Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Xác định tỷ lệ phối trộn rong bún (enteromorpha) làm thức ăn cho cá chép giai đoạn cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.94 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

=======  ======

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PHỐI TRỘN
RONG BÚN (Enteromorpha) LÀM THỨC ĂN
CHO CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ MỸ XUYÊN
MSSV: 1153040117
Lớp: NTTS6

Năm 2015

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 526203310

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ PHỐI TRỘN


RONG BÚN (Enteromorpha) LÀM THỨC ĂN
CHO CÁ CHÉP GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. NGUYỄN VĂN BÁ
ThS. TRẦN NGỌC HUYỀN

LÊ THỊ MỸ XUYÊN
MSSV 1153040117
Lớp NTTS6

Năm 2015

ii


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian 42 ngày thực hiện đề tài, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự
giúp đỡ và động viên từ nhiều phía đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Trước hết tôi chân thành cảm ơn đến với Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Đô
đã tạo điều kiện để tôi được học tập, trao đổi kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghề nghiệp trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Bá và
Cô Trần Ngọc Huyền, Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô, đã tận tâm
khuyên bảo trong suốt thời gian làm thí nghiệm cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô của Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo

trong suốt thời gian học tập tại trường và động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cám ơn các bạn lớp Nuôi trồng Thủy sản khóa 6 đã cùng tôi gắn bó, san sẻ vượt
qua khó khăn trong suốt chặng đường dài học tập.
Cuối cùng là lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã động viên về tinh thần, hổ trợ
về vật chất tạo điều kiên thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẽ với tôi để có được
thành công hôm nay!

iii


TÓM TẮT

Nghiên cứu sử dụng rong Bún làm thức ăn cho cá Chép được thực hiện trong
42 ngày. Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với
khối lượng cá trung bình ban đầu là 4,13 g/con, các tỉ lệ phối trộn rong Bún với thức
ăn công nghiệp là 10, 20, 30 và 40% , nghiệm thức đối chứng cho cá ăn hoàn toàn
bằng thức ăn công nghiệp. Cá được nuôi trong thùng xốp 60L và được cho ăn 3
lần/ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của cá đạt từ 83,3 - 89,3%, cao nhất ở
NT1 (10% Rong bún) đạt 89,3%, thấp nhất ở NT2 (20% Rong bún) đạt 83,3% , khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Tốc độ tăng trưởng về khối
lượng và chiều dài đạt cao nhất ở NT4 (40% Rong bún) tăng trọng 3,05 g/ngày và
chiều dài đạt 3,11 cm/ ngày.
Từ khóa: cá Chép, rong Bún, tỉ lệ sống, tăng trọng, tăng trưởng, chiều dài.

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
2.1 Đặc điểm sinh học của rong Bún ....................................................................... 2
2.1.1 Hình thái ......................................................................................................... 2
2.1.2 Phân loại ......................................................................................................... 2
2.1.3 Môi trường sống .............................................................................................. 3
2.1.4 Phân bố ........................................................................................................... 3
2.1.5 Sinh sản........................................................................................................... 3
2.1.6 Thành phần dinh dưỡng ................................................................................... 3
2.1.7. Các nghiên cứu sử dụng rong Bún trong nuôi trồng thủy sản .......................... 4
2.4 Tổng quan về cá Chép ....................................................................................... 5
2.4.1 Phân loại ......................................................................................................... 5
2.4.2. Đặt điểm hình thái .......................................................................................... 5
2.4.3. Phân bố .......................................................................................................... 5
2.4.4. Đặt điểm sinh trưởng ...................................................................................... 6
2.4.5 Đặt điểm dinh dưỡng ....................................................................................... 6
2.4.6. Đặt điểm sinh sản ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 9
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 9
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 9
3.2 Nguyên liệu, vật liệu .......................................................................................... 9
3.2.1 Vật liệu............................................................................................................ 9
3.2.2. Nguyên liệu .................................................................................................... 9
3.2.2. Nguồn nước.................................................................................................... 9
v



3.2.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 10
3.2.3 Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................................. 10
3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 10
3.3.1. Phương pháp thu rong .................................................................................. 10
3.3.2. Phương pháp xử lí rong ................................................................................ 10
3.3.3. Phương pháp phối chế thức ăn ...................................................................... 10
3.3.4. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 10
3.3.5. Chăm sóc và quản lí ..................................................................................... 11
3.3.2 Thu thập số liệu ............................................................................................. 11
3.4 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................ 13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 14
4.1. Ảnh hưởng của các tỉ lệ phối trộn rong Bún (Enteromorpha sp.) đến tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá Chép (Cyprinus capio)............................................................. 14
4.1.1. Các yếu tố môi trường .................................................................................. 14
4.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn rong Bún lên tỉ lệ sống của cá Chép ............... 15
4.1.3.Tăng trưởng về khối lượng ............................................................................ 16
4.2. Tăng trưởng về chìều dài ................................................................................ 18
4.3. Phân hóa sinh trưởng ...................................................................................... 19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 20
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 20
5.2. Đề xuất ........................................................................................................... 20
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ....................................................................................... 21

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần độ đạm của TACN……………………………………………10
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường trong thời gian thí nghiệm………….….15
Bảng 4.3. Tăng trưởng về khối lượng của cá sau 42 ngày thí nghiệm……………….17

Bảng 4.4. Tăng trưởng về chiều dài của cá sau 42 ngày thí nghiệm………………....19

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài rong Bún ………………….………………………….. .3
Hình 4.1 Tỷ lệ sống cá Chép của các thí nghiệm.. …………………………………...16
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ phân hóa của cá sau 42 ngày nuôi…………………………… 22

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian qua được
khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi
cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu
nhập xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần
kinh tế trong và ngoài nước. Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất
hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính, phát triển
rộng khắp và chiếm vị trí quan trọng ở địa phương trong vùng. Năm 2014 giá trị sản
xuất thủy sản cả nước đạt 188 nghìn tỷ đồng tăng 6,5% so với năm 2013 .
Rong Bún (Enteromorpha) thuộc ngành rong lục không những có giá trị dinh dưỡng
cao được sử dụng làm thức ăn cho các loài thủy sản (Cruz-Suasrez et al., 2006 ; Asino
et al., 2010 ) mà còn có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ chấc hữu cơ, làm
giảm mức độ ô nhiễm môi trường trong thủy vực nuôi thủy sản (FAO. 2003 ; EURO
FISH Magazine, 2007 ). Kết quả khỏa sát của dự án rong biển ITB-Việt Nam (2011 )
cho thấy rong Bún xuất hiện tự nhiên với sinh lượng khá lớn trong các thủy vực nước

lợ ở các tỉnh ĐBSCL, là đối tượng rất có tiềm năng thay thế đạm bột cá trong nuôi
trồng thủy sản.
Cá chép (Cyprinus capio) là loài cá nuôi phổ biến từ lâu ở các hộ gia đình do nguồn
thức ăn của cá rất phong phú, cá ăn tạp bao gồm các loại mùn bã hữu cơ, các loài thực
vật,…nên có thể nuôi cá chép ở nhiều mô hình khác nhau kết hợp với nhiều loại thức
ăn khác nhau nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tận dụng khả năng này và tiết
kiệm chi phí thức ăn cho việc nuôi cá chép, sử dụng nguồn thức ăn có sẵn ngoài tự
nhiên. Bên cạnh đó cũng đánh giá hàm lượng dinh dưỡng có trong rong Bún nên đề tài
“Xác định tỷ lệ phối trộn rong bún (Enteromorpha) làm thức ăn cho cá Chép giai
đoạn cá giống” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa thức ăn công nghiệp và rong Bún giúp cá tăng
trưởng tốt, từ đó góp phần cải thiện kỹ thuật nuôi.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Thay thế TACN bằng rong Bún ở các tỉ lệ phối trộn khác nhau trong ương cá chép giai
đoạn cá giống.

1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của rong Bún
2.1.1 Hình thái
Các loài rong Bún thuộc giống Enteromorpha rất khó để phân biệt với nhau
(Budd và Pizzola, 2002 ) các nhánh lá của Enteromorpha có dạng ống, màu xanh
lục và đôi khi bị tẩy trắng do sự thay đổi của điều kiện môi trường, cấu tạo của sợi
rong chứa các tế bào hình trụ phẳng, một hoặc nhiều lớp tế bào, hoặc nhiều cơ quan
phức tạp.
2.1.2 Phân loại

Trên toàn thế giới có hơn 135 loài Enteromorpha được mô tả (Index Nominum
Algarum, 2002 ), việc phân loại hệ thống các chi như sau:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceace
Bộ: Ulvales
Họ: Monostromataceace
Giống: Enteromorpha
Tên khoa học: Enteromorpha sp.

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài rong Bún (nguồn: tự chụp)
2


2.1.3 Môi trường sống
Trong điều kiện nước tĩnh rong Bún rời khỏi vật bám, sống trôi nổi tự do và quấn với
nhau thành từng đám. Rong Bún sinh trưởng nhanh (0,15 - 0,25 cm/ngày ) (Gibson et
al, 2001 ).
Rong Bún thường xuất hiện vào mùa mưa khi mà độ mặn giảm thấp khoảng 2 – 25‰ ,
vào mùa nắng nóng rong Bún ít xuất hiện và có hiện tượng tàn lụi (Nguyễn Văn Luận,
2011).
Rong Bún sống tốt trong mùa mưa, nước lợ, nước trong và ở những nơi nước ít lưu
động. Ngược lại rong Bún bị tàn lụi trong điều kiện môi trường có độ mặn cao và nắng
nóng.
2.1.4 Phân bố
Rong Bún Enteromorpha phân bố chủ yếu ở các ao hồ nước tĩnh, nước trong, độ mặn
thấp. Trong các ao quảng canh, tự nhiên và ao nước thải.
Rong Bún Enteromorpha là loài phân bố trên toàn thế giới, trong nhiều môi trường
khác nhau, nó có thể chịu đựng ở các độ mặn khác nhau từ nước ngọt đến nước lợ.
Chúng cũng có thể phát triển trên bờ biển đại dương, trong vùng nước lợ và nội địa
nước ngọt, rong Bún Enteromorpha chúng có thể phát triển trên nhiều loại nền đáy:

cát, bùn, đất đá bê tông hoặc kim loại chúng cũng có thể sống tự do mà không cần giá
bám.
2.1.5 Sinh sản
Giống nhiều loài tảo khác, rong Bún có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.
Thể bào tử có 2 bộ nhiễm sắc thể, ký hiệu là 2n . Trong khi đó thể giao tử chỉ có 1 bộ
nhiễm sắc thể 1n. Thông qua nguyên phân, giao tử được sinh ra bởi thể giao tử và phát
triển thành 1 thể bào tử và giảm phân tạo ra hợp tử (tế bào sinh sản vô tính) và mỗi
hợp tử phát triển thành 1 thể giao tử, thể giao tử này sau đó tạo ra nhiều giao tử hơn và
tiếp tục chu kì.
2.1.6 Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển xanh rất cao, giá trị dinh dưỡng tùy thuộc vào
từng loài, từng giai đoạn phát triển, mùa vụ sinh sản và yếu tố môi trường, (Dere et al.,
2003 ). Kết quả phân tích sơ bộ thành phần sinh hóa cho thấy rong có giá trị dinh
dưỡng cao ở rong Bún già, hàm lượng cacbohyrate đạt 20 - 25% . Theo kết quả phân
tích của Aguilersa- Morales, et al., 2005, hàm lượng protein rong Bún dao động trong
khoảng 11,6- 22,5% , lipid 2,0 - 3,6%, tro 32 - 36%, giàu chất khoáng (iod và canxi),
vitamin (B12, C) và các sắc tố. Và trong rong còn chứa 9-15% đạm hàm lượng acid
3


béo n3 và n6 tương ứng là 10,4 và 10,9/100 g trong tổng acid béo và đạm rong Bún có
độ tiêu hóa cao (98% ).
Enteromorpha chứa nhiều khoáng chất, protein, chất xơ, acid amin thiết yếu cần
thiết cho sự phát triển của con người (Aguilera- Morales, et al., 2005 ).
Rong bún dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, cung cấp nhiều K, Ca, P
cho đất, có thể cải thiện chất lượng cây trồng, tăng năng suất, và bảo vệ môi
trường. Dùng làm thức ăn cho gia súc, phụ gia cho các sản phẩm thủy sản và chăn nuôi
có thể thúc đẩy tăng trưởng động vật, ngăn ngừa bệnh, nâng cao tỷ lệ trứng, chất lượng
sữa.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận (2011 ) khảo sát sự phân bố và biến động

sinh lượng và thành phần sinh hóa của rong Bún Enteromorpha sp ở ĐBSCL gồm:
protein (7,28-26,64%), lipit (1,05-4,78%), tro (17,14-32,02% ), cacbohydrate (36,559,76% ).
2.1.7. Các nghiên cứu sử dụng rong Bún trong nuôi trồng thủy sản
Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng sử dụng rong biển làm thức ăn cho thủy sản nuôi
tùy vào từng loài, tập tính ăn của loài, giai đoạn phát triển và tùy sử dụng loài rong nào
làm thức ăn. Các loài cá ăn tạp có khả năng sử dụng hiệu của các loài rong hơn các
loài thức ăn từ động vật. Do đó sử dụng rong biển làm thức ăn có ảnh hưởng tới tăng
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của tôm, cá nuôi (FAO,
2003; Ydirim et,. All 2009 El-Tawil, 2010 ).
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng mức độ thay thế đạm bột cá bằng đạm của rong Bún
trong ương cá nâu giống với 6 loại thức ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng đạm (30%),
lipit (7%) được phối chế với nguồn thức ăn chính là bột cá, 5 nghiệm thức còn lại là
hàm lượng đạm bột cá được thay thế bởi đạm của rong Bún từ 10 - 50%. Kết quả cho
thấy tỉ lệ sống của cá nâu khi kết thúc thí nghiệm dao động trung bình 81,1-84,4%
không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thức ăn. Hệ số thức ăn dao động từ 2,6 2,83 và có khuynh hướng tăng dần từ nghiệm thức 20 - 50% đạm rong Bún, không có
sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức (Đoàn Tuấn Lộc, 2012 ).
Theo Phạm Kim Ngân cho thấy rong Bún có thể thay thế đạm bột cá cho cá kèo với
mức thay thế 40% thức ăn cho cá trong ương nuôi cá kèo ở độ mặn 10%, giúp tăng tỉ
lệ sống, tốc độ tăng trưởng, góp phần giảm chi phí thức ăn tăng thu nhập cho người
nuôi.
Theo Đinh Thị Kim Nhung khẳng định rong Bún có khả năng thay thế 50% -75% thức
ăn công nghiệp trong nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng với nghiệm thức 50% tốc độ tăng
trưởng của tôm cao nhất.
4


2.2 Tổng quan về cá chép
2.2.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii

Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758 ).

Hình 2.2 Hình thái bên ngoài cá chép (nguồn tự chụp)
2.2.2. Đặt điểm hình thái
Theo Trần Đình Trọng (1983 ) cá Chép Việt Nam có tên gọi Cyprinus Lineaus. Cá
Chép có sự phân bố rộng và có nhiều biến dị phong phú về hình thái lẫn màu sắc. Tùy
theo khu vực địa lí phân bố mà các loại hình cá Chép có một số đặc điểm hình thái
khác biệt nhau. Tuy nhiên có một số đặc điểm chung như:
Cá Chép có thân dẹp bên, đầu cá thuôn, cân đối. Cá có hai đôi râu. Miệng khá rộng,
hướng ra phía trước. Cá có màu thẫm trên lưng, bụng trắng. Cạnh các vây có màu đỏ
(Mai Đình Yên, 1978 ).
Tùy theo khu vực địa lý phân bố mà cá Chép có một số đặt điểm hình thái khác nhau.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các cá thể vẫn nằm trong đặt tính hình thái của loài.
Theo Trần Đình Trọng, 1983 ở Việt Nam cá Chép có 6 dạng hình: cá Chép đỏ, cá
Chép trắng, cá Chép gù, cá Chép kính, cá Chép cẩm, cá Chép Bắc Cạn.
2.2.3. Phân bố
Trên thế giới: cá Chép phân bố rộng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ,
Madagasca và Châu Úc. Linnaeus là người đầu tiên mô tả về cá Chép loài cá có nguồn
gốc hoang dã ở vùng Danubia và có tên khoa học Cyprinus carpio.
5


Theo thống kê, Việt Nam có 544 loài cá nước ngọt thuộc 18 bộ, 57 họ và 228 giống.
Trong đó họ cá Chép có tới 228 loài chiếm 41,9% tổng số loài. Cá Chép phân bố từ
phía Bắc đến Bắc Trung Bộ với những bầy đàn tự nhiên khá lớn. Tuy nhiên, các tỉnh
phía nam không có cá Chép phân bố. Ở ĐBSCL cá Chép được nuôi có ngồn gốc từ
Indonesia và từ miền Bắc đưa vào (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009 ).

Hiện nay ở nước ta, bên cạnh cá Chép nhập nội từ Trung Quốc đã nhập thêm nhiều
loài cá Chép có chất lượng cao ở châu Âu, đặc biệt là loài cá được lai tạo và chọn lọc
từ Hungari, tạo nên sự đa dạng thêm các giống thả nuôi trong các thủy vực (Lan Anh,
2009 ).
Cá Chép là loài cá nước ngọt nhưng cũng có thể sống được ở nước lợ-mặn có nồng độ
muối thấp. Cá sống ở tầng đáy nhưng khi điều kiện tầng đáy bất lợi có thể sống ở tầng
mặt. Trong đó, yếu tố nổi bật nhất là hàm lượng oxy hòa tan thấp và đáy có nhiều chất
vẫn hữu cơ.
2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Ở cá Chép, sự tăng trưởng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể. Khi còn nhỏ
cá sinh tăng trưởng ưu tiên theo chiều dài khi trưởng thành cá tăng trưởng nhanh về
trọng lượng (Nguyễn Văn Kiểm, 1997 ).
Đối với cá Chép khi được nuôi trong ao, hồ thì sinh trưởng nhanh hơn so với cá tự
nhiên. Thức ăn và nhiệt độ là hai nhân tố quyết định sự tăng trưởng của cá (Dương
Tuấn, 1981 ).
2.2.5 Đặt điểm dinh dưỡng
Cá Chép là loài cá nuôi phân bố ở tầng đáy, ăn tạp và thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009 ). Khi hết noãn hoàng cá ăn cá
ăn động vật phù du, giai đoạn cá hương cá ăn động vật đáy, giai đoạn trưởng thành ăn
thiên về động vật.
Cá có phổ thức ăn rộng, khi phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá cho thấy mùn
bã hữu cơ chiếm 70%, kế tiếp là nhuyễn thể và thấp nhất là giáp xác (Nguyễn Văn
Kiểm, 2004 ). Thức ăn của cá Chép thay đổi theo từng giai đoạn hoàn thiện dần của hệ
thống tiêu hóa trong cơ thể. Giai đoạn từ 1 đến 3 ngày dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
Từ 3 - 4 ngày ăn động vật phù du cỡ nhỏ như: luân trùng, giáp xác râu ngành… có thể
bổ sung thêm bột đậu nành, bột cá, lòng đỏ trứng… Từ 4 - 6 ngày ăn chủ yếu là sinh
vật phù du. Từ 8 - 10 ngày cá tập trung ở đáy và ăn các sinh vật phù du, các loại ấu
trùng côn trùng cỡ nhỏ. Từ 15 - 20 ngày sau khi nở cá ăn động vật đáy cỡ nhỏ và cơ
quan tiêu hóa bắt đầu hoàn chỉnh. Đến giai đoạn cá bột (20 - 28 ngày) cá ăn các sinh
vật đáy, mùn bã hữu cơ và một số sinh vật phù du khác… Sau 25 ngày tuổi chuyển

6


sang ăn động vật đáy như: giun sống đáy và trùn chỉ là thức ăn không thể thiếu trong
giai đoạn này (Phạm Văn Trang và Trần Văn Vĩ, 1983 ). Do cá có tính ăn tạp và tập
tính sống đáy từ các giai đoạn từ cá giống lên cá trưởng thành, cá ăn nhiều loại thức ăn
như: nhuyễn thể, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ và thức ăn chế biến (Nguyễn Văn
Kiểm, 1999 ). Ngoài ra, cá còn có thể ăn các loại thức ăn do con người cung cấp như:
bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau bèo, phân động vật, phụ phẩm lò
mổ,…(Dương Nhựt Long, 2009 ).
Mặc dù phổ thức ăn rộng nhưng nếu hàm lượng dinh dưỡng không cân đối, không phù
hợp với từng giai đoạn sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất, cá chậm lớn, mắt
bệnh,… dẫn đến cá chết. Không nên cho cá ăn quá lượng thức ăn sẽ làm giảm tốc độ
tiêu hóa (Dương Tuấn, 1981 ). Vì vậy cho cá ăn đủ chất và lượng thức ăn đồng thời
kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên là yếu tố quyết định sự thành công trong ương nuôi cá
Chép.
2.2.6. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục và khả năng sinh sản là một đặc tính dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường.nhiệt độ, thức ăn,… Đó là một quá trình sinh lý phức tạp có liên quan mật
thiết với môi trường đặc biệt là nhiệt độ.Tuổi thành thục của cá khác nhau ở những
vùng khác nhau. Ví dụ: cá Chép ở những vùng nhiệt đới có thể tham gia sinh sản khi
được 1 năm tuổi, ở vùng lạnh thì cá Chép phải đến 2 - 3 năm mới thành thục và thường
đẻ ít lần trong năm hơn so với cá Chép ở vùng nhiệt đới (Nguyễn Văn Kiểm, 2004 ).
Cá Chép sống ở châu Âu thì 3 - 4 năm mới thành thục nhưng khi đưa về Việt Nam thì
1 - 1,5 tuổi đã thành thục (Dương Tuấn, 1981 ). Nhiệt độ thích hợp cho cá Chép sinh
sản là 20-300C.
Ngoài nhiệt độ thì yếu tố chất lượng thức ăn cũng rất quan trọng. Nếu trong quá trình
nuôi vỗ, thành phần và chất lượng thức ăn không cân đối không phù hợp với từng giai
đoạn phát triển sinh dục, không phù hợp với tính ăn của loài cũng ảnh hưởng đến quá
trình thành thục (Nguyễn Văn Kiểm, 2004 ).

Cá Chép đẻ trứng dính sau một năm có thể tham gia sinh sản lần đầu. Cá Chép đẻ
nhiều lần trong năm tập trung từ (tháng 3 - 5) và giữa mùa mưa từ (tháng 8 – 9 )
(Dương Nhựt Long, 2004 ). Trong sinh sản nhân tạo thì cá Chép đẻ quanh năm.
Sự thành thục sinh sản của cá Chép chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: bên trong và bên
ngoài. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì cá không thể đẻ được (Dương Tuấn, 1981 ).
Khi cá đã thành thục tốt, thì nhu cầu sinh thái cần cho cá đẻ trứng như giá thể và dòng
nước là không thể thiếu được (Nguyễn Văn Kiểm, 1999 ).

7


Sức sinh sản của cá Chép cao, cá càng lớn thì sức sinh sản càng cao (Nguyễn Văn
Kiểm, 2004 ). Trong tự nhiên, sức sinh sản của cá Chép dao động trong khoảng
100.000 - 150.000 trứng/1kg cá cái, đường kính trứng sau khi trương nước từ 1,1 - 1,2
mm (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009 ).

8


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 02/2015 đến tháng 05 / 2015.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm thủy sản của Khoa Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Tây Đô.
3.2. Nguyên liệu, vật liệu
3.2.1. Vật liệu
Thùng xốp có thể tích 60 lít;

Cân điện tử
Thước đo 20 cm
Máy sục khí
Dây sục khí
Đá bọt
Keo đựng thức ăn
Nhiệt kế
Test pH của hãng Sera
3.2.2. Nguyên liệu
Thức ăn công nghiệp (TACN) hỗn hợp dạng viên nổi của hãng Grobest có độ đạm là
26%.
Bảng 3.1. Thành phần của TACN
Thành phần thức ăn công nghiệp

Thành phần phần trăm (%)

Đạm

26



5

Thô

5

Độ ẩm


11

9


3.2.2. Nguồn nước
Nguồn nước được lấy từ nước máy của trường Đại học Tây Đô.
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Cá Chép (Cyprinus capio).
Cá Chép được mua tại trại cá giống Anh Dũng (Cần Thơ). Cá dùng trong thí nghiệm là
cá ở giai đoạn cá hương có khối lượng trung bình (4,135 g ), sau khi mua về được
thuần dưỡng khoảng 1 tuần để thích nghi với môi trường trước khi bố trí thí nghiệm.
3.2.3 Nguyên liệu
Rong Bún ( Enteromorpha) được thu từ ao nuôi tôm quảng canh ở Bạc Liêu.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Phương pháp thu rong
Rong Bún: Dùng vợt vớt rong quanh vuông tôm, rong Bún tôm ăn được nên khi vớt
theo bờ cần loại bỏ những rong già nổi trên mặt vì dinh dưỡng kém.
Phương pháp phơi rong: Rong Bún được thu từ ao nuôi tôm công nghiệp đem về rửa
kỹ với nước ngọt, trải mỏng phơi ở bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo
dinh dưỡng không bị mất đi.
3.3.2. Phương pháp xử lí rong
Rong được thu từ ao nuôi quảng canh ở tỉnh Bạc Liêu, rửa sạch và phơi khô trong
bóng râm khoảng 2 - 3 ngày, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sau đó cho vào tủ sấy ở nhệt
độ 600C trong khoảng 9 - 12h lấy rong ra cho vào máy xay nhuyễn (sử dụng máy
xay sinh tố), xay thành dạng bột. Sau đó phối trộn với TACN.
3.3.3. Phương pháp phối chế thức ăn
Làm mềm TACN, phối trộn rong Bún với TACN theo các tỉ lệ 10%, 20%, 30%, 40%
rong Bún. Sau khi phối trộn xong, thức ăn được đựng vào túi nylon riêng, bảo quản
nơi khô ráo thoáng mát để sử dụng.

3.3.4. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nuôi cá Chép (mật độ 2 con/lít) phối trộn rong Bún với TACN gồm 5
nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
trong đó nghiệm thức đối chứng sử dụng 100% TACN, còn lại 4 nghiệm thức mỗi
nghiệm thức được bố trí theo tỉ lệ phối trộn rong Bún + TACN lần lượt theo tỉ lệ:

10


Nghiệm thức ĐC: Cho cá Chép cho ăn 100% TACN.
Nghiệm thức 1: 90% TACN + 10% rong Bún.
Nghiệm thức 2: 80% TACN + 20% rong Bún.
Nghiệm thức 3: 70% TACN + 30% rong Bún.
Nghiệm thức 4: 60% TACN + 40% rong Bún.
3.3.5. Chăm sóc và quản lí
Cho cá ăn theo nhu cầu, cho ăn ngày 3 lần 7h, 13h và 17h.
Cách cho ăn: Rong Bún được phơi khô sấy nhuyễn và trộn nhào với thức ăn, kích cỡ
thức ăn thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cá.
Thay nước 1 ngày/lần, mỗi lần thay 30 - 50% lượng nước.
Thí nghiệm được tiến hành trong 42 ngày.
3.3.2 Thu thập số liệu
Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, pH được đo bằng bộ test (test Sera) ngày 2 lần 7h và
14h hằng ngày.
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tỷ lệ sống cá Chép
Chiều dài và khối lượng cá ban đầu được xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên

30 con

cân và đo từng cá thể để tính giá trị trung bình.

Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá Chép sau đó cân và đo toàn bộ cá thể.
Tỉ lệ sống của cá Chép sẽ được xác định khi kết thúc thí nghiệm.
Tính toán số liệu:
Tỉ lệ sống (survival ratio, SR): được tính bằng tổng số cá thể thu khi kết thúc thí
nghiệm chia cho tổng số cá thể lúc đầu.
Số cá thu được
SR(%) = ------------------- x 100

(3.1)

Số cá ban đầu
Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009 ), các công thức tính toán tốc
độ sinh trưởng cá.
Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain, WG)
(3.2)

WG (mg) = Wc – Wđ
11


Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày về khối lượng (Daily Weight Gain, DWG)
Wc – Wđ
DWG (g/ngày) = ------------

(3.3)

T
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate, SGR)
100 * [lnWc – lnWđ]
DWG (g/ngày) = -------------------------


(3.4)

T

Tăng trưởng theo chiều dài (Length gain, LG)
LG (mm) = Lc – Lđ

(3.5)

Tốc độ tăng trưởng theo ngày
(lnLc –lnLđ )*100
(3.7)

SGR(%/ngày) =

T

Theo chiều dài
nLi
Li (%) = -----

(3.8)

n
Theo khối lượng
nwi
Li (%) = -------

(3.9)


n
Trong đó:
Li: cá thể có chiều dài thuộc nhóm i.
nLi: tổng số cá thể có chiều dài thuộc nhóm i.
wi: cá thể có khối lượng thuộc nhóm i.
nwi: tổng số cá thể có khối lượng thuộc nhóm i.
n: tổng số cá thể thu được trên mỗi nghiệm thức.

12


T: thời gian thí nghiệm.
Wđ, Wc: khối lượng ban đầu của cá trước và sau kết thúc thí nghiệm.
Lđ, Lc: chiều dài ban đầu của cá trước và sau kết thúc thí nghiệm.
3.4 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu được trong quá trình làm thí nghiệm được xử lí bằng chương trình
microsoft Excel (tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) và SPSS 16.0 (so sánh
thống kê về tỉ lệ sống, tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức) với mức ý nghĩa p<0,05.

13


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của các tỉ lệ phối trộn rong Bún (Enteromorpha sp.) đến tăng
trưởng và tỉ lệ sống của cá Chép (Cyprinus capio)
4.1.1. Các yếu tố môi trường
Sau 42 ngày ương cá Chép giai đoạn từ cá hương lên cá giống với các mức phối trộn
giữa rong Bún với thức ăn công nghiệp với các tỉ lệ phối trộn khác nhau, sự biến động

các yếu tố môi trường trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1 .
Bảng 4.1 . Các chỉ tiêu đánh giá môi trường trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (0C)

Nghiệm thức

pH

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

NT1

26,2 ± 0,47

29,3 ± 1,51

7,77 ± 0,26

8,26 ± 0,27

NT2

26 ± 1,51


29,4 ± 1,55

7,75 ± 0,25

8,27 ± 0,25

NT3

26,3 ± 0,52

29,3 ± 1,52

7,81 ± 0,24

8,3 ± 0,25

NT4

26,2 ± 0,47

28,7 ± 4,29

7,75 ± 0,25

8,32 ± 0,24

NT5(ĐC)

26,2 ± 0,49


29,3 ± 1,53

7,77 ± 0,25

8,32 ± 0,24

Qua bảng 4.1 , xét trong cùng một khoảng thời gian thì các yếu tố nhiệt độ giữa các
nghiệm thức tương đối ổn định và sự chênh lệch không đáng kể. Nhiệt độ là một trong
những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cá nuôi như: sinh trưởng, dinh
dưỡng, sinh sản, di cư…Theo Phạm Minh Thành (2005 ) nhiệt độ thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của cá Chép là 24 - 300C. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy
nhiệt độ dao động trong ngày không quá 40C trung bình dao động trong khoảng 26,2 29,30C phù hợp với sự phát triển của cá Chép.
Bên cạnh đó, pH cũng là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống của cá. Dựa vào bảng 4.1 cho thấy pH của nước ở các bể biến động không
14


lớn và nằm trong khoảng 7,75 - 8,32. Nhìn chung, pH của nước ở các bể chênh lệch
không nhiều. Theo Trương Quốc Phú (2009 ), các loài thủy sinh vật phát triển tốt khi
pH nằm trong khoảng 7,5 - 8,5, sinh trưởng chậm và có thể chết chết khi pH nằm
ngoài khoảng đó. Như vậy, pH của nước trong thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng thích
hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường.
4.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn rong Bún lên tỉ lệ sống của cá Chép
Phần trăm %

90

89.36
88.7


89
88
87

86

86

86

NT2

85
84

NT1
NT3

83.3

NT4

83

DC

82
81
80
NT


Hình 4.1 Tỷ lệ sống cá Chép của các NT thí nghiệm
Sau 42 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá Chép cao và khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05 ) giữa các nghiệm thức, dao động trong khoảng 83,3 - 89,3%. Điều
này cho thấy rong Bún được phối trộn với thức ăn không ảnh hưởng đến
Chép.

tỉ lệ sống cá

Kết quả tương tự đối với các nghiên cứu so sánh khả năng sử dụng rong Bún làm thức
ăn trực tiếp thay thế thức ăn công nghiệp cho cá rô phi của Siddik (2012 ) và cá nâu
nuôi trong ao đất của Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv.,(2013 ). Theo hai tác giả này việc
cho ăn rong Bún hoàn toàn hoặc cho ăn kết hợp với thức ăn viên tỉ lệ sống của cá từ
80 - 85% khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng cho ăn hoàn toàn
thức ăn viên. Tuy nhiên, Yousif et al. (2004 ), sử dụng rong Bún (Enteromorpha) khô
bổ sung vào khẩu phần ăn cho cá dìa (Siganus canaliculatus) thu được tỉ lệ sống 86%
tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng (thức ăn chứa bột cá) là 78% . Đặt biệt, khi cho
cá ăn kết hợp thức ăn đối chứng với rong Bún tươi, cá có tỉ lệ sống cao nhất 90% .
Theo Phạm Kim Ngân, 2014 khẳng định đạm bột rong Bún có thể thay thế 40% đạm
của bột cá sử dụng làm thức ăn cho cá trong ương nuôi cá kèo ở độ mặn 10‰, giúp
tăng tỉ lệ sống của cá đến 89% so với thức ăn công nghiệp (tỷ lệ sống của cá chỉ đạt
80% ), sử dụng rong Bún làm thức ăn cho cá góp phần giảm chi phí thức ăn tăng thu
nhập cho người nuôi.
15


Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh (2004 ) khi nuôi cá Nâu trong ao đất với các nghiệm
thức: NT1 (cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp), NT2 (cho cá ăn hoàn toàn
bằng rong tươi kết hợp bổ sung TACN 2 ngày/lần), NT3 (cho cá ăn hoàn toàn bằng
rong tươi kết hợp bổ sung TACN 3 ngày/lần). Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của cá cao

nhất ở NT2 (88,83% ) cao hơn so với NT1 (87,50% ) và NT3 (87,67% ).
4.1.3.Tăng trưởng về khối lượng
Cá có khối lựơng trung bình ban đầu là 4,135g sau 42 ngày nuôi tốc độ tăng trưởng
của cá khá tốt so với nghiệm thức đối chứng, được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 4.3. Tăng trưởng về khối lượng của cá sau 42 ngày thí nghiệm

Nghiệm
thức

Khối lượng
đầu (g)

Khối lượng
cuối (g)

Tăng trọng
(g)

DWG
(g/ngày)



Wc

W

NT1

4,135


7,10 ± 0,19

2,82 ± 1,03a

NT2

4,135

6,91 ± 0,38

2,90 ± 1,07a 0,069±0,025a 1,23±0,33a

NT3

4,135

6,83 ± 0,22

2,96 ±1,26 a

0,064± 0,03a

1,16±0,42a

NT4

4,135

7,19 ± 0,16


3,05 ±1,27 b

0,072± 0,03b

1,28±0,4b

NT5(ĐC)

4,135

7,04 ± 0,64

2,89 ± 1,31a 0,069±0,031a 1,22±0,45a

0,067±0,02a

SGR
(%ngày)

1,26±0,32b

Các giá trị trên cùng một cột có chữ số khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p<0.05).

Tăng trọng
Qua bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá bị ảnh hưởng rất lớn bởi thức ăn và
chất lựơng thức ăn. Ở nghiệm thức NT4 (40% rong) cá có tốc độ tăng trưởng tốt nhất
là 3,05 ± 1,27. Kết quả cho thấy, cá Chép là loài cá ăn tạp thiên về
thực vật nhưng
cũng có thể sử dụng rong Bún phối chế là thức ăn trong quá trình nuôi. Ở nghiệm thức

NT1, NT2 và NT3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05 ).
Kết quả phân tích thống kê cho thấy nghiệm thức đối chứng khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05 ) so với các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 nhưng lại khác biệt
có ý nghĩa (p<0,05 ) so với NT4. Từ đó cho thấy NT4 cá có tốc độ tăng trưởng cao
nhất so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4.3 ).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh (2014 ) sử dụng rong Bún làm thức ăn cho cá tai tựơng
với các nghiệm thức: NT1 (cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp), NT2 (cho
cá ăn hoàn toàn bằng rong), NT3 (1 ngày rong 1 ngày thức ăn công nghiệp). Kết quả,
16


NT1 cá tăng trưởng cao nhất (4,38g ) so với NT2 (2,88 ) và NT3 (4,25g ). Tuy nhiên,
NT1 và NT3 khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05 ).
Theo Nguyễn Ngọc Anh (2014 ) sử dụng rong Bún làm thức ăn cho cá Nâu nuôi trong
ao đất với 3 nghiệm thức: NT1 (cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn), NT2 (cho cá ăn
hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp xen kẽ 2 ngày cho ăn rong tươi), NT3 (cá cho ăn
hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp xen kẽ 3 ngày cho ăn rong tươi). Cho thấy các
nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa. Tuy nhiên, NT2 cá tăng trưởng cao nhất
(61,73% ) so với NT1 (57,3% ) và NT3 (55,43% ). Do đó, có thể sử dụng rong thay
thế một phần thức ăn công nghiệp giúp giảm chi phí thức ăn và nâng cao năng suất.
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá Chép đạt cao nhất ở nghiệm thức 40%
rong (0,072g/ngày ) và thấp nhất ở nghiệm thức 30% rong (0,064g/ngày . Tương tự,
như tăng trọng của cá ở nghiệm thức đối chứng sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của
cá so với các nghiệm thức còn lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Yousif et al., 2004 cho rằng cá Dìa xám được cho ăn rong tươi kết
hợp thức ăn viên cho kết quả cá tăng trưởng tốt hơn so với cá ăn hoàn toàn thức ăn
công nghiệp.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh (2014 ) khi nuôi cá Nâu trong ao đất với các nghiệm
thức: NT1 (cho ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp), NT2 (cho cá ăn hoàn toàn băng

rong tươi kết hợp bổ sung thức ăn công nghiệp 2 ngày/1lần , NT3 (cá cho ăn hoàn toàn
bằng rong tươi kết hợp bổ sung thức ăn công nghiệp 3 ngày/1lần . Kết quả thí nghiệm
cho thấy cá ở NT2 tốc độ tăng trưởng của cá đạt cao nhất (0,34 9/ngày ) cao hơn so
với NT1 và NT3 lần lượt (0,32 g/ngày ) và (0,31 g/ngày ).
Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR)
Tốc độ tăng trưởng tương của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 75% (1,28 g/ngày ), thấp
nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,22 g/ ngày ).
Tuy nhiên, ở NT1 và NT4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhau, NT2, NT3,
NT5(ĐC) khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhau.

17


×