Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ÔN tập học kì II NHỮNG NGUYÊN lý cơ bản của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.34 KB, 20 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2
Nội dung thi:
-

Hàng hóa.
Tiền tệ.
Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản.
Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
Khái niệm giai cấp công nhân và những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động khác.
Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo.

I.
HÀNG HÓA:
1.
Khái niệm:
- Là sản phẩm của lao động.
- Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
 Phân loại:
- Hàng hóa hữu hình (vật thể).
- Hàng hóa vô hình (phi vật thể).
2.
Hai thuộc tính:
2.1. Giá trị sử dụng:
- Là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Công dụng sẽ được phát hiện theo thời gian.
- Công dụng do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.


- Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
- Hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử
dụng cũng đều là hàng hóa.
- Trong sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
2.2. Giá trị:
- Giá trị trao đổi: Biểu hiện là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này được
trao đổi với giá trị sử dụng khác.
- Cơ sở chung của trao đổi sản phẩm trong xã hội là hao phí lao động của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa tạo thành giá trị hàng hóa.
 Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
 Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
- Giá trị là phạm trù lịch sử.
1


Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính:


-

Thống nhất:
Cùng đồng thời tồn tại trong 1 hàng hóa.
Mâu thuẫn:
Người sản xuất tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích là giá trị.
Người mua mục đích là giá trị sử dụng nhưng muốn có giá trị sử dụng phải trả
giá trị cho người sản xuất ra nó.
 Trước khi thực hiện giá trị sử dụng thì phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không
thực hiện được giá trị thì sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
3.

Tính chất của 2 mặt lao động sản xuất hàng hóa:
3.1. Lao động cụ thể:
- Lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.
- Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao
động riêng, phương pháp lao động riêng, kết quả lao động riêng.
- Tạo ra giá trị sử dung.
- Là phạm trù vĩnh viễn.
3.2. Lao động trừu tượng:
- Lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của
nó, đó là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung (tiêu hao
sức óc, sức bắp thịt).
- Tạo ra giá trị hàng hóa (chất giá trị).
- Là phạm trù lịch sử.

Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Tư nhân

Xã hội
2


Người sản xuất tự quyết định 3

Hao phí sức lao động nói

vấn đề trung tâm của tổ chức kinh

chung của người sản xuất hàng


tế: Sản xuất cái gì? Như thế nào? Cho ai?

hóa phải nằm trong hệ thống
phân công lao động xã hội.

Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động

><

tư nhân.

Lao động trừu tượng là biểu
hiện của lao động xã hội.

 Sản phẩm do người sản xuất tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội
 Có một số sản phẩm không bán được.
 Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể không phù hợp với hao phí lao
động của xã hội  Có một số sản phẩm không bán được.
 Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
4.
Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến nó:
4.1. Thước đo lượng giá trị hàng hóa:
- Giá trị hàng hóa được quyết định: lao động hao phí.
 Lượng giá trị hàng hóa được quyết định: lượng lao động hao phí.
- Lượng lao động hao phí được tính bằng đơn vị: thời gian lao động.
 Thước đo lượng giá trị hàng hóa: thời gian lao động.
- Thời gian lao động cá biệt: là thời gian lao động hao phí của những người sản xuất
hàng hóa riêng lẻ để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó.
- Thời gian lao động cá biệt quyết định giá trị cá biệt của hàng hóa, nhưng trao đổi

trên thị trường phải theo giá trị thị trường (giá trị xã hội)  nó được quyết định
bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra
một loại hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội:
o Trình độ kỹ thuật trung bình.
o Trình độ khéo léo trung bình.
o Cường độ lao động trung bình.
So với hoàn cảnh xã hội nhất định.
-

Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ được quyết định bởi thời
gian lao động cá biệt của nhóm người sản xuất cung cấp đại bộ phận loại hàng
hóa đó cho xã hội.
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
- Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng:
3


o Số lượng hàng hóa sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian lao động: 30 hàng hóa/ 30
phút.
o Số lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa: 30 phút/ 30
hàng hóa.
 Tăng năng suất lao động.
Trong cùng 1 đơn vị thời gian lao động sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa hơn  Thời
gian lao động cần thiết sản xuất ra một hàng hóa giảm.



o
o

o

-

Lượng giá trị của một hàng hóa giảm.
Điều kiện sản xuất bình thường: 30 hàng hóa/ 30 phút  1 hàng hóa/ 1 phút.
Tăng năng suất lao động 2 lần: 60 hàng hóa/ 30 phút  1 hàng hóa/ 30 giây.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:
Trình độ khéo léo của người lao động.
Phát triển KH-KT và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động phát triển  Lượng giá trị giảm.
Cần phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động:
Cường độ lao động: là mức độ hao phí sức lao động trong 1 đơn vị thời gian lao
động.
 Tăng cường độ lao động: Hao phí sức lao động nhiều hơn, số lượng hàng hóa sản
xuất ra nhiều hơn trong 1 đơn vị thời gian lao động.
 Tăng cường độ lao động 2 lần:
60 hàng hóa/ 30 phút  1 hàng hóa/ 30 giây.
30 giây tăng cường độ lao động bằng 1 phút điều kiện sản xuất bình thường.
 Lượng giá trị một hàng hóa không đổi.
 Thực chất tăng cường độ lao động: kéo dài thời gian lao động (ở mức độ trung
bình).
 Sự giống nhau và khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao
động:
Giống nhau: Số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng bên trong 1 đơn vị thời gian lao
động.
Khác nhau:
-


Tăng năng suất lao động
Lượng giá trị hàng hóa giảm.
Phụ thuộc nhiều vào máy móc.

4

Tăng cường độ lao động
Lượng giá trị hàng hóa không đổi.
Phụ thuộc nhiều vào thể chất của
người lao động.


Mức độ phức tạp của lao động
Lao động giản đơn

Lao động phức tạp

Lao động mà bất kỳ người lao

Lao động đòi hỏi phải được đào

động bình thường không cần

tạo, huấn luyện mới có thể thực

phải trải qua đào tạo cũng thực

hiện được.

hiện được.

Trong cùng 1 đơn vị thời gian lao động, lao động phực tạp
tạo ra lượng giá trị nhiều hơn lao động giản đơn.
Mức độ phức tạp lao động phát triển  Lượng giá trị phát triển.
Trong trao đổi, quy đổi mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn
trung bình.
- Khái niệm lượng giá trị chỉ dùng khi xét riêng quá trình sản xuất, còn khi xét các
quá trình tái sản xuất thì lượng giá trị không phải do thời gian lao động xã hội cần
thiết chứa đựng trong bản thân hàng hóa đó quyết định, mà do thời gian lao động
xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
II.
TIỀN TỆ:
1.
Lịch sử ra đời và bản chất:
1.1. Hình thái giản đơn của giá trị (ngẫu nhiên):
- Ra đời vào cuối xã hội nguyên thủy.
- Trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa, có 1 hàng hóa đóng vai trò làm vật
ngang giá.
-

1m vải = 50kg lúa
Hình thái tương đối = Hình thái vật ngang giá
1.2. Hình thái mở rộng của giá trị (đầy đủ):
- Ra đời sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất.
- Một hàng hóa có quan hệ trao đổi với nhiều hàng hóa khác và có nhiều vật ngang
giá.
= 50kg lúa.
5



1m vải = 2 con gà.
= 0,1 chỉ vàng.

Vật ngang giá
1.3. Hình thái chung của giá trị:
- Giá trị của các hàng hóa đều được biểu hiện ở 1 hàng hóa đóng vai trò làm vật
ngang giá chung.
- Các hàng hóa trước hết phải đổi lấy vật ngang giá chung, sau đó mang vật ngang
giá chung đổi lấy hàng hóa cần dùng.
1m vải

=

2 con gà

= 50kg lúa

0,1 chỉ vàng =
v.v…

Vật ngang giá chung

1.4. Hình thái tiền tệ:
- Ra đời sau phân công lao động xã hội lần thứ hai.
- Khi vật ngang giá chung được cố định ở 1 hàng hóa duy nhất thì xuất hiện hình
thái tiền tệ, vật ngang giá chung duy nhất đóng vai trò tiền tệ.
1m vải =
2 con gà = 0,1 chỉ vàng
50kg lúa =
v.v…


Vật ngang giá chung
Cố định
Tiền tệ


-

Vàng, bạc: tiền tệ  chế độ song bản vị.
Vàng: tiền tệ  chế độ bản vị vàng.
Tại sao vàng đóng được vai trò tiền tệ?:
Nó cũng là một hàng hóa, có thể mang trao đổi với các hàng hóa khác.
Nó có những ưu điểm:

6


o Với một trọng lượng nhỏ, thể tích nhỏ nhưng chứa đựng lượng giá trị lớn  Dễ
vận chuyển.
o Dễ chia nhỏ  Trao đổi thuận tiện.
o Không bị hư hỏng  Dễ bảo quản.
- Nguồn gốc:
o Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Bản chất:
o Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật
ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
2.
Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ:
2.1. Các chức năng của tiền tệ:

 Thước đo giá trị:
- Đo lường và biểu hiện giá trị cho các hàng hóa khác.
- Giá trị biểu hiện thành tiền  Giá cả hàng hóa.
Giá trị hàng hóa.
Nhân tố ảnh hưởng

Giá trị của tiền.

đến giá cả hàng hóa

Cung – cầu về hàng hóa.


-

Không cần phải là tiền mặt – chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng.
Phương tiện lưu thông:
Làm môi giới trong trao đổi hàng hóa.
Là tiền mặt – vì có sự chuyển quyền sở hữu: của người sở hữu hàng hóa và người
sở hữu tiền tệ.
 Phương tiện cất trữ:
- Tiền rút ra khỏi lưu thông và cất trữ lại khi cần đem ra mua hàng hóa.
- Vàng giữ chức năng này.
- Tiền vàng làm được chức năng này vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình
thái giá trị, cất trữ tiền là cất trữ của cải.
- Tiền bằng vàng mới có giá trị thực, tiền giấy không có giá trị thực, tiền giấy chỉ là
ký hiệu của giá trị.
 Phương tiện thanh toán:
- Dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán hoàn thành (trả nợ, thuế,…).
- Khi chức năng này được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng tăng

lên.
- Hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức thanh toán không cần tiền mặt.
 Tiền tệ thế giới:
- Xuất hiện khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới, hình thành quan hệ mua bán
giữa các nước.
7


-

Việc trao đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được tiến hành theo tỷ giá
hối đoái (giá cả 1 đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác).
2.2. Quy luật lưu thông tiền tệ:
- Là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông HH ở mỗi thời kì nhất
định (giá cả và số lượng tiền tỉ lệ thuận – số lượng HH tỉ lệ thuận với số lượng
tiền) (số lượng tiền lưu thông ít, khi đồng tiền lưu thông nhanh – tỉ lệ nghịch).
- Khi tiền chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, số lượng tiền cần thiết
cho lưu thông HH được tính theo công thức:
M=
 M: lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
 P: mức giá HH.
 Q: lượng HH lưu thông.
 V: số vòng luân chuyển trung bình của 1 đơn vị tiền tệ.
- Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán
 Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông HH được tính theo công thức sau:
M=






-

P . Q: tổng giá cả HH.
P . : tổng giá cả HH bán chịu.
P . : tổng giá trị HH khấu trừ cho nhau.
P . : tổng giá trị HH bán chịu đến kỳ thanh toán.
Lạm phát:
Là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền KT tăng lên trong thời gian nhất
định.
- Được tính bởi “chỉ số giá tiêu dùng” CPI.
- Các loại lạm phát:
 Lạm phát vừa phải (1 con số): CPI tăng dưới 10%/ 1 năm. Tăng ít  không ảnh
hưởng đến sức mua trong XH.
 Lạm phát phi mã (2 con số): CPI tăng > 10%/ 1 năm.
 Siêu lạm phát (3 con số): CPI tăng từ 100%/ 1 năm.
 Xuất siêu nhiều hơn.
III. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN:
1.
Công thức chung của tư bản:
- Tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn:
Ha – T – Hb (1)
-

Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:
T – H- T’ (2)

 Giống nhau:
8



o
o
o

o
o
o
-

Cấu thành bởi H và T.
Có 2 hành vi: mua, bán.
Biểu hiện quan hệ kinh tế giữa người mua, bán.
Khác nhau:
Trình tự của 2 giai đoạn mua, bán.
Điểm xuất phát và điểm kết thúc.
Vật trung gian, mục đích của lưu thông.
Công thức chung của tư bản:
T – H – T’

Trong đó: T’= T +
T’: Số tiền thu về.
T: Số tiền ứng ra ban đầu, gọi là tư bản.
: Số tiền tăng lên so với số tiền ứng ra ban đầu, gọi là giá trị thặng dư (m).
 Tiền chỉ trở thành tư bản khi được dùng để mang lại m cho nhà tư bản.
2.
Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản:
Trong lưu thông

Trao đổi ngang giá.


Trong lưu

Trao đổi không ngang giá
tạo

Bán cao hơn giá trị.

thông không

Mua thấp hơn giá trị.

ra m.

Mua thấp, bán cao.
Ngoài lưu thông

Tiền cất trong két sắt.

Ngoài lưu

Hàng hóa trong kho hoặc

thông không

đem tiêu dùng.

tạo ra m.

 Mâu thuẫn công thức chung của tư bản là: m vừa không được tạo ra trong lưu

thông, lại vừa không được tạo ra ngoài lưu thông.
 Vậy nhân tố nào là nguồn gốc của m?
- Nhân tố T?
- Nhân tố H? (Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng).
 Hàng hóa đặc biệt: Giá trị mới > Giá trị bản thân.
 Hàng hóa sức lao động.
3.
Hàng hóa sức lao động:
3.1. Khái niệm sức lao động:
9


-

Sức lao động là tổng hợp thể lực, trí lực của người lao động được tận dụng ở trong
quá trình sản xuất.
3.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
 Người lao động được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có
quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
 Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản
xuất  buộc phải bán sức lao động.
Sức lao động  Hàng hóa là điều kiện quyết định biến tiền thành tư bản.
 Hàng hóa sức lao động xuất hiện bằng 3 cách:
- Cách mạng tư sản: Giải phóng nô lệ, đầy tớ - những kẻ lệ thuộc suốt đời vào ông
chủ.
- Tích lũy nguyên thủy: “cừu ăn thịt người” – nông dân trắng tay.
- Cách mạng công nghiệp: Máy móc mở rộng thị trường lao động cho phụ nữ và trẻ
em.
 Giai cấp tư sản đã tạo ra lực lượng đông đảo những người lao động và trao cho họ
quyền tự do.

3.3. Hai thuộc tính:
 Giá trị sử dụng:
- Thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất
ra hàng hóa.
- Trong quá trình lao động, tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
nó  gọi là m.
 Đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
 Giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
 Giá trị:
- Do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
quyết định.
- Gồm 3 bộ phận hợp thành:
o Giá trị những tư liệu tiêu dùng về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất
sức lao động của công nhân.
o Giá trị những tư liệu tiêu dùng về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái của
công nhân.
o Phí tổn đào tạo công nhân.
 Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ:
- Bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Khi nền sản xuất xã hội phát triển thì:
Giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng
Tăng.
Giảm.
IV.

LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SẢN XUẤT:
10


1.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:
- Khái niệm: Là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng
1 loại hàng hóa nhằm giành những ưu thế trong SX và tiêu thụ HH thể thu được P
siêu ngạch.
- Biện pháp cạnh tranh:
 Cải tiến kỹ thuật.
 Hợp lý hóa SX, tạo tính độc đáo của sản phẩm.
 Nâng cao chất lượng.
 Cải tiến mẫu mã, quảng cáo.
 Giá trị cá biệt < Giá trị thị trường  P siêu ngạch.
- Kết quả của cạnh tranh:
Làm hình thành 3 trường hợp sau:
• Giá trị thị trường của HH, do giá trị của đại bộ phận HH được SX ra trong điều
kiện trung bình quyết định.
• Giá trị thị trường của HH, do giá trị của đại bộ phận HH được SX ra trong điều
kiện xấu quyết định.
• Giá trị thị trường của HH do giá trị của đại bộ phận HH được SX ra trong điều
kiện tốt quyết định.
2.
Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân:
- Khái niệm: Là cạnh tranh giữa các xí nghiệp ở các ngành SX khác nhau, nhằm tìm
nơi đầu tư có lợi hơn.
- Biện pháp cạnh tranh: Tự do di chuyển tư bản từ ngành có P’ thấp  ngành có P’
cao hơn.
- Kết quả cạnh tranh: Hình thành tỷ suất có lợi nhuận bình quân ( và giá trị HH
chuyển thành giá cả sản phẩm.
- Nhận xét: Ba ngành SX công nghiệp khác nhau, có k và m’ bằng nhau nhưng P’
tại khác nhau nên đã có sự di chuyển tư bản từ ngành có P’ thấp sang ngành có P’
cao hơn, kết quả làm cho P’ ở các ngành sẽ bằng nhau, gọi đó là tỷ suất lợi nhuận
bình quân (.

- : Con số trung bình của tất cả các P’ khác nhau.





của ngành thứ nhất.
của ngành thứ hai.
của ngành thứ n – n: số ngành.

11


Ngành SX
Cơ khí
Dệt
Da

k = 100
80C + 20V
70C + 30V
60C + 40V

m’ (%)
100
100
100

m
20

30
40

P’ (%)
20
30
400

(%)
30
30
30

30
30
30

 Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lượng P ở các ngành SX khác
nhau đều tính theo và di đó nếu có k bằng nhau, thì dù đầu tư vào ngành nào cũng
sẽ thu được P bằng nhau gọi là P bình quân (.
 là P thu được bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào các ngành SX
khác nhau.

o


o




o


o



Các loại hình cạnh tranh:
Theo phạm vi ngành:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành.
Theo chủ thể tham gia thị trường:
Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
Cạnh tranh giữa người mua và người bán.
Theo thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh:
Cạnh tranh lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tư do:
Quy luật m biểu hiện thành quy luật .
Quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả SX.

Giá cả SX = k + = 100 + 30 = 130
Ngành SX
Cơ khí
Dệt
Da

… (dựa vào bảng trên)





Giá cả SX
130
130
130

- Giá trị là cơ sở của giá cả SX, giá cả SX là cơ sở của giá trị thị trường.
- Giá cả thị trường là giá bán HH trên thị trường.
 Được hình thành trên cơ sở giá cả SX.
V.
KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN
KHÁCH QUAN QUY ĐỊNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP
CÔNG NHÂN:
12


1.
Khái niệm giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là tập đoàn XH ổn định.
- Con đẻ của nền SX công nghiệp hiện đại, đại diện cho lực lượng SX tiên tiến và
phương thức SX hiện đại.
- Tham gia tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH.
- Tham gia cải tạo các quan hệ XH.
- Lực lượng chủ yếu đưa loài người đi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
2.
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân:
2.1. Địa vị KT – XH của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản:

- Lực lượng SX là yếu tố động nhất (động không phải đông). Trong LLSX thì người
lao động là yếu tố quan trọng nhất. Khi nền SX đại công nghiệp ngày càng phát
triển thì LLSX hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động.
- Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số
quần chúng nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể
đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp lao động khác.
2.2. Những đặc điểm chính trị - XH của giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách mạng
triệt để nhất:
 Là giai cấp tiên phong cách mạng.
 Vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại, lại được trang bị lý luận KH và CM.
 Có tinh thần CM triệt để nhất.
 Vì họ không gắn với tư hữu.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỉ luật cao:
 Vì họ lao động trong nền SX đại công nghiệp với hệ thống SX mang tính chất dây
chuyền, nhịp độ làm việc khẩn trương nên phải tuân thủ nghiêm ngặt kỉ luật lao
động.
 Tính tổ chức kỉ luật cao sẽ được tăng cường khi phát triển thành một lực lượng
chính trị lớn mạnh, có tổ chức, có chính đảng của mình.
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế:
 Thể hiện tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân của các nước trên thế giới. Nếu
không có sự đồng tình và ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế thì cuộc CM
vô sản các nước không thể giành được thắng lợi.
VI. LIÊN MINH GIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI GIAI CẤP NÔNG
DÂN VÀ CÁC TẦNG LỚP LAO ĐỘNG KHÁC:
1.
Tính tất yếu của liên minh: Nếu không có thực hiện liên minh chặt chẽ thì
giai cấp công nhân sẽ không thể giữ vững được chính quyền nhà nước.
2.

Cơ sở khách quan của việc xây dung khối liên minh giai cấp:
- Trong xã hội tư bản, họ đều là những người phải bán sức lao động.
13


-

Trong quá trình xây dựng XH mới, công nghiệp và nông nghiệp là 2 ngành SX
chính trong XH.
- Về mặt chính trị - XH thì họ là lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng bảo vệ
chính quyền nhà nước và XH khối đoàn kết dân tộc.
3.
Nội dung cơ bản của liên minh giai cấp:
Liên minh về
chính trị

Phải cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ
cơ sở đến Trung ướng, cùng nhau bảo vệ chính quyền
thành quả CM, làm cho nhà nước ngày càng vững
mạnh.

Liên minh về
kinh tế

Phải kết hợp đúng đắn lợi ích của các giai cấp. Hoạt
động KT vừa phải đảm bảo lợi ích của nhà nước, của
XH, của giai cấp nông dân  Đảng và nhà nước phải
thường xuyên quan tâm tới xây dựng 1 hệ thống chính
sách phù hợp đối với nông dân, nông nghiệp, nông
thôn.


Về tư tưởng - XH
Đấu tranh khắc phục những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu,
trì tuệ, quan liêu.

4. Nguyên tắc cơ bản của liên minh giai cấp:
- Phải bảo đảm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân: Vì đây là giai cấp đại diện
cho phương thức SX tiên tiến.
- Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện: Phải có những việc làm cụ thể để cho giai cấp
nông dân thấy khi liên minh với giai cấp công nhân thì học sẽ có lợi.

14


-

Kết hợp đúng đắn các lợi ích. Phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn nảy sinh để
giải quyết kịp thời.
VII. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XH:
- Khái niệm: Là thời kì cải biến CM sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ XH cũ sang XH
mới. Nó diễn ra từ khi CM vô sản giành được chính quyền và kết thúc khi xây
dựng thành công các cơ sở của CNXH, về vật chất – kĩ thuật, kinh tế, văn hóa và
tư tưởng.
- Tính tất yếu:
 CNXH và CNTB khác nhau về bản chất: CNXH được xây dựng trên cơ sở chế
độ công hữu về tư liệu SX chủ yếu, CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư
hữu tư bản CN về tư liệu SX.
 CNXH được xây dựng trên nền SX đại công nghiệp có trình độ cao: Cần có
thời gian để tổ chức, sắp xếp lại tiền đề vật chất – kĩ thuật do CNTB để lại.
 Cần có thời gian để xây dựng và phát triển các quan hệ XH mới: Các quan hệ

của CNXH không tự phát sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình
xây dựng và cải tạo XHCN.
 Cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với công việc xây
dựng XH mới: Xây dựng CNXH là 1 công việc rất mới, khó khăn và phức tạp.
- Đặc điểm:
 Trên lĩnh vực kinh tế: Tồn tại nền KT nhiều thành phần.
 Trên lĩnh vực chính trị: Có nhiều giai cấp.
 Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: Tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng, văn hóa khác
nhau.
- Nội dung:
 Trong lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các LLSX hiện có; cải
tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới.
 Trong lĩnh vực chính trị: Tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch:
tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước, xây dựng các tổ chức chính trị - XH.
 Trong lĩnh vực tư tưởng – XH: Xây dựng nên văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa
của các nền văn hóa trên thế giới.
 Trong lĩnh vực XH: Khắc phục các tệ nạn XH, chênh lệch phát triển giữa các
vùng...
VIII. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO:
1.
Vấn đề dân tộc:
1.1. Khái niệm dân tộc:

15


Các cộng đồng người trong lịch sử
Kinh tế - XH
Dân tộc
Bộ tộc

Bộ lạc
Thị tộc

Thời gian
- Dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa:
 Nghĩa hẹp: Chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền
vững, có sinh hoạt KT chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh
hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau
cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng
đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng
đó.
 Dân tộc là một bộ phận của quốc gia – tộc người. Ví dụ: Dân tộc Kinh, Tày,
Lào,...
 Nghĩa hẹp: Chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững phù hợp thành nhân dân
của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền KT thống nhất, quốc ngữ chung, có
truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và
giữ nước.
 Dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia – dân tộc. Ví dụ: Dân tộc Việt
Nam, Campuchia,...
1.2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc:
- Xu hướng thứ nhất: Các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia
dân tộc độc lập.

16


-

Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia và các dân tộc ở nhiều quốc gia
muốn liên hợp lại với nhau.

1.3. Những quan điểm cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Tất cả các dân tộc (dù ít; đông người; dù trình
độ cao, thấp) đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi
về KT, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
- Các dân tộc được quyền tự quyết: Là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự
quyết định con đường phát triển KT, chính trị - XH của dân tộc mình.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp
công nhân, phong trài công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
2.
Tôn giáo:
2.1. Khái niệm: Là một hiện tượng XH phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người
trước thiên nhiên và XH. Tuy nhiên trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng
nhiều giá trị phù hợp với đạo lý con người.
2.2. Nguyên nhân tồn tại tôn giáo trong CNXH:
Nhận thức
Tôn giáo

Tâm lý
Chính trị - XH
Kinh tế
Văn hóa
-

-

Nguyên nhân nhận thức: Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã
hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người
mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại vẫn chưa thực sự
được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội

mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận
nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh.
Nguyên nhân tâm lý: Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân
loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một số bộ
phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, cho dù trong tiến
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã có những biến
đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị - xã hội, song tôn giáo vẫn không thể biến đổi
ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh. Điều
17


đó cho thấy, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý thức xã hội
thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thức
tôn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất bền vững nhất trong đời sống tinh
thần của mỗi con người, của xã hội.
- Nguyên nhân chính trị - XH: Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo
phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo,
hướng thiện... đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân.
Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh mẽ đối
với một bộ phận quần chúng nhân dân. Mặt khác, những thế lực phản động lợi
dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây đựng chủ nghĩa
xã hội.
- Nguyên nhân kinh tế: Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn
còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp,
tầng lớp xã hội. Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh
thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi,
ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên
thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một
mức độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý
thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa, bảo tồn và
phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần
thiết. Mặt khác, tín ngưỡng, tôn giáo có liên quan đến tình cảm, tư tưởng của một
bộ phận dân cư, và do đó sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội như một hiện tượng xã hội khách quan.
2.3. Các quan điểm cơ bản trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo:
- Giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống XH phải gắn
liền với quá trình cải tạo XH cũ xây dựng XH mới: Phát huy những giá trị tích
cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của công dân.
- Thực hiện đoàn kết: Đoàn kết những người có tôn giáo với những người không
có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất
nước.
- Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo: Trong mỗi
thời kì lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống
XH cũng khác nhau  Phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với
từng trường hợp cụ thể.
18


 HẾT 

19



×