Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRONG THỰC TẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.29 KB, 27 trang )

GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
MỤC LỤC
Tiểu luận môn quản trị tài chính 1
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, muốn tồn tại và phát triển được
thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chính cụ thể là vốn.Vốn là
biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh
trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanh nghiệp.
Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động của mình, không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi
nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển.
Như vậy, nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh là một yêu cầu khách quan, cấp
thiết của mỗi doanh nghiệp, phù hợp với quy luật tiết kiệm, đáp ứng được yêu
cầu của chế độ hạch toán.Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, nhóm em đã chọn đề tài:“TÌM HIỂU
VÀ ỨNG DỤNG CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRONG THỰC TẠI”
Tiểu luận môn quản trị tài chính 2
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CHUNG
VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ phận chủ yếu của đối
tượng lao động cấu thành nên thực thể của sản phẩm và một bộ phận khác sẽ
hao phí mất đi cùng với quá trình kinh doanh. Do các đối tượng lao động trực
tiếp tham gia cấu tạo nên thực thể sản phẩm nên hình thái vật chất sẽ bị thay đổi
và chỉ tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sang kỳ kinh doanh
tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đối tượng lao động mới.
Đối tượng lao động phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp gồm:
Vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục như


nguyên vật liệu, năng lượng, động lực.
Vật tư nằm trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang). Hai bộ phận trên
biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động.
Ngoài ra để lưu thông được sản phẩm phải chi một số tiền tương ứng với
một số công việc như: chọn lọc đóng gói, xuất giao một số sản phẩm thanh toán
với khách hàng.
 Vậy: Số tiền ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn
của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên
tục gọi là vốn lưu động
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động.
Tham gia vào một chu kỳ kinh doanh.
Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra.
1.1.3 Phân loại vốn lưu động
1.1.3.1- Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong qúa trình sản
xuất kinh doanh
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt) gồm:
Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại
nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản
phẩm làm cho sản phẩm bền hơn đẹp hơn.
Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu...
Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện
máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận
của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải ...
Tiểu luận môn quản trị tài chính 3
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
Vốn vật liệu đóng gói: là những vật liệu dùng để đóng gói trong quá
trình sản xuất như bao ni lông, giấy, hộp....

Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh và giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn tài
sản cố định.

Vốn lưu động trong quá trình sản xuất (Vsx)
Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm) là giá trị khối lượng sản
phẩm đang còn trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã
kết thúc một vài quy trình chế biến nhưng còn phải chế biến tiếp mới trở thành
thành phẩm.
Vốn chi phí trả trước: là những chi phí thực tế đã chi ra trong kỳ, nhưng
chi phí này tương đối lớn nên phải phân bổ dần vào giá thành sản phẩm nhằm
đảm bảo cho giá thành ổn định như: chi phí sửa chữa lớn, nghiên cứu chế thử
sản phẩm, tiền lương công nhân nghỉ phép, công cụ xuất dùng...
Vốn lưu động trong quá trình lưu thông
Vốn thành phẩm gồm những thành phẩm sản xuất xong nhập kho được
dự trữ cho quá trình tiêu thụ.
Vốn hàng hoá là những hàng hoá phải mua từ bên ngoài (đối với đơn vị
kinh doanh thương mại).
Vốn hàng gửi bán là giá trị của hàng hoá, thành phẩm đơn vị đã xuất gửi
cho khách hàng mà chưa được khách hàng chấp nhận.
Vốn bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Vốn trong thanh toán là những khoản phải thu tạm ứng phát sinh trong
quá trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ.
Vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn là giá trị các loại chứng khoán ngắn
hạn.
Qua cách phân loại trên ta biết kết cấu của vốn lưu động từ đó có biện pháp
quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn có hiệu quả.
1.1.3.2- Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá ...Đối
với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn

lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.
Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
các khoản nợ phải thu, những khoản vốn này dễ sảy ra thất thoát và bị chiếm
dụng vốn nên cần quản lý chặt chẽ.
Vốn trả trước ngắn hạn: như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí
nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí về công cụ dụng cụ.
Tiểu luận môn quản trị tài chính 4
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định nhu cầu vốn
lưu động được đúng đắn.
1.1.3.3- Phân loại Vốn lưu động theo quan hệ sở hữu về vốn:
- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn
chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước;
vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần;
vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi
nhuận doanh nghiệp...
- Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành
trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có
quyền sử dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ
đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý
hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3.4- Phân loại Vốn ưu động theo nguồn hình thành:
Nếu xét theo nguồn hình thành thì tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi các
nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn được hình thành từ nguồn vốn điều lệ

ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại
hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung
trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái
đầu tư.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn được hình thành từ vốn góp
liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có
Tiểu luận môn quản trị tài chính 5
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các
bên liên doanh.
- Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các ngân hành thương mại hoặc tổ
chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh
nghiệp khác.
- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu,
trái phiếu.
Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh
nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh
doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử
dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để
giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.
1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1.2.1 Quản trị vốn bằng tiền
Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu
tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của
doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu
dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong
các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như

mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết.
Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu
cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong việc dự trữ tiền mặt để
sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.
Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng
hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
Tiểu luận môn quản trị tài chính 6
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh
trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là một công
việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo
cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu
cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối
đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn
hoặc đầu tư kiếm lời.
1.2.1.1- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý
Mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý cần được xác định sao cho doanh nghiệp
có thể tránh được các rủi ro do không có khả năng thanh toán ngay, phải gia hạn
thanh toán nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn, không làm mất khả năng mua
chịu của nhà cung cấp, tận dụng các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho
doanh nghiệp.
Phương pháp đơn giản thường dùng để xác định mức dự trữ ngân quỹ
hợp lý là lấy mức xuất ngân quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày
dự trữ ngân quỹ.
Người ta cũng có thế sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong
quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý của
doanh nghiệp. Bởi vì giả sử doanh nghiệp có một lượng tiền mặt và phải sử dụng
nó để đáp ứng các khoản chi tiêu tiền mặt một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt
đã hết, doanh nghiệp có thể bán các chứng khoán ngắn hạn (có tính thanh khoản

cao) để có được lượng tiền mặt như lúc đầu. Có hai loại chi phí cần được xem
xét khi bán chứng khoán: một là chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt, đó chính là
mức lợi tức chứng khoán doanh nghiệp bị mất đi; hai là chi phí cho việc bán
chứng khoán mỗi lần, đóng vai trò như là chi phí mỗi lần thực hiện hợp đồng.
Trong điều kiện đó mức dự trữ vốn tiền mặt tối đa của doanh nghiệp chính bằng
số lượng chứng khoán cần bán mỗi lần để có đủ lượng vốn tiền mặt mong muốn
bù đắp được nhu cầu chi tiêu tiền mặt. Công thức tính như sau:
Tiểu luận môn quản trị tài chính 7
1
2
max
)(2
C
xCQ
Q
n
=
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A

Mức vốn tiền mặt dự trữ trung bình là:
Trong đó:
Q
max
: Số lượng tiền mặt dự trữ tối đa
Q
n
: Lượng tiền mặt chi dùng trong năm
C
1
: Chi phí lưu giữ đơn vị tiền mặt

C
2
: Chi phí một lần bán chứng khoán
1.2.1.2 Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt (ngân quỹ):
Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ.
Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần.
Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả
kinh doanh; từ kết quả hoạt động tài chính; luồng đi vay và các luồng tăng vốn
khác. Trong các luồng nhập ngân quỹ kể trên, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả
kinh doanh là quan trọng nhất. Nó được dự đoán dựa trên cơ sở các khoản doanh
thu bằng tiền mặt dự kiến trong kỳ.
Dự đoán các luồng xuất ngân quỹ thường bao gồm các khoản chi cho
hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt
động đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp; các khoản chi trả tiền lãi phải
chia, nộp thuế và các khoản chi khác.
Trên cơ sở so sánh các luồng nhập và luồng xuất ngân quỹ, doanh
nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ. Từ đó thực hiện các
biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ như tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ phải
thu, đồng thời giảm tốc độ xuất quỹ nếu có thể thực hiên được hoặc khéo léo sử
dụng các khoản nợ đang trong quá trình thanh toán. Doanh nghiệp cũng có thể
huy động các khoản vay thanh toán của ngân hàng. Ngược lại khi luồng nhập
ngân quỹ lớn hơn luồng xuất ngân quỹ thì doanh nghiệp có thể sử dụng phần dư
ngân quỹ để thực hiện các khoản đầu tư trong thời hạn cho phép để nâng cao
hiệu quả sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình.
Tiểu luận môn quản trị tài chính 8
2
max
Q
Q
=

GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A
1.2.1.3 - Quản lý sử dụng các khoản thu chi vốn tiền mặt:
Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày,
hàng giờ; hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh
toán cao, dễ dàng chuyển hoá sang các hình thức tài sản khác, vì vậy doanh
nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để
tránh bị mất mát, lợi dụng. Các biện pháp quản lý cụ thể là:
Thứ nhất, mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải
thực hiện thông qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi.
Thứ hai, phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền
mặt, nhất là giữa thủ quỹ và kế toán quỹ; phải có các biện pháp quản lý bảo đảm
an toàn kho quỹ.
Thứ ba, doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt
để áp dụng cho từng trường hợp thu chi. Thông thường các khoản thu chi không
lớn thì có thể sử dụng tiền mặt, còn các khoản thu chi lớn cần sử dụng hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt.
Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt, cần xác định rõ đối tượng
tạm ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời.
1.2.2 - Quản trị hàng tồn kho dự trữ:
1.2.2.1-Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ:
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu
giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự
trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm
dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tuỳ theo nghành nghề
kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau.
Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng,
không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỉ lệ đáng kể
trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ
Tiểu luận môn quản trị tài chính 9
GVHD: NCS. Trần Thị Huế Chi Nhóm: Nice Lớp: NCQT3A

tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản
xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm
và hợp lý vốn lưu động.
Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ
thuộc vào: quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của
doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng,
thời gian vận chuyển và giá cả của các loại nguyên vật liệu.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ
thuộc vào: đặc điểm và các yếu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế
tạo sản phẩm, độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá
trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thường chịu ảnh hưởng
bởi các nhân tố như sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
1.2.2.2- Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ:
*- Phương pháp tổng chi phí tối thiểu
Mục tiêu của việc quản trị vốn tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các
chi phí dự trữ tài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.
Việc lưu giữ một lượng hàng tồn kho làm phát sinh các chi phí. Tồn kho
càng lớn, vốn tồn kho dự trữ càng lớn thì không thể sử dụng cho mục đích khác
và làm tăng chi phí cơ hội của số vốn này.Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét
mức dự trữ hợp lý để giảm tổng chi phi dự trữ tồn kho tới mức thấp nhất.
Phương pháp quản lý dự trữ tồn kho theo nguyên tắc trên được gọi là phương
pháp tổng chi phí tối thiểu.
*- Phương pháp tồn kho bằng không
Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi
phí tồn kho dự trữ đến mức tôí thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phải cung
ứng kịp thời cho doanh nghiệp các loại vật tư, hàng hoá khi cần thiết. Do đó có
thể giảm được các chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng.
Tiểu luận môn quản trị tài chính 10

×