Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thực nghiệm nuôi cá trê vàng trong ao đất lót bạt với mật độ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.76 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ TRÊ VÀNG
TRONG AO ĐẤT LÓT BẠT VỚI MẬT ĐỘ
KHÁC NHAU

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bình Nguyên
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040046

i 2015
Cần Thơ,


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ TRÊ VÀNG
TRONG AO ĐẤT LÓT BẠT VỚI MẬT ĐỘ


KHÁC NHAU

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Trần Ngọc Tuyền

Nguyễn Bình Nguyên
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040046

ii


Cần Thơ, 2015

iii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: “Thực nghiệm nuôi cá trê vàng trong ao đất lót bạt với mật độ khác
nhau”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bình Nguyên
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6.
Tiểu luận đã được hoàn thành theo góp ý của Hội đồng chấm tiểu luận ngày 15/6/2015

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015
Cán bộ hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

(Chữ ký)

(Chữ ký)

ThS. Trần Ngọc Tuyền

Nguyễn Bình Nguyên

iv


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa sinh học ứng dụng - Trường đại học
Tây Đô và tập thể lớp các bạn Nuôi trồng thủy sản 6 đã giúp tôi hoàn thành tốt tiểu
luận này.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Ths Trần Ngọc Tuyền đã chỉ
dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện và viết
bài tiểu luận tốt nghiệp.
Cám ơn gia đình của con đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trong
suốt thời gian học tập và thời gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

v


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ báo cáo cùng cấp nào

khác.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015

Nguyễn Bình Nguyên

vi


TÓM TẮT
Đề tài “Thực nghiệm nuôi cá Trê vàng trong ao đất lót bạt với mật độ khác nhau”
được thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 04/2015 tại trại giống Thủy sản, khu vực
An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích xác định mật nuôi độ phù hợp cho cá Trê
vàng trong mô hình nuôi ao đất lót bạt. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và lặp lại 3 lần
với mật độ lần lượt là: 8 con/m2, 12 con/m2 và 16 con/m2. Thức ăn dùng trong thí
nghiệm là thức ăn công nghiệp. Thí nghiệm gồm 9 ao, mỗi ao có diện tích 24m2. Cá ở
các ao nuôi có cùng điều kiện chăm sóc và quản lí.
Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ dao động từ 25,8 - 31,3 0C; pH dao động từ
7,76 - 8,1; Oxy dao động từ 3,83 - 5,81 ppm.
Sau 3 tháng nuôi, cá nuôi ở mật độ 8 con/m2 có tỷ lệ sống cao nhất là 93% khác biệt
có ý nghĩa (p < 0,05) với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức 8
con/m2 cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất lần
lượt là 118g và 3,74 %/ngày khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với ba nghiệm thức còn
lại. Cá nuôi ở mật độ 16 con/m2 có tỷ lệ sống thấp nhất là 89,5% và có sự tăng trưởng
khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối thấp nhất lần lượt là 93g và 3,48 %/ngày
khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) đối với các chỉ tiêu tương ứng của ba nghiệm thức còn
lại.
Từ khóa: ao lót bạt, cá Trê vàng, mật độ, tăng trưởng, tỷ lệ sống.


vii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. i
CAM KẾT KẾT QUẢ .............................................................................................. vi
TÓM TẮT ................................................................................................................ vii
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. v
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. vvii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1Giới thiệu chung .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 2
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trê vàng .................................................................... 2
2.1.1 Phân loại và hình thái................................................................................... 2
2.1.2 Phân bố và điều kiện môi trường sống ......................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ........................................................... 4
2.1.5 Đăc điểm sinh sản ........................................................................................ 4
2.2 Tình hình nuôi cá Trê vàng ở Đồng Bằng sông Cửu Long .................................. 4
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 7
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 7
3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu .......................................................... 7
3.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm........................................................................... 7
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7
3.4.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm......................................................... 7
3.4.2 Tiêu chuẩn chọn cá ...................................................................................... 7

3.4.3 Chuẩn bị ao nuôi và bố trí thí nghiệm .......................................................... 7
3.5 Chăm sóc và quản lý .......................................................................................... 8
3.6 Ghi nhận số liệu ................................................................................................. 8
3.6.1 Số liệu môi trường ....................................................................................... 8
3.6.2 Số liệu của cá trong thí nghiệm .................................................................... 8
3.7 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 9
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 10
4.1 Các chỉ tiêu môi trường .................................................................................... 10
4.2 Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm ...................................................................... 11
viii


4.3 Kết quả về tăng trưởng ..................................................................................... 12
4.4 Phân hóa sinh trưởng ........................................................................................ 12
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................ 14
5.1 Kết luận............................................................................................................ 14
5.2 Đề xuất ............................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 15
PHỤ LỤC A …………………………………………………………………………..A
PHỤ LỤC B…………………………………………………………………………………..K

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng…………………………………………3
Hình 4.1 Sự phân hóa sinh trưởng………………………………………………….....14

vi



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Mật độ nuôi cá Trê vàng trong ao đất.………………………….……………6
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm………………………10
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng………….………………………………….......11
Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá Trê vàng…………………………..........12

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của
Việt Nam. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đây là vùng đất giàu tiềm
năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Đối tượng cá Trê vàng (Clarias macrocephalus)
là một trong những loài cá được nuôi phổ biến, do cá Trê vàng là đối tượng dễ nuôi,
nuôi được ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau, chịu đựng được những điều kiện
khắc nghiệt của môi trường, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau. Cá Trê vàng
là đối tượng có giá trị kinh tế cao nhất trong bốn loài cá trê ở Việt Nam, do cá có chất
lượng thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng.
Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang phát triển các mô hình nuôi cá Trê vàng
thương phẩm cho hiệu quả kinh tế rất khả quan (Đoàn Hữu Nghị, 2013). Trong các mô
hình nuôi cá Trê vàng hiện nay như: nuôi cá Trê vàng trong ao đất, bể xi măng… thì
mô hình nuôi cá Trê vàng trong ao đất lót bạt thích hợp cho đa số các hộ dân vì chi phí
đầu tư thấp, đơn giản không cần nhiều diện tích đất, dễ chăm sóc dễ quản lý… Phong
trào nuôi cá Trê vàng thương phẩm đang phát triển mạnh và đã có nhiều nghiên cứu về
đối tượng này. Tuy nhiên, thông tin về mật độ nuôi cá Trê vàng trong ao đất lót bạt
còn hạn chế, chưa được công bố rộng rãi.
Vì vậy, đề tài “Thực nghiệm nuôi cá Trê vàng trong ao đất lót bạt với mật độ khác

nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mật độ nuôi phù hợp cho cá Trê vàng trong ao đất lót bạt.
Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật nuôi cá Trê vàng thương phẩm trong ao đất lót
bạt.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, Oxy) trong quá trình nuôi cá.
So sánh ảnh hưởng của mật độ nuôi lên các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Trê vàng trong hệ thống thí nghiệm.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trê vàng
2.1.1 Phân loại và hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng được phân loại
theo khóa phân loại sau:
Ngành: Chodrata
Lớp: Actinoptergii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus (Gunther, 1964)
Tên địa phương: cá Trê vàng
Tên tiếng anh: Yellow catfish

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá trê vàng
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng có đầu rộng, dẹp

bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng, miệng cận dưới, không co duỗi
được, rạch miệng thẳng nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc. Cá có 4 đôi
2


râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép to và
dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõm hơn điểm
cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có 2 lổ thóp, một lổ nằm phía sau
đường ngang nối hai mắt, còn hai lổ kia nằm trước mấu xương chẩm, mấu xương
chẩm tròn, chiều rộng mấu xương chẩm tương đương 3 - 5 lần chiều cao của nó. Lổ
mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển. Cá có thân dài,
phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn, đường bên hoàn toàn chạy
từ mép trên của lổ mang và kết thúc ở điểm giữa của vi đuôi, phần trước lệch xuống
mặt bụng và phần trên trục giữa của thân. Vi hậu môn dài, phần cuối gần chạm gốc vi
đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần phía ngọn các tia. Gai vi ngực cứng, nhọn, cả
hai đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn
không chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống
bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có khoảng 10 chấm
nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân.
2.1.2 Phân bố và điều kiện môi trường sống
Cá Trê phân bố ở một số nước châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Philippines,
Trung Quốc, Việt Nam… theo Dương Nhựt Long (2003). Ở nước ta đang khai thác và
nuôi 4 loài đó là cá Trê đen (Clarias focus), Trê trắng (Clasrias batracus), Trê vàng
(Clasrias macrocephalus) và cá Trê phi (Clasrias gariepinus). Ngoài ra còn có cá Trê
vàng lai (con lai giữa cá Trê phi đực và cá Trê vàng cái) đang được nuôi phổ biến ở
nhiều địa phương trong cả nước.
Cá có thể chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như ao tù mương rãnh,
nơi có hàm lượng ôxy thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế giúp cá
hô hấp được ôxy khí trời và có thể chịu được nơi có pH thấp từ 4 - 4,5 (Dương Nhựt
Long, 2004).

Cá Trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được môi
trường hơi phèn và trong điều kiện nước lợ (độ mặn < 5‰). Cá phát triển tốt trong môi
trường có pH khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Khả năng thích nghi với
môi trường rất tốt, đặc biệt là cá có cơ quan hô hấp phụ (hoa khế) mà cá có thể sống
trong điều kiện bất lợi như ao tù, mương rãnh và cả những nơi có điều kiện ôxy rất
thấp, khoảng 1 - 2 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá trê vàng có nhiệt độ thích hợp từ
12 - 39 0C (Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991).

3


2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Đặc trưng dinh dưỡng của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và theo điều
kiện sống (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Cá Trê là loài ăn tạp thiên về động vật, sau khi nở dinh dưỡng hoàn toàn bằng noãn
hoàng từ 1 - 2 ngày. Cá Trê Vàng thường hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối
hoặc ban đêm vào lúc trời gần sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
Khi còn nhỏ ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá Tra
(Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp là tôm tép, cá
con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ trại
chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, rất thích ăn mồi là động vật
thối rữa. Cá Trê vàng có khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến cũng rất cao
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Cá Trê vàng có kích cỡ nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình. Giai đoạn cá bột lên
cá giống, cá tăng trưởng nhanh chủ yếu về chiều dài. Khi kích thước 15 cm trở lên thì
khối lượng của cá tăng nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Sức lớn cá phụ thuộc vào
mật độ cá thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung
và Trần Thị Thanh Hiền, 1994). Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có khối lượng trung bình
400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004; đươc trích dẫn bởi
Trần Thị Thúy An, 2009).

2.1.5 Đăc điểm sinh sản
Trong tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi được khoảng 8
tháng tuổi. Theo Dương Nhựt Long (2004), mùa vụ sinh sản của cá vào mùa mưa từ
tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản
từ 4 - 6 lần trong 1 năm. Nhiệt độ thích hợp để cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sau khi sinh
sản xong có thể nuôi vỗ tái thành thục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản
trở lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính
trứng 1,1 - 1,2 mm, trứng có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá trê thuộc trứng dính và
có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 - 0,5m. Cá
thường đẻ vào ban đêm và thường rộ nhất vào lúc gần sáng (Huỳnh Kim Hường,
2005). Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh sản của cá từ 28 - 30 0C (Nguyễn Văn Kiểm,
2004).
2.2 Tình hình nuôi cá Trê vàng ở Đồng Bằng sông Cửu Long
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về cá trê như:
4


Năm 2012, Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An kết hợp
với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học “Phát triển mô hình sản xuất
giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) “ở Đồng Tháp, đề tài
được thực hiện trong 30 tháng. Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi
thương phẩm cá trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu
cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêu dùng, góp phần đa
dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh
Đồng Tháp. Kết quả đã cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong
vùng với số lượng khoảng 200.000 con đạt kích cỡ trung bình từ 5 - 7 cm; Sản lượng
cá Trê vàng thương phẩm khoảng 30 tấn/ha (Phạm Thanh Dung, 2014; Trích dẫn bởi
Phạm Hiếu Ngởi, 2014).
Theo Đoàn Hữu Nghị (2013), đã công bố mô hình nuôi thương phẩm cá trê vàng trong

ao đất với diện tích ao là 500 - 1.000m2; mực nước dao động 1,6 - 1,8 m. Cá giống
được nuôi với kích cỡ từ 5 - 10 cm và mật độ thả là 15 - 20 con/m2. Thức ăn được sử
dụng cho cá trê vàng là thức ăn công nghiệp chiếm khoảng 4 - 6% khối lượng của cá.
Định kỳ cứ 2 tuần trộn thêm Vitamin C với liều lượng 0,05 - 0,1% lượng thức ăn hàng
ngày và chất khoáng đa lượng như: Canxi, photpho với liều lượng từ 1 - 3% lượng
thức ăn hàng ngày trộn với thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Sau 5 - 6 tháng
nuôi cá Trê vàng đạt kích cỡ bình quân là 150 - 250g.
Mật độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
của cá Trê vàng lai. Theo Trần Thị Hoài Thương (2011), kết quả đạt được là sự tăng
trưởng và tỷ lệ sống giảm dần theo mật độ ương tức là ương ở mật độ càng cao thì tốc
độ tăng trưởng của cá càng chậm và ngược lại ương ở mật độ thấp thì tốc độ tăng
trưởng của cá sẽ nhanh hơn.
Mặt khác, theo Dương Nhựt Long (2013), mật độ nuôi cá Trê vàng liên quan đến chiều
dài cá ban đầu. Nếu kích thước cá nhỏ sẽ thả với mật độ dầy và ngược lại (Bảng 2.1).
Sau 2 - 3 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 150 - 250 g/con.

5


Bảng 2.1 Mật độ nuôi cá trê vàng trong ao đất
Cỡ cá (cm)
3-4
4-6
5-7
10 - 12

Mật độ thả (con/m2 )
60 - 70
40 - 50
30 - 40

20 - 30

Thời gian thu hoạch
> 3,0 tháng
> 3,0 tháng
> 3,0 tháng
> 2,5 tháng

Theo Phạm Hiếu Ngởi (2014), thực nghiệm nuôi cá Trê vàng trong ao đất. Thí nghiệm
gồm 2 nghiệm thức: cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp (NT1) và cho cá ăn bằng
thức ăn tự chế (NT2). Thí nghiệm được bố trí với mật độ nuôi 15 con/m2, cỡ cá thả
nuôi 16 g/con. Sau 5 tháng nuôi, kết quả ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp
có tỷ lệ sống và tăng trưởng khối lượng đạt lần lượt là 85,2% và 189 - 192 g/con và
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng với nghiệm thức cho cá ăn
thức ăn tự chế là 83,1% và 229 - 230 g/con. Bên cạnh đó, hệ số thức ăn thấp nhất ở
nghiệm thức cho cá ăn thức ăn công nghiệp là 1,2 trong khi đó ở nghiệm thức cho cá
ăn bằng thức ăn tự chế có chỉ số FCR lên đến 4,0. Tác giả đã nhận định với thức ăn
công nghiệp sẽ chủ động nguồn thức ăn, giảm chi phí vận chuyển đồng thời dễ quản
lý.

6


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ tháng 01/2015 đến tháng 04/2015
Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại trại giống thủy sản Khu vực An Phú, Phường
Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu

Thí nghiệm gồm 9 ao nuôi lót bạt, mỗi ao có diện tích là 24m2 (8m x 3m).
Máy bơm nước.
Nhiệt kế, test pH (nhãn hiệu Sera), test Oxy (nhãn hiệu Sera).
Cân, thau, vợt thu cá.
Các vật liệu khác cần cho thí nghiệm.
3.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thí nghiệm dùng thức ăn công nghiệp có độ đạm 40N của công ty thức ăn DeHeus.
Thành phần chính trong thức ăn: bột đậu nành, bột mì, bột cá, bột thịt, bột gan mực,
vitamin, premix khoáng, lysine, methionin, enzyme và canxi.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm: cá Trê vàng giai đoạn cá giống.
Nguồn cá giống được lấy tại trại giống thủy sản khu vực An Phú, Phường Phú Thứ,
Quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ.
3.4.2 Tiêu chuẩn chọn cá
Cá giống được chọn là những cá thể có kích thước đồng đều, không xây xát không dị
hình và có khối lượng trung bình 4,25 g/con.
3.4.3 Chuẩn bị ao nuôi và bố trí thí nghiệm
Ao được thiết kế hình chữ nhật, có diện tích là: 8m x 3m, với độ sâu của ao là 1m.
Dùng bạt để lót xung quanh ao và ao được rào lưới quanh để tránh thất thoát cá trong
ao. Sau khi chuẩn bị ao xong, tiến hành cấp nước vào ao với mực nước 0,8m.
7


Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được tiến hành trong 3 tháng và được lặp lại 3 lần với 3
nghiệm thức có mật độ nuôi khác nhau:
NT1: 8 con/m2
NT2: 12 con/m2
NT3: 16 con/m2
3.5 Chăm sóc và quản lý

Hằng ngày, cá được cho ăn 3 lần vào lúc 6h, 14h và 22h. Thức ăn dùng trong thí
nghiệm là thức ăn công nghiệp có độ đạm 40N và cỡ thức ăn là 2 ly. Tập cho cá ăn ở
những vị trí cố định. Thường xuyên quan sát, theo dõi về các hoạt động ăn, bơi lội và
khả năng bắt mồi của cá mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp hạn chế làm bẩ nguồn
nước.
Định kỳ 10 - 15 ngày thay nước 1 lần , mỗi lần thay 1/3 nước trong ao và duy trì mực
nước ổn định ở 0,8m.
Quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá, nếu cá có biểu hiện bất thường thì có
biện pháp xử lý kịp thời.
3.6 Ghi nhận số liệu
3.6.1 Số liệu môi trường
Các chỉ tiêu nhiệt độ, Oxy, pH cứ cách 3 ngày được thu định kỳ vào lúc 6h sáng và
14h chiều.
Nhiệt độ được do bằng nhiệt kế, pH dùng bộ test Sera, Oxy dùng bộ test Sera.
3.6.2 Số liệu của cá trong thí nghiệm
Trước thí nghiệm, tiến hành thu 30 cá thể để xác định khối lượng ban đầu của cá.
Kết thúc thí nghiệm, tiến hành thu toàn bộ sau đó đếm toàn bộ cá để xác định tỷ lệ
sống và tăng trưởng của cá.
Tỷ lệ sống:
SR (%) =

∑ cá thu
∑ thả nuôi

x 100

(3.1)

Tăng trưởng khối lượng
WG (g) = Wc – Wđ


(3.2)

8


Tăng trưởng khối lượng theo ngày

DWG (g/ngày) =

Wc – Wđ

(3.3)

T

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt
(3.4)

Ln(Wc) – Ln(Wđ)
SGR (%/ngày) =

T

x 100

Sự phân hóa sinh trưởng về khố lượng
∑nwi

Wi (%) =


x 100

(3.5)

∑n

Trong đó:
Wđ là khối lượng ban đầu lúc thả (g)
Wc là khối lượng lúc thu (g)
T là thời gian nuôi (ngày)

3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu giá trị trung bình, độ lệch chuẩn được tính bằng phần mềm Microsoft
Office Excel. So sánh thống kê các giá trị như: tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá ở 3
nghiệm thức bằng phần mềm SPSS 20.0. Dùng phần mềm Microsoft Office Word
2003 để hoàn thành bài viết.

9


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu môi trường
Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày
ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm
Yếu tố

NT1


NT2

NT3

Nhiệt độ (ºC)

S
C

26,0 ± 0,19
31,3 ± 0,23

25,8 ± 0,09
31,2 ± 0,38

26,0 ± 0,49
31,2 ± 0,35

pH

S
C

7,69 ± 0,09
7,98 ± 0,09

7,66 ± 0,10
8,10 ± 0,12


7,73 ± 0,01
8,08 ± 0,10

Oxy (ppm)

S
C

4,00 ± 0,06
5,60 ± 0,09

4,00 ± 0,06
5,68 ± 0,08

3,83 ± 0,18
5,81 ± 0,10

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và
di cư của sinh vật. Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao động từ
25,8 - 26 0C vào buổi sáng và 31,2 - 31,3 0C vào buổi chiều. Theo Trương Quốc Phú
(2006), khoảng nhiệt độ thích hợp trong nuôi trồng thủy sản dao động từ 25 - 32 0C và
cá ở vùng nhiệt đới sẽ chết khi nhiệt độ dưới 15 0C. Khi nhiệt độ tăng cao hơn hay
giảm thấp hơn khoảng nhiệt độ thích hợp thì khả năng bắt mồi của cá sẽ giảm điều này
dẫn đến tăng trưởng của cá sẽ giảm và ngược lại. Theo Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá da trơn có độ tiêu hóa thức ăn là 94% ở nhiệt độ 28 0C
nhưng độ tiêu hóa sẽ giảm xuống còn 70% khi nhiệt độ giảm xuống 23 0C. Từ kết quả
được ghi nhận trong bảng 4.1 thì nhiệt độ trong thời gian nuôi cá có sự biến động
nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá.

Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của cá. Bảng 4.1 cho thấy, pH trong các
nghiệm thức dao động từ 7,76 - 7,73 vào buổi sáng và 7,98 - 8,1 vào buổi chiều. Theo
Trương Quốc Phú (2006), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của cá thường dao
động từ 6,50 - 9,00. Khi pH < 6,50 hay pH > 9,00 thì sinh trưởng của cá sẽ giảm và
khi pH < 4 hay pH > 11 thì cá sẽ không tồn tại được. Nhìn chung, trong quá trình nuôi
cá tuy pH trung bình có dao động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát
triển và sinh trưởng của cá Trê.
10


Oxy hòa tan cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thủy sinh
vật, oxy có trong môi trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình quang hợp bởi
thực vật thủy sinh và sự khuếch tán từ không khí vào. Đối với thủy vực nước tĩnh thì
nguồn cung cấp oxy từ quá trình quang hợp là chủ yếu, nó được tiêu thụ trong quá
trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào các quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ
và vô cơ trong nước và nền đáy (Trương Quốc Phú, 2006). Bảng 4.1 cho thấy, hàm
lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng dao động từ 3,83 - 4 ppm vào buổi sáng
còn buổi chiều dao động từ 5,6 - 5,81 ppm. Trong thí nghiệm hàm lượng oxy tương
đối cao, do thí nghiệm được bố trí ở ao ngoài trời, ánh sáng chiếu trực tiếp vào ao giúp
tảo phát triển, quá trình quang hợp diễn ra mạnh làm tăng hàm lượng khí oxy. Theo
kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hàm lượng
oxy thích hợp cho hầu hết các loài cá nuôi là phải lớn hơn 3 ppm. Mặt khác, Trương
Quốc Phú (2006), nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/lít
nhưng không vượt mức bão hòa. Tuy nhiên, mỗi loài có ngưỡng oxy khác nhau, cá Trê
vàng là một loài cá có thể chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như ao
tù mương rãnh, nơi có hàm lượng oxy thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ là
hoa khế giúp cá hô hấp được oxy khí trời và có thể chịu được nơi có pH thấp từ 4 - 4,5
(Dương Nhựt Long, 2004). Do đó, hàm lượng oxy hòa tan trong các ao thực nghiệm
đã ghi nhận có giá trị thích hợp cho sự phát triển của cá Trê vàng.

4.2 Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm
Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng
Nghiệm thức

Tỷ lệ sống (%)
93,2 ± 1,00a
92,4 ± 1,00b
89,5 ± 1,15b

2

NT1: 08 con/m
NT2: 12 con/m2
NT3: 16 con/m2

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ
cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).

Từ các giá trị ghi nhận ở bảng 4.2 cho thấy, cá nuôi ở mật độ 8 con/m2 có tỷ lệ sống
cao nhất 93,2 % khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm
thức còn lại. Nghiệm thức 16 con/m2 có tỷ lệ sống thấp nhất là 89,5 % và nghiệm thức
12 con/m2 đạt tỷ lệ sống là 92,4 %.
Theo quy luật tự nhiên, khi nuôi cá ở mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn và
môi trường sống giữa các cá thể cùng loài sẽ càng cao, đồng thời sự tích lũy vật chất
11


hữu cơ từ chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ
sống của cá tỷ lệ nghịch với mật độ nuôi. Theo Trần Thị Hoài Thương (2011), kết quả

đạt được là sự tăng trưởng và tỷ lệ sống giảm dần theo mật độ nuôi tức là nuôi ở mật độ
càng cao thì tốc độ tăng trưởng của cá càng chậm và ngược lại ương ở mật độ thấp thì
tốc độ tăng trưởng của cá sẽ nhanh hơn. Nhìn chung, tỷ lệ sống ở 3 nghiệm thức chênh
lệch với nhau không lớn. Tóm lại, khi ương cá ở mật độ thấp và thích hợp, khâu quản lý
môi trường nước được quan tâm tốt, cá sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn khi ương cá ở mật độ
cao.
4.3 Kết quả về tăng trưởng
Tăng trưởng về khối lượng của cá trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá Trê vàng
NT

Wđ (g)

Wc (g)

NT1
NT2
NT3

4,25
4,25
4,25

123 ± 1,10
112 ± 0,72
98,0 ± 1,07

WG (g)

118 ± 1,15a

117 ± 0,58b
93 ± 1,15c

DWG (g/ngày)

1,32 ± 0,015a
1,20 ± 0,005b
1,04 ± 0,010c

SGR (%/ngày)

3,74 ± 0,010a
3,64 ± 0,006b
3,48 ± 0,015c

Giá trị trên thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p >0,05)

Các giá trị thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng
bởi mật độ nuôi, ở nghiệm thức 8 con/m2 cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ
tăng trưởng tương đối cao nhất lần lượt là 118g và 3,74 %/ngày khác biệt có ý nghĩa (p
< 0,05) với các chỉ tiêu tương ứng của ba nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức nuôi cá
mật độ 16 con/m2, cá có tốc độ tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối
thấp nhất lần lượt là 98g và 3,48 %/ngày khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) đối với
nghiệm thức 12 con/m2. Có sự khác biệt như vậy là do ảnh hưởng của mật độ nuôi, khi
nuôi cá ở mật độ thấp thì cá có khoảng không gian rộng để sinh sống, phát triển và cơ
hội bắt mồi tốt hơn khi nuôi ở mật độ cao. Bên cạnh đó, khi nuôi cá ở mật độ thấp thì
vấn đề quản lý chất lượng nước dễ kiểm soát hơn khi nuôi cá ở mật độ cao.
Khi nuôi cá với mật độ thích hợp kết hợp với việc quản lý tốt điều kiện môi trường,
không gian sinh sống và cơ hội bắt mồi được đảm bảo tốt thì sự tăng trưởng về khối

lượng của cá sẽ tăng nhanh. Trong thí nghiệm, cá nuôi ở mật độ 8 con/m2 có tốc độ
tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại.
4.4 Phân hóa sinh trưởng
Sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm được thể hiện
qua hình 4.1.
12


98,0

%
100

81.3
80
57.3

<105g

60

105 – 115g

40
20

>115g

24,0
0


18.7

12,0

2,0

6,7

0
NT1

NT2

NT3

Hình 4.1 Sự phân hóa sinh trưởng
Mật độ đã ảnh hưởng lên sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm.
Hình 4.1 cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức đều phân thành 3 nhóm:
Xét nhóm cá có khối lượng lớn hơn 115g, ở nghiệm thức 1 đạt cao nhất chiếm tỷ lệ
98%, còn ở nghiệm thức 2 và 3 tương đối thấp chiếm tỷ lệ lần lượt là 18,7% và 6,7%.
Khi phân tích nhóm cá có khối lượng thấp hơn 105g thì xuất hiện chủ yếu ở nghiệm
thức 3 chiếm 81,3%. Nhóm cá có khối lượng trung bình 105 - 115g xuất hiện chủ yếu
ở nghiệm thức 2 với tỷ lệ 57,3%.
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa kích cỡ của cá là do mật độ nuôi của các nghiệm
thức khác nhau. Ở nghiệm thức 1 có mật độ nuôi thấp nhất, nghiệm thức 3 có mật độ
nuôi cao nhất điều này làm cho không gian hoạt động của cá ở nghiệm 3 có giới hạn,
những con lớn sẽ cạnh tranh thức ăn và nơi ở với các con yếu làm cho tỷ lệ phân kích
cõ trong nghiệm thức cao.


13


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao động từ 25,8 - 31,30C. pH trong các nghiệm
thức dao động từ 7,73 - 8,1. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng dao
động từ 3,83 - 5,81 ppm. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm thích hợp
cho sự phát triển của cá Trê vàng.
Mật độ nuôi phù hợp cho cá Trê vàng trong ao đất lót bạt là 8 con/m2.
5.2 Đề xuất
Nghiên cứu nuôi cá Trê vàng trong ao đất lót bạt với các tần số cho ăn khác nhau.
Nghiên cứu nuôi cá Trê vàng trong ao đất lót bạt với các khẩu phần ăn khác nhau.

14


×