Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ĐỒ án TRANG bị điện TRANG bị điện CHO máy DOA NGANG 2620

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.68 KB, 53 trang )

CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN
TRANG BỊ ĐIỆN CHO MÁY DOA NGANG 2620

GVHD:

QUÁCH MINH THỬ

SVTH: NGUYỄN MINH TÂM
Lớp: 11CĐ-Đ3
MSSV: 11D0010229

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
GVHD: Quách Minh Thử

1

SVTH: Nguyễn Minh Tâm



CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………....................................
Lời nói đầu:
GVHD: Quách Minh Thử

2

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Trong cuộc sống hiện nay việc áp dụng các máy công cụ, thiết bị điện vào việc sản
xuất đóng vai trò rất quan trọng. Nó không những quyết định đến năng suất công việc,
mà còn quyết định đến tính kinh tế trong sản xuất. Để giải quyết được các vấn đề này đòi
hỏi chúng ta phải hiểu biết được các máy công cụ, các thiết bị điện một cách chính xác.
Để ứng dụng những ưu điểm của chúng vào quy trình sản xuất.
Sau đây em sẽ giới thiệu về nguyên lý hoạt đông, cấu tạo, ứng dụng của “ Máy
doa ngang 2620”. Qua đó chúng ta có thể tính toán, lựa chọn thiết bị một cách phù hợp
và đạt hiệu quả kinh tế nhất.
Đồ án gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Đặc điểm công nghệ
Chương III: Phân tích mạch máy do ngang 2620
Chương IV: Phần kết luận
Trong quá trình làm đồ án dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Văn Yên dù đã rất
cố gắng nhưng không thể tránh những thiếu sót. Rất mong thầy đóng góp ý kiến để đồ án
được hoàn thiện hơn.


GVHD: Quách Minh Thử

3

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

MỤC LỤC
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Giới thiệu chung
1.1 Một số máy điện được trang bị cho máy DOA ngang 2620
1.1.1 Máy điện khuếch đại từ trường ngang
1.1.2 Động cơ không đồng bộ 3 pha
1.1.3 Máy biến áp
1.1.4 Động cơ điện một chiều
1.1.5 Đèn 3 cực điện tử
1.2 Một số khí cụ điện dùng trong mạch máy DOA 2620
1.2.1 Nút nhấn
1.2.2 CB
1.2.3 Công tắc tơ
1.2.4 Rơle nhiệt
1.2.5 Rơle trung gian
1.2.6 Rơ le thời gian
1.2.7 Rơle tốc độ
1.3 Một số linh kiện điện tử
1.3.1 Điện trở

1.3.2 Điôt
1.3.3 Cầu chỉnh lưu
1.3.4 Tụ điện
1.3.5 Biến trở
Chương II: ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
2 Đặc điểm của máy DOA ngang 2620
2.1 Chức năng, công dụng của máy DOA
Chương III: PHÂN TÍCH MẠCH MÁY DOA NGANG 2620
3.1 Sơ đồ truyền động chính của máy DOA ngang 2620
GVHD: Quách Minh Thử

4

41

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

3.2 Sơ đồ truyền động ăn dao của máy DOA ngang 2620

47

3.3 Những hư hỏng ở máy DOA ngang 2620, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục

51


Chương IV: PHẦN KẾT LUẬN

54

Tài liệu tham khảo

55

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
GVHD: Quách Minh Thử

5

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

1. Giới thiệu chung :
1.1 Một số máy điện được trang bị cho máy DOA ngang 2620:
1.1.1 Máy điện khuếch đại từ trường ngang:
1.1.1.1 Công dụng và cấu tạo:
Máy điện khuếch đại từ trường ngang (ЭMY) là máy điện khuếch đại (MĐKĐ)
được sử dụng rộng rãi ở các máy công cụ như: máy phay, máy DOA, máy mài, máy bào
giường…Nhiệm vụ của máy điện khuếch đại là trực tiếp cung cấp điện một chiều kéo
máy công cụ hoặc cung cấp tín hiệu tổng hợp cho cuộn dây kích thích máy phát điện
trong hệ thống máy phát – động cơ.

Đặc điểm của MĐKĐ là chỉ cần công suất nhỏ của dòng điện điều khiển, nó có khả
năng đưa ra một công suất lớn (hàng vạn lần). Công suất đưa vào P 1 dùng để điều khiển
dưới 1W do đó cho phép ta có thể dùng được các thiết bị khống chế nhỏ, nhẹ, rẻ tiền.
Tóm lại, MĐKĐ vừa đóng vai trò một máy phát điện, vừa làm nhiệm vụ một máy khuếch
đại công suất.
Cấu tạo của MĐKĐ tương tự như máy điện một chiều. Các cực từ ở stator được bố
trí theo kiểu cực ẩn, trên có quấn cuộn dây kích thích W1, cuộn dây điều khiển Wy, cuộn
dây bù Wb.
Trên vành góp ở phần ứng có đặt 2 bộ chổi than nằm trên 2 trục vuông góc với
nhau. Bộ chổi than 1-2 đặt trên trục ngang được nối ngắn mạch (như trên hình A).

GVHD: Quách Minh Thử

6

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của MĐKĐ
1.1.1.2 Nguyên lý hoạt động (hình 1):
Phần ứng của MĐKĐ được kéo bằng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ Đ.
Cho điện một chiều vào cuộn dây kích thích W1 trong máy sẽ có từ thông dọc Ф1. Khi đó
cuộn dây đặt ở phần ứng, quay sẽ cảm ứng ra sức điện động (sđđ) e 2. Vì bộ chổi than 1-2
đặt ở trục ngang được nối ngắn mạch cho nên sđđ e2 trong cuộn dây phần ứng sinh ra
dòng điện I2 chạy trong cuộn dây đó.
Dòng điện này sinh ra từ thông Ф2 (trục ngang). Từ thông Ф2sẽ cảm ứng ra trong

cuộn dây phần ứng sđđ e3 (lớn nhất). Nhờ 2 chổi than dọc trục, sđđ e3 được chỉnh lưu và
cung cấp cho cuộn dây máy phát F.
Khi MĐKĐ mang tải, dòng điện I3 của phụ tải chạy qua cuộn dây phần ứng sinh ra
từ thông dọc trục Ф3 khử từ (so với Ф1). Để triệt tiêu phẩn ứng phần ứng này, người ta bố
trí cuộn dây bù Wb (điều chỉnh bằng điện trở Rb) để tạo ra sức từ động F bù; từ thông Ф
bù ngược với từ thông Ф3.
Qua nguyên lý làm việc của MĐKĐ ta thấy có thể coi nó có 2 cấp khuếch đại:
GVHD: Quách Minh Thử

7

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

- Cấp thứ nhất là một máy phát điện một chiều có cuộn kích thích là W 1; đầu ra là
bộ chổi than ở trục ngang 1-2 sđđ ở đầu ra là e2.
- Cấp thứ hai là máy phát điện một chiều, có cuộn kích thích là cuộn dây phần ứng
của MĐKĐ (điện áp đặt vào là e2, dòng kích thích là I2) đầu ra là bộ chổi than ở dọc trục
3-4; sđđ ở đầu ra là e3. Nhờ có 2 cấp khuếch đại như vậy nên MĐKĐ từ trường ngang có
hệ số khuếch đại rất lớn. Nếu gọi hệ số khuếch đại công suất của các cấp là Kp1 và Kp2 thì
hệ số khuếch đại của MĐKĐ là:
Kp = Kp1 . Kp2
Hệ số khuếch đại của ЭMY đạt tới Kp = 1.104 – 4.104. ЭMY có thời gian tác động
nhanh, khi có dòng điện kích thích vào chỉ cần t gần bằng 0,1 giây là điện áp phát ra đã
đạt tới chỉ số ổn định.
1.1.2 Động cơ không đông bộ 3 pha:

Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha gồm hai bộ phận chủ yếu là stato và
rôto, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy.
1.1.2.1 Stato:
Stato là phần tĩnh gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra có vỏ máy
và nắp máy.
Lõi thép stato hình trụ do các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong (hình 2)
ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy.
Dây quấn stato làm bằng dây dẫn bọc cách điện (dây điện từ) được đặt trong các
rãnh của lõi thép.
Dây quấn xoay chiều ba pha chạy trong ba pha dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường
quay.
Vỏ máy làm bằng nhôm hoặc bằng gang, dùng để giữ chặt lõi thép và cố định máy
trên bệ. Hai đầu vỏ có nắp máy, ổ đỡ trục. Vỏ máy và nắp máy còn dùng để bảo vệ máy.
1.1.2.2 Rôto:
Rôto là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.
Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh mặt ngoài ghép lại, tạo thành
các rãnh theo hướng trục ở giữa có lỗ để lắp trục.
GVHD: Quách Minh Thử

8

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Dây quấn rôto của động cơ không đồng bộ có hai kiểu: rôto ngắn mạch (còn gọi là
rôto lồng sóc) và rôto dây quấn. Loại rôto lồng sóc công suất trên 100kW, trong các rãnh

của lõi thép rôto đặt các thanh đồng hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vòng đồng tạo thành
lồng sóc.
1.1.2.3 Dây Quấn:
Dây quấn stato được đặt vào các rãnh của lõi sắt và được cách điện tốt với lõi sắt.
Bối dây có thể là một vòng (gọi là dây quấn kiểu thanh dẫn) bối dây thường được chế tạo
dạng phần tử và tiết diện dây lớn, hay cũng có thể: bối dây gồm nhiều vòng dây (tiết diện
dây nhỏ gọi là dây quấn kiểu vòng dây). Số vòng dây mỗi bối, số bối dây mỗi pha và
cách nối dây tùy thuộc vào công suất, điện áp, tốc độ, điều kiện làm việc của máy và quá
trình tính toán mạch từ.

Hình 2: Động cơ không đồng bộ ba pha
Ký hiệu:

GVHD: Quách Minh Thử

9

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

1.1.2.3 Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha:
Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn stato, sẽ tạo ra từ trường quay

p đôi cực, quay với tốc độ là n1=

. Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn


rôto, cảm ứng các sức điện động. Vì dây quấn rôto nối ngắn mạch, nên sức điện động
cảm ứng sẽ sinh ra dòng trong các thanh dẫn rôto. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường
quay của máy với thanh dẫn mang dòng điện rôto, kéo rôto quay cùng chiều quay từ
tường với tốc độ n.
Để minh họa, hình 3 vẽ từ trường quay tốc độ n1 chiều sức điện động và dòng điện
cảm ứng trong thanh dẫn rôto, chiều các lực điện từ Fđt.

Hình 3: Sơ đồ nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ
1.1.2.4 Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ 3 pha rôto lồng sóc:
GVHD: Quách Minh Thử

10

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ lồng sóc thường dùng nhất trong máy cắt
gọt kim loại là thay đổi số đôi cực của động cơ. Khi thay đổi số đôi cực, tốc độ động cơ
sẽ biến đổi tỷ lệ ngược: số đôi cực tăng thì tốc giảm và ngược lại. đồng thời công suất
hoặc momen do động cơ sinh ra cũng thay đổi tùy thuộc vào cách đấu dây. Thường có 2
cách đấu thông dụng:

- Tốc độ thấp đấu tam giác nối tiếp (hình 4 – 1); tốc độ cao đấu YY (hình 4 – 2)
được:
+ Tốc độ tăng 2 lần.

+ Momen giảm đi, chỉ còn một nửa.
+ Công suất coi như giữ nguyên.
Cách đấu này được dùng cho truyền động chính.
1.1.2.5 Thông số kỹ thuật:
- Điện áp định mức của động cơ Uđm(V).
- Công suất định mức của động cơ Pđm (W).
- Dòng điện định mức Iđm (A).
- Tốc độ định mức nđm (vòng/phút).

GVHD: Quách Minh Thử

11

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

1.1.3 Máy biến áp
1.1.3.1 Khái niệm chung:
Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ,
biến đổi giá trị điện áp dòng xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.
Máy biến áp có hai dây quấn: dây quấn nối với nguồn điện là dây quấn sơ cấp và
dây quấn nối với tải là dây quấn thứ cấp.
1.1.3.2 Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính:

Lõi thép là các lá thép kỹ thuật (0,3 ÷ 0,5)mm được ghép cách điện lại với nhau
dùng làm mạch từ. Lõi thép gồm trục từ (lõi thép được bọc dây quấn) và gông từ(phần

nối liền trụ từ).
Dây quấn là dây quấn đồng hoặc nhôm, được bọc(tráng) lớp sơn cách điện.
Ngoài ra đối với máy biến áp điện lực còn có các bộ phận sau:

GVHD: Quách Minh Thử

12

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

- Thùng máy chứa máy biến áp, bảo vệ máy khỏi tác động xấu của môi trường.
Trong thùng máy có chứa dẫn cách điện dùng làm mát và tăng cường cách điện cho
máy.
- Sứ cách điện giữa dây dẫn với thùng máy.
- Bình dẫn dầu là nơi chứa lượng dầu dãn nở.
- Ống bảo hiểm có 1 đầu nối với thùng máy, đầu còn lại được bọc 1 lớp đĩa thủy
tinh. Nếu áp suất trong thùng quá lớn đĩa thủy tinh bị vỡ, dầu theo đó thoát ra ngoài.
1.1.3.3 Nguyên lý làm việc của máy biến áp:
Đặt vào dây sơ cấp một nguồn điện sơ cấp có điện áp U1 → xuất hiện dòng I
chạy trong dây quấn → tạo ra một từ thông khép kín trong lõi thép → móc vòng qua 2
cuộn dây sơ cấp và thứ cấp.

Số vòng dây của các cuộn dây máy biến áp tỉ lệ thuận với điện áp đặt vào 2 cuộn
dây.
1.1.3.4 Số liệu định mức:

Điện áp định mức: U1đm và U2đm
Dòng điện định mức (Iđm)
GVHD: Quách Minh Thử

13

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Dung lượng định mức (được tính bằng công suất biểu kiến)
1.1.4 Động cơ điện một chiều:
1.1.4.1 Cấu tạo:
Stato:
Stato còn gọi là phần cảm, gồm lõi thép bằng lá đúc, vừa là mạch từ vừa là vỏ máy,
Các cực từ có dây quấn kích từ (hình 7).

Hình 7: Mặt cắt ngang trục máy điện một chiều
Rôto:
Rôto của động cơ điện một chiều được gọi là phần ứng, gồm lõi thép và dây quấn
phần ứng. Lõi thép hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,5 mm, phủ sơn cách
điện ghép lại. Các lá thép được dập lỗ thông gió và rãnh để đặt dây quấn phần ứng (hình
8).

GVHD: Quách Minh Thử

14


SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Hình 8: Lá thép lõi rôto
Cổ góp và chổi điện:

Cổ góp gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình trụ, gắn ở
đầu trục rôto. Hình 9a vẽ mặt cắt cổ góp để thấy rõ hình dáng của phiến góp. Các đầu dây
của phần tử nối với phiến góp.
Chổi điện (chổi than) làm bằng than graphit hình 9b. Các chổi tùy chặt lên cổ góp nhờ
lò xo và giá chổi điện gắn trên nắp máy.
1.1.4.2 Nguyên lý làm việc:
GVHD: Quách Minh Thử

15

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Hình 10 mô tả nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều. Khi cho điện áp một
chiều U vào hai chổi điện A và B, trong dây quấn phần ứng có dòng điện I ư. Các thanh

dẫn ab, cd có dòng điện nằm trong từ trường, sẽ chịu lực Fđt tác dụng làm cho rôto quay.
Chiều lực điện từ xác định theo quy tắc bàn tay trái (hình 10a).
Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn ab, cd đổi chỗ nhau, do phiến
góp đổi chiều dòng điện, giữ cho chiều lực tác dụng không đổi, đảm bảo động cơ có
chiều quay không đổi (hình 10b).

Hình 10: Mô tả nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều
Khi động cơ quay các thanh dẫn cắt từ trường sẽ cảm ứng sđđ E ư. Chiều sđđ xác định
theo quy tắc bàn tay phải. Ở động cơ một chiều sđđ Eư ngược chiều với dòng điện Iư , nên
Eư còn gọi là sức phản điện.
Phương trình điện áp sẽ là:

U = Eư + RưIư.

1.1.4.3 Thông số kỹ thuật:
- Điện áp định mức của động cơ Uđm(V).
- Công suất định mức của động cơ Pđm (W).
- Dòng điện định mức Iđm (A).
- Tốc độ định mức nđm (vòng/phút).
GVHD: Quách Minh Thử

16

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện


1.1.4.3 Điều chỉnh tốc độ bằng hệ thống máy phát động cơ có MĐKĐ:
Hình 11 là hệ thống máy phát động cơ có MĐKĐ từ trường ngang và khâu phản hồi
điện áp. Ở đây MĐKĐ có 2 cuộn kích thích:
-

Cuộn Wcđ là cuộn kích thích ngoài làm nhiệm vụ chủ đạo.

-

Cuộn Wđa phản hồi âm điện áp của máy phát F.

Hình 11: Sơ đồ hệ thống máy phát – động cơ có MĐKĐ
Sức từ động Fđa của cuộn Wđa ngược chiều với sức từ động của cuộn chủ đạo Wcđ .
Vậy sức từ động tổng của MĐKĐ là:
FΣ = Fcđ – Fđa (1)
Khi động cơ Đ làm việc nặng, dòng điện trong mạch máy phát động cơ tăng lên; điện
áp ở 2 đầu máy phát giăm đi. Dòng điện chạy trong cuộn Wđa lấy trên 2 đầu máy phát
cũng giảm theo, dẫn đến sức từ động Fđa giảm xuống. Từ công thức (1) ta thấy sức từ
động FΣ sẽ được tăng lên. Kết quả này làm tăng điện áp của MĐKĐ do đó tăng dòng
GVHD: Quách Minh Thử

17

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện


kích từ cho máy phát F. Cuối cùng điện áp máy phát F được tăng lên và ổn định ở trị số
ban đầu.
Ta thấy hệ thống máy phát động cơ có MĐKĐ và phản hồi điện áp, đã tự động giữ
cho điện áp ở 2 đầu máy phát không đổi để đảm bảo hệ thống có đặc tính cơ xấp xỉ đặc
tính cơ tự nhiên của động cơ một chiều Đ với độ cứng cao.
1.1.5 Đèn 3 cực điện tử:
1.1.5.1 Khái niệm và cấu tạo: Đèn 3 cực được dùng để khuếch đại điện áp, khuếch
đại công suất, tạo sóng…
Đèn 3 cực điện tử cấu tạo gồm một ống bằng thủy tinh (hoặc kim loại) đã rút chân
không,ở trong có 2 cực điện bằng kim loại, cực thứ 3 nằm giữa anot và katot gọi là lưới
điều khiển L.
1.1.5.2 Nguyên lý hoạt động:

Hình 12: Sơ đồ khuếch đại đơn giản đèn 3 cực
Điện áp lưới Ug ảnh hưởng rất mạnh đến dòng anot.
Nếu lưới điện có áp dương so với katot thì nó sẽ giúp anot hút các điện tử về phía
anot và dòng điện anot tăng lên.
GVHD: Quách Minh Thử

18

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Ngược lại nếu điện áp lưới âm so với katot thì lưới sẽ đẩy lùi một số điện tử giữalưới
và katot về phía katot làm cho dòng anot giảm xuống. Điện áp điện lưới càng âm thì dòng

anot càng nhỏ và khi Ug đạt tới trị số âm đủ lớn thì sức đẩy của nó khá mạnh, đến nỗi
không có điện tử nào có thể vượt qua lưới để đén anot được I a = 0. Ua càng lớn thì điện áp
khóa có giá trị âm càng cao.
1.1.5.3 Thông số kỹ thuật:
Hệ số dẫn (S): đặc trưng cho tác dụng của lưới điều khiển tức là ảnh hưởng của lưới
lên dòng anot, khi giữ điện áp anot không đổi:
S =

,mA/V

Điện trở trong (Ri): đặc trưng cho ảnh hưởng của biến đổi điện áp anot Ua, đến dòng
điện anot đến dòng điện anot Ia khi giữ điện áp lưới Ug không đổi:
Ri =

,kΩ

1.2 Một số khí cụ điện dùng trong mạch máy DOA 2620:
1.2.1 Nút nhấn:
1.2.1.1 Cấu tạo : nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở thường đóng và vỏ bảo vệ.
Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái: khi không còn tác động,
các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

GVHD: Quách Minh Thử

19

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng


Đồ án trang bị điện

1.2.1.2 Phân loại:
Theo hình dạng bên ngoài nút nhấn được phân thành loại hở, loại kín, loại chống nước,
chống bụi, chống nổ…
Theo chức năng có hai loại nút nhấn đơn, nút nhấn kép, nút nhấn thường hở, nút nhấn
thường đóng…
Theo yêu cầu điều khiển chia ra loại 1 nút nhấn, 2 nút nhấn, 3 nút nhấn.
Theo kết cấu bên trong có loại nút nhấn có đèn và nút nhấn không đèn.
1.2.1.3 Ký hiệu:
+ Nút nhấn đơn:
Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái ( ON hoặc OFF)
Ký hiệu:
Tiếp điểm thường hở

Tiếp điểm thường đóng

+ Nút nhấn kép:
GVHD: Quách Minh Thử

20

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện


Mỗi nút nhấn có hai trạng thái ( ON và OFF )
Ký hiệu:

1.2.1.4 Các thông số kỹ thuật:
Uđm: điện áp định mức của nút nhấn.
Iđm: dòng điện định mức của nút nhấn.
Trị số điện áp định mức của nút nhấn thường có giá trị ≤ 500V.
Trị số dòng điện định mức của nút nhấn thường có giá trị ≤ 5A.
1.2.2 CB (Áptômat):
1.2.2.1 Khái quát, yêu cầu, cấu tạo của CB
• Khái quát:
CB hay còn gọi là áptômat là thiết bị khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện; tự
động cắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp…
CB có khả năng đóng cắt 40 lần/1 giờ.
• Yêu cầu:
Chế độ làm việc định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn(nghĩa là dòng
điện định mức chạy qua CB trong thời gian bao nhiêu lâu cũng được) và CB phải chịu
được dòng lớn lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay mở.
CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể đến vài chục kilô ampe.
Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch CB phải đảm bảo làm việc được ở dòng điện định
mức.
• Cấu tạo:

GVHD: Quách Minh Thử

21

SVTH: Nguyễn Minh Tâm



CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

Lõi thép tĩnh (hình 13 là 2) gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại có bề dày từng
lá thép từ 0,35 ÷ 0,5 mm, tạo thành một khối hình trụ rỗng. Trên lõi thép tĩnh có quấn
cuộn dòng hoạt cuộn áp. Lõi thép động (hình 13 là 4) là một miếng thép mỏng liên kết
với cánh tay đòn bảo vệ 1, 5.
Cuộn dây thường làm bằng dây đồng hay dây nhôm bên ngoài có phủ lớp cách điện
mỏng có thể là êmail (gọi là dây êmail). Cuộn dòng (hình 13) có tiết diện lớn, số vòng
dây ít, mắc nối tiếp với tải.

1.2.2.2 Nguyên lý làm việc của CB dòng điện cực đại hình 13:
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp
điểm nhờ móc (2) khớp với móc (3) cùng một cụm với tiếp điểm động. Bật CB ở trạng
thái ON, với dòng điện định mức lõi thép tĩnh (5) và lõi thép động (4) không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở lõi thép tĩnh (5) lớn hơn lò
xo (6) làm cho lõi thép tĩnh (5) sẽ hút lõi thép động (4) xuống làm móc bảo vệ (2),(3)
mở ra, lò xo (1) kéo tiếp điểm của CB mở ra để cắt mạch điện.
1.1.2.3 Các đường cong mở CB gồm B, C, D, Z, K, MA
GVHD: Quách Minh Thử

22

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện


Đường cong B giữa giá trị 3,2In và 4,8In
Đường cong C giữa giá trị 7In và 10In
Đường cong D giữa giá trị 10In và 14In
1.2.2.4 Ký hiệu CB:

1.2.2.5 Phân loại:
Theo hình dạng, kết cấu có các loại sau CB: loại một cực, hai cực, ba cực và bốn cực.
Theo nguyên lý bảo vệ có loại bỏ vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải, bảo vệ sụt áp.
Theo thời gian tác động: có loại kiểu tác động nhanh, loại tác động chậm.
GVHD: Quách Minh Thử

23

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện

1.2.2.6 Thông số kỹ thuật:
Điện áp định mức của CB Uđm (V).
Dòng điện tác động Iđm (A).
1. 2.3 Công tắc tơ:
1.2.3.1 Khái quát, công dụng:
Khái quát:
Công tắc tơ là thiết bị khí cụ điện kết hợp với một số thiết bị, khí cụ điện khác như
nút nhấn, công tắc dùng để đóng cắt mạch điện từ xa, thao tác bằng tay hay tự động các
mạch điều khiển va mạch động lực có tải làm việc đến điện áp 600V và dòng điện lớn

đến 1000A.
Công tắc tơ có 2 vị trí(2 trạng thái) đóng và cắt, được chế tạo có số lần đóng cắt lớn,
tần số đóng, cắt có thể đến 1500 lần/1giờ.
Công dụng:
+ Công tắc tơ một chiều dùng dòng điện một chiều để cung cấp cho nam châm của nó.
Công tắc tơ một chiều dùng để đóng cắt các mạch điện một chiều.
+ Công tắc tơ một chiều cũng có thể dùng để đóng ngắt mạch điện xoay chiều, trong
trường hợp này công tắc tơ một chiều phải dùng bộ chỉnh lưu.
- Theo dạng dòng điện có phân ra công tắc tơ điện một chiều và công tắc tơ xoay chiều.
1.2.3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Cấu tạo
Lõi thép gồm nhiều lá thép kỹ thuật ghép lại có bề dày 0,35 ÷ 0.5mm có phủ lớp
sơn cách điện mỏng ở hai mặt. Hệ thống lõi thép được chia làm hai phần là lõi thép tĩnh
và lõi thép động. Trên lõi thép tĩnh để quấn dây và có đặt 2 vòng ngắn mạch để chống
rung động khi công tắc tơ làm việc trong nguồn điện xoay chiều. Trên lõi thép động có
liên kết với trục, bộ phận tiếp điểm và lò xo phản.
Cuộn dây làm bằng đồng hay nhôm bên ngoài có phủ lớp cách điện mỏng, số
vòng dây phụ thuộc vào điện áp và tiết diện phụ thuộc vào công suất. Cuộn dây có điện
trở rất bé so với điện kháng, dòng điện qua cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí
GVHD: Quách Minh Thử

24

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


CĐKT Lý Tự Trọng

Đồ án trang bị điện


giữa lõi thép động và lõi thép tĩnh. Các cuộn dây của phần lớn các công tắc tơ được tính
toán sau cho được phép đóng, ngắt đến tới 600 lần trong một giờ

Hình 15: Sơ đồ kết cấu công tắc tơ
Nguyên lý hoạt động
Khi ta cấp điện tức thì công tắc tơ, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây điện từ, cần
lõi thép động dưới tác dụng của lực từ hút vào, kéo theo hệ thống tiếp điểm sẽ chuyển
trạng thái từ trạng thái mở sẽ đóng lại. Mạch động lực khép kín, dòng điện cung cấp
cho động cơ làm việc. Nếu trước đó ở dạng thường hở thì bây giờ sẽ đóng lại và nếu
trước đó thường đóng thì bây giờ sẽ mở ra.
Cắt điện qua cuộn dây không còn từ trường trên lõi thép tĩnh, lực điện từ mất khi
đó lò xo đẩy lõi thép động rời khỏi lõi thép tĩnh hệ thống tiếp điểm chuyển trạng thái.
Cần lõi thép động trả về vị trí ban đầu nhờ lò xo. Các hệ thống tiếp điểm trở về vị trí cũ.
Dòng điện ngưng cung cấp cho động cơ.
1.2.3.3 Ký hiệu:

GVHD: Quách Minh Thử

25

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


×