Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÌM HIỂU và ỨNG DỤNG của sơn CÁCH điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.72 KB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐĂNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CƠ KHÍ
LỚP 13CĐ-CK3

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG CỦA SƠN
CÁCH ĐIỆN
GVHD;
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG HỒNG
SVTH:THÁI THANH NGĨA
12/2014


.

MỤC LỤC
I.

Tìm hiểu.

1

1. Định nghĩa.
2. Đặc tính chung của sơn.
II.

Phạm vi ứng dụng.

1

1. Các loại sơn cách điện.


a. Sơn tẩm.
b. Sơn dính.
c. Sơn phủ.
d. Emay
2. Tính chất chung.
a.vai tro sơn cách điện trong sản xuất và đời sống
3. Thành phần của sơn.
III.

Cách sử dụng và bảo quảng sơn cách điện.
1. Cách sử dụng.
2. Cách bảo quảng sơn.

6


NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin cảm ơn cô HỒNG đã tạo cơ hội để em làm bài tiểu luận
vì đã cung cấp kiến thức cho em và cảm ơn các bạn đã đóng góp cho
mình trong thời gian qua..xin chân thành cam ơn.



I.Tìm hiểu.
1. Định nghĩa.
-Sơn cách điện là loại vật liệu ở trạng thái dung dịch, thành phần gồm có: Chất tạo
màng, chất màu, chất đóng rắn, dung môi, chất pha loãng, chất làm khô. Khi quét
sơn lên bề mặt sản phẩm, dung dịch bay hơi, còn lại góc sơn qua một quá trình hóa
lý tạo thành màng sơn.
2. Đặc tính chung của sơn.
-Vật liệu sơn là vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nhân tạo hoặc tổng hợp ở
dạng lỏng, dùng để quét lên bề mặt của sản phẩm, nhằm chống rỉ cho kim loại,
chống ẩm và chống mục cho gỗ, bảo vệ khỏi tác động của một số hoá chất, đảm
bảo điều kiện vệ sinh và để tăng nét đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.
-Vật liệu sơn được phân ra làm hai loại: sơn, vecni và các vật liệu phụ. Sơn có tác
dụng tạo ra lớp màu bảo vệ sản phẩm, vecni thì trong suốt và phủ trang trí lần cuối
lên bề mặt sơn. Trong công đoạn sơn, phải chuẩn bị các loại vật liệu phụ như: matít
bồi mặt, sơn lót, matít gắn, keo sữa để chuẩn bị cho bề mặt sơn.

II. Phạm vi ứng dụng.
1.Các loại sơn cách điện.
a;Sơn tẩm.
Để tẩm cho thiết bị máy điện với mục đích làm
đông cứng các thiết bị lại với nhau, tăng hệ số dẫn
nhiệt của cuộn dây và tăng tính chốngẩm. Mặt khác
sau khi tẩm cách điện, sợi hữu cơ bị hạn chế tiếp
xúc với không khí, do vậy tính chịu nhiệt tăng lên.
Độ bền điện cũng được cải thiện.

b;Sơn phủ.



-Để tạo một lớp bảo vệ bền cơ học, chống ẩm, chịu dầu cho bề mặt. Những màng
như vậy có tác dụng nâng cao thêm khả năng cách điện, chống xây sước, chống
bẩn bề mặt cần bảo vệ.

c;Sơn dính.
Dùng để làm dính các vật liệu cách điện lại với nhau như dính các
tấm mica hoặc dính chúng với kim loại. Ngoài tính cách điện cao,
tính hút ẩm thấp, sơn dính còn phải đảm bảo khả năng dính kết tốt
các vật liệu với nhau.
-Một số trường hợp đặc biệt sơn dùng để tẩm vừa là chất tẩm vừa
là chất kết dính như khi chế tạo techlolit, ghettimac…
d;Emay.
-Là sơn nhưng có thêm chất tạo màu, chất độn vô cơ (ZnO, TiO2). Các chất cho
thêm nhằm tăng độ bền cơ học, khả năng chống ẩm, tính chất hồ quang.
-Theo phương pháp sấy người ta chia sơn và Emay thành loại sấy nóng và sấy
nguội.

+ loại sấy nóng muốn làm cứng phải đạt nhiệt
độ 80 + 1800C, loại này thường có cơ tính, tính
cách điện cao.


+ Loại sấy nguội thì có thể khô ở nhiệt độ phòng, tuy nhiên để cải thiện tính chất
của sơn, người ta thương sấy ở 40 +80 0C.
2;Tínhchấtchung
*Ưu điểm:
-Chịu nước tốt
- Bám dính trên bề mặt tốt
- Chịu hóa chất tốt

- Chịu kiềm rất tốt
- Chịu và chạm cơ khí lớn
- Tính bền cao
- Chịu nhiệt độ lên đến 120oC (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy loại)
- Có một số hệ được sử dụng để sơn bồn chứa nước ăn và thực phẩm
- Hàm rắn cao, VOC thấp
* Nhược điểm :
- Chịu UV kém: bị phấn hóa dưới ánh nắng
- Quá trình áp dụng và đóng cứng phụ thuộc vào nhiệt độ ( thông thường là trên
10oC)
- Chịu được axít nhẹ
Áp dụng:
Trước khi sơn, hai thành phần phải được phối trộn đúng tỉ lệ. Quá trình đóng rắn là
phản ứng hóa học giữa phần sơn và tác nhân đóng rắn, vì vậy quá trình sơn và quá
trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Một điều quan trọng đối với quá trình áp
dụng sơn là phải sơn trước khi thời gian sống của sơn được thiết lập. Khi thời gian
sống của sơn được thiết lập, sơn sẽ trở lên khô và cứng, không thể áp dụng được.
3.thành phần của sơn.
Tuỳ theo công nghệ sản xuất nhưng dù với công nghệ nào thì cũng phải đảm bảo
các thành phần như: chất kết dính (chất tạo màng) chất tạo màu, chất độn và dung
môi.
Chất kết dính là thành phần chủ yếu của sơn, nó xác định độ quánh, cường độ, độ
cứng và tuổi thọ của sơn. Nguyên liệu chủ yếu của chất kết dính là keo, dầu tổng
hợp.
Chất tạo màu và chất độn là những chất vô cơ hoặc hữu cơ nghiền mịm, không tan
hoặc tan trong nước; nó dùng cải thiện tính chất và tăng cường tuổi thọ của sơn.


Dung môi là một loại chất lỏng dùng pha sơn, tạo cho sơn đạt nồng độ khi thi
công. Dầu thông, dung môi than đá, spirit trắng, etxăng là những loại dung môi

thường được dùng pha với sơn.
Ngoài ra, để tăng nhanh quá trình khô cứng (đóng rắn) cho sơn hoặc vecni, người
ta còn sử dụng các chất làm khô.Chất làm khô thường được sử dụng 5- 8% trong
sơn và đến 10% trong vecni. Trong sơn xây dựng hay dùng dung dịch muối chìmângn của axit naftalen làm chất làm khô.
Chất pha loãng dùng để pha loãng sơn đặc hoặc sơn vô cơ khô. Khác với dung môi
chất pha loãng chứa một lượng cần thiết chất tạo màng để tạo cho màng sơn chất
lượng cao
a. Vai trò từng loại sơn cách điện trong sản xuất.
b. Có rất nhiều vật dụng, chi tiết, nhà cửa, công trình v.v được sơn phủ. Tác
dụng của sơn phủ đầu tiên phải kể đến là nó có khả năng bảo vệ cho bề mặt
vật cần được sơn khỏi tác dụng xấu từ môi trường, nâng cao tuổi thọ cho chi
tiết. Thứ hai là về mặt mỹ thuật, nó tạo cho chi tiết có mầu sắc đẹp hơn và
người ta có thể phân loại các chi tiết khác nhau nhờ lớp sơn phủ bên ngoài.
Hơn thế nữa với một số loại sơn đặc chủng có thể giải quyết được nhiều yêu
cầu về mặt kỹ thuật như sơn chống nấm mốc, sơn chống hà, sơn phản quang,
sơn phát quang, sơn chịu hoá chất, sơn chịu nhiệt, sơn cách nhiệt, sơn hấp
thụ sóng điện từ v.v.

c.
d. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng có thể lựa chọn loại sơn thích hợp. Nếu chỉ yêu
cầu bảo vệ bề mặt kim loại khỏi ăn mòn dưới tác dụng của môi trường ôxi


hoá thì sơn chống rỉ thường được lựa chọn. Bản chất chống rỉ của sơn là do
lớp màng sơn bao phủ trên bề mặt kim loại, ngăn cản sự xâm nhập của các
tác nhân ôxi hoá tấn công trực tiếp vào bề mặt kim loại và phá huỷ nó. Như
vậy khả năng bịt kín bề mặt kim loại của lớp màng sơn càng tốt thì khả năng
bảo vệ bề mặt kim loại càng cao. Nếu độ bám dính của lớp màng sơn với bề
mặt kim loại càng lớn, độ bền của lớp màng sơn càng cao thì khả năng bảo
vệ bề mặt kim loại sẽ càng tốt. Do một nguyên nhân nào đó mà lớp màng

sơn bị bong tróc, để lộ ra bề mặt kim loại thì ngay lập tức các tác nhân ôxi
hoá từ môi trường sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại và phá huỷ lớp bề
mặt. Môi trường ôxi hoá càng mạnh, nhiệt độ môi trường càng lớn và thời
gian càng dài thì lớp ôxi hoá càng sâu và có thể gây thủng thiết bị, ảnh
hưởng xấu đến môi trường và làm giảm năng suất thiết bị.
e. Có thể nói sơn phủ nói chung và sơn chống rỉ nói riêng đóng vai trò hết sức
quan trọng trong công nghiệp, đời sống và trong khoa học kỹ thuật. Hiện
nay sơn chống rỉ hữu cơ phần lớn chỉ sử dụng trong điều kiện nhiệt độ
thường. Đối với các thiết bị phải làm việc ở nhiệt độ cao cho tới nay hầu như
chưa có loại sơn phủ bảo vệ nào thích hợp. Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu
vật liệu màng phủ vô cơ thuộc khoa Công nghệ Hóa học, trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công một loại Sơn chịu
nhiệt gốc vô cơ, đáp ứng các yêu cầu sơn phủ bảo vệ cho các loại thiết bị
phải làm việc ở nhiệt độ cao.

III.Cách sử dụng và bảo quản sơn.
1;Cách sử dụng sơn.
-Phương pháp sử dụng sơn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của
màng sơn. Có nhiều trường hợp chuẩn bị bề mặt chu đáo, sơn và dụng cụ sơn tốt,
nhưng do không nắm vững kỹ thuật sơn nên màng sơn cũng dễ bị hỏng: như màng
sơn không bóng, nhẵn, bong, nứt chân chim…cho nên khi sử dụng sơn cần chú ý
một số điểm sau:
- Chuẩn bị bề mặt sản phẩm: bề mặt sản phẩm phải lau sạch bụi, dầu mỡ và các
chất bẩn khác, sản phẩm phải khô ráo.
- Chọn thời điểm sơn: nên sơn vào những ngày nắng, ban ngày nên tránh sơn ngày
mưa, sương mù.
- Chọn địa điểm sơn: nên sơn ở nơi có phòng sơn không có bụi tránh các luồng gió
tự nhiên thổi vào.



- Chọn loại sơn: phải tùy theo yêu cầu của từng loại sản phầm mà chọn loại sơn
cho thích hợp.
- Chọn phương pháp và dụng cụ sơn: tùy theo loại, kết cấu sản phẩm, chọn phương
pháp và dụng cụ sơn hợp lý.
- Tiến hành sơn.

2.Cách bảo quản sơn
-Sơn phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh tia nắng mặt trời tới các nguồn
điện.
-Khi lấy sơn xong phải đậy nắp chặn không cho không khí
vào, đối với sơn PU
sử dụng chất đóng rắn (PU cứng) cần phải đặc biệt
không cho tiếp xúc với
không khí vì để lâu tạo phản ứng với oxy trong không khí làm đóng cục.
-Thường xuyên kiểm tra nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng sơn để đảm bảo an toàn
thời gian quy định sử dụng hàng hóa.

CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH SƠN
1. Phải pha đúng tỷ lệ của nhà cung cấp
2. Tránh sử dụng hệ sơn và hệ dung môi khác loại
3. Quá trình sơn phải thực hiện đúng quy trình của nhà cung cấp
4. Khi xả nhám cuối cùng phải sơn ngay tránh trường hợp để qua đêm
5. Khi thực hiện sơn lót xong phải đợi cho lớp sơn khô hoàn toàn mới thực hiện
sơn phủ
6. Hỗn hợp pha sơn không nên để lâu quá sáu giờ
7. Hỗn hợp sơn trước khi đưa vào sử dụng phải được khuấy đều

SƠN CÁCH ĐIỆN S.AC.ML-CD








Sơn cách điện Acrylic melamin được chế tạo trên cơ sở nhựa melamin, nhựa
Acrylic cao cấp, dung môi hữu cơ và các phụ gia đặc biệt. Sơn cách điện
S.AC.ML-CĐ là loại sơn cách điện cấp F, khô sấy. Sơn dùng để tẩm mô tơ, các
cuộn dây biến thế cỡ nhỏ.



TÍNH NĂNG KỸ THUẬT
• Độ cách điện cấp F, khô sấy.
• Sơn có màu vàng trong, vàng cánh gián.
• Lượng tiêu tốn cho 1m2 sản phẩm cần tấm sấy: 100-200 g.
CÁCH SỬ DỤNG
• Bề mặt của các cuộn dây, các vật cần tẩm nhúng đều phải khô sạch, không còn
dầu mỡ, bụi bẩn.
• Sơn đặc pha bằng dung môi DMT3-AM do Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà
Nội sản xuất
• Gia công bằng phương pháp tẩm nhúng
• Nhiệt độ sấy: 145 - 155oC
• Thời gian sấy cho 1 lớp: 30 phút – 60 phút.
... nghiên cứu sơn cách điện polyurethan [6], sơn dùng cho dây men điện từ
[7], sơn trên cơ sở ete-este-epoxy-cardanol-styren [9] đều có nguồn gốc tự nhiên…
Các sản phẩm nghiên cứu đều đáp ứng ... cứu đều đáp ứng được nhu cầu sử dụng
cho ngành điện và điện tử. 1.2.1. Sơn cách điện polyuretan trên cơ sở DVHĐ.
Để tạo ra một loại sơncách điện cao, với tính chất của chúng ít bị thay đổi ...
Tính cách điện của sơn trên cơ sở nhựa ete-este-epoxy-cardanol-styren được cải



thiện tốt hơn so với hệ sơn este-epoxy-styren kể cả sau khi ngâm nước [9].
1.2.4. Sơn chống ăn mòn trên cơ sở nhựa...


SƠN CÁCH ĐIỆN CAO ÁP SK - 03
NSULECT SK-03 là loại sơn cách điện một thành phần được thiết kế để tăng
cường cách điện cho các thiết bị điện khác nhau. Sau khi sơn lên bề mặt và để
khô, lớp sơn sẽ tạo thành một lớp màng cứng bám chắc trên bề mặt. INSULECT
SK-03 có tính kỵ và kháng nước tốt, do đó làm màng sơn sẽ giúp làm giảm nguy
cơ rò điện và phóng điện sự cố trong môi trường nhiễm bẩn.
INSULECT SK-03 cũng có khả năng chống tia cực tìm và chống nứt gãy bề
mặt cho nên có thể sử dụng tốt cho các ứng dụng ngoài trời hoặc trong môi
trường cực kì khắc nghiệt.
Khi đã sử dụng sơn INSULECT SK-03 cho các thiết bị điện thì không cần
phải thực hiện các biện pháp bảo trì như rửa vệ sinh thiết bị hoặc bôi mỡ
cách điện định kỳ.
Đặc tính:

·
Sơn đã pha trộn sẵn dễ sử dụng.

·
Khô nhanh ở nhiệt độ phòng (15 phút khô bề mặt).

·
Khả năng cách điện 55KV/mm.

·

Tính chất vẫn ổn định ở nhiệt độ 2000C.

·
Khả năng chống cháy, chống tia cực tím tốt khi sử dụng ngoài
trời.

·
Khả năng chịu được dầu máy biến áp.

·
Khả năng chống trầy và va đập.

·
Khả năng chịu được các loại axit, chất kiềm, các hóa chất khác
trong môi trường nhiễm mặn…
Ưu điểm:

·
Có thể áp dụng bằng phương pháp sơn cọ, sơn phun hoặc nhúng.

·
Có thể sơn trên bề mặt của bất kỳ kết cấu hình học nào như
những điểm nối góc hoặc uốn cong của busbar…

·
Có thể sơn lên bề mặt của sứ, polyme, kim loại…

·
Dễ dàng sử dụng, không cần nhiều kỹ năng.


·
Thi công nhanh chóng.
Ứng dụng:

·
Sơn cho busbar trong tủ điện hoặc thanh dẫn ngoài trời.

·
Sơn cho sứ cách điện để cải thiện tính cách điện bề mặt.

·
Sơn cho các thiết bị, dây trần trên trụ điện ngăn ngừa sự cố do
động vật hoang dã, an toàn cho người vận hành.





·
Sơn cho các thiết bị cần tăng cường khả năng chống rò và phóng
điện bề mặt.
·
Sơn phục hồi cho sứ cách điện sử dụng lại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

> kythuat_congnghe>hoadau

www.oto-hui.com




×