Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.95 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ
I. Gói câu hỏi 1
Câu 1. Thế nào là phức xúc tác? Cho ví dụ
Câu 2. Đặc điểm các trạng thái oxy hóa của các kim loại chuyển tiếp?
Câu 3. Đặc điểm phối trí với các ligan với ion kim loại chuyển tiếp?
Câu 4. Cho biết ưu nhược điểm của hệ thống oxy hóa tiên tiến (AOP) dùng xử lý nước
thải hữu cơ dùng O3 làm chất oxy hóa
Câu 5. Khái niệm về cơ chế của phản ứng ôxi hóa cơ chất bằng chất oxi hóa với xúc tác
phức? Phân tích bằng ví dụ?
Câu 6. Khái niệm về Biến đổi khí hậu (theo Công ước LHQ về Biến đổi khí hậu) và lịch
sử về BĐKH
Câu 7. Phương pháp để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam
Câu 8. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với khí áp và độ ẩm theo mức phát thải trung bình
Câu 9. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 2139/QĐTTg)
Câu 10. Cơ hội phát triển của Việt Nam do các thách thức của BĐKH
II. Gói câu hỏi 2
Câu 1. Trình bày mối quan hệ giữa xúc tác phức và xúc tác enzim? Cho ví dụ
Câu 2. Cho biết đặc điểm cấu tạo electron của ion kim loại chuyển tiếp và khả năng tạo
phức chất của ion kim loại chuyển tiếp với ligan trong môi trường nước. Cho ví dụ
Câu 3. Sự thay đổi bền thủy phân trong xúc tác phức đồng thể do tạo phức?
Câu 4. Sự tạo phức làm thay đổi thế oxy hóa của ion kim loại
Câu 5. Thế nào là các quá trình oxy hóa tiên tiến (AOPs)? Đặc điểm và lĩnh vực ứng
dụng của AOPs trong thực tế
Câu 6. Cơ chế nội cầu của phản ứng xúc tác phức. Lấy ví dụ chứng minh
Câu 7. Xúc tác tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của nhiều quá trình công nghệ


Câu 8. Xúc tác phức trong bảo vệ môi trường?
Câu 9. Xúc tác phức trong phân tích vi lượng ?
Câu 10. Biểu hiện của hiện tượng nước biển dâng ở Việt Nam
Câu 11. Các kịch bản BĐKH phổ biến trên thế giới và lựa chọn kịch bản BĐKH củaViệt


Nam
Câu 12. Kết quả Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ nước ta theo mức phát thải
trung bình
Câu 13. Kết quả Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa mức phát thải trung bình
Câu 14. Tóm tắt kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam
Câu 15. Kết quả dự báo nguy cơ ngập theo mực nước biển dâng đối với nước ta
Câu 16. Quan điểm của nhà nước Việt Nam về xây dựng về triển khai Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
Câu 17. Các hoạt động chính nhằm đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
Câu 18. Các hoạt động chính nhằm xây dựng chương trình khoa học công nghệ về biến
đổi khí hậu
Câu 19. Các hoạt động chính nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực thực hiện
chương trình quốc gia về BĐKH
Câu 20. Tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và hộ gia đình
III. Gói câu hỏi 3
Câu 1. Nêu khái niệm về Enzim. Với vai trò là xúc tác sinh học, cơ chế hoạt động của các
Enzim xảy ra như thế nào ?Cho ví dụ
Câu 2. Phân tích sự tạo thành NH3 và N2H4 từ N2 với xúc tác là enxim của nguyên tố Mo
(Nitrogenaza) xảy ra trong tế bào?
Câu 3. Mô tả quá trình hình thành phân tử phức chất của ion kim loại chuyển tiếp với
ligan theo thuyết liên kết hóa trị (VB)


Câu 4. Cơ sở khoa học của phản ứng Phenton và nhược điểm của phản ứng này trong quá
trình áp dụng. Phương pháp Phenton quang học được áp dụng để giải quyết những vấn đề
gì của phản ứng Phenton
Câu 5. Khả năng tạo thành phức trung gian hoạt động phức xúc tác?
Câu 6. Những thách thức về Biến đổi khí hậu đối với Việt Nam - Nhiệt độ tăng, mực
nước biển dâng

Câu 7. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu và nước biển dâng toàn cầu
Câu 8. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Câu 9. Nội dung các kết luận và khuyến nghị về BĐKH và NBD ở Việt Nam
Câu 10. Mục tiêu của chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu


ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ
I. GÓI CÂU HỎI 1:
Câu 1: Thế nào là phức xúc tác? Cho ví dụ?
- Phức xúc tác: là phức chất bao gồm nhân và Ligan
+ Nhân là ion các kim loại chuyển tiếp
+ Ligan: đơn giản hơn so với Ligan của enzim, phân tử nhỏ hơn, có thể điều chế được
trong PTN, dễ sử dụng
- Phức xúc tác chia làm 3 loại:
+ Phức tạo bởi ion trung tâm là cation K/L và phối tử là các chất vô cơ.
VD: [Cu(NH3)4]2+
+ Phức tạo bởi ion trung tâm là cation K/L và phối tử là anion vô cơ
VD:FeF63+ Phức tạo bởi ion trung tâm là cation K/L và phối tử anion hoặc phân tử chất hữu cơ.
VD: [Fe(C2O4)3]3Câu 2: Đặc điểm các trạng thái oxh của kim loại chuyển tiếp
- Do đặc điểm cấu tạo điện tử của các kim loại chuyển tiếp, chúng có thể tồn tại ở nhiều
hóa khác nhau
- Chúng có khả năng tạo phức bền ở các trạng thái oxh đó.
- Khi trong hệ có điều kiện oxh hoặc khử thì chúng có thể bị oxh hoặc bị khử tùy vào
trạng thái của ion kim loại
- Điều này cho phép thực hiện chu trình oxh-kh thuận nghịch (mức độ thuận nghịch phụ
thuộc vào nhiều yếu tố), phục hồi trạng thái xúc tác nên duy trì đc chức năng xúc tác của
hệ
Câu 3: Đặc điểm phối trí với các ligan với ion kim loại chuyển tiếp
-Do khả năng lai hóa lớn, kim loại chuyển tiếp có miền phối trí rộng.



-Do những chuyển động quay tịnh tiến của 1 hay nhiều nguyên tử sao cho có lợi hơn về
mặt năng lượng trong quá trình pư mà 1 số phức trung gian đc hình thành với số phối trí
khác nhau tương ứng với cùng ion trung tâm
-Cơ chế biến đổi trong trường phối trí phụ thuộc vào bản chất của từng loại li gian là
những phần tử trung hòa hay các anion. Nhiều liên kết 3, có thể mạch thằng, vòng, phân
nhánh chứa 1 hay nhiều nhóm chức dưới tác động của đkiện pư, chúng thể hiện khả năng
proton hóa hay deproton khác nhau
Câu 4: Cho biết ưu nhược điểm của hệ thống oxy hóa tiên tiến (AOP) dùng xử lý
nước thải hữu cơ dùng O3 làm chất oxy hóa
-Ưu điểm:
+Có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ độc hại trong nước mà ko phụ thuộc vào
nguồn thải
+Khống chế sự tạo cặn và ăn mòn
-Nhược điểm
+Ozon kém hòa tan trong nước và là hợp chất không bền khi tăng pH. Vì vậy để đạt được
số lượng ozon hòa tan trong nước đủ lớn cho quá trình oxi hóa, phải đưa vào hệ một số
lượng ozon lớn
+Ngoài nhược điểm trên, khi sử dụng ozon làm chất oxi hóa trong xử lí nước và nước
thải là phải sản xuất ozon tại chỗ, ngay trong dây chuyền xử lý.
Câu 5: Khái niệm về cơ chế của pư oxh cơ chất bằng chất oxh với xúc tác phức.
Phân tích bằng ví dụ?
- Khái niệm: cơ chế của p/ư oxh cơ chất = chất oxh với xúc tác phức bao gồm nhiều biến
đổi hóa học tinh tế qua những giai đoạn có thể đồng thời, nhưng chủ yếu là kế tiếp nhau
với time rất ngắn. Trong đó cơ chế vận chuyển e, hình thái phân bố lại mật độ điện tử trên
các hạt nhân đóng vai trò chủ chốt
- VD: P/ư Peroxiđaza phân huỷ hợp chất hữu cơ = H2O2 xúc tác bởi phức [Fe(II)L], L là
Lumomagnezon. Quá trình xảy ra theo sơ đồ sau:
[Fe(II)L] → [LFe(II)H2O2] → [LFe(III)H2O2] → [Fe(II)L] + HO2 + H+
Quá trình xúc tác oxi hóa xảy ra theo các giai đoạn sau:



+ Giai đoạn tạo phức trung gian hoạt động:
[Fe(II)L] + H2O2 → [LFe(II)H2O2]
+ Giai đoạn trao đổi e giữa nguyên tử trung tâm với H2O2 ngay trong phức trung gian
hoạt động:
[LFe(II)H2O2] → [LFe(III)H2O2*]
+ Giai đoạn phục hồi phức xúc tác và tạo gốc tự do HO2 là tác nhân oxi hóa L
[LFe(III)H2O2*] → [Fe(II)L] + HO2 + H+
L + HO2 → Sản phẩm oxi hóa L
Câu 6: Khái niệm về BĐKH (theo Công ước LHQ về BĐKH) và lịch sử về BĐKH
- “Biến đổi khí hậu” là sự thay đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp hoặc gián tiếp do
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay đổi
này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong
những thời kỳ có thể so sánh được.
- Lịch sử BĐKH: trong khoảng 1000 năm gần đây:
+ Từ khoảng năm 1010÷1360, trái đất nóng hơn hiện nay
+ Từ khoảng 1360÷1750, trái đất lạnh hơn hiện nay và lạnh nhất vào khoảng năm
1670, thấp hơn hiện nay khoảng 0,6℃
Câu 7: Phương pháp để xây dựng kịch bản BĐKH cho VN
- Ứng dụng phần mềm SDSM: là một công cụ hỗ trợ, đánh giá sự thay đổi khí hậu ở quy
mô địa phương = cách sử dụng kỹ thuật chi tiết hóa thống kê
- Ứng dụng phần mềm SIMCLIM: có 2 chức năng chính là tính toán xây dựng các kịch
bản và đánh giá tác động theo các kịch bản
- Phương pháp chi tiết hóa thống kê s/d những thông tin khí hậu và BĐKH từ mô hình
khí hậu toàn cầu có độ phân giải tương đối thô để tính toán chi tiết và có độ phân giải cao
hơn cho 1 khu vực
- Phương pháp s/d số liệu "phân tích lại" kết hợp với nguồn số liệu quan trắc tương ứng
để thiết lập mô hình. Do nguồn số liệu tái phân tích đc coi là nguồn số liệu gần thực tế,



tương tự như số liệu quan trắc nên mối quan hệ tạo ra giữa chúng được coi là gần với
quan hệ thực
Câu 8: Kịch bản BĐKH đối với khí áp và độ ẩm theo mức phát thải trung bình
-Theo kịch bản phát thải trung bình, cuối thế kỉ 21, khí áp về mặt có thể tăng trên toàn
lãnh thổ nước ta với mức tăng khoảng từ 20-30hpa; trên khu vực giữa biển đông tăng
khoảng 30-40 hpa
-Độ ẩm tương đối trung bình năm có khả năng giảm trên phạm vi cả nước trong các thời
kì khác nhau của TK21 với mức giảm phổ biế từ 3-7%. Khu vực Đông Bắc Bộ, Đồng
bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những nơi có độ ẩm tương đối trung bình năm giảm nhiều
nhất
Câu 9: Mục tiêu của chiến lược quốc gia ứng phó với BĐKH ( Quyết định số
2139/QĐ- TTg)
-Mục tiêu chung
+Phát huy năng lực toàn đất nước, tiến hành giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng ng dân và tài sản, phát triển bền vững
+Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH, bảo vệ nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo
đảm an ninh, phát triển bền vững, tích cực bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
-Mục tiêu cụ thể:
+Đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng
giới, nâng cao đời sống …
+Nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh chủ đạo; giảm phát thải và tăng khả năng
hấp thụ khí nhà kính
+Nâng cao nhận thức, trách nhiệm với ứng phó BĐKH, phát triển khoa học công nghệ…
+Góp phần tích cực với vộng đồng quốc tế trong ứng phó BĐKH, tăng cường hoạt động
hớp tác quốc tế
Câu 10: Cơ hội phát triển của VN do các thách thức của BĐKH
- Vấn đề BĐKH tạo cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mô hình và
phương thức phát triển theo hướng thải cacbon thấp, bền vững



- Thúc đẩy hợp tác toàn cầu, đa phương, song phương, giúp Việt Nam có thể tiếp cận các
các cơ chế mới đang hình thành để tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ
các nước phát triển
-Nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới
II. GÓI CÂU HỎI 2:
Câu 1 :Trình bày mối quan hệ giữa xúc tác phức và xúc tác enzym ? Cho ví dụ ?
Xúc tác enzym và xúc tác phức là hai loại xúc tác gần như đồng dạng với nhau. Một
dạng tồn tại trong cơ thể sống và một dạng được tổng hợp nên, chúng có thành phần cấu
tạo và hoạt động tương đương nhau. Vì vậy sự hiểu biết sâu sắc về loại xúc tác này là cơ
sở định hướng cho những nghiên cứu dạng xúc tác kia
- Về mặt hình thức, xúc tác phức – nhất là phức đa nhân và xúc tác enzyme có nhg đặc
điểm cơ bản giống nhau . do đó việc nghiên cứu xúc tác phức không chỉ để làm sáng tỏ
các quy luật động học, nhiệt động học tạo phức và những khả năng ứng dụng của chúng
mà để hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn các quá trình xúc tác enzyme thg diễn ra.
Ngược lại khám phá cấu trúc cũng như thành phần và cơ chế hoạt động của enzyme là
nền tảng cho việc chế tạo xúc tác phức dựa trên mô hình tâm hoạt động của xúc tác tối
ưu này
- VD: Phản ứng Nitrogenaza: Khi phân tử N2 bị khử về NH3 không kèm theo một sản phẩm
phụ khác nhờ quá trình xúc tác theo cơ chế vận chuyển 4 điện tử của các tâm Mo 3+ trong
enzim chứa sắt, người ta đã tổng hợp thành công phức đa nhân dị hạch giữa Mo và V
hoặc Ti để xúc tác cho phả ứng khử N2 với sản phẩm là Nh3 hoặc N2H4 tùy thuộc điều kiện
phản ứng
Câu 2 : Cho biết đặc điểm cấu tạo electron của kim loại chuyển tiếp và khả năng tạo
phức chất của ion kim loại chuyển tiếp với ligan trong môi trg nước . Cho Ví dụ ?
1. Đặc điểm cấu tạo của electron của kim loại chuyển tiếp :
- Kim loại chuyển tiếp là nhg nguyên tố nhóm d, phân bố trg chu kỳ lớn của hệ thống tuần
hoàn, nằm giữa nguyên tố s,p. Đặc điểm cấu trúc điện tử của nguyên tử nguyên tố này là
ở chỗ : electron không điền ở nguyên tố s và p mà điền ở orbital (n-1) d ở phá trong.
Các nguyên tố d có một số điểm sau :

+ 5 orbital (n-1) d, 1 orbital ns và 3 orbital np có năng lượng xấp xỉ nhau
+Các orbital có hóa trị ở bất kỳ trạng thái oxy hóa nào của ion kim loại và các điện tử
trên orbital (n-1) cũng có thể trao đổi vs ng tử hay phân tử khác
+Khả năng lai hóa giữa các orbital cao
2. Khả năng tạo phức chất của ion kim loại chuyển tiếp với ligan trong môi trường nước - 1
số ion K/L ở dạng tự do không là chất xúc tác nhưng khi chuyển sang dạng phức thì lại
thể hiện hoạt tính xúc tác. Tuy nhiên không phải phức nào cũng có khả năng xúc tác. Sự
-


-

-

-

tạo thành phức xúc tác phụ thuộc vào: bản chất ion K/L, bản chất các ligan, các chất có
cùng tương tác trong môi trường p/ư, các điều kiện t, áp suất, pH…
Câu 3 : Sự thay đổi độ bền thủy phân trong xúc tác đồng thể do tạo phức ?
Trong dung dịch nước, ion kim loại chuyển tiếp Mz+ dễ bị thủy phân khi tăng pH lên cao:
Mz+ + H2O → MOH+ + H+ → M(OH)2 → M2(OH)2…
Tốc độ thủy phân phụ thộc vào nhiều yếu tố : Trước hết là trạng thái hóa trị (z+) và số
phối trị của ion trung tâm (NK). Nếu độ chưa bão hòa phối trí của ion trung tâm càng lớn
thì tốc độ thủy phân càng cao và ngược lại
Ngoài ra cũng cần phải tính đến vai trò tương hỗ của các ligan trong phức ; khi pH tăng,
quá trình deproton hóa của các dạng LH+, LH22+,.. xảy ra nhanh hơn, các l thể hiện phân
cực lớn hơn làm cho việc phân bố lại mật độ điện tử xung quanh Mz+ sẽ diễn ra theo xu
hướng giảm khả năng hút điện tích âm (như OH-) về phía mình, tức là giảm độ phân cực
nước. kết quả là quá trình thủy phân cũng được trì hoãn
Do đó, trong hệ xúc tác đồng thể thì sự tạo phức [Mz+Li] đã làm tăng tính bền thủy phân

của các ion kim loại nên quá trình xúc tác có thể diễn ra trong vùng pH rộng hơn so vs
xúc tác bằng ion kim loại Mz+
Câu 4 :Sự tạo phức làm thay đổi thế oxy hóa của ion kim loại ?

-

-

Khi tạo phức, do tương tác phối trí với ligan mà cấu trúc điện tử kim loại bị thay đổi. Mỗi
phức được đặc trưng bởi một hằng số K(LiMz+). Trong quá trình xúc tác , hóa trị của ion
trung tâm có thể bị chuyển từ trạng thái cao sang trạng thái thấp và ngược lại . Độ bền
phức của các trạng thái hóa trị khác nhau. Điều này tác động trực tiếp tới sự thay thế oxy
hóa khử của các cặp ion kim loại
Ta có phương trình nest
φ(LiM(z+1)+/LiMZ+) = φ(M(z+1)+/Mz+) Ở đây : K(LiMz+): hằng số bền của phức ở dạng khử
K(LiM(z+1)+) : hằng số bền của phức ở dạng oxi hóa
φ(M(z+1)+/Mz+) : Thế oxy hóa khử ở dạng tự do
R : hằng số khí
T : Nhiệt độ tuyệt đối
F : hằng số faraday

-

Ta thấy rằng sự phụ thuộc tương quan mức độ thay đổi độ bền chung của phức ion kim
loại ở các trạng thái oxy hóa khử của cặp ion kim loại thay đổi theo


-

Đặc tính của từng loại phức sẽ cho tỷ lệ K(LiM(z+1)+)/K(LiMz+) đặc trung khác nhau :

+ Nếu K(LiM(z+1)+)>K(LiMz+) thì φ(LiM(z+1)+/LiMZ+) < φ(M(z+1)+/Mz+) : phức tạo thành ổn
định ở trạng thái oxy hóa cao của ion kim loại, khả năng oxy hóa của hệ sẽ tăng
+ Ngược lại sẽ không cho phép chờ đợ tác nhân oxy hóa từ trạng thái oxy hóa cao của ion
kim loại
Câu 5 : Thế nào là các quá trình oxy hóa tiên tiến (AOPs)? Đặc điểm và lĩnh vực
ứng dụng của AOPs trong thực tế ?

-

-

-

-

Các quá trình oxy hóa tiên tiến (AOPs) được định nghĩa là các quá trình xử lý nước gần
vs nhiệt độ và áp suất ngoài, điều đó được dựa treen cơ sở phát sinh gốc hydroxin (OH)
để khơi mào cho sự phân hủy oxy hóa các chất hữu cơ
AOPs dùng để xử lý nước thải dựa trên cơ sở các tác nhân
+ O3
+H2O2
+ O3+H2O2
+Phản ứng phenton
+Các quá trình phenton quang hóa
+Oxy hóa quang hóa : UV + H2O2, UV + O3+H2O2
+Xúc tác quang hóa UV + TiO2
+Chiếu xạ chùm điện tử
+Siêu âm
AOPs thường có thể phân hủy oxy hóa triệt để các hợp chất bền vung bằng
O3 và H2O2. Trong điều kiện như vậy AOPs đã oxy hóa tổng hợp ( tức là sự khoáng hóa )

các chất gây ô nhiễm hữu cơ thành CO2, H2O và các muối khoáng
AOPs thích hợp để phân hủy hiệu quả các chất ô nhiễm hữu cơ như các hydro cac bon và
các chất thơm
Chính vì vậy mà , AOPs đc coi là có khả năng phân huiyr các hợp chất hữu cơ độc hại
trong nước mà không phụ thuộc vào nguồn thải nhg thường kết hợp vs công nghệ truyền
thống
Câu 6 : Cơ chế nội cầu của xúc tác phức . Lấy ví dụ chứng minh ?

-

Khi phức [LiMz+] có khả năng xúc tác , có nghĩa là phức đó chưa bão hòa phối trí . Do
vậy, các cơ chất sẽ có điều kiện liên kết trực tiếp với các ion trung tâm Mz+ bằng cách xen
phủ cực đại các orbital của Mz+. tạo thành và bảo toàn tính đối xứng của MO chung của
phức trung gian hoạt động . mọi định hướng của các orbital hay nhg xoay chuyển cấu
trúc và việc vận chuyển điên tử qua lại giữa các hạt nhân hay nhóm nguyên tử xảy ra
một cách dễ dàng, gây nên hiệu ứng hoạt hóa đều được thực hiện trong khuôn khổ nội


-

cầu phức trung gian . Quá trình vận chuyển điện tử như vậy được goin là phản ứng xảy ra
theo cơ chế nội cầu
Ví dụ : phản ứng oxy hóa nược giải phóng ra O2 xúc tác bởi phức của Mn :

Câu 7 : Xúc tác tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của nhiều quá trình công
nghệ ?
-

-


-

Mỗi quy trình công nghệ, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi một dạng xúc tác phù hợp cho việc
chế tạo
Xúc tác không chỉ đc ứng dụng trong phản ứng tổng hợp hóa học thông thường mà đã
được đưa vào nhiều mục đích tối ưu tổng thể của các dây chuyền “sản xuất sạch”, cho
năng suất cao, ít sản phẩm phụ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường
Trong nông nghiệp, xúc tác phức đc sử dụng để kích thích nảy mầm, kích thích khả năng
nảy mầm, kích thích khả nanwng tăng trưởng của cây trồng dựa trên khả năng tạo phức
của các ion kim loại của các ion kim loại chuyển tiếp hay các nguyên tố đất hiếm vs 1 số
ligan hữu cơ như EDTA, glutamic và các axit amin
Như vậy, xúc tác phức có mặt trong lĩnh vực dược phẩm, nông phẩm, thực phẩm, công
nghiệp hóa chất luyện kim…đặc biệt là trglinhx vực bảo vệ môi trg
Câu 8 : Xúc tác phức bảo vệ môi trường ?


-

-

-

Phương án giữ gìn cho môi trường sạch đẹp là chiến lược toàn cầu về xử lý những chất
thải , trả lại cho môi trường tính trg lành nguyên thủy. các phản ứng đồng thể oxy hóa
khử đang khẳng định vai trò của mình trg nhg quá trình phân hủy các chất độc trg nhiều
dạng nước thải công nghiệp
Vs mục đích giảm thiểu chất độc hại trg các quy trình công nghệ thì việc sử dụng các
chất O2, O3, H2O2 như nhg chất oxy hóa trg phản ứng hóa học là cho sản phẩm thuần
khiết hơn, giảm thiểu được các chất đôcụ hại trg môi trg. Tuy nhiên việc sản xuất O3 là
không dễ dàng còn các phân tử O2 và H2O2 khá trơ về mặt hóa học . Vì vậy việc hoạt

hóa H2O2 và O2 lại cần xúc tác phức
Khả năng của các phức cói mang màu sắc hoạt há của enzyme . các enzyme có thể oxy
hóa hữu hiệu các chất hữu cơ ở nồng độ thấp . Trong khí đó các phức chất có thể hoạt
hóa H2O2 và O2 để chúng có thể oxy hóa các cơ chất ở nồng độ cao hơn. Do đó nếu nó
kết hợp cả hai pp vi sinh vs pp xúc tác bằng phức chất chắc chắn sẽ thu đc kết quả khả
quan trong quy trình xử lý chất thải, đặc biệt là xử lý nc thải ngành dệt nhuộm, ngành
giấy, các cơ sở mạ kim loại nặng,…
Câu 9 : Xúc tác phức trong phân tích vi lượng ?

-

-

-

Phương pháp phân tích quang đặc trưng bởi độn nhạy cao Nhg đôi khi để giải quyết
những trg hợp phải phân tích vi lượng vật liệu bán dẫn trg các phản ứng hóa sinh, những
vật liệu quý hiếm…cũng gặp không ít khó khăn. Về nguyên tắc hiệu ứng xúc tác đã được
áp dụng cho nhg phép phân tích có độ nhạy cao để khắc phục nhg trở ngại đó
PP dựa trên động học của quá trình nói chung hay của phản ứng xúc tác nói riêng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố .Do đó , để có đc quy trình phân tích bằng pp động học xúc tác
đòi hỏi phải nghiên cứu về cấu trúc cũng như cơ chế phản ứng
Những pư xúc tác đồng thẻ oxy hóa khử đã thể hiện tính chọn lọc cao với độ tin cậy là cơ
sở cho nhg phân tích các nguyên tố cóa hàm lượng nhỏ
Chất chỉ thị thg là các chất hữu cơ mang màu. Trong nhiều phản ứng, chất chỉ thị đc sử
dụng như 1 cơ chất bị oxy hóa ngay trg dung dịch phản ứng và đo ngay hiệu ứng xúc tác
qua tốc độ tiêu tốn cơ chất mang màu đó. Phương pháp này cho phép tăng thêm độ nhạy
cử pp, nhờ vậy mà nhiều nguyên tố dù khosnhg cũng xđ đc ngay ở hàm lượng nhỏ
Câu 10: Biểu hiện của hiện tượng nước biển dâng ở Việt Nam ?
- Việt Nam cớ bờ biển dài 3260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3000 hòn đảo gần

bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển.Những vùng này hàng năm phải
chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm mặn trong mùa khô. BDKH và
nước biển dâng sẽ làm trầm trọng then tinh trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt,
gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước gây ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, gây ruit ro lớn đối với công trình xây dựng


ven bờ biển như ven đê biển, bế cảng, các nhà máy, các đô thị và khu đân cư ven biển.
Mực nước biển dân và nhiệt độ nước biển tăng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và
ven biển, gây nguy cơ đối với rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng
sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.
Câu 11: Các kịch bản BDKH phổ biến trên thế giới và lựa chọn kịch bản BDKH của
Việt Nam.
* Kịch bản BĐKH trên thế giới:
- Kịch bản phát thải cao: A1FI, A2
- Kịch bản phát thải trung bình: B2, A1B
- Kịch bản phát thải thấp: A1T, B1
* Lựa chọn của VN:
+ Về nhiệt độ:
Theo kịch bản phát thải thấp (B1): đến cuối thế kỉ 21, t trung bình năm tăng từ 1,62,20
trên phần lớn diện tích phía Bắc và dưới 1,6 ở đại bộ phận diện tích phía Nam
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa
thế kỷ 21, t tăng từ 23°C trên phần lớn diện tích cả nước. Riêng Đông Bắc, Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên có t trung bình tăng nhanh hơn so với nơi khác.
Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Đến cuối thế kỉ 21, t trung bình năm có mức tăng
phổ biến từ 2,53,7 trên hầu hết diện tích nước ta
+ Về lượng mưa:
Theo kịch bản phát thải thấp (A1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng khoảng
56%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn từ 24 % .
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng hầu

hết trên khắp cả nước. Mức tăng phổ biến từ 510
Theo kịch bản phát thải cao(A1FI): lượng mưa năm cuối thế kỉ 21 tăng trên hầu khắp
lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến 1015%, khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn
khoảng 5%
+ Nước biển dâng:


Theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1): Vào cuối thế kỉ 21 trung bình toàn Việt Nam
mực nước biển dâng trong khoảng từ 34,664,2 cm
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỉ 21 trung bình toàn Việt Nam
mực nước biển dâng trong khoảng từ 41,974,2 cm
Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): cuối thế kỷ 21 trung bình toàn Việt Nam mực
nước biển dâng trong khoảng từ 59,395,3 cm
Câu 12: Kết quả kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ nước ta theo mức phát
thải trung bình
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm
tăng 1 đến 2 độ trong phạm vi cả nước trong đó nhiệt độ thấp nhất trung bình năm tăng
nhiều nhất ở khu vực Nam Bộ. Sự tăng của nhiệt độ cao nhất trung bình năm cũng tương
đồng về diện, với mức tăng từ 1 đến 2,2 độ, trong khu vực đông bắc, đồng bằng Bắc Bộ
và nam bộ có mức tăng cao hơn nơi khác
- Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình 2,2 đến 3 độ. Trong đó, đa phần diện
tích Bắc Bộ, Nam tây Nguyên và Nam Bộ có mức tăng cao hơn. Nhiệt độ cao nhất trung
bình năm tăng từ 2 đến 3,5 độ, trong khu vực Đông Bắc bộ và hầu hết Nam bộ có mức
tăng cao nhất từ 2,7 đến 3,5 độ
- Số ngày nắng nóng tăng từ 10 đến 20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. Đa pần là
diện tích bắc bộ và một phần nhỏ diện tích tây nguyên có mức tăng từ 1 đến 10 ngày
Câu 13: Kết quả dự báo nguy cơ ngập theo mực nước biển dâng đối với nước ta
- Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy; Nếu
mức biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long có
nguy cơ bị ngập (ảnh hưởng trức tiếp khảng 35% dân số); khoảng 11% diện tích vùng

đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập.
- Đối với các tỉnh ven biển miền trung, khoảng 2,5% tổng diện tích của các khu vục có
nguy cơ bị ngập; 20,1% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập
Câu 14: Tóm tắt kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam
- Nếu mực NBD 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích ĐBSCL, trên 10% diện tích vùng
ĐBSH và 3% diên tích các vùng ven biển có nguy cơ bị ngập, trong đó trên 20% diện
tích TP.HCM có nguy cơ bị ngập. Gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL, trên
10% dân số vùng ĐBSH, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và


khoảng 7% dân số TP.HCM bị ảnh hưởng trực tiếp. Trên 15% hệ thống đường sắt, trên
50% hệ thống quốc lộ và khoảng 50% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng,
trong đó hệ thống giao thông của khu vực ĐBSCL và ven biển miền Trung chịu tác động
tương ứng khoảng 30% và hơn 10% so với toàn bộ hệ thống giao thông ven biển
Câu 15: Kết quả dự báo nguy cơ ngập theo mực nước biển dâng đối với nước ta
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỉ 21, NBD cao nhất ở vùng từ Cà Mau
đến Kiên Giang trong khoảng từ 3572cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ
2757cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 34,664,2cm
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỉ 21, NBD cao nhất ở vùng từ
Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 4382cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong
khoảng từ 3264cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 41,974,2cm
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào cuối thế kỉ 21, NBD cao nhất ở vùng từ Cà
Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 60105cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong
khoảng từ 4685cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực NBD trong khoảng từ 59,395,3cm
Câu 16: Quan điểm của nhà nước VN về xây dựng về khai triển chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó sự cố BDKH?
- Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề, Việt Nam được coi ứng phó với biến
đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
- Ứng phó với BDKH của VN pải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế
cac- bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh

tranh và sức mạnh quốc gia.
- Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải nhà kính để ứng phó
hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong thời kỳ đầu thích ứng là trọng điểm
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống, phát huy vai trò chủ đạo
trong quản lý, điều hành của nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm
của khu vực doanh nghiệp, phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp
tác quốc tế.
- Các giải pháp ứng phó với BDKH phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng,
trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ
sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu
quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của biến đổi khí hậu.


Câu 17: Các hoạt động chính nhằm đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí
hậu ở Việt Nam
- Đánh giá dao động và biến đổi khí hậu ởViệt Nam:
+ Xây dựng phương pháp luận để đánh giá dao động và BĐKH
+ Đánh giá mức độ dao động và tính chất của các yếu tố và hiện tượng khí hậu
+ Đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu
- Xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam: Xây dựng các kịch bản BĐKH,
đặc biệt là NBD, cho các vùng theo từng giai đoạn từ 20102100 dựa trên các kịch bản
phát thải khí nhà kính toàn cầu và khu vực
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, các ngành và các địa phương:
+ Đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là NBD, đến các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
+ Đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là NBD, đến các lĩnh vực và các ngành
+ Đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là NBD, đối với các khu vực
+ Xác định các lĩnh vực, các khu vực dễ bị tổn thương nhất do tác động của BĐKH
+ Đánh giá các cơ hội của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH
- BĐKH tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH nhưng cũng là cơ hội cho việc phát triển

công nghệ thân thiện với môi trường. Ứng phó với BĐKH cũng tạo ra những cơ hội kinh
doanh với các thị trường mới về công nghệ năng lượng, hàng hóa; dịch vụ tiêu thụ ít
cacbon sẽ được mở ra
Câu 18: Các hoạt động chính nhằm xây dựng chương trình khoa học công nghệ về
biến đổi khí hậu
- Xây dựng chương trình KHCN quốc gia:
+ Xây dựng mục tiêu và nội dung của chương trình KHCN về BĐKH
+ Xây dựng quy chế tổ chức quản lý và hoạt động của chương trình
+ Xây dựng danh mục các đề tài KHCN về BĐKH trong từng giai đoạn
+ Tổ chức tuyển chọn và phê duyệt các đề tài cho các bộ, ngành, địa phương


- Triển khai chương trình KHCN quốc gia:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá tác động của
BĐKH và xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH
+ Nghiên cứu hiện tượng, bản chất khoa học, các tác động của BĐKH đến KT-XH, môi
trường
+ Triển khai các đề tài, đề án HTQT về BĐKH, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ
thân thiện với khí hậu
- Phát triển nguồn lực KHCN về BĐKH: Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật
chất phục vụ các hoạt động khoa học công nghệ về BĐKH ở các cấp, các ngành
- Huy động nguồn tài chính cho chương trình KHCN quốc gia về BĐKH:
+ Huy động và s/d hiệu quả các nguồn vốn cho nghiên cứu KHCN và đào tạo về BĐKH
- Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích, khen thưởng xử phạt cho các doanh
nghiệp, các tổ chức và cá nhân tăng cường, cản trở đầu tư nghiên cứu khoa học về BĐKH
trong các lĩnh vực liên quan
- S/d hiệu quả các nguồn kinh phí và chuyển giao công nghệ từ các hoạt động hợp tác
quốc tế
Câu 19: Các hoạt động chính nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực thực
hiện chương trình quốc gia về BĐKH

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch giáo dục nâng cao nhận thức và truyền thông về BĐKH
- Xây dựng đề án thiết lập mạng lưới tuyên truyền viên, duy trì hoạt động thường xuyên
của mạng lưới đến cấp phường/xã
- Xây dựng đề án tổng thể lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH trong chương trình
giáo dục phổ thông và đại học
- Giới thiệu các hành vi, tác phong sinh hoạt phát triển bền vững cho người dân
- Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cộng
đồng tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực BĐKH


Phát triển nguồn nhân lực:


+ Đánh giá nhu cầu đào tạo cho từng giai đoạn, ngành, cấp, tiềm lực của các cơ sở đào
tạo hiện có trong nước
+ Xác định những lĩnh vực chuyên ngành cần đào tạo liên quan tới BĐKH
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong nước và ở nước
ngoài
+ Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài và tạo điều kiện để các nhà khoa học trẻ phát triển
+ Khuyến khích các nhà khoa học trong nước tham gia các chương trình nghiên cứu
KHCN quốc tế trong lĩnh vực BĐKH toàn cầu
Câu 20: Tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và hộ gia đình
- Nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong việc xem xét đánh giá tác động môi trường
bằng cách thể chế hóa vai trò của quần chúng và các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các
quy định liên quan đến môi trường
-Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức giáo dục cộng đồng về vấn đề BĐKH, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển bền vững
- Phát động phong trào quần chúng trong từng nhóm xã hội, từng địa phương và trên cả
nước
- Trong từng cộng đồng thành lập các tổ chức tự quản để giám sát và ứng phó ban đầu

với tác động có hại của BĐKH, đặc biệt là các thiên tai bất thường
- Từng hộ gia đình, ngoài việc tham gia các hành động chung của cộng đồng và của xã
hội, cần tích trữ lương thực, nước sạch và thuốc bệnh để dùng khi xảy ra thiên tai, tôn cao
nền nhà chống úng lụt
- Chính quyền các cấp cần phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt để các tổ chức
chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư có thể
thực hiện được những mục tiêu của các phong trào nói trên
- Xây dựng các điển hình và nhân rộng
Gói câu hỏi 3
Câu 2. Mô tả quá trình hình thành phân tử phức chất của ion kim loại chuyển tiếp
với ligan theo thuyết liên kết hóa trị (VB)


- Kim loại chuyển tiếp là các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có electron cuối cùng
được xếp vào phân lớp d.
- Các KLCT có nhiều mức oxy hóa do trong nguyên tử có các obitan ở phân lớp (n-1)d
chưa điền đủ electron và có nhiều electron độc thân, các mức năng lượng của các phân
lớp (n-1)d, ns và np xấp xỉ nhau nên electron có thể chuyển từ phân lớp nọ sang phân lớp
kia, nhất là ở trạng thái kích thích. Số oxy hóa cao nhất của KLCT bằng số thứ tự của
nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Trong nguyên tử kim loại chuyển tiếp (M) có 5 obitan (n -1)d, 1 obitan ns và 3 obitan
np có năng lượng xấp xỉ nhau. Do vậy, giữa các orbitan này có thể lai hóa với nhau tạo
thành các obitan lai hóa theo kiểu: sp, sp3, dsp2, d2sp3, … tùy thuộc vào các tương tác cụ
thể giữa M và ligan
- Các obitan lai hóa trống của nguyên tử kim loại chuyển tiếp liên kết với obitan của ligan
có cặp điện tử liên kết để tạo thành liên kết phối trí kiểu cho - nhận theo sơ đồ: L→M.
Nhờ vậy phân tử phức chất được tạo thành
- So với các nguyên tố đất hiếm, KLCT có khả năng tạo phức mạnh hơn do có các obitan
d nằm sát ngoài obitan thuộc lớp ngoài cùng nên sự lai hóa các obitan để tạo liên kết
trong phức chất xảy ra dễ dàng và khá mạnh.

VD: Sự tạo thành phức xúc tác [PtCl]3Ở đây Pt2+ có các obitan hóa trị lai hóa theo kiểu dsp2 thành 4 obitan lai hóa trống. Các
orbitan này sẽ liên kết với orbitan chứa cặp e tự do của ligan Cl - tạo thành liên kết Cl→
Pt. Phân tử phức [PtCl]3- được tạo thành nhờ 3 liên kết này



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×