Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (oreochromis sp ) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.94 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN
LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)
GIAI ĐOẠN GIỐNG

Sinh viên thực hiện
Trần Quang Nhựt
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040053

Cần Thơ,
i 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN


LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)
GIAI ĐOẠN GIỐNG

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Trần Ngọc Tuyền

Trần Quang Nhựt
Lớp NTTS 6
MSSV: 1153040053
ii


Cần Thơ, 2015

iii


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt
khóa học. Đặc biệt, cảm ơn ba mẹ đã tiếp bước cho con trên con đường học vấn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình dẫn dắt, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và đã hết lòng chỉ dẫn
trong việc định hướng nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và ban chủ nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng
Trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian dài học tập.

Cảm ơn các bạn lớp nuôi trồng thủy sản K6 đã cùng tôi gắn bó vượt qua một chặng
đường dài học tập.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, niềm vui, thành công trên con
đường giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ
(Oreochromis sp.) giai đoạn giống” được thực hiện từ 1/2015 đến 6/2015, tại trại
giống thủy sản thuộc khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Thành phố
Cần Thơ. Gồm 2 thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống giai, mỗi giai được thả 50
cá thể. Mỗi thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cá
được cho ăn 3 lần/ngày. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày. Thí nghiệm 1: Cho cá ăn với
độ đạm khác nhau: 25N (NT1); 30N (NT2) và 35N (NT3). Kết quả, tỷ lệ sống của cá ở
3 NT có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Cụ thể, ở
NT1 đạt 87,3% , NT2 đạt 88,0 và ở NT3 đạt 89,3%. Tăng trưởng (WG) của cá ở 3 NT
lần lượt là: NT1 (27,7g), NT2 (38,0g), NT3 (51,2g). Như vậy, khi cá được cho ăn thức
ăn 35N sẽ giúp cá tăng trưởng và phát triển tốt hơn khi cho cá ăn thức ăn 25N và 30N.
Thí nghiệm 2: Cho cá ăn với khẩu phần khác nhau: 10% (NT1); 15% (NT2) và 20%
(NT3). Kết quả, tỷ lệ sống của cá ở 3 NT lần lượt là 90,0% (NT1), 90,7% (NT 2) và
89,3% (NT3), sự chênh lệch về tỷ lệ sống ở các NT không có ý nghĩa về mặt thống kê
(p > 0,05). Tăng trưởng (WG) của cá đạt cao nhất ở NT2 (44,4), kế tiếp là NT1
(38,1g) và thấp nhất là ở NT3 (25,5g). Như vậy khi cá được cho ăn thức ăn với khẩu
phần 15% sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Từ khóa: Hàm lượng đạm; khẩu phần; tăng trưởng; tỷ lệ sống; Thức ăn.

v



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 2
2.1 Xuất xứ của rô phi đỏ ......................................................................................... 2
2.2 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi .............................................................. 2
2.2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái .................................................................. 2
2.2.2 Phân bố và môi trường sống ........................................................................ 3
2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................. 3
2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................... 3
2.2.5 Đặc điểm sinh sản ........................................................................................ 4
2.3 Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi..................................... 4
2.6 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước ................................................................... 6
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 8
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 8
3.2 Vật liệu và trang thiết bị ..................................................................................... 8
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị ....................................................................................... 8
3.1.2 Đối tượng và nguồn cá dùng để nghiên cứu ................................................ 8
3.1.3 Thức ăn........................................................................................................ 8
3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 9

3.3.1 Chuẩn bị ao.................................................................................................. 9
vi


3.3.2 Giai và cách đặt giai..................................................................................... 9
3.3.3 Nguồn nước thí nghiệm ............................................................................ 10
3.3.4 Tiêu chuẩn chọn cá giống .......................................................................... 10
3.3.5 Hệ thống thí nghiệm .................................................................................. 10
3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi .................................................................................. 11
3.4.1 Chỉ tiêu về môi trường ............................................................................... 11
3.4.2 Chỉ tiêu của cá ........................................................................................... 11
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 13
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 14
4.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ............................................................... 14
4.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn cá giống. .................................... 15
4.2.1 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm .................... 15
4.2.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ............................................................................................ 15
4..2.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ................................................................. 17
4.3 Ảnh hưởng của thức ăn với khẩu phần ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá rô phi đỏ giai đoạn cá giống ............................................................. 17
4.3.1 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm ..................... 17
4.3.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ..................................................................... 18
4.3.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) .................................................................. 19
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 21
5.1 Kết luận............................................................................................................ 21
5.2 Đề xuất ............................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 22
PHỤ LỤC A: THÍ NGHIỆM 1 ................................................................................ A
PHỤ LỤC B: THÍ NGHIỆM 2................................................................................. F

PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ............................................. K

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) .….….…………….2
Hình 3.1 Chuẩn bị ao thí nghiệm……..………………………………………………..9
Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm…………………………….……………………...10

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn dùng trong nghiên cứu……….….…..........8
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm ………………………………..………………..14
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 ……………………………………..…15

Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 ………..………….16
Bảng 4.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1…………………..….17
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 2..……………………………………….17

Bảng 4.6 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 2 ……………..…….18
Bảng 4.7 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 2 …………………......19

ix



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá điêu hồng là đối tượng được nuôi phổ biến tại Việt Nam
và nhiều nước trên thế giới. Đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao được thị trường
trong và ngoài nước ưa chuộng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Thừa
Thiên Huế, 2014). Tính đến tháng 11 năm 2014, sản lượng cá rô phi, rô phi đỏ cả nước
đạt 125.000 tấn (Tổng cục thủy sản, 2014). Nghề nuôi cá rô phi đỏ phát triển đã mang
lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt khi giá cá trong một thời gian
dài được giữ ổn định ở mức 35.000 đồng/kg (Sở NN và PTNT Tiền Giang, 2014). Tuy
nhiên hoạt động nuôi hiện nay vẫn ẩn chứa rất nhiều rủi ro do giá thức ăn trên thị
trường không ngừng tăng cao, trong khi đó thức ăn là chi phí lớn nhất trong ương nuôi
cá hiện nay, chiếm 70 - 80% tổng chi phí nuôi (Phạm Nhật Thành và Nguyễn Xuân
Am, 2000). Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả của
nghề nuôi thủy sản (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Vì vậy để nuôi
cá có lãi cần phải giảm được chi phí thức ăn bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức
ăn cho cá trong suốt quá trình nuôi. Từ thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn giống”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được hàm lượng đạm và khẩu phần ăn phù hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn cá giống trong thí nghiệm.
Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật trong nuôi cá rô phi đỏ.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định một số chỉ tiêu như nhiệt độ, pH trong hệ thống thí nghiệm.
So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn cá giống lên 2 tháng tuổi.
So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi
đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn cá giống lên 2 tháng tuổi.


1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Xuất xứ của cá rô phi đỏ ở Việt Nam
Tên “Điêu hồng” được dịch từ tiếng Trung Quốc để chỉ một loài cá thuộc họ cá tráp ở
biển (Plectorynchus). Cá rô phi đỏ là còn gọi là cá “điêu hồng” vì chúng có hình dạng
và màu sắc giống nhau.
Xuất sứ cá rô phi đỏ từ Đài Loan. Năm 1968, các nhà khoa học phát hiện một số cá
bột rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không
hoàn toàn. Sau đó cho lai O. mosambicus đột biến bạch tạng với loài O. niloticus (rô
phi vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô phi màu đỏ, những cá thể này có những chấm
đen ở hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau. Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được
sinh sản và đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80%. Dòng cá này có thể đạt 500 - 600g sau 5
tháng nuôi, đạt 1.200g trong 18 tháng.
Năm 1975, các nhà khoa học tiến hành cho lai cá rô phi đỏ có màu sáng với cá rô phi
đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt. Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn
không còn chấm đen. Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu
đỏ rất ổn định. Vì dòng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên
mới có tên “Điêu hồng” (tráp đỏ - chính xác phải gọi là “hồng điêu”).
Người ta còn lai rô phi màu đỏ với dòng O.aureus cho ra được F1 có 65% màu đỏ toàn
là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái. Cá F1 lớn nhanh nhất là con đực, có thể
đạt cở 2 - 3 kg.
Khi lai cá rô phi đỏ với dòng O. urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35% đen
và 100% là cá đực.
Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá rô phi đỏ từ AIT (năm 1990)
và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của rô phi đỏ với độ
mặn, pH, nhiệt độ. Năm 1997, rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay

chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của nước ta và là đối tượng nuôi có giá
trị kinh tế.

2


2.2 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi đỏ
2.2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái
Theo Villegas (1990), cá rô phi được phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Perciidae
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis.
Loài: O.niloticus x O. mossambicus (Villegas, 1990).

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)

Đặc điểm hình thái: Vẩy trên thân cá có màu vàng đậm, hoặc vàng nhạt hoặc đỏ hồng,
cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những đám vẫy màu đen
nhạt (Dương Nhựt Long, 2004). Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn miệng
rộng hướng ngang. Hai hàm dài bằng nhau. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nữa
trước và phía trên đầu, khoảng cách giữa hai mắt rộng. Khởi điểm vây lưng ngang với
khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng
to, cứng, chưa tới lỗ hậu môn. Miệng cá bằng 1/9 chiều dài thân, có nhiều hàng răng
nhỏ sắc (Trần Văn Huỳnh, 1980).

3


2.2.2 Phân bố và môi trường sống

Cá rô phi phân bố châu Phi, Ai Cập và nhiều nước trên thế giới. Đây là loài cá đặc
trưng cho vùng nhiệt đới, cá có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao, chịu được sự biến
động lớn của pH và nồng độ muối, môi trường sống có pH thích hợp từ 6,5 - 8,5. Cá rô
phi sống được ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn với độ muối lên đến 32 ‰
(Võ Văn Tuấn, 2005). Cá rô phi có thể sống được ở những thủy vực có hàm lượng ôxy
thấp khoảng 0,45 mg/lít (Ngô Trọng Lư 2008). Cá rô phi đỏ sống được trong mọi tầng
nước nhưng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là ở tầng giữa
(Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Các loài cá rô phi phát triển tốt ở
nhiệt độ 20 - 31 0C, ngưỡng nhiệt độ thấp gây chết cá là 10 - 11 0C, chết nóng ở 42 0C.
2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô phi đỏ là loài ăn tạp thiên về thực vật, cá thích ăn các loại sinh vật phù du như
tảo và các động vật có kích thước nhỏ vừa cỡ miệng. Cá trưởng thành ăn thực vật hoặc
ăn tạp thành phần thức ăn gồm thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ (Bowen, 1982;
trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005). Trong điều kiện ao nuôi, cá có thể ăn thức ăn tự chế và
thức ăn công nghiệp (Đoàn Khắc Độ, 2008). Nhu cầu Protein ở cá rô phi đỏ giai đoạn
giống cũng khá cao từ 28 - 35% (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng cá rô phi phụ thuộc rất nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, thức
ăn, mật độ thả và kỹ thuật chăm sóc. Sau một tháng tuổi cá con có thể đạt khối lượng 2
- 3 g/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 - 12 g/con. Đối với cá rô phi vằn,
xét trong cùng giai đoạn phát triển cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái, cụ thể là sau
khoảng 5 - 6 tháng nuôi, cá đực có thể đạt 200 - 250 g/con nhưng cá cái chỉ đạt 150 200 g/con (Dương Nhựt Long, 2004).
Mặt khác, theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), tốc độ tăng trưởng của cá rô phi
vằn khá nhanh, sau khoảng 12 tháng nuôi cá đạt 0,5 - 0,6 kg/con ở năm thứ nhất, năm
thứ hai đạt 0,9 - 1,0 kg/con. Trong chu kỳ nuôi, tốc độ tăng trọng của cá có thể đạt 3,2
- 4,0 g/ngày.
2.2.5 Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi thành thục sinh dục rất sớm, bắt đầu sinh sản sau 4 - 5 tháng. Cỡ cá thành
thục nhỏ nhất khoảng 40g. Thời gian tái thành thục khoảng 1-2 tháng (Nguyễn Văn
Hữu và Ngô Quang Luận, 2005). Cá rô phi đẻ quanh năm (trừ những ngày quá lạnh

hoặc quá nóng), cá đẻ nhiều lứa trong năm, mỗi lứa đẻ 1.000 - 3.400 trứng. Đến thời
kỳ sinh sản cá rô phi đực thường có màu sắc sặc sỡ, các vạch ngang thân rõ ràng hơn
so với cá cái, đặc biệt là màu ở vây lưng, vây đuôi. Ngoài ra có thể phân biệt theo đặc
điểm của cơ quan sinh dục. Cá đực có 2 lỗ: phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh
4


huyệt (còn gọi là huyệt niệu sinh dục); Cá cái có 3 lỗ: lỗ hậu môn, lỗ niệu và lỗ sinh
dục (Trần Văn Vỹ, 2005).
2.3 Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi
Giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axít amin thiết yếu. Chúng tiêu
hóa cacbonhydrat tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cacbonhydrat
và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm
18 - 22%. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh
dưỡng của cá rô phi, do cá rô phi có thói quen ăn rất đa dạng nên yêu cầu về chế độ ăn
của chúng cũng rất linh hoạt. Bột cá vẫn là nguồn protein động vật chủ yếu trong thức
ăn của cá rô phi, ngoài ra có thể lựa chọn các loại khác như bột tôm, giáp xác nhuyễn
thể... Những protein thực vật được sử dụng nhiều nhất trong thức ăn cá rô phi là đậu
nành, đậu phộng, hạt bông, hạt hướng dương. Tuy nhiên, những protein động vật và
thực vật trên chỉ có thể thay thế một phần thức ăn của cá rô phi. Ðiều này có thể do sự
thiếu cân bằng của các chất dinh dưỡng thiết yếu như các axit amin và các khoáng
chất, do sự hiện diện của các nhân tố phi dinh dưỡng làm giảm tính hấp dẫn của thức
ăn, giảm tính ổn định của thức ăn trong nước và độ tiêu hoá thức ăn kém. Ðối với chế
độ ăn không có bột cá, để đạt được mức tăng trưởng so với chế độ ăn tiêu chuẩn, phải
bổ sung thêm 3% canxidiphosphat và 2% lipit.
Theo Lê Thanh Hùng (2008), nhu cầu protein của cá rô phi dao động trong khoảng từ
28 - 35N. Bên cạnh đó theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) đã
khẳng định hàm lượng đạm tối ưu nhất cho tăng trưởng của cá rô giai đoạn cá nhỏ là
từ 25 - 35N.
Nguyễn Như Trí và Nguyễn Hồng Lây (2011) đã nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc

sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên cá rô phi đỏ giai đoạn nuôi thương
phẩm. Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần trong 3
giai (1x1x1,3 m), mỗi giai được thả 30 cá thể (Thí nghiệm được nghiên cứu trên 3 giai
đoạn phát triển của cá (72 - 100g, 100 - 400g, 400 g - 500g), tương ứng với hàm lượng
protein trong thức ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống và tỷ lệ phân
đàn khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05) giữa các nghiệm thức. Các
chỉ tiêu tăng trưởng như tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR), tăng trọng (WG) của cá ở
NT2 (35N, 30N, 28N) là cao nhất (SGR: 1,64 %/ngày; WG: 526,7g).
Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của
hàm lượng Protein và số lần cho ăn đến sinh trưởng cá rô phi. Kết quả cho thấy khi cá
có khối lượng nhỏ cần cho ăn nhiều lần/ngày bằng thức ăn chứa hàm lượng protein
cao, cá có khối lượng lớn cần giảm số lần cho ăn và giảm hàm lượng protein chứa
trong thức ăn thì sẽ cho kết quả tốt. Cụ thể cỡ cá 3 - 30g nên cho ăn 4 lần /ngày bằng

5


thức ăn 30 - 35N, cỡ cá 50 - 100g nên cho ăn 3 lần/ngày bằng thức ăn 30N, cỡ cá 200 400g nên cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn 25N.
Nguyễn Như Trí và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009) đã xác định tần số và tỷ lệ cho ăn
thích hợp trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Hai thí nghiệm được tiến hành
như sau: Thí nghiệm 1 xác định tần số cho ăn phù hợp cá rô phi vằn. Thí nghiệm được
thực hiện trong 8 tuần và bao gồm 3 nghiệm thức (1, 2 và 3), tương ứng với tần số cho
ăn 2, 3 và 4 lần mỗi ngày. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm 2 được tiến
hành dựa trên các kết quả thu được từ thí nghiệm 1. Thời gian thực hiện là 12 tuần.
Trong thí nghiệm này, cá được cho ăn 2 lần/ngày. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức
(100, 90, 80 và 70), tương đương với tỷ lệ cho ăn 100%, 90%, 80% và 70%. Mỗị
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Qua nghiên cứu khẳng định tần số cho ăn khác nhau
(2, 3 và 4 lần/ngày) không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR của cá
rô phi vằn giống ở khối lượng 7-100 g. Vì vậy để tiết kiệm chi phí nhân công thì nên
cho cá ăn 2 lần/ngày. Tuy nhiên, khi cho cá ăn với các tỷ lệ khác nhau đã ảnh hưởng

đến tốc độ tăng trưởng và FCR của cá. Việc cho cá rô phi vằn giống ở khối lượng 5170 g ăn với tỷ lệ 80% so với mức ăn tối đa đã đạt được tốc độ tăng trưởng gần tương
đương với nghiệm thức cho ăn tối đa nhưng đã làm giảm FCR một cách đáng kể (1,50
so với 1,89), giúp tiết kiệm thức ăn, hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi và mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn cho mô hình nuôi cá rô phi thâm canh.
Võ Thị Tố Như (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương
với thức ăn khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 60 lít. Kết quả sau 32
ngày thí nghiệm khẳng định rằng, khi cung cấp thức ăn có độ đạm cao (42N) sẽ mang
lại hiệu quả cao nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ. Mức tăng trưởng
tuyệt đối theo khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 10,9 mg/ngày và 88,0%, khác biệt có
ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức còn lại.
2.4 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước
Năm 2012, diện tích thả nuôi cá rô phi ở nước ta đạt 16.337ha, chiếm 1,41% tổng diện
tích nuôi thủy sản và chiếm 3,88% diện tích nuôi cá nước ngọt của cả nước. Đến hết
tháng 11/2014, diện tích nuôi cá rô phi trong ao, hồ đạt 15.992ha, nuôi lồng bè đạt
410.732m3, sản lượng đạt 118.800 tấn. Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn các địa phương (2014), cả nước có 236 cơ sở sản xuất kinh doanh
giống cá rô phi, trong đó có 44 cơ sở nuôi giữ đàn cá rô phi bố mẹ với khoảng 940.000
cá bố mẹ, sản xuất được 455 triệu con giống. Số lượng cá giống này đủ cung cấp cho
diện tích thả nuôi hiện nay nhưng cá giống đảm bảo chất lượng phục vụ cho xuất khẩu
còn hạn chế (Tổng cục thủy sản, 2014).
Cá rô phi đã được đưa vào nuôi theo hướng thâm canh từ năm 2003 trở lại đây, tuy
nhiên đến năm 2013 lần đầu tiên sản phẩm cá rô phi của tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu ra
6


thị trường nước ngoài với sản lượng hơn 400 tấn, năm 2014 dự kiến xuất khẩu khoảng
trên 2.000 tấn cá rô phi (Vụ nuôi trồng thủy sản, 2014).
Từ ngày 5 đến 7/11/2013, tại General Santos, Philippines, đã diễn ra cuộc họp lần thứ
3 của ủy ban nghề cá về bản ghi nhớ hiệp định hợp tác song phương trong lĩnh vực
thủy sản giữa hai chính phủ Việt Nam và Philippines. Philippines hứa hẹn sẽ chuyển

giao kỹ thuật ương nuôi cá rô phi đỏ cho Việt Nam (Thủy sản Việt Nam, 2014).
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có chủ trương xây dựng dự án cá rô phi
theo hướng hợp tác, quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi trong năm 2015 tại tỉnh Thanh
Hóa. Bên cạnh đó tổng cục hướng dẫn việc cung ứng giống cá rô phi đảm bảo chất
lượng từ vùng sản xuất giống lớn như Quảng Ninh, Hải Dương và Quảng Nam, nhằm
cung cấp cho các vùng nuôi tại Thanh Hóa, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, triển khai giới
thiệu VietGAP, hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức sản xuất cá rô phi hiệu quả hơn,
để góp phần khai thông hướng đi cho nuôi trồng thủy sản miền Bắc (Vụ nuôi trồng
thủy sản, 2014).
Năm 2014 trung tâm khuyến nông - lâm - ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện mô hình
nuôi thâm canh cá rô phi đỏ bằng lồng, ở 2 điểm Thủy Tân - Hương Thủy và Quảng
Phú - Quảng Điền với quy mô 120m3 trên 4 hộ, mật độ thả 100 com/m2. Sau thời gian
thả nuôi 5 tháng, cá đạt khối lượng trung bình 0,35 - 0,4 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70 72%. Với giá cá rô phi đỏ trên thị trường như hiện nay từ 35.000 - 50.000 đồng, dự
kiến bình quân mỗi lồng 30m3 cho lãi từ 17 - 20 triệu đồng (Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2014).
Năm 2015, tổng cục thủy sản đặt ra kế hoạch phấn đấu diện tích thả nuôi cá rô phi cả
nước đạt 21.000ha với sản lượng 140.000 tấn, trong đó sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu 50.000 tấn và xuất khẩu 30.000 tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi cả
nước đạt 25.000ha với sản lượng 200.000 tấn, trong đó sản lượng đủ tiêu chuẩn
100.000 tấn và sản lượng xuất khẩu 80.000 tấn (Tổng cục thủy sản, 2015)

7


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại trại giống thủy sản, khu vực An Phú, phường
Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.

3.2 Vật liệu và trang thiết bị
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị
Ao đất 10m x 20m x 1,5m
Bộ test môi trường: test pH (Sera).
Cân, nhiệt kế.
Giai nuôi 1m x 2m x1,5m.
Máy bơm nước.
Hộp đựng thức ăn, vợt, lưới kéo cá.
Và một số dụng cụ khác cần thiết cho nghiên cứu.
3.1.2 Đối tượng và nguồn cá dùng để nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng là cá rô phi đỏ giai đoạn giống và có khối
lượng trung bình là 4,91 g/con. Nguồn cá được mua từ cơ sở sản xuất và mua bán tôm
cá giống Anh Dũng, hẻm 38, đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp Cần
Thơ.
3.1.3 Thức ăn
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (2mm) có hàm
lượng đạm lần lượt là 25N, 30N, 35N và được trình bày bảng 3.1.
Bảng 3.1 Thành phần hóa học trong thức ăn
Thức ăn
25N
30N
35N

Thành phần (%)

7,00
7,00
6,00

Đạm thô

25,5
30,5
35,5
8

Độ ẩm
11,0
11,0
11,0


3.3 Bố trí thí nghiệm
3.3.1 Chuẩn bị ao
Trước khi bố trí thí nghiệm ao được tát cạn, vét bùn đáy, bón vôi bột 8 - 10 kg/100 m2
để diệt cá tạp và vệ sinh xung quanh ao nuôi. Sau đó phơi đáy khoảng 2 ngày thì cho
nước vào ao với mực nước sâu 1,2m.

.
Hình 3.1 Chuẩn bị ao thí nghiệm
(Nguồn: tự chụp)
3.3.2 Giai và cách đặt giai
Giai nuôi có kích thước 1m x 2m x1,5m, chọn cỡ mắc lưới phù hợp (3mm) để cá
không thất thoát ra ngoài.
Giai được đặt trong ao đất ở vị trí trống trải, gần nguồn nước, có độ sâu thích hợp, đáy
giai cách đáy ao 20 cm, miệng giai cách mực nước trong ao khoảng 30 – 50 cm.

9


Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm

(Nguồn: tự chụp)
3.3.3 Nguồn nước thí nghiệm
Nước nuôi cá là nước ngọt được cấp từ kênh Ngã Bát, khu vực An Phú, Phường Phú
Thứ, Quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.
3.3.4 Tiêu chuẩn chọn cá giống
Phải chọn cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh, không bị xây xát, không bị bệnh, cỡ
đồng đều, nhanh nhẹn, phản ứng tốt với các tác động xung quanh (Dương Nhựt Long,
2004).
3.3.5 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 2 thí nghiệm,
được tiến hành trong hệ thống giai đã được chuẩn bị sẵn. Mỗi giai thí nghiệm được thả
50 cá thể. Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần,
tương ứng với việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm và khẩu phần ăn
khác nhau. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.

10


Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm
khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn cá giống
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức:
 Nghiệm thức 1: Sử dụng thức ăn 25N
 Nghiệm thức 2: Sử dụng thức ăn 30N
 Nghiệm thức 3: Sử dụng thức ăn 35N
Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của thức ăn với khẩu phần ăn khác nhau lên
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn cá giống
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: Cá được cho ăn thức ăn 30N và được bố trí như sau:
 Nghiệm thức 1: Khối lượng thức ăn bằng 10% khối lượng cá
 Nghiệm thức 2: Khối lượng thức ăn bằng 15% khối lượng cá
 Nghiệm thức 3: Khối lượng thức ăn bằng 20% khối lượng cá

Chăm sóc và quản lý
Cá được cho ăn 3 lần trong ngày vào lúc 8 giờ, 13 giờ, 18 giờ, với kích cở thức ăn phù
hợp. Cá ở tất cả các nghiệm thức của thí nghiệm 1 được cho ăn theo nhu cầu, riêng cá
ở tất cả các nghiệm thức của thí nghiệm 2 được cho ăn đúng khẩu phần.
Hằng ngày theo dõi về các hoạt động ăn, bơi lội và khả năng bắt mồi của cá để có cách
chăm sóc và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Vớt thức ăn thừa sau mỗi lần cho ăn
xong.
Định kỳ dọn cỏ, bụi rậm xung quanh ao để góp phần tăng lượng oxy hòa tan trong
nước, thường xuyên kiểm tra giai nuôi để tránh cá thất thoát ra ngoài và giữ mực nước
luôn ổn định ở độ sâu 1,2m.
3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi
3.4.1 Chỉ tiêu về môi trường
Cứ mỗi 3 ngày theo dõi chỉ tiêu nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống nuôi vào 2
thời điểm 6h và 14h trong ngày. Đối với nhiệt độ nước dung nhiệt kế để đo, đối với pH
dung bộ test pH để xác định.

11


3.4.2 Chỉ tiêu của cá
Trước khi tiến hành thí nghiệm cân 30 cá thể để xác định khối lượng đầu.
Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở tất cả các giai và tiến hành xác định tỷ lệ sống, và
xác định sự tăng trưởng về khối lượng.
Tỷ lệ sống (Survival Rate, SR): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm
chia cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm rồi nhân cho 100, được tính theo công
thức:
Số cá thu
SR (%) =

x 100


(3.1)

Số cá thả
Tăng trưởng về khối lượng (Weight Gain, WG): khối lượng của cá thu được sau khi
kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo công thức:
WG (g) =Wc - Wđ

(3.2)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain, DWG): hiệu số của
khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả
ương, chia cho thời gian thí nghiệm (được tính theo ngày). Tính theo công thức:
Wc - Wđ
DWG (g/ngày) =

(3.3)
T

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt khối lượng (Specific Growth Rate):
[ln(Wc) - ln(Wđ)]
SGR (%/ngày) =

x 100

(3.4)

T

FCR Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR) : Khối lượng thức ăn cung cấp cho

cá trong thời gian thí nghiệm chia cho tăng trọng của cá khi kết thúc thí nghiệm, được
tính theo công thức:
Tổng lượng thức ăn đã sử dụng (kg)
FCR =

(3.5)
Khối lượng cá gia tăng (kg)

Chú thích:
Wđ, Wc: Lần lượt là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm (g)
WG là tăng trưởng về khối lượng cá tại thời điểm thu mẫu (g)
12


DWG là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày về khối lượng (g/ngày)
T: Thời gian (ngày)
Thức ăn tính theo khối lượng khô (kg), cá nuôi tính theo khối lượng tươi (kg)
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
So sánh thống kê về tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức bằng phần mềm
SPSS 20.0.
Dùng phần mềm Microsoft Office Word 2007 để hoàn thành bài viết.

13


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Do hai thí nghiệm được thực hiện trong cùng một ao và cùng một thời điểm nên cách
yếu tố môi trường ở hai thí nghiệm có sự biến động không đáng kể.

Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm nuôi cá rô phi
đỏ giai đoạn giống được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm

Chỉ tiêu
Nhiệt độ

(0C)

pH

Buổi
Sáng
Chiều

NT1
26,6 ± 0,03
30,7 ± 0,04

NT2
26,5 ± 0,01
30,7 ± 0,03

NT3
26,5 ± 0,05
30,8 ± 0,03

Sáng
Chiều


7,06 ± 0,01
7,61 ± 0,01

7,12 ± 0,00
7,64 ± 0,02

7,08 ± 0,00
7,62 ± 0,01

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Nhiệt độ:

Cá là động vật biến nhiệt, nên nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến
quá trình trao đổi chất của cá.
Trong phạm vi thích ứng của loài thì khi nhiệt độ tăng, cường độ trao đổi chất của cá
sẽ tăng (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013). Theo quy luật Vanhoff:
trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng lên 10 0C thì cường độ trao đổi chất
của thủy sinh vật tăng lên 3 - 4 lần.
Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm dao động từ
26,5 - 30,8 0C, nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch cao nhưng không quá 5 0C và phù
hợp với giới hạn an toàn của cá (Boy et al., 2002), cụ thể nhiệt độ thấp nhất vào buổi
sáng là 26,5 0C, cao nhất vào buổi chiều là 30,8 0C.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì các loài cá rô phi phát triển
tốt ở nhiệt độ 20 - 31 0C, vì thế nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong
khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi đỏ.
Sự biến động pH:
pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật.
pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh
vật, giá trị pH thích hợp cho thủy sinh vật là từ 6,5 đến 9,0 (Trương Quốc Phú và
Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006).

14


Từ kết quả ghi nhận ở bảng 4.1 cho thấy, pH trong suốt thời gian thí nghiệm giao động
trung bình từ 7,06 - 7,64. pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,06, cao nhất vào buổi chiều
là 7,64. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2012), thì pH thích hợp nhất cho sự phát
triển của cá rô phi là từ 6 - 8. Như vậy, giá trị pH trong quá trình thí nghiệm rất thuận
lợi cho sự phát triển của cá.
4.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp có độ đạm khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn cá giống
4.2.1 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
Hàm lượng protein có trong thức ăn là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng ảnh
hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng của cá. Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn
không có protein thì cơ thể sẽ giảm khối lượng, bởi vì chúng sẽ sử dụng protein của
chính cơ thể để duy trì các chức năng hoạt động tối thiểu để tồn tại (Trần Thị Thanh
Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Thức ăn là cơ sở cung cấp dinh dưỡng cho quá
trình trao đổi chất của động vật thủy sản, quyết định đến năng suất và hiệu quả của quá
trình nuôi. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, động vật thủy sản sẽ chết.
Trong quá trình nuôi cá việc tìm ra phương pháp cho ăn thích hợp để cá tăng trưởng
nhanh, ít tốn thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là rất quan trọng. Trong thí
nghiệm này tốc độ tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả
của quá trình nuôi cá.
Kết quả tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức có độ đạm khác
nhau sau 60 ngày thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
NT
Wđ (g)
Wc (g)
WG(g)
DWG (g/ngày) SGR (%/ngày)

c
c
NT1
4,91 ± 0,04
32,6 ± 1,38 27,7 ± 1,38
0,46 ± 0,02c
3,15 ± 0,07c
NT2
4,91 ± 0,04
42,9 ± 1,01b 38,0 ± 1,01b
0,63 ± 0,02b
3,61 ± 0,04b
NT3
4,91 ± 0,04
56,1 ± 1,49a 51,2 ± 1,49a
0,85 ± 0,02a
4,06 ± 0,04a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có
chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng khi cho cá rô phi đỏ ăn thức ăn chứa hàm lượng prorein
cao ở NT3 (35N) giúp cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê (p < 0,05) so với các chỉ tiêu tăng trọng của cá ở NT2 (30N) và NT1
(25N). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của NT3 là cao nhất đạt 0,85 g/ngày,
kế tiếp là NT2 đạt 0,63 g/ngày, và thấp nhất là ở NT1 đạt 0,46 g/ngày. Điều này chứng
tỏ khi cá được cho ăn thức ăn với hàm lượng prtein cao sẽ giúp cá tăng trưởng nhanh
hơn khi cho cá ăn thức ăn với hàm lượng protein thấp. Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Nguyễn Như Trí và Nguyễn Hồng Lây. (2011), cũng trên đối tượng cá
rô phi đỏ là khi cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein cao trong khẩu phần sẽ
15



có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với nghiệm thức cho ăn thức ăn có hàm lượng
protein thấp.
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2012), thì nhu cầu đạm thích hợp cho cá rô phi
giai đoạn giống là 35 - 45N. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ có hàm lượng đạm ở
nghiệm thức 3 là phù hợp nghiên cứu trên, Cụ thể ở nghiệm thức 3 cho cá ăn với thức
ăn 35N cá sẽ tăng trưởng nhanh hơn thức ăn 30N và 25N.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhu cầu đạm trong thức ăn của
cá thay đổi theo đặc điểm dinh dưỡng của cá. Trong cùng giai đoạn phát triển, nếu
thức ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá thì cá sẽ chậm lớn diễn ra sự
phân hóa sinh trưởng. So sánh 3 nghiệm thức cho thấy, thức ăn thích hợp cho sinh
trưởng tối ưu của cá trong thí nghiệm là 35N.
4.2.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm
Tỷ lệ sống và tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự thành
công hay thất bại trong nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ sống của cá cao cũng như tăng
trưởng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 60 ngày nuôi với các loại thức ăn có hàm lượng đạm
khác nhau được trình bày cụ thể ở bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn giống ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức thức ăn
Tỷ lệ sống (%)
NT1: Cho cá ăn thức ăn 25N
87,3 ± 1,15a
NT2: Cho cá ăn thức ăn 30N
88,0 ± 2,00a
NT3: Cho cá ăn thức ăn 35N
89,3 ± 1,15a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Bảng 4.2 cho thấy, sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở mức khá cao
dao động từ 87,3% - 89,3% . Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 35N cho tỷ lệ sống cao
nhất đạt 89,3%, kế đến là nghiệm thức sử dụng thức ăn 30N với tỷ lệ sống 88,0%, thấp
nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn 25N chỉ đạt 87,3%.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, tỷ lệ sống của ở tất cả các nghiệm thức có sự
khác biệt nhưng không ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Như vậy, tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm này không bị ảnh hưởng khi cho cá
ăn thức ăn có hàm lượng protein khác nhau. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của
Nguyễn Như Trí và Nguyễn Hồng Lây (2011), đã cho rằng thức ăn có hàm lượng
protein khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sự phân hóa sinh trưởng của cá
rô phi đỏ.

16


×