Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu biến đổi một số cytokine và vai trò của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.78 KB, 58 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y


ĐỒNG SĨ SẰNG


NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CYTOKINE VÀ VAI TRÒ
CỦA GLUCOCORTICOID TRONG PHA ĐÁP ỨNG VIÊM
TOÀN THÂN Ở BỆNH NHÂN TỨ CHỨNG FALLOT
SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN PHẦN

Chuyên ngành: DỊ ỨNG VÀ MIỄN DỊCH
Mã số: 62 72 01 09


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN ĐẶNG DŨNG
2. PGS. TS. NGUYỄN NGỌC MINH


Phản biện 1: GS.TS. Văn Đình Hoa
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Ngọc Thành



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường vào hồi: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học viện Quân y
3. Thư viện Trung tâm Đào tạo - BVTW Huế
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Tứ chứng Fallot (TOF) là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim
bẩm sinh có tím và có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Hiện nay, phẫu
thuật (PT) sửa chữa toàn phần là biện pháp tối ưu để điều trị bệnh lý
này. Tuy nhiên, phẫu thuật tim với sự hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ
thể (THNCT) (PT tim mở) có thể dẫn đến hội chứng đáp ứng viêm
toàn thân (SIRS: systemic inflammatory response syndrome) với
nhiều biến chứng hậu phẫu bao gồm suy đa tạng (MODS: multiple
organ dysfunction syndrome). SIRS được cho là yếu tố quyết định
chính của kết quả hậu phẫu và tử vong sau PT.
Cân bằng cytokine là yếu tố quan trọng trong sự tiến triển của
SIRS, trong đó, tác động của cytokine tiền viêm interleukin (IL)-6 và
cytokine chống viêm IL-10 đóng vai trò quan trọng, có liên quan đến
đáp ứng miễn dịch và kết quả hậu phẫu.
Trong các chiến lược chống viêm, glucocorticoid (GC)
(dexamethasone [DEXA] và methylprednisolone [MP]) được sử
dụng nhiều nhất. Mặc dù vẫn còn bàn cãi nhưng sử dụng GC trước
PT có tác dụng cải thiện đáp ứng viêm, chức năng tạng và hậu phẫu.
Thực tế cho thấy bệnh nhân TOF còn chảy máu nặng sau phẫu
thuật, nằm hồi sức kéo dài và thậm chí tử vong. Vì vậy, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Xác định sự biến đổi interleukin-6, interleukin-10 và mối liên
quan với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tứ
chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn phần.
2. Đánh giá tác dụng của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm
toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa toàn
phần.
2
2. Tính cấp thiết của đề tài
- Cân bằng cytokine đóng vai trò quyết định diễn biến lâm sàng.
IL-6 và IL-10 là hai cytokine đại diện của 2 pha đáp ứng viêm và
được cho là yếu tố dự đoán hàng đầu của đáp ứng viêm sau THNCT.
- SIRS, nhiễm trùng và MODS góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử
vong sau phẫu thuật.
- Sử dụng GC trước phẫu thuật làm giảm đáp ứng tiền viêm và
tăng đáp ứng chống viêm, giảm mức độ tổn thương cơ tim, giảm
chảy máu sau phẫu thuật, cải thiện diễn biến hậu phẫu và kết quả lâm
sàng có ý nghĩa sau phẫu thuật tim mở.
3. Những đóng góp mới của luận án
- Ở bệnh nhân TOF sau PT sửa chữa toàn phần, interleukin tăng chủ
yếu theo hướng tiền viêm với biểu hiện tăng cao IL-6; trái lại sử dụng
GC (DEXA hoặc MP) dự phòng trước PT có tác dụng làm giảm đáp
ứng cytokine tiền viêm IL-6 và tăng có ý nghĩa cytokine chống viêm
IL-10, đồng thời có tác dụng tăng CRP theo hướng chống viêm.
- Sử dụng GC trước phẫu thuật góp phần cải thiện cân bằng
cytokine sau phẫu thuật dẫn đến kết quả giảm đáp ứng viêm toàn
thân, cải thiện một số kết quả và biến chứng sau phẫu thuật nhưng
không tăng tỷ lệ nhiễm trùng ở bệnh nhân TOF sau phẫu thuật sửa
chữa toàn phần.
4. Bố cục của luận án

Luận án dài 128 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 2 trang, Chương 1 -
Tổng quan: 33 trang, Chương 2 - Đối tượng và phương pháp: 28
trang, Chương 3 - Kết quả: 28 trang, Chương 4 - Bàn luận: 34 trang,
Kết luận: 2 trang và Kiến nghị: 1 trang. Luận án có 42 bảng, 12 biểu
đồ và 10 sơ đồ; 199 tài liệu tham khảo gồm 29 tài liệu tiếng Việt, 165
tài liệu tiếng Anh và 5 tài liệu tiếng Pháp.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM MIỄN DỊCH TRONG TỨ CHỨNG FALLOT
Một số bệnh nhân TOF có biểu hiện thiếu hụt MD [157]. Chấn
thương, đại phẫu như PT tim mở ảnh hưởng nặng nề đối với hệ MD
biểu hiện đáp ứng viêm lan rộng [78], [82], [148]. Mức độ đáp ứng
này phụ thuộc vào tác nhân, độ nặng tổn thương và các yếu tố nội tại
như tuổi, giới, bệnh phối hợp và di truyền [78].
1.2. ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN SAU PHẪU THUẬT SỬA
CHỮA TOÀN PHẦN Ở BỆNH NHÂN TỨ CHỨNG FALLOT
1.2.1. Đáp ứng viêm toàn thân đối với tuần hoàn ngoài cơ thể
- Đặc điểm chung của đáp ứng viêm toàn thân đối với THNCT
+ Cơ chế chung: sự tiếp xúc máu với bề mặt nhân tạo của
THNCT, tổn thương thiếu máu cục bộ/tái tưới máu, nội độc tố máu và
chấn thương phẫu thuật [16], [181].
+ Diễn biến thời gian hoạt hóa các chất trung gian viêm
Nói chung, đáp ứng viêm đối với PT tim bắt đầu từ 4 - 6 giờ sau
PT, cao nhất 24 - 48 giờ và kéo dài đến 7 ngày sau PT [126], [139].
- Biến chứng đáp ứng viêm toàn thân đối với THNCT
Đáp ứng viêm đối với THNCT là yếu tố quyết định chính của biến
chứng và tử vong sau PT tim mở. SIRS sau THNCT dẫn đến nhiều
biến chứng từ nhẹ như tràn dịch màng tim đến nặng như phù toàn
thân, bệnh lý đông máu, MODS và nhiễm trùng làm kéo dài thời gian

nằm hồi sức (ICU), nằm viện và thậm chí tử vong [43], [45], [128].
- Các chiến lược chống viêm: 1) Các chiến lược dược lý: GC là
thuốc được sử dụng nhiều nhất, 2) Các chiến lược kỹ thuật (thay đổi
các kỹ thuật và vòng THNCT tối thiểu), 3) Điều kiện hóa trước
(preconditioning) và 4) Không sử dụng THNCT [126], [182].
4
1.2.2. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
SIRS là được chẩn đoán khi biểu hiện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn:
1) tăng hoặc hạ thân nhiệt, 2) nhịp nhanh, 3) thở nhanh hoặc tăng
thông khí, 4) tăng hoặc giảm bạch cầu [47], [145].
Đáp ứng viêm gồm 2 pha: pha tiền viêm (biểu hiện SIRS) và pha
chống viêm (biểu hiện ức chế MD). Cả SIRS và nhiễm trùng sau hội
chứng đáp ứng chống viêm bù (CARS: compensatory anti-
inflammatory response syndrome) có thể dẫn đến MODS [91], [199].
Đáp ứng viêm toàn thân không nhiễm trùng như bỏng, chấn
thương, … gọi là SIRS và do nhiễm trùng gọi là nhiễm khuẩn huyết
(NKH - sepsis) [55], [145].
1.3. HỆ MIỄN DỊCH TRONG ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN
1.3.1. Vai trò miễn dịch trong đáp ứng viêm
Đáp ứng viêm đạt đỉnh vào ngày 2 và trở về bình thường từ 6-7 ngày
sau chấn thương. Tuy nhiên, đáp ứng MD bị kéo dài hơn [139], [187].
1.3.2. Ức chế miễn dịch trong hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
Y văn đã đề cập nhiều đến tình trạng ức chế MD trong SIRS và
NKH [55], [63], [107]. Hơn nữa, khuynh hướng đáp ứng chống viêm
có thể do di truyền nên khó dự đoán đáp ứng viêm [103].
1.3.3. Cytokine trong đáp ứng viêm toàn thân
- Cytokine là yếu tố quan trọng trong sự phát triển SIRS [49], [100],
[171]. Cân bằng ngay sau PT giữa các đáp ứng tiền viêm và chống
viêm là yếu tố quyết định diễn biến lâm sàng [43].
- IL-6 và IL-10 là hai cytokine đại diện cho hai pha viêm và là chất

trung gian dự đoán hàng đầu của đáp ứng viêm sau THNCT [70],
[183].
- Khi các cytokine tiền viêm đi vào tuần hoàn có thể gây ra nhiều
tác dụng đối với hệ thống tạng [102].
5
1.4. VAI TRÒ CỦA GLUCOCORTICOID TRONG PHẪU THUẬT
1.4.3. Glucocorticoid trong phẫu thuật tim mở
Sử dụng GC trước khi chạy THNCT làm giảm có ý nghĩa đáp
ứng tiền viêm và tăng đáp ứng chống viêm, giảm mức độ tổn thương
cơ tim, cải thiện các kết quả lâm sàng và diễn biến hậu phẫu [38]. Vì
vậy, GC đã được Hội Tim (mạch) Hoa Kỳ (2004) khuyến cáo dự
phòng đáp ứng viêm toàn thân sau THNCT với ít tác dụng phụ. Tuy
nhiên, khuyến cáo này không đề cập đến liều GC [71], [130], [182].
Chỉ định và liều lượng
- Chỉ định: quyết định của bác sĩ, trẻ sơ sinh, thời gian THNCT >
2 giờ và THNCT với ngừng tuần hoàn hạ nhiệt sâu [38].
- Liều lượng: đa số sử dụng liều cao, hai loại thường sử dụng nhất
là DEXA 1 mg/kg và MP 30 mg/kg [38], [130].

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu
144 bệnh nhân TOF gồm 79 bệnh nhân tiến cứu và 65 bệnh nhân
hồi cứu được phẫu thuật sửa chữa toàn phần tại Trung tâm Tim mạch
- Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01/01/2008 đến 30/4/2011.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn theo mẫu
thuận tiện [10]: n = 79 ca tiến cứu + 65 ca hồi cứu = 144 ca

2.2.3. Chọn mẫu:
Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu:
- Nhóm GC: 63 bệnh nhân: 31 ca DEXA (1 mg/kg) đường tĩnh
mạch khi khởi mê và 32 ca MP (30 mg/kg) hòa vào dịch mồi THNCT.
6
- Nhóm không GC (KGC): gồm 81 bệnh nhân không sử dụng GC
trong đó có 16 ca tiến cứu và 65 ca hồi cứu.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu
Hầu hết các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
được theo dõi qua 8 ngày: 1 ngày trước phẫu thuật (N0) và 7 ngày
hậu phẫu từ ngày PT (N1) đến ngày thứ 7 sau PT (N7).
Một số diễn biến khác như thời gian nằm hồi sức (ICU), thời gian
nằm viện, thời gian thở máy, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng
tim, nhiễm trùng, được theo dõi đến khi ra viện.
2.2.4.1. Theo dõi hậu phẫu
Diễn biến hậu phẫu được ghi nhận qua bệnh án điều trị.
- Sốt được định nghĩa khi nhiệt độ trung tâm > 38
0
C và hạ nhiệt
khi < 36
0
C. Sốt được chia theo 2 thời điểm ≤ 48 giờ và > 48 giờ [90].
- Các thuốc trợ tim mạch (inotrop) sau phẫu thuật:
Điểm inotrop 24 giờ = [(dopamine + dobutamine) x 1] + [milrinone
x 20] + [(epinephrine + norepinephrine) x 100] [62], [117]
- Thời gian nằm ICU: tính từ ngày mổ đến ngày ra khỏi ICU.
- Thời gian nằm viện: tính từ 1 ngày trước mổ đến ngày ra viện.
- Tử vong
2.2.4.2. Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật
- Chảy máu sau phẫu thuật: dẫn lưu ngực, chảy máu quá mức, …

- Hội chứng cung lượng tim thấp (LCOS) sau phẫu thuật
- Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân:
+ Đối với người trưởng thành, SIRS được chẩn đoán khi có
ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau: 1) Thân nhiệt > 38
0
C hoặc < 36
0
C, 2)
Mạch > 90 lần/phút, 3) Nhịp thở > 20 lần/phút hoặc PaCO
2
< 32
mmHg, 4) Số lượng BC > 12 x 10
9
/L, < 4 x 10
9
/L hoặc > 10% các
dạng chưa trưởng thành (BC đũa) [47], [145].
+ Đối với trẻ em từ 1- <18 năm: SIRS được chẩn đoán khi có
ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn trên, trong đó phải có một trong hai bất
7
thường về nhiệt độ hoặc số lượng BC và đối chiếu với ngưỡng sinh lý
theo nhóm tuổi đối với mỗi tiêu chuẩn [87].
- Điểm SIRS: điểm SIRS được tính mỗi điểm đối với mỗi tham số
trong 4 tiêu chuẩn chẩn đoán (nhiệt độ, số lượng BC, mạch và nhịp
thở). Điểm SIRS được tính từ 0 - 4 [167].
- Hội chứng suy đa tạng (MODS)
Đánh giá suy tạng khi có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn đánh giá
suy tạng (bảng 2.3 trong luận án). Chẩn đoán MODS khi có ít nhất
đồng thời ≥ 2 tạng suy [172]. MODS được chia thành hai loại:
MODS tạm thời: ≤ 48 giờ và MODS: > 48 giờ hoặc ≤ 48 giờ + tử

vong [112], [150].
Bảng 2.1. Hệ thống điểm suy tạng
Hệ thống tạng
Điểm số
0
1
2
3
4
Hô hấp: PaO2/FiO2
(mmHg)
> 300
226-
300
151-
225
76-150
< 76
Thận: creatinine huyết
thanh (μmol/dL)
< 100
101-
200
201-
350
351-
500
> 500
Gan: bilirubin huyết
thanh (μmol/dL)

< 20
21-60
61-120
121-
240
> 240
Tim mạch (số loại
inotrop)
0
1
2
3
4
Huyết học: số lượng
tiểu cầu (x 10
6
/L)
> 120
81-120
51 - 80
21 - 50
< 21
Thần kinh: điểm
Glasgow hiệu chỉnh*
10
8 - 9
6 - 8
4 - 6
3
*) Điểm Glasgow hiệu chỉnh chỉ tính cử động nhãn cầu và vận động

của thang điểm Glasgow chuẩn vì sau phẫu thuật thường đặt nội khí
quản nên bệnh nhân không thể trả lời [150].
8
- Điểm MODS: sử dụng bảng điểm suy tạng (Organ Failure Score)
của tác giả Ryan, điểm MODS được tính bằng tổng số điểm của mỗi
tạng suy (bảng 2.1) [150].
- Hội chứng nhiễm trùng: chẩn đoán nhiễm trùng sau PT: phối
hợp tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật Hoa
Kỳ [85] và các tác giả khác như Ellela [76], Olsen [133], …
2.2.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm MD vào 2 thời điểm chính: 1 ngày trước PT (N0) và
ngày thứ hai sau PT (N2) khi đáp ứng viêm cao nhất.
2.2.5. Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học với 3 phần mềm:
SPSS phiên bản 10.05, Epi info 6.04 và Medcal 10.4.8.
- Trường hợp không phân phối chuẩn như interleukin: sử dụng
thuật toán logarit đưa mẫu về phân phối chuẩn để kiểm định. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này được sự chấp thuận của Hội đồng Y Đức và Khoa
học Kỹ thuật BVTW Huế. Chúng tôi không đặt ra vấn đề đồng thuận
vì GC đã sử dụng thường quy và bệnh nhân hồi cứu đã ra viện.

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng
- Tuổi (năm) không khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05) nhưng
nhóm GC có trọng lượng thấp hơn nhóm KGC (p < 0,05).
- Nhóm GC ít hạ nhiệt trong PT hơn nhóm KGC nhưng có thời gian

THNCT và thời gian kẹp động mạch chủ dài hơn nhóm KGC (p < 0,05).
- Nhóm GC được PT qua đường nhĩ phải/ động mạch phổi nhiều hơn,
trái lại nhóm KGC được PT qua thất phải nhiều hơn (p < 0,05).
9
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Trước và sau PT, chức năng cầm máu ít khác biệt giữa 2 nhóm
GC và KGC. Tuy nhiên, vào N1, số lượng tiểu cầu của nhóm KGC
thấp hơn so với nhóm GC (p < 0,001).
- Glucose máu tăng cao có ý nghĩa thống kê sau PT (N1 và N2) so
với trước PT ở cả hai nhóm (p < 0,01) nhưng chỉ cao hơn ở nhóm GC
vào ngày thứ hai sau PT so với nhóm KGC (p < 0,01).
3.2. SỰ BIẾN ĐỔI IL-6, IL-10 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.2.1. Sự biến đổi IL-6 và IL-10 ở nhóm tiến cứu
Bảng 3.1. IL-6 và IL-10 trƣớc và sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Nhóm
Biến số
Ngày
GC
(n = 63)
KGC
(n = 16)
p
p
(log)*
IL-6
(pg/mL)
N0
10,03 ± 13,23
16,68 ± 36,21

0,236
0,787
N2
264,61 ±
690,78 †
1195,02 ±
2261,99 †
0,006
0,234
IL-10
(pg/mL)
N0
2,74 ± 4,12
1,52 ± 4,90
0,314
0,229
N2
31,74 ± 31,93
40,85 ± 42,96
0,347
0,627
Tỷ lệ IL-
6 /IL-10
N0
1,78 ± 1,57
0,65 ± 0,67
0,333
0,031‡
N2
7,06 ± 10,07


16,99 ± 23,04

0,013
0,273
*) p (log): p tính ở thuật toán logarit. †) Sự khác biệt trung bình IL-6 và
tỷ lệ IL-6/IL-10 là 930,41 pg/mL và 9,92 lần. ‡) do thuật toán.
Nhận xét: - Sự biến đổi IL-6, IL-10 và tỷ lệ IL-6/IL-10 không khác
biệt giữa 2 nhóm GC và KGC trước và sau PT (p > 0,05).
- Sự biến đổi interleukin ở nhóm KGC sau PT tăng chủ yếu theo
hướng tiền viêm với biểu hiện tăng cao IL-6 có ý nghĩa thống kê sau
PT (p < 0,001) nhưng tăng IL-10 không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05). Trái lại, nhóm GC giảm đáp ứng tiền viêm và tăng đáp ứng
10
chống viêm với biểu hiện xu hướng tăng IL-6 ít hơn nhưng tăng IL-
10 có ý nghĩa thống kê so với trước PT (p < 0,001) (bảng 3.9 trong
Luận án).

Biểu đồ 3.1. Chiều hƣớng biến đổi của IL-6 và IL-10 trƣớc và sau
phẫu thuật theo trung vị
Nhận xét: sau phẫu thuật (N2), biểu hiện đáp ứng tiền viêm mạnh
hơn chống viêm do IL-6 tăng cao hơn IL-10 ở cả hai nhóm.
3.2.2. Tƣơng quan của IL-6 và IL-10 với các đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng ở nhóm tiến cứu
Bảng 3.2. Tƣơng quan của IL-6 và IL-10 (N0) ở nhóm tiến cứu
Cytokine
Biến số
Log IL-6 (N0)
Log IL-10 (N0)
r

s

p
r
s

p
Log IL-6 (N2)
0,324
0,010
-
-
Log IL-10 (N2)
0,354
0,006
-
-
Glucose (N0)
-0,411
0,001
-
-
CRP (N0)
-
-
0,524
0,009
Lympho (N2)
-
-

0,471
0,020
Bilirubin (N2)
-
-
-0,496
0,014
Tổng số ngày sử dụng thuốc
trợ tim mạch
-
-
-0,422
0,040
Nhận xét: IL-6 và IL-10 (N0) ít có tương quan với các biến số.
11
Bảng 3.3. Tƣơng quan của IL-6 và IL-10 (N2) ở nhóm tiến cứu
Cytokine
Biến số
Log IL-6 (N2)
Log IL-10 (N2)
r
s

p
r
s

p
Thời gian PT
0,311

0,006
-
-
Thể tích FFP trong PT (mL)
0,367
0,001
-
-
Tổng đơn vị FFP
0,418
< 0,001
-
-
Tổng lượng máu trong PT (mL)
0,335
0,003
-
-
Tổng lượng máu 24 giờ sau PT (mL)
0,328
0,003
-
-
Tổng lượng máu sử dụng (mL)
0,377
0,001
-
-
Tổng dẫn lưu ngực (mL)
0,337

0,003
-
-
Tổng số ngày sử dụng thuốc trợ
tim mạch
0,313
0,005
-
-
Thời gian nằm ICU
0,369
0,001
-
-
BCTT (N2)
0,327
0,003
-
-
Lympho (N2)
-0,302
0,007
-
-
Log IL-6 (N0)
0,324
0,010
0,354
0,006
Log IL-6 (N2)

-
-
0,562
< 0,001
Nhận xét: Vào N2, IL-6 tương quan mức độ vừa với rất nhiều biến số
quanh cuộc PT, trái lại IL-10 chỉ tương quan với IL-6 trước và sau PT.
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GLUCOCORTICOID TRONG
PHA ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN SAU PHẪU THUẬT
3.3.1. Tác dụng đối với đáp ứng viêm toàn thân sau phẫu thuật
3.3.1.1. Biểu hiện sốt sau phẫu thuật
Bảng 3.4. Đặc điểm chung về sốt ở nhóm tiến cứu
Nhóm
Biến số
GC
(n = 63)
KGC
(n = 16)
p
Sốt hoặc hạ nhiệt (N2)
44 (69,8%)
13 (81,3%)
0,535
Giờ bắt đầu sốt hoặc hạ nhiệt
sau PT
9,88 ± 9,22
5,67 ± 3,79
0,130
Sốt > 48 giờ
24 (38,1%)
10 (62,5%)

0,116
Tổng số ngày sốt hoặc hạ nhiệt
1,82 ± 1,10
3,33 ± 3,11
0,009
12
Nhận xét: nhóm GC giảm gần 1/2 số ngày sốt hoặc hạ nhiệt so với
nhóm KGC (p < 0,05).










Biểu đồ 3.2. Biến đổi nhiệt độ hàng ngày ở nhóm tiến cứu
Nhận xét: nhóm KGC có nhiệt độ thấp nhất thấp hơn nhóm GC từ
N1 đến N3 (p < 0,05).
3.3.1.2. Sự biến đổi bạch cầu





Biểu đồ 3.3. Sự biến đổi bạch cầu hàng ngày
Nhận xét: trước PT: nhóm GC có số lượng lympho cao hơn so với
nhóm KGC (p < 0,01), sau PT: số lượng BC ít khác biệt giữa 2 nhóm.

Tuy nhiên, chiều hướng biến đổi BC, BCTT và lympho sau PT cho
thấy số lượng BC ít thay đổi nhưng BCTT tăng nhẹ vào N1. Sau đó,
35
36
37
38
39
N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7
GC nhiệt cao nhất GC nhiệt thấp nhất
KGC nhiệt cao nhất KGC nhiệt thấp nhất

Ngày
0
C
x 10
3
/mL
0
10
20
30
40
N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7
BC - GC BCTT - GC Lympho - GC
BC - KGC BCTT - KGC Lympho - KGC

Ngày
13
cả hai loại BC và BCTT tăng rất cao vào N2 và N3 rồi giảm dần đến
N7. Trái lại, số lượng lympho giảm nặng vào N1 và N2, bắt đầu tăng

trở lại vào N3 nhưng vẫn còn thấp kéo dài đến N7.
3.3.1.3. Sự biến đổi protein phản ứng C ở nhóm tiến cứu
Bảng 3.5. Sự biến đổi CRP trƣớc và sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Biến số \ Nhóm
Ngày
GC (n = 63)
KGC (n = 16)
p
CRP (mg/dL)
N0
0,14 ± 0,26
0,18 ± 0,26
0,587
N2
10,59 ± 3,03
8,28 ± 4,19
0,014
CRP > 10 mg/dL
N2
35 (55,6%)
3 (18,8%)
0,018
Nhận xét: - Trước PT: CRP trong giới hạn bình thường.
- Sau PT: CRP tăng cao so với trước phẫu thuật ở cả 2 nhóm (p <
0,001) nhưng tăng cao hơn ở nhóm GC (p < 0,05).
3.3.1.4. Biểu hiện hội chứng đáp ứng viêm toàn thân ở nhóm tiến cứu
Bảng 3.6. Đặc điểm SIRS sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 16)

p
SIRS (N2)
60 (95,2%)
16 (100%)
1,000
Điểm SIRS (N2)
2,63 ± 0,78
3,31 ± 0,47
0,002
Nhận xét: vào N2, mặc dù biểu hiện SIRS không khác nhau nhưng
mức độ viêm ở nhóm GC ít hơn với điểm SIRS thấp hơn (p < 0,05).








Biểu đồ 3.4. Sự biến đổi điểm SIRS hàng ngày ở nhóm tiến cứu
1,2
1,36
1,36
1,87
2,05
2,63
2,19
1,75
2,75
2,5

2,36
2,63
3,31
3,19
0
1
2
3
4
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7
GC
KGC

Điểm SIRS
Ngày
14
Nhận xét: điểm SIRS cho thấy nhóm KGC biểu hiện viêm mạnh hơn
và kéo dài trong 7 ngày hậu phẫu so với nhóm GC.
3.3.2. Tác dụng đối với các biến chứng liên quan đến hội chứng
đáp ứng viêm toàn thân
3.3.2.1. Hội chứng suy đa tạng
Bảng 3.7. Đặc điểm MODS
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
MODS tạm thời (N2)
20 (31,7%)
23 (28,4%)
0,805

MODS (N2)
10 (15,9%)
21 (25,9%)
0,159
Điểm MODS (N2)
2,87 ± 1,76
4,63 ± 3,98 (n=16)
0,010
Nhận xét: nhóm GC có mức độ suy tạng ít hơn nhóm KGC với điểm
MODS thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.3.2.2. Nhiễm trùng
Bảng 3.8. Đặc điểm nhiễm trùng sau phẫu thuật
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
Nhiễm trùng
19 (30,2%)
21 (25,9%)
0,580
Cấy vi khuẩn
3 (4,8%)
17 (21,0%)
0,007
Thời gian xuất hiện (ngày)
9,11 ± 4,60
10,62 ± 8,24
0,477
Nhận xét: nhóm KGC bị nghi ngờ nhiễm trùng nhiều hơn nên có tỷ lệ
cấy vi khuẩn cao hơn so với nhóm GC (p < 0,05).

Bảng 3.9. Các loại nhiễm trùng sau phẫu thuật
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
Nhiễm trùng huyết
-
6 (7,4%)
-
Nhiễm trùng catheter
-
1 (1,2%)
-
Viêm phổi
3 (4,7%)
15 (18,5%)
0,020
Nhiễm trùng vết mổ
6 (9,5%)
5 (6,2%)
0,534
Nhiễm trùng khác
11 (17,4%)
9 (11,1%)
0,334
15
Nhận xét: nhóm KGC có xu hướng nhiễm trùng nặng nhiều hơn; tỷ lệ
viêm phổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm GC (p < 0,05).
3.3.2.3. Tử vong
Bảng 3.10. Tỷ lệ tử vong do MODS

Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
Tử vong do MODS
1 (1,6%)
9 (11,1%)
0,057
Nhận xét: nhóm GC có khuynh hướng giảm tỷ lệ tử vong.
3.3.3. Tác dụng đối với một số điều trị sau phẫu thuật liên quan
đến đáp ứng viêm toàn thân
3.3.3.1. Một số thuốc điều trị sau phẫu thuật liên quan đến viêm và
suy tạng
Bảng 3.11. Một số thuốc điều trị sau phẫu thuật
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
GC bổ sung sau mổ
8 (12,7%)
24 (29,6%)
0,016
Paracetamol (ngày)
4,41 ± 1,80
5,05 ± 1,78
0,036
Diclofenac (ngày)
1,11 ± 1,20
2,09 ± 1,40
< 0,001

Insuline (n, %)
1 (1,5%)
6 (7,4%)
0,136
Furosemide tiêm (ngày)
1,95 ± 1,67
4,56 ± 4,46
< 0,001
Kháng sinh (ngày)
6,67 ± 3,57
8,51 ± 6,43
0,044
Đổi / bổ sung kháng sinh
20 (31,7%)
43 (53,1%)
0,012
Nhận xét: nhóm GC ít sử dụng các thuốc chống viêm, lợi tiểu và
kháng sinh hơn nhóm KGC (p < 0,05).
Bảng 3.12. Sử dụng thuốc trợ tim mạch (inotrop) sau phẫu thuật
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
Tỷ lệ dùng inotrop (N2)
54 (85,7%)
74 (91,4%)
0,300
Sử dụng inotrop ≥ 2 loại
11 (19,6%)
35 (46,7%)

0,002
Điểm inotrop
6,12 ± 3,85
11,66 ±10,30
< 0,001
Tổng số loại inotrop
1,10 ± 0,64
1,63 ± 1,07
0,001
Số ngày dùng inotrop
3,32 ± 1,79
5,17 ± 4,10
0,001
Nhận xét: nhóm GC ít rối loạn chức năng tim mạch sau PT hơn.
16
3.3.3.2. Máu và các chế phẩm máu
Bảng 3.13. Máu và các chế phẩm máu sau phẫu thuật (mL)
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
FFP *
318,29 ± 227,41
478,23 ± 361,84
0,013
Khối tiểu cầu *
150,00 ± 0,00
300,00 ± 119,20
0,001
Lượng máu *

424,90 ± 425,81
706,94 ± 682,75
0,010
Tổng máu sau PT
505,48 ± 624,07
1101,60 ± 1442,96
0,003
*) 24 giờ sau PT. Nhận xét: nhóm GC giảm có ý nghĩa thống kê về
nhu cầu sử dụng máu sau PT so với nhóm KGC (p < 0,05).
3.3.4. Tác dụng đối với các biến chứng khác và diễn biến sau
phẫu thuật liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
3.3.4.1. Chảy máu sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu








Biểu đồ 3.5. Dẫn lƣu ngực 6 giờ đầu sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Nhận xét: nhóm GC cải thiện chảy máu qua dẫn lưu ngực (DLN) so
với nhóm KGC (n =16) từ giờ 4 - 6 sau PT (p < 0,05).
Bảng 3.14. Dẫn lƣu ngực sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 16)
p
DLN sau 6 giờ (mL)
76,51 ± 117,20

146,25 ± 214,37
0,082
DLN sau 24 giờ (mL)
180,87 ± 198,16
348,44 ± 496,15
0,037
Tổng DLN (mL)
274,44 ± 272,69
523,13 ± 648,58
0,021
Nhận xét: Nhóm GC cải thiện chảy máu sau PT so với nhóm KGC
(p < 0,05).
20,32
11,27
10,32
7,62
22,54
4,44
41,25
30,00
10,63
23,75
22,50
18,13
0
10
20
30
40
50

Giờ 1 Giờ 2 Giờ 3 Giờ 4 Giờ 5 Giờ 6
GC
KGC

mL
Thời gian
17
3.3.4.2. Một số biến chứng khác và diễn biến sau phẫu thuật liên
quan đến đáp ứng viêm toàn thân
Bảng 3.15. Một số biến chứng khác liên quan đến đáp ứng viêm
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
Thẩm phân phúc mạc
4 (6,3%)
15 (18,5%)
0,046
Tràn dịch màng phổi
11 (17,5%)
23 (28,4%)
0,166
Tràn dịch màng tim
11 (17,5%)
2 (2,5%)
0,002
Tràn dịch màng phổi /
màng tim
22 (34,9%)
25 (30,8%)

0,736
Nhận xét: nhóm GC có tỷ lệ tràn dịch màng tim cao hơn (p < 0,05)
nhưng cải thiện chức năng thận tốt hơn so với nhóm KGC (p < 0,05).
Bảng 3.16. Thời gian thở máy, nằm hồi sức và nằm viện
Biến số / Nhóm
GC (n = 63)
KGC (n = 81)
p
Thời gian thở máy (giờ)
26,08 ±
28,21
62,69 ± 82,84
(n = 16)
0,004
Thời gian nằm ICU (ngày)
4,54 ± 1,86
9,07 ± 14,65
0,016
Thời gian nằm viện (ngày)
16,65 ± 6,13
17,80 ± 15,76
0,584
Nhận xét: nhóm GC cải thiện về chức năng hô hấp sau PT và rút
ngắn gần ½ thời gian nằm ICU so với nhóm KGC (p < 0,05).
3.3.5. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến chứng của hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân sau phẫu thuật
Phân tích đơn biến có nhiều yếu tố nguy cơ nhưng phân tích đa biến
chưa thấy yếu tố nguy cơ độc lập của MODS, nhiễm trùng và tử vong.

CHƢƠNG 4

BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Mặc dù giữa hai nhóm có một số ít khác biệt nhưng xét trên tất cả
những đặc điểm chung cho thấy hình như cả hai nhóm GC và KGC
đều chịu sự tác động của PT giống nhau.
18
4.2. SỰ BIẾN ĐỔI IL-6, IL-10 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
4.2.1. Sự biến đổi interleukin-6 và interleukin-10
- Biểu hiện IL-6 và IL-10 trước phẫu thuật:
Kết quả IL trước PT của chúng tôi có lẽ phù hợp với ghi nhận có
tình trạng viêm cơ tim trước PT ở bệnh tim bẩm sinh [33], [154].
- Biểu hiện IL-6 và IL-10 sau phẫu thuật:
Sử dụng GC cho thấy chuyển hướng đáp ứng cytokine theo
hướng chống viêm. MP và DEXA cải thiện một phần đáp ứng tiền
viêm (IL-6 và IL-8) và hỗ trợ một phần đáp ứng chống viêm (IL-10)
của đáp ứng MD [46], [75].
Do điều kiện nghiên cứu, chúng tôi chỉ theo dõi IL-6 và IL-
10 ở 2 thời điểm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy sự biến đổi của IL-6 và
IL-10 phù hợp với các nghiên cứu trên. Mặc dù kết quả chưa cho
thấy giảm có ý nghĩa về IL-6 và tỷ lệ IL-6/IL-10 ở nhóm GC so với
nhóm KGC, nhưng đã có sự chuyển hướng đáp ứng cytokine chống
viêm với biểu hiện tăng có ý nghĩa IL-10 ở nhóm GC (p < 0,001).
Sự biến đổi cytokine ở bệnh nhân chúng tôi có thể lý giải do
mẫu phân tán, sự tiết cytokine có tính đa dạng giữa các bệnh nhân, …
[7], [129], [170]. Đồng thời, việc sử dụng thường quy aprotinin và GC
ảnh hưởng đến các mức IL [152]. Do đó, với xu hướng giảm IL-6 và
tăng IL-10 có ý nghĩa sau PT cho thấy hình như có sự cân bằng hơn về
đáp ứng cytokine ở nhóm GC.
4.2.2. Tƣơng quan của IL-6 và IL-10 với các đặc điểm lâm sàng

và cận lâm sàng ở nhóm tiến cứu
4.2.2.1. Một số yếu tố tương quan với IL-6 và IL-10 trước phẫu thuật
Bảng 3.2 cho thấy trước phẫu thuật, IL-6 và IL-10 ít tương quan
với các biến số lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau PT.
19
Mối liên quan trước phẫu thuật ít được đề cập có lẽ phần lớn nồng
độ 2 cytokine này thấp trước PT. Mặc dù kết quả phân tích không thấy
sự tương quan của IL-6 (N0) với các biến quanh cuộc PT nhưng kết
quả của IL-10 có lẽ phần nào phù hợp với kết quả của Allan [33].
4.2.2.2. Một số yếu tố tương quan với IL-6 và IL-10 sau phẫu thuật
- Tương quan của IL-6 sau phẫu thuật
Kết quả bảng 3.3 cho thấy IL-6 tương quan thuận với nhiều biến số
quanh cuộc PT như thời gian PT, tổng thể tích FFP và tổng lượng máu
trong PT, lượng máu sử dụng 24 giờ sau PT, tổng lượng máu sử dụng,
tổng lượng máu dẫn lưu ngực, số ngày sử dụng thuốc trợ tim mạch và
thời gian nằm ICU. Điều này có lẽ phù hợp với tác dụng của đáp ứng
tiền viêm của IL-6 như đã được ghi nhận qua các nghiên cứu.
- Tương quan của IL-10 sau phẫu thuật
Kết quả chúng tôi cho thấy IL-10 (N2) chỉ tương quan với IL-6
trước và sau PT. IL-10 tương quan với IL-6 có lẽ theo chiều hướng đáp
ứng chống viêm để cân bằng với đáp ứng tiền viêm của IL-6.
Mặc dù chưa thấy sự tương quan của IL-6 và IL-10 với thời gian
THNCT và kẹp động mạch chủ nhưng nói chung, kết quả của chúng
tôi có nhiều điểm phù hợp với kết quả của nhiều tác giả.
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA GLUCOCORTICOID TRONG
PHA ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN SAU PHẪU THUẬT
4.3.1. Tác dụng đối với đáp ứng viêm toàn thân sau phẫu thuật
4.3.1.1. Biểu hiện sốt sau phẫu thuật ở nhóm tiến cứu
Bảng 3.4 cho thấy biểu hiện sốt sớm khoảng 6 giờ sau PT ở nhóm
KGC phù hợp với thời điểm bắt đầu của đáp ứng viêm toàn thân sau

PT, trái lại nhóm GC biểu hiện sốt muộn hơn do tác dụng chống viêm
của GC. Tác dụng chống viêm của GC đã rút ngắn thời gian sốt hoặc
hạ nhiệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm KGC (p < 0,01).
20
4.3.1.2. Sự biến đổi bạch cầu
Biểu đồ 3.3 cho thấy sự biến đổi BC, BCTT và tế bào lympho phù
hợp với kết quả của các tác giả Hồ Thị Thiên Nga [16], Franke [83],
Rudensky [148]. Mặc dù giảm nặng tế bào lympho nhưng tỷ lệ nhiễm
trùng không khác biệt giữa hai nhóm (bảng 3.8).
4.3.1.3. Sự biến đổi protein phản ứng C
Ngoài chức năng tiền viêm, CRP còn có tác dụng chống viêm như
ức chế cơn hô hấp cấp do BCTT và sự mất hạt của BCTT, nhờ vậy
giới hạn sự tổn thương mô [64], [96], [100].
Kết quả CRP của chúng tôi trái với kết quả của Jansen [99], Sano
[153] nhưng lại phù hợp với các tác giả trên là tăng CRP (N2) sau PT
theo hướng chống viêm như IL-10 vì nhóm GC có IL-6 (N2) thấp
hơn nên ít ngăn cản sản xuất CRP hơn [162] và biểu hiện viêm ít hơn
(bảng 3.6 và biểu đồ 3.4) nhưng CRP lại tăng cao hơn (bảng 3.5).
4.3.1.4. Sự biến đổi interleukin-6 và interleukin-10
Glucocorticoid làm giảm đáp ứng tiền viêm và tăng đáp ứng
chống viêm ở nhóm GC (bảng 3.1 và bảng 3.9 trong luận án).
4.3.1.5. Biểu hiện hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
Vào ngày N2, mặc dù tỷ lệ SIRS không khác biệt giữa 2 nhóm GC
và KGC nhưng mức độ biểu hiện SIRS ở nhóm GC nhẹ hơn nhóm
KGC trong suốt 7 ngày sau phẫu thuật nhờ tác dụng chống viêm của
GC (bảng 3.6 và biểu đồ 3.4).
4.3.2. Tác dụng đối với các biến chứng liên quan đến đáp ứng
viêm toàn thân
Đáp ứng viêm toàn thân sau PT tim được cho là đóng vai trò quan
trọng trong quá trình bệnh sinh của các biến chứng như SIRS,

MODS, nhiễm trùng và tử vong [38], [43], [112].

21
4.3.2.1. Hội chứng suy đa tạng
Bảng 3.7 cho thấy mặc dù biểu hiện MODS sau PT chưa khác biệt
giữa 2 nhóm nhưng nhóm GC có mức độ suy tạng nhẹ hơn nhóm
KGC với điểm MODS thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
4.3.2.2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng không khác biệt giữa 2 nhóm nhưng nhóm KGC có
xu hướng nhiễm trùng nặng nhiều hơn (bảng 3.8 và 3.9). Đặc biệt
viêm phổi ở nhóm KGC cao hơn nhóm GC (p < 0,05). Điều này có lẽ
liên quan đến đáp ứng viêm mạnh hơn ở nhóm KGC [44].
4.3.2.3. Tử vong
Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ tử vong chưa khác biệt giữa 2 nhóm
GC và KGC (p > 0,05) nhưng phù hợp với khuynh hướng giảm tỷ lệ
tử vong ở những bệnh nhân sử dụng GC [38].
4.3.3. Tác dụng đối với một số điều trị sau phẫu thuật liên quan
đến đáp ứng viêm toàn thân
Kết quả phần 3.3.3 cho thấy sử dụng GC đã góp phần cải
thiện một số kết quả điều trị liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
như giảm nhu cầu sử dụng một số thuốc và truyền máu sau PT.
4.3.4. Tác dụng đối với các biến chứng khác và diễn biến sau
phẫu thuật có liên quan đến đáp ứng viêm toàn thân
Phần 3.3.4. cho thấy sự cải thiện đáp ứng viêm đã góp phần cải
thiện một số kết quả khác như giảm chảy máu sau PT, giảm tỷ lệ
thẩm phân phúc mạc, nhờ vậy đã góp phần cải thiện diễn biến hậu
phẫu với kết quả rút ngắn có ý nghĩa thống kê thời gian nằm ICU ở
nhóm GC như kết quả của một số nghiên cứu [38], [94], [189].
4.3.5. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến các biến chứng của hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân sau phẫu thuật

Phân tích đơn biến cho thấy nhóm TOF có rất nhiều yếu tố
22
nguy cơ của MODS, nhiễm trùng và tử vong. Những yếu tố nguy cơ
này cũng là nguyên nhân hoặc hậu quả của SIRS.
Tóm lại, dưới tác động của PT, hầu hết bệnh nhân đều biểu hiện
đáp ứng viêm toàn thân sau PT. Sự biến đổi interleukin ở nhóm KGC
chủ yếu theo hướng tiền viêm, trái lại nhóm GC có xu hướng cân
bằng hơn giữa đáp ứng tiền viêm và chống viêm. Chính sự cần bằng
cytokine này cùng với các tác dụng chống viêm của GC đã góp phần
cải thiện đáp ứng viêm toàn thân và cải thiện chức năng tạng sau PT,
nhờ đó đã góp phần cải thiện một số kết quả và diễn biến sau PT.

KẾT LUẬN
Kết quả của công trình luận án cho phép rút ra hai kết luận sau:
1. Sự biến đổi IL-6, IL-10 và mối liên quan với một số đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu
thuật sửa chữa toàn phần
1.1. Sự biến đổi IL-6 và IL-10 ở nhóm bệnh nhân tứ chứng Fallot
không dùng glucocorticoid
Vào ngày thứ hai sau PT, IL tăng chủ yếu theo hướng tiền viêm
với biểu hiện tăng cao IL-6 có ý nghĩa thống kê (1195,02 ± 2261,99
so với 16,68 ± 36,21 pg/mL; p < 0,01) nhưng tăng IL-10 không có ý
nghĩa thống kê so với trước PT (40,85 ± 42,96 so với 1,52 ± 4,90
pg/mL; p > 0,05).
1.2. Mối liên quan của IL-6 và IL-10 với một số đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng
- IL-6 và IL-10 trước phẫu thuật ít có tương quan.
- IL-6 ngày thứ hai sau PT tương quan mức độ vừa với nhiều biến
số như thời gian PT (r
s

= 0,311; p < 0,01), lượng máu sử dụng 24 giờ
sau PT (r
s
= 0,328; p < 0,01), tổng lượng máu sử dụng (r
s
= 0,377; p <
23
0,01), tổng lượng máu dẫn lưu ngực (r
s
= 0,337; p < 0,01), tổng số
ngày sử dụng thuốc trợ tim mạch (r
s
= 0,313; p < 0,01) và thời gian
nằm hồi sức (r = 0,369; p < 0,01).
- IL-10 ngày thứ hai sau PT chỉ tương quan với IL-6 trước (r
s
=
0,354; p < 0,01) và sau PT (r
s
= 0,562; p < 0,001).
2. Đánh giá tác dụng của glucocorticoid trong pha đáp ứng viêm
toàn thân ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sửa chữa
toàn phần
2.1. Tác dụng đối với đáp ứng viêm toàn thân sau phẫu thuật
- GC có tác dụng cải thiện đáp ứng viêm toàn thân sau PT bao gồm
giảm có ý nghĩa thống kê số ngày có sốt hoặc hạ nhiệt (1,82 ± 1,10 so
với 3,33 ± 3,11 ngày; p < 0,01) và giảm điểm SIRS (2,63 ± 0,78 so với
3,31 ± 0,47; p < 0,01). Đồng thời, biểu hiện đáp ứng viêm toàn thân
hầu như thấp hơn trong suốt 7 ngày hậu phẫu ở nhóm GC.
- GC có tác dụng làm tăng có ý nghĩa thống kê protein phản ứng C

sau PT theo hướng chống viêm ở nhóm GC (10,59 ± 3,03 so với 8,28
± 4,19 mg/dL; p < 0,05).
- Vào ngày thứ hai sau phẫu thuật, GC có xu hướng làm giảm đáp
ứng cytokine tiền viêm IL-6 ở nhóm GC so với nhóm KGC (264,61 ±
690,78 so với 1195,02 ± 2261,99 pg/mL; p > 0,05); trong khi đó, có
tác dụng tăng đáp ứng cytokine chống viêm IL-10 có ý nghĩa thống
kê so với trước PT (31,74 ± 31,93 so với 2,74 ± 4,12 pg/mL; p <
0,001) ở nhóm GC.
- Tác dụng đối với các biến chứng liên quan đến đáp ứng viêm toàn
thân sau PT: GC cải thiện có ý nghĩa mức độ suy tạng (điểm MODS:
2,87 ± 1,76 so với 4,63 ± 3,98; p < 0,05), có khuynh hướng làm giảm tỷ
lệ tử vong (1,6% so với 11,1%; p > 0,05) nhưng chưa thấy tăng tỷ lệ
nhiễm trùng ở nhóm GC (30,2% so với 25,9%; p > 0,05).

×