủy sản gần 800.000 ha, sản lượng đạt trên 2,4 triệu
tấn, trong đó có 1,2 triệu tấn cá tra, 400.000 tấn tôm phục vụ cho nhu cầu chế biến,

xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn).
Trong những năm gần đây sự đa dạng sinh học của vùng ĐBSCL ngày càng bị suy
thoái và đã làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy yếu, cạn kiệt. Vì thế cần phải
có những biện pháp thích hợp để khắc phục và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nghiên
cứu và nắm bắt được đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống các loài thủy
sản thì mới có biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất.
Cá bống cát (Glossogobius giuris) là một trong những loài cá có kích thước nhỏ,
chất lượng thịt ngon, sống được trong nhiều thủy vực nước ngọt, lợ, mặn (Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu
về đặc điểm sinh học, sinh sản, đặt biệt chưa có tác giả nào nghiên cứu sản xuất
giống nên chưa xác định được loại và liều lượng kích thích tố gây rụng trứng ở cá.
Vì vậy, việc tìm ra loại và liều kích thích tố có tác dụng lên sự sinh sản của cá rất
quan trọng. Do đó đề tài “Thăm dò khả năng kích thích sinh sản cá bống cát
(Glossogobius giuris) với kích thích tố khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Thăm dò ảnh hưởng của kích thích tố tới gây rụng trứng và đẻ trứng cho cá bống
cát.
1.3 Nội dung của đề tài
So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của cá, dưới tác dụng của một số loại kích thích tố
khác nhau. Các chỉ tiêu so sánh gồm: thời gian hiệu ứng thuốc, tỷ lệ cá rụng trứng,
tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản tương đối của cá.
1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá bống cát
2.1.1 Đặc điểm hình thái và phân loại
Cá bống cát (Glossogobius giuris) có tên tiếng Anh: Sand goby thuộc họ Gobiidae.
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá bống cát có vị trí

phân loại:
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Giống: Glossogobius
Loài: Glossogobius giuris Hamilton, 1822.

Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá bống cát (ảnh tự chụp).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) mô tả hình thái cá bống cát
như sau:
Đầu to, dẹp bằng. Rộng đầu tương đương với cao thân. Mõm dài nhọn, hướng lên.
Miệng trên, rộng miệng tương đương với cao vòng miệng. Xương hàm cứng, mỗi
hàm có hai hàm răng nhọn, có dạng răng chó, mọc thưa. Lưỡi rất phát triển, phần tự
do của lưỡi dài và chia làm hai thùy. Râu cụt. Mắt to nằm lệch về phía lưng của đầu,
đường kính mắt tương đương ½ chiều dài mõm. Hai lỗ mũi nằm gần nhau.
2


Phần trước thân cá có tiết diện tròn, phần sau dẹp bên, lưng rộng, phẳng, cuống đuôi
thon dài.
Vảy to, phần trước của thân phủ vảy tròn, phần sau phủ vảy lược, vảy phủ đến sau
mắt. Đầu trần, chỉ có một ít vảy trên xương nắp mang. Có vảy phủ lên gốc vi ngực
và gốc vi đuôi.
Khoảng cách giữa hai vi lưng nhỏ hơn chiều dài gốc vi lưng thứ nhất. Khởi điểm vi
lưng thứ nhất ngang với vảy đường dọc thứ 3 - 4. Khởi điểm vi hậu môn sau khởi
điểm vi lưng thứ 2, nhưng điểm kết thúc lại ở phía trước điểm kết thúc của vi lưng
thứ 2. Cơ gốc vi ngực phát triển. Hai vi bụng dính nhau thành hình phễu, miệng
phễu hình bầu dục, vi đuôi không chẻ hai.
Mặt lưng màu xám, mặt bụng màu vàng nhạt. Dọc theo sống lưng có 6 đốm màu
xám đậm và đường kính lớn hơn khoảng cách giữa hai đốm. Dọc trục giữa thân có
5 đốm đen xen kẽ với các đốm ở lưng. Khoảng cách giữa các đốm này rộng hơn

bề rộng của các đốm. Cạnh dưới mắt có 1 vệt đen chạy thẳng ra phía sau nắp mang
và 1 vệt đen khác chạy từ trước mắt đến miệng. Ngoài ra, thân cá còn có 1 số sọc
màu xám chạy theo chiều dọc. Gốc vi ngực có 2 sọc đen.
Vi lưng màu vàng, có 4 hàng chấm đen nằm vắt ngang các tia vi. Vi ngực và vi hậu
môn màu vàng xám. Vi bụng màu trắng. Vi đuôi màu vàng với nhiều màu trắng,
đen.
2.1.2 Phân bố
Cá bống cát là loài phân bố rộng trên Ấn Độ - Thái Bình Dương (bờ biển phía đông
Châu Phi đến phía Bắc Nhật Bản và Trung Quốc). Phân bố phổ biến ở các vùng
nước ven biển và cửa sông từ phương Nam Châu Phi, Madagascar đến Ấn Độ và
phía nam của Trung Quốc. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993)
cá bống cát phân bố ở nước ngọt, lợ, mặn. Vùng phân bố rất rộng: Ấn Độ, Thái Lan,
Mã Lai, Úc Châu, Philipphine, Trung Quốc.
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về cá bống cát. Khu vực cửa sông, bãi triều là vùng
phân bố tập trung của cá bống cả về thành phần loài và số lượng.
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá có miệng rộng, răng thưa, nhọn và bén phù hợp với đặc điểm của nhóm cá ăn
động vật thường có miệng lớn, cá ăn thực vật thường có miệng nhỏ và theo Nguyễn
Bạch Loan (2004) cá ăn động vật kích thước lớn có răng to, bén và có răng chó.
Cá bống cát ăn côn trùng nhỏ, động vật giáp xác và cá nhỏ, phát triển đến một kích
thước lớn ở vùng nước lợ, cá ăn phiêu sinh động vật, sinh vật đơn bào, tảo, giun.
3


Theo Lê Thị Ngọc Thanh (2010) đã xác định được cá bống cát có tính ăn thiên về
động vật với thành phần thức ăn có tỷ lệ cao ở nhóm phiêu sinh động vật chiếm
37,88% (Cladocera, Copepoda) và giáp xác nhỏ 27,24% và cá con chiếm 28,58%,
ngoài ra còn có tảo khuê, tảo lam, tảo lục,…chiếm tỷ lệ không đáng kể. Ăn thịt
đồng loại là hiện tượng tương đối phổ biến ở các loài cá bống.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Môi trường sống của cá bống cát rất đa dạng phân bố chủ yếu ở các thủy vực (nước
ngọt, lợ và mặn), cá có tập tính sống đáy. Loài này sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng
có thể tìm thấy ở vùng cửa sông và các thủy vực nước lợ có chất nền sỏi hoặc đá.
Kích thước cá tương đối nhỏ và có chiều dài phổ biến khoảng 11,3 cm. Theo Lê Thị
Ngọc Thanh (2010) thì một số loài cá bống có khả năng thích nghi với cả môi
trường nước lợ, mặn và môi trường nước ngọt.
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009) hệ số thành thục của cá khác
nhau tùy theo loài và điều kiện sống, thông thường sống trong cùng một vùng địa lý
thì những loài cá có kích thước nhỏ thường thành thục sớm hơn những loài cá kích
thước lớn. Cùng loài nhưng sống trong những vĩ độ khác nhau thì có độ thành thục
khác nhau. Ở ĐBSCL thì cá tập trung sinh sản chủ yếu vào mùa mưa (tháng 5).
Các nghiên cứu về sinh sản cá bống cát trong thời gian gần đây còn hạn chế. Nên
chưa có nhiều thông tin về sinh sản, buồng trứng cá hình bầu dục, kích thước trứng
nhỏ nhưng có thể quan sát bằng mắt thường khi đạt giai đoạn III, IV. Trung bình
đường kính trứng đo được dao động từ từ 0,62 mm ± 0,05 đến 0,72 mm ± 0,08. Sức
sinh sản tuyệt đối cao dao động từ 16.985 trứng/cá cái đến 77.298 trứng/cá cái và
sức sinh sản tương đối trung bình là 2.262 ± 329 trứng/g cá cái (Phạm Thị Mỹ
Xuân, 2013).
Mùa vụ sinh sản của cá bống cát vào khoảng tháng 5 – 9. Là một trong số ít các loài
cá di cư ra biển cho mục đích sinh sản. Ấu trùng cá bống cát có thể tìm thấy ở biển
và các thủy vực nước lợ nhưng cá vẫn có thể sinh sản ở nước ngọt: cá con có mặt ở
thượng nguồn của các con sông và đầm phá đất liền.
Tập tính sinh sản của nhiều loài cá bống con đực thành thục thường có tập tính ấp
trứng trong hang. Mùa vụ sinh sản của cá bống cát vào khoảng tháng 10 đến tháng
12 và sức sinh sản tương đối trung bình lần lượt là 1.577 trứng/g cá cái (879 - 2.110
trứng/g cá cái) và 1.544 trứng/g cá cái (1.233 – 1.957 trứng /g cá cái) (Lê Thị Ngọc
Thanh, 2010).
4



2.2 Các vấn đề về kích thích tố trong sinh sản nhân tạo
Trong sản xuất giống thủy sản nói chung và sản xuất giống cá nói riêng, hormone
kích thích sinh sản được sử dụng thường xuyên và cho hiệu quả khá cao. Ngoài việc
chủ động về thời điểm bố trí sinh sản, việc dùng hormone còn kích thích cá đẻ đồng
loạt, cho tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản tuyệt đối cao và
hiệu quả hơn nhiều so với việc không dùng hormone. Tùy thuộc vào những loài cá
khác nhau mà sử dụng loại hormone cho phù hợp tương ứng. Có loài cá sử dụng
HCG cho hiệu quả cao hơn so với dùng não thùy hay LHRH-a, nhưng có loài chịu
tác động khi dùng LHRH-a (Đàm Bá Long, 2008).
Việc tính tổng liều lượng kích thích tố tiêm cho cá đóng vai trò rất quan trọng tới
kết quả sinh sản. Liều lượng kích thích tố sử dụng cho cá đẻ phụ thuộc vào mức độ
thành thục của cá, kích cở cá (khối lượng hoặc chu vi vòng bụng của cá). Cá có thể
trọng lượng càng lớn thì liều lượng kích thích tố càng cao (Nguyễn Tường Anh,
1999)
Theo Đàm Bá Long (2008), nguyên tắc cơ bản của kích thích cá sinh sản là phải sử
dụng đúng loại hormone, đúng liều lượng và theo một trình tự hợp lý phù hợp với
bản chất tác dụng của hormone. Việc tiêm thuốc cũng khác nhau ở từng loại cá, Tùy
vào loài cá, cấu trúc buồng trứng, buồng tinh,… một số loài chỉ tiêm một liều duy
nhất gọi là liều quyết định, có loài phải tiêm hai hoặc hơn hai lần tùy theo tình trạng
thành thục của cá. Có loài sau khi tiêm thì tự sinh sản, có loài phải vuốt trứng, vuốt
tinh, có loài phải mổ con đực lấy buồng tinh để tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Theo Nguyễn Tường Anh (1999) và Đàm Bá Long (2008), vị trí tiêm cũng rất khác
nhau và có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cá bố mẹ sau khi tiêm, thời gian hiệu
ứng thuốc, đến cường độ tác dụng. Phương pháp tiêm ngay tại gốc vây ngực cho
thời gian hiệu ứng nhanh hơn, cường độ tác động mạnh hơn, nhưng cũng dễ gây
chết cá bố mẹ nếu kim tiêm đâm trúng tim. Phương pháp tiêm cá tại gốc vây lưng,
sử dụng cho loại cá có kích thước lớn như cá tra, cá trê,… phương pháp này thuốc
tác dụng chậm, thời gian hiệu ứng thuốc kèo dài, nhưng an toàn vì ít gây chết cho cá
bố mẹ sau khi tiêm. Tác dụng ở những cường độ khác nhau của từng loại thuốc chịu

nhiều ảnh hưởng liên quan từ nguồn gốc cá, chất lượng nuôi vỗ, chế độ dinh dưỡng,
yếu tố mùa vụ, tuổi, trọng lượng cơ thể, kỹ thuật pha chế thuốc, kỹ thuật tiêm và các
yếu tố môi trường liên quan.

5


2.3 Các kích thích tố trong sinh sản nhân tạo

Hình 2.2: Các loại hormone thường sử dụng trong sinh sản nhân tạo
2.3.1 Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên)
Vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX thì các nhà nghiên cứu đã chứng
minh rằng việc tiêm dịch chiết từ tuyến yên cá có thể làm cho cá sinh sản (Nguyễn
Tường Anh, 1999). Hiện nay não thùy cá được sử dụng dưới hai dạng là não tươi và
não khô, có nguồn gốc từ nước ngoài. Đây là loại kích thích tố được sử dụng rộng
rãi nhất và bảo quản vận chuyển dể dàng, khi sữ dụng ít xãy ra phản ứng phụ
(Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Bất cứ loài cá nào khi tuyến sinh dục thành thục thì hoạt
tính của não thùy cao nhất tức là khả năng gây chín và rụng trứng cao nhất vì hai
loại kích thích tố trong não thùy là FSH (Follicle Stimmulating Hormone) và LH
(Luteinizing Hormone) được sản sinh ra nhiều nhất khi tuyến sinh dục thành thục.
Tuy nhiên tác dụng của não thùy (kích thích tố chứa trong não thùy) tới sự rụng
trứng và sinh trứng của cá có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá
cho não (cá lấy não). Ngoài ra tác dụng của não thùy còn mang tính đặc hiệu theo
loài. Hoạt tính của não thùy cao nhất khi cá cho não và cá nhận não (cá được tiêm)
cùng loài, cùng giới tính và cùng mức độ thành thục
Não thùy thể tuyến yên được lấy từ những loài cá thuộc các loài cá chép, cá trắm, cá
mè, cá trê,… đã thành thục còn tươi sống. Cá chết vài giờ thì hoạt tính kích dục chỉ
còn khoảng 50% (Nguyễn Tường Anh, 1999). Não thùy thể cá chép được xem là
kích thích tố mạnh cho nhiều loài cá kể cả đối tượng khác họ. Tiêm não thùy cho cá
bố mẹ các loài tham gia sinh sản tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà quyết định liều

lượng khác nhau như chất lượng hoạt tính của não thùy, đặt tính nhạy cảm của loài,
6


tính trạng thành thục của cá bố mẹ (mức độ thành thục và hệ số thành thục), nhiệt
độ nước các điều kiện khác của môi trường chứa cá.
2.3.2 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG (kích thích tố màng đệm hoặc kích thích tố nhau thai) được Zondec và
Aschheim phát hiện từ năm 1927 trong nước tiểu của phụ nữ có thai từ 2 -4 tháng là
một polypeptide có khối lượng phân tử 36.000 kDa, được tiết ra từ màng đệm của
nhau thai (Nguyễn Tường Anh, 1999). Vì phân tử lượng của HCG nhỏ nên dễ bị
đào thải qua màng đệm nhau thai ra ngoài cùng với nước tiểu. HCG chỉ chứa yếu tố
gây rụng trứng là LH (Lutennezing Hormone). Vì vậy HCG thường được tiêm cho
cá sau khi đã xác định chính xác toàn bộ noãn bào của cá đã hoàn tất quá trình chín
(cuối giai đoạn IV). Tuy nhiên, trong thực tế kích thích cá sinh sản vẫn có thể dùng
HCG ở các liều sơ bộ với liều thấp.
Ở Việt Nam, đã sản xuất được HCG phục vụ cho sinh sản nhân tạo cá nước ngọt và
một số loài cá biển như cá giò, cá mú, cá nâu,… nhưng phải kết hợp với kích thích
tố khác như LHRH-a. Theo Nguyễn Tường Anh (1999) thì HCG là loại kích thích
tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá nhất.
Liều lượng HCG sử dụng cho cá phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tinh khiết của chế
phẩm cũng như sự thành thục của cá. Thậm chí có loài khi sử dụng đơn độc HCG
hiệu quả rất kém hoặc không có tác dụng.
2.3.3 LH-RHa (Luteinizing Hormone Releasing Hormone Analog)
Theo Nguyễn Tường Anh (1999), LHRH-a là những hormone phóng kích thích tố
từ tuyến yên. Trong nuôi trồng thủy sản người ta còn gọi là mGnRH-a và một chất
kháng dopamine (Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh ngăn cản sự kết kích thích
tố từ tuyến yên). Chất kháng dopamine thường dùng nhất là domperidon, pimoziod,
metoclopramid.
Năm 1973 thì các nhà khoa học Trung Quốc đã tổng hợp một peptid gồm 10

axitamin dưới tên thương mại LHRH-a. Sản phẩm thương mại LHRH-a khi sử dụng
cho cá thì liều lượng gấp 100 lần sử dụng cho động vật. Nếu sử dụng LHRH-a kết
hợp với não thùy nay HCG thì kích thích sự rụng trứng và nhân dịch chuyển về một
cực của tế bào, tỉ lệ rụng trứng sẽ cao và ổn định.
Ở Việt Nam LHRH-a và domperidone được sử dụng trong khoảng 20 năm gần đây
và hiên nay được dùng phổ biến trên nhiều loài cá. Sử dụng LHRH-a và
domperidone làm cá sử dụng cạn kiệt FSH và LH từ não thùy cho qua trình chín

7


rụng trứng nên kéo dài thời gian tái thành thục của cá so với sử dụng HCG hoặc não
thùy (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Ngoài các loại hormone là tác nhân sinh lý chủ yếu và quan trọng tác động đến hoạt
động sinh sản của cá thì sự thành thục của tuyến sinh dục, tình trạng sức khỏe cá là
những điều tiên quyết. Cá sẽ không thể tiếp nhận kích thích tố do con người cung
cấp trong sinh sản nhân tạo nếu như tuyến sinh dục chưa đạt tới giai đoạn sẵn sàng
cho sinh sản (giai đoạn IV). Cá yếu hoặc bị sốc sinh lý điều là những cản trở cho
quá trình kích thích sinh san nhân tạo cá.
Bảng 2.1: Tác dụng của một số loại hormone kích thích cá sinh sản
Loại hormone

Tác dụng chính
Thúc đẩy trứng thành thục thêm một
FSH (Follicle Stimmulating Hormone)
bước (phản ứng 1)
HCG (Human Chorionic
Gây ra phản ứng chín và rụng trứng ở cá
Gonadotropin)
(phản ứng 2)

Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên) Tham gia vào cả phản ứng 1 và 2
LHRH-a (Luteinizing Hormone
Tham gia vào cả hai quá trình phản ứng
Releasing Hormone Analog)
(1 và 2)
Chỉ là chất phụ trợ dùng kết hợp với
DOM (Domperidon)
LHRH-a để tạo điều kiện cho sự phóng
thích kích tố của cá

2.4 Các nghiên cứu và sử dụng hormone kích thích cho cá sinh sản
Trong quá trình kích thích cá sinh sản bằng hormone người ta thường kết hợp hai
loại hormone với nhau (như kết hợp giữa HCG với não thùy hay giữa LHRH-a với
DOM). Mục đích của sự kết hợp này làm tăng hoạt tính và bổ sung cho sự khiếm
khuyết một yếu tố nào đó của hormone. Từ đó sẽ làm tăng khả năng rụng trứng và
đẻ trứng của cá.
Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan (2008), trong sinh sản nhân tạo cá bống
tượng (Oxyeleotris marmorata) thì chất kích thích tố được sử dụng là: não thùy 3,5
mg/kg cá cái; HCG 600 UI/kg cá cái và LHRH-a 100µg/kg cá cái, kết quả tốt nhất ở
não thùy với sức sinh sản đạt 156.881 trứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở là 85,6% và
95,0%. Sau đó là HCG với sức sinh sản đạt 83.840 trứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở là
64,3% và 80,4%. Còn LHRH-a với sức sinh sản đạt 74.733 trứng, tỷ lệ thụ tinh và
tỷ lệ nở là 40,0% và 68,7%.
Thí nghiệm sinh cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) một loài trong họ cá bống thì
Nguyễn Trang Thương (2011) đã sử dụng kết hợp các kích thích tố như LHRH-a +
HCG + DOM + TESMON + NaCl 0,9. Với tỷ lệ sinh sản là 80,0 – 100,0%, sức sinh

8



sản đạt 384.000 – 512.000 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thu tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống là 70,0
– 85,0%, 70,0 – 75,0% và 65,0 – 80,0%.
Theo Đặng Duy Thanh (2012), trong sinh sản nhân tạo cá bống dừa (Oxyeleotris
urophthalmus) thì chất kích thích tố được sử dụng là: HCG 2.000 – 4.000 UI/kg cá
cái; LHRH-a 80 – 120 µg/kg cá cái + DOM; não thùy + HCG với liều lượng 2 mg +
2.000 UI/kg cá cái có tác dụng gây hiệu ứng rụng trứng trên cá bống dừa, sức sinh
sản tuyệt đối 40.905 – 224.955 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ sinh sản của cá từ 44,4 –
77,8%, tỷ lệ thụ tinh 87,3 – 96,0%, tỷ lệ nở 88,6 – 97,1% và tỷ lệ sống của cá 94,8 –
97,8%.

9


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Từ tháng 4/2015 đến tháng 6/2015.
Địa điểm: Tại trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản và phòng thí nghiệm sinh
hóa Khoa Sinh học ứng dụng – Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị
Các loại thiết bị: máy phát điện, máy bơm, máy thổi khí, cân đồng hồ, cân điện tử,
kính hiển vi, kính lúp, đèn pin, tủ lạnh, khay nhựa, túi lọc vải,…
Hệ thống bể composite: 20 lít, 200 lít, để làm bể chứa cá bố mẹ, bể đẻ và ống nhựa,
gạch tàu làm giá thể.
Các loại vợt như: vợt thu cá con, vợt thu cá bố mẹ và một số vợt thông dụng khác.
Dụng cụ giải phẩu: kéo, kẹp, dao mổ, kim mũi giáo, khai nhựa, thau, khăn giấy,
khăn, ống nhựa.
Dụng cụ pha chế thuốc: cối nghiền thuốc, cốc thủy tinh, ống tiêm, kim tiêm, đĩa
Petri, lam kính, chén.

Và một số trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
3.2.2 Hóa chất
Urea, muối ăn NaCl, nước muối sinh lý 9 ‰.
Dung dịch formol thương mại.
3.2.3 Các loại hormone kích thích sinh sản nhân tạo
HCG: 10.000 UI/lọ.
LHRH-a: 200µg/ống.
Motilium (viên DOM): 10 mg/viên.
Não thùy: 0,5 – 1 mg/ não (tùy theo não lớn hay nhỏ).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chọn và chăm sóc cá bố mẹ
Cá bố mẹ được mua từ các chợ ở TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Cá không dị
hình, các chi còn nguyên, không có dấu hiệu bệnh tật, cá có trọng lượng 15 – 20
10


con/kg. Nuôi dưỡng cá bằng thức ăn tươi sống: tép rong và cá tạp nhỏ; mật độ
khoảng 2 – 3 kg/m3. Cho cá ăn 2 lần trên ngày. Kiểm tra nước và thay nước định kỳ.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Chuẩn bị nguồn nước phục vụ cho thí nghiệm, nước được cấp vào bể qua túi lọc vải
và sục khí liên tục vài giờ trước khi sử dụng.
Sau khi kiểm tra cá bố mẹ đạt yêu cầu sinh sản thì tiến hành cho cá sinh sản. Cân
khối lượng cá cái cho sinh sản để thuận tiện cho việc tính toán liều lượng kích thích
tố.
Thử nghiệm sinh sản cá bống cát với các loại kích thích tố khác nhau với 3 thí
nghiệm.
Bảng 3.1: Loại và liều kích thích tố sử dụng trong thí nghiệm
STT
1
2

3

Nghiệm thức
HCG (UI/kg cá cái)
LHRH-a (µg/kg cá cái) + DOM (mg)
Não thùy (mg/kg cá cái)

Liều lượng
Liều 1
Liều 2
Liều 3
2.000
3.000
4.000
50 + 10
100 + 10 150 + 10
5
7
10

Mỗi loại kích thích tố được sử dụng 3 liều lượng khác nhau, mỗi liều được lặp lại 3
lần, sử dụng 3 cặp cá cho mỗi liều lượng khác nhau với tỷ lệ đực : cái 1:1. Liều tiêm
cá đực bằng một nữa liều tiêm cá cái và được tiêm một liều duy nhất, vị trí tiêm:
gốc vi ngực, thể tích tiêm khoảng 0,1 – 0,3 ml.
Chuẩn bị bể đẻ: bể cho cá đẻ là bể composite 20 lít được cấp vào 15 – 17 lít/bể. Mỗi
bể được đặt giá thể là gạch hay ống nhựa. Sau khi tiêm xong cho cá bố mẹ thì bố trí
vào bể theo tỉ lệ đực : cái là 1 : 1. Theo dõi sự biến đổi màu sắc, hoạt động của cá,
tỷ lệ rụng trứng.
Sau khi cá sinh sản xong: vớt cá bố mẹ ra, cho ấp trứng luôn trong bể (nếu cá đẻ
trứng dính vào bể) hoặc ấp trứng trong bể 60 lít (cá đẻ trứng dính vào giá thể).

3.4 Phương pháp thu và xử lý số liệu
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
Các phản ứng của cá về màu sắc và biểu hiện bên ngoài sau khi tiêm kích thích tố
cho cá đến khi cá sinh sản.
Thời gian hiệu ứng thuốc: là khoảng thời gian sau khi tiêm tiêm xong liều quyết
định cho đến khi cá bắt đầu sinh sản hay rụng trứng đồng loạt.
Tỷ lệ cá sinh sản được tính dựa trên công thức:
11


Số cá tham gia sinh sản
Tỷ lệ cá sinh sản (%) = ----------------------------------- x 100
Số cá đem cho sinh sản

(3.1)

Quan sát đường kính trứng: sau khi cá sinh sản và thu trứng cho vào đĩa Petri có
dán giấy ô li. Quan sát với kính hiển vi 3 – 4 lần lấy kết quả trung bình.
Quan sát thời gian phát triển phôi: thu 50 trứng cho vào đĩa Petri và quan sát dưới
kính hiển vi ghi nhận quá trình phát triển phôi. Tránh để trứng quá lâu dưới ánh
sáng đèn kính hiển vi thường xuyên cấp nước cho trứng.
Thu khoảng 300 trứng cá cho vào 3 khay nhựa mỗi khay 100 trứng để theo dõi các
chỉ tiêu khác như tính tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống.
Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống được tính dựa trên công thức:
Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thu tinh (%) = ----------------------- x 100
Số trứng quan sát

(3.2)


Số cá nở
Tỷ lệ nở (%) = ----------------------- x 100
Số trứng thụ tinh

(3.3)

Số cá sống
Tỷ lệ sống (%) = ----------------- x 100
Số cá nở

(3.4)

Số trứng cá đẻ
Sức sinh sản tương đối (trứng/kg cá cái) = ------------------------------------- (3.5)
Khối lượng cá cái cho sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối: mổ cá lấy buồng trứng cân tính khối lượng và cắt lấy 1g
trứng đem đi điếm số lượng trứng (cắt 3 vị trí khác nhau lấy kết quả trung bình) để
tìm ra sức sinh sản tuyệt đối.
Các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ và pH của bể ấp được đo 2 lần trong ngày vào 6 –
7 giờ và 13 – 14 giờ. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, pH dùng bộ test pH.
3.4.2 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word 2003 để soạn thảo văn bản. Các số liệu
thu thập được tính toán trung bình, độ lệch chuẩn bằng phần mềm Microsoft Office
Excel 2003 và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0 để so sánh sự khác biệt
giữa các nghiệm thức.

12


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bống cát được mua từ các chợ của thành phố Cần Thơ và Tỉnh Vĩnh Long, chưa
thành thục về sinh dục sẽ được nuôi dưỡng trong ao lót bạt có giá thể là ống nhựa
PVC để cá làm nơi trú ẩn. Trước khi thả cá vào ao nuôi vỗ phải tắm cá bằng dung
dịch muối 5 ‰ trong 10 phút để diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Mật độ nuôi dưỡng
3 kg/m3 (ao nuôi vỗ có thể tích 1,2 m3), cá có trọng lượng trung bình 15 con/kg, cho
ăn mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều, thức ăn chủ yếu là tép rong và cá tạp nhỏ, thay
nước 3 ngày/lần. Định kỳ kiểm tra sự thành thục của cá (10 ngày/lần), khi đã thành
thục tiến hành tiêm kích thích tố.

Hình 4.1: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ (ảnh tự chụp).
Nhiệt độ và pH là một trong những yếu tố thủy lý hóa quan trọng và ảnh hưởng gián
hay trực tiếp đến quá trình nuôi vỗ và sinh sản cá bống cát. Thí nghiệm được bố trí
trong trại thực nghiệm có máy che nên nhiệt độ và pH trong quá trình theo dõi ít
biến động lớn.
Bảng 4.1: Nhiệt độ và pH trong thời gian bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (oC)
pH

Sáng
28,4 ± 0,45
7,80 ± 0,24
13

Chiều
29,8 ± 0,34
8,10 ± 0,23



Họ cá bống có khả năng thích nghi tốt với môi trường, thường sống ở những nơi có
nước chảy, cá có thể sống ở vùng nước nhiễm phèn như cá bống tượng, nhiệt độ
thích hợp để cá sinh trưởng trong khoảng 26 – 32oC (Trần Thị Phương Lan, 2008).
Nhiệt độ trong bể nuôi ít dao động giữa buổi sáng và chiều, nhiệt độ trung bình
ngày là 28,4 – 29,8oC thích hợp cho cá sự phát triển của cá bống cát.
Bên cạnh nhiệt độ thì pH và oxy cũng quan trọng, pH cũng ảnh hưởng tới thành
thục và sinh sản của cá, do thời gian nuôi ngắn và thai nước nên pH luôn ổn định
giữa buổi sáng và buổi chiều từ 7,80 – 8,10. Để đảm bảo oxy cho cá, bể nuôi được
sục khí liên tục.
Kết quả theo dõi sự biến động về nhiệt độ, pH nước trong quá trình nuôi vỗ thành
thục và sinh sản cá bống cát cho thấy nhiệt độ nước dao động từ 28,4 – 29,8oC, pH
nước từ 7,80 – 8,10 và các chi tiêu oxy hòa tan… đều nằm trong giới hạn cho phép
phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá bống cát. Do trong điều kiện chất
lượng nước phù ỗn định, giá trị của các nhân tố môi trường nước không thai đổi lớn
hoàn toàn thích hợp và thuận lợi cho sự tăng trưởng, phát triển và thành thục sinh
dục của cá bống cát.
4.2 Sự thành thục sinh của cá bống cát
4.2.1 Hình thái tuyến sinh dục
Để đánh giá sự thành thục của cá trong quá trình nuôi vỗ một số cá được giải phẩu
để quan sát đặc điểm của tuyến sinh dục. Cá bống cát trong thí nghiệm được nuôi
vỗ khoảng 1 tháng để đánh giá sự thành thục sinh dục. Tiến hành mỗ 1 số cá thể
trước khi thả nuôi, cá bống cát cái trong giai đoạn này tuyến sinh dục thường ở giai
đoạn II vì chưa vào mùa vụ sinh sản của cá. Sau khoảng 1 tháng nuôi vỗ ghi nhận
tuyến sinh dục cá bống cái đạt giai đoạn IV và cá đực ở giai đoạn III không tìm gặp
cá đực có tuyến sinh dục giai đoạn IV.
Tuyến sinh dục cái:
Giai đoạn I và II: tuyến sinh dục có hình dạng 2 sợi màu vàng nhạt, chưa nhìn thấy
tế bào trứng bằng mắt thường
Giai đoạn III: tuyến sinh dục đã gia tăng về kích thước, có màu vàng tươi hơn giai

đoạn II, tế bào trứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Giai đoạn IV: tuyến sinh dục có kích thước lớn chiếm gần như hết xoang bụng
(khoảng 3/4), có màu vàng cam, nhìn thấy rõ bằng mắt thường những tế bào trứng,
cuối giai đoạn IV trên bề mặt buồng trứng ta có thể nhìn thấy rõ các mạch máu nhỏ
phân bố, trứng dể tách ra khỏi tấm trứng.
14


Hình 4.2: Noãn sào giai đoạn IV của cá bống cát (ảnh tự chụp)
Tuyến sinh dục đực:
Giai đoạn I và II: có dạng 2 sợi mảnh màu trắng trong đến hồng nhạt, có kích thước
nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Giai đoạn III: tuyến sinh dục có dạng 2 sợi có màu hồng đậm hơn giai đoạn II, có sự
gia tăng về kích thước.

Hình 4.3: Tinh sào giai đoạn III của cá bống cát (ảnh tự chụp)
Trong số các mẫu cá quan sát chưa phát hiện được cá đực có tuyến sinh dục ở giai
đoạn IV, là giai đoạn tuyến sinh dục có màu trắng ngà, tinh dịch dể thoát ra khỏi
ống dẫn tinh.
Nguyên nhân không gặp cá bống cát đực có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV, có thể là
do điều kiện nuôi không phù hợp hoặc cũng có thể do bản chất thành thục của cá
bống cát đực khi chưa đến mùa sinh sản của loài.
15


4.2.2 Biến động sức sinh sản
Kết quả khảo sát sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát trong thí nghiệm dao động
trong khoảng 21.156 - 87.298 trứng/cá cái và trung bình là 43.996 ± 23.756 trứng/cá
cái (Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Sức sinh sản của cá bống cát

Giá trị
Min
Max
TB

Khối lượng
(g)
35,6
78,5
52,5 ± 12,1

KL buồng
trứng (g)
1,41
3,25
2,01 ± 0,56

SSS tuyệt đối
(trứng/cá cái)
21.156
87.298
43.996 ± 23.758

SSS tương đối
(trứng/g cá cái)
482
1.278
799 ± 275

Sức sinh sản tương đối của cá bống cát dao động từ 482 – 1.278 trứng/g cá cái và

trung bình là 799 ± 275 trứng/g cá cái. So với môt số loài cá cùng họ thì cá bống cát
có sức sinh sản tương đối cao. Theo Đặng Duy Thanh (2012) sức sinh sản tương đối
của cá bống dừa là 41 – 225 trứng/g cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá bống bốp
dao động 384 – 512 trứng/g cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tăng do số lượng
trứng tăng theo khối lượng buồng trứng và khối lượng cơ thể cá. Sức sinh sản còn
phụ thuộc vào tập tính sinh sản của loài cá thấp, những loài không có tập tính bảo
vệ trứng và con thường có sức sinh sản cao và ngược lại (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
4.2.3 Kích thước và màu sắc trứng cá
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hầu hết trứng cá của các loài
có màu vàng làm nền: màu vàng là sự biểu hiện của sự đầy đủ sắc tố caroten giúp
cho quá trình trao đổi oxy của cá; tùy loài mà mức độ thể hiện màu vàng khác nhau:
đối với cá chép, rô đồng, sặc rằn thường có màu vàng cam; cá trê có màu vàng nâu;
cá trôi trắng, cá mè trắng có màu vàng nhạt, cá trắm cỏ có màu vàng phớt màu
xanh… Đặc biệt cá bống tượng, bống dừa có màu vàng sữa. Trứng cá bống cát có
màu cam (Hình 4.2).
Đường kính trứng cá bống cát khảo sát giai đoạn IV là 0,64 ± 0,04 mm (Bảng 4.3)
so với cá bống dừa là 0,44 – 0,59 mm thì lớn hơn (Nguyễn Minh Kha, 2011).
Nguyên nhân là do kích thước trứng mỗi loài cá khác nhau thì khác nhau và đặc
trưng từng loài. Kết quả trong quá trình nghiên cứu kích thước trứng giai đoạn IV
trước trương nước của cá bống cát so với ghi nhận của Lê Thị Ngọc Thanh (2010)
thì đường kính trứng cá bống cát phân bố ở Bạc Liêu là 0,60 – 0,68 mm và Sóc
Trăng là 0,67 – 0,72 mm. Còn theo Phạm Thị Mỹ Xuân (2013) thì đường kính trứng
cá bống cát phân bố ở Cần Thơ là 0,62 – 0,72 mm và trứng có màu vàng cam.

16


×