Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tác dụng của dịch chiết dây cóc (tinospora crispa miers ) và dây thần thông (tinospora cordifolia miers ) lên vi khuẩn edwardsiella ictaluri và aeromonas hydrophila

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 52 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

Tác dụng của dịch chiết dây Cóc (Tinospora crispa Miers.) và dây Thần
thông (Tinospora cordifolia Miers.) lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và
Aeromonas hydrophila

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thùy
Lớp: NTTS6
MSSV: 1153040045

Cần Thơ, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

Tác dụng của dịch chiết dây Cóc (Tinospora crispa Miers.) và dây Thần
thông (Tinospora cordifolia Miers.) lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và
Aeromonas hydrophila

Cán bộ hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

PGs.Ts. Nguyễn Văn Bá

Nguyễn Thị Ngọc Thùy
Lớp: NTTS6
MSSV: 1153040045

ThS. Trần Ngọc Huyền

Cần Thơ, 2015


TỪ VIẾT TẮT
NA: Môi trường Nutrient agar
NB: Môi trường Nutrient Broth
BHI: Môi trường Brain Heart Infusion
ĐC: Đối chứng

i


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. v
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái thảo dược ..................................................... 3
2.1.1 Tổng quan về dây Cóc ..............................................................................3
2.1.2 Tổng quan về dây Thần thông ..................................................................4
2.2 Tổng quan về vi khuẩn ................................................................................... 6
2.2.1 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ...........................................6
2.2.2 Tổng quan về vi khuẩn Aeromonas hydrophila .........................................8
2.3 Sơ lược tình hình sử dụng dịch chiết từ thảo dược .......................................... 9
2.3.1 Trên thế giới .............................................................................................9
2.3.2 Trong nước ............................................................................................. 13
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 16
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .......................................................... 16
3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất ........................................................................ 16
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 16
3.2.2 Dụng cụ, hóa chất .................................................................................. 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
3.3.1 Phương pháp ly trích thảo dược .............................................................. 16
3.3.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 17
3.3.3 Phương pháp lập đĩa thảo dược............................................................... 17
3.4 Nuôi tăng sinh mẫu vi khuẩn ..........................Error! Bookmark not defined.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 21
ii


4.1 Khả năng kháng 2 loại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas
hydrophila của dịch chiết từ dây Cóc ................................................................. 21
4.2 Khả năng kháng 2 loại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas
hydrophila của dịch chiết từ dây Thần thông ..................................................... 25
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 31

5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 31
5.2 ĐỀ XUẤT .................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 331
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 32

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Thử nghiệm khả năng kháng Edwardsiella ictaluri của dịch chiết dây Cóc
với nước cất đun sôi, cồn 700, cồn 900. .................................................................. 17
Bảng 3.2: Thử nghiệm khả năng kháng Aeromonas hydrophila của dịch chiết
dây Cóc với nước cất đun sôi, cồn 700, cồn 900. ..................................................... 17
Bảng 3.3: Thử nghiệm khả năng kháng Edwardsiella ictaluri của dịch chiết
dây Thần thông với nước cất đun sôi, cồn 700, cồn 900. ......................................... 17
Bảng 3.4: Thử nghiệm khả năng kháng Aeromonas hydrophila của dịch chiết
dây Thần thông với nước cất đun sôi, cồn 700, cồn 900.Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của dịch chiết từ dây Cóc với
nước cất đun sôi ..................................................................................................... 22
Bảng 4.2: Đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của dịch chiết từ dây Cóc
ngâm với cồn 700 ................................................................................................... 23
Bảng 4.3: Đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của dịch chiết từ dây Cóc đun
với cồn 900 ........................................................................................................... 24
Bảng 4.4: Đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của dịch chiết từ
dây Thần thông với nước cất đun sôi ..................................................................... 25
Bảng 4.5: Đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của dịch chiết từ
dây Thần thông ngâm với cồn 700 .......................................................................... 26
Bảng 4.6: Đường kính vòng kháng khuẩn trung bình của dịch chiết từ
dây Thần thông đun với cồn 900 ............................................................................ 27


iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của dây Cóc. ............................................................. 3
Hình 2.2: Hình thái bên ngoài của dây Thần thông. ................................................. 4
Hình 2.3: Hình dạng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. ......................................... 6
Hình 2.4: Hình dạng của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. ...................................... 8
Hình 3.1: Vòng kháng khuẩn trên đĩa petri ............................................................ 20
Hình 3.2: Quy trình nuôi tăng sinh mẫu vi khuẩn .................................................. 21
Hình 3.3: Mẫu vi khuẩn gốc.................................................................................. 21
Hình 3.4: Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila đã được sang
thưa ....................................................................................................................... 20
Hình 4.1: Vòng kháng khuẩn của dịch chiết ở mẫu vi khuẩn gốc .......................... 22
Hình 4.2: Vòng kháng khuẩn của dịch chiết ở mẫu vi khuẩn khi sang thưa 5 lần .. 22
Hình 4.3: Vòng kháng khuẩn của dịch chiết dây Cóc với nước cất ........................ 23
Hình 4.4: Vòng kháng khuẩn của dịch chiết dây Cóc với dung môi cồn 700.......... 24
Hình 4.5: Vòng kháng khuẩn của dịch chiết dây Cóc với dung môi cồn 900........... 24
Hình 4.6: Vòng kháng khuẩn dịch chiết dây Thần thông với dung môi cồn 700 ..... 26
Hình 4.7: Vòng kháng khuẩn dịch chiết dây Thần thông với dung môi cồn 900 ..... 28

v


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những thập kỷ qua, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật, đặc
biệt là các sản phẩm thủy sản ngày càng tăng cao. Nghề nuôi thủy sản phát triển
mạnh, việc tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản một cách nhanh chóng đã

khiến tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Để xử lý vấn đề này,
các loại hóa chất và kháng sinh được xem là biện pháp đầu tiên được con người sử
dụng để xử lý cho các loại thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh
không đúng quy định và liều lượng đã gây nên sự kháng thuốc ở vi sinh vật đồng
thời làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người
(Nguyễn Đức Hiền, 2008). Chính vì vậy cần có những biện pháp thiết yếu là tìm ra
phương pháp phù hợp hơn.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất phong
phú, từ thời xa xưa nhân dân ta đã biết dùng các loại thảo dược, vị thuốc nam để
phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và con người. Từ đó, đã xây dựng được những
học thuyết và tích lũy được những kinh nghiệm quý báu về phương pháp chuẩn trị
đông y. Những năm gần đây xu hướng dùng thảo dược trong chữa trị bệnh trên
động vật thủy sản ngày càng được phổ biến do biên độ an toàn cao (Phạm Thiệp và
Vũ Ngọc Thúy, 2001), có nhiều nghiên cứu sử dụng chiết xuất từ thảo dược trong
phòng bệnh nhiễm khuẩn ở cá tra được thực hiện. Bùi Quang Tề (2006), phối hợp
dịch chiết từ Tỏi (Allium sativum) và Sài đất (Weledia calendulacea) để tăng cường
hệ miễn dịch cho cá tra chống mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas
hydrophila gây ra. Huỳnh Kim Diệu (2011) sử dụng bột lá Hoàng ngọc
(Pseuderanthemum palatiferum) để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng tốt hơn,
dịch chiết từ Hoàng kỳ cũng đã được thử nghiệm để tăng cường hoạt động của hệ
miễn dịch của cá tra (Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Yến Nhi, 2011). Việc
phòng bệnh cho động vật thủy sản bằng các dịch chiết từ thảo dược vào thức ăn để
tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của cá hiện đang là một hướng đi tích cực trong
quản lý sức khỏe thủy sản nuôi theo hướng an toàn và bền vững. Vì vậy, đề tài ”Tác
dụng của dịch chiết dây Cóc (Tinospora crispa Miers.) và dây Thần thông
(Tinospora cordifolia Miers.) lên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas
hydrophila” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh trên cá của dịch chiết dây
Cóc và dây Thần thông.


1


1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định và so sánh khả năng kháng khuẩn của dịch chiết dây Cóc và
dây Thần thông đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila
gây bệnh trên cá trong phòng thí nghiệm.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái thảo dược
2.1.1 Tổng quan về dây Cóc
2.1.1.1 Phân loại
Theo Đỗ Tất Lợi (1968), dây Cóc được phân loại theo khoá sau:
Họ: Tiết dê Menispermaceae
Loài: Tinospora crispa Miers.

Hình 2.1:Hình thái bên ngoài của dây Cóc
(Nguồn: Tự chụp)

Dây Cóc là loài dây leo bằng thân quấn, dài tới 6-7m. Thân non nhẵn, thân già màu
nâu xám, rất xù xì như da cóc. Lá hình trái xoan ngược - dạng tim, mọc so le, mép
nguyên, dài 8-12cm, rộng 5-6cm, có cuống ngắn. Hoa tập hợp thành 1-2 chùm mọc
ở nách những lá đã rụng. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng rồi đỏ, dài chừng 12
mm, có cơm quả dày, chứa 1 hạt màu đen (Chopra et al., 1992).
Dây mọc hoang hay được trồng ở Ấn Độ bằng những đoạn cành dài 10-15cm cắm

nghiêng xuống đất. Trong đông y dùng làm thuốc sử dụng dây già rửa sạch, cắt
thành đoạn ngắn, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô, có thể tán bột, luyện viên cho
dễ uống.
2.1.1.2 Thành phần hoá học
Dây chứa một alcaloid là palmatin, hàm lượng 0,1% trọng lượng khô. Ngoài ra, còn
có một chất đắng với tỷ lệ 0,60 - 0,80% trọng lượng khô (Chopra et al., 1992). Hoạt
chất đắng này là một heterosid không kết tinh, không hút ẩm, khó thuỷ phân bởi các
acid. Người ta còn gọi nó là picroretin hay picroretinosid. Natri, kali, canxi, sắt,
nhôm, đồng và kẽm cũng đã được phát hiện trong lá (Rastogi et al., 1990).

3


2.1.1.3 Công dụng
Dây có vị rất đắng, tính mát, thường dùng để trị cảm sốt, phát ban, sốt rét cơn, ho,
tiêu hóa kém và tiêu mụn nhọt, trị kiết lỵ, dùng ngoài da, lấy nước sắc rửa mụn
nhọt, lở loét, lá nghiền nát dùng đắp lên các vết thương và đắp trị ghẻ (Siddiqi et al.,
1974; Noor et al., 1998). Ở Ấn Độ, người ta dùng khi suy yếu toàn thân rất tốt.
Trong các bài thuốc nam trị bệnh sốt rét, dây Cóc chiếm khoảng 25% khối lượng
các loại cây trong toa thuốc. Ngoài ra, để trị trâu bò bị gầy ốm, biếng ăn, người ta
giã một đoạn dây, thêm muối, lọc nước cho uống rất hiệu nghiệm.
Theo Alexandre Cavin (1919), ở Indonesia dây Cóc được sử dụng như dược liệu
cổ truyền để làm giảm sốt khi bị sốt rét, trái rạ (đậu mùa). Làm thuốc trị giun sán,
giúp cho ăn ngon, điều trị bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu cho biết dịch
chiết nước của dây Cóc có hiệu quả giảm đường huyết và gia tăng insulin huyết, có
tác dụng làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, lợi tiêu hoá (Bertani
et al., 2005).
2.1.2 Tổng quan về dây Thần thông
2.1.2.1 Phân loại
Theo Đỗ Tất Lợi (1968), dây Thần thông được phân loại theo khoá sau:

Họ: Tiết dê Menispermaceae
Loài: Tinospora cordifolia Miers.
Tên khác: Rễ gió
Tên đồng nghĩa: Menispermum cordifolium Willd., Cocculus cordifolius (Willd.)
DC.

Hình 2.2:Hình thái bên ngoài của dây Thần thông
(Nguồn: Tự chụp)

4


Là loại dây leo, thân mảnh có cạnh khía. Lá có cuống, hình bầu dục, dài 8cm, rộng
7cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân chính 5-7. Cụm
hoa mọc kẽ lá thành chùm đơn, mang ít hoa ở phần trên cuống; lá bắc nhọn; hoa có
3 lá đài ngoài rất nhỏ, 3 lá đài trong lớn hơn cánh hoa, xếp đối diện và bọc lấy nhị,
ngắn hơn các lá đài trong, nhị 6 bầu hình trứng, thắt lại ở đầu chứa 1 noãn (Chopra,
1982).
2.1.2.2 Thành phần hoá học
Theo Maurya et al., (2004), thân và lá dây Thần thông có chứa tinh dầu và acid béo,
dây và rễ chứa các nhóm chất chính: Các chất đắng: columbine, chasmanthin,
palmatin, tinosporin, acid tinosporic, một glycosid đắng có tên là giloin. Các
glycosid không đắng như: tinocordifoliosid, giloinin, tinocordifolin, tinosposid,
tinosporasid, cordifolid, tinocordiosid.
Ngoài ra, dây còn chứa berberin phytosterol: ginosterol, các glucosid của siringin và
các chất khác như: tinosponon, tinosporid, picroretin, magnoglorin, tembetarin,
epimer của 6-hydroxyarcangelisin và arabinogactan có tác dụng miễn nhiễm.
2.1.2.3 Công dụng
Dây có vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng hạ sốt, tiêu tích trệ, tiêu huyết ứ, tán ung
độc, lợi tiểu, thông kinh, lợi tiêu hoá, chữa sốt rét, sốt, viêm họng, đầy hơi, táo bón,

bế kinh, kinh nguyệt không đều (Chintalwar et al., 1995), còn được dùng trị thấp
khớp, đái tháo đường và làm thuốc bổ đắng giúp cho tiêu hoá dễ dàng (Gupta et al.,
1965). Ngoài ra, dây Thần thông còn được dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước
rửa các vết lở loét, dùng dưới các dạng cao, bột, viên hoặc ngâm rượu uống.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tất cả các bộ phận của dây Thần thông được sử dụng
rộng rãi về tác dụng bổ sung, chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ gan, tăng thích nghi
và hoạt tính điều hoà miễn dịch trong các bệnh nhiễm khuẩn. Dây Thần thông cũng
được dùng trị các bệnh da, vàng da, thiếu máu, sốt, sốt rét và thấp khớp (Chintalwar
et al., 1995). Tinh bột từ dây và rễ được dùng làm chất bổ dưỡng trong bệnh tiêu
chảy và lỵ mãn tính, dịch ép từ cây tươi là một thuốc lợi tiểu mạnh, trị bệnh về tiết
niệu và bệnh lậu. Ngoài tác dụng trị sốt rét, rễ Thần thông còn có hoạt tính chống
stress và trị bệnh phong (Panchabhai, 2008).
Dây Thần thông cũng được dùng trong thú y. Dây tán bột hoặc sắc lấy nước cho vào
bơ sữa trâu, sữa dê hoặc mật ong được dùng để lọc máu, làm ổn định sức khoẻ
người cao tuổi và làm bắp thịt chắc khoẻ (Leyon et al., 2004). Một chế phẩm khác
chứa dây Thần thông, nhọ nồi, nhục đậu khấu, mỗi vị 100mg, và một số thành phần
dược thảo khác, được dùng điều trị có hiệu quả sỏi thận với các biến chứng khác
nhau mà không có tác dụng phụ. Rễ và thân dây Thần thông được dùng kết hợp với
5


các thảo dược khác trị rắn cắn và bọ cạp đốt, nước sắc từ thân cây tán bột là thuốc
hồi phục chức năng, bổ và tăng dục (Kapur et al., 2009).
Dây Thần thông được dùng để cải thiện khả năng tâm thần, trị các rối loạn thần
kinh, một thuốc sắc từ lá được dùng điều trị bệnh gút (thống phong). Dây cũng được
dùng làm thuốc an thần, trị hen và lao phổi. Dùng dịch ép từ toàn cây hoặc thân bôi
đắp ngoài trị bệnh nám da, ghẻ và cũng dùng uống để tẩy máu, lá được dùng trị khí
hư. Một chế phẩm bào chế từ các cây dây Thần thông, hương Nhu dung, Asparagus
racemosus được dùng điều trị rối loạn nội tiết ở phụ nữ. Đó là những vị thuốc được
biết đến về công dụng hỗ trợ hệ nội tiết của phụ nữ và làm tăng sự "khoẻ mạnh về

tình dục" ở phụ nữ. Dây thần thông cũng được dùng trị bệnh giang mai, viêm phế
quản, di tinh và liệt dương (Kapur et al., 2009).
2.2 Tổng quan về vi khuẩn
2.2.1 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Phân loại
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Loài: Edwardsiella ictaluri

Hình 2.3:Hình dạng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
(Nguồn: Tự chụp)

Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được mô tả đầu tiên bởi Hawke et al., (1981) là
vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae, vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, kích
thước khoảng 0,75x1,5-2,5 μm, di động ở 25-300C và di động yếu hoặc không
6


di động khi nhiệt độ cao hơn 300C. Sau đó, Waltman et al. (1986) khi nghiên cứu
nhiều dòng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri báo cáo rằng tất cả các dòng vi khuẩn
kiểm tra đều cho phản ứng dương tính với methyl red, nitrate, lysine, ornithine và
catalase. Cũng theo kết quả của nghiên cứu này thì 100% dòng vi khuẩn kiểm tra
cho phản ứng âm tính với citrate, voges-proskauer, arginine, oxidase và urea.
Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri tiếp tục được Shotts et al.
(1989) nghiên cứu bổ sung. Theo hai tác giả này thì ngoài những đặc điểm trên thì
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri còn cho phản ứng cytochrome, oxidase âm tính và có

khả năng lên men và sinh sản phẩm NO3- từ NO2-. Khuẩn lạc phát triển trên môi
trường BHI agar sau 36-48 giờ ở nhiệt độ 28-300C (Plumb, 1999).
Edwarsiella ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nội tạng gan, tụy,
thận của cá không vẩy và phát triển tốt ở 280C. Các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn
Edwarsiella ictaluri cho hầu hết các phản ứng âm tính chỉ có 2 phản ứng dương tính
là Lysine và Glusose, các chỉ tiêu sinh hóa của vi khuẩn Edwarsiella ictaluri cho
phản ứng Indole và H2S âm tính (Từ Thanh Dung & ctv., 2005).
Đường lây truyền
Edwarsiella ictaluri có thể nhiễm cho cá bằng hai đường khác nhau, vi khuẩn trong
nước có thể qua đường mũi cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào
dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não, bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da,
Edwarsiella ictaluri cũng có thể xâm nhiễm qua đường tiêu hoá qua niêm mạc ruột
vào máu gây nhiễm trùng máu, bằng đường này thì vi khuẩn vào mao mạch trong
biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố của da, cá da trơn còn nhiễm Edwarsiella ictaluri
qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột, bệnh phát triển gây viêm ruột, viêm gan và
viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh (Từ Thanh Dung & ctv., 2005).
Vi khuẩn trong nước có thể qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác
và di chuyển vào dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não, bệnh lan rộng từ màng
não đến sọ và da (Shotts et al., 1986). E. ictaluri cũng có thể xâm nhiễm qua đường
tiêu hoá qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu, bằng đường này thì vi
khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố của da. Cá cũng có thể
nhiễm E. ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột (Shott et al., 1986).
Dấu hiệu bệnh lý
Về dấu hiệu bệnh lý, cá bệnh gan thận mủ không có những biểu hiện bất thường bên
ngoài.Ở giai đoạn mới bệnh, cá vẫn bắt mồi nhưng giảm ăn. Một số trường hợp cá
có biểu hiện gầy, bơi lờ đờ, da nhợt nhạt, có biểu hiện xuất huyết trên da và hậu
môn. Dấu hiệu đặc thù nhất là bên trong nội quan các cơ quan gan, thận, tỳ tạng
xuất hiện những đốm trắng, đường kính từ 1-3mm, các cơ quan này sưng to và có
biểu hiện nhũn ở thận (Ferguson et al., 2001).
7



Trên cá Tra, Edwarsiella ictaluri tấn công vào các cơ quan như thận, gan, tỳ tạng
(Từ Thanh Dung & ctv., 2001). Theo Lương Trần Thục Đoan (2006), thì thận và tỳ
tạng là 2 cơ quan mà vi khuẩn tấn công đầu tiên. Ngoài ra, khi thu mẫu ngoài thực
tế cũng tìm thấy vi khuẩn tại các bộ phận khác như: máu, não, cơ, mang, tim, bóng
hơi. Trong đó, thận, tỳ tạng và bóng hơi là những cơ quan bị nhiễm Edwarsiella
ictaluri cao. Kết quả kiểm tra bằng phương pháp mô học quan sát thấy trên gan xuất
hiện nhiều vùng xung huyết động mạch và tĩnh mạch gan, mô gan bị hoại tử và mất
cấu trúc, từng cụm vi khuẩn xuất hiện ở rìa các vết thương ở gan các cá Tra bị bệnh.
Tương tự, ở thận cũng xung huyết và hoại tử, tỳ tạng xuất hiện nhiều vùng hoại tử
trên các vết thương (Nguyễn Quốc Thịnh, 2002; Trần Thị Ngọc Hân, 2006).
2.2.2 Tổng quan về vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Phân loại
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ: Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas
Loài: Aeromonas hydrophila

Hình 2.4: Hình dạng của vi khuẩn Aeromonas hydrophila
(Nguồn: Tự chụp)

Trong giống Aeromonas có hai nhóm:
Nhóm 1: Aeromonas không di động (Aeromonas salmonicida) gây bệnh ở nước
lạnh.
Nhóm 2: Các loài Aeromonas di động là Aeromonas hydrophila di động nhờ 1 tiêm
mao. Vi khuẩn Gram âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,5x1,0-1,5
µm. Vi khuẩn yếm khí tùy tiện, cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không

8


mẫn cảm với thuốc thử Vibriostat 0/129... Các vi khuẩn Aeromonas di động đều
được phân lập từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài Aeromonas
hydrophila (Bùi Quang Tề, 2006).
Đường lây truyền
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila tồn tại trong môi trường nuôi, đặc biệt ở trong
nước có hàm lượng hữu cơ cao (Snieszko et al., 1974) nhiệt độ ảnh hưởng đến độ
độc của vi khuẩn. Giống Aeromonas hydrophila sống đơn độc trong nước lây truyền
với hàm lượng vi khuẩn thấp trong cá bệnh.
Aeromonas hydrophila có thể xâm nhập qua những tổn thương do ký chủ trung
gian. Nhiều trường hợp bệnh bộc phát có liên quan đến yếu tố gây sốc, chẳng hạn
hàm lượng oxy hóa tan thấp kết hợp với khí ammonia và khí cacbonic cao, làm tăng
áp suất nước và nồng độ nitrate, cá càng trở nên nhạy cảm với Aeromonas
hydrophila (Pai et al., 1995).
Dấu hiệu bệnh lý
Các dấu hiệu lâm sàng do Aeromonas hydrophila gây ra đã được xác định có 4 loại:
thứ nhất là dấu hiệu cấp tính (nhiễm trùng huyết gây tử vong nhanh với một vài
triệu chứng tổng quát), thứ hai là cơ thể bị trương nước cấp tính (da phồng, xù vẩy),
thứ ba là lở loét sâu vào cơ thể (những khối u nhọt) và thứ tư là dấu hiệu tiềm tàng
(không có triệu chứng) (Karunasagar et al., 1989). Những dấu hiệu như: vết loét
nhỏ trên bề mặt (xù vẩy), xuất huyết ở các vị trí đặc biệt (trên mang, lỗ hậu môn,
vi), mắt lồi, bụng trương to và thường tích nước (Jeney et al., 1995). Azad et al.
(2001), đã quan sát những dấu hiệu bên ngoài như sự thay đổi những vùng hoại tử
trên cá Rô phi (Oreochromis niloticus) bị nhiễm Aeromonas hydrophila cũng như
những dấu hiệu lâm sàng bên trong nội tạng của những loài cá khác nhau. Gan và
thận cá Hồi (Micropterus salmoides) đã bị phá hủy và hoại tử khi bị nhiễm
Aeromonas hydrophila (Huizinga et al., 1979). Sự thoái hóa gan và sự hoại tử thận
trên cá Vàng bị nhiễm Aeromonas hydrophila (Tafalla et al., 1999). Những vết hoại

tử sẽ lan rộng trong các cơ quan nội tạng và xuất hiện những sắc tố trong đại thực
bào của cá Nheo Mỹ nhiễm Aeromonas hydrophila (Ventura et al., 1988).
2.3 Sơ lược tình hình sử dụng dịch chiết từ thảo dược
2.3.1 Trên thế giới
Theo tài liệu thu thập được cho biết thảo dược được sử dụng sớm nhất ở Ai Cập từ
năm 2000 trước Thiên Chúa, tại Trung Hoa, thảo dược được ghi nhận từ năm 168
trước Thiên Chúa, rồi du nhập vào Nhật Bản năm 411 sau Thiên Chúa khiến cho
nền y học thảo dược hiện nay rất phổ thông, phát triển, đồng thời đang được hệ
thống hoá. Hai quốc gia La Mã – Hi Lạp đã dùng thảo dược từ thời Aristote, sách
9


thảo dược của Dioscorides viết vào thế kỷ thứ nhất sau Thiên Chúa đã thống kê trên
600 vị thuốc cỏ cây. Tiếp đó, nền y học Ayurvedic Ấn Độ cũng dùng thảo dược từ
trên năm ngàn năm để hỗ trợ việc phòng trị bệnh.
Tại các nước Châu Âu: Anh, Pháp, đặc biệt Đức là quốc gia tiến bộ nhất có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học về thảo dược. Tại Đức, một uỷ ban gồm nhiều bác
sĩ, dược sĩ, chuyên gia về chất độc đã hoàn thành một tài liệu với trên
400 chuyên đề miêu tả công dụng, tác dụng phụ, phân lượng của nhiều loại thảo
dược khác nhau.
Tại Mỹ, thảo dược rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Cơ quan The American
Bontanical Council, Austin-Texas, dựa vào hai công trình của Đức và Anh đã soạn
một tài liệu nói về 26 thảo dược thông dụng. Những năm gần đây, Viện sức khoẻ
Hoa Kỳ đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về thảo dược.
Năm 1858, Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của Tỏi
(Allium sativum). Năm 1944, Chester Cavallito đã phân tích được hợp chất allium
trong Tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh, kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc
Penicilline và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua
đuổi hoặc tiêu diệt nhiều loại sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc. Một nghiên cứu khác
tại Brazil năm 1982 đã chứng minh nước tinh chất của Tỏi có thể chữa được nhiều

bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Ngoài
ra, Tỏi cũng được dùng để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da rất hiệu
quả.
Vào năm 1867, Binz đã chứng minh được Quinine rất độc với Paramecium,
Quinine ở nồng độ 1/20.000 làm suy yếu hoạt lực của Paramecium sau 2 phút, làm
bất hoạt sau 2 giờ.
Năm 1880, Davaine đã bắt đầu nghiên cứu tính kháng khuẩn của lá Hồ đào
(Juglans regia) đối với Bacillus anthracis. Đến năm 1887, Koch nghiên cứu
chứng minh tính kháng khuẩn của nhiều loại tinh dầu. Cũng trong thời gian này,
Chamberland chứng minh nhiều loại tinh dầu có tính kháng khuẩn, các thí nghiệm
này được nhiều người như: Cadeae, Mennic, Bering, Reilling, … tiếp tục nghiên
cứu.
Vào năm 1817, Pelletier et al. tách được một loại alkaloid có tên là emetin. Năm
1912, Rogers nhận thấy dung dịch muối Chlohydrat emetin 1/10.000 diệt được
amip, từ đó emetin được dùng rộng rãi trong điều trị lỵ cấp tính ở ruột, áp-xe gan do
amip. Nhiều loài cây Holarrhena đã được người dân Ấn Độ dùng để chữa sốt rét,
lao, chữa lỵ amip và Trichomonas, trong số 20 alkaloid chiết suất từ hạt và vỏ cây
nhận thấy chất conessin có tác dụng mạnh với amip, đã được ứng dụng điều trị lỵ
amip có kết quả. Holarrhena antidysenterica đã được Viện dược liệu tách chiết
10


được một chế phẩm gọi là “Holanin” thành phần chủ yếu chứa conessin và các
alkaloid khác, có tác dụng điều trị lỵ amip thể cấp, được xác định qua nhiều công
trình nghiên cứu lâm sàng.
Từ củ của cây Bình Vôi hoa dầu (Stephania cepharantha, họ: Menispermaceae).
Năm 1934, Kondo et al., đã tách chiết thành công một alkaloid có tên cepharatin,
chất này có tác dụng với vi khuẩn lao ở nồng độ 10 – 20mg/ml. Năm 1944, Gupta
and Kahali đã chiết suất được berberin từ cây Hoàng liên gai (Berberis vulgaris),
chất này có ảnh hưởng tốt đối với các bệnh ký sinh trùng do Leishmannia tropica,

Trypanosoma equiperdum gây ra. Ukita Mizuno et al., (1949) nhận thấy berberin có
tác dụng tốt hơn sunfathiazon đối với Staphylococcus auraus.
Năm 1928, Tokin đã chứng minh nhiều chất bay hơi từ cây xanh có tác dụng với
vi khuẩn được gọi là Phytoncid. Gries (1943), Largralge (1956) chiết suất từ cây Hồ
đào (Juglals ligas - Juglandaceae) được chất Juglon, đây là một dẫn chất
natoquinon, chất này có tác dụng với nhiều loại nấm và vi khuẩn có nha bào. Năm
1959, Horak and Santavi đã chiết suất từ Cần sa (Cannabis sativa) được chất
cannabiriolic, dung dịch 10 - 15μg/ml có tác dụng với vi khuẩn lao ở người và một
số vi khuẩn Gram (+), đặc biệt là vi khuẩn kháng lại Penicilline.
Tại Liên Xô (cũ) thường dùng “imalin” tách chiết từ cây Cỏ Ban (Hypericum
pesoratum), dung dịch 1/1.000.000 đã có thể diệt được tụ cầu vàng, vi khuẩn
bạch cầu, vi khuẩn hoại thư sinh hơi. Chế phẩm giữ được lâu không hỏng, dùng để
chữa viêm họng, dạng mỡ chữa bỏng, mụn nhọt.
Năm 1985, Khuê Lập Trung đã đưa ra 22 loài thảo dược, chủ yếu phòng trị bệnh về
vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng, bệnh đường ruột cho tôm, cá và nhuyễn thể như:
Xuyên tâm liên, Địa niên thảo, Lưu xổ tử, Quản trọng, Ngũ bội tử, …
Năm 1997 tại Thái Lan, Sataporn Direkbusarakom et al., đã thử nghiệm thành công
khả năng kháng khuẩn của các loài thảo dược như: O. sanctum, C. alata, Eclipa
alba, P. acidus, P. debelis, P. amarus, Psidium guajava, Momordica charatia, …
đối với vi khuẩn Vibrio sp. Tuy nhiên, chỉ có hai cây Ổi (Psidium guajava), Khổ
qua (Momordica charatia) có hiệu quả ức chế đối với Vibrio sp., nồng độ ức chế tối
thiểu của Ổi (Psidium guajava) ở 0,625mg/ml, Khổ qua (Momordica charatia) ở
1,25mg/ml.
Ở cá Tráp (Pseudosciaena crocea), khi cho cá ăn 1-1,5% hỗn hợp rễ Hoàng kỳ
(Astragalux membranaceus) và rễ Đương quy (Rangelicae sinensis) với tỷ lệ 5:1 thì
hệ miễn dịch cá được tăng cường và tỷ lệ sống được cải thiện (Jian et al., 2003).
Dugenci et al., (2003) sử dụng chiết xuất từ Tầm gửi (Viscum album), Tầm ma
(Urtica dioica) và Gừng (Zingiber officinale) cho cá Hồi (Oncorhynchus mykiss) ăn
11



với khẩu phần 0,1%, 1% và 5% trọng lượng thân/ngày liên tục trong 3 tuần. Kết quả
cá ăn thức ăn có bổ sung chiết chất thảo dược thì hoạt động hô hấp tăng đáng kể so
với nhóm đối chứng. Đặc biệt, ở khẩu phần bổ sung 1% chiết chất từ Gừng, làm
tăng hoạt động thực bào, tăng hô hấp của tế bào bạch cầu và tăng hàm lượng protein
trong huyết tương.
Ở Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu trong qui mô phòng thí nghiệm với 3 loại thảo
dược Hương nhu tía (Ocimum sanctum), Sâm Ấn Độ (Withania somniera) và
Nhục đậu khấu (Myristik fragrans) có ảnh hưởng kháng lại loài vi khuẩn
Vibrio harvey gây bệnh trên cá Song (Epinephelus tauvina). Thí nghiệm được tiến
hành với cá Song có trọng lượng 30 ± 0,5g, 3 loại thảo mộc nêu trên được tách chiết
trộn vào thức ăn cho cá ăn với các nồng độ tăng dần (100, 200, 400 và 800mg/kg
thức ăn). Các thí nghiệm đối chứng cho thấy tỷ lệ cá chết lên đến 100%, các thí
nghiệm cho ăn với nồng độ 100, 200 đã giảm tỷ lệ chết xuống còn 5%. Vậy bước
đầu đã có kết quả tốt trong việc sử dụng Hương nhu tía (Ocimum sanctum), Sâm Ấn
Độ (Withania somniera) và Nhục đậu khấu (Myristik fragrans) có tính kháng
vi khuẩn Vibrio harvey. Một nghiên cứu khác cho thấy chất chiết từ lá Ổi và quả Ổi
có tác dụng chống lại các loài vi khuẩn Staphylococcus, Shigella, Salmonella,
Pacilus, E. coli, Clostridium và Pseudomonas. Năm 2004, Hasnabana đã nghiên
cứu sử dụng Sầu đâu (Azadirachta indica), Tỏi (Allium sativum) và Răm nước
(Polygonum hydropiper) là 3 loại thảo dược dùng để kháng khuẩn. Kết quả cho thấy
có tính miễn dịch đối với cá chép Ấn Độ. Thí nghiệm tiến hành trên cá có trọng
lượng (200±17g) cho ăn thức ăn có chứa 0,5% rễ cỏ Xước (Achyranthes aspera) sau
4 tuần cho ăn nhận thấy cá có khả năng sinh ra kháng thể (Vasudeva rao et al.,
2004).
Theo kết quả nghiên cứu của Muohan Thakae (2004), khi ông tiến hành nghiên cứu
tính kháng khuẩn của Nghệ (Curcuma longa), Gừng (Zingiber officinale), hạt
Tiêu đen (Piper nigrum), Quế (Cinnamomum cassia), Húng tây (Thymus vulgaris)
và Đinh hương (Syzgium aromaticum) với một số loài vi khuẩn cụ thể như E. coli,
S. typhimurium, E. faecium, và E. faecalis bằng phương pháp kháng sinh đồ. Kết

quả chỉ rõ dịch tách chiết từ Nghệ có tính kháng E. coli, S. typhimurium, và
E. faecalis với nồng độ 130 mg/đĩa, cũng phương pháp tương tự Húng tây có tính
kháng khuẩn tại nồng độ 30 mg/đĩa, nhưng cả hai loại thảo dược này lại không có
hiệu quả đối với E. faecium, các thảo dược còn lại chỉ rõ không có hoạt tính kháng 4
loài vi khuẩn được chọn đưa vào nghiên cứu các bước tiếp theo về thử tác dụng độc
trên nhiều loài động vật thuỷ sản thì Đinh hương có ảnh hưởng đến sự tăng trọng.
Theo Yin et al., (2006) khi bổ sung 0,1- 0,5% Hoàng kỳ (Astragalus radix) vào thức
ăn làm tăng hàm lượng lysozyme của cá Rô phi sau 1 tuần và hoạt động thực bào
của tế bào thực bào tăng sau 3 tuần. Cũng trên cá Rô phi, Pachanawan et al., (2008)
12


chứng minh có thể sử dụng lá Ổi (Psidium guajava) để kiểm soát bệnh do
Aeromonas hydrophila gây ra. Chiết xuất từ Xuyên tâm liên (Andrographis
paniculata) có thể kiểm soát được bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây
bệnh trên cá Trê trắng (Clarias batrachus) (Balasundaram et al., 2009).
Năm 2007, cũng tại Trung Quốc thêm một nghiên cứu khác về tính miễn dịch của
cá Chép, trộn lẫn một số loại thảo dược với nhau như rễ và thân Hoàng kỳ
(Astragalus mempranaceus), Poligonum multiflorum (phần rễ), Isatis tinctoria
(phần rễ), Glycyrrhida grabra (phần thân) cho cá Chép ăn 0,5% và 1% trong thời
gian 30 ngày, kết quả cho thấy thảo dược giúp tính miễn dịch của cá tăng lên đáng
kể (Chuntao Yuan et al., 2007).
Kết quả của Ardo et al., (2008) cho thấy trộn chiết xuất từ Hoàng kỳ (Astragalus
membranaceus) và Kim ngân (Lonicera japonica) vào thức ăn có thể tăng cường
hệ miễn dịch cá Chép và cá Rô phi (Oreochromis niloticus) chống lại vi khuẩn
Aeromonas hydrophila.
Theo Harikrishnan et al., (2009) ngâm cá Chép (Cyprinus carpio) đã gây
cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila (nồng độ 108 cfu/ml) với thảo dược
Sầu đâu Ấn Độ (Azadirachta indica) (nồng độ 1g/lít) trong 10 phút suốt 30 ngày
cho thấy số lượng bạch cầu, hồng cầu và hàm lượng protein huyết thanh tăng có ý

nghĩa thống kê so với cá đối chứng.
Zheng et al., (2009) chứng minh khi thêm tinh dầu lá Thơm (Origanum
heracleoticum) vào khẩu phần thức ăn cá Nheo (Ictalurus punctatus) bị nhiễm
vi khuẩn gây bệnh xuất huyết (Aeromonas hydrophila) thì cá vẫn tăng trưởng
khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, chức năng gan và các cơ quan nội tạng được
cải thiện và hoạt động chống oxy hóa của cá cũng tăng lên.
2.3.2 Trong nước
Theo nhiều người, ý tưởng dùng thảo dược trị bệnh trên động vật thuỷ sản
bắt nguồn từ những bài thuốc dân gian có tác dụng cho gia súc và vật nuôi, sau đó
cải biến cho phù hợp với môi trường thuỷ sản. Ở một số tỉnh và địa phương người
dân đã sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh trên cá, tôm nuôi. Ở các làng cá bè ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian gần đây nở rộ phong trào dùng cây, lá
thuốc nam trộn với thức ăn để phòng và trị bệnh trên cá nuôi bè. Phòng trị bệnh cá
bằng cây thuốc nam là do người nuôi ở đây tự nghiên cứu, thực hiện rồi truyền
miệng nhau. Các loại cây như lá Trầu, cỏ Mực (Nhọ nồi), cỏ Ri trị bệnh ký sinh
trùng cho cá rất tốt. Huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã có kinh nghiệm hay nhiều gia
đình trong việc sử dụng các loại thảo dược làm thuốc chữa một số bệnh thường gặp
trên tôm, cá thay cho việc dùng thuốc kháng sinh rất có hiệu quả: dây Thuốc cá, quả
thàn mát già và bã khô dầu cây sở diệt các loại cá tạp, diệt khuẩn trong ao, lá Xoan
13


diệt trùng mỏ neo và trùng bánh xe, lá Thầu dầu tía có chất đắng để chữa bệnh loét
mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả… Tại Tân Châu – Châu Đốc (An Giang), Hồng
Ngự (Đồng Tháp)… người dân tại khu vực nuôi bè đã biết dùng cây cỏ Mực, lá
Trầu, lá Ổi để trị bệnh cho cá…
Vào năm 1995, Hà Ký & ctv., đã nghiên cứu một số loài thảo dược dùng để phòng
trị bệnh trên cá Trắm cỏ miền Bắc. Bước đầu chọn được 9 loài cây thuốc: rau Nghể
(Polygonum hydropiper), rau Sam (Portulaca cleracea), cỏ Sữa lá to (Euphorbia
hirta), cỏ Sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolis), Sài đất (Wedelia calendulacae), Nhọ

nồi (Eclipta alba), Bồ công anh (Lactuca indica), cây Vòi voi (Heliotropium
indicum) và Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria) có thể sử dụng trong phòng trị
bệnh đốm đỏ ở cá Trắm cỏ.
Trong năm 2000, Nguyễn Ngọc Hạnh & ctv., tiến hành nghiên cứu thử nghiệm
thành công các hợp chất chiết xuất từ thảo dược như Hepato, Alixin với tác dụng hỗ
trợ tiêu hoá tốt, giúp tôm khoẻ mạnh, sinh trưởng bình thường, chống nhiễm bệnh
đặc biệt các bệnh về gan.
Phan Xuân Thanh & ctv., (2003) đã đánh giá 25 loài cây (Tỏi, Sài đất, Nghệ, Bạc
hà, …) có hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm có thể sử dụng trong
phòng trị bệnh thuỷ sản. Kết quả nghiên cứu còn chiết được chất kháng khuẩn
2-hydroxy 6-pentadeca-trienylbenzoat từ các loài thảo dược trên và thí nghiệm trên
tôm sú nuôi, ở nồng độ chiết chất 1-3ppm có hiệu lực trị bệnh phát sáng, đen mang,
vàng mang, đóng rong, hoại tử phụ bộ, … và nồng độ 0,5-1ppm thì có tác dụng
phong bệnh do vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vậy gây ra. Bùi Quang Tề
(2003) đã nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống khuẩn của các thảo dược như
Tỏi, Sài đất, Nhọ nồi. Chất tách chiết trên với hoạt chất 10% trộn vào thức ăn phòng
được bệnh xuất huyết, đốm trắng cho cá Tra (Bùi Quang Tề, 2006a). Tỏi có tác
dụng phòng trị bệnh cho tôm Sú (Bùi Quang Tề, 2006b).
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2008) dịch chiết từ cây Nem (Azdirachta indica) có thể
thay thế 50% kháng sinh trong sản xuất giống Cua biển (Scylla paramamosain).
Huỳnh Kim Diệu (2010) đã sử dụng 30 loại thảo dược thường được dùng trong
dân gian như: Bán tự mộc (Hemigraphis glaucescens), Bàng (Terminalia catappa),
Ổi (Psidium guajava), Từ bi (Pluchea indica) … để thử hoạt tính kháng khuẩn trên
3 loại vi khuẩn E. ictaluri, E. tarda, A. hydrophila cho thấy các cây thuốc này đều
có khả năng kháng khuẩn. Hoạt phổ mạnh trên cả 3 loại vi khuẩn là lá Bàng, Ổi,
Trầu không, Tràm. Tác động mạnh nhất trên E. ictaluri là Sâm đại hành, E. tarda là
Rau mương, A. hydrophila là Bàng.
Theo Huỳnh Kim Diệu (2011) sử dụng bột lá Hoàn ngọc (Pseuderanthemum
palatiferum) bổ sung vào thức ăn của cá Tra với liều 15g/kg thức ăn và cho cá ăn
14



trong 1 tháng thì cá tăng trọng hơn nghiệm thức đối chứng là 27%. Ở nghiệm thức
cho ăn bổ sung bột lá Xuân hoa liều 20g/kg thức ăn thì tỉ lệ sống là 98,3% cao hơn
so với lô đối chứng (88,3%). Khi gây cảm nhiễm cá Tra khỏe với vi khuẩn
Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết và vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây
bệnh mủ gan thì tỉ lệ chết ở các nghiệm thức cho cá ăn thức ăn bổ sung bột lá Xuân
hoa (liều 20g/kg thức ăn) là 11,67% và 15%, thấp hơn cá ở lô đối chứng, tỉ lệ chết là
28,33% và 33,33%.
Dịch chiết từ Hoàng kỳ cũng đã được thử nghiệm bổ sung vào thức ăn cho
cá Tra (20-30g/con) để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch của cá Tra
(Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Yến Nhi, 2011). Cá Tra khỏe (20-30g/con)
được cho ăn thức ăn bổ sung 0,5% dịch chiết Hoàng kỳ trong 5 tuần thì có số lượng
hồng cầu, tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu tăng
so với cá ăn thức ăn không bổ sung dịch chiết Hoàng kỳ. Sau khi gây cảm nhiễm
cá Tra khỏe với vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết và vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan thì số lượng hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào
lympho, tiểu cầu ở các nghiệm thức đều giảm trong khi bạch cầu đơn nhân, bạch
cầu trung tính tăng. Khả năng diệt khuẩn của huyết thanh ở cá cảm nhiễm cao hơn
cá khoẻ, khả năng diệt khuẩn của huyết thanh của cá ăn thức ăn có bổ sung Hoàng
kỳ cao hơn so với cá ăn thức ăn không bổ sung Hoàng kỳ.

15


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
* Thời gian: Từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015.
* Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Thủy sản, Khoa Sinh học

ứng dụng, trường Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu, dụng cụ và hóa chất
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn vi sinh: Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila do Phòng thí nghiệm
Bệnh học thủy sản, Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ.
Nguồn thảo dược: Được thu hái ngoài tự nhiên gồm: dây Cóc và dây Thần thông
được xác định thông qua hình dạng bên ngoài dựa trên sự miêu tả của Đỗ Tất Lợi
(1968).
3.2.2 Dụng cụ, hóa chất
Ống nghiệm có nắp nhựa, cốc 100ml, chai thủy tinh nấu môi trường (250ml và
500ml), đĩa petri, khay nhựa, giá để ống nghiệm, micropipet BIOHIT – Phần Lan,
đũa tán thủy tinh, que cấy, găng tay, khẩu trang, giấy thấm, giấy bạc.
Môi trường BHI (Brain Heart Infusion – hãng Merck), môi trường NB (Nutrient
Broth – hãng Merck), môi trường NA (Nutrient agar – hãng Merck), nước cất, cồn
700, cồn 900, nước muối sinh lý 0,9%.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp ly trích thảo dược
Tiến hành tách chiết theo 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp ngâm: ngâm thảo dược trong cồn 700 và khuấy từ trong 7 giờ.
+ Phương pháp đun: trong nước cất và cồn 900 trên bếp từ ở nhiệt độ 800C trong
3 giờ, bịt miệng bình bằng giấy bạc để cồn không bay hơi.
Thảo dược và dung môi sử dụng các tỉ lệ khác nhau 1:1, 1:2, 1:3 (trọng lượng: thể
tích), thân của dây Cóc và dây Thần thông rửa sạch, để ráo nước tự nhiên ở nhiệt độ
phòng, cắt lát mỏng rồi cho vào máy xay thật nhuyễn, sau khi tách chiết, lọc qua
giấy lọc được dịch chiết. Đun dịch chiết ở 700C để cồn bốc hơi khi ngữi thấy hết
mùi cồn thì bổ sung nước cất cho cân bằng thể tích, bảo quản ở nhiệt độ 4-60C.

16



3.3.2 Bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm với dây Cóc
Bảng 3.1: Thử nghiệm khả năng kháng Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila
của dịch chiết dây Cóc với nước cất đun sôi, cồn 700, cồn 900.

Nghiệm thức

Thể tích dịch chiết

Số lần lặp lại

(µl)

Mật độ vi khuẩn
(cfu/ml)

1:1

100

3

106

1:2

100

3


106

1:3

100

3

106

Đối chứng

100

3

106

* Thí nghiệm với dây Thần thông
Bảng 3.2: Thử nghiệm khả năng kháng Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila
của dịch chiết dây Thần thông với nước cất đun sôi, cồn 700, cồn 900.

Nghiệm thức

Thể tích dịch chiết

Số lần lặp lại

(µl)


Mật độ vi khuẩn
(cfu/ml)

1:1

100

3

106

1:2

100

3

106

1:3

100

3

106

Đối chứng

100


3

106

3.3.3 Phương pháp lập đĩa thảo dược
Sau khi thu được các dung dịch từ các phương pháp ly trích trên, tiến hành xác định
hiệu quả trên vi khuẩn theo phương pháp đục lỗ thạch (Sarkar et al.,1996). Các thao
tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
Vi khuẩn E. ictaluri và A. hydrophila sau khi được tách ròng và định danh, tiến
hành đổ 20ml dung dịch môi trường trên đĩa, khi môi trường đã khô, tiếp tục lấy
50μl dung dịch ở ống nghiệm chứa vi khuẩn có mật độ 106 cfu/ml trải đều trên mặt
thạch bằng que trải vi khuẩn, để khô tự nhiên. Sau 1 phút, dùng miropipet nhỏ 100μl
dịch chiết hỗn hợp thảo dược vào mỗi giếng thạch, để khô thảo dược rồi giữ ở nhiệt
độ 300C – 320C.

17


×