Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi lươn phổ biến ở thoại sơn, châu thành an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.14 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA
MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN PHỔ BIẾN Ở THOẠI SƠN
CHÂU THÀNH - AN GIANG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN MINH HIỂN
Mssv: 1153040025
Lớp: NTTS k6

Cần Thơ, năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA
MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN PHỔ BIẾN Ở THOẠI SƠN
CHÂU THÀNH - AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

PGS.Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM

NGUYỄN MINH HIỂN
Mssv: 1153040025
Lớp: NTTS k6

Cần Thơ, năm 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Đề tài: Hiện trạng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi lươn phổ biến ở
Thoại Sơn, Châu Thành – An Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Hiển
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 6
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn góp ý và hội đồng bảo
vệ tiểu luận tốt nghiệp đại học ngày 15/06/2015
Cần Thơ, ngày …... tháng ….. năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS Nguyễn Văn Kiểm

Nguyễn Minh Hiển

i



LỜI CẢM TẠ

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Sinh học ứng dụng
trường Đại học Tây Đô, cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin gửi đến Sở Nông Nghiệp và PTNT An Giang cùng anh Nguyễn Sĩ Lâm lời cảm tạ
sâu sắc vì đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu cũng như những
tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp.
Chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.
Cùng với các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong thời
gian học tập tại trường.
Lời cuối, xin chân thành cảm ơn quí thầy, cô, các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Minh Hiển

ii


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan: Tiểu luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân thật
sự, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.Ts Nguyễn Văn Kiểm.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận này trung thực
và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh Viên
Nguyễn Minh Hiển


iii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô
hình nuôi lươn phổ biến ở huyện Thoại Sơn, Châu Thành – An Giang để đánh giá
được hiện trạng và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi lươn và đề xuất một số giải
pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình nuôi lươn tại địa phương
nghiên cứu.
Kết quả phân tích số liệu cho thấy mô hình nuôi lươn không bùn có năng suất cao
nhất, cụ thể là mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt với cây tràm được nhiều hộ nuôi,
năng suất bình quân đạt cao nhất (8,35±1,15 kg/m2/vụ ), còn với mô hình nuôi lót bạt
có bùn năng suất bình quân đạt (7,85±3 kg/m2/vụ). Mô hình nuôi lươn bể lót bạt có
bùn chi phí bình quân đầu tư cao nhất (774.000±154.000 đồng/m2/ vụ), còn với mô
hình nuôi lươn không bùn chi phí bình quân thấp nhất (690.000±105.000 đồng/m2/ vụ)
Lợi nhuận cao nhất là mô hình nuôi không bùn trong bể lót bạt với cây tràm
(435.000±175.000đồng/m2/vụ), thấp nhất là mô hình nuôi lươn có bùn
(426.000±100.000 đồng/m2/vụ).
Trong các mô hình nuôi, hiện tại còn đang gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, dịch
bệnh, nguồn giống chưa đạt chất lượng cao, thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi, vấn đề về
nguồn thức ăn,... Là những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình nuôi. Từ đó đề
xuất một số giải pháp cơ bản như hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, mở các buổi tập
huấn gần địa phương nâng cao kỹ thuật cũng như kiến thức quản lý, chăm sóc cho các
hộ nuôi, cung cấp nguồn giống tốt nhằm giúp người nuôi đạt năng suất cao hơn trong
các vụ nuôi tiếp theo.
Từ khóa:
Điều kiện tự nhiên, hoạch toán hiệu quả kinh tế, lươn đồng, lươn giống, mô hình nuôi
lươn đồng, tình hình nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................... i
LỜI CAM KẾT ..................................................................................................................... iii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iv
CHƯƠNG I ........................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.1

Giới Thiệu ............................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3 Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1 Tình hình NTTS ở ĐBSCL. .......................................................................................... 3
2.2 Tình hình Nuôi Trồng Thủy Sản (NTTS) An Giang. ..................................................... 3
2.3 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 5
2.4 Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................................ 5
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 7
3.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 7
3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp ..................................................................................... 7
3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp....................................................................................... 7
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................................. 7
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................................................ 8
4.1 Thông tin chung về chủ hộ nuôi lươn. .......................................................................... 8

4.1.1 Độ tuổi, trình độ văn hóa và số năm kinh nghiệm nuôi lươn................................... 8
4.1.2 Thông tin về sử dụng lao động. .............................................................................. 9
4.2 Thông tin về xây dựng công trình. ................................................................................ 9
4.2.1 Diện tích thả nuôi. ............................................................................................... 10
4.2.2 Cải tạo ao. ........................................................................................................... 10
4.2.3 Quản lý nguồn nước. ........................................................................................... 11
4.3 Thông tin về con giống. .............................................................................................. 12
4.3.1 Mùa vụ và thời gian nuôi. .................................................................................... 12
4.3.2 Số lượng con giống thả nuôi, mật độ thả, kích cở và giá mua. .............................. 12
4.3.3 Kích cỡ và giá lươn giống .................................................................................... 13
4.3.4 Tình hình ương giống trước khi thả nuôi. ............................................................. 14
4.4 Thông tin về thức ăn................................................................................................... 14
4.5 Chăm sóc và quản lý dịch bệnh .................................................................................. 15

v


4.5.1 Các bệnh thường gặp ........................................................................................... 15
4.5.2 Hiệu quả phòng trị ............................................................................................... 16
4.6 Thu hoạch và tiêu thụ ................................................................................................. 16
4.6.1 Tỉ lệ sống, sản lượng và năng suất sau khi thu hoạch lươn. .................................. 16
4.6.2 Kích cở và giá bán bình quân ............................................................................... 18
4.6.3 Hình thức tiêu thụ ................................................................................................ 18
4.7 Hoạch toán kinh tế ..................................................................................................... 19
4.7.1 Chi phí cố định .................................................................................................... 19
4.7.2 Chi phí biến đỗi ................................................................................................... 19
4.7.2 Tổng chi phí và cơ cấu......................................................................................... 20
4.7.3 Tổng thu nhập ..................................................................................................... 20
4.7.4 Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của hai mô hình. ................................................... 20
4.8 Thuận lợi, khó khăn, giải pháp ................................................................................... 21

4.8.1 Thuận lợi ............................................................................................................. 21
4.8.2 Khó khăn ............................................................................................................. 21
4.8.3 Giải pháp cơ bản.................................................................................................. 21
4.8.4 Phân tích ma trân SWOT ..................................................................................... 22
CHƯƠNG VI....................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 23
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 23
5.2 Đề xuất....................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 24
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 25

vi


DANH SÁCH BẢNG
1. Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu diện tích nuôi trồng thủy sản của An Giang tại các
thời điểm năm 2007, 2010, 2013.
2. Bảng 2.2 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang giai đoạn 20072013.
3. Bảng 2.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của An Giang, ĐBSCL với cả nước
trong giai đoạn 2010-2013
4. Bảng 4.1Tuổi, số năm kinh nghiệm và trình độ văn hóa của người nuôi lươn ở
huyện Châu Thành và Thoại Sơn được khảo sát.
5. Bảng 4.2 Diện tích nuôi lươn ở hai huyện Thoại Sơn và Châu Thành-An
Giang.
6. Bảng 4.3 Xử lý nước đầu vào và đầu ra của hai mô hình nuôi phổ biến ở Châu
Thành và Thoại Sơn.
7. Bảng 4.4 Thời gian nuôi bình quân/vụ của hai huyện Châu Thành và Thoại
Sơn.
8. Bảng 4.5 Số lượng lươn giống, mật độ thả nuôi ở huyệnChâu Thành và Thoại
Sơn.

9. Bảng 4.6 Kích cỡ và giá lươn giống ở huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
10. Bảng 4.7 Tình hình ương giống ở huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
11. Bảng 4.8 Số lượng thưc ăn sử dụng, hệ số thức ăn và thời gian cho ăn của hai
mô hình nuôi ở Châu Thành và Thoại Sơn.
12. Bảng 4.9 Mức độ xuất hiện bệnh trên hai mô hình nuôi phổ biến ở Châu
Thành và Thoại Sơn.
13. Bảng 4.10 Mức độ thiệt hại của các loại bệnh đối với mô hình nuôi ở Châu
Thành và Thoại Sơn.
14. Bảng 4.11 Hiệu quả phòng trị bệnh trên lươn.
15. Bảng 4.12 Tỉ lệ sống, sản lượng và năng suất sau khi thu hoạch của hai mô
hình nuôi phổ biến ở Châu Thành và Thoại Sơn.
16. Bảng 4.13 Kích cở và giá bán bình quân của hai huyện Châu Thành và Thoại
Sơn.
17. Bảng 4.14 Chi phí cố đinh của hai mô hình nuôi phổ biến ở Châu Thành và
Thoại Sơn.
18. Bảng 4.15 Chi phí biến đỗi và cơ cấu của hai mô hình nuôi ở huyện Châu
Thành và Thoại Sơn.
19. Bảng 4.16 Tổng chi phí và cơ cấu của hai mô hình nuôi phổ biến ở huyện
Châu Thành và Thoại Sơn.
20. Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi ở Châu Thành và Thoại
Sơn.

vii


DANH SÁCH HÌNH
1. BB

viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
NTTS :Nuôi trồng thủy sản
PTNT : Phát triển nông thôn
ĐLC
: Độ lệch chuẩn
T/Ăn
: Thức ăn
Bp
: Bình quân
NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

ix


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Giới Thiệu
Từ lâu con người đã hướng tới khai thác và nuôi trồng thủy sản nhằm bổ sung cho
việc thiếu hụt ngày một tăng của nguồn đạm động vật trên cạn nhất là khi dân số tăng
và nhu cầu dinh dưỡng của con người ngày càng cao. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đạm
của con người thì việc khai thác và nuôi trồng thủy sản là vấn đề thiết yếu và quan
trọng trong việc phát triển con người và kinh tế Việt Nam hiện nay. Hiện nay nuôi
trồng thủy sản nước ngọt đã và đang phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Việt nam có
nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản với những điều kiện thuận lợi (khí hậu
nhiệt đới, diện tích mặt nước rộng) Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những
vùng đất trọng điểm và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là

vùng châu thổ phì nhiêu với sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt, tạo tiền đề
cho sự phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó ĐBSCL còn có tiềm năng nuôi các loài
nhuyễn thể, các loài thủy sản nước ngọt, nước lợ khác… thủy sản nước ngọt góp phần
rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông thôn và kim
ngạch xuất khẩu cho cả nước. Hiện nay, có nhiều loài thủy sản nước ta có giá trị đang
được thả nuôi như cá tra, sặc rằn, bóng tượng… Trong đó lươn đồng là một đối tượng
nuôi đang được nhiều người quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở một số tỉnh như Hậu
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, lươn đồng đã trở thành đối tượng được ưa
chuộng và nuôi ngày càng rộng rãi, ngoài đặc điểm dể chăm sóc, giá bán cao, lươn
đồng còn có phẩm chất thịt thơm ngon chứa nhiều chất bổ dưỡng và ứng dụng trong y
học nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua,
lươn chủ yếu được nuôi trong bể lót bạt, tập trung ở các huyện Thoại Sơn, Châu
Thành, Tân Châu, Châu Phú sản lượng nuôi lươn năm 2011 là 478 tấn; năm 2012 là
1.031 tấn; năm 2013 là 1.470 tấn (Hiệp Hội Thủy Sản An Giang, 2014). Tuy nhiên,
thời gian gần đây đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi lươn đồng với mật độ cao
trong bồn, bể xi măng với dạt tre (có thể sử dụng cây tràm), với năng suất cao 60 – 70
kg/m2 mỗi vụ (thông tin nông nghiệp-An Giang, 2014). Xuất phát từ những nhận định
trên và để nhận thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi lươn mà đề tài “Khảo sát
hiện trạng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi lươn phổ biến ở Thoại Sơn,
Châu Thành An Giang” được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài nhằm nắm được vai trò cũng như hiện trạng của mô hình
nuôi, đồng thời phân tích các yếu tố kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và lợi
nhuận của các mô hình nuôi lươn phổ biến ở 2 huyện Thoại Sơn, Châu Thành – An
Giang, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản để góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế kỹ

thuật, nâng cao năng suất và lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng của các mô hình nuôi lươn đang được áp dụng tại địa
phương khảo sát.
Phân tích được các yếu tố kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
của các mô hình nuôi lươn.
Phân tích được tình hình sử dụng thức ăn và đánh giá hiệu quả từng loại thức ăn
được sử dụng trong quá trình nuôi lươn.
1.3 Nội dung thực hiện
- Khảo sát về hiện trạng nghề nuôi lươn tại huyện Thoại Sơn và huyện Châu Thành-An
Giang.
- Phân tích về khía cạnh kinh tế và kỹ thuật nuôi lươn tại địa bàn đang nghiên cứu.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nuôi trồng thủy sản ở An Giang đã có bề dày phát triển từ lâu, với địa hình sông
ngòi chằn chịt và điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc nuôi trồng
thủy sản. Bên cạnh đó ngành nghề nuôi lương cũng không ngừng phát triển, những
năm gần đây sản lượng và diện tích nuôi liên tục tăng. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ
quản lý, ngành nghề nuôi lươn hiện nay ở An Giang cũng như cả nước đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống để có thể
nâng cao năng suất và chất lượng lươn nuôi, đa dạng hóa các mô hình nuôi có hiệu quả
cao, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trị bệnh,… Còn rất nhiều vấn đề
mà bất cứ một nhà quản lý, nghiên cứu về thủy sản nào cũng phải quan tâm nhận thức
sâu sắc và tìm cách tháo gỡ. Nếu không có những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và
đồng nhất thì không thể phát triển bền vững được.
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Với tiềm năng sẵn có về vị địa lí nằm ở lưu vực sông Mekong với hai nhánh sông
Tiền và sông Hậu, sông ngòi chằn chịt Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng
trọng điểm nuôi trồng sản xuất thủy sản, hàng năm cung cấp trên 52% sản lượng thủy
sản của cả nước. Năm 2014, vùng ĐBSCL có diện tích nuôi thủy sản gần 800.000 ha,
sản lượng đạt trên 2,4 triệu tấn. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều
thách thức dù có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản, nhưng nhìn chung tổng thể
chất lượng nguồn nhân lực, khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài còn hạn chế,
sức cạnh tranh sản phẩm còn chưa cao. Hầu hết hệ thống thủy lợi cơ sở hạn tầng vùng
nuôi thủy sản ở các địa phương ĐBSCL chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Theo
đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, hệ thống thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn,2014), hiện trạng hệ thống thủy lợi dựa trên nền tảng của hệ thống thủy lợi canh
tác lúa nước trước đây, không đáp ứng đước các yêu cầu kỹ thuật về quản lý nước,
cấp, thoát nước đối với NTTS.
2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) An Giang.
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành thủy sản Việt Nam nói
chung và thủy sản An Giang nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào phát triển kinh tế
và an sinh xã hội của tỉnh.
Đặc biệt hơn 10 năm qua, trong quá trình hiện đại hóa, kiên trì chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, An Giang lại tiếp tục giành thêm thắng lợi lớn đó là
phát triển vượt bậc trong thủy sản nói chung, đặc biệt sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
Từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở một số địa phương, đến nay mở rộng toàn tỉnh, từ sự có mặt ở
một số thị trường trong nước đến xuất khẩu trên thế giới, đến nay trở thành thương
hiệu riêng luôn được yêu chuộn ở hầu hết các Châu Lục.
Từ nhiều năm qua thủy sản An Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về
sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Do đó, để thủy sản phát triển đúng định
hướng và yêu cầu đặt ra, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, trong
đó có Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và

3



Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang đến năm
2010.
Tính đến năm 2013, diện tích nuôi thồng thủy sản theo các quy hoạch nêu trên
thực tế có 4 huyện đạt thấp hơn 50%, cá biệt huyện An Phú chỉ đạt khoảng 15%; 06
huyện đạt từ 50 – 76%, chỉ có huyện Thoại Sơn đạt quy hoạch đã đề ra. Nhìn chung
công tác quy hoạch thủy sản trong thời gian qua mặc dù chưa đạt được yêu cầu nhưng
đã thành công trong các mục tiêu định tính như: đã định vị được vùng nuôi trồng thủy
sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hoàng hóa lớn, phát triển nuôi trồng theo
phương thức công nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển
ngành hàng và đã tạo niềm tin, an tâm sản xuất; bước đầu quan tâm đến các vấn đề xử
lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái,…
Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu diện tích nuôi trồng thủy sản của An Giang tại các thời
điểm năm 2007, 2010, 2013.
Diện tích

DT nuôi
DT nuôi
DT nuôi
thực tế năm 2007 thực tế năm 2010 thực tế năm 2013

Tổng số (ha)

3.038

2.415

2.496


Long Xuyên

236

268

170

Châu Đốc
An Phú
Tân Châu
Phú Tân
Châu Phú
Tịnh Biên
Tri Tôn
Châu Thành
Chợ Mới
Thoại Sơn

64

33

45

78
279
329
470
22

37
227
367
929

92
217
227
404
37
42
253
303
268

98
230
271
538
28
42
327
324
422

(Sở NN&PTNT An Giang, 2014)
Bảng 2.2 Sản lượng nuôi trồng thủy sản An Giang giai đoạn 2007-2013.
(ĐVT: Tấn)
2007
2010

2013
Tỉnh, thành phố
An Giang
263989,0
296273,0
273500,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê,2014)

4


Bảng 2.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của An Giang, ĐBSCL với cả nước trong
giai đoạn 2010-2013.
(ĐVT: Tấn)
Diễn giải
2010
2011
2012
2013
Cả Nước

2.728.334,0

2.933.083,0

3.115.315,0

3.215.918,0

ĐBSCL


1.986.556,0

2.128.956,0

2.256.889,0

2.262.906,0

An Giang

296.273,0

295.216,0

300.837,0

273.500,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê,2014)
2.3 Điều kiện tự nhiên
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào
nước ta, là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm
27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và
tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (mekonglife, 2014).
Vào mùa nước lụt, toàn tỉnh có khoảng 70% diện tích bị ngập nước, đây là thời
điểm thích hợp cho các loài thủy sinh vật sinh sản và phát triển. Nguồn lợi thủy sản
nơi đây rất phong phú về thành phần loài , có khoảng 140 loài cá xuất hiện trên địa bàn

tỉnh An Giang và nguồn lợi thủy sản luôn được duy trì từ thượng nguồn sông Mê
Kong và biển hồ thuộc Campuchia đổ về vào mùa lụt hàng năm (Sở NN&PTNT An
Giang, 2014).
2.4 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo thống kê năm 2014 dân số trung bình của tỉnh An Giang là 2.155.300
người, với mật độ dân số khá cao 609 người/km2.
Dân cư trong tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu: Kinh 91%, Khmer 4.31%, chăm 0,61%
còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Số người trong độ tuổi lao động: 59,72% lực
lượng lao động chủ yếu tập trung ở ngành nông lâm thủy sản với khoảng 73%, ngành
công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 7,6% còn lại là các ngành dịch vụ 19,4%. Cơ
cấu chuyển biến khá chậm từ năm 1995 đến nay. Dân tộc Hoa sống tập trung chủ yếu
ở khu vực thành thị, dân tộc Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân,
một số ít ở huyện Châu Thành. Dân tộc Khmer sống tập trung chủ yếu ở vùng núi
thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

5


Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang.
(Nguồn: www.angiang.gov.vn)
Theo thống kê năm 2014 dân số trung bình của tỉnh An Giang là 2.155.300
người, với mật độ dân số khá cao 609 người/km2.
Dân cư trong tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu: Kinh 91%, Khmer 4.31%, chăm 0,61%
còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Số người trong độ tuổi lao động: 59,72% lực
lượng lao động chủ yếu tập trung ở ngành nông lâm thủy sản với khoảng 73%, ngành
công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 7,6% còn lại là các ngành dịch vụ 19,4%. Cơ
cấu chuyển biến khá chậm từ năm 1995 đến nay. Dân tộc Hoa sống tập trung chủ yếu
ở khu vực thành thị, dân tộc Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân,
một số ít ở huyện Châu Thành. Dân tộc Khmer sống tập trung chủ yếu ở vùng núi
thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

Thành phân tôn giáo ở An Giang rất đa dạng, gồm các tôn giáo sau: đạo Phật chiếm tỉ
lệ cao nhất 44,7% dân số, đạo Hòa Hảo chiếm 42,7%, đạo Cao Đài chiếm 3,9% dân
số, đạo Công giáo chiếm 3.1% dân số, đạo Hồi giáo chiếm 0,6% dân số, các đạo khác
2,7% dân số, riêng thành phần không có đạo là 2,2% dân số của tỉnh. Hơn hai triệu dân
An Giang, chiếm thành phần lớn nhất là dân tộc Kinh, sau đó là Khmer, Chăm, Hoa,..
đang sống và lao động sản xuất trên 3.424 km2 thuộc châu thổ ĐBSCL , là nơi có
nhiều nguồn lực về sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, có núi rừng, tài nguyên khoáng
sản, có cửa khẩu biên giới quốc gia và quốc tế, có nhiều di tích lịch sử văn hóa dân tộc
lâu đời, đó là lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội đa dạng trong thời gian qua.
(Nguồn: Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014)

6


CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài (10/03-02/05/2015).
Địa điểm thực hiện đề tài: Huyện Thoại Sơn, huyện Châu Thành-An Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Những hộ nuôi lươn ở Thoại Sơn, Châu Thành-An Giang.
Tổng số 24 mẫu được thu ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp từng hộ.
3.3. Thu thập thông tin
3.31. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các bài báo cáo về nuôi lươn ở huyện Thoại Sơn, Châu
Thành-An Giang, từ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, các tài liệu
liên quan đến quá trình nghiên cứu, các tạp chí, sách báo,…
3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Thu trực tiếp từ các nông hộ nuôi lươn, và dựa vào quan sát trực tiếp hoạt động
của từng hộ làm cơ sở để đánh giá từng mô hình nuôi thông qua bảng phỏng vấn

(Phụ lục).
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu sẽ được kiểm tra, bổ sung, điều chỉnh trước khi nhập vào máy
tính.
Sau khi nhập vào máy tính, số liệu được kiểm tra lần cuối trước khi tiến hành xử
lý và phân tích thống kê.
Các phương pháp phân tích:
- Thống kê mô tả: Cung cấp cỡ của mẫu, giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ
lệch chuẩn, giá trị trung bình. Được dùng để mô tả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ
yếu cũng như nhận thức của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
- Thống kê tần suất: Đưa ra các tần số, tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
- Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố tác động tới năng suất sản phẩm hay
lợi nhuận góp phần tìm ra giải pháp nhằm gia tăng năng suất và lợi nhuận của mô
hình sản xuất.

7


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về chủ hộ nuôi lươn.
4.1.1 Độ tuổi, trình độ văn hóa và số năm kinh nghiệm nuôi lươn.
Tất cả các hộ được phỏng vấn ở huyện Châu Thành có độ tuổi trung bình 50±17 tuổi
ở mô hình nuôi lươn có bùn, mô hình nuôi không bùn 38±16 tuổi, độ tuổi trung bình
của các hộ nuôi theo mô hình không bùn lót bạt với cây tràm thấp nhất là 32 tuổi, cao
nhất là các hộ nuôi theo mô hình có bùn lót bạt là 67 tuổi. Số trung bình năm kinh
nghiệm nuôi lươn các hộ từ 9±7 năm đối với mô hình nuôi có bùn. Còn mô hình nuôi
lươn không bùn 3,5±1,5 tuổi, trong đó cao nhất là các hộ nuôi theo mô hình lót bạt có
bùn với 16 năm kinh nghiệm, thấp nhất là các hộ nuôi theo mô hình nuôi không bùn

lót bạt với cây tràm là 2 năm kinh nghiệm.
Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cũng ít có sự chênh lệch, cao nhất là cấp 2 (53%)
và thấp nhất là cấp 3 (17,6%), trung bình là cấp 1, thấp nhất là ở mô hình nuôi không
bùn. Trình độ trung cấp và đại học không có ở cả 2 mô hình nuôi, qua đó cho thấy các
hộ nuôi đa số còn hạn chế về trình độ văn hóa, đây cũng là một trong những sự trở
ngại trong công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho nông dân.
Bảng 4.1 Tuổi, số năm kinh nghiệm và trình độ văn hóa của người nuôi lươn ở
huyện Châu Thành và Thoại Sơn được khảo sát.
Diễn giải
Thoại Sơn
Châu Thành
Có bùn
Không bùn Có bùn
Không bùn
Tuổi (năm)
46±5
38±4
50±17
38±6
Số năm kinh nghiệm
(năm)
Trình độ văn hóa (%)
- Cấp 1
- Cấp 2
- Cấp3

6±2

3,5±1,5


9±7

3,5±1,5

66,7
33,3
-

75
25

29,4
53
17,6

50
50

Với các hộ được phỏng vấn ở huyện Thoại Sơn có độ tuổi trung bình 46±5 tuổi, độ
tuổi của các hộ nuôi theo mô hình không bùn lót bạt với cây tràm thấp nhất là 34 tuổi,
cao nhất là các hộ nuôi theo mô hình có bùn lót bạt là 51 tuổi. Số trung bình năm kinh
nghiệm nuôi lươn các hộ từ 6±2 năm, trong đó cao nhất là các hộ nuôi theo mô hình
lót bạt có bùn với 8 năm kinh nghiệm, thấp nhất là các hộ nuôi theo mô hình nuôi
không bùn lót bạt với cây tràm là 2 năm kinh nghiệm.
Trình độ văn hóa của các hộ nuôi có sự chênh lệch, cao nhất là cấp 2 (75%) ở mô
hình nuôi lươn không bùn và thấp nhất là cấp 3 (0%) ở mô hình nuôi có bùn, trình độ
trung cấp và đại học không có ở cả 2 mô hình nuôi.
Theo điều tra thống kê thì trình độ văn hóa trung bình của người hoạt động trong
ngành nuôi trồng thủy sản tương đối thấp, vì vậy cần phải chú trọng nâng cao trình độ
cho phù hợp với xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp.

8


4.1.2 Thông tin về sử dụng lao động.
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các hộ nuôi tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên chỉ sử dụng
lao động gia đình 100% nhằm giải quyết số lao động nhàn rỗi lúc nông nhàn để tiết
kiệm chi phí.
4.2 Thông tin về xây dựng công trình.

Hình 4.1 Mô hình nuôi lươn có bùn.

9


Hình 4.2 Mô hình nuôi lươn không bùn
4.2.1 Diện tích thả nuôi.
Qua lượt khảo sát cho thấy những hộ nuôi ở huyện Thoại Sơn và Châu Thành chỉ
có hai mô hình nuôi chính, mô hình nuôi lươn không bùn lót bạt với cây tràm với diện
tích nuôi trung bình 23,5±11,5 m2 , mô hình nuôi lươn có bùn với diện tích trung bình
29,5±5,5 (Thoại Sơn) và mô hình nuôi có bùn lót bạt với diện tích nuôi trung bình
24±12 m2, diện tích nuôi cao nhất là 36m2 , mô hình nuôi không bùn với diện tích
trung bình 24±4 m2 , thấp nhất là 12 m2 ở mô hình nuôi lươn có bùn(Châu Thành).
Về diện tích thì mô hình nuôi có bùn lót bạt chiếm 18 hộ trên tổng số 24 hộ được
khảo sát ở hai huyện, chiếm tỉ lệ 75% và chủ yếu tập trung ở huyện Châu Thành. So
với mô hình nuôi có bùn lót bạt thì mô hình nuôi không bùn lót bạt với cây tràm chỉ
với 6 hộ trên tổng số 24 hộ, chiếm tỉ lệ 25% so với tổng số hộ được khảo sát ở hai
huyện Thoại Sơn và Châu Thành và mô hình này tập trung chủ yếu ở huyện Thoại
Sơn.
Bảng 4.2 Diện tích nuôi lươn ở hai huyện Thoại Sơn và Châu Thành-An Giang.
Diễn giải

Châu Thành
Thoại Sơn
Có bùn
Không bùn
Có bùn
Không bùn
2
24±12
24±4
29,5±5,5
23,5±11,5
Diện tích nuôi (m )
4.2.2 Cải tạo ao.
Kết quả sau lượt khảo sát ở hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn, hầu hết các hộ
nuôi sau thu hoạch đều cải tạo khô cho hồ nuôi, hóa chất sử dụng chủ yếu là vôi công

10


nghiệp CaCO3 với liều lượng khoảng 1-2kg/10m2 hồ nuôi. Một số ít hộ nuôi theo mô
hình không bùn sử dụng Chlorine để vệ sinh cải tạo ao nuôi sau mỗi vụ nuôi.
4.2.3 Quản lý nguồn nước.
Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất
mang lại hiệu qủa kinh tế cao, đặc biệt nuôi lươn đang là đối tượng nuôi khá phổ biến
hiện nay. Tuy nhiên, ngoài các biện pháp kỹ thuật thì những vấn đề xung quanh môi
trường nước để nuôi lươn luôn là mối quan tâm của các hộ nuôi. Bởi vì nếu môi
trường nước không tốt sẽ là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh cho lươn nuôi. Để
có một vụ nuôi thành công thì nguồn nước là một yếu tố ảnh hưởng trược tiếp đến sự
phát triển của lươn nuôi, mực nước dao động bình quân trong các mô hình nuôi qua
khảo sát dao động ở mức 30±5 cm.

Thay nước là yếu tố cần thiết để tạo môi trường mới, sạch giúp lươn phát triển tốt.
Ở hai mô hình nuôi đều thả với mật độ cao, lượng thức ăn sử dụng nhiều, hàm lượng
đạm cao làm nước trong hồ nuôi nhanh ô nhiễm nên cần phải thay nước thường xuyên,
bình quân là 2±1 ngày thay nước một lần. Việc định kỳ thay nước do các hộ nuôi dựa
vào mật độ, thời gian nuôi tính từ lúc thả, lượng thức ăn cho ăn và kinh nghiệm quan
sát màu nước của người nuôi.
Qua kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ nuôi lươn thay nước bằng hình thức bơm,
và thay 100% lượng nước có trong hồ nuôi. Hầu hết các hộ nuôi lấy nước từ sông
khoảng 91,7%, một số ít hộ nuôi lấy nước từ giếng khoan ( 8,3%, mô hình nuôi không
bùn ở Thoại Sơn). Tuy nhiên, nguồn nước chưa được đảm bảo về chất lượng, do
nguồn nước ô nhiễm bởi các ao nuôi cá tra, cá basa,…Mặc khác, đa số các hộ nuôi đều
không xử lý nước cấp vào, chỉ một số ít hộ nuôi xử lý nước trước khi bơm vào hồ
nuôi. Ngoài ra, một số hộ nuôi theo mô hình không bùn ở Thoại Sơn xử lý qua hóa
chất như thuốc tím, Chlorine,… (16,7%) và muối (33,3%). Tất cả các hộ nuôi không
xử lý nước trước khi thải ra môi trường.
Bảng 4.3 Xử lý nước đầu vào và đầu ra của hai mô hình nuôi phổ biến ở Châu
Thành và Thoại Sơn.
Diễn giải
Châu Thành
Thoại Sơn
Có bùn
Không bùn
Có bùn
Không bùn
1.Xử lý nước
đầu vào (%)
33,3
- Muối
16,7
- Hóa Chất

2.Xử lý nước
đầu ra (%)
3.Nguồn nước
(%)
100
91,7
100
100
- Sông
8,3
-Giếng
100
100
100
100
4.Thay nước
(%)
11


4.3 Thông tin về con giống.
4.3.1 Mùa vụ và thời gian nuôi.
Bảng 4.4 Thời gian nuôi bình quân/vụ của hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
Diễn giải
Châu Thành
Thoại Sơn
Mô hình
Có bùn
Không bùn
Có bùn

Không bùn
7±1
9±2
7±1
10±2
Thời gian nuôi
bình quân/vụ
(tháng)
Kết quả khảo sát cho thấy đa số các hộ nuôi thả nuôi vào khoảng tháng 9-10 dương
lịch, một số ít hộ thả nuôi vào tháng 5-6 dương lịch cho cả hai mô hình nuôi lươn có
bùn và không bùn.
Thực tế cho thấy 87,5% số hộ nuôi chỉ 1 vụ trong năm do thời gian nuôi có hộ lên
đến 12 tháng mới cho thu hoạch, riêng mô hình nuôi không bùn chỉ mất 6-8 tháng là
cho thu hoạch chiếm tỉ lệ 12,5% số hộ thả nuôi/năm, đồng thời giúp người nuôi tiết
kiệm được chi phí thức ăn, thuốc hóa chất, nhất là dể chăm sóc, phù hợp cho nhu cầu
tiêu thụ lươn sạch hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với mô hình nuôi truyền thống
trước đây. Tuy nhiên, tất cả những hộ nuôi được khảo sát chọn nuôi con giống có
nguồn gốc từ khai thác ở môi trường tự nhiên, mặt hạn chế của nguồn giống này lươn
thường được thu gom bằng mồi thuốc, gây tê bằng điện hay co giật, biểu hiện rõ là
thường hay bị chết sau khoảng một tháng nuôi do bị giãn cột sống lúc đánh bắt, khai
thác. Cho thấy nguồn giống chưa được đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi.
Thời gian nuôi bình quân của một vụ nuôi là 9±3 tháng. Vụ nuôi ngắn nhất là 6
tháng (Thoại Sơn) và vụ nuôi dài nhất là 12 tháng (Châu Thành), kết quả cho thấy có
sự chênh lệch khá lớn giữa các mô hình nuôi, mô hình nuôi không bùn có thời gian
nuôi ngắn nhất khoảng 6 tháng cho thu hoạch nên có hộ nuôi đến 2 vụ/năm, vụ nuôi có
thời gian dài nhất là 8 tháng, còn mô hình nuôi có bùn thời gian dài nhất lên đến 12
tháng mới cho thu hoạch, ngắn nhất là 7 tháng.
4.3.2 Số lượng con giống thả nuôi, mật độ thả
Bảng 4.5 Số lượng lươn giống, mật độ thả nuôi ở huyệnChâu Thành và Thoại Sơn.
Diễn giải

Mô hình
Số lượng giống
mua (con)
Mật độ thả
(con/m2)
Tỉ lệ sống (%)

Châu Thành
Có bùn
Không bùn

Thoại Sơn
Có bùn
Không bùn

2.275±1.225
95,5±20,5

1.920±320
80

2.675±475
86±11

1.832±888
78,5±7,5

55±15

57,5±2,5


56,5±6,5

60±12

12


Số lượng lươn giống bình quân với kích cỡ 30-50 con/kg mà các hộ mua mỗi vụ
khoảng 2.222±1278 con, số lượng mua nhiều nhất là 3.500 con/vụ, còn ít nhất chỉ có
944 con/vụ. Với mô hình nuôi lươn không bùn có lót bạt với cây tràm các hộ mua
giống bình quân 1.832±888 con/vụ (Thoại Sơn), còn mô hình nuôi lươn có bùn lót bạt
lượng giống lươn bình quân mà các hộ mua mỗi vụ khoảng 2.275±1.225 con/vụ (Châu
Thành). Về mật độ thả nuôi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
lươn nuôi. Tùy theo từng mô hình nuôi, điều kiện môi trường nước, khả năng cung cấp
nguồn thức ăn cũng như các yếu tố kỹ thuật chăm sóc… mà chọn một độ thả thích hợp
để thả nuôi. Mật độ thả nuôi thấp nhất được khảo sát là mô hình nuôi không bùn lót
bạt với cây tràm với mật độ khoảng 73 con/m2,mật độ bình quân là 78,5±7,5 con/m2
(Thoại Sơn), riêng mô hình nuôi lươn có bùn lót bạt nuôi với mật độ cao nhất, có hộ
nuôi thả với mật độ lên đến 116 con/m2, mật độ bình quân 95,5±20,5 con/m2 (Châu
Thành).
Kết quả khảo sát vừa qua cho thấy chất lượng con giống còn khá thấp, không ổn định,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi về số lượng cũng như chất lượng. Tỷ lệ
sống của mô hình nuôi lươn không bùn 60±12 %/vụ, mô hình nuôi lươn có bùn
56,5±6,5 %/vụ (Thoại Sơn). Tỷ lệ sống của mô hình nuôi lươn không bùn
57,5±2,5%/vụ, mô hình nuôi lươn có bùn 55±15 %/vụ (Châu Thành). Theo kinh
nghiệm của nhiều hộ nuôi lươn, người nuôi chọn thả nuôi với mật độ cao để bù cho
phần lớn lươn bị chết, hao hụt trong giai đoạn đầu thả nuôi. Vì vậy, tỉ lệ sống từ khi
thả giống cho đến thu hoạch rất thấp chỉ dao động ở con số 50%, riêng một số hộ nuôi
với mô hình không bùn lót bạt với cây tràm thì tỉ lệ sống có thể lên đến 80%. Khó

khăn hiện nay các hộ nuôi phải đối mặt là nguồn giống, do nguồn lươn giống phụ
thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tỷ lệ hao hụt cao,… trong khi đó nguồn giống từ sinh
sản nhân tạo lại ít, chi phí cao, xem đây là một thách thức cho ngành, cũng như các
Viện, Trường để tạo ra nguồn giống chất lượng cao với giá thành hợp lý phục vụ cho
người nuôi trong thời gian tới.
4.3.3 Kích cỡ và giá lươn giống
Giá lươn giống bình quân khoảng 75.000±5.000 đồng/kg đối với kích cỡ bình quân
40±10 con/kg. Mô hình nuôi lươn không bùn có kích cỡ giống lớn hơn, bình quân
35±5 con/kg. Tùy vào mô hình nuôi cụ thể và diện tích của hồ nuôi thực tế mà các hộ
nuôi sẽ chọn số lượng giống lươn cho phù hợp để đảm bảo lươn phát triển tốt nhất có
thể.
Bảng 4.6 Kích cỡ và giá lươn giống ở huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
Diễn giải
Châu Thành
Thoại Sơn
Mô hình
Có bùn
Không bùn
Có bùn
Không bùn
40±10
35±5
40±10
35±5
Kích cỡ lươn
giống (con/kg)
75.000±5.000
75.000±5.000
75.000±5.000
75.000±4.000

Giá lươn giống
(đ/kg)

13


4.3.4 Tình hình ương giống trước khi thả nuôi.
Bảng 4.7 Tình hình ương giống ở huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
Diễn giải
Châu Thành
Thoại Sơn
Mô hình
Có bùn
Không bùn
Có bùn
Không bùn
33,3
Ương giống
(%)
Kết quả đợt khảo sát vừa qua cho thấy, hầu hết các hộ nuôi lươn không ương trước
khi thả vào nuôi (33,3% tỉ lệ hộ nuôi có ương giống, Thoại Sơn-Mô hình nuôi lươn có
bùn), con giống sau khi được chọn lọc, loại bỏ một số lươn giống không đạt chất
lượng, sau đó được vận chuyển về chỉ xử lý bằng muối hóa chất rồi thả vào hồ nuôi
trực tiếp, không qua giai đoạn ương nuôi trước khi thả giống. Ương giống có thể giúp
người nuôi dần khép kín quy trình nuôi của mình, quá trình ương nuôi cũng giúp
người nuôi có nhiều kiến thức hơn, hiểu rõ hơn về các đặc tính, đặc điểm sinh lý của
lươn. Tuy nhiên, hoạt động ương nuôi chỉ thích hợp với những hộ nuôi có kinh
nghiệm, nuôi lươn là nghề chính của họ và có sự đầu tư thời gian cho nghề nuôi. Khâu
ương giống không khó, nhưng đòi hỏi người ương nuôi phải nắm bắt được một số kỹ
thuật cũng như hiểu rõ tập tính của lươn.

4.4 Thông tin về thức ăn
Bảng 4.8 Số lượng thưc ăn sử dụng, hệ số thức ăn và thời gian cho ăn của hai mô
hình nuôi ở Châu Thành và Thoại Sơn.
Diễn giải
Mô hình
Tổng lượng
thức ăn/vụ
Hệ số thức
ăn/vụ 1_FCR
Thời gian cho
ăn (giờ)

Châu Thành
Có bùn
Không bùn

Thoại Sơn
Có bùn
Không bùn

3.825±2.475

1.255±391

3.259,5±1.240,5

2.793±1.197

7.1±1.1


6.2±0.5

7.0±1

6.2±1.6

16±1

16±1

17±1

15±1

Số lượng thức ăn sử dụng khác nhau đối với từng mô hình, với mô hình nuôi có bùn
lót bạt có lượng thức ăn được sử dụng cao nhất, bình quân lượng thức ăn được sử dụng
3.825±2.475 kg/vụ (vụ nuôi 10 tháng), trung bình lượng thức ăn hộ nuôi sử dụng là
143,75±31,25 kg/m2/vụ, tương ứng với hệ số thức ăn 7.1±1.1 lần . Riêng mô hình nuôi
không bùn lót bạt với cây tràm lượng thức ăn được sử dụng thấp hơn, bình quân
khoảng 2.793±1.197 kg/vụ, trung bình 133 kg/m2/vụ, tương ứng với hệ số thức ăn 6.2.
Tuy nhiên, lượng thức ăn sử dụng tùy thuộc vào thời gian nuôi của mô hình cụ thể,
cách thức nuôi và khâu quản lý của từng hộ nuôi. Mô hình nuôi không bùn dễ quản lý
lượng thức ăn cho lươn ăn hơn do mô hình nuôi không sử dụng đất, dễ quan sát, có thể
lấy đi hầu hết phần thức ăn thừa, phân do lươn thải ra sau mỗi lần thay nước, công tác
theo dõi lượng thức ăn khi cho ăn cũng dễ dàng hơn. Cho ăn chính là vấn đề cốt lõi
14


×