Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn bột lên giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.51 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG
LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Sinh viên thực hiện
Phạm Chí Tịnh
MSSV: 1153040090
Lớp: NTTS 6

Cần Thơ, 2015
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG
LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)


GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Trần Ngọc Tuyền

Phạm Chí Tịnh
Lớp: NTTS 6
MSSV: 1153040090

Cần Thơ, 2015
ii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học
ứng dụng – trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn dìu
dắt, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng
như khi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn các bạn lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản 6 đã cùng tôi đoàn kết, gắn bó vượt
qua một chặng đường dài học tập.
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, đặc biệt là cha mẹ đã ủng hộ, động viên và tạo
điều kiện cho con hoàn thành chương trình học này.
Xin chân thành cảm ơn!

iii



LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Tra giai đoạn bột lên giống”. Kết quả này chưa được dùng cho bất cứ khóa
luận cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2015

Phạm Chí Tịnh

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai
đoạn bột lên giống” được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015 tại Trại giống
Thủy sản, khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. Đề tài thực
hiện gồm 2 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương. Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng
nhựa có thể tích nước 25 lít/thùng. Gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại
3 lần với mật độ ương lần lượt là 2 con/lít, 3 con/lít, 4 con/lít, 5 con/lít. Cá ở tất cả các
nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu, cá được cho ăn 4 lần trong ngày. Sau 42
ngày ương, ở nghiệm thức mật độ 2 con/lít cá có tỷ lệ sống cao nhất là 43,3% và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại.
Ở nghiệm thức mật độ 2 con/lít có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về khối lượng và
chiều dài đạt lần lượt là 0,07 g/ngày; 0,14 cm/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05) so với các chỉ tiêu tương ứng đối với các nghiệm thức còn lại.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá giai đoạn cá hương lên giống. Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống giai đặt
cùng một ao, gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ ương
lần lượt là 50 con/m², 100 con/m², 150 con/m². Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho
ăn thỏa mãn nhu cầu, cá được cho ăn 4 lần trong ngày. Kết quả, tỷ lệ sống của cá đạt
99,9 – 100%. Ở nghiệm thức ương cá với mật độ 50 con/m² tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất về khối lượng và chiều dài đạt lần lượt là 1,10 g/ngày; 0,21 cm/ngày và khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các chỉ tiêu tương ứng đối với các nghiệm thức
còn lại.
Từ khóa: cá Tra, mật độ, khối lượng, chiều dài, tăng trưởng, tỷ lệ sống.

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................i
LỜI CAM KẾT ......................................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học .............................................................................................. 3
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Tra ......................................... 3
2.1.2 Phân bố ........................................................................................................ 4

2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................... 5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản......................................................................................... 5
2.2 Kỹ thuật ương cá Tra giống trong ao .................................................................. 5
2.2.1 Chuẩn bị ao ương ......................................................................................... 5
2.2.2 Mật độ thả .................................................................................................... 6
2.2.3 Chăm sóc và quản lý..................................................................................... 6
2.3 Các công trình nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá ............................ 6
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 8
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 8
3.2 Vật liệu và trang thiết bị ..................................................................................... 8
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị ....................................................................................... 8
3.2.2 Thức ăn sử dụng để ương cá ......................................................................... 8
3.2.3 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm ................................................................ 8
vi


3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương ....................................................... 9
3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước và hệ thống bể ương ............................................. 9
3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................... 9
3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý .............................................................................. 9
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống ........................................................ 10
3.3.2.1 Chuẩn bị giai ương cá........................................................................... 10
3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 10
3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý ............................................................................ 10
3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi ................................................................................... 11
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường .............................................................................. 11

3.4.2 Các chỉ tiêu của cá ...................................................................................... 11
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 12
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 13
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra
giai đoạn cá bột lên hương ...................................................................................... 13
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1 .................................................. 13
4.1.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1....................................... 14
4.1.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra .................................................. 14
4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra ..................................................... 15
4.1.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1 ......................................... 16
4.1.3.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng ..................................................... 16
4.1.3.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài ........................................................ 17
4.1.4 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn bột lên hương ......... 18
4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn
cá hương lên giống ................................................................................................. 19
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2 .................................................. 19
4.2.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 2....................................... 20
4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra .................................................. 20
4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của ca Tra ..................................................... 21
4.2.3 Phân hóa sinh trưởng .................................................................................. 21
vii


4.2.3.1. Phân hóa sinh trưởng về khối lượng .................................................... 21
4.2.3.2. Phân hóa sinh trưởng về chiều dài ....................................................... 22
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn hương lên giống ...... 23
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 24
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 24
5.2 Đề xuất ............................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 25

PHỤ LỤC A..................................................................................................................A
PHỤ LỤC B................................................................................................................. E
PHỤ LỤC C................................................................................................................. L

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra …………………………………………...… 3
Hình 4.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1………..16
Hình 4.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1………….17
Hình 4.3 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2………..22
Hình 4.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2………….22

ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp dùng trong thí nghiệm…. 8
Bảng 3.2 Cách cho ăn ở thí nghiệm 1…………………………………………...……...9
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1…………………….13
Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra trong thí nghiệm 1………………….14
Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1 ..…………………15
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 1……………………………………….18
Bảng 4.5 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2…………………….19
Bảng 4.6 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2…………………20
Bảng 4.7 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2…...………………21
Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 2……………………………………….23


x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của
Việt Nam. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đây là vùng đất giàu tiềm
năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Đối tượng cá Tra là một trong những loài cá
được nuôi từ rất lâu đời và phổ biến ở đây. So với những loài cá khác thì cá Tra có một
số ưu điểm như dễ nuôi, tăng trưởng nhanh, nuôi được mật độ cao và nuôi được ở
nhiều loại hình mặt nước khác nhau, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của
môi trường, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau... và là một trong những đối
tượng xuất khẩu chủ lực của nước ta (Dương Nhựt Long, 2004).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), toàn vùng ĐBSCL có sản lượng
cá Tra giống đạt xấp xỉ 2,4 tỷ con. Hiện nay kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra được
phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhưng việc quản lý sản xuất và chất lượng cá giống vẫn
chưa được quan tâm đúng mức (Dương Thúy Yên, 2003). Mặc dù có nhiều cơ sở ương
cá Tra giống nhưng tỷ lệ sống của cá bột tương đối thấp (dưới 30%), đồng thời chất
lượng con giống chưa đảm bảo và chi phí con giống cao (chiếm khoảng 10 – 20% tổng
chi phí nuôi cá), do đó người nuôi cá gặp nhiều khó khăn khi nuôi cá Tra (Dương
Thúy Yên, 2003).
Phong trào ương cá Tra phát triển mạnh và cũng đã có nhiều nghiên cứu về đối tượng
này. Tuy nhiên, vấn đề về mật độ ương theo từng giai đoạn phát triển của cá chưa
được nghiên cứu nhiều. Mặt khác, do nhu cầu nuôi cá Tra thương phẩm theo hướng
công nghiệp và nuôi với mật độ cao, yêu cầu nguồn con giống có chất lượng tốt là rất
cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu con giống với số lượng lớn, các trại ương giống thường
ương cá với mật độ cao. Khi ương cá với mật độ cao dễ gây ô nhiễm môi trường, xuất
hiện nhiều dịch bệnh, các cá thể cạnh tranh nhau về thức ăn và không gian sống dẫn

đến tỷ lệ sống thấp.
Do đó nhu cầu về chất lượng con giống khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao là rất cần thiết. Để
đáp ứng nhu cầu trên, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá Tra giai đoạn bột lên giống” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mật độ ương phù hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn
bột lên hương và từ hương lên giống.
Bổ sung một số thông tin kỹ thuật trong ương cá Tra.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá Tra như nhiệt độ, pH và oxy.
1


So sánh ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn
từ bột lên hương và từ hương lên giống.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Tra
Theo hệ thống phân loại của Robert và Vidthayanon (1991), thì cá Tra thuộc:
Ngành: Chordata
Lớp: Ostelchithyes
Bộ: Siluriforrmes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage,1878)


Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra
Tên tiếng Anh: Tripped catfish
Tên tiếng Việt: Cá Tra
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Tra là loài cá da trơn, có
thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải. Miệng cận dưới, rộng ngang, không co duỗi
được. Răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng, nằm trên đường
vòm cung, đôi khi bị che lấp bởi lớp da vòm miệng. Có hai đôi râu dài, râu mép kéo
dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu cằm ngắn hơn. Mắt lớn, nằm trên đường thẳng
ngang kẻ từ góc miệng, gần chót mõm hơn gần đến điểm cuối nắp mang. Vi lưng và vi
ngực có gai cứng, mang răng cưa ở mặt sau. Ở cá nhỏ, phần lưng của đầu và thân có
màu xanh lục, ngoài ra còn có sọc xanh chạy dọc bên thân, sọc thứ nhất chạy dọc theo
đường bên lỗ mang đến vi đuôi, sọc thứ hai ở bên dưới đường bên và chạy từ lỗ mang
đến khởi điểm vi hậu môn. Các sọc này nhạt dần và biến mất khi cá lớn. Ở cá lớn, mặt
lưng của thân và đầu có màu xanh xám hoặc xám đen và nhạt dần xuống bụng, bụng
có màu trắng bạc.
3


2.1.2 Phân bố
Theo Nguyễn Chung (2008), cá Tra được phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu hết các lưu
vực tự nhiên của hệ thống sông Cửu Long ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam. Ở nước ta khi chưa sinh sản cá Tra được thì cá bột và cá giống được vớt
trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành có kích thước lớn rất hiếm thấy ở ngoài
tự nhiên, chủ yếu chỉ thấy trong ao. Ngày nay, do cá Tra được nuôi ở nhiều nước nên
cá Tra cũng được tìm thấy ở nhiều lưu vực các sông lớn của các nước như Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc...
Ở Việt Nam, cá Tra phân bố ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, có khả năng sống trong
điều kiện ao tù, nước động, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể
nuôi ở mật độ cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Ngoài ra, cá Tra cũng có ở hầu hết các

sông rạch của Việt Nam như sông Đồng Nai, Vàm Cỏ, sông La Ngà huyện Đức Linh –
Bình Thuận, các hồ đầm ở các tỉnh vùng cao như Đắk Nông, Đắk Lắk và cũng có ở hệ
thống sông Hồng, các sông miền Trung Việt Nam (Nguyễn Văn Chung, 2008).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra bột mới nở không có khả năng sử dụng thức ăn bên ngoài, chúng dinh dưỡng
chủ yếu bằng noãn hoàng đến 2 – 3 ngày sau khi nở. Khi khối noãn hoàng đã được cá
sử dụng gần hết, cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài (Phạm Minh Thành và Nguyễn
Văn Kiểm, 2009). Tính ăn của cá lúc này là mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như
luân trùng và các động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước (Dương Nhựt Long, 2004).
Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất
(Dương Hải Toàn, 2010).
Theo Dương Nhựt Long (2003), cá Tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn được mùn
bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá hoạt động
liên tục và rất hung dữ, chúng ăn tất cả những gì chúng bắt gặp trên đường bơi lội kể
cả thức ăn lớn hơn kích thước miệng của chúng như cá bột đồng loại. Tính ăn lẫn nhau
của cá thể hiện cao nhất lúc cá được 5 – 7 ngày tuổi, lúc này tỷ lệ hao hụt của cá cao
nhất nếu giữ cá ở mật độ cao. Khi cá được 10 ngày tuổi thì hoạt động ăn lẫn nhau giảm
dần và không còn ăn thịt lẫn nhau khi được 15 ngày tuổi. Cá 20 ngày tuổi sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến.
Cá Tra càng lớn thì phổ thức ăn càng rộng, chúng có thể sử dụng được tấm, cám, bèo,
phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn tự chế biến với hàm lượng đạm thấp
(Dương Nhựt Long, 2004). Khi phân tích thức ăn trong ruột cá Tra đánh bắt ngoài tự
nhiên, thành phần thức ăn được tìm thấy là nhuyễn thể 35,4%, cá 31,9%, côn trùng
18,2% và thực vật 10,7% (Nguyễn Chung, 2008). Thức ăn có nguồn gốc động vật giúp
cá tăng trưởng nhanh (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).

4


2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Theo Nghiêm Thị Nguyệt Thu (2010), cá bột mới nở có chiều dài trung bình 3,5 – 4
mm, khối noãn hoàng còn lớn, vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính liền
với nhau. Có hai đôi râu trong đó đôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt đen và lớn,
trên thân chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong. Miệng cá chưa cử động được, cá
hoạt động liên tục và bơi theo chiều thẳng đứng. Cá nở 2 – 3 ngày co chiều dài trung
bình 5,5 – 6,5 mm. Các vây vẫn dính liền thành một dải. Răng đã xuất hiện và ở dạng
răng chó. Hàm đã cử động được và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Trên thân xuất
hiện nhiều sắc tố nên cá có màu xám trong, cá có thể bơi ngang mặt nước. Cá nở 6 –
10 ngày có chiều dài trung bình 9 – 12 mm. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố đen nhạt.
Cá hoạt động liên tục và thường bơi lội ở tầng ngang. Dải vây lưng và dải vây bụng đã
xuất hiện vết lõm để hình thành vây lưng, vây bụng.
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sau 1 năm nuôi cá đạt khối lượng 1 –
1,5 kg/con. Trong những năm sau cá lớn nhanh hơn, cá 10 năm tuổi có thể đạt đến 25
kg khi được nuôi trong ao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng
nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ khi đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc
độ tăng trưởng của cá Tra phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi,
đặc biệt là chất lượng của thức ăn sử dụng (Dương Nhựt Long, 2003). Cá Tra trong tự
nhiên 1 năm tuổi có thể đạt 0,7 kg/con, 2 năm tuổi có thể lớn 1,5 – 2 kg/con và 3 năm
tuổi có thể lớn 3 – 4 kg (Nguyễn Chung, 2008). Sau 10 – 12 năm tuổi cá có thể đạt đến
20 – 25 kg/con. Trong ao nuôi thâm canh cá đạt khối lượng 0,9 – 1,2 kg/con trong thời
gian nuôi 5 – 6 tháng tùy theo kích cỡ thả giống (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2010).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá Tra thành thục chậm hơn so với các loài cá khác, thành thục lần đầu tiên khi được 2
năm tuổi đối với cá đực, 3 năm tuổi đối với cá cái (Nguyễn Chung, 2008). Theo
Dương Nhựt Long (2003), cá Tra không đẻ trong ao nuôi và cũng không có bãi đẻ tự
nhiên ở Việt Nam. Trong tự nhiên cá Tra có tập tính di cư sinh sản và mùa vụ thành
thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 7 (âm lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở
những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trứng cá
Tra tương đối nhỏ và có tính dính. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000
đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn

Chung, 2008).
2.2 Kỹ thuật ương cá Tra giống trong ao
2.2.1 Chuẩn bị ao ương
Cá Tra hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, do đó chúng ăn thịt lẫn nhau ngay
trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ
(Trích dẫn bởi Trần Ngọc Tuyền, 2008). Việc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật
5


phát triển và thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công
trong ương nuôi nhiều động vật thủy sản.
Theo Phạm Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Phương (2003), ao có diện tích lớn nhỏ tùy
theo từng hộ gia đình, ao ương phải có cống cấp và thoát nước riêng, diện tích ao ương
thích hợp nhất thường là 500m2, độ sâu khoảng 1 – 1,5m. Theo Nguyễn Chung (2008),
ao ương phải có diện tích lớn hơn 200m2, diện tích thích hợp là 500 – 1.000m2, độ sâu
1,2 – 1,5m. Theo Vương Học Vinh (2008), diện tích ao ương thích hợp từ 1.000 –
2.000m2, độ sâu từ 1,5 – 2m.
Diện tích ao ương tùy thuộc vào nhu cầu cá hương, cá giống và điều kiện ao hồ đang
có của người sản xuất. Cải tạo ao, diệt cá tạp, cá dữ kỹ trước khi ương. Bón vôi bột với
lượng 10 – 15 kg/100m2 để cải thiện pH trong ao. Theo Dương Nhựt Long (2003), lọc
nước vào ao qua lưới mịn với mức nước 0,8 – 1m trước khi thả cá 4 ngày. Để tăng
nguồn thức ăn tự nhiên, có thể cấy thêm trứng nước, trùn chỉ hay bột đậu nành, bột cá
từ 2 – 3 kg/100m2 để gây nuôi thức ăn tự nhiên.
2.2.2 Mật độ thả
Nên chọn cá bột đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, vừa mới nở được 24 –
30 giờ, trước khi cá tiêu hết noãn hoàng. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), ương cá với
mật độ 800 – 1000 con/m2 là phù hợp. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Phạm Văn
Khánh (2003), Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), Dương Nhựt Long
(2010), mật độ ương cá Tra trong ao khoảng 250 – 500 con/m2. Diện tích ương trong
ao phải lớn từ 5000 m2 là thích hợp. Nên thả cá vào sáng sớm hay chiều mát, thao tác

phải nhẹ nhàng, thuần cá trước khi thả.
2.2.3 Chăm sóc và quản lý
Sau khi thả cá xong nên cho ăn ngay, có thể dùng nhiều loại thức ăn để ương cá Tra
như: lòng đỏ trứng, ốc tươi xay nhuyễn,... Theo Dương Nhựt Long (2004), khi cho cá
ăn cần tập trung lại một chỗ và cho ăn bằng sàn để tiện theo dõi sức ăn của cá mà có
hướng điều chỉnh thích hợp. Mỗi ngày cho cá ăn 4 – 8 lần trong tuần ương thứ nhất.
Sau khi cá ương được 1 tuần tuổi, có thể cho cá ăn thức ăn chế biến hay thức ăn công
nghiệp với hàm lượng đạm 28 – 30%, cho cá ăn 2 – 4 lần/ngày.
2.3 Các công trình nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì mật độ cá thả là một trong
những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ương. Mật độ cá bột hoặc cá
ương được chi phối bởi loài cá thả, cụ thể là kích thước cá bột, loài đó có hay không
có cơ quan hô hấp phụ, phương thức ương. Đối với cá lóc, cá trê, mật độ ương từ
hương lên giống trong ao là 80 – 100 con/m2, còn với cá Rô đồng, sặc rằn, hường mật
độ là 150 – 200 con/m2.
6


Năm 2007, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Khuyến
ngư và Giống Thủy sản tỉnh An Giang, đã tiến hành nghiên cứu ương cá Leo (Wallago
attu Schneider) với các mật độ khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm
thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả sau 30 ngày ương, nghiệm thức 1 (100
cá bột/m2) có tỷ lệ sống cao nhất 12%, khối lượng trung bình cá đạt được là 17 g/con.
Nghiệm thức 2 (200 cá bột/m2) đạt tỷ lệ sống bình quân 4%, khối lượng bình quân của
cá ương sau 30 ngày tuổi là 17,53g và thấp nhất ở nghiệm thức 3 (300 cá bột/m2) có tỷ
lệ sống 2%, khối lượng trung bình cá đạt 18,28g. Kết quả đã khẳng định, cá Leo là loài
ăn động vật và rất háu ăn, do vậy với mật độ ương giống càng cao sẽ làm tăng tính
cạnh tranh về dinh dưỡng và tăng cơ hội ăn lẫn nhau giũa các cá thể cùng loài. Đây có
thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá
ương ở 3 nghiệm thức ở 3 mật độ khác nhau.

Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), khi ương cá Leo với các
mật độ khác nhau cho kết quả như sau: ở mật độ 100 con/m2 cho tỷ lệ sống cao nhất
12%, khối lượng trung bình 17 g/con, 200 con/m2 cho tỷ lệ sống đạt 4%, khối lượng
trung bình 17,53 g/con, ở mật độ 300 con/m2 cho tỷ lệ sống thấp nhất đạt 2%, nhưng
khối lượng trung bình của cá cao nhất 18,28 g/con.
Theo Võ Thành Trọng (2011), khi ương cá Tra trong ao đất thì tốc độ tăng trưởng của
cá ở mật độ 400 con/m2 nhanh hơn mật độ 600 và 800 con/m2. Sau 50 ngày ương, tỷ lệ
sống của cá ở mật độ 400 con/m2 là 11,72%; ở mật độ 600 con/m2 là 11,35% và
10,43% ở mật độ 800 con/m2.

7


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại giống Thủy sản, khu vực An Phú,
phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và trang thiết bị
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị
Bể xi măng 2,0m x 2,5m x 1,0m
Thùng nhựa có thể tích 30 lít
Giai ương 2,0m x 2,0m x 2,0m
Bộ test môi trường: pH (Sera), Oxy hòa tan (Sera), test chlorine (Sera).
Cân điện tử, nhiệt kế
Máy phát điện, máy bơm chìm
Hệ thống sục khí: máy thổi khí, dây thổi khí, đá bọt...
Và một số dụng cụ, hóa chất cần thiết cho nghiên cứu.
3.2.2 Thức ăn sử dụng để ương cá

Các loại thức ăn dùng để ương cá như moina và thức ăn công nghiệp có hàm lượng
đạm 40.
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm (Theo
công bố của nhà sản xuất được ghi trên bao bì)
Thành phần dinh dưỡng
Protein thô (đạm thô) tối thiểu
Béo tổng số tối thiểu
Xơ tối đa
Độ ẩm

Tỷ lệ (%)
40,0
8,00
6,00
11,0

3.2.3 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng là cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus).
Thí nghiệm 1; giai đoạn cá khoảng 7 ngày tuổi, có khối lượng và chiều dài trung bình
lần lượt là 0,02 g/con và 1,29 cm/con.
Thí nghiệm 2; giai đoạn cá hương khoảng 42 ngày tuổi, có khối lượng và chiều dài
trung bình lần lượt 2,35 g/con và 6,64 cm/con.
8


Cá dùng để thí nghiệm được mua tại trại cá giống ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và

tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương
3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước và hệ thống bể ương
Nguồn nước dùng trong thí nghiệm là nguồn nước ngọt được cấp từ sông Ngã Bát,
Khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.
Các thùng nhựa được khử trùng bằng chlorine và rửa lại bằng nước sạch, sau đó cấp
nước 25 lít/thùng và sục khí liên tục, sau đó dùng Test chlorine để kiểm tra.
3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong các thùng nhựa đã được chuẩn bị sẵn và có sục khí liên
tục. Cá dùng trong nghiên cứu khoảng 7 ngày tuổi, được xác định chiều dài và khối
lượng ban đầu bằng cách cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể. Thí nghiệm được thực hiện
trong thời gian 6 tuần gồm 4 nghiệm thức với mật độ ương khác nhau và mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần như sau:
Nghiệm thức 1: Mật độ 2 con/lít
Nghiệm thức 2: Mật độ 3 con/lít
Nghiệm thức 3: Mật độ 4 con/lít
Nghiệm thức 4: Mật độ 5 con/lít
3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc
Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu và cho ăn 4 lần trong ngày
vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ. Trong quá trình thí nghiệm, thức ăn được cung
cấp theo giai đoạn phát triển của cá (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Cách cho ăn ở thí nghiệm 1
Thời gian
TN (ngày)
1–7
8 – 14
15 – 42

7 giờ
Moina

TACN
TACN

Thời gian cung cấp thức ăn cho cá
11 giờ
15 giờ
Moina
Moina
Moina
TACN
TACN
TACN

19 giờ
Moina
Moina
TACN

Trước khi cho cá ăn, moina được xử lý sơ bộ bằng dung dịch formol với nồng độ 20
ppm trong 2 phút và được rửa lại bằng nước sạch, mật độ moina cung cấp vào bể ương
khoảng 4 con/lít.
9


Quản lý
Hàng ngày dùng ống nhựa để hút cặn đáy thùng để loại bỏ thức ăn thừa và chất thải
của cá. Sau đó cấp nước bù đủ thể tích ban đầu.
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống
3.3.2.1 Chuẩn bị giai ương cá

Trước khi đặt giai ương cá, cần phải dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao, vị trí đặt giai
phải thoáng không có cây lớn che xung quanh để cho việc khuếch tán oxy từ không
khí vào nước được dễ dàng, hạn chế tình trạng thiếu oxy cho cá. Khi cá đã được bố trí
cần giữ mực nước trong ao ương ổn định (1,5m), tránh xáo động mặt nước để cá có thể
tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
Giai ương phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc chăm sóc cá. Giai ương có thể tích
4 m3. Giai được đặt sâu 1,2m, từ mặt nước lên đến miệng giai là 0,5m. Khoảng cách từ
nền đáy ao đến đáy giai ương là 0,2m. Dùng cọc để cố định giai ương chắc chắn, tránh
thất thoát cá.
3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ương cá giai đoạn hương lên giống được bố trí trong giai, cá dùng để thí
nghiệm khoảng 6 tuần tuổi, cá khỏe mạnh đều cỡ, được xác định chiều dài và khối
lượng trước khi bố trí. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 6 tuần gồm 3
nghiệm thức với mật độ ương khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như
sau:
Nghiệm thức 1: Mật độ 50 con/m2
Nghiệm thức 2: Mật độ 100 con/m2
Nghiệm thức 3: Mật độ 150 con/m2
3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc
Cá ở các nghiệm thức được cho ăn cùng loại thức ăn công nghiệp có độ đạm 40%, cho
cá ăn thỏa mãn nhu cầu và ăn 4 lần trong ngày 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ.
Quản lý
Giữ mức nước ổn định độ sâu của giai (1,2m), định kỳ 3 tuần thay nước trong ao, thay
khoảng 1/4 nước trong ao. Theo dõi các giai ương mỗi ngày để biết các biểu hiện thay
đổi của cá để có cách khắc phục kịp thời, ghi nhận số cá chết.

10



3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường
Mỗi 3 ngày kiểm tra các chỉ tiêu nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm
vào 2 thời điểm trong ngày là 6 giờ và 14 giờ. Đối với nhiệt độ của nước, dùng nhiệt
kế để đo và ghi nhận. Riêng pH của nước dùng bộ test pH để xác định.
Định kỳ 3 ngày dùng test Oxy kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trong ao đặt các giai thí
nghiệm vào các khoảng thời gian 6 giờ và 14 giờ trong ngày.
3.4.2 Các chỉ tiêu của cá
Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định giá
trị trung bình ban đầu về chiều dài và khối lượng của cá dùng trong thí nghiệm.
Sau khi kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các giai ương để xác định tỷ lệ sống, tăng
trưởng của cá.
 Tỷ lệ sống (Survival Rate, SR)
SR (%) =

Tổng số cá thu
X 100
Tổng số cá ương

(3.1)

 Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain, WG)
WG (g) = Wc – Wđ

(3.2)

 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain, DWG)
Wc – Wđ

DWG (g/ngày) =


T
 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate, SGR)

SGR (%/ngày) =

LnWc – LnWđ
T

X 100

(3.3)

(3.4)

 Tăng trưởng về chiều dài (Length Gain)
LG (cm) = Lc – Lđ

(3.5)

 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Length Gain, DLG)
Lc – Lđ
DLG (cm/ngày) =

T

(3.6)
11





Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific
Growth Rate, SGR)
Ln(Lc) – Ln(Lđ)
SGR (%/ngày) =

X 100

(3.7)

T


Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng
Wi (%) =

Tổng số cá có khối lượng thứ i
Tổng số cá thu

X 100

(3.8)

 Sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài

Li (%) =

Tổng số cá có chiều dài thứ i
X 100

Tổng số cá thu

(3.9)

Trong đó:
Wđ, Wc: Lần lượt là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm (g)
Lđ, Lc: Lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (m)
WG, LG: Lần lượt là tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cá trước và sau thí
nghiệm (g và cm)
DWG, DLG: Lần lượt là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày về khối lượng và chiều dài
cá thí nghiệm (g/ngày và cm/ngày)
Wi, Li: Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng và chiều dài cá trong thí nghiệm (%)
T: Thời gian (ngày)
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ
sống được sử dụng bằng phần mềm Microsoft Offic Excel. Để tính so sánh thông kê
về tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức được sử dụng phần mềm SPSS
20.0.

12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Tra giai đoạn cá bột lên hương
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1
Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày
ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1

Yếu tố
Nhiệt độ (ºC)
pH

S
C

NT1
25,5 ± 0,16
30,4 ± 0,18

NT2
25,2 ±0,22
30,8 ± 0,07

NT3
NT4
25,1 ± 0,09 25,3 ± 0,16
31,0 ± 0,29 30,9 ± 0,50

S
C

7,60 ± 0,07
7,90 ± 0,09

7,60 ± 0,14
7,90 ± 0,11

7,70 ± 0,05 7,70 ± 0,09

7,90 ± 0,16 7,90 ± 0,11

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản
và di cư của sinh vật. Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao
động từ 25,1 – 25,5 ºC vào buổi sáng và 30,4 – 31 ºC vào buổi chiều. Theo Trương
Quốc Phú (2006), khoảng nhiệt độ thích hợp trong nuôi trồng thủy sản dao động từ 25
– 32 ºC và cá ở vùng nhiệt đới sẽ chết khi nhiệt độ dưới 15 ºC. Khi nhiệt độ tăng cao
hơn hay giảm thấp hơn khoảng nhiệt độ thích hợp thì khả năng bắt mồi của cá sẽ giảm
điều này dẫn đến tăng trưởng của cá sẽ giảm và ngược lại. Theo Trần Thị Thanh Hiền
và Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá da trơn có độ tiêu hóa thức ăn là 94% ở nhiệt độ 28
ºC nhưng độ tiêu hóa sẽ giảm xuống còn 70% khi nhiệt độ giảm xuống 23 ºC. Khi
nhiệt độ giảm dưới 22 ºC và trên 36 ºC thì cá Tra sẽ ngừng ăn. Từ kết quả được ghi
nhận trong bảng 4.1 thì nhiệt độ trong thời gian ương cá có sự biến động nhưng vẫn
nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá.
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của cá. Qua bảng 4.1 cho thấy, pH trong
các nghiệm thức dao động từ 7,60 – 7,70 vào buổi sáng và 7,90 vào buổi chiều. Theo
Trương Quốc Phú (2006), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của cá thường dao
động từ 6,50 – 9,00. Khi pH nhỏ hơn 6,50 hoặc pH lớn hơn 9,00 thì sinh trưởng của cá
sẽ giảm và khi pH nhỏ hơn 4 hay pH lớn hơn 11 thì cá sẽ không tồn tại được. Ngoài
ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất, pH còn ảnh
hưởng gián tiếp đến cơ thể cá thông qua sự gia tăng các hàm lượng khí NH3 và H2S
trong nước. Cụ thể, khi pH tăng cao thì hàm lượng NH3 cũng tăng theo, khi pH giảm
13


thấp thì làm cho hàm lượng H2S tăng. Do đó, pH tăng cao hay giảm thấp đều ảnh
hưởng đến động vật thủy sản. Ngoài ra theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều (2008),

pH dao động từ 8,32 – 8,39 vào buổi sáng và 8,41 – 8,48 vào buổi chiều thích hợp cho
sự phát triển của cá. Theo nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004), pH biến động từ 8,06
– 8,12 là phù hợp cho sự phát triển của cá. Nhìn chung, trong quá trình ương cá tuy pH
trung bình có dao động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và
sinh trưởng của cá Tra.
4.1.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1
4.1.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra
Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra khi ương giai đoạn bột lên hương với các mật
độ khác nhau được ghi nhận bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra trong thí nghiệm 1
NT
2 con/lít
3 con/lít
4 con/lít
5 con/lít

Wđ(g)
0,02 ± 0,0
0,02 ± 0,0
0,02 ± 0,0
0,02 ± 0,0

Wc(g)
2,97 ± 0,02
2,33 ± 0,01
1,86 ± 0,01
1,45 ± 0,01

WG(g)
2,95 ± 0,020a

2,31 ± 0,007b
1,84 ± 0,007c
1,43 ± 0,003d

DWG(g/ngày) SGR(%/ngày)
0,07 ± 0,0004a
11,8 ± 0,01a
0,06 ± 0,0020b
11,2 ± 0,10b
0,04 ± 0,0020c
10,7 ± 0,10c
0,03 ± 0,0001d
10,1 ± 0,10d

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)

Các giá trị thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng
bởi mật độ ương, ở nghiệm thức ương với mật độ 2 con/lít, cá có sự tăng trưởng khối
lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất lần lượt là 2,95g và 11,8 %/ngày khác
biệt có ý nghĩa (p < 0,05) đối với các chỉ tiêu tương ứng của ba nghiệm thức còn lại. Ở
nghiệm thức ương cá mật độ 5 con/lít, cá có tốc độ tăng trưởng khối lượng và tốc độ
tăng trưởng tương đối thấp nhất lần lượt là 1,43g và 10,1 %/ngày nhưng vẫn khác biệt
có ý nghĩa (p < 0,05) đối với cá ở nghiệm thức 3 con/lít và 4 con/lít. Có sự khác biệt
như vậy là do ảnh hưởng của mật độ ương, khi ương cá ở mật độ ương thấp thì cá có
khoảng không gian rộng để sinh sống, phát triển và cơ hội bắt mồi tốt hơn khi ương ở
mật độ cao.
Theo Dương Nhựt Long (2007), ương cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn
cũng như về chỗ ở càng cao nên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với ương ở mật độ
ương thưa hơn. Theo Trần Bảo Trang (2006), khi ương cá Lăng từ giai đoạn cá 3 ngày

tuổi lên 30 ngày tuổi với các mật độ khác nhau. Kết quả, cá ương ở mật độ 300 con/m2
có tốc độ tăng trưởng bình quân về khối lượng cao nhất 1.303 mg, còn cá ương ở mật
độ 500 con/m2 có tốc độ tăng trưởng bình quân về khối lượng thấp nhất và chỉ đạt
1.217 mg.

14


Khi ương cá với mật độ thích hợp kết hợp với việc quản lý tốt điều kiện môi trường,
không gian sinh sống và cơ hội bắt mồi được đảm bảo tốt thì sự tăng trưởng về khối
lượng của cá sẽ tăng nhanh. Trong thí nghiệm, cá ương ở mật độ 2 con/lít có tốc độ
tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh hơn so với cá ở các
nghiệm thức còn lại.
4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra
Sau 42 ngày ương, tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm 1 được thể hiện ở
bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1
NT
2 con/lít
3 con/lít
4 con/lít
5 con/lít

Lđ(cm)
1,29 ± 0,0
1,29 ± 0,0
1,29 ± 0,0
1,29 ± 0,0

Lc(cm)

7,12 ± 0,18
6,98 ± 0,03
6,26 ± 0,12
6,14 ± 0,05

LG(cm)
5,83 ± 0,18a
5,69 ± 0,03a
4,97 ± 0,12b
4,85 ± 0,05b

DLG(cm/ngày) SGR(%/ngày)
0,14 ± 0,004a
4,07 ± 0,06a
0,14 ± 0,001a
4,02 ± 0,01a
0,12 ± 0,003b
3,76 ± 0,04b
0,12 ± 0,001b
3,72 ± 0,02b

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)

Số liệu thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, ở nghiệm thức ương cá với mật độ 2 con/lít
và 3 con/lít có tốc độ tăng trưởng về chiều dài khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với hai
nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức ương cá với mật độ 2 con/lít và 3 con/lít có sự
tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài nhanh nhất, lần lượt là 5,83
cm; 0,14 cm/ngày và 5,69 cm; 0,14 cm/ngày. Cá ương ở hai nghiệm thức 4 con/lít và 5
con/lít có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tương đối thấp

đạt lần lượt là 4,97 cm; 0,12 cm/ngày và 4,85 cm; 0,12 cm/ngày. Tương tự như tăng
trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về
chiều dài.
Theo Ngô Văn Ngọc (2010), khi ương cá Lăng nha từ 3 đến 30 ngày tuổi với các mật
độ lần lượt là 4 con/lít, 6 con/lít, 8 con/lít và tần số cho ăn khác nhau là 4 lần/ngày, 5
lần/ngày. Kết quả, tần số cho ăn và mật độ ương khác nhau đã ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của cá. Với mật độ 4 con/lít và tần số cho ăn 5 lần/ngày cá đạt tăng trưởng tốt
nhất về chiều dài là 38,3 ± 0,5mm.
Mặt khác, Nguyễn Văn Thế (2012), khi ương cá Tra với các mật độ lần lượt là 140
con/bể; 190 con/bể; 240 con/bể và 290 con/bể. Thể tích bể dùng trong thí nghiệm là
200 lít. Kết quả thí nghiệm, mật độ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài của cá.
Cá ở nghiệm thức 140 con/bể có tăng trưởng tốt nhất đạt 19,9 mm sau 21 ngày ương
và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 3 nghiệm thức ương cá với các mật độ còn
lại.

15


×