Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nước, lọc và vật liệu lọc cho cá cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 27 trang )

Mình cũng có thời gian đam mê cá đĩa, thần tiên ai cập (altum), lang thang khắp Hà Nội để vào
nhà các anh nuôi cá rồng thăm thú, nên có vài chia sẻ cùng anh em về:
-

1.

Nước và các chỉ số nước
Lọc và các loại lọc
Vật liệu lọc.

Nước và chỉ số nước.
1.1. Nước
- Cá sống dưới nước, cũng giống con người sống trong khí quyển vậy. Do vậy, để nuôi cá và
thành công, điều đầu tiên cần quan tâm đến là nước.
- Hồi mình mới chơi cá đĩa, cá chết rất nhiều, mặc dù nước trong do mình chăm thay. Vì sao
vậy? Sau này mới biết, cá cần nguồn nước ổn định. Chăm thay, đồng nghĩa với cá thường
xuyên shock nước (các chỉ số của nước mới và nước cũ thay đổi đột ngột, lượng clo trong
nước máy vẫn còn cao…)
- Nước và các chỉ số, được cải thiện qua hệ thống lọc. Chất bẩn của cá (gồm phần nặng, chìm
xuống đáy, và phần lơ lửng trong nước) đều được hút qua hệ thống lọc và được xử lý.
- Dù hệ thống lọc của bạn tốt thế nào đi nữa, thì đến cuối chu trình xử lý, lọc vẫn cho ra 1
lượng nước mà các chất có hại chỉ được giảm chứ không thể hết hoàn toàn. Do vậy, kiểu gì
thì kiểu, vẫn phải thay nước mới. Thay thế nào, mình sẽ nói ở phần dưới.
1.2. Chỉ số nước.
Với nước trong món nghề chơi cá, người ta (tạm gọi là breeder) quan tâm tới mấy chỉ số
1.2.1.pH
- Ở Hà Nội, nước chủ yếu là nước máy và có độ pH khá cao (8-8,5)
- Trong Sài Gòn, được thiên thời địa lợi, không chỉ khí hậu quanh năm ấm áp, mà nhiều vùng
còn có độ pH vô cùng đẹp (6-7), rất thích hợp cho cá.
- Ở hình dưới là thang đo độ pH. pH = 7 là trung tính, trên 7 là tính Bazo, dưới 7 là tính axit.
- Với các loài cá xuất xứ từ Nam Mỹ (sông amazon), từ thích hợp với pH<7 (từ 4-5 đối với cá


đĩa và altum), các loài chilid (hồ tazania…) lại thích hợp với pH cao. Có những loài như cá
đĩa, chỉ đẻ trứng khi có sự giảm pH, và trứng chỉ nở tốt khi pH thấp)
- Với guppy, là loài có thể sống tốt và sinh sản ở dải pH rộng (từ 5-8 vẫn lớn, khỏe, đẻ bình
thường)


Hình 1: Thang đo pH
1.2.2.Độ
-

-

-

cứng (hardness)
Độ cứng (hardness) là thuật ngữ được dùng với nước ngọt và mô tả nồng độ hòa tan của các
khoáng chất nhất định trong nước. Độ cứng chủ yếu được tạo ra bởi can-xi (calcium) và manhê (magnesium) nhưng những khoáng chất khác như ka-li (potassium) và na-tri (sodium)
cũng góp phần vào độ cứng.
Nước chứa nhiều can-xi và ma-nhê được gọi là “cứng” và nước có ít các chất này được gọi
là “mềm”. Ở một số vùng, nước máy tương đối mềm trong khi ở những vùng khác nó có thể
rất cứng và kiềm (ở vùng sông Cửu Long, nước mềm, trong khi ngoài Hà Nội, thấy nước từ
Sông Đà (miền núi phía bắc, nhiều đá vôi), nên nước rất cứng. Các bác nuôi tép cảnh chắc
than trời về vấn đề này.
kH và gH là 2 chỉ số để đo độ cứng của nước, trong đó:
o GH – độ cứng tổng (total), độ cứng chung (general) hay độ cứng vĩnh viễn

o

(permanent) của nồng độ can-xi, ma-nhê và các i-on khác. Nó được đo bằng độ, mỗi
độ tương đương với 17.9 mg/l. Biểu tượng của độ cứng thường là chữ “d” (chẳng hạn

6 dGH). Nước càng cứng thì độ GH càng cao.
KH – độ cứng carbonate, độ cứng tạm thời (temporary) hay bộ đệm. Chữ “K” trong
KH bắt nguồn từ tiếng Đức “karbonate”. KH thể hiện nồng độ các i-on bicarbonate
và carbonate có tác dụng như là một bộ đệm để chống pH biến thiên. Các i-on tạo ra
KH có thể được loại bỏ bằng cách đun sôi.

-

KH là một thành phần của GH, vì vậy sau khi đun sôi thì GH cũng giảm đi đôi chút. Một độ
KH tương đương với 17.9 mg/l CaCO3. Bởi vì KH là một phần của GH nên trị số của KH
không thể lớn hơn GH.


-

Nước qua máy lọc nước RO, thường có pH trung tính = 7, kH và gH = 0. Tuy nước thực sự
sạch và tinh khiết, nhưng lại không hẳn là thích hợp để nuôi cá. Nếu kH và gH= 0 hết,
không có bộ “đệm” để các chất hòa tan tự xử lý chất bẩn trong nước, không có môi trường
để vi sinh phát triển. Do vậy, theo mình, mỗi lần thay nước, có nước RO thì cũng chỉ thay
tầm 5%.

-

Nói chung, mình chỉ hiểu qua về độ cứng là vậy, còn cũng không quan tâm nhiều về độ
cứng khi nuôi guppy. Giống này trâu chó, khả năng thích nghi cao.
1.2.3.Hàm lượng oxy
Đây là yếu tố sống còn trong nuôi cá. Bạn có thể thấy ngoài chợ, cả 1 chậu cá hàng chục
con vài kg, mà có máy sủi thì cá vẫn sống nhăn răng. Do vậy, nhất thiết phải đảm bảo lượng
oxy hòa tan trong nước.
Trời nóng, nhiệt độ nước tăng, lượng oxy hòa tan trong nước giảm, và ngược lại, khi trời

lạnh. Nước lạnh sẽ giữ được nhiều ôxy hoà tan hơn trong nước ấm. Nước ấm sẽ trở nên dễ
bão hoà ôxy hơn. Khi nước trở nên ấm, nó giữ được ít ôxy hoà tan hơn.
Oxy dồi dào thì cá mới năng động được.
Một số loài đòi hỏi oxy hòa tan rất lớn. Các bác cá rồng, phải có sủi sùng sục, trắng xóa
luôn. Nhà nào cũng phải kèm theo 1 cái sủi ắc quy đề phòng mất điện nữa. Hoặc ví như cá
đĩa, thiếu sủi là cá giật mình, lao lên mặt nước. Hoặc đặc biệt là hồng my ấn độ (cá tên lửa),
là loài cá rất năng động, bơi đàn, vèo vèo như tên lửa, nên đòi hỏi mức oxy rất cao. Tắt sủi
qua đêm thì sáng mai xác định vớt cá chết thành bầy

-

-

-

Hình 2: Cá hồng my Ấn Độ (Cá tên lửa)


Hình 3: Sủi oxy trong bể rồng
-

Oxy không những cần thiết cho cá, mà còn cần cho cả hệ vi sinh và vòng tuần hoàn vi sinh
trong bể cá. Một số loại lọc như lọc Canister Filter (ở Việt Nam có lọc hovaten, Atman các
loại, mình sẽ nói rõ ở phần sau), Bed Filter (lọc tràn dưới), đòi hỏi có lượng nước luân
chuyển liên tục qua lọc, để vận chuyển oxy, giúp vi sinh phát triển. Khi mất điện, thì coi
như lọc cũng mất tác dụng, hệ vi sinh hiếm khí cũng theo đó mà chết dần. (vì lẽ đó mà
chẳng ai ngắt lọc mặc dù nó khá tốn điện cả)
1.2.4.Hàm

2.


lượng nitrat
- Trong môi trường thủy sinh thiên nhiên, nơi sinh sống của các loại cây cá nước ngọt cũng
như nước mặn, gần như không hiện diện Nitrat hay rất ít để có thể đo thấy, do lúc nào nước
cũng tuần hoàn ra vào, và hệ vi sinh trong môi trường tự nhiên thì cực kỳ phát triển
- Ngược lại trong môi trường bể thủy sinh nhân tạo, với vòng sinh thái khép kín và nước
không được đổi mới liên tục, thực tế luôn quá tải. Qua sự trao đổi chất của cây cá cộng phân
hủy thức ăn, những phần cây chết làm nồng độ chất có hại trong nước tăng không ngừng.
Nhờ thay nước thường xuyên và hệ thống lọc hiệu quả mà người ta có thể giữ cho cây và cá
có được chất lượng nước như mong muốn.
- Chất lượng của nước đánh giá bằng những thông số chủ chốt: Amonium/Amoniac,
Nitrit/Nitrat. Hầu hết những hệ thống lọc tốt trong bể thủy sinh có thể chuyển đổi Amonium
(NH4)/Amoniac (NH3) qua Nitrit (NO2) và chuyển thành Nitrat (NO3).
- Dù lọc tốt đến đâu thì cuối cùng vẫn ra Nitrat, vẫn không tốt cho cá. Do vậy bắt buộc phải
có việc thay nước. Lọc tốt thì không cần thay nhiều, 5-10-15% 1 tuần là được, nhưng nước
mới phải được để hả hơi để xả clo (nước máy) tầm 2 ngày.
Lọc và các loại lọc
2.1. Nguyên lý chung
- Nguyên lý chung của lọc, là:
o Dùng các phần thô như bông, bùi nhùi…để xử lý phần cặn bẩn chìm trong nước
o

(phân cá, thức ăn thừa)
Dùng hệ vi sinh để phân ra các chất gốc Nito thành NH3


o
-

-


đục)
Vì vậy, một lọc chuẩn, thì phải đảm bảo được các yếu tố:
o Có phần thô để lọc bẩn
o Có hệ vi sinh phát triển.
Lọc cần phải xử lý được chu trình Nito, theo hình sau:

o
o
o
o
o

-

-

Dùng hệ vi sinh để xử lý các chất bẩn lơ lửng trong nước (nguyên nhân gây nước

Thức ăn thừa và phân cá, phân rã thành CO2 và NH3.
CO2 được cây hấp thụ
Hệ vi sinh nitrosomonas chuyển NH3 thành NO2
Hệ vi sinh nitrobacter chuyển NO2 thành NO3
Kết thúc vòng tuần hoàn Nito, sản phẩm cuối cùng là NO3, được 1 phần cây hấp thụ,

1 phần được hòa tan vào nước
o Do vậy, thay nước là điều cần thiết, để duy trì NO3 ở mức chấp nhận được.
Thông thường, các bạn mới chơi cá, khi vừa set bể xong, là đã cho nước và thả cá ngay.
Điều này rất không nên, vì lẽ:
o Hàm lượng Clo trong nước máy vẫn cao

o Nước mới thì chưa có vi sinh phát triển, giả sử có lọc sủi vi sinh hay lọc Đài Loan
chăng nữa, thì lúc ấy chúng cũng chỉ là giá thể khô, trơn, không có vi sinh nên không
thể xử lý được vòng Nito
Như các bác chơi cá rồng, cá đĩa, goldfish, thủy sinh, và đặc biệt là tép cảnh…họ rất cẩn
thận khi “vào nước”. Nước vào, rồi cho các sản phẩm vi sinh, rẻ thì dùng Mai Việt 20k 1
gói, đắt thì vô vàn (Bio Digest, …), rồi cho chạy lọc khoảng 24h trước khi cho cá vào, lâu
hơn càng tốt (trong khi chạy vi sinh, cho thêm ít thức ăn vảy để vi sinh có cái tiêu thụ)


Hình 4: Sản phẩm vi sinh Mai Việt

Hình 5: Vi sinh sống Bio Digest
-

Mình hay dùng vi sinh Mai Việt, nhưng chú ý, khi chạy vi sinh thì phải chạy lọc, chạy sủi,
và chưa thả cá. Phải để nước thật ổn định, trong vắt theo đúng nghĩa đen thì mới được cho
cá vào. Không nên nóng vội. Ở dưới mình có ảnh so sánh trước và sau khi chạy vi sinh để
anh em cùng xem. Khi mới chạy vi sinh, nước đục ngờ ngờ kiểu nước gạo, nhưng chạy 2436h thì nước trong vắt luôn.
Tin mình đi, chạy vi sinh ban đầu, sau nuôi nhàn hơn rất nhiều. Mình thấm thía nhất điều
này. Bay cả 1 bầy cá đĩa (khoảng 3-500k/con x 8,9 con gì đó)


- Lọc tốt là lọc
2.2. Các loại lọc

-

-

-


có nhiều vi sinh trú ngụ. Điều này mình sẽ làm rõ hơn ở phần dưới.

Ở phần này, mình sẽ nêu qua về các loại lọc có thể áp dụng cho guppy, và ưu nhược điểm
của từng loại.
2.2.1.Lọc sủi vi sinh
Là hệ thống lọc dùng vật liệu lọc bằng mút, thuộc lọai lọc trong hồ (vì phần lọc chính được
đặt trong hồ). Lọc mút này dùng để lọc những hạt bụi bay lơ lững trong nước, chất thải của
cá-tép. Mút cũng là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi nhưng khi chúng ta làm vệ sinh thì vi
khuẩn sẽ mất đi đáng kể vì tính chất bề mặt của mút rất trơn. Nếu chúng ta dùng lọc này thì
phải siêng năng thay nước hồ thường xuyên. Vì diện tích bề mặt của mút không đủ đáp ứng
để tạo ra vi khuẩn cho việc lọc sinh học như các lọai lọc có vật liệu lọc sinh học như
ceramic ring hay nham thạch công nghiệp vv... (có khả năng kéo dài thời gian thay nước).
Hoạt động dựa trên nguyên lý nâng lên của khí (Air-Lift). Lọai này chúng ta thường thấy ở
các tiệm bán cá. Từ máy sục khí, khí sẽ bị đẩy lên mặt nước và kéo theo nước chảy qua mút.
Lọai lọc này thích hợp cho hồ không cần dòng chảy (lưu chuyển) mạnh ví dụ hồ dùng để ép
cá. Vì vậy lọai lọc này có thêm 1 tên gọi nữa là Breeder Filter. Lọc mút phải sử dụng với
máy sục khí và thích hợp cho việc nuôi cá.
Khi vệ sinh, không cần vò hoặc giặt mạnh, bởi đấy chính là những vi sinh có ích. Nếu thấy
quá bẩn thì có thể múc 1 ít nước từ bể đang chạy, rồi giũ giũ qua lọc 1 chút là được. Lọc
càng bẩn, tức là càng có nhiều vi sinh bám vào, càng hiệu quả. Mình đã vào các trại cá đĩa,
hoặc nhìn trên youtube cũng thế, họ đa số dùng loại lọc này. Và nhiều khi miếng lọc bẩn
đến phát khiếp, nhưng cá vẫn cứ khỏe re.


Hình 6: Lọc mút có nhiều vi sinh

Hình 7: Lọc mút Sponge filter
-


Lọc mút hiệu quả, nếu mật độ các mắt xốp dày, tạo khoang trống để vi sinh trú ngụ. Hình
dưới là các lọc sủi vi sinh, với mật độ các khoang trống khác nhau. Với bác nào chơi nhiều,
lên mạng tìm vật liệu cách âm, tìm tấm xốp kiểu này rồi về cắt gọt thì giá thành rất rẻ
( />

-

Ưu điểm:
Cả 2 loại lọc mút này đều nhỏ gọn và giá thành rẻ. Dành cho hồ nuôi cá chủ yếu
Dân ép đẻ cá đĩa cũng dùng lọc này
Dễ DIY.
Khuyết điểm:
Phải gắn bên trong hồ cá, vì vậy nếu xài lọc này thì sẻ làm phá vỡ cảnh vật thủy sinh.
Thường người thích trang trí hồ cá thủy sinh sẽ không chơi lọc này.
Nên dùng với hệ thống nước tuần hoàn
2.2.2.Lọc Đài Loan
Mình mạnh dạn coi lọc kiểu Đài Loan là 1 dạng lọc đáy (Under Gravel Filter – UGF)

Lọc đáy hồ cá
-

Lọc này tốt cho hồ nuôi cá, giá thành thấp, dể sử dụng.
Nơi để vi sinh trú ngụ là đất nền (với hồ tép), hoặc phần giống sỏi (như mô hình của bác
Pandora - Taiwan)
Mình chỉ áp dụng lọc này cho taiwan với hồ lớn, khi mà lọc sủi vi sinh quá bé.
Vật liệu lọc, mình sẽ sử dụng mút giống lọc sủi phía trên, kết hợp với 1 số loại vật liệu lọc
mình sẽ giới thiệu ở dưới sau.


2.2.3.Lọc


ngoài hay lọc thùng (Canister Filter, External Filter)


Lọc thùng hay lọc ngoài được nhiều người chơi cá cảnh thủy sinh ưa chuộng
-

-

-

-

-

Đây có lẻ là loại lọc được ưa chuộng với những chơi thủy sinh lâu năm. Hoạt động theo
kiểu lọc kín, nước trong lọc không tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Phương thức hoạt động của lọc là có 2 đường nước. Nước từ hồ chảy vào ở vị trí đáy lọc và
tràn lên qua các lớp vật liệu lọc, sau đó được bơm trở lại hồ.
Thứ tự sắp xếp các lớp vật liệu lọc của lọc ngoài theo ngược chiều nước chảy là:
Khay thứ nhất: Chất lọc hóa học ví dụ như Resin (giúp làm cho nước mềm) hay là than hoạt
tính dùng để hút mầu (của gỗ) và mùi hay chất độc trong hồ. 2 loại vật liệu lọc này không
bắt buộc phải có.
Khay thứ 2: Bông lọc loại mịn. Dùng để lọc bụi hay cặn thải nhỏ li ti. Bông lọc này thông
thường mỗi tháng nên thay mới.
Khay thứ 3: Bông lọc loại thô hoặc mút. Loại bông lọc này thường ít dùng, nhưng theo tôi
thì nên có, vì chúng sẽ giúp ngăn chặn những chất cặn bã cỡ lớn, những rác thải cỡ lớn này
có khi làm nghẹt máu lọc.
Khay thứ 4: Vật liệu lọc sinh học. Phần này quan trọng nhất vì nó là nơi sinh sống của
những con vi khuẩn có lợi (hay còn gọi là vi sinh). Diện tích bề mặt của vật liệu lọc này

càng nhiều càng tốt vì vi khuẩn có lợi (giúp hấp thu, phân hủy chất độc hai) sẽ sinh sống ở
nơi đây. Vật liệu lọc sinh học được dùng phổ biến nhất là ceramic ring, bio ball hay là
Nham thạch công nghiệp, sứ lọc. Và nó còn giúp cho nước chảy đều trong hộp lọc và cung
cấp nước có oxygen cho vi khuẩn.
Loại này, các bạn search: Lọc hovaten, có rất nhiều các bác DIY loại này.
Đối với Guppy, mình nghĩ nên kết hợp lọc này với mô hình nước tuần hoàn, mình vẽ theo
hình dưới.


Ưu điểm: Gần như là hệ thống lọc chuẩn nhất. Tạo dòng chảy tốt trong hồ thủy sinh, ngoài ra còn
có thể hút được bụi đáy. Lọc đặt ngoài hồ nên không gây mất thẩm mỹ cho hồ
Khuyết điểm: Giá thành đầu tư hơi cao, có nhiều loại lọc giá rất cao. Tuy nhiên ngoài thị trường
có loại lọc Havoten, đây là lọc chế thùng, giá thành rẻ mà hiệu quả vẫn cao.
2.2.4.Lọc

Treo – Lọc thác (Hang-on-filter)

Lọc thác treo dành cho hồ cá thủy sinh loại nhỏ


Lọc thác treo này thích hợp cho những hồ cá không kiềng, có thể treo lên thành hồ thủy sinh rất
nhỏ gọn và tiện lợi. Tuy nhiên, kích thước của chúng cũng khá nhỏ, vì vậy lọc thác treo chỉ phù
hợp cho những hồ thủy sinh có kích thước khoảng 60 cm trở xuống.
Ưu điểm:
-

Lọc thác treo nhỏ gọn tiện dụng, mẫu mã đẹp

Khuyết điểm:
-


Nhỏ, phụ kiện lọc không nhiều, dòng chảy hạn chế chỉ chảy xung quanh 1 chỗ
Đặc biệt là hệ vi sinh rất yếu. Mình khuyến nghị không nên dùng loại này cho hồ guppy
2.2.5.Lọc tràn dưới

Lọc dưới hồ cá thủy sinh tự chế
-

Là loại lọc tự chế được đặt ở dưới hồ. Với ưu điểm có thể tự làm theo kích thước và thiết kế
theo mình muốn và có thể chứa nhiều phụ kiện lọc.
Theo mình, nên dùng loại này với hệ thống nhiều tầng nhiều bể, giống mô hình mình vẽ ở
trên, không cần lọc hovaten cũng được, mà bố trí máy bơm ở ngăn cuối của lọc tràn dưới rồi
bơm lên là ổn
Ưu điểm : Ngăn lọc lớn, phụ kiện lọc nhiều
2.2.6.Lọc trong hồ - lọc tràn (Internal Fillter)


Nguyên lý cơ bản của lọc tràn trong hồ cá
Loại lọc này được gắn cố định bên trong hồ, người ta thường ngăn 1 ngăn bên hông hoặc sau lưng
hồ làm ngăn lọc. Nước sẽ tràn vào lược của hợp lọc (nơi chứa các phụ kiện lọc), sau đó sẽ chảy
qua phần ngăn có máy bơm và máy bơm sẽ bơm nước chảy ngược lại vào hồ. Do lọc thiết kế nằm
gọn bên trong hồ cá, vì thế rất phù hợp cho hồ thủy sinh có kiềng và thủy che lại. Ngoài ra lọc tràn
trong hồ còn có ưu điểm là lọc mặt rất tốt. Ngày nay kỹ thuật người làm hồ kiếng ngày càng cao,
vì vậy phần lỗ thông lọc bụi đáy cũng được thêm vào.

hệ thống lọc tràn trong hồ
---


Hệ thống lọc tràn trong hồ cá thủy sinh nhìn trực diện

----

Hệ thống lọc tràn trong hồ cá thủy sinh nhìn từ trên xuống


Ưu điểm :
-

-

Chỉ dùng máy bơm và phụ kiện lọc nên giá thành rẻ. Tạo dòng chảy tốt, thích hợp với
những hồ cỡ lớn hoặc ốp tường. Ngăn lọc chia được nhiều ngăn, vì vậy hệ thống lọc trong
hồ cũng khá được ưa chuộng hiện nay
Bác nào làm hồ tầm 60cm, kiểu nuôi chơi vài em, chủ yếu lấy cảnh quan chứ không quan
tâm đến ép đẻ, thì nên dùng loại này.
Loại này rất hay được áp dụng ở các hồ mini


Khuyết điểm: chiếm một phần diện tích của hồ

3.

Vật liệu lọc
- Vật liệu lọc gồm 2 nhiệm vụ chính
o Lọc các chất cặn
o Chỗ để vi sinh phát triển.


-


Để lọc các chất cặn, mình có thể dùng các tấm mút, xốp đặc. Không nên dùng bông, vì bông
rất nhanh bị bí, làm nước không lưu thông được.
Chỗ để vi sinh phát triển, có thể dùng tấp xốp, bùi nhùi
Ngoài ra, còn rất nhiều loại cao cấp như Crystal Bio, Matrix…

Vật liệu lọc bùi nhùi (Giá 400.000/m2)

-

Bùi nhùi còn được gọi là J-Mat là một trong những vật liệu lọc tốt nhất. Cực kì bền và dễ
dàng sử dụng, vật liệu này dạng tấm có thể dễ dàng cắt thành các kích thước mong muốn để
phù hợp với khoang lọc của bạn. Bùi nhùi thường được xắp xếp ở phần dưới của ngăn lọc
vừa có tác dụng lọc nước vừa làm tăng khả năng thoát nước cho bể lọc của bạn

-

Cái này chỉ dùng cho loại lọc có thể tích lớn như Lọc tràn dưới hoặc lọc hovaten

Vật liệu lọc nham thạch (Giá 15.000/kg)


Nham thạch
Nham thạch là loại vật liệu lọc nước có nguồn gốc từ núi lửa, xốp, có nhiều lỗ li ti, tạo môi
trường sinh sống và phát triển của các sinh vật phân hủy các chất hữu cơ giúp bể cá của bạn luôn
sạch sẽ. Những ưu điểm của loại vật liệu này là giá thành rẻ và có độ bền cao có thể sử dụng được
rất nhiều lần sau một thời gian sử dụng nham thạch có thể đem ra tẩy rửa cho sạch các vết bẩn và
sử dụng lại.
Giờ anh em ít dùng nham thạch, vì nhìn chung loại này hay bị mủn, rồi rất nặng nữa. Lôi ra vệ sinh
thì thôi rồi, ngại chẳng muốn làm
Vật liệu bông lọc (Giá 10.000)

Bông lọc là vật liệu không thể thiếu trong hệ thống lọc nước của bể cá nó có tác dụng lọc các chất
cặn bẩn như thức ăn thừa hoặc là phân của cá thải ra trong bể cá. Bông lọc thường được đặt ở ngăn
đầu tiên của hệ thống lọc

Để tăng hiệu quả lọc thì người ta hay tạo thành dàn các lớp bông xếp cách nhau hay còn gọi là hệ
thống lọc dàn mưa làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 hiệu quả lọc nước
Gốm lọc


-

-

Gốm lọc được nung nóng tới 1300°C trong suốt 60h.Việc được nung với sức nóng cực lớn
làm cho mối liên kết bên trong sứ bị phá vỡ,bằng cách đó tạo ra cấu trúc cực kì xốp với bề
mặt lớn hơn rất nhiều,tạo điều kiện cho một khối lượng lớn vi khuẩn cư trú. Nhờ vào khối
lượng lớn những lỗ nhỏ li ti mà bộ máy lọc cơ khí cũng được hoàn thiện.Chất rắn hữu cơ
lớn và các cặn bẩn xử lý với tốc độ nhanh hơn các vật liệu lọc truyền thống
Gốm lọc thường được xếp dưới các vật liệu lọc như nham thạch hoặc bông lọc để tăng hiệu
quả thoát nước của bể lọc
Gốm lọc được dùng trong bể lọc tràn dưới

Vật liệu sứ lọc (Giá 25.000/kg)
Sứ lọc là loại vật liệu có nhiều lỗ nhỏ li ti là nơi vi sinh vật cư chú và phân hủy các chất thải sũng
như các chất hưu cơ từ thức ăn thừa của cá

Sứ lọc
Vật liệu lọc san hô vụn. (Giá 15.000/kg)
Không nên dùng vì gây cứng nước, khó vệ sinh



San hô vụn
Một số loại vật liệu lọc đắt tiền
Nói chung, loại đắt tiền thì vô vàn. Nó được dùng để xử lý nước cho quy mô lớn hơn là anh
em chơi bời.
-

Mình đưa ra các loại VLL này, để các bạn thấy, vật liệu lọc càng xốp càng tốt. Không như
loại dưới, có diện tích bề mặt tận 1000m2/1lit, tha hồ cho vi sinh phát triển.

Là một vật liệu lọc sinh học độ xốp cao cung cấp khả năng lọc sinh học hiệu quả cao cho việc loại bỏ các chất
thải chứa nitơ trong hồ cá.
Các loại vật liệu sinh học rẻ tiền chỉ cung cấp diện tích bề mặt bên ngoài ,làm tăng PH ,gây hại nếu sử dụng
không đúng , có lỗ mà thực chất không có lỗ dưới kính hiển vi , trong khi Matrix Hạt to™ cung cấp diện tích
bề mặt và macroporous nội bộ cực lớn

( gần 1000m2/ 1 lit)

Các macropores được lý tưởng kích thước, tối ưu cho sự hỗ trợ của nitrat hoá và khử Nitơ vi khuẩn. Điều này
cho phép Pond Matrix ™ , không giống như các hình thức khác của biomedia , để loại bỏ nitrat cùng với
ammonia và nitrite, cùng một lúc và trong cùng một bộ lọc .
Matrix hạt to™ hoàn toàn trơ và ko làm tăng PH , P matrix có chức năng ổn định PH ( PH buffer ).
Matrix hạt to không cần phải thay thế, độ bền cao sử dụng đến 10-12 năm .

Sử dụng 1 lít Pond Matrix ™ cho mỗi 100 US gallons
( 400 lit nước ). Vì phần lớn các vi khuẩn nằm sâu
trong nội bộ, P Matrix ™ có thể được rửa sạch khi cần thiết mà không làm tổn hại đến bộ lọc .


P Matrix ™ tương thích với tất cả các loại của các bộ lọc ướt hoặc ẩm ướt - khô,


dùng cho tất cả các

hệ thống lọc (lọc thùng bé , nhỏ , to, lọc tràn trên ,cá rồng , lọc tràn dưới
, lọc dàn mưa , hồ cá koi ,.... )
P matrix đóng vào các lọ/thùng: 1 L, 2 L, 4 L, 20 L, 100 L
Hướng dẫn sử dụng :
Sử dụng 1 lít Pond Matrix ™ cho mỗi 400 lít nước . Sử dụng trong bất kỳ bộ lọc nào . P Matrix ™ hạt to, đủ
lớn để không phải cho vào túi đựng . Theo khuyến nghị của nhà sản xuất cho bộ lọc của bạn. P Matrix ™
không bao giờ phải thay thế .
Với thiết kế đặc biệt của mình ,P matrix sẽ là lựa chọn tốt nhất cho việc đặc trị nitrat ( 1 chất độc làm chết cá
). Chúng tôi cung cấp Pond Matrix trong các kích thước lọ, thùng khác nhau để phù hợp với từng đối tượng sử
dụng. Lý do mà các Matrix hạt to làm việc tốt hơn để khử nitrat là kích thước hạt lớn hơn, có không gian nội
thất hơn , thúc đẩy vi khuẩn kỵ khí hơn .
Ngoài ra P Matrix ™ là một hỗ trợ tuyệt vời cho rễ phát triển của thực vật thủy sinh và có thể được sử dụng
làm giá thể trực tiếp . Nó có thể được sử dụng một mình , pha trộn, hoặc overlayered với nguyên liệu tự
nhiên .P Matrix ™ là vô cơ và sẽ không phân hủy , gây ô nhiễm nước .
So sánh kích thước Matrix hạt to và matrix:

nên dùng matrix hay pond matrix ( matrix hạt to ) cho hồ cá rồng/hồ cá
khác ?

trích dẫn trên web của seachem, hoặc
đằng sau nhãn của lọ matrix cũng có
khuyến cáo : ấn vào -> Seachem. Matrix
Directions
Use 500 mL of Matrix™ for each 200 L (50 gallons*) of water. Matrix™ may be placed in any kind of filter,
and is particularly effective in a canister filter. Matrix™ is sufficiently large that no filter bag should be
required for most applications. Matrix™ works well in drip tray systems, but you may find that the larger
Pond Matrix™ is better suited for such applications.



Tạm dịch:
hướng dẫn sử dụng:
500ml matrix dùng cho 200 lit nước ( hoặc 50galon , bên Mỹ dùng đơn vị gallon ) . Matrix nên sử dụng trong
lọc thùng , ko cần cho vào túi đựng .Matrix hoạt động ok trong dàn mưa ,

nhưng bạn nên sử

dụng Pond Matrix để mang lại kết quả tối ưu .
pond matrix hạt to tương đương như hòn bi cái , 1lit dùng cho 400l , đặc trị chất độc nitrat , tốt hơn cho vi
sinh kỵ khí , bền hơn.
matrix lọ 1lit hạt bé tương đương hạt đậu đỏ , 1 lit dùng cho 400l
với matrix khi sử dụng trong hệ thống lọc to , nước sẽ thoát qua chậm hơn , lâu ngày quên không vệ sinh ->
bơm có thể bơm air ( bơm e, bơm không khí ) -> ko tốt cho bơm, lâu ngày nếu bơm nóng ,nguy hiểm có thể
-> cháy bơm .
cũng đơn giản như khi mua nham thạch để lọc nước , lấy hạt to chứ ko lấy hạt bé , hạt bé để độn nền bể
thủy sinh hoặc dùng cho lọc bé.
Dùng cho lọc bé , lọc thùng nhỏ, công xuất bơm bé -> dùng matrix

Dùng cho tất cả các hệ thống lọc (lọc thùng bé , nhỏ ,
to, lọc tràn trên ,cá rồng , lọc tràn dưới , lọc dàn mưa ,
hồ cá koi ,.... ) -> dùng pond matrix
MarinePure made in USA siêu vật liệu lọc đã cập bến
VN
Sứ lọc dạng viên vuông 5cm x 5cm x 5cm hộp 14lít giá : 2tr450
Block - Sứ lọc dạng khối - 20cm x 20cm x 10cm giá : 1tr350
Spheres - Sứ lọc dạng viên tròn hộp 2Lít giá : 750.000vnđ
Free ship trong bán kính 6Km
Hoàng Tú ĐT : 090 405 8385

Sứ lọc MarinePure™ Made in USA được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn chất
lượng công nghệ “Thin-BioFilm”. Đây là loại sứ lọc tối ưu cho bể cá do có diện
tích bề mặt cho vi sinh có lợi trú ngụ vượt trội hơn so với các loại sứ lọc khác.
Cấu trúc rỗng của sứ lọc CerMedia cho phép nước chảy qua khu vực vi sinh trú
ngụ, qua đó giảm nồng độ các chất có hại như Amoniac, nitrite, nitrate. Với sứ
lọc hiệu suất cao CerMedia, bạn có thể nuôi cá khỏe, nước trong, không cần hệ


thống lọc quá lớn, tiết kiệm thời gian bảo dưỡng.
- Chuyên dụng dùng để khử NO3, NO2, NH3
- Với cấu trúc siêu xốp rỗng bên trong, sứ lọc làm tăng diện tích bề mặt để nuôi
sinh có lợi và vi sinh yếm khí, cho phép nước chảy qua dễ dàng giúp quá trình
nitrat hóa và de - nitrat hóa diễn ra tốt hơn.
/>
Hôm nay có khách gọi cho em thắc mắc về số lượng viên
trong thùng MarinePure MP2C(14lít)
Đầu tiên là em cũng phải chia sẻ với các bác là hàng này em
bán 1 thời gian nhưng chưa bao giờ mở ra để đếm xem là có
bao nhiêu viên trong 1 thùng 14lít(em muốn giữ nguyên seal
cho khách). Khách gọi và thắc mắc sao trong thùng chỉ có
52 viên mà không phải là 66 viên, em đã mở và kiểm tra 1
số thùng thì số lượng viên của mỗi thùng lại khác nhau
thùng thì 54 thùng thì 60 viên, thùng thì nhiều hơn thế. Và
đây là câu trả lời từ hãng:
Thùng MarinePure MP2C(14lít) không bán theo viên cũng
không bán theo Kg mà bán theo lít các bác mở ra (hàng em
bán nguyên seal đóng gói từ Mỹ, em nhận thế nào bàn giao
y như thế) sẽ thấy rằng có viên to và viên nhỏ hãng sẽ tính
14lít/thùng mà không cần biết có bao nhiêu viên, cứ đủ
14lít/thùng là hãng bọc là dán băng seal và số lượng viên MP

các thùng sẽ là khác nhau, thùng nào nhiều viên nhỏ thì sẽ
có số lượng nhiều hơn thùng có nhiều viên kích thước tiêu
chuẩn(5x5x5cm) vì vậy các bác đừng đếm viên để quy
chuẩn thùng đủ hay thiếu. Mong các bác đọc kỹ thông tin in
trên thùng để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.


Các bác có thắc mắc về chất lượng hay bất kỳ vấn đề gì về
vll Marinepure xin gọi cho em, em sẽ giải đáp mọi thắc mắc
nhanh nhất có thể, phục vụ các bác 24/24 bất kể ngày nào.


×