TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THÀNH ðƯỢC
KHỎA SÁT HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
KHAI THÁC CỦA NGHỀ LƯỚI CÀO GẦN BỜ
Ở KIÊN HẢI – KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
2009
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường ñại học Cần Thơ ñã tận
tình truyền dạy kiến thức cho tôi. ðặc biệt các thầy cô khoa Thủy sản, thầy
Nguyễn Văn Thường cố vấn học tập lớp Quản lý nghề các K31 ñã hết lòng truyền
ñạt kiến thức và những kinh nghiệm thực tế cho tôi làm hành trang bước vào ñời.
Tôi xin chân thành biết ơn các thầy cô và các anh chị thuộc bộ môn Quản lý và
kinh tế thủy sản ñã tạo ñiều kiện, ñộng viên tinh thần và hỗ trợ cho tôi trong suốt
quả trình thực hiện luận văn
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy Nguyễn Văn Duyệt ñã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi, ñốc thúc tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học cùng tôi tại lớp Quản lý nghề cá ñã ñộng
viên tinh thần và giúp ñở tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành ðược
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển
dài 3.260 km, đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng
Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đi qua hơn 13 vĩ độ từ 8
o
23’ đến 21
o
39’ vĩ độ
Bắc, với nhiều vùng sinh thái khác (Viện nghiên cứu Hải Phòng, 2004). Bờ
biển dài 3260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km
2
, vùng biển đặc
quyền kinh tế rộng 1 triệu km
2
với hơn 4000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm
phá với tổng diện tích 1.160km
2
được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền.
Nguồn lợi hải sản Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài; hệ cá biển có
khoảng 2100 loài (trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế); hệ giáp xác biển có
1647 loài; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, bên cạnh đó còn có rất nhiều
loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, v.v…
Tuy nguồn lợi hải sản Việt Nam đa loài nhưng phân bổ theo mùa vụ rõ ràng,
sống phân tán. (Nguyễn Thị Thu Hương, 2008). Do có sự đa dạng về sản
lượng và giống loài nên đã làm cho lãnh hải Việt Nam trở thành địa điểm khai
thác chính và chủ yếu của các nghề: cào (lưới kéo), lưới rê, lưới vây, câu mực,
câu mồi, v.v (www.fistenet.gov.vn/), với những điều kiện tự nhiên và nguồn
lợi thủy sản phong phú đã làm cho nghề cá ở Việt Nam phát triển nhanh
chóng.
Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở cực Tây Nam của Việt Nam, là tỉnh
đồng bằng nhưng có rừng, núi, hải đảo, biển cả. Có tổng diện tích tự nhiên là
6.346,1 km
2
, bờ biển dài 200 km, vùng biển rộng 63.290 km
2
với hai huyện
đảo và 140 hòn đảo lớn nhỏ. Do có vị thế giáp biển, trông ra vịnh Thái Lan, là
tỉnh rất giàu tiềm năng về thủy sản, khoáng sản, lâm sản và du lịch… Kinh tế
thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của tỉnh, với tiềm năng phong
phú, đa dạng và được đánh giá là vùng biển có tiềm năng hải sản lớn nhất cả
nước. Trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn trong đó vùng ven bờ có độ
sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm
51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có
thể khai thác trên 200.000 tấn (Tổng quan về Kiên Giang , 2008).
Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi trên thì cần phải nói đến những khó khăn
trong tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung, đó là nguồn lợi thuỷ
2
sản ngày một suy giảm do sự khai thác mang tính chất huỷ diệt nền đáy và
làm cho cạn kiệt nguồn lợi bởi các nghề khai thác truyền thống như lưới cào,
te xiệp, đánh bắt kết hợp ánh sáng v.v… trong đó nghề lưới cào gần bờ gây
tác động đến nguồn lợi nhiều nhất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái, với những tấm lưới có mắt lưới dày, lưới cào có thể gom
sạch tất cả những loài hải sản lớn nhỏ trong vùng khai thác. Trong những năm
gần đây tình hình khai thác ở Kiên Giang vùng vốn nổi tiếng với trữ lượng
nguồn thủy sản được xếp vào loại bậc nhất cả nước đang trong tình trạng báo
động về nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi vì hiện nay đang bị nạn cào bay, xiệp điện
hoành hành. Theo con số thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
năm 2005 tỉnh Kiên Giang có tổng số 2.303 vụ phương tiện khai thác thủy sản
vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi, trong đó phương tiện cào bay 1.390 vụ
chiếm 60%, cào điện 138 vụ; nghề xiệp 62 vụ Còn trong tổng số 4.082 lượt
vi phạm về khai thác, đánh bắt thủy sản có tới 1.141 vụ khai thác vi phạm
vùng cấm (35,8%), khai thác bằng xung điện 163 vụ (4,1%) (Nguyễn Kiểm,
2006 ). Do lưới cào là ngư cụ khai thác phổ biến ở Kiên Giang với các hình
thức khai thác như: cào điện, cào bay, cào mé… gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nguồn lợi thủy sản vốn có của khu vực, vì vậy việc “khảo sát hiện trạng
và hiệu quả khai thac của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải-Kiên Giang” là
thật sự cần thiết.
1.2 Mục tiêu đề tài
Cung cấp thông tin hiện trạng nghề khai thác nguồn lợi thủy sản bằng nghề
lưới kéo ven bờ của tỉnh Kiên Giang nhằm giúp cho địa phương xác định hiện
trạng và là cơ sở cho việc khai thác và quản lý nghề cá theo hướng phát triển
bền vững.
1.3 Nội dung đề tài
- Khảo sát hiện trạng của nghề lưới kéo gần bờ ở huyện Kiên Hải tỉnh
Kiên Giang.
- Khảo sát về thành phần giống loài và sản lượng khai thác của nghề lưới
kéo gần bờ ở huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang.
- Đánh giá hiệu quả khai thác và ảnh hưởng của nghề lưới kéo gần bờ đến
nguồn lợi thủy sản trong vùng khảo sát
3
Phần 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nguồn lợi và hiện trạng nghề cá ở Việt Nam
2.1.1 Nguồn lợi hải sản ở Việt Nam
Theo Viện nghiên cứu Hải sản (2007) thì toàn bộ biển Việt Nam được phân
chia thành 5 vùng biển chính, bao gồm: vùng biển Vịnh Bắc bộ, vùng biển
Trung bộ, vùng biển Đông Nam bộ, vùng biển Tây Nam bộ và vùng Giữa
Biển Đông. Các cuộc điều tra nguồn lợi hải sản ở Việt Nam từ năm 2000 đến
2005 đã xác định được 1255 loài nằm trong 528 giống thuộc 222 họ hải sản,
trong đó, vùng biển phong phú nhất về thành phần loài là Đông Nam Bộ với
621 loài thuộc 366 giống, 168 họ và 167 loài/nhóm loài khác chưa xác định;
tiếp đến là vùng biển Vịnh Bắc bộ với 429 loài, 278 giống, 135 họ và 124
loài/nhóm loài chưa xác định. Cũng theo kết quả các chuyến điều tra từ năm
2000 đến 2005, tổng trữ lượng hải sản Việt Nam ước tính khoảng 4 triệu tấn,
trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8 tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng;
trữ lượng cá đáy khoảng 1,2 triệu tấn, chiếm khoảng 30% tổng trữ lượng; khả
năng khai thác hải sản ở biển Việt Nam khoảng 1,8-2,2 triệu tấn (Phan Liên,
2008).
Theo tổng cục thống kê (2007) thì sản lượng khai thác thuỷ sản vào năm 2002
sản lượng khai thác thủy sản 1.802.599 tấn sản lượng này không ngừng tăng
lên đến 2006 sản lượng khai thác thủy sản là 2.026.600 tấn (Hình 2.1).
1987934
1939992
1856105
1802599
2026600
1600000
1700000
1800000
1900000
2000000
2100000
2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng (Tấn/năm)
Hình 2.1 Sản lượng khai thác thủy sản cả nước
(Nguồn: tổng cục thống kê, 2007)
Nghề cá nước ta là nghề cá qui mô nhỏ, số lượng tàu thuyền nhỏ chủ yếu khai
thác ở ven bờ chiếm tỉ lệ cao trong tổng số tàu thuyền, do vậy nguồn lợi thuỷ
sản nước ta ngày càng cạn kiệt, kết quả nghiên cứu nguồn lợi hải sản Việt
Nam cho thấy khả năng cho phép khai thác ở vùng biển gần bờ là 582.512 tấn,
trong khi sản lượng khai thác thực tế ở vùng này đã vượt mức giới hạn trên từ
4
năm 1991. Năm 2000, sản lượng khai thác ở vùng gần bờ đạt 1.050.000 tấn,
vượt mức cho phép 1,8 lần. (Đào Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003).
Trữ lượng hải sản biển Việt Nam vào khoàng 3,1- 4,2 triệu tấn, khả năng khai
thác 1,4- 1,6 triệu tấn; khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển và 0,123 triệu tấn mực
(Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của vùng biển
Vùng biển
Trữ lượng (tấn)
Khả năng khai thác (tấn)
Vịnh bắc bộ
542.730
256.092
Vùng biển miền
Trung
622.494
298.998
Đông nam Bộ
908.879
415.952
Tây Nam Bộ
478.689
223.075
Giữa Biển Đông
510.000
230.000
Toàn vùng biển
3.072.792
1.426.617
(Nguồn: Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005)
Sản lượng khai thác cá biển của cả nước góp phần đáng kể trong sản lượng
khai thác thủy sản cả nước, năm 2002 mức sản lượng khai thác cá biển là
1189,6 nghìn tấn và sản lượng tiếp tục tăng đến năm 2006 mức sản lượng là
1396,5 nghìn tấn (Hình 2.2).
1189.6
1227.5
1333.8
1367.5
1396.5
539
529.1
532.3
498.7
493.8
0
500
1000
1500
2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng (Nghìn tấn/năm)
Cả nước Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hình 2.2 Sản lượng khai thác cá biển cả nước
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Vào năm 2008 sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 4582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so
với năm 2007, trong đó khai thác 2134 nghìn tấn, tăng 2,9% (khai thác biển
1938 nghìn tấn, tăng 3,3%). Khai thác thuỷ sản cũng bớt khó khăn hơn do
những tháng cuối năm giá xăng dầu giảm và chính sách của Chính phủ về hỗ
5
trợ tiền xăng dầu, tiền mua mới, đóng mới và thay máy tàu đã khuyến khích
ngư dân tăng cường bám biển.
(Nguồn: Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội năm 2008)
2.1.2. Hiện trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam
Theo Bộ Thủy sản (1981) cả nước mới chỉ có 29.584 tàu gắn máy thì đến cuối
năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy, nghề cá Việt Nam đang
đối mặt với những thách thức từ chính tốc độ phát triển nhanh chóng của
ngành. Với hơn 84% số lượng tàu cá công suất nhỏ hơn 90 CV, các hoạt động
đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng nước ven bờ, gây ra áp lực quá lớn đối với
nguồn lợi hải sản ở vùng biển Việt Nam Thống kê cho thấy, trong 10 năm từ
1994 - 2004, tổng công suất máy tàu tăng từ 1.443.950 CV lên 4.723.264 CV
(3,27 lần) trong khi sản lượng khai thác chỉ tăng từ 878.474 tấn lên 1.724.200
tấn (1,96 lần). Điều này có nghĩa là sản lượng khai thác của một mã lực máy
tàu bị giảm liên tục từ 0,61 tấn xuống còn có 0,36 tấn/CV/năm (Thông tin
KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005).
Mặt khác trong giai đoạn 2000-2005 số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải
sản tăng bình quân 23.155 người/năm, điều này đồng nghĩa với việc cạnh
tranh trong khai thác ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn. Vì cuộc sống
trước mắt, nhóm ngư dân này dùng mọi biện pháp để đánh bắt: Giảm kích
thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp khai thác
mang tính hủy diệt, như: Sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện…. Tỷ lệ cá tạp,
cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt,
tùy theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác
có xu hướng thấp dần (Thanh Minh, 2008).
Năm 2007 số lượng tàu thuyền có công suất dưới 90 CV là 72.727 chiếc
chiếm 84% còn lại là nhóm có công suất từ 90 đến < 400 và trên 400 số lượng
và tỷ lệ thấp (Hình 2.3).
Công suất 90 - <150 cv,
6%
Công suất >= 400 cv, 2%
Công suất < 90 cv, 84%
Công suất 150 - < 400 cv,
8%
Hình 2.3 Tỷ lệ số lượng tàu theo nhóm công suất máy
(Nguồn: Bản tin điện tử viện nghiên cứu hải sản)
6
Hiện tại, cả nước có trên 40 nghề khai thác thủy sản tập trung tại 5 họ nghề
chính (lưới kéo, lưới rê, lưới vây, câu và lồng bẫy cố định) với hơn 95.600 tàu
hoạt động nghề cá, trong đó tàu khai thác thủy sản nội đồng là 10.210 chiếc,
tàu khai thác hải sản là 83.250 chiếc; tổng công suất máy đạt trên 5,4 triệu CV,
tăng trung bình 18,3%/năm trong suốt thập niên vừa qua; công suất máy trung
bình của 1 tàu đạt 57CV trong năm 2007 (Phan Liên, 2008).
Theo tổng cục thống kê Việt Nam năm 2007 số lượng tàu đánh bắt xa bờ của
cả nước không ngừng tăng lên, năm 2002 cả nước chỉ có 15.988 phương tiện
đánh bắt xa bờ thì đến 2006 số lượng này là 21.232 phương tiện đánh bắt xa
bờ, số tàu đánh bắt xa bờ tăng nhanh trong giai đoạn 2002-2004, từ 2004-2006
có xu hướng tăng chậm (Hình 2.4).
15988
17303
20071
20537
21232
4727
4440
5383
5516
5539
1517
1752
2028
2075
2038
0
5000
10000
15000
20000
25000
2002 2003 2004 2005 2006
Số lượng tàu (Chiếc)
Cả nước Đồng Bằng Sông Cửu Long Kiên Giang
Hình 2.4 Số lượng tàu đánh bắt xa bờ của cả nước.
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Trong những năm gần đây tình hình nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do sự khai thác vượt mức sản lượng thuỷ sản gần bờ, 72% số
lượng tàu thuyền có công suất dưới 45 CV và sản lượng khai thác dưới độ sâu
50m chiếm tới trên 82% tổng sản lượng khai thác (Hà Yên, 2008).
2.2 Tình hình nguồn lợi và khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, dân số gần 17 triệu người,
có nhiều sông rạch, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và
biển Tây. Diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000km2 với
750 km chiều dài bờ biển. Toàn vùng có 65.589 tàu thuyền đánh cá, tổng công
suất trên 1,7 triệu mã lực. Tiềm năng nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất
khẩu thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn (Bùi Quang Huy, 2004).
Hàng năm Đồng Bằng Sông Cửu Long đóng góp khoảng 50% sản lượng thuỷ
sản cả nước, 60% sản lượng xuất khẩu, đặc biệt 80% sản lượng tôm cho xuất
khẩu (Nguyễn Hoàng Thám, 2006).
7
Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa
chính: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5–10 và mùa khô từ
tháng 11– 4 năm sau lượng mưa hàng năm biến động theo khu vực. Gió thịnh
hành là gió Đông và Đông Bắc (mùa đông), gió Tây–Tây Nam (mùa hè), hình
thành nên hai vụ cá là vụ cá Bắc và vụ Cá Nam. Đồng Bằng Sông Cửu Long
cũng là nơi ít xảy ra thiên tai, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản
xuất lượng thực và thuỷ sản lớn nhất của cả nước.
Trữ lượng cá biển ở 2 ngư trường Đông và Tây Nam bộ khoảng 2.582.568 tấn,
chiếm 62% của cả nước. Khả năng cho phép khai thác tối đa khoảng trên
1.000.000 tấn, trong đó cá đáy khoảng 700.000 tấn, cá nổi trên 300.000 tấn.
Nguồn lợi hải sản phong phú với khả năng khai thác đáng kể so với cả nước:
cá 62%, tôm sú và tôm he - 66%, tôm sắt và tôm chì - 61%, mực ống - 69% và
mực nang - 76% (Diển Đàn Phát Triển Bền Vững Ở ĐBSCL, 2008).
Ngoài ra với 8/13 tỉnh giáp biển, vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong
khai thác thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt. Sản lượng thuỷ sản
khai thác của một số tỉnh ven biển ở ĐBSCL (Hình 2.5).
286
33
33
33
31
66
66
68
55
127
121
131
134
295
271
256
0
50
100
150
200
250
300
350
2001 2002 2003 2004
Sản Lượng (Nghìn tấn)
Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Kiên Giang
Hình 2.5 Sản lượng khai thác của một số tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (Nguồn: Mai
Viết Văn, 2006. Bài giảng môn học ngư trường và nguồn lợi thủy sản).
Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (2007) số tàu đánh bắt hải sản xa bờ của
Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2000 là 3.426 chiếc với tổng công suất đánh
bắt 905.871 CV, đến năm 2006 thì số lượng tàu tăng lên đến 5.539 chiếc, với
tổng công suất là 1.527.008 CV. . .Số lượng tàu đánh bắt xa bờ ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2004 đến 2004-2006 có xu
hướng tăng chậm (Hình 2.6).
8
4727
5539
5516
5383
4440
4211
3426
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số lượng tàu (Chiếc)
Hình 2.6 Số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007)
2.3 Tình hình và hiện trạng khai thác thủy sản ở Kiên Giang
2.3.1 Vị trí địa lý
Kiên Giang là vùng tận cùng ở phía Tây Nam của Việt Nam. Phía Đông và
Đông Nam giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và
Bạc Liêu, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Campuchia. Kiên
Giang có diện tích tự nhiên 6.269 km
2
.
Dân số gần 1,7 triệu người. Trong đó dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%;
Hoa: 2,97%. Dân số phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao
thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo (Tổng quan về Kiên Giang).
Điều kiện khí hậu thời tiết ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên
tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không rét (nhiệt độ trung bình hàng năm từ
27-27,5
0
C) ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng vật
nuôi sinh trưởng.
Tài nguyên đất và nước: Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên 629.905 ha,
trong đó đất nông nghiệp 411.974 ha chiếm 65,72% đất tự nhiên, riêng đất lúa
317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp có 120.027 ha
chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên. Nguồn nước mặt khá dồi dào, do là một
tỉnh ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại là tỉnh ở đầu
nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông
Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km).
Tài nguyên thủy sản: Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong
phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quí như: Đồi mồi, hải sâm,
sò huyết, nghêu lụa, rau câu…Trữ lượng tôm cá ở đây khoảng 464.660 tấn
trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng
9
cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ
lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn.
Tài nguyên khoáng sản: Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng
đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các
nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây
dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền
thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại
dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng.
Tiềm năng du lịch: Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát
triển du lịch so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi có nhiều địa
danh thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn
Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi MoSo, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc
Cửu, Đông Hồ, Hòn Đất, rừng U Minh đảo Phú Quốc…(Nguồn:
www.kiengiang.gov.vn).
3.3.2 Tình hình khai thác ở Kiên Giang
Về cơ cấu ngành nghề đội tàu Kiên Giang đã tăng mạnh từ năm 2000-2005,
tuy nhiên đội tàu này đa số hoạt động khia thác gần bờ, số tàu đánh bắt xa bờ
có số lượng nhỏ (Hình 2.7).
7700
6835
6635
7500
7390
7030
2075
2028
1752
1517
1054
1422
0
2000
4000
6000
8000
10000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng (Chiếc)
Tổng số tàu đánh bắt Số tàu đánh bắt xa bờ
Hình 2.7 Số tàu thuyền biến động qua các năm của tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Sở thuỷ sản Kiên Giang, 2005)
Trong cơ cấu ngành nghề đội tàu khai thác thủy sản Kiên Giang thì số phương
tiện nghề cào chiếm tỷ lệ lớn . Theo số liệu sở thuỷ sản Kiên Giang năm 2005,
số lượng phương tiện nghề cào tăng liên tục từ 2000-2005, số phương tiện
tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2003 trong giai đoạn 2003-2005 có xu hướng
tăng chậm. Theo ngư dân cho biết thì do hiệu quả của nghề khai thác truyền
thống này đã không còn như những năm trước kia nên một số ngư dân đã
chuyển đổi nghề cào thành các nghề khác trong khai thác như: Câu mồi, Câu
10
mực, … hoặc đã không còn hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản (Hình
2.8).
3874
4090
3970
3548
3396
3329
0
1000
2000
3000
4000
5000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng (Chiếc)
Hình 2.8 Số nghề cào biến động qua các năm của tỉnh Kiên Giang
(Nguồn: Sở thuỷ sản Kiên Giang, 2005)
Trong năm 2006 số tàu khai thác xa bờ tỉnh Kiên Giang là 2.075 phương
chiếm 36,8% số lượng tàu đánh bắt xa bờ của Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Hình 2.9).
Hình 2.9 Phần trăm số lượng tàu đánh bắt xa bờ ở Kiên Giang so với Đồng
Bằng Sông Cửu Long vào năm 2006 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007)
Kinh tế thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Kiên Giang, trong đó
khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản chiếm vị trí hàng đầu trong nghề cá.
Theo tổng cục thống kê năm 2007 sản lượng khai thác thủy sản Kiên Giang
tăng, đặc biệt tăng nhanh trong những năm 2002-2005 (sản lượng 2002 là
270.000 tấn/năm, năm 2005 308.827 tấn/năm), nguyên nhân trong giai đoạn
này số lượng đội tàu tỉnh tăng đáng kể. Đến 2006 sản lượng tăng nhưng chậm
chỉ tăng 2.791 tấn/năm so với 2005 (Hình 2.10).
Kiên Giang
37%
ĐBSCL
63%
11
308827
286043
270000
311618
302437
240000
260000
280000
300000
320000
2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng (Tấn/năm)
Hình 2.10 Tổng sản lượng thủy sản trong các năm 2000-2006
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007)
Trong tổng sản lượng thủy sản của tỉnh thì sản lượng cá biển khai thác cũng
đóng vai trò quan trọng trong thu nhập, sản lượng khai thác cá biển cũng tăng
nhanh 2002-2005 (Hình 2.11).
189.4
238.3
246.9
201
231.3
0
50
100
150
200
250
300
2002 2003 2004 2005 2006
Sản lượng (Nghìn tấn/năm)
Hình 2.11 Sản lượng cá biển kiên Giang
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007)
Tuy nhiên thơi gian gần đây do khai thác quá mức và sử dụng những loại ngư
cụ khai thác mang tính hủy diệt làm cho nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng. Do
từ năm 1991 Kiên Giang đã có chủ trương không cho đăng ký mới đối với các
phương tiện hành nghề xiệp mé và cào ven bờ, đồng thời khuyến khích ngư
dân chuyển đổi ngành nghề khác nhằm đảm bảo sự sinh sản và tái tạo nguồn
lợi thủy sản ven bờ. Theo số liệu thống kê năm 1995, sản lượng khai thác bình
quân 0,49 tấn/CV/năm, đến năm 1997 đạt 0,42 tấn/CV/năm; năm 1999 đạt
0,38 tấn/CV/năm và năm 2001 với sản lượng khai thác 275.179 tấn thì bình
quân CV đạt 0,42 tấn/CV/năm. Như vậy chứng tỏ sản lượng hải sản khai thác
từ khi chưa có chủ trương cấm cào bờ, xiệp mé tính bình quân trên CV/năm có
12
xu hướng giảm dần qua các năm, bên cạnh đó các loại thủy sản có giá trị kinh
tế cao giảm xuống, các loại thủy sản có giá trị kinh tế thấp lại tăng so với các
năm trước (Nguyễn Văn Hoàng, 2006).
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năm 2005 tỉnh Kiên
Giang có tổng số 2.303 vụ phương tiện khai thác thủy sản vi phạm quy định về
bảo vệ nguồn lợi, trong đó phương tiện cào bay 1.390 vụ chiếm 60%, cào điện
138 vụ; nghề xiệp 62 vụ Còn trong tổng số 4.082 lượt vi phạm về khai thác,
đánh bắt thủy sản có tới 1.141 vụ khai thác vi phạm vùng cấm (35,8%), khai
thác bằng xung điện 163 vụ (4,1%) (Nguyễn Kiểm, 2006).
Theo Lưu Quốc Thắng, trên báo Nhân Dân ngày 31.07.1997 thì trong hồ sơ
đăng kiểm nghề cá tại vùng biển Kiên Giang có 7133 tàu thuyền đánh bắt hải
sản với tổng công suất 414664 CV, trong đó loại tàu thuyền có sức kéo dưới
56 CV chiếm 80%, tàu thuyền có sức kéo dưới 20 CV chiếm khoảng 50%. Đó
là chưa kể hơn 1000 chiếc ghe nhỏ chuyên cào bờ, xiệp mé. Khu vực khai thác
chủ yếu là vùng ven bờ từ 20 m trở vào, trong đó 80% phương tiện đánh bắt ở
độ sâu 0-10 m. Toàn tỉnh chỉ có 7% số tàu thuyền khai thác ở độ sâu 30 - 50 m
nhưng đã có được sản lượng tương đương với sản lượng của số tàu hoạt động
ven bờ. Điều này chứng tỏ nguồn lợi cá ở vùng biển xa bờ vẫn còn là một tiềm
năng có thể khai thác đạt sản lượng cao (Kim Oanh, 2008).
2.3.3 Tổng quan về huyện Kiên Hải
Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, với 23 hòn đảo lớn
nhỏ, nằm trải dài trong vùng biển Tây Nam Bộ, trong đó có hai xã đảo Hòn
Tre và Lại Sơn là hai đảo riêng biệt, 21 đảo còn lại thuộc hai xã An Sơn và
Nam Du.
Về tổng thể địa hình tự nhiên, chủ yếu là núi đảo, với diện tích đất nổi 2.615
ha. Huyện đảo Kiên Hải là ngư trường khai thác rộng lớn, thuận lợi cho khai
thác, nuôi trồng hải sản, với nguồn con giống tự nhiên, đa dạng chủng loại,
nhiều loại đặc sản tươi ngon Đặc biệt, quanh các đảo có nhiều bãi cát, eo
biển, cảnh quan đẹp, có độ sâu và môi trường nước rất tốt, thuận lợi cho phát
triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trên biển.
Tuy cơ sở hạ tầng giao thông đi lại trên huyện đảo còn khó khăn, nhưng từ
năm 2001 trở lại đây, Kiên Hải đã biết khai thác tốt tiềm năng của địa phương,
tập trung mọi nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, điện, nước,
viễn thông và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nuôi trồng hải sản, hậu cần nghề
cá, thương mại - dịch vụ - du lịch, chế biến hải sản
(Nguồn: />13
Trong năm 2007, ngành thủy sản tiếp tục được giữ vững, ổn định và duy trì
sản xuất, đã có những đóng góp rất lớn và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu kinh tế của huyện
- Sản xuất và quản lý tàu thuyền : đến thời điểm 2007, toàn huyện có 674 tàu
cá, với tổng công suất 93.764 cv, giảm 8 phương tiện và 5.596 cv so với cùng
kỳ năm trước, trong đó cào đôi là 139 chiếc với 63.160cv, giảm 17 chiếc với
6.575cv so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra còn khoảng 500 phương tiện nhỏ
với 6.000 cv hoạt động các nghề thủ công quanh các đảo.
- Sản lượng thủy sản ước đạt 51.634 tấn, đạt gần 94% kế hoạch năm, giảm
1,26% so cùng kỳ 2006 (Bảng 2.2), trong đó :
Khai thác cả năm ước đạt 51.374 tấn hải sản các loại, đạt 93,82% kế hoạch
năm và giảm 1,71% so với năm trước. Ước tính giá trị sản xuất (thực tế)
442,060 tỷ đồng. Sản lượng nuôi được 260 tấn (sò và các cá loại), vượt 8,33%
kế hoạch. Ước giá trị (thực tế) là 9,22 tỷ đồng.
Đội tàu cào đôi hiện có 139 chiếc (giảm hơn so với những năm trước. Năm
2005 : 168 chiếc, năm 2006 : 156 chiếc), nhưng hoạt động chất lượng hơn, sản
lượng tính trên đầu phương tiện tăng hơn (trung bình 439,8 tấn/cặp/năm, tăng
17 tấn so năm 2006). Giá trị sản xuất cao hơn so với những năm trước, ước đạt
263,202 tỷ, tăng 2,93% so cùng kỳ. Cùng với sự ổn định đội tàu xa bờ, thì các
phương tiện cào tôm (công suất từ 30-45cv) trong năm qua cũng đã khẳng
định hiệu quả sản xuất rất khá và nhanh nhạy trong hoạt động.
Bảng 2.2 Thống kê sản lượng đánh bắt 2008 ở Kiên Hải
Chủng loại
Đơn vị
Ước tháng 12
Cả năm
Cá các loại
Tấn
3.174
35.934
Tôm
Tấn
390
4.466
Mực
Tấn
807
10.167
Cua, ghẹ
Tấn
79
807
Tổng cộng
Tấn
4.450
51.374
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp Huyện Kiên Hải)
14
Phần 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
-Vị trí nghiên cứu: Huyện Kiên Hải (Xã Nam Du và Lại Sơn)
-Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2009
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh kiên Giang
3.2 Phương pháp thu nhập thông tin
3.2.1 Thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu nhập thông qua nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan,
địa phương, sách báo tạp chí và các website có liên quan, các thông tin bao
gồm:
Xác định điều kiện tự nhiên
Hiện trạng khai thác thủy sản
Số tàu, cơ cấu ngành nghề
Khu vực
nghiên cứu
15
Hiện trạng khai thác và sản lượng khai thác qua các năm
Thành phần giống loài, mùa vụ khai thác và hiệu quả kinh tế của
nghề lưới kéo gần bờ
3.2.2 Thông tin sơ cấp
Thông tin có được từ điều tra bằng phiếu phỏng vấn của 50 hộ khai thác lưới
kéo ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
- Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo gần bờ huyện Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang.
- Mùa vụ, ngư trường, thành phần giống loài, hiệu quả khai thác chuyến
biển của nghề lưới kéo gần bờ Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft excel 2003
16
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình khai thác biển ở Kiên Giang
4.1.1 Số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản ở Kiên Giang
Theo thống kê của Sở Nông Nông Nghiệp tỉnh Kiên Giang cuối 2008 số
lượng tàu cá theo nghề tăng so với 2007, số lượng tàu có công suất dưới 90 cv
chiếm 72% tổng số loại hình đánh bắt toàn tỉnh (Hình 4.1), nghề lưới kéo
2.626 chiếc bao gồm lưới kéo đơn và kéo đôi chiếm 23% tổng số loại hình
đánh bắt (Hình 4.2), trong đó lưới kéo công suất dưới 90 cv chỉ còn 383 chiếc,
chiếm 15% tổng số nghề lưới kéo toàn tỉnh (Hình 4.3). Điều này cho thấy số
lượng tàu thuyền của nghề lưới cào dưới 90 CV ở Kiên Giang giảm nhiều so
với 2007 (Năm 2007 lưới cào dưới 90 CV chiếm 43% tổng số loại hình lưới
kéo toàn tỉnh), đây cũng là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu đánh bắt trong
việc đẩy mạnh khai thác xa bờ của tỉnh nhằm hạn chế ảnh hưởng nguồn lợi
trong vùng.
Tàu > 90 cv, 28%
Tàu < 90 cv, 72%
Hình 4.1 Cơ cấu tàu thuyền phân theo công suất của nghề khai thác thủy sản ở
tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008)
Lưới vây, 7%
Câu, 21%
Lưới kéo, 23%
Lưới rê, 39%
Các nghề khác, 10%
Hinh 4.2 Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu của nghề lưới kéo tỉnh Kiên Giang.
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008)
Lưới kéo > 90 cv, 85%
Lưới kéo < 90 cv, 15%
Hình 4.3 Cơ cấu tàu thuyền của nghề lưới cào theo công suất
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp Kiên Giang, 2008)
17
4.2 Tình hình khai thác biển ở huyện Kiên Hải
Kiên Hải là một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang nằm ngoài khơi vùng biển
Tây Nam. Huyện có diện tích khoảng 2.615,39 km² và dân số khoảng 21.534
người, sinh sống trên các đảo trong quần đảo Kiên Hải. Huyện Kiên Hải có 4
xã là Hòn Tre (trung tâm), An Sơn, Lại Sơn và quần đảo Nam Du. Các đảo
của huyện Kiên Hải vẫn còn sơ khai, nhiều phong cảnh đẹp mang đậm nét
thiên nhiên. Hòn Tre - Trung tâm hành chính của huyện, cách Thành phố Rạch
Giá 30 km. Người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề biển.
Họat động chính của vùng là khai thác thủy sản, số lượng lao động trong khu
vực khảo sát tham gia vào khai thác thủy sản khá đông chiếm tỷ lệ rất lớn
trong tổng số lao động trong các nghành khác, theo Hình 4.4 số lượng lao
động trong khai thác thủy sản chiếm 49% lao động trong toàn huyện.
Ngành thủy sản, 49%
Các ngành khác, 51%
Hình 4.4 Tỷ lệ lao động ở Kiên Hải đang làm việc trong các nghành kinh tế
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Kiên Hải, 2007)
Theo báo cáo của phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải khai thác cả năm 2007
ước đạt 51.374 tấn hải sản các loại, đạt 93,82% kế hoạch năm và giảm 1,71%
so với năm 2006.
Số lượng tàu thuyền đến cuối 2007 toàn huyện có 674 tàu cá, với tổng công
suất 93.764 cv, giảm 8 phương tiện và 5.596 cv so với cùng kỳ năm trước,
trong đó cào đôi là 139 chiếc với 63.160cv, giảm 17 chiếc với 6.575cv so với
cùng kỳ năm trước. Ngoài ra còn khoảng 500 phương tiện nhỏ với 6.000 cv
hoạt động các nghề thủ công quanh các đảo.
638
678
679
674
645
685
600
620
640
660
680
700
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số lượng (chiếc)
Hình 4.5 Số lượng tàu thuyền đánh bắt ở huyện Kiên Hải
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Kiên Hải, 2007)
18
Theo phòng thống kê huyện Kiên Hải năm 2007 số phương tiện tàu thuyền
đánh bắt thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2002-2005, đến 2005-2007 số
phương tiện đánh bắt giảm (Hình 4.5).
Cuối năm 2008 thì toàn huyện Kiên Hải có 731 phương tiện khai thác hải sản,
trong đó tàu có công suất dưới 90 cv chiếm 68% số tàu khai thác hải sản trong
toàn huyện (Hình 4.6), các nghành nghề được thống kê qua hình 4.7, nghề lưới
kéo là nghề truyền thống chiếm 32% số lượng tàu khai thác trong huyện, lưới
rê chiếm 21% hai nghề này chiếm tỷ rất cao trong tất cả các nhóm nghề, các
nghề còn lại chiếm tỷ lệ thấp hoặc không đáng kể. Điều này nói lên rằng hai
nghề khai thác là lưới rê và lưới kéo là nghề khai thác chủ yếu đem lại nguồn
thu nhập chủ lực cho người dân vùng ven biển huyện này. Mặt dù nghề Lưới
Kéo còn số lượng khá lớn trong tỉnh Kiên Giang nhưng qua kết quả khảo sát
đã cho thấy nghề này đang có xu hướng giảm về sản lượng và năng suất. Theo
thống kê của sở thuỷ sản Kiên Giang thì tàu lưới kéo dưới 90 CV còn rất nhiều
ở Kiên Hải, Theo khảo sát là ở huyện Kiên Hải còn rất nhiều tàu lưới kéo dưới
90 CV không đăng ký mà vẫn ngày đêm hoạt động tuy vậy nhưng hiệu quả
mang lại cho ngư dân vẫn không cao mà trái lại đã làm cho nguồn lợi suy
giảm dẫn đến hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo dưới 90 CV ngày càng đi
ngược với sự phát triển của hội.
Công suất < 90 cv,
68%
Công suất > 90 cv,
32%
Hình 4.6 Tỷ lệ phần trăm số tàu phân theo công suất huyện Kiên Hải
(Nguồn:Phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải, năm 2008)
Lưới vây, 15%
Các nghề khác, 18%
Lưới rê, 21%
Lưới kéo, 32%
Câu, 14%
Hình 4.7 Tỷ lệ phần trăm số lượng tàu của nghề lưới kéo tỉnh Kiên Hải.
(Nguồn:Phòng Nông Nghiệp huyện Kiên Hải, năm 2008)
19
4.3 Hiện trạng các hoạt động khai thác ven bờ của nghề lưới cào dưới 90
cv trong khu vực khảo sát
4.3.1 Công suất tàu khai thác
Theo kết quả điều tra 52 mẫu lưới cào, tổng công suất là 2.050 CV. Công suất
trung bình 39,4 ± 9 CV/chiếc. Tàu có công suất lớn nhất là 56 cv và nhỏ nhất
là 20 cv. Trong đó tàu có công suất dưới 45 cv chiếm 52 % trong tổng số tàu
lưới kéo dưới 90 CV ở khu vưc khảo sát, tàu có công suất từ 45-60 CV chiếm
48% (Hình 4.8). Điều này chỉ đúng một phần theo số liệu thống kê của sở thuỷ
sản tỉnh Kiên Giang, vì theo thống kê của sở (2008) thì ở Kiên Hải tàu lưới
cào có công suất dưới 45 CV chỉ chiếm 36% trong tổng số tàu lưới cào dưới
90 CV.
Công suất từ 60-90
CV, 0%
Công suất < 45 CV,
52%
Công suất từ 45-60
CV, 48%
Hình 4.8 Phần trăm theo công suất nghề lưới kéo < 90 CV ở Kiên Hải
4.3.2 Số lượng thuyền viên trên tàu
Số lượng thuyền viên trung bình trên tàu lưới kéo < 90 cv ở huyện Kiên Hải là
3,3 ± 0,5 người/tàu. Số thuyền viên trên tàu ít điều này có thể là do sự khác
nhau về kích cở, công suất tàu hoặc do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên
tàu được trang bị máy móc thiết bị hiện đại nên không cần phải nhiều thuyền
viên. Mặt khác cũng có thể là do lợi nhuận quá thấp nên ít người tham gia khai
thác bằng nghề lưới kéo hoặc do chi phí quá cao nên chủ tàu đã giảm chi phí
bằng cách giảm bớt số lượng thuyền viên trên tàu.
4.3.3 Ngư trường khai thác
Ngư trường khai thác là quanh các đảo trong huyện Kiên Hải, qua khảo sát ở
hai đảo Nam Du và Lại Sơn thì đa số ngư trường khai thác của nghề lưới kéo
dưới 90 cv trong huyện khai thác tập trung ở Nam Du (cách khu vực đảo 20-
40 Hải Lý) chiếm 79% số lượng tàu khảo sát (Hình 4.9). Những năm trước
đây thì ngư dân sống ở khu vực đảo nào thì ngư trường khai thác quanh đảo
ngư dân sinh sống, hiện nay do nguồn lợi suy giảm nên ngư dân phải đi khai
20
thác ở các đảo xa hơn, nhiều ngư dân sống ở đảo Lại Sơn nhưng ra tận Nam
Du khai thác hải sản với nghề lưới cào dưới 90 CV.
Lại Sơn, 21%
Nam Du, 79%
Hình 4.9 Ngư trường khai thác lưới kéo dưới 90 cv trong khu vực khảo sát
4.3.4 Năm bắt đầu họat động nghề này
Theo kết quả điều tra, các hộ ngư dân Khai thác thủy sản của nghề lưới kéo
gần bờ ở Huyện Kiên Hải hoạt động trên biển khá lâu năm, số năm hoạt động
trung bình của nghề lưới kéo gần bờ là 10 ± 5 năm.
Hầu hết các hộ tham gia khai thác thủy sản điều có kinh nghiệm lâu năm trong
nghề đi biển. Qua thực tế khảo sát và thống kê đã minh chứng cho điều này,
trong khu vực khảo sát số năm kinh nghiệm hoạt động nghề của các hộ này rất
cao, cụ thể là kinh nghiệm khai thác trên 10 năm chiếm 31%, từ 5-10 năm
chiếm 58%, trong khi đó thì những hộ mới khai thác trong những năm gần đây
chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 11% (Hình 4.10).
Dưới 5 năm, 11%
Từ 5-10 năm, 58%
Trên 10 năm, 31%
Hình 4.10 Kinh nghiệm khai thác của ngư dân trên tàu lưới kéo dưới 90 CV
4.3.5 Mùa vụ khai thác
Theo kết quả điều tra lưới kéo công suất < 90 CV ở Kiên Hải mùa vụ khai thác
trung bình mỗi năm là 7 tháng, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thời tiết (gió, bão,
con nước…). Có hai mùa khai thác chính là mùa nam (tháng 03 - tháng 9) và
mùa bắc (tháng 10 - tháng 02). Khai thác hiệu quả nhất (sản lượng cao) vào
mủa Tây Nam (03 - 09) vì mùa này có thể khai thác xa bờ, đối tượng kinh tế
(Tôm, Mực, Ghẹ…) nhiều và thời gian đánh bắt cho chuyến đi dài 7
ngày/chuyến và mổi tháng thường đi được 4 chuyến. Mùa bắc thường 3-4
ngày/chuyến biển, theo ngư dân mùa này phụ thuộc thời tiết rất nhiều, mùa
này thường đi được 1-2 chuyến/tháng và số tháng khai thác ít, trong mùa này
21
có những tháng thường không đi biển như tháng 11, 12 và tháng 1… Điều này
có thể là do tải trọng tàu của nghề lưới kéo ven bờ quá nhỏ nên vào những
tháng gió lớn không thể ra khơi.
4.3.6 Số thành viên trong hộ khai thác thủy sản
Qua khảo sát do những hộ khai thác sống ở các khu vực hải đảo, điều kiện đi
học khó khăn, những chính sách về dân số tuyên truyền còn hạn chế nên đại đa
số các hộ này có số thành viên khá cao cụ thể là tại khu vực khảo sát số thành
viên trung bình trong hộ là 5 ± 1 người, số thành viên nhiều nhất trong hộ là 6
người và ít nhất là 3 người.
4.3.7 Số ngày/chuyến
Theo điều tra ta thấy trung bình 1 chuyến đi khai thác là 5,4 ± 1,9 ngày, số
chuyến khai thác/tháng là 6 ± 4. Điều này cho thấy tùy vào điều kiện thời tiết,
con nước, trọng tải và công suất tàu , mùa vụ… mà có số chuyến khai thác dài,
ngắn khác nhau. Đối với nghề lưới kéo dưới 90 cv trong huyện Kiên Hải số
tháng hoạt động trong năm ít trung bình 7 ± 1 và số tháng không khai thác
được lớn hơn so với các nghề khác trong huyện (Hình 4.11).
7
5
0
2
4
6
8
10
Kiên Hải
Tháng
Số tháng khai thác/năm
Số không khai thác/năm
Hình 4.11 Số tháng khai thác trong năm tàu lưới kéo dưới 90 cv Kiên Hải
4.3.8 Kích thước mắt lưới
Qua điều tra đa số ngư dân đánh bắt trong vùng sử dụng lưới đánh bắt có kích
thước mắt lưới nhỏ (2a), với việc như vậy sẽ làm cho nguồn lợi thủy sản trong
vùng này ngày càng suy giảm và ảnh hưởng tới sự phát triển của các cá con
trong vùng. Điều này cho thấy do những nhu cầu xã hội nên nhiều ngư dân
trong vùng dung nhiều biện pháp đánh bắt hải sản như: cào điện, cào mé, giảm
kích thước mắt lưới trong khi thác hải sản…
22
4.4 Thành phần giống loài và sản lượng khai thác của nghề lưới kéo gần bờ.
4.4.1 Sản lượng khai thác thuỷ sản trong khu vực khảo sát
22586
256
1506
423
10113
16517
0
5000
10000
15000
20000
25000
Tôm Gậy Tôm Chì Mực Ghẹ Cá Sô Cá Phân
Sản lượng (kg/tàu/năm)
Hình 4.12 Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo
dưới 90 CV tàu/năm ở Kiên Hải
Dựa vào Hình 4.12 có thể thấy thành phần loài khai thác chủ yếu của nghề kéo
gần bờ ở Kiên Hải là các loài như: Tôm Gậy, Tôm Chì, Mực, Ghẹ, Cá Sô, Cá
Phân. Trong đó các loài khai thác chiếm sản lượng nhiều nhất là tôm (Tôm
Gậy, Tôm Chì), cá phân và cá sô kế đến Mực, Ghẹ (Hình 4.13).
Tôm Gậy , 44%
Tôm Chì , 1%
Cá Sô, 19%
Cá Phân, 32%
Mực, 3%
Ghẹ, 1%
Hình 4.13 Phần trăm sản lượng theo loài tại
Kiên Hải tàu lưới kéo dưới 90 cv
Mặc dù cá phân và cá sô chiếm sản lượng khá lớn trong khai thác của tàu lưới
kéo dưới 90 cv ở Kiên Hải (hình 4.14) nhưng giá trị hai loại này chỉ chiếm
10% so với tổng giá trị khai thác được, trong khi đó Mực lại chiếm 10%, và
Tôm (bao gồm Tôm Sắt và Tôm Gậy) chiếm giá trị cao nhất là 75%. Vấn đề
này là do giá thành của các loại sản phẩm này trên lệch khá lớn (Bảng 4.1).
23
Tôm Gậy , 72%
Tôm Chì , 3%
Cá Sô, 6%
Cá Phân, 4%
Mực, 10%
Ghẹ, 5%
Hình 4.14 Giá trị kinh tế của các loài mỗi chuyến biển/tàu dưới 90 CV
ở Kiên Hải
Bảng 4.1 Danh sách giá một số loài thuỷ sản Kiên Hải
Đơn vị: 1.000đ
Danh mục
Giá trung bình (1.000đ/kg)
Tôm gậy (Metapenaeopsis stridulans)
14 ± 1,6
Tôm chì (Metapenaeus affinis)
44 ± 11
Mực (Loligo chinensis)
28 ± 2
Ghẹ
44 ± 4
Cá phân
1,6 ± 0,4
Cá sô
3 ± 0,5
Theo ngư dân địa phương thì có 2 nhóm đối tượng khai thác, nhóm đối tượng
chính là nhóm có giá trị kinh tế cao: Tôm, Mực, Ghẹ, và nhóm đối tượng phụ
là Cá Phân Cá Sô, mặc dù sản lượng cao nhưng giá trị kinh tế thấp nhiều lần
so với đồi tượng chính (Hình 4.15).
Đối tượng phụ, 51%
Đối tượng chính, 49%
Hình 4.15 Sản lượng khai thác theo đối tượng của tàu lưới kéo dưới 90 cv ở
Kiên Hải
4.4.2 Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo dưới 90 cv tùy thuộc vào mùa vụ, công
suất, kinh nghiệm khai thác của ngư dân…Sản lượng trung bình/ 1364 ± 471
kg/ chuyến/tàu, sản lượng cao nhất là 1.838 ± 626 kg /chuyến/tàu và thấp nhất