Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

So sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.76 KB, 25 trang )

Câu hỏi 3: So sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam
1.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng
7 năm 1944. Tính đến nay, IMF bao gồm 188 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy
hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói
nghèo trên toàn thế giới.

1.1 Những hoạt động chính
IMF hỗ trợ các nước thành viên thông qua những hoạt động sau:


Đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trung
ương dựa trên sự phân tích về xu hướng phát triển kinh tế, và những kinh nghiệm thực tế
xuyên quốc gia;



Nghiên cứu, thống kê, dự báo, và phân tích kinh tế thông qua việc theo dõi các nền
kinh tế và thị trường riêng lẻ, khu vực và toàn cầu;



Đưa ra các nguồn vốn cho vay để giúp các quốc gia vợt qua các giai đoạn kinh tế
khó khăn;




Đưa ra những nguồn vốn không lãi suất và có thời gian đáo hạn dài để giúp các
nước phát triển chống lại đói nghèo;



Trợ giúp kĩ thuật và đào tạo để giúp các nước phát triển cải thiện khả năng điều
hành nền kinh tế của mình.

1.2 Các chức năng cơ bản của IMF
Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên;



Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh



toán;


Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước
thành viên.



Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô



Cung cấp trợ giúp kĩ thuật.


1.3 Cơ cấu quản trị
Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những bộ phận chính như sau:




Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và một
thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên.



Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộ
trưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (IMFC- International Monetary and Financial
Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).



Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu trách
nhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF. Ban Giám đốc Điều hành bàn luận và
giải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viên
được chuẩn bị bởi nhân viên của IMF cho đến các vấn đề về chính sách kinh tế có liên
quan đến nền kinh tế toàn cầu.


2. Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp những
khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương
trình vay vốn. WB được thành lập năm 1944 tại Bretton Wood. Mục tiêu chính của WB là
giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung

bình.
2.1 Những hoạt động chính


Hoạt động chính của WB là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử
dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Có năm thể thức cho
vay chủ yếu:


Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này
có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ân hạn tới 5
năm.



Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm
khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay.



Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương,
và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình.



Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức
phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở
các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.




Trợ giúp kĩ thuật: Cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây
dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình này tập trung
vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ
thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên;
nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh.

2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB
WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay của
người này để cho kẻ khác mượn.
Chức năng, nhiệm vụ của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.







Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày
27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo.
Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục , IBRD cấp tài chính cho các nước đang
phát triển;
Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính
cho các nước nghèo;
Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư
nhân ở các nước nghèo;
Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI
vào các nước đang phát triển;
Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một

diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với
nước nhận đầu tư.


2.3 Cơ cấu quản trị
Cơ cấu hiện hành của WB gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành, Chủ
tịch, 5 Tổng Giám đốc và các cán bộ của WB.
Hội đồng Thống đốc: là cơ quan quyết định cao nhất tại WB. Mỗi nước hội viên cử một
đại diện của nước mình làm thành viên của Hội đồng Thống đốc.
Uỷ ban Phát triển được thành lập vào năm 1974, có trách nhiệm tư vấn cho Hội đồng
Thống đốc của WB về các vấn đề liên quan đến cung cấp vốn cho các nước đang phát
triển.
Ban Giám đốc Điều hành: gồm 24 Giám đốc điều hành (trong đó có 5 người được bổ
nhiệm từ năm nước hội viên có số cổ phần lớn nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và Anh); và
19 người được bầu chọn; chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc hàng ngày của WB,
thực hiện nhiệm vụ theo các chức năng và quyền hạn được giao phó theo Điều lệ hoặc
được Hội đồng Thống đốc giao.
Chủ tịch do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch tham gia
vào các cuộc họp của Hội đồng Thống đốc và Uỷ ban Phát triển. Ngoài ra, Chủ tịch còn
phụ trách về nhân sự của IBRD và IDA, chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều
hành và duy trì mối liên hệ với Chính phủ các nước hội viên, Giám đốc Điều hành, các cơ
quan thông tin và các tổ chức khác. Giúp việc cho Chủ tịch có 5 Tổng giám đốc. .
Cán bộ của Nhóm WB: có khoảng 10.000 cán bộ từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại
trụ sở chính tại Washington D.C. và 3000 cán bộ làm việc tại trên 100 văn phòng đại diện
đặt tại các nước hội viên. Dưới Tổng giám đốc có 25 Phó Chủ tịch phụ trách các khu vực
và các mảng nghiệp vụ.
3. Hợp tác giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế
Mặc dù WB và IMF là hai thực thể riêng biệt, song chúng có sự hợp tác chặt chẽ với
nhau. Từ khi WB và IMF thành lập thì sự hợp tác này đã trở nên rõ rệt hơn kể từ những
năm 1970. Kể từ đó các hoạt động của WB ngày càng phản ánh sự nhận thức rằng tốc độ

phát triển kinh tế và xã hội chỉ tăng trưởng khi chính sách tài chính và kinh tế ổn định và
phù hợp với điều kiện của quốc gia. IMF cũng công nhận rằng chính sách tài chính và
kinh tế không lành mạnh thường liên quan đến việc sử dụng không hiệu quả lâu dài của
nguồn lực kinh tế - xã hội thông qua sự thích nghi ngắn hạn cuả chính sách tài chính.
Chính sách này sẽ không mang lại hiệu quả để WB phát triển các dự án hỗ trợ dài hạn.
Mặt khác, nó cũng không tốt cho IMF khi giúp thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái, kiểm soát
chính sách tiền tệ của một quốc gia. Chìa khoá để giải quyết những vấn đề này được nhìn
thấy trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để các dự án tiềm năng có thể thực hiện
trong nền kinh tế và sự ổn định nền kinh tế có thể tăng trưởng một cách có hiệu quả.
Các nền tảng của sự hợ tác giữa WB và IMF là sự tương tác thường xuyên giữa các nhà
kinh tế và các cơ quan trong cùng một quốc gia. Các nhân viên WB mang đến một cái


nhìn dài hạn của quá trình chậm phát triển và sự hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu về cáu
trúc và tiềm năng kinh tế của một quốc gia. Còn IMF đã đưa ra quan điểm về duy trì dòng
chảy than toán quốc tế cho các chủ nợ và thu vút vốn đầu tư tài chính của một quốc gia,
cũng như làm thế nào để đất nước thích nghi được với nền kinh tế thế giới. Sự trao đổi
thông tin này được hỗ trợ bởi sự phối hợp của các thành viên. Ví dụ, WB đã phê duyệt
cho vay cơ cấu ngành điều chỉnh cho hầu hết các nước đang tận dụng sự hỗ trợ tài chính
từ IMF. Ngoài ra, cả hai tổ chức khuyến khích cho vay, cả tư nhân và các tổ chức, tham
gia với họ trong đồng tài trợ dự án và huy động các khoản tín dụng cho các nước co nhu
cầu. Hợp tác giữa các tổ chức Bretton Woods có hai kết quả: việc xác định các chương
trình để khuyến khích sự phát triển trong một môi trường kinh tế ổn định và phối hợp các
nguồn tài chính để đảm bảo sự thành công của các dự án.
Hợp tác giữa WB và IMF đã có hơn một thập kỷ và được chính thức hoá với thủ tục của
IMF để cung cấp tài chính ở dưới giá thị trường sang các nước thành viên nghèo. Các thủ
tục này cho phép IMF hỗ trợ từ 12 đến 70 tỷ đô la cho các nước thành viên nghèo để điểu
chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, cải thiện sự cân bằng của các quốc gia về thanh toán và thúc
đẩy tăng trưởng. WB tham gia với IMF trong việc cung cấp thêm tiền cho các nước này từ
IDA. Nhưng những gì mà IDA có thể cung cấp nguồn lực tài chính chỉ là một phần của

nhu cầu tối thiểu của thế giới đối với sự ưu đãi tài chính từ bên ngoài. Mặc dù vậy, chính
phủ và các cơ quan quốc tế đã phản ứng tích cực với những chương trình hành động đặc
biệt của WB cho người có thu nhập thấp, các nước nợ bằng cách cam kết thêm 7 tỷ đô la
đồng tài trợ các chương trình sắp xếp của WB.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều các quốc gia đang phát triển mong muốn IMF và WB
giúp đối phó với tình trạng sụt giảm trên các thị trường hàng hóa và nguồn tín dụng ngày
một siết chặt hơn. Tại Hội nghị Mùa Xuân 2016 của IMF và WB ở Washington (Mỹ),
giữa bối cảnh những lo ngại kéo dài về trạng sa sút của kinh tế toàn cầu, các Bộ trưởng
Tài chính thế giới cam kết sẽ chung tay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hội nghị lần này đã không có phản ứng rõ ràng trước lời kêu gọi thiết lập một kế hoạch
hỗ trợ ở quy mô quốc tế nếu tăng trưởng bắt đầu chững lại.
IMF đã điều chỉnh hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống 3,2%, đồng
thời cảnh báo dòng người tị nạn, những biến động trên thị trường tài chính, xu hướng vỡ
nợ doanh nghiệp và khả năng Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) là các
mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đang bấp bênh.
Tổng Giám đốc Christine Lagarde đã miêu tả tuần qua như là một quá trình để "chuyển
từ trạng thái tiêu cực mà chúng ta đang phải đối mặt sang cách tiếp cận lạc quan để xác
định các giải pháp".
Tại hội nghị này, đại diện các nước cũng bàn luận về vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama” gây chấn
động thế giới, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của "cuộc chiến" chống nạn trốn thuế
và rửa tiền trong việc giúp các quốc gia củng cố tài chính và thúc đẩy tăng trưởng.


Các Bộ trưởng Tài chính đến từ năm nền kinh tế hàng đầu của châu Âu gồm Anh, Pháp,
Đức, Italy và Tây Ban Nha đã đề xuất lập một danh sách đen các “thiên đường trốn thuế”
nếu những nước này không chia sẻ các dữ liệu đăng ký doanh nghiệp và thông tin thuế.
Mục đích của yêu cầu này là nhằm xác định chủ thể thực sự đứng sau các công ty, các quỹ
tín thác và các thực thể khác nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, với các nền kinh tế phát triển
và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần hành động để chấm dứt việc giữ bí mật thông tin
về các công ty "ma" giúp tiếp tay cho hành vi trốn thuế, rửa tiền và tham nhũng.

4. Vai trò của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đối với nền kinh tế thế giới
4.1. Sự thành công của Ngân hàng thế giới đối với nền kinh tế thế giới qua các hoạt
động, dự án
4.1.1. Cho vay vốn
Bangladesh – Cải thiện dinh dưỡng cho người dân
Mức độ suy dinh dưỡng tại Bangladesh vẫn còn cao nhất trên thế giới. Đây là rào cản rất
lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Gần 700 trẻ em chết do các bệnh có liên quan
đến suy dinh dưỡng tại Bangladeah trong 1 ngày. Trong số trẻ sống sót gần 60% thiếu
cân, điều này làm giảm trí thông minh về sức khoẻ của trẻ. Cả nước mất khoảng 1 tỷ đô la
một năm cho chi phí điều trị và chi phí do năng suất lao động giảm sút.
Trong năm 1995, chính phủ nước này đã đưa ra dự án dĩnh dưỡng toàn Bangladesh
(BINP) với sự hỗ trợ của UNICEF và khoản tín dụng 59,8 triệu đô la của Ngân hàng thế
giới. Đây là một trong các chương trình dinh dưỡng lớn nhất trên thế giới. Vào cuối năm
2001, dự án đã đến được với hơn 3 triệu gia đình ở trên 13.000 làng trên toàn Bangladesh,
cung cấp các dịch vụ như theo dõi mức độ tăng trưởng của trẻ và cung cấp thức ăn bổ
dưỡng cho những người có nguy cơ suy dinh dưỡng nhất như trẻ em dưới 2 tuổi và phụ
nữ mang thai hoặc cho con bú.
Vào năm 2000, WB đã thông qua một khoản vay khác trị giá 92 triệu đô la cho Chương
trình Dinh dưỡng quốc gia quy mô rộng hơn. Chương trình mới này hi vọng đảm bảo
cung cấp thực phẩm dinh dưỡng và đa dạng cho một nhóm chiếm gần 1/3 dân số
Bangladesh. Dự án BINP đã thành công trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và khôi
phục sức khoẻ cho hơn 1,2 triệu trẻ em gái, 191.000 phụ nữ cho con bú, 158.000 bà mẹ
đang mang thai và 718.000 trẻ em dưới 2 tuổi.
4.1.2. Dự án phát triển
Loại hình này còn gọi là cho vay đầu tư cụ thể. Loại hình cho vay là bộ phận cấu thành
chủ yếu trong nghiệp vụ cho vay của WB. Đại bộ phận các khoản cho vay của WB đối
với nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, năng lượng, công nghiệp, giao thông, phát triển đô
thị và cấp nước đều thuộc loại này. Mục đích chủ yếu là tạo ra năng lực sản xuất mới, đào
tạo nhân tài, tăng đầu tư hoặc đảm bảo nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng thích hợp. Trọng điểm



của công tác cho vay là phân tích khả thi về kỹ thuật, tài vụ và kinh tế của dự án đầu tư
cụ thể, cơ sở chính sách ngành liên quan trực tiếp với hiệu suẩt sản xuất của đầu tư, như
giá nguyên vật liệu và giá sản phẩm, hiệu suất của xí nghiệp… Việc đánh giá và giám sát
các khoản cho vay theo dự án chủ yếu do viên chức của ngân hàng đảm nhiệm, thời gian
thực hiện các khoản vay theo dự án thường từ 4 đến 9 năm.
Indonesia – Cho phép người dân nông thôn nói tiếng nói của mình
Dự án Phát triển Kecamatan (KDP) được triển khai thí điểm từ năm 1998 ở 28.000 thôn
làng của Indonesia. KDP là một trong những chương trình phát triển dựa vào cộng đồng
lớn nhất thế giới, trao quyền ra quyết định phát triển cho cấp cơ sở, tới hàng vạn dân
nghèo trên toàn đất nước Indonesia. Chương trình này cho phép các cộng đồng nông thôn
tự quyết định cách thức cải thiện sinh kế của họ, xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp, cung
cấp dịch vụ y tế và giáo dục, xây dựng các hoạt động, tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn,
tìm cách sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên hạn hẹp và củng cố các thể chế có hiệu
quả trong cộng đồng cũng như chính quyền.
Các khoản tài trợ dao dộng từ 50.000 đến 150.000 USD cho mỗi kecamatan (tức là tiểu
khu, tương dương cấp xã), được cấp thẳng cho các cộng đồng làm kinh phí thực hiện cho
những hoạt động mà người dân cho là quan trọng nhất. Các cán bộ hướng dẫn đã qua đào
tạo tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng trên cả nước. Trong vòng 9 năm, KDP đã cải
thiện đời sống của nhân dân ở hơn 34.000 thôn làng – gần bằng một nửa tổng số các cộng
đồng nghèo vùng nông thôn ở Indonesia. KDP đã xây dựng được 19.000 km đường và tu
tạo 3500 chiếc cầu. Dự án cũng xây dựng 5200 hệ thống tưới tiêu để tăng sản lượng và đã
cung cấp nước sạch cho 2800 cộng đồng. Đối với trẻ em sống tại các khu làng đó, KDP
đã cấp vốn xây dựng 285 ngôi trường mới.
“Trước đây, các chương trình phát triển được “ban phát” cho chúng tôi, và những người ở
cấp trên quyết định xem chúng tối cần gì”, một người dân tự hào nói: “Chương trình KDP
đã nâng cao vị thế của chúng tôi, giúp chúng tôi tự ra quyết định dựa vào nhu cầu thực tế.
Chúng tôi dã tham gia vào quá trình này ngay từ đầu và bây giờ rất hài lòng với kết quả
đạt được”.
Những đặc điểm về cấu trúc chương trình KDP:

- Cam kết đa ngành và hướng tiếp cận dưới hình thức “thực đơn mở” sẽ giúp người
dân có cơ sở để tự mình chọn lựa ra các dự án hoặc hoạt động mà học coi là quan
trọng nhất;
- Lồng ghép chương trình tín dụng cho các hoạt động kinh tế, mặc dù vẫn còn đang
gây tranh luận về những mức lãi suất hợp lý, nhưng làm tăng sự lựa chọn ở cấp
thôn ấp, và có thể cung cấp một hình thức quản lý rủi ro được “xã hội hoá”;


-

-

-

Việc thiết kế kỹ lưỡng và nhanh chóng như chuẩn bị một chiến dịch quy mô ngay
từ đầu, sẽ làm tăng độ tin cậy với người dân địa phương về những lợi ích mà
chương sẽ đem lại cho họ;
Người dân cần được khuyến khích để tự nêu lên ý kiến của mình, hơn là thông qua
trung gian như các tổ chức cộng đồng;
Chuyển giao trách nhiệm thực hiện đến một cơ quan có năng lực hạn chế hơn,
nhưng có cơ cấu triển khai ở cấp vùng hoặc cấp cơ sở, cho phép Ngân hàng xây
dựng khung chương trình dễ dàng;
Ngân hàng thế giới sẵn sàng cam kết hỗ trợ về nhân lực ở mức cao, với các nhân
viên hoạt động ngay trong nước, để giám sát việc thiết kế và thực thi chương trình.

4.1.3. Hỗ trợ kỹ thuật
Mục đích là nhằm tăng cường năng lực hoạch định chính sách phát triển và chuẩn bị dự
án đầu tư cụ thể của các tổ chức hữu quan của các nước vay vốn. Có 2 loại viện trợ kỹ
thuật: một loại có liên quan tới công trình, là viện trợ vốn cho công tác tư vấn kỹ thuật và
tư vấn kinh tế đối với những dự án chuẩn bị đầu tư, một loại có liên quan đến cơ cấu tổ

chức là sự giúp đỡ phân tích và giải quyết các vấn đề cơ cấu hoặc chính sách, cũng có thể
là troj vốn cho quy hoạch nền kinh tế quốc dân, cải tiến xí nghiệp quốc doanh, quản lý
kinh doanh. Thời gian thực hiện các khoản thường là 3-6 năm.
Trường Đại học ảo của Châu Phi
Hơn một nửa số dân 700 triệu của Châu Phi dưới độ tuổi 20. Không có gì đáng ngạc
nhiên khi thấy nhu cầu giáo dục đại học là rất lớn đến nỗi nhiều học sinh tốt nghiệp trung
học phổ thông không thể vào được trường đại học khu vực.
Tận dụng ưu thế công nghệ hiện đại, Ngân hàng thế giới đã giúp xây dựng trường đại học
ảo (AUV), một mạng lưới cung cấp thông tin tương tác thành lập phục vụ các nước hâu
Phi. AUV sử dụng công nghệ viễn thông để cung cấp các chương trình giáo dục và đào
tạo chất lượng quốc tế cho sinh viên và chuyên gia.
AUV ban đầu là một dự án của WB sau chuyển thành tổ chức liên chính phủ độc lập
đóng tại Nairobi, Kenya với 34 trung tâm giáo dục tại 17 nước Châu Phi. WB tiếp tục là
người ủng hộ lớn nhất với cam kết cho vay trị giá 13 triệu đô la trong 3 năm.
Cho đến nay, AUV đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức đối tác trên toàn Châu
Phi, với trung tâm giáo dục chủ yếu tập trung tại các trường đại học công lập. Tổ chức
này cấp chứng chỉ chính thức về vi tính. Các bài giảng có độ dài bằng một cuộc hội thảo
được truyền tải đến sinh viên tại các trường đại học Châu Phi qua tín hiệu vệ tinh truyền
trên internet. Hơn 23000 sinh viên đã đăng ký vào các khoá học của avu và gần 2500
chuyên gia đăng ký vào các cuộc hội thảo kinh doanh.
4.2. Vai trò của IMF đối với nền kinh tế thế giới


4.2.1. Giúp đỡ tài chính
IMF chỉ cho vay tiền những nước nào gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cân
chi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiền ngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán những
hàng hoá nhập khẩu. Nguồn ngoại tệ của một nước có là do từ những xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ, từ những chi tiệu tại chỗ của những du khách ngoại quốc, từ những đầu tư của
các hãng xưởng ngoại quốc, từ những giúp đỡ tài chánh của các nước giàu cho những
nước nghèo.

Những nước gặp khó khăn có thể rút ra ở IMF 25% phần mình đã đóng góp trả bằng
vàng hay tiền những nước lớn. Nếu không đủ, Quỹ có thể cho vay một số tiền tương
đương với 75% phần đóng góp, chia ra làm ba lần, mỗi năm có thể rút một lần. Nếu lần
rút 25% là tiền nước đã đóng góp (reserve tranche - tranche de réserve) thì 75% sau là
tiền Quỹ cho mượn (credit tranche - tranche de crédit). Khi Quỹ đồng ý giúp 75%, điều
này có nghĩa là Quỹ sẽ chỉ định một hay nhiều nước hội viên khác có nền kinh tế vững
chắc đổi tiền nước họ lấy tiền nước đang cần trợ giúp. Nước mượn tiền sẽ phải trả lại tiền
đã đổi để các nước khác mà tiền đã bị đổi có thể xử dụng để vay Quỹ trong trường hợp
cần thiết. Đây là nguyên tắc nền tảng và cũng là điều giải thích tại sao, mặc dù như đã nói
Quỹ có khoảng 300 tỷ dollar Mỹ tiền các nước hội viên đóng góp, nhưng 75% là tiền
quốc gia của các nước hội viên cho nên Quỹ không thể cho vay một lúc cả 300 tỷ dollar .
IMF quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân
hàng. Bởi vì số lượng tiền tệ lưu hành nhiều hay ít là do những chính sách của ngân hàng
trung ương qua việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trong nước. Số lượng cho vay của các
ngân hàng quá lớn sẽ khuyến khích nhập cảng gia tăng. Việc kiểm soát và giới hạn hoạt
động cho vay của hệ thống ngân hàng là điều Quỹ bắt nước cần mượn phải thực hiện.
IMF thường đòi nước phải hạ tỷ giá hối đoái để giới hạn phần nhập khẩu và để phần xuất
khẩu.
Hệ thống tài chính ngân hàng thế giới trong những năm qua liên tục chứng kiến nhiều vụ
bê bối lớn, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã xảy ra trong phạm vi lớn cũng
như ở một vài nước. Hậu quả là rất lớn, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Và chỉ
những lúc như thế này, các nhà kinh tế cũng như toàn thế giới lại trông đợi vào vai trò
của một tổ chức trung gia tài chính lớn nhất toàn cầu đó là IMF.
Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính ở Hi Lạp, EU và IMF đã thông qua gói cứu trợ
110 tỷ Euro (tương đương 136 tỷ USD), với khoản vay đầu tiên trị giá 14.5 tỷ Euro đã
được giải ngân vào ngày 18/05/2010. EU và IMF cũng đã lập quỹ chống khủng hoảng trị
giá 750 tỷ Euro (gần 1,000 tỷ USD).
Quỹ cũng khuyến khích nước phải giảm những chi tiêu trong ngân sách quốc gia : ít công
chức hơn, giảm đầu tư công cộng, giới hạn việc giúp các doanh nghiệp quốc doanh nếu
không muốn nói là phải tư hữu hoá, xoá bỏ những hạn chế về giá cả. và ngay cả đường

lối cứng rắn chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ, nguồn gốc của nhiều cản trở và hoang
phí cho sự phát triển kinh tế.


Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng KTTG 2008 – 2009
Khái quát về cuộc khủng hoảng KTTG
Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ
21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó. Có thể gọi đây là cuộc khủng
khoảng của các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi vật chất"... Thế
giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng này.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 được đánh giá là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất,
nặng nề nhất trên thế giới trong hơn 60 năm qua từ sau Đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 19291933. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở
Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lại được xác định có nguyên nhân từ việc các ngân hàng
thương mại (NHTM) cho vay mua nhà “dưới chuẩn” với một quy mô lớn. Việc một số lượng lớn
người dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng (trả lãi và vốn trong một thời gian dài) là do tình trạng
lãi suất ưu đãi và dễ vay mượn ở Mỹ mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện để khuyến
khích sản xuất và tiêu dùng, cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng năm 20002001 (chỉ từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, FED đã 11 lần giảm lãi suất cho vay từ 6,5%
xuống còn 1,75%/năm). Còn các NHTM có thể cho người dân vay mua nhà “dưới chuẩn” đầy rủi
ro với một quy mô lớn là do được các công ty tài chính và ngân hàng đầu tư, trong đó đặc biệt là
hai công ty Fanie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ bảo trợ, “cấp vốn” bằng cách mua lại
các khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành loại chứng từ được bảo đảm bằng các
khoản vay thế chấp để bán lại cho các công ty, các ngân hàng đầu tư lớn khác như: Bear Stearms,
Merrill Lynch…Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư này lại phát hành trái phiếu trên cơ sở
các chứng từ cho vay thế chấp đó để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước
trên thế giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Việc “chứng khoán hoá”
các khoản vay thế chấp đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Chuỗi hoạt động kinh doanh
mang tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà đất bị đẩy lên cao, trở thành
“bong bóng”. “Bong bóng” nổ là không thể tránh khỏi. Đó chính là những nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến khủng hoảng tài chính Mỹ, và sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trong

chính sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở
Mỹ vừa qua.
- Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế toàn cầu, vì thế mà cuộc
khủng hoảng tài chính trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và sau đó nhanh chóng lan
rộng, làm suy giảm kinh tế toàn cầu,
Hậu quả của cuộc khủng hoảng


- Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế
giới. Trước hết là đối với nước Mỹ. Ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng
hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3
trong 1”. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những
ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ. Bear Stearn – một trong những tập đoàn môi
giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đã có bề dày hoạt động 85 năm trên
thị trường tài chính Mỹ, bị thua lỗ nặng nề khi thị trường nhà đất sụt giá, ngày 16/3/2008 đã
tuyên bố phá sản, bị Morgan Chase mua lại với giá 2 USD một cổ phiếu. Còn Lehman Brather,
ngân hàng đầu tư đứng hàng thứ tư ở phố Wall có 158 năm hoạt động, ngày 15/9/2008 đã phải
nộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ, tổng số nợ lên đến 768 tỷ USD.…
- Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngành sản xuất ô tô, một
trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Ba
hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề.
Tháng 1/2008, Nortel Networks Corp, một trong những tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất của
Mỹ, tháng 2/2008, Lyondell Chemical, một trong những nhà sản xuất hoá chất lớn nhất nước
Mỹ, đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản… Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng
làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản . Sản xuất đình
đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25
năm trước đó, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu năm 2008 và 4,61 triệu người vào
tháng 2/2009.
- Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá
sản nhiều ngân hàng. Theo thống kê, từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009 toàn thế giới đã có

khoảng 33 ngân hàng ở các qui mô khác nhau bị mua lại, 92 ngân hàng phải tuyên bố phá sản
 Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã có những ảnh hưởng đáng kể đối

với nền kinh tế toàn cầu. Và đây cũng là lúc khẳng định vai trò quan trọng của IMF trong
việc thực hiện các gói cứu trợ cho các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng.

Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng KTTG 2008 – 2009
Các biện pháp khắc phục khủng hoảng của IMF

Bước vào quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế được đẩy lên một nấc thang mới
khi nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Iceland là nước
đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa
thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ
krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ. Trước tình hình trên, ngày
24/10/2008 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland,
họ đã cho Iceland vay một khoản tiền trị giá 2,1 tỷ USD khi hệ thống ngân hàng của nước
này đối mặt với sự sụp đổ.


Ngày 26 tháng 10, năm 2008 IMF đưa ra gói cứu trợ với Ukraina trị giá 16,5 tỷ USD.
Ngày 27 tháng 10, IMF cho Hungary vay khoản tiền trị giá 15,7 tỷ USD.
Đối với các nước đang phát triển, IMF cam kết cho các nước này vay 175 tỷ USD để ổn
định thị trường tài chính (Iceland, Ukraina, Pakistan, Hungari...)
Đối với các nước có thu nhập thấp, IMF đã thực hiện một gói cứu trợ toàn diện để trợ
giúp các nước này trong thời kỳ khủng hoảng. Cụ thể:
Ngay khi cuộc khủng hoảng lan rộng ra trên toàn cầu, Ban điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) đã thông qua các biện pháp chưa từng có để tăng mạnh các nguồn lực sẵn có cho
các nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng. Các nguồn tài nguyên bao gồm từ việc
bán vàng của IMF, đẩy mạnh cho vay ưu đãi của Quỹ lên đến $ 17 tỷ USD cho đến năm
2014, trong đó có tới 8 tỷ USD trong hai năm 2008-2009. Ngoài ra, IMF thông báo

không thanh toán lãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi cho đến cuối năm 2011 cho tất cả
các thành viên có thu nhập thấp. Một tập hợp các công cụ cho vay mới được củng cố tăng
cường trong gói hỗ trợ này. Cụ thể:


IMF tăng cường các nguồn lực ưu đãi: Để đáp ứng với sự gia tăng nhu cầu tài
chính của các nước thu nhập thấp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, IMF
tăng cho vay ưu đãi đáng kể từ 1,2 tỷ USD trong năm 2008 đến 3,8 tỷ USD năm
2009, và trung bình hàng năm 2,0 tỷ đô la Mỹ trong thời gian 2010-2012.



Lãi suất cứu trợ, IMF thông báo các nước có thu nhập thấp không phải thanh toán
lãi suất trên số dư nợ cho vay ưu đãi của mỗi nước cho đến cuối năm 2011 để giúp
các nước vượt qua khủng hoảng



Một tập hợp các công cụ tài chính mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của các nước
thu nhập thấp hơn và phù hợp để đáp ứng những thách thức của cuộc khủng
hoảng:
1. Cơ sở tín dụng mở rộng (ECF): để cung cấp linh hoạt hỗ trợ trung hạn;
2. Quỹ tín dụng dự phòng: để giải quyết nhu cầu ngắn hạn và phòng ngừa;
3. Cơ sở tín dụng nhanh, cung cấp hỗ trợ khẩn cấp với điều kiện hạn chế

Ngoài ra, Ban điều hành của IMF trong thời gian này đã ủng hộ đề nghị của Giám đốc
điều hành cho một phân bổ SDR mới là $ 250 tỷ đồng, trong đó hơn $ 18 tỷ đồng sẽ góp
phần tăng cường dự trữ ngoại hối của các nước thu nhập thấp.



Các điều kiện được linh hoạt hơn


Năm 2009, IMF đã công bố các điều kiện linh hoạt hơn trong các chương trình được hỗ trợ cho
các nước có thu nhập thấp: điều kiện cải cách cơ cấu đã được sắp xếp hợp lý cho tất cả các
chương trình hỗ trợ của Quỹ và bổ sung các điều kiện trong các chương trình trung hạn cho các
quốc gia có thu nhập thấp. Chương trình của IMF hỗ trợ đã bù đắp được những thâm hụt tài
chính lớn trong cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thu nhập thấp.
Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008

Nhờ các gói cứu trợ của IMF mà các nước đặc biệt là những có thu nhập thấp có thể hồi
phục được sau những cú sốc kinh tế. Những tác động tích cực của IMF trong cuộc khủng
hoảng 2008-2009 có thể nhìn thấy rõ ở những khía cạnh sau:


Các khoản trợ giúp tài chính của IMF có tác dụng ngăn chặn sự lao dốc của nhiều
nền kinh tế trên thế giới. Hệ thống ngân hàng của Iceland đã thoát khỏi nguy cơ
sụp đổ khi có được gói trợ giúp của IMF, các nước có thu nhập thấp có điều kiện
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Đến năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có sự
phục hồi nhất định, tốc độ tăng trưởng của các nước có thu nhập thấp và những
nước chậm phát triển ở khoảng 6.3%



IMF đã đề ra được những biện pháp khắc phục phù hợp để đạt được sự phát triển
bền vững trong tương lai



Trong cuộc khủng hoảng 2008, IMF còn có vai trò giám sát, chấn chỉnh hệ thống

tài chính ngân hàng các nước làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân
hàng.

4.2.2. Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên
Để bảo đảm một hệ thống tiền tệ quốc tế quân bình và tạo điều kiện cho những trao đổi
thương mại thế giới phát triển, hiện nay Quỹ có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về
tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên để có thể nhìn trước
những khó khăn một nước để có thể phải đối đầu và do đó cần sự giúp đỡ của Quỹ. Trong
những tài liệu làm việc của Quỹ, một phần quan trọng liên quan đến những dữ kiện kinh
tế và tài chính của mỗi nước hội viên, bởi vì giá trị của đồng tiền quốc gia tuỳ thuộc vào
những điều kiện kinh tế này.
Theo quy chế (Article IV), IMF tham khảo mỗi nước mỗi năm một lần hoặc nhiều lần
nếu Quỹ nhận định là nước có nhiều nguy hiểm sẽ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế.
Hằng năm, một nhóm chuyên viên của Quỹ được cử tới thủ đô mỗi nước quãng hai tuần
để thu thập tại chỗ những dữ kiện kinh tế có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền như những
thống kê về xuất nhập khẩu, lương bổng, giá cả, việc làm, chỉ số phân lãi, số lượng tiền
quốc gia đang lưu hành, đầu tư, thuế vụ, ngân sách quốc gia. và đối thoại với những vị
đại diện chính phủ về sự hữu hiệu của những chính sách kinh tế đang được áp dụng,
những dự trù thay đổi để có một chính sách trao đổi ngoại tệ một cách tự do không bị
kiểm soát hay giới hạn. Nhóm chuyên viên trở về trụ sở Washington và lập một bản
tường trình chi tiết để ban điều hành có thể góp ý kiến cho nước hội viên phải sửa đổi hay


canh tân trong những lãnh vực có nhiều thiếu sót. Những tài liệu này là yếu tố cơ bản để
IMF quyết định giúp đỡ hay không khi cần thiết.
Jordan đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh với Israel, nội chiến và một cuộc suy thoái
kinh tế lớn. Năm 1989 cả nước có tỷ lệ thất nghiệp là 30-35% Và bị thiệt hại nặng nề do
không có khả năng để chi trả các khoản vay của mình. Quốc gia này đã chấp thuận một
loạt các cải cách năm năm do IMF đề ra. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh và sự quay trở
về của 230.000 người Jordan do của cuộc xâm lược Kuwait của Iraq đã gây áp lực

lên chính phủ, do tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng. Trong giai đoạn từ 1993 đến 1999,
IMF gia hạn thêm 3 khoản vay lớn cho Jordan. Kết quả là chính phủ đã tiến hành các
cuộc cải cách lớn về sự tư hữu hóa, thuế, đầu tư nước ngoài và nới lỏng chính sách
thương mại. Đến năm 2000, quốc gia này đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), và một năm sau đó đã ký một hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ. Jordan đã
thành công trong việc giảm toàn bộ số nợ phải trả và tái cơ cấu nợ ở mức có thể xoay xở
được. Jordan là một ví dụ về việc IMF có thể vực lại một nền kinh tế trên bờ phá sản
thành một thành viên tích cực của nền kinh tế toàn cầu.

4.2.3. Hỗ trợ kỹ thuật
IMF hỗ trợ kĩ thuật Hỗ trợ kĩ thuật: Trợ cấp hỗ trợ kĩ thuật các nước có thu nhập thấp;
Tích hợp hỗ trợ kĩ thuật và cho vay với IMF; Hỗ trợ kĩ thuật bao gồm các lĩnh vực cốt lõi
chuyên môn của IMF; Cung cấp hỗ trợ kĩ thuật một cách tiếp cận khu vực; IMF giới thiệu
các quỹ ủy thác toàn cầu tại chỗ, hỗ trợ sự phát triển của các nguồn nhân lực sản xuất của
các nước thành viên bằng cách giúp họ quản lí để có hiệu quả chính sách kinh tế và các
vấn đề tài chính.


Trong thập niên 60, nhiều nước châu Phi và châu Á độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết
lập hạ tầng tài chính quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh. Sự giúp đỡ
kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước được giúp đỡ, mà
còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương cách thiết lập chính sách tiền tệ,
ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê. Trong
thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường đã
được Quỹ giúp đỡ trong lãnh vực này.
Trong thời gian qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã có nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh triển
khai hệ thống xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố (AML/CFT) tại
nhiều quốc gia.
Cụ thể, IMF đã đưa ra trên 70 đánh giá AML/CFT, nhiều tham vấn đầu vào cho việc thiết
kế và thực hiện các biện pháp toàn vẹn liên quan đến tài chính, cũng như các hoạt động

đào tạo nghiệp vụ, các dự án nghiên cứu.
Cùng với nhận thức ngày một nâng cao của các quốc gia về tầm quan trọng của việc toàn
vẹn hệ thống tài chính, các chương trình. Ngày 01/06/2011, IMF đã tổng kết 5 năm thực
hiện chương trình AML/CFT.
Ngày 14/12/2012, IMF ban hành bản hướng dẫn về việc tham gia giám sát AML/CFT và
ổn định tài chính trong việc cấp visa. Hướng dẫn này giúp các quốc gia đối phó với hoạt
động rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm có liên quan.
Ngày 12/03/2014, IMF tiến hành xem xét lại chiến lược AML/CFT, đồng thời thông qua
tiêu chuẩn và đánh giá phương pháp của FATF trong AML/CFT sửa đổi.
Tháng 4/2009, IMF công bố một nhà tài trợ đầu tiên trong một loạt các Quỹ tin cậy
(TTF) để phát triển năng lực tài chính trong AML/CFT. Giai đoạn đầu tiên này đã kết
thúc vào tháng 4/2014.
Tiếp theo sự thành công này, một giai đoạn 5 năm mới của TTF bắt đầu từ tháng 5/2014.
Các nhà tài trợ (Pháp, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Qatar, Saudi Arabia,
Thụy Sĩ và Vương quốc Anh) đã đóng góp hơn 20 triệu USD trong vòng năm năm tới để
hỗ trợ giai đoạn mới này.
Tính đến tháng 9/2015, 17 dự án đã bắt đầu trong giai đoạn thứ hai. TTF hiện được hỗ trợ
hàng năm bởi các quốc gia thành viên IMF. Mỗi năm có hơn 6,5 triệu USD được dùng để
hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia thành viên trong việc phòng chống rửa tiền và
tài trợ khủng bố.
Ví dụ: Với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, IMF đang tăng cường trợ giúp kỹ thuật
cho các nước Châu Phi quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của châu lục này
trong bối cảnh ccs dự án FDI đầu tư khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của Châu Phi
đang tăng lên.


Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các nước khu vực Sahara Châu Phi đã lên tới
93 tỷ USD/năm. Các dự án này, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển vận tải và năng
lượng, có thể cải thiện nhanh chóng cơ hội phát triển và tăng năng lực các dịch vụ công
của các nước Châu Phi, góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển

thiên niên kỷ của Châu lục Đen.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính IMF cũng cảnh báo rằng mặc dù cần đa dạng các
nguồn tài chính đầu tư công, các nước Châu Phi cũng cần một chế độ hối đoái phù hợp và
linh hoạt để giảm tác đọng tiêu cực của dòng vốn FDI tăng đột biến này trong bối cảnh
nhiều nước Châu Phi vẫn hạn chế về năng lực quản trị kinh tế và có nguy cơ mất ổn định
chính trị lớn.
Trong năm 2011, IMF cam kết tiếp tục trợ giúp các nước Châu Phi xây dựng các chính
sách kinh tế vĩ mô và hối đoái đủ mạnh để quản lý dòng vốn FDI và gánh nặng nợ mới để
Châu Phi có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội mới về các dự án khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
5. Vai trò của ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế đối với Việt Nam
5.1. Vai trò của WB đối với Việt Nam
Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB vào 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch vụ chủ
yếu là: thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển; hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn về chính sách và
các báo cáo phân tích và điều phối viện trợ.
5.1.1. Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển
Tài trợ của WB cho Việt nam thường tập trung vào các dự án và chương trình trong các
lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực ... nay hướng trọng
tâm vào xoá đói giảm nghèo, các khoản vay chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các
khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho thấy Việt nam đã
dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA và với thực tế phát triển
kinh tế của nước ta, Việt Nam đã tiếp cận với các nguồn vốn vay thương mại mới, trong
đó bao gồm cả vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) của WB. Do vậy,
Ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan đầu mối trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay mới
này từ WB. Ban lãnh đạo của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ cần
thiết nhằm giúp Chính phủ tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách và phát triển kinh
tế.trong thời gian qua.
5.1.2. Hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách và các báo cáo phân tích
Các hỗ trợ kỹ thuật của WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự án và
chương trình do WB tài trợ, tăng cường thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực

quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan chủ quản các chương trình và dự án, xây
dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự


án và chương trình hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước,
tài chính, ngân hàng v.v. ..
Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt nam phối hợp với các bộ ngành soạn
thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến lược Hợp tác Quốc
gia (CPS) cho Việt Nam.
5.1.3. Điều phối viện trợ
Hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài trợ cho Việt nam (CG) - do WB làm đồng chủ
tọa - được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và
điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ.
Tóm lại, các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho
Việt nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt nam với nhóm WB. Đặc biệt,
bên cạnh hỗ trợ về tài chính, Chính phủ Việt nam đánh giá cao vai trò tư vấn về chính
sách để thực hiện thành công Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I), các
Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC ) và các Chương trình Hỗ trợ theo
ngành. Với vai trò đồng chủ tọa Hội nghị CG hàng năm, WB đã làm tốt vai trò điều phối
và kêu gọi tài trợ trực tiếp để hỗ trợ Việt nam phát triển kinh tế, qua đó tăng uy tín của
Việt nam trong cộng đồng tài chính quốc tế, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt nam.
Tính đến thời điểm tháng 3/2016, Ngân hàng Thế giới đã cấp hơn 21 tỉ đô la Mỹ gồm viện
trợ không hoàn lại, cho vay và vốn ưu đãi cho Việt Nam. Danh mục dự án Việt Nam hiện
nay gồm 45 dự án IDA/IBRD và 7 dự án quỹ tín thác riêng rẽ với tổng cam kết thuần là
9.046 tỉ đô la. Các khoản tín dụng này tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao
thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải
cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường.



Nguồn: /> Ví dụ 1: dự án nâng cấp đô thị Việt Nam

Triển khai từ năm 2004 đến năm 2014 tại Hải Phòng, Nam Định, TP Hồ Chí Minh và Cần
Thơ, Với 382 triệu đô la Mỹ hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng Thế giới và 140 triệu đô la Mỹ
vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, Dự án Nâng cấp Đô thị Việt Nam đã cải tạo hơn
200 khu thu nhập thấp thành các cộng đồng năng động và tươi đẹp, làm thay đổi cuộc đời
của hàng triệu người nghèo đô thị. Các gia đình trong vùng dự án giờ đã có nước sạch và
hệ thống thoát nước, có điện và các dịch vụ vệ sinh. Những con ngõ, con hẻm trước kia
chật hẻm, bẩn thỉu, lầy lội giờ đã rộng rãi, sạch sẽ và an toàn hơn với mặt đường được
nâng cấp. Xe cứu hỏa, cứu thương có thể vào tận nhà. Trẻ em có chỗ vui chơi và người
dân có thể mở rộng buôn bán, kinh doanh.
Chèn clip: /> Ví dụ 2: Ngân hàng Thế giới hỗ trợ 150 triệu USD giúp Việt Nam tăng cường năng lực

cạnh tranh thông qua chương trình Tín dụng Hỗ trợ Quản lý kinh tế và Nâng cao khả năng
cạnh tranh (tên tiếng Anh là: Economic Management and Competitiveness Credit, gọi tắt
là Chương trình EMCC).
Ngày 12/5/2016 – Ban giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới đã phê chuẩn khoản vay
trị giá 150 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ chính


sách phát triển Quản lí Kinh tế và Năng lực Cạnh tranh lần 3. Khoản vay sẽ hỗ trợ ngân
sách cho Chính phủ và giúp tăng cường một số cải cách ưu tiên trong quá trình thực hiện
Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội.
Hoạt động này hỗ trợ thực hiện cải cách chính sách xuyên suốt 3 trụ cột nhằm giúp Chính
phủ:
-

-

-


duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường quản trị ngành tài chính và quản lí tài khoá
trong đó bao gồm cả các chính sách giải quyết nợ xấu, cải cách ngân hàng, quản lí nợ và
quản lí kho bạc;
tăng cường minh bạch, tiết kiệm và trách nhiệm trong khu vực công. Tăng cường bộ máy
hành chính công, quản lý doanh nghiệp nhà nước và tăng cường quản lý đầu tư công
hướng tới nâng cao minh bạch và làm cho môi trường quản lý nhà nước lành mạnh hơn;
cải thiện môi trường kinh doanh. Giảm gánh nặng hành chính, cải thiện chính sách thuế
và mua sắm công, và cải thiện thủ tục hành chính.
Đây là khoản vay do Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, cơ quan cho vay các nước
thu nhập trung bình của Ngân hàng Thế giới, cấp. Khoản vay được tính bằng đồng đô la
Mỹ dựa trên lãi suất LIBOR với một khoản chênh lệch cố định, thời hạn trả nợ 29,5 năm,
10 năm ân hạn.
Hoạt động EMCC-3 là hoạt động thứ 3 trong loạt hoạt động này. EMCC-1 hỗ trợ một số
hành động chính sách, và hỗ trợ các biện pháp thúc đẩy cải cách của Chính phủ như quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà
nước, tăng cường giám sát ngân hàng, tăng cường khung thể chế về quản lý nợ. EMCC-1
này cũng hỗ trợ sửa đổi luật quản lý thuế và luật phòng chống tham nhũng với mục đích
tăng cường bộ máy hành chính công.
Hoạt động EMCC-2 tiếp tục các hoạt động kể trên nhằm tăng cường sự tham gia của các
nhà đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng và thông qua kế hoạch giải quyết nợ xấu,
tăng cường quản lý nợ trung hạn và tăng cường hiệu quả quản lý tài chính công, đẩy mạnh
tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước và tăng cường môi trường trong các doanh
nghiệp nhà nước, tăng cường quy định quản lý mua sắm công, quản lý thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
5.2. Vai trò của IMF đối với Việt Nam
5.2.1. Hoạt động cho vay của IMF tại Việt Nam
Năm 1976, Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của IMF từ chính quyền Việt
Nam Cộng hòa và được quyền vay tại IMF với khoảng 200 triệu USD từ năm 1976 1981. Vào năm 1984, Việt Nam bắt đầu phát sinh nợ quá hạn với IMF. Trong giai đoạn
1985 - 10/1993, IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam mặc dù quan hệ giữa Việt

Nam và IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách dưới hình thức đánh giá về kinh
tế của IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác.


Việt Nam nối lại quan hệ tài chính với IMF vào tháng 10/1993. Từ năm 1993 - 2004, IMF
cung cấp cho Việt Nam khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD và được giải chi
hơn 880 triệu USD.

5.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật của IMF cho Việt Nam
-

-

-

Trước khi nối lại quan hệ tín dụng, IMF đã cử nhiều đoàn chuyên gia kinh tế
vào giúp Việt nam xây dựng các chương trình kinh tế, trong đó có các biện pháp
chống lạm phát. IMF cũng đã nhận đào tạo một số cán bộ của các ngành kinh tế
tổng hợp về kiến thức kinh tế thị trường và cùng với chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc (UNDP) thực hiện trợ giúp kỹ thuật cho NHNN và Bộ tài chính trị giá
1,9 triệu Đôla Mỹ dưới hình thức cử các chuyên gia tư vấn ngắn, trung và dài hạn
về nghiệp vụ chính sách đồng thời tổ chức các khoá tập huấn, hội thảo trong
nước cũng như các khảo sát tại các nước có những kinh nghiệm về phát triển kinh
tế trong thời kỳ quá độ tương tự như Việt nam.
Dự án VIE/93/007 về “Tăng cường thể chế và chính sách tài chính” được hỗ
trợ của IMF/UNDP đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong các lĩnh vực
điều hành và quản lý tiền tệ, xây dựng các thị trường vốn, quản lý ngoại hối, hệ
thống thanh toán, thanh tra ngân hàng trung ương, chế độ báo cáo, thống kê tiền
tệ....
Các chuyên gia của IMF đã giúp tư vấn về cách thức, phương pháp hoạch định

và điều hành chính sách tiền tệ. Các thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng
đã được thành lập. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc cũng đã được hình
thành. Các quy chế quản lý dự trữ bắt buộc, lãi suất, trần tín dụng, quản lý ngoại
hối đã được soạn thảo và sửa đổi với những ý kiến tư vấn và sự giúp đỡ của các
chuyên gia IMF thường trú tại Việt nam. Hoạt động thanh tra ngân hàng đã được
cải tiến và nâng cao theo mô hình các nước tiên tiến dưới hình thức đào tạo tại
chỗ do các chuyên gia ngắn hạn và dài hạn thực hiện. Cố vấn dài hạn đã giúp tư


-

vấn về các quy chế thanh tra, kiểm tra, các bước tiến hành giám sát từ xa và thanh
tra tại chỗ, tư vấn cho các nghiệp vụ thanh tra và tổng kiểm soát, kiểm toán nội
bộ, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán liên ngân hàng, quản lý và kinh doanh
ngoại hối. Hệ thống kế toán ngân hàng đã được sửa đổi và hệ thống thanh toán
liên ngân hàng đã được củng cố giúp cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối, tín dụng
liên ngân hàng. Hàng năm, Vụ Tiền tệ và Ngoại hối (nay là Vụ Các hệ thống Tài chính
Tiền tệ) và Vụ Thống kê của IMF đã cử các đoàn chuyên gia vào tìm hiểu nhu cầu và
cung cấp những trợ giúp kỹ thuật cần thiết cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu
quan. Gần đây, IMF tập trung hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực cải cách thuế, thanh tra
ngân hàng và sẵn sàng hỗ trợ cho lĩnh vực hoạt động tiền tệ và phòng chống rửa
tiền và tài trợ cho khủng bố
Về lĩnh vực đào tạo, Học viện của Quỹ đã đào tạo một số lượng lớn các quan chức
cao cấp và trung cấp của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Thương mại và Tổng cục Thống kê... thông qua một loạt các khoá đào tạo và hội
thảo về nhiều chủ đề khác nhau tại Washington và Singapore. Ngoài ra, gần đây hàng
năm IMF còn phối hợp với chính phủ Nhật Bản tổ chức hội thảo cho các cán bộ cao
cấp của các nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, về quản lý kinh
tế vĩ mô và kinh nghiệm của Nhật Bản. Điều này đã góp phần cải thiện và mở rộng kiến
thức của các cán bộ quản lý kinh tế của Việt Nam.

6. Giải pháp nhằm phát triển quan hệ giữa ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế
đối với Việt Nam
6.1. Giải pháp phát triển quan hệ Việt Nam – WB










đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác, thúc đẩy các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy giải ngân
nguồn vốn hỗ trợ quý báu của các nhà tài trợ nói chung và WB nói riêng;
chủ động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, cũng như trong quá trình hợp
tác với WB và các đối tác phát triển khác, cam kết sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ
của cộng đồng quốc tế;
gắn kết chương trình cho vay giai đoạn 2015 – 2020 với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 2015 – 2020, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nguồn
nhân lực và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Cải cách chi tiêu của chính phủ thông qua việc tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và
công bằng trong chi tiêu của chính phủ. Chương trình này nằm trong khuôn khổ lớn hơn
của việc cải thiện điều hành đất nước (governance) đang được IMF và WB nhấn mạnh
chung cho các nước nhận tài trợ phát triển, không riêng gì cho Việt Nam, nhắm vào tăng
cường hiệu quả đầu tư kinh tế và nhất là giảm bớt nạn tham nhũng trong các nước này;
Đẩy mạnh chương trình an sinh xã hội, nhằm giảm nghèo đói, qua các chính sách phát
triển kinh tế nông thôn, đền bù cấp vốn cho các người bị thất nghiệp do việc cải cách cơ
cấu như đóng cửa các DNNN thua lỗ.
6.1. Giải pháp phát triển quan hệ Việt Nam – IMF











Cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tính minh bạch, lành mạnh, và hiệu quả của hệ thống
ngân hàng;
Cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm hỗ trợ cho cải cách ngân hàng. Cải cách DNNN
và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân là điều căn bản để hỗ trợ được việc cải cách hệ
thống ngân hàng nói trên vì các ngân hàng không thể lành mạnh nếu các khách hàng hoặc
người vay ngân hàng chính không lành mạnh;
Có lộ trình tích cực về áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế áp dụng cho hoạt động
Ngân hàng thương mại - Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, quy chế quan hệ
bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị
trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra - giám sát Ngân hàng;
Phát hành và niêm yết chứng khoán của các NHTM Việt Nam trên TTCK trong nước và
trên thị trường tài chính quốc tế...
Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ,
Ngân hàng.
Phụ lục
1. Sự giống nhau giữa ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) có cơ chế hoạt động thoạt nhìn
gần giống nhau và lắm lúc gây khó khăn trong việc phân biệt. Được gọi chung với cái tên
“Các tổ chức Bretton Woods” (Bretton Woods Institutions, lấy theo tên ngôi làng thuộc
bang New Hampshire, Mỹ – nơi phái đoàn 44 quốc gia tập trung để thống nhất việc thành

lập vào tháng 7-1944), WB và IMF là bộ cột đôi chống đỡ cấu trúc của trật tự kinh tế và
tài chính thế giới.
Trên bề mặt, WB và IMF có nhiều đặc tính giống nhau. Ban bệ của cả hai đều được quản
lý bởi chính phủ các nước thành viên. Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết các
vấn đề liên quan kinh tế và tập trung vào việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của
những nước thành viên. Viên chức của cả hai tổ chức luôn cùng xuất hiện tại các cuộc
hội thảo về kinh tế, phát biểu bằng thứ ngôn ngữ kinh tế và tài chính y hệt. Trụ sở của cả
hai cũng đều ở Washington DC, nằm đối diện trên cùng một con đường tại vị trí cách
không xa Nhà Trắng (trước kia họ thậm chí còn ở chung “nhà”).
Tuy thế, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên có những điểm khác nhau khá rõ
ràng mà điểm cơ bản nhất nằm ở chỗ: WB là tổ chức phát triển trong khi IMF là tổ chức
hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia. Mỗi
tổ chức đều có cấu trúc riêng, mục đích riêng, có kho quỹ từ các nguồn khác nhau, cách
hỗ trợ vốn khác nhau cho các nước thành viên và phương thức hoạt động cũng không
giống nhau.
2. Sự khác biệt giữa ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế


Tiêu chí IMF
Mục
đích

WB

- IMF giám sát chính sách kinh tế của các hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia
thành viên cũng như sự trao đổi tiền tệ tự nghèo bằng cách tài trợ cho các dự án cụ
do trong hệ thống tỷ giá cố định.
thể nhằm giúp nâng cao năng suất. Ngân
hàng Thế giới bao gồm hai tổ chức: Ngân
- Buộc các nước thành viên phải để đồng hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển

tiền mình được trao đổi tự do với các đơn (IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế
vị tiền tệ nước ngoài; và trong mọi trường (IDA). IBRD cho các quốc gia đang phát
hợp, phải báo cáo với IMF mọi sự thay triển vay với lãi suất ưu đãi, trong khi đó
đổi trong các chính sách tài chính – kinh IDA chỉ cho các nước nghèo nhất vay và
tế nước mình, nhằm tránh gây ảnh hưởng không tính lãi suất.
cho nền kinh tế các nước thành viên. Hơn
nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính
sách liên quan đến tài chính – kinh tế theo
lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu
của toàn bộ khối nằm chung trong tổ chức.

Quy mô Nhân sự IMF gồm 2.600 người và IMF
và cấu không hề có chi nhánh như WB. Hầu hết
trúc
ban bệ IMF làm việc tại Washington DC
và số còn lại làm việc tại ba văn phòng
nhỏ ở Paris, Geneva và Liên Hiệp Quốc ở
New York. Nhân sự IMF là tinh hoa của
giới kinh tế học thế giới.

Bản thân WB chứa đựng hai tổ chức chính:
Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế
(IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế
(International Development Association –
IDA). Ngoài ra, WB còn có những tổ chức
sau (thuộc WB nhưng tách biệt về mặt tài
chính và pháp lý): Công ty Tài chính thế
giới (cung cấp vốn cho các công ty tư nhân
ở các nước đang phát triển), Trung tâm ổn
định và giải quyết mâu thuẫn đầu tư quốc tế

và Cơ quan bảo vệ đa phương.
Nhân sự tổng cộng WB có khoảng hơn
7.000 người và tuy có 40 văn phòng trên
khắp thế giới nhưng 95% nhân viên đều làm
việc tại trụ sở chính ở Washington DC.
Nhân sự WB gồm các chuyên gia lão luyện
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà kinh tế
học, kỹ sư, nhà hoạch định chương trình
phát triển đô thị, nông nghiệp học, thống kê
học, luật gia, chuyên viên dự án và chuyên
viên khác trong lĩnh vực giao thông, phát
triển nông thôn, giáo dục, năng lượng, dân
số, y tế, truyền thông, cung cấp nước và cả
kỹ sư cầu cống…


Nguồn
vốn

Chức
năng

Thu được từ tiền đăng ký quota (quota
subscription), giống như phí thành viên
(membership fee), của 188 nước thành
viên. Hiện nay (số liệu năm 2014), 12
nước chiếm 60% lượng tiền trong IMF,
trong đó Mỹ (chiếm 18,25%), kế đến là
Đức (5,67%), Nhật (5,67%), Pháp
(5,10%), Anh (5,10%). Khoản đóng góp

này dựa tổng sản phẩm quốc nội GDP, 5
năm thì tính sổ lại một lần

- WB là ngân hàng đầu tư. Các ông chủ WB
là 181 quốc gia thành viên với tiền góp vốn
bằng nhau. Quỹ của IBRD thu từ việc phát
hành trái phiếu cho hơn 100 quốc gia còn
Quỹ IDA có được từ sự đóng góp hảo tâm
của các nước.
- Bán trái phiếu trực tiếp cho các chính phủ,
tổ chức và ngân hàng trung ương của các
nước. Sau đó, WB dùng đồng vốn này cho
các nước đang phát triển vay với mức lãi
suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các dự án tài chính
cũng như chính sách cải tổ có triển vọng
thành công.

- Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ Chức năng của WB được phân công cho
giá hối đoái của các thành viên;
các tổ chức thành viên thực hiện.
- Cấp tín dụng cho các thành viên có khó Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ
khăn tạm thời về cán cân thanh toán;
chức:
- Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ 1) Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát
quốc tế và chính sách kinh tế của các nước triển (IBRD): được chính thức thành lập
thành viên;
ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là
- Tư vấn cho các nước hội viên về chính cung cấp tài chính cho các nước Tây Âu để
tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần
sách kinh tế vĩ mô;

thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế
ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các
- Cung cấp trợ giúp kĩ thuật.
nước này được khôi phục, IBRD cấp tài
chính cho các nước đang phát triển.
2) Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA): được
thành lập năm 1960, cung cấp tài chính cho
các nước nghèo;
3) Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC):
thành lập năm 1956, thúc đẩy đầu tư tư
nhân ở các nước nghèo;
4) Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương
(MIGA): thành lập năm 1988, thúc đẩy FDI
vào các nước đang phát triển.
5) Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp


đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966, là một
diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải
các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài
với nước nhận đầu tư.
Điều
kiện
vay tiền

IMF cho phép mọi nước thành viên, bất
luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự
hỗ trợ tài chính. Khi chính sách kinh tế
lệch hướng hay hệ thống tiền tệ trong
nước gặp biến động (chẳng hạn giá đơn vị

tiền tệ tụt giảm và giá hàng hóa tăng
nhanh), nước thành viên có quyền nhờ
IMF hỗ trợ và can thiệp. Tiền nhận được
từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5
năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất
thấp hơn tỉ giá thị trường một chút)

WB thường chỉ cho vay với đối tượng các
nước đang phát triển. Nước càng nghèo
càng dễ vay. Các nước đang phát triển mà
GNP/đầu người vượt quá 1.305 USD thì có
thể gõ cửa xin vay ở IBRD và phải hoàn trả
trong 12-15 năm. Các nước cực nghèo mà
GNP/đầu người dưới 1.305 USD thì vác túi
đến xin vay ở IDA và trả sau 35-40 năm.
Trong thực tế, các khoản cho vay của IDA
thường đến với các nước có thu nhập đầu
người hàng năm dưới 865 USD.

Hoạt
động

- Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế

- Thúc đẩy đầu tư tư nhân của nước ngoài

- Tăng cường ổn định tỷ giá

- Thúc đẩy mậu dịch quốc tế tăng trưởng
đồng đều, lâu dài, cân đối thu chi quốc tế…


- Hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh
toán đa phương
- Dùng khoản vay để cac dự án xây dựng bứ
thiết được ưu tiên thực thi.
- Rút ngắn thời gian, giảm bớt sự mất cân
bằng trong thanh toán quốc tế của các
nước thành viên.


×