Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Ương ấu trùng cua biển (scylla paramamosain) với các loại chế phẩm sinh học khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN
(Scylla paramamosain) VỚI CÁC LOẠI
CHẾ PHẨM SINH HỌC KHÁC NHAU

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN KHẮC HUY
MSSV: 1153040029
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN


(Scylla paramamosain) VỚI CÁC LOẠI
CHẾ PHẨM SINH HỌC KHÁC NHAU

Cán bộ hướng dẫn
TS. LÊ QUỐC VIỆT
THs. TẠ VĂN PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN KHẮC HUY
MSSV: 1153040029
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Luận văn: Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các loại chế
phẩm sinh học khác nhau
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN KHẮC HUY
Lớp: Nuôi trồng thủy sản k6
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng
bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Tây
Đô.
Cần thơ, ngày……tháng……năm 2015

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG

NGUYỄN KHẮC HUY

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

………………………...........


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn, TS. Lê Quốc Việt và Ths. Tạ Văn
Phương đã quan tâm, tận tình hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian
em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu – Trường Đại Học Tây Đô, quý thầy
cô khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã quan tâm chỉ dạy,
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua, tạo
điều kiện cho em hoàn thành khóa học.
Xin cám ơn tất cả các bạn trong trại thực nghiêm thủy sản Trường Đại Học Tây
Đô đã tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến bổ ích để em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng con đường cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục.
Với sự hiểu biết còn hạn hẹp và thu thập tài liệu còn hạn chế nên báo cáo tốt
nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các ban
Em xin chân thành cám ơn và ghi nhớ!


TÓM TẮT

Cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc sản
xuất giống nhân tạo loài này còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu được tiến hành nhằm
tìm ra loại chế phẩm và liều lượng thích hợp góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng
cua biển trong sản xuất giống. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiêm, thí nghiệm 1: Ương ấu
trùng cua biển với các loại chế phẩm sinh học khác nhau. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm
thức, nghiệm thức ĐC (không sử dụng chế phẩm sinh học), NT1 (chế phẩm B), NT2
(chế phẩm D), NT3 (chế phẩm E) và NT4 (chế phẩm P), thí nghiệm 2: Ương ấu trùng
cua biển bằng chế phẩm Pondlus với liều lượng khác nhau. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm
thức, NT1 (2g/m3), NT2 (1g/m3), NT3 (0,5g/m3) và NT4 (0,25g/m3) mật độ ương là 100
con/L, thể tích bể ương 60L, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại và bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên.
Kết quả thí nghiệm 1 cho tỉ lệ sống ở nghiệm thức ĐC là (0,67±0,58%), chế phẩm B
(0,31±0,51%), chế phẩm D (0,09±0,09%), chế phẩm E (0,39±0,45%) và chế phẩm P là
(1,57±0,06%). Chế phẩm P là nghiệm thức cho tỉ lệ sống cao nhất khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với 4 nghiệm thức còn lại. Qua đó có thể kết luận chế phẩm P
(Pondlus) là chế phẩm tốt nhất cho ương ấu trùng cua biển. Kết quả thí nghiệm 2 cho tỉ lệ
sống nghiệm thức 2g/m3 là (3,37±0,77 %), nghiệm thức 1g/m3 (4,03±0,26%), nghiệm
thức 0,5g/m3 (2,83±0,29 %) và nghiệm thức 0,25g/m3 là (2,57±0,55 %). Nghiệm thức
1g/m3 cho tỉ lệ sống cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các
nghiệm thức còn lại, nghiệm thức 0,25g/m3 cho tỉ lệ sống thấp nhất khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0,05) so với nghiệm thức 1g/m3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) so với nghiệm thức 2g/m3 và 0,5g/m3. Qua đó ta có thể đánh giá đựợc liều lượng
thích hợp nhất cho ương ấu trùng cua biển khi sử dụng chế phẩm Pondlus là 1g/m3 (liều
gấp đôi so với quy định nhà sản xuất).
Kết thúc quá trình thí nghiệm có thể kết luận chế phẩm Pondlus là CPSH tốt nhất cho
ương ấu trùng cua biển và sử dụng với liều lượng 1g/m3 cho hiệu quả cao nhất giúp cải
thiện môi trường nước ương nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cua biển trong sản xuất giống.
Từ khóa: Ấu trùng cua biển,CPSH, liều lượng, tỷ lệ sống.



CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào.
Ký tên


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC........................................................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................... iii
CHƯƠNG I ........................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 2
1.3 Nội dung đề tài........................................................................................... 2
CHƯƠNG II ...................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cua biển ................................................................. 3
2.2 Nghiên cứu sản xuất giống cua biển trong và ngoài nước ......................... 10
2.3 Vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (probiotics) .......................................... 14
CHƯƠNG III ................................................................................................... 18
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 18
3.2 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu ......................................................... 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 22
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 23
CHƯƠNG IV ................................................................................................... 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 24

4.1 Thí nghiệm 1: Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các loại
chế phẩm sinh học khác nhau ......................................................................... 24
4.2 Thí nghiệm 2: Uơng ấu trùng cua biển với liều lượng chế phẩm sinh học
khác nhau....................................................................................................... 35
CHƯƠNG V..................................................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 45
5.1 Kết luận ................................................................................................... 45
5.2 Đề xuất .................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46

i


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các giai đoạn ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) ....................... 6
Bảng 2.2 Các giai đoạn thành thục của cua biển .................................................. 9
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ.......................................................... 10
Bảng 3.1 Thành phần các loại chế phẩm sinh học .............................................. 19
Bảng 3.2 Thí nghiệm 1 ...................................................................................... 20
Bảng 3.3 Thí nghiệm 2 ...................................................................................... 20
Bảng 3.4 Thời gian cho ấu trùng cua ăn ............................................................. 21
Bảng 3.5 các yếu tố môi trường ......................................................................... 21
Bảng 4.1 Trung bình nhiệt độ (oC) trong thí nghiệm 1 ....................................... 24
Bảng 4.2 Trung bình pH trong thí nghiệm 1 ...................................................... 24
Bảng 4.3 Biến động hàm lượng TAN trong thí nghiệm 1 .................................. 25
Bảng 4.4 Biến động hàm lượng NO2- trong thí nghiệm1 .................................... 26
Bảng 4.5 Tỉ lệ (%) vi khuẩn Vibrio/vi khuẩn tổng trong thí nghiệm 1................ 30
Bảng 4.6 Tỉ lệ (%) các giai đoạn của ấu trùng cua biển...................................... 31
Bảng 4.7 Tỉ lệ sống các giai đoạn Z3, Z5, Megalopa và cua1 của ấu trùng cua

biển ở thí nghiệm 1 ............................................................................................ 32
Bảng 4.8 : Trung bìng nhiệt độ (oC) trong thí nghhiệm 2 ................................... 35
Bảng 4.9 Trung bình pH ở thí nghiệm 2............................................................. 35
Bảng 5 Biến động hàm lượng TAN trong thí nghiệm 2 ...................................... 36
Bảng 5.1 Biến động hàm lượng NO2- trong thí nghiệm 2 ................................... 37
Bảng 5.2 Tỉ lệ (%) vi khuẩn Vibrio/vi khuẩn tổng trong thí nghiệm 2................ 40
Bảng 5.3 Tỉ lệ (%) các giai đoạn của ấu trùng cua biển...................................... 41
Bảng 5.4 Tỷ lệ sống (%) các giai đoạn từ Zoae 3 – Cua 1 .................................. 42

ii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình dạng loài cua biển Scylla paramamosain ...................................... 3
Hình 2.2 Vòng đời cua biển Scylla sp .................................................................. 5
Hình 2.3 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng cua ( Zoea1-Cua1) ............................. 6
Hình 2.4 Hình dạng buồng trứng khác nhau từ giai đoạn 1-4 ............................... 9
Hình 3.1 Cua mẹ mang trứng ............................................................................. 18
Hình 3.2 Trứng sau khi đẻ 12 ngay .................................................................... 18
Hình 4.1 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong thí nghiệm 1 ............................ 28
Hình 4.2 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong thí nghiệm 1 ......................... 29
Hình 4.3 Tỉ lệ sống Cua 1 của các nghiệm thức ở thí nghiệm 1.......................... 33
Hình 4.4 Biến động tỉ lệ sống ấu trùng cua biển từ Z1 – C1 trong thí nghiệm 1 34
Hình 4.5 Biến động mật độ vi khuẩn tổng trong thí nghiệm 2 ............................ 38
Hình 4.6 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio (CFU/ml) trong thí nghiệm 2 ........ 39
Hình 4.7 Tỉ lệ sống giai đoạn Cua1 của ấu trùng cua biển trong thí nghiêm 2 .... 42
Hình 4.8 Biến động tỉ lệ sống ấu trùng cua biển từ Z1 – C1 trong thí nghiệm 2 . 43

iii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Z1: Zoea 1
Z2: Zoea 2
Z3: Zoea 3
Z4: Zoea 4
Z5: Zoea 5
M: megalopa
C1: Cua 1
CW: Kích thước
ĐC: Đối chứng
NT: Nghiệm Thức
CPSH: Chế phẩm sinh học

iv


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hàng năm ngành thủy sản góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của
cả nước, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011
tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,11 tỷ USD (tăng gấp 2,4 lần so năm
2001, bình quân tăng 13,16%/năm).
Những đối tượng thủy sản nước lợ được nuôi phổ biến như: Tôm sú, tôm thẻ
chân trắng, cua biển... Trong những loài giáp xác được nuôi, ngoài con tôm sú thì
con cua biển cũng là đối tượng từ lâu đã quen thuộc với nhiều người dân vùng
biển. Cua biển (Scylla paramamosain) còn gọi là cua sen, chúng được nhiều
người ưa thích bởi có kích thước lớn, tăng trọng nhanh là nguồn thực phẩm thơm

ngon, giàu dinh dưỡng, dễ nuôi không đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít và thu
hoạch trong thời gian ngắn. Cua biển là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc
biệt là giá trị xuất khẩu và nhu cầu làm thực phẩm trong nước ổn định. Theo
đánh giá của Bộ Thủy sản năm 2004, sản lượng xuất khẩu Cua biển của Việt
Nam đạt khoảng 6000 tấn, kim ngạch đạt trên 25 triệu đô la. Nghề nuôi cua biển
được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như nuôi cua con thành cua thịt
trong các đầm quảng canh hay nuôi trong đăng quầng ở các bãi triều, nuôi cua
gạch trong ao và lồng, nuôi cua lột và nuôi cua ốp thành cua chắc trong ao (Trần
Ngọc Hải và ctv., 2006). Bên cạnh các hình thức nuôi trên thì cua biển còn được
biết nhiều với hình thức nuôi cua kết hợp phát triển rừng ngập mặn, diện tích
nuôi Artemia và diện tích ruộng muối trong mùa mưa nhằm tận dụng tối đa diện
tích và công trình nuôi sẵn có.
Hiện nay, các mô hình nuôi cua biển ngày càng trở nên hiệu quả giúp cho người
dân có cuộc sống ổn định hơn khi các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
phải đối mặt với dịch bệnh tràn lan gây khó khăn cho người nuôi tôm. Năm 2013,
cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nước lợ. Đến cuối năm, diện tích nuôi
tôm là 65.255 ha trong đó diện tích nuôi tôm sú là 589.605 ha diện tích nuôi tôm
bị bệnh chiếm 55,53%, tôm thẻ chân trắng là 65.620 ha diện tích nuôi tôm bị
bệnh chiếm 42,47%.
Chủ động sản xuất được cua giống nhân tạo là sự bức phá về công nghệ nuôi cua
biển xuất khẩu ở Việt Nam. Hàng năm nước ta có thể sản xuất vài trăm triệu con
cua giống để thả nuôi trong khoảng 115.276 ha nuôi cua và khoảng 390.180 ha
nuôi xen canh với tôm sú và một số đối tượng khác (Nguyễn Cơ Thạch, 2007).
1


Tuy nhiên, lượng cua giống vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu nuôi đang ngày một
phát triển. Đã có nhiều nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cua biển trong và ngoài
nước. Nhưng cho đến nay quy trình kỹ thuật vẫn chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp.
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tìm ra giải pháp góp phần nâng cao tỷ lệ sống và

chất lượng ấu trùng cua biển nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, góp phần giảm áp
lực khai thác và bảo tồn nguồn lợi tự nhiên. Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài
“Ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) với các loại chế phẩm sinh
học khác nhau” được thực hiện nhằm bổ sung thêm tư liệu góp phần hoàn chỉnh
quy trình sản xuất giống cua biển.

1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá tác dụng của chế phẩm sinh học đến môi trường nước ương và ấu trùng
cua biển (Scylla paramamosain). Nhằm tìm ra loại chế phẩm và liều lượng thích
hợp góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển trong sản xuất giống.

1.3 Nội dung đề tài
 Khảo sát sự biến động của các yếu tố thủy lý hóa trong ương ấu trùng cua
biển giai đoạn Zoea 1 – Cua 1.
 Đánh giá sự tác động của các loại chế phẩm sinh học khác nhau đến thời
gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển.
 Đánh giá tác động của loại chế phẩm sinh học được chọn với các liều
lượng khác nhau đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua
biển.

2


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cua biển
2.1.1 Hình thái cấu tạo và phân loại
Cua biển thuộc giống Scylla, trên thế giới có 4 loài: Scylla serrata, Scylla
paramamosain, Scylla olivacea và Scylla transquesparica (Keenan và Mann,
1998). Theo Estampador (1949) loài Scylla paramamosain được phân loại theo

hệ thống phân loại như sau:
Ngành : Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata
Họ: Portunidae
Họ phụ: Portuninae
Giống: Scylla
Loài: Scylla paramamosain (Estampador, 1949)
Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng
Việt gọi là cua xanh, cua sen là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực
phẩm và y dược học (Joachim và Felicitas, 2000; Nguyễn Chung, 2006 ).

Hình 2.1 Hình dạng loài cua biển Scylla paramamosain
(Estampador, 1949)

Theo mô tả của Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), cua có thân
hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin
3


dầy và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được chia thành hai phần phần
đầu ngực và phần bụng.
Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu, 8 đốt ngực và phần bụng nằm phía
dưới mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có
thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ miệng.
Mai cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có
cuống và hai cặp râu nhỏ (A1) và râu lớn (A2). Trên mai chia thành nhiều vùng

bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan. Mặt bụng của
phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần
bụng gập vào. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5 và dính
vào đó một gai sinh dục ngắn. Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò
thứ 3.
Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tao cho cua
có thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình dạng và sự
phân đốt cũng không giống nhau. Con cái trước thời kỳ thành thục sinh dục phần
bụng (yếm) có hình hơi vuông khi thành thục yếm trở nên phình rộng với 6 đốt
bình thường; Con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 thấy rõ
còn các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau.
.
Đuôi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng của phần bụng với một lỗ là đầu sau của
ống tiêu hóa. Bụng cua dính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở mặt trong của
đốt 1, móc vào 2 nút lồi bằng kitin nằm trên ức cua.

2.1.2 Phân bố
Theo Keenan et al., (1998), Gopurenko et al (1999) loài Scylla paramamosain
được phân bố khắp khu vực biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ Nam
Phi đến Biển Đỏ, từ Okinnawa đến Tahiti và xuống tận miền Bắc nước Úc, Nhật
Bản, Nam Trung Quốc Xiamen, Hong Kong, Singapore, Cambodia; Ở Trung
Java Indonesia và Việt Nam Cua biển Scylla paramamosain, phân bố khắp các
vùng biển nước ta trong đầm lầy rừng ngập nước lợ và vùng ven biển cửa sông.
Cua biển ở vùng sông Ông Đốc – Cà Mau, Rạch Giá – Hà Tiên màu sắc mai cua
đậm, chân càng đỏ khác cua vùng Cần Giờ -TP. Hồ Chí Minh, Cần Guộc, Cần
Đước – Long An, Gò Công - Tiền Giang, Duyên Hải – Trà Vinh và Bình Đại
Bến Tre có màu sáng xanh hơn. Theo Keenan et al (1998) ở Việt Nam, đặc biệt
là vùng ĐBSCL có hai loài chủ yếu là S.paramamosain và S.olivacea. Loài cua
S.paramamosain chiếm ưu thế ở ĐBSCL (Hoàng Đức Đạt, 1999). Nhưng
DANIDA-Bộ Thủy Sản (2003) cho rằng cua biển phân bố rộng ở Việt Nam, chủ

4


yếu vùng triều, cửa sông và rừng ngập mặn, có cả ở châu thổ ĐBSCL và Sông
Hồng.

2.1.3 Nơi cư chú và tập tính sống
Theo Warner (1997) ấu trùng cua sống trôi nổi trên mặt nước biển, ấu trùng
Megalopa thường sống trên những chất nền như tảo ở đáy biển và trở thành động
vật sống đáy sau thời gian bơi lội trôi nổi trong nước, cua con có tập tính sống
đáy và thường ẩn nấp trong bụi rậm, rể cây hoặc trong hang vào ban ngày, ban
đêm chúng bắt đầu kiếm mồi.
Cua giai đoạn trưởng thành có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển để sinh
sản. Hill (1975) cho rằng sở dĩ cua phải di cư ra biển là do yêu cầu về điều kiện
môi trường của giai đoạn đầu tiên của ấu trùng zoea.
Theo báo cáo của Hyland (1984) sự phân bố của cua trong tự nhiên có liên quan
đến dòng chảy, vận tốc thích hơp cho cua phân bố là 0,06-1,6 m/giây.

2.1.4 Vòng đời của cua biển
Theo Sivasubramaniam và Angell, 1992 (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005 trích dẫn):
1

3

2

Ấp trứng

Zoea 1


Zoea 5

Megalopa
4

7
6
Cua thành
thục

5
Cua trưởng thành

Cua 1

Hình 2.2 vòng đời cua biển Scylla sp

(1): Nở 16 – 17 ngày ở nhiệt độ 23 – 25oC
(2): Trải qua 4 lần lột xác, trong khoảng 17 – 20 ngày
(3): Khoảng 8 – 11 ngày
(4): Qua 1 lần lột xác, mất 7 – 8 ngày
(5): Trải qua 16 – 18 lần lột xác, trong khoảng 338 – 523 ngày
(6): Đến mùa sinh sản, di cư ra ven bờ biển lột xác tiền giao vĩ
(7): Tiếp tục di cư ra biển, trứng sẽ phát triển và chín dần, cua ấp trứng trong
khoang bụng cho đến khi nở thành ấu trùng Zoea 1.
Nhìn chung, chu kỳ sống của các loài cua biển theo Heasman (1983). Trích dẩn:
Lee, (1992) gồm 4 giai đoạn: giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cua con (chiều rộng
mai 20 − 80 mm), giai đoạn tiền trưởng thành (chiều rộng mai 70 − 150 mm) và
giai đoạn trưởng thành (chiều rộng mai 150 mm trở lên). Đặc biệt, trong quá
trình lột xác cua có thể tái sinh phần bị mất của cơ thể.

5


Zoea2

Zoea1

Zoea3

Zoea 5

Zoea4

Cua 1
Megalopa

Hình 2.3 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng cua ( Zoea1-Cua1)

Phân biệt giữa các giai đoạn ấu trùng cua biển được Nguyễn Cơ Thạch (2007)
miêu tả và trình bày bảng sau:
Bảng 2.1 Các giai đoạn ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain)

Giai
đoạn

Thời
gian sau
khi nở

Kích

cỡ

Đặc điểm phân biệt quan trọng

(mm)

(ngày)
Zoea 1

0-3

1,65

Mắt chưa có cuống. Chân hàm I và II đều
mang 4 lông tơ trên nhánh ngoài. Có 5 đốt
bụng

Zoea 2

3-6

2,18

Mắt có cuống. Nhánh ngoài của chân hàm I và
II mang 6 lông tơ. Có 5 đốt bụng

Zoea 3

6-8


2,70

Nhánh ngoài của chân hàm I mang 8 lông tơ,
chân hàm II mang 9 lông tơ. Có 6 đốt bụng.
Gai bên của đốt bụng 3 - 5 dài hơn

Zoea 4

8-11

3,54

Nhánh ngoài của chân hàm I mang 10 lông tơ,
chân hàm II mang 10 lông dài, 1 – 2 lông
ngắn. Mầm chân bụng xuất hiện trên các đốt
bụng 2 – 6

Zoea 5

10-16

4,50

Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lông
dài, 1 - 4 lông ngắn, nhánh ngoài của chân
6


hàm II mang 12 lông dài và 2 - 3 lông ngắn.
Chân bụng trên đốt bụng 2 - 6 rất phát triển,

nhánh ngoài của chân bụng có thể mang 1 - 2
lông tơ.
Megalopa

15-23

4,01

Mất gai lưng. Gai trán rất ngắn. Mắt to. Telson
không còn chẻ 2 mà dạng bầu và có nhiều
lông trên chân đuôi. Chân bụng rất phát triển
và có nhiều lông trên các nhánh. Ấu trùng
mang 2 càng.

Cua 1

23-30

2-3
CW

Cua 1 có hình dạng như cua trưởng thành, mặc
dù carapace hơi tròn.

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cua là động vật ăn tạp nhưng rất thích bắt cá, tôm, động vật hai mảnh vỏ
(DANIDA-Bộ Thủy Sản, 2003; Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản,
2006). Theo Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv., (2005) thức ăn tự nhiên chứa 50%
nhuyễn thể, 21% giáp xác, 29% các mảnh vụn hữu cơ, ít khi có cá trong ống tiêu
hóa của cua. Tuy nhiên, tập tính dinh dưỡng của cua biển thay đổi tùy theo giai

đoạn phát triển.
Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần
sang ăn tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật.
Cua con 2-7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13 cm thích ăn nhuyễn thể và cua
lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá... Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng
chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999). Yêu cầu
dinh dưỡng của cua biển trong giai đoạn thành thục lớn hơn các giai đoạn khác.
Trong suốt quá trình thành thục, chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tích luỹ trong
trứng và phôi thúc đẩy sự phát triển bình thường của cua mẹ.
Nguồn thức ăn chính cung cấp cho cua mẹ là các loài nhuyễn thể nước lợ, mực,
tôm. Màu trứng, tỉ lệ cua đẻ, sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh, tổng ấu trùng, tỉ lệ sống
của cua mẹ.. Kết quả cho thấy thức ăn tươi sống cho kết quả tốt nhất, cua đẻ sớm
hơn, tỉ lệ sống cao hơn, tỉ lệ đẻ cao hơn và tỉ lệ thụ tinh luôn cao hơn (>80%). (
Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv, 2005).

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cua sau khi tích lũy đủ chất dinh dưỡng thì chúng tiến hành lột xác để tăng
trưởng. Trong vòng đời của chúng sẽ trải qua nhiều lần lột xác và biến thái để gia
tăng cả về kích thước lẫn khối lượng. Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột, thời gian
giữa các lần lột xác thường ngắn, từ 2-3 ngày hoặc 3-5 ngày. Ở cua giống và
7


trưởng thành thời gian lột xác dài hơn thường lột xác vào chu kỳ của thuỷ triều
(Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn chung, 2006) Cua biển là loài sinh trưởng không
liên tục, được đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng.
Cua lột xác để tăng kích thước và quá trình này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
dinh dưỡng, môi truờng và giai đoạn phát triển của cơ thể. Theo Trino et al
(1999), khi nuôi chung cua đực và cua cái thì cua đực tăng trưởng tốt hơn cua
cái. Khatun et al., (2008) nuôi cua S.olivacea đơn tính (cua đực hoặc cua cái) và

cả 2 giới tính (cua cái + cua đực) thì cua đực cũng tăng trưởng tốt hơn cua cái.
Cua biển trải qua 12 lần lột xác, khi tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, cua lột xác
lần thứ 13 trước khi giao phối (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản,
2006). Cua trưởng thành có khoảng cách giữa 2 lần lột xác từ 20-28 ngày (Khoa
Sinh-Trường Đại Học Tổng Hợp Huế, 1994). Quá trình lột xác của cua mang tính
đặc trưng riêng biệt từng loài. Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài. Ðặc
biệt, trong quá trình lột xác, cơ thể của chúng có thể tái sinh những phần phụ bộ
đã mất. Ðối với những con cua bị tổn thương, khi mất phần phụ bộ thì cua có
khuynh hướng lột xác sớm hơn (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999). Tuổi thọ trung
bình của cua từ 2-4 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 2050%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19-28 cm với trọng lượng từ 1-3
kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5-10,5 cm.
Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn
cua cái.

2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cua biển có tuổi thành thục khoảng 1-1,5 năm tuổi (Theo Le Vay, 2001). Chúng
có tập tính di cư sinh sản, trong suốt quá trình thành thục chúng di cư ra ngoài
cửa biển. Nguyên nhân là do yêu cầu về điều kiện môi trường của ấu trùng cua.
Tập tính đẻ trứng của cua khác nhau tùy theo vùng, theo Trần Ngọc Hải (2004),
ở vùng nhiệt đới cua đẻ quanh năm, ở những vùng vĩ độ càng thấp thì mùa vụ
sinh sản càng kéo dài.
Trước khi đẻ trứng cua đực và cua cái bắt cặp với nhau, theo Tadashi (1996),
hiện tượng bắt cặp không liên quan gì đến giai đoạn phát triển của buồng trứng
và hiện tượng này xảy ra trước khi con cái lột xác tiền giao vĩ. Theo Trần Ngọc
Hải (2004), con cái sẽ tiết ra chất pheromone thu hút con đực để bắt cặp. Sau đó
khoảng 3-4 ngày thì con cái lột xác và chúng tiến hành giao vĩ ngay sau đó. Thời
gian của quá trình giao vĩ kéo dài khoảng 7-12 giờ.
cua cái có trọng lượng 300g có thể đẻ trên 1,5-2 triệu trứng, trong mùa sinh sản
cua cái đẻ trứng 3-4 lần, mổi lần cách nhau 30-40 ngày, cua cái ôm trứng tiếp tục
8



đi ra vùng biển ven bờ có độ mặn 26-30‰ , nhiệt độ nước 27-29oC, phôi phát
triển sau 11-13 ngày khi ấu trùng nở.
Việc cắt mắt cua nuôi vỗ giúp cua có thể đẻ quanh năm, cua không luôn luôn đẻ
theo chu kỳ tuần trăng trong tháng hay thời điểm nhất định trong ngày. Cua cái
tốt hầu hết có thể đẻ và ấp trứng thành công mà không qua lột xác và bắt cặp với
cua đực. Cua có thể đẻ trên 2 lần nhưng sức sinh sản sẽ giảm đi (Trần Ngọc Hải
và ctv, 2002; Nguyễn Chung, 2006 )

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Hình 2.4 Hình dạng buồng trứng khác nhau từ giai đoạn 1-4
(Nguồn: Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005)

Theo quan sát của Sombat (1991) cua cái thành thục khi đạt giá trị thành thục
FMI đạt 0.88-1. Quá trình thành thục của cua là quá trình biến đổi của buồng
trứng chia thành các giai đoạn được trình bài Bảng 2.2 (Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Bảng 2.2: Các giai đoạn thành thục của cua biển
Giai
đoạn
thành
thục


Đặc điểm

Giai

Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng có hơi
9


đoạn I

dạng tam giác. Đường kính trứng 0,01- 0,06 mm.

Giai
đoạn II

Tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu trắng kem hay
vàng. Chiếm 1/4 diện tích gan tụy. Đường kính trứng 0,1- 0,3mm.

Giai
đoạn III

Cua đang thành thục. Noãn sào nở rộng, chiếm khoảng 1/2 - 3/4
diện tích gan tụy. Noãn sào có màu cam. Đường kính trứng 0,4- 0,9
mm.

Giai
đoạn IV

Túi chứa tinh lồi lên. Noãn sào màu cam hay đỏ, nở rộng chiếm hết

diện tích gan tụy và cả khoan ruột. Có thể nhìn thấy màu vàng từ
phía sau giữa giáp dầu ngực và yếm. Đường kính trứng 0,7 -1,3
mm.

2.2 Nghiên cứu sản xuất giống cua biển trong và ngoài nước
2.2.1 Nuôi vỗ cua bố mẹ
Cua bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của ấu trùng và cua giống, vì vậy
để có đàn cua mẹ cho đẻ đạt kết quả tốt, cần chọn cua mẹ dựa vào các chỉ tiêu kỹ
thuật.
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ
Chiều rộng
mai
CW (cm)
Từ 10-15 cm

Trọng lương cua
(g)

Các chỉ tiêu khác của cua mẹ

Từ 400-600g

Cá thể khỏe mạnh, chân bò và chân bơi
đầy đủ, đã giao vĩ, buồng trứng phát triển
từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4
Trong quá trình lựa chọn cua mẹ, nếu chọn cua mẹ không mang trứng, con đực
và con cái được thả chung với mật độ 1-3 con/m2,1/3 đáy hồ nuôi được đổ lớp cát
dày từ 20-30 cm.
Thời gian đẻ của cua sau khi giao vĩ rất khác nhau: Ở Đài Loan cua cái đẻ
khoảng 4 tháng sau khi giao vĩ: Ở Ấn Độ sau khoảng 4-6 tuần; Ở Úc sau khoảng

21-32 ngày vào mùa đông và 10-13 ngày vào mùa xuân (Heasman và Fielder,
1983).
Cua mẹ trước khi nuôi vỗ cần được xử lý qua thuốc tím nồng độ 0,3 ppm hoặc
tắm formol 200 ppm đễ hạn chế mầm bệnh nâng cao chất lượng của ấu trùng và
cua giống sau này.
Có nhiều hệ thống nuôi vỗ khác nhau, có thể nuôi vỗ cua mẹ trong các bể riêng
biệt có thể tích nhỏ nhầm tránh ăn nhau do bản năng hung hăng của chúng trong
suốt thời gian nuôi. Ở Việt Nam, việc nuôi vỗ cua có 3 hệ thống chính: Nuôi
trong bể composite, Nuôi trong ao đất và nuôi trong hệ thống bể ciment, theo
10


Trương Trọng Nghĩa (2005); Ông cũng kết luận rằng, hệ thống nuôi vỗ trong ao
đất ít gây sốc và cho sinh sản tốt hơn. Tuy nhiên, khó khăn nhất của nuôi ao là vệ
sinh không đạt chuẩn nên tỷ lệ chết cao hơn nuôi trên bể.
Hoàng Đức Đạt (2004) cũng đã cho nuôi vỗ trong ao có diện tích 100-500 m2,
độ sâu 1,2-1,5 m, mật độ nuôi 2-5 con/m2. Song song đó, tiến hành nuôi vỗ cua
bố mẹ trong lồng
Ở Nhật cua được nuôi trong bể có thể tích 100 m3 đặt ngoài trời. Trong khi đó
những nước khác như Úc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia dùng bể từ 1-2 m2 để
trong phòng.
Ở Ấn Độ, người ta che kính bể bằng vãi đen trong suốt thời gian nuôi vỗ cua,
không cho ánh sáng vào để tránh sự xáo động cơ học.
Thức ăn cho cua mẹ là cá Liệt (60-70% khẩu phần ăn); Tôm, Mực, Nghêu, Sò,
Nhuyễn thể (30-40% khẩu phần ăn). Thành phần protein trong khẩu phần ăn của
cua mẹ rất quan trọng, nó là nguồn năng lượng hỗ trợ tích cực cho quá trình phát
triển phôi (Wang, 1995), đặc biệt, tỷ số acid béo không no (w3/ w6) trong khẩu
phần ăn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển buồng trứng cua biển (Lin
và Li, 1994).
Hàng ngày cho cua ăn 2 lần, sáng từ 5-7 giờ và chiều từ 17-18 giờ. Trước khi cho

ăn thì thức ăn phải rửa qua thuốc tím (5ppm). Thường xuyên thay đổi các loại
thức ăn và cho ăn dư thừa để cua mẹ sử dụng tối đa đựơc lượng thức ăn (Nguyễn
Cơ Thạch, 2001).
Thay 1/3 lượng nước cũ mỗi ngày, bổ sung nước mới; 3 ngày một lần thay 100%
nước cũ cấp nước mới, mỗi buổi sáng trước khi cho ăn cần loại bỏ thức ăn dư
thừa.

2.2.2 Kích thích sinh sản
Khi cua mẹ có buồng trứng phát triển đạt cuối giai đoạn IV, có thể dùng phương
pháp thay đổi độ mặn, tạo dòng nước chảy để gây hưng phấn cho cua đẻ (Nguyễn
Cơ Thạch, 2001).
Phương pháp thường dùng và hiệu quả nhất hiện nay kích thích cho cua đẻ là cắt
mắt. Cắt mắt thúc đẩy quá trình phát triển tuyến sinh dục, cua nuôi vỗ sau khi cắt
mắt sẽ rút ngắn thời gian nuôi vỗ và có thể đẻ trứng quanh năm. cua đã cắt mắt
nuôi vỗ đẻ trứng sau 25 ngày, trường hợp cá biệt 5 ngày và 110 ngày (Trần Ngọc
Hải, 1997), cắt mắt có khả năng ảnh hưởng lớn hơn ảnh hưởng của mùa vụ. Cắt
mắt trái hay mắt phải ảnh hưởng không khác nhau. Trong điều kiện cắt mắt, cua
có tỷ lệ đẻ cao mà không cần che chắn bể nuôi và không có ảnh hưởng đến sự thụ
tinh của trứng (Trương Trọng Nghĩa và ctv, 2001).
11


Kỹ thuật cắt mắt cua tương tự như ở tôm biển. Có thể làm cua bất động sau 1520 phút bằng cách cho cua vào dung dịch 1-3 ppt Cloroform trước khi cắt mắt
với sục khí nhẹ. Sau khi cắt mắt, cho cua vào nước biển sạch với sục khí mạnh,
cua sẽ hồi tỉnh hoàn toàn sau 20-30 phút với điều kiện nhiệt độ 29-31 oC.

2.2.3 Ấp trứng
Cua đẻ trứng vào bất kỳ ngày nào trong tháng, cua thường đẻ trứng vào ban đêm,
song cũng có lúc đẻ vào buổi sáng hay chiều. Quá trình đẻ trứng diễn ra ở đáy bể
và kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ, cua đẻ trứng tốt, trứng dính đều, dày trên tất cả

các lông tơ của các chân bụng và có rất ít trứng rơi ra ở dưới đáy, không dính
được vào lông chân bụng. Ngược lại, trường hợp đẻ trứng không tốt, trứng chỉ
bám một ít vào một số lông tơ của chân bụng, còn phần lớn trứng đẻ ra rơi trên
đáy.
Ở những cua cái đẻ trứng tốt buồng trứng dày có dạng hình "tán nấm" tròn làm
cho yếm cua mở ra rất rộng, những cua cái đẻ trứng kém, trứng bám ít, có dạng
hình "trăng khuyết", yếm mở hẹp. Sau khi cua đẻ cua cái ôm trứng cho đến khi
nở ra ấu trùng zoea1, cần phải được tách riêng từng con để tránh sự ăn thịt của
những con khác, cua ôm trứng được chuyển sang bể kiếng (1con/bể) có đáy
phẳng thể tích 60lít, bể nhựa 100 lít hoặc bể composite từ 300-500 lít (Hamasaki,
2002) hay dùng bể 1m3 (Phạm Văn Quyết, 2008).
Cho cua mẹ ăn 1 lần/ngày và thay nước 100% hoặc dùng lọc tuần hoàn để làm
cho môi trường nước ấp được sạch, ngăn ngừa sự ô nhiễm, hạn chế được mầm
bệnh; thời gian ấp trứng thường từ 9-15 ngày, thời gian phát triển phôi phụ thuộc
vào nhiệt độ và độ mặn của nước Theo Hoàng Đức Đạt (2004) phôi sẽ nở thành
ấu trùng sau khi đẻ từ 10-12 ngày ở nhiệt độ nước 28oC, độ mặn 30 ± 2‰. Đoàn
Văn Đẩu và csv., (1997) cho rằng với nhiệt độ 19-26oC, độ mặn 22-28‰ thời
gian nở kéo dài 26-29 ngày.
Trong quá trình ấp trứng cua thường thải trứng (Hoàng Đức Đạt, 2004), trứng có
thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng và nấm nếu giảm chất lượng môi trường nước.
Dùng fomaline 25 ppm có thể khử sự nhiểm nấm của trứng cua nhưng sẽ gây độc
cho trứng và cả cua mẹ nên xử lý nấm bằng formaline ở các giai đoạn đầu của ấu
trùng tốt hơn ở giai đoạn cua ôm trứng Hamasaki và ctv, (2002). Cua có thể đẻ
lại 2-3 lần sau 20-30 ngày đẻ trước đó. Hiện tượng cua đẻ trứng chảy (trứng
không dính dưới bụng) thường xảy ra trong điều kiện nuôi vỗ, nhất là trong
trường hợp không có lớp cát ở đáy bể.

12



2.2.4 Mật độ ương
Ấp trứng sau 9-15 ngày trứng nở, trứng thường nở vào lúc 10 giờ đêm hoặc 5-10
giờ sáng. Công việc ương nuôi ấu trùng Zoea 1 thành cua bột 1 là công đoạn
quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật sinh học chặt chẽ. Có thể ương nuôi
ấu trùng thành cua bột trong ao đất, trong bể xi măng..
Mật độ ương ấu trùng cua biển có sự khác nhau ở các thí nghiệm ở các nước: Đài
Loan (10), Ấn Độ (20-75), Malaysia (25-30), Nhật (10-50) và Úc (50-100) Z1/L.
Mật độ ương có thể biến động từ 10-100Z1/L. Mật độ ương thích hợp là 100-200
Z1/L theo nghiên cứu của Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004),
Quách Kha Ly (2007). Có thể bố trí mật độ ban đầu dày hơn 300-500 Z1/L
nhưng phải cho ăn nhiều hơn và sang thưa ở các giai đoạn Z4-Z5 nếu tỷ lệ sống
lúc đó còn cao.

2.2.5 Ảnh hưởng của thức ăn
Ấu trùng cua biển mới nở có khả năng bắt thức ăn ngay, tuy nhiên ấu trùng sau
khi nở 24 giờ mà không được cho ăn cũng không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống.
Nếu kéo dài thời gian trên 48 giờ thì tỷ lệ tử vong cao (Djunaidah và ctv., 2003).
Có nhiều loại thức ăn được thử nghiệm để ương ấu trùng cua như Luân trùng,
Artemia, copepoda và thức ăn nhân tạo. Loại thức ăn phù hợp nhất ở giai đoạn
Zoea 1 và đầu Zoea 2 là luân trùng nhưng không phù hợp ở giai đoạn kế tiếp;
Nauplyus của Artemia cho ăn ở giai đoạn đầu Zoea 2 đến đầu Zoea 4; Artemia
cho ăn từ giai đoạn đầu Zoea 4 đến hết Zoea 5. Tảo (Chaetoceros, Platidomonas,
Chlorella) cho ăn từ đầu đến hết giai đoạn Zoea Nguyễn Cơ Thạch (2001). Ở giai
đoạn Megalopa và cua bột thức ăn tốt nhất là Artemia Baylon và Failaman
(1999).
Ấu trùng Zoea1 mới nở được cho ăn luân trùng ngay với mật độ ít nhất là 10 cá
thể/ml và duy trì mật độ này trong suốt giai đoạn Zoea; Ngay trước khi ấu trùng
chuyển sang giai đoạn Zoea 2 được bổ sung thêm Artemia với mật độ 1cá thể/ml
và duy trì đến hết Zoea 3; Tăng mật độ Artemia từ 5-10 cá thể/ml khi ấu trùng đạt
giai đoạn Zoea 4 và duy trì mật độ này đến hết giai đoạn Megalopa (Baylon và

ctv.,1999). Nếu giai đoạn Zoea 3 không cho ăn Artemia thì tỷ lệ sống và tăng
trưởng của ấu trùng giảm (Suprayudi và ctv., 2002). Từ giai đoạn Zoea 5 sang
Megalopa cần cho ăn Artemia 5 ngày tuổi (Quinitio và Parado-Estepa, 2003). Sự
tiêu thụ thức ăn của ấu trùng cua biển dường như bị ảnh hưởng bởi tình trạng
sinh lý và chất lượng ấu trùng. Ấu trùng cua biển yếu hoặc trong giai đoạn lột
xác tiêu thụ con mồi kém (Trương Trọng Nghĩa, 2004).
13


Chất lượng dinh dưỡng của luân trùng và Artemia có thể được cải thiện bằng
cách giàu hóa chúng. Luân trùng có thể được giàu hóa bằng n-3 acid béo không
no với liều lượng 3-8 mg/L thì tỷ lệ sống được cải thiện có ý nghĩa. Tuy nhiên,
khi giàu hóa luân trùng bằng n-3 acid béo không no với liều lương 31 mg/L sẽ
gây tỷ lệ chết cao trong quá trình biến thái từ Megalopa sang cua bột (Kanazawa
và Koshio, 1994).

2.2.6 Các yếu tố môi trường
Trong quá trình ương ấu trùng cua vấn đề về quản lý môi trường đóng vai trò hết
sức quan trọng. Nhiệt độ là yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng
cua biển ở 22-24oC ấu trùng chỉ còn sống rất ít sau 18 ngày, đến giai đoạn Zoea
4. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến
thời gian kéo dày của các giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng cua có thể kéo
dày 28-35 ngày ở nhiệt độ 25-27oC , trong khi nó chỉ mất 21-30 ngày ở 28-30oC.
Theo Baylon (2009) nhiệt độ 28 – 30oC ấu trùng phát triển và đạt tỷ lệ sống cao
đến giai đoạn Megalopa (47%).
Về độ mặn, độ mặn thường dùng để ương ấu trùng cua biển 30‰. Tuy nhiên ở
mỗi giai đoạn phát triển của ấu trùng cua biển có khoảng độ mặn thích hợp nhất
định, độ mặn thích hợp cho quá trình phát triển phôi là 30-35‰, cho ương nuôi
các giai đoạn Zoea là 30‰ và cho ương nuôi giai đoạn Megalopa là 27-29‰
(Nguyễn Cơ Thạch, 2001). Ngoài hai yếu tố nhiệt độ và độ mặn thì ánh sáng

cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình biến thái của ấu trùng. Theo
Trần Ngọc Hải (1997) chu kỳ chiếu sáng 4500 – 5000 lux (dưới mái che trong
suốt) cho kết quả biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất. Cường độ chiếu
sáng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các men tiêu hóa và đến sinh trưởng
của cua.

2.3 Vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (probiotics)
2.3.1 Sơ lược về chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật, các thực
liệu lấy từ nấm, vi khuẩn, virus và các nguyên sinh động vật, các độc tố có nguồn
gốc động vật hoặc thực vật, với mục đích để chuẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh,
tăng sức đề kháng và tình trạng sức khỏe cho vật nuôi thủy sản, hoặc cải thiện
chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (Bộ Thủy sản, 2002)
Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng, trong hệ thống nuôi thủy sản bởi vì chất
lượng nước và kiểm soát dịch bệnh có liên quan trực tiếp với nhau và chịu ảnh
hưởng bởi mọi hoạt động của vi khuẩn. Chế phẩm sinh học sử dụng khá hiệu quả
14


trong chăn nuôi đặc biệt là nuôi tôm, việc sử dụng probiotics trong nuôi trồng
thủy sản sẽ hạn chế sử dụng một lượng lớn chất kháng sinh.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản vẩn còn khá mới
mẻ và đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm tòi và phát triển (Lương Đức Phẩm,
2007)

2.3.2 Vai trò của chế phẩm sinh học
2.3.2.1 Trong đường ruột động vật
Khi đưa probiotics vào trong đường ruột các vi sinh vật hữu ích trong chế phẩm
làm sạch đường ruột, ức chế các vi sinh vật gây bệnh hoặc gây hại loại bỏ các
quá trình lên men bất lợi do các vi sinh vật gây hại gây nên, trợ tiêu hóa, giúp vật

nuôi tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Làm bình thường chức năng miễn dịch
của cơ thể, làm sạch và hoạt hóa khả năng tự nhiên của tế bào (Lương Đức phẩm,
2007)

2.3.2.2 Trong bảo vệ môi trường
Vi sinh vật chủ yếu giúp hạn chế ô nhiểm môi trường là nhóm vi khuẩn Bacillus.
Chúng sinh sản rất nhanh ngoài việc ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh phát
triển, chúng còn phân hủy các hợp chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, chất thải của vật
nuôi để làm giảm thiểu môi trường ao nuôi.
Khi đưa vi sinh vật hữu ích vào nước giúp cải thiện chất lượng nước mà không
có tác động trực tiếp lên cơ thể vật nuôi thường liên quan đến các nhóm Bacillus.
Chất lượng nước có liên quan mật thiết đến tính chất của nền đáy của thủy vực,
quá trình hấp thụ và giải phóng các chất biến đổi chất lượng nước, đặc biệt là sự
hấp thu giải phóng dinh dưỡng của nền đáy cải thiện chất lượng ao nuôi.

2.3.3 Một số dòng vi khuẩn và nấm men trong chế phẩm sinh học
Nghiên cứu về vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản vẩn còn trong giai
đoạn mới mẻ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đến tiềm năng kinh tế do xu hướng
phát triển ngày càng nhanh cần phải đặc biệt quan tâm. Thành phần chính trong
chế phẩm sinh học là những vi sinh vật sống, chế phẩm probiotics thường có
những nhóm vi sinh vật vi sinh vật sau: Bacillus subtilis., Lactobacillus sp.,
Nitrobacter, Nitrosomonas, Streptococcus, Saccharomyces sp., Aspergillus sp.,
nấm mốc, xạ khuẩn… và một số acid hữu cơ, vitamin và các chất khoáng cần
thiết (Lương Đức Phẩm, 2007).

Vi khuẩn Lactobacillus
Lactobacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí tuỳ nghi, có khả năng phân giải bột
đường thành axit hữu cơ. Thích hợp trong sản xuất giống thủy sản vì chúng có
15



×