Tải bản đầy đủ (.ppt) (88 trang)

LỊCH sử TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.36 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------------

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
DÀNH CHO HỌC VIÊN CHUYÊN KHOA I

Nguyễn Chương Nhiếp


BÀI GiẢNG

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
PHƯƠNG ĐÔNG


CHƯƠNG I

KHÁI LUẬN CHUNG
VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC


I. ĐỐI TƯỢNG CỦA LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1. Triết học là gì?
• Xã hội loài người xuất hiện cách đây khoảng gần
4 triệu năm, nhưng triết học mới xuất hiện cách đây
vào khoảng hơn hai nghìn năm, vào thời kỳ xã hội
chiếm hữu nô lệ ở cả phương Ðông và phương Tây.


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:
“Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của


con người về thế giới, về con người và về vị trí vai trò của
con người trong thế giới ấy.”


2. Đối tượng của lịch sử triết học
Đối tượng của lịch sử triết học là nghiên cứu
quá trình hình thành, phát sinh và phát triển của
các học thuyết triết học trong cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
giữa phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình.


Với tư cách là một khoa học, lịch sử triết học
không dừng lại ở mô tả nội dung các học thuyết
các phương pháp mà nhiệm vụ của nó là :
“Thông qua di sản của các nhà tư tưởng,lịch
sử triết học tìm ra bản chất của các học thuyết và
xác định chỗ đứng của nó trong các trường phái
triết học. Đánh giá được những cống hiến, những
hạn chế của các học thuyết, các phương pháp
triết học trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể.”


II. Phân kỳ Lịch sử Triết học
1. Những nguyên tắc phương pháp luận của
sự phân chia các thời kỳ lịch sử triết học
2.Những thời kỳ lớn của lịch sử triết học

Triết học thời kỳ cổ đại.


Triết học thời trung đại.

Triết học thời phục hưng.

Triết học thời cận đại.

Triết học thời cổ điển Đức.

Triết học Mác-Lênin.

Những trào lưu triết học phương Tây
hiện đại.


III. Những nguyên tắc cơ bản của việc
nghiên cứu lịch sử triết học
1.
2.
3.

Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc biện chứng
Nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp


CHƯƠNG II

TRIẾT HỌC TRUNG HOA
CỔ, TRUNG ĐẠI



I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học
Trung Hoa cổ, trung đại
1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Trung Hoa
cổ, trung đại
1.1 Sự hình thành các quốc gia chiếm hữu nô
lệ Trung Hoa
+ Quá trình chuyển hóa của XH công xã
nguyên thủy dẫn đến sự hình thành các quốc gia
chiếm hữu nô lệ Trung Hoa kéo dài khỏang vài ba
ngàn năm trước công nguyên. Thời kỳ này có ba
sự kiện quan trọng dẫn đến sự ra đời của XH
chiếm hữu nô lệ.


XH chiếm hữu nô lệ Trung Hoa phát triển qua các
triều đại Nhà Hạ, Nhà Ân ( Thương) và đạt đến sự
phát triển hòan thiện ở triều đại Nhà Chu.
+ Đặc điểm thời kỳ Nhà Chu:
Do kế thừa được kinh nghiệm SX của lịch sử để
lại, do thiên nhiên thuận lợi cùng với sự quản lý xã hội
chặt chẽ làm cho XH Nhà Chu phát triển mạnh mẽ.
-Trong lĩnh vực kinh tế: Nhà Chu quản lý ruộng đất
theo phương pháp tĩnh điền.
-Trong lĩnh vực XH: Nhà Chu tổ chức theo các quy tắc
chặt chẽ ( vua, chư hầu...); xã hội phân chia thành
các đẳng cấp.



1.2.Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc
(770 – 221 TCN)
Thời kỳ này có những đặc điểm như sau:
- Do sự phát triển của SX mà đặc biệt là SX nông
nghiệp tạo điều kiện cho sự chuyên môn hóa ngày
càng sâu sắc các ngành thủ công nghiệp dịch vụ dẫn
đến sự hình thành các đô thị PK.
- Phân hóa XH diễn ra sâu sắc dẫn đến chiến
tranh liên miên giữa bảy nước (Tề, Tần, Sở, Hàn,
Ngụy, Triệu,Yên) làm cho thời đại Xuân Thu chuyển
thành thời đại Chiến Quốc.
Trong sự chuyển mình dữ dội của lịch
sử,nhiều trường phái triết học ra đã đời tạo
thành hệ thống triết học khá hòan chỉnh.


2. Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ,
trung đại
Thứ nhất là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân
văn. Trong tư tưởng triết học Trung Hoa cổ, trung
đại, tư tưởng liên quan đến con người như triết
học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính
trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học tự
nhiên có phần mờ nhạt.
Thứ hai là các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào
lĩnh vực luân lý đạo đức, xem việc thực hành đạo
đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của
một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh
hoạt xã hội.



Thứ ba là triết học Trung Hoa ít có những cuộc
cách mạng lớn, chủ yếu là có tính cải cách; các
trường phát triết
học đi sau thường kế thừa
và phát triển tư tưởng của các trường phái đi
trước.
Thứ tư là trong lịch sử triết học Trung Hoa, tư tưởng
duy vật và tư tưởng duy tâm thường đan xen vào
nhau trong quan điểm của một trường phái triết
học.


II. Các trường phái triết học Trung Hoa cổ, trung
đại
1. Thuyết Âm- Dương , Ngũ Hành
1.1. Tư tưởng triết học về Âm- Dương
1.2. Tư tưởng triết học về Ngũ hành
Tóm lại, bằng quan niệm âm dương – ngũ
hành, triết học Trung Hoa cổ đại đã thừa nhận
các mặt đối lập tồn tại khách quan.Chính sự liên
hệ tác động của các mặt đối lập đã thúc đẩy sự
vận động phát triển của sự vật. Đó là quan điểm
duy vật biện chứng sơ khai về thế giới.


2. Trường phái Nho Gia
2.1. Khổng Tử (551- 479 tr.CN)
* Thân thế và sự nghiệp Khổng Tử
* Quan điểm triết học của Khổng Tử về chính trị

xã hội
+ Quan niệm về đức nhân
Theo Khổng Tử, đức nhân có nhiều nghĩa,
nhưng nghĩa chính là thương người, là nhân đạo
đối với con người. Nhân cũng là đức hạnh của
người Quân tử.


Theo Khổng Tử, Nhân là:
- Yêu người - “ái nhân”
- Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người
khác- “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”.
- Mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành
đạt, mình muốn lập thân thì giúp người khác lập
thân- “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt
nhân”.
- Bắt mình phải làm theo lễ- “Khắc kỷ, phục lễ vi
nhân”.
- Cung, khoan, tín, mẫn, huệ.
- Nhân- Trí- Dũng


Đặc biệt là đối với tầng lớp Quân tử. Ông cho
rằng, đối với người làm chính trị quản lý xã hội,
muốn có đức nhân phải có năm điều:
Một là kính trọng dân.
Hai là khoan dung độ lượng với dân
Ba là giữ lòng tin với dân
Bốn là mẫn cán (tận tụy trong công việc.)
Năm là đem lòng nhân ái đối xử với dân.



+ Quan niệm về lễ
Khổng Tử cho rằng để đạt được đức nhân phải
chủ trương dùng lễ để duy trì xã hội.
- Lễ trước hết là lễ nghi, cách thờ cúng, tế, lễ;
- Lễ còn là kỷ cương, trật tự xã hội, là những
quy định có tính pháp luật đòi hỏi mọi người phải
chấp hành.
- Lễ là những chuẩn mực đạo đức. Ai làm trái
những điều quy định đó là trái với đạo đức. Như vậy
lễ là biện pháp để đạt đến đức nhân.


+ Quan niệm về chính danh
Quy định rõ danh phận của mỗi người trong
xã hội.
Khổng Tử cũng như các nhà nho đều có hoài
bão về một xã hội có kỷ cương. Thời đại Không
Tử là thời đại xã hội rối loạn vì vậy điều căn bản
của việc làm chính trị là xây dựng xã hội chính
danh để mỗi người, mỗi đẳng cấp xác định rõ
danh phận của mình mà thực hiện.


- Chính danh gồm danh và thực:
* Danh là tên gọi, là địa vị, là thứ bậc của
con người.
* Thực là quyền lợi mà con người được
hưởng phù hợp với danh. Khổng Tử cho rằng

danh và thực phải thống nhất với nhau.
Bởi vậy, theo Khổng Tử, chính danh là quânquân, thần- thần, phụ- phụ, tử- tử.








Từ đó ông chia xã hội thành năm mối quan hệ gọi
là ngũ luân:
Vua – tôi (Quân thần): vua nhân – tôi trung
Cha – Con (phụ tử): Cha hiền – con hiếu
Chồng – Vợ (phu phụ): chồng biết điều – vợ nghe
lẽ phải
Anh – em (huynh đệ): anh tốt – em ngoan
Bạn – bè (bằng hữu): chung thủy.
Khổng Tử cho rằng nếu mỗi người, mỗi đẳng cấp
thực hiện đúng danh phận của mình thì xã hội có
chính danh và xã hội có chính danh là xã hội có kỷ
cương thì đất nước sẽ thái bình thịnh trị.


* Quan điểm triết học của Khổng Tử về thế giới
(Bản thể luận)
- Trong quan điểm về thế giới, Khổng Tử có sự
dao động giữa lập trường duy vật và lập trường duy
tâm.
Bởi vì có khi ông tin có mệnh trời, ông cho

rằng: “tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”, không
thể cải được mệnh trời. Khổng Tử cho rằng người
Quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại
nhân, sợ lời thánh nhân. Trong đó sợ nhất là sợ
mệnh trời.
Nhưng có khi Khổng Tử lại không tin có mệnh
trời, ông cho rằng: trời chỉ là lực lượng tự nhiên
không có ý chí, không can thiệp vào công việc của
con người.


Tóm lại, mặc dù đứng trên lập trường thế
giới quan duy tâm, bảo thủ nhằm bảo vệ trật tự
xã hội nhà Chu suy tàn, nhưng triết học của
Khổng Tử có nhiều yếu tố tiến bộ ở chỗ đề cao
vai trò đạo đức, kỷ cương xã hội, đề cao nguyên
tắc giáo dục đào tạo con người, trọng người hiền
tài, nhân đạo đối với con người và những quan
điểm tiến bộ của ông nhằm xây dựng xã hội thái
bình thịnh trị.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×