Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

DẤU HIỆU TRẦM cảm và một số yếu tố LIÊN QUAN ỞSINH VIÊN đa KHOATRƯỜNG đại học y dược hải PHÒNG,NĂM học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.74 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ MƠ

DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở SINH VIÊN ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI
PHÒNG, NĂM HỌC 2015- 2016

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

HẢI PHÒNG - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ MƠ
DẤU HIỆU TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐA KHOA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG, NĂM HỌC 20152016
Chuyên ngành: Bác sỹ y học dự phòng
Mã số:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.
2.

ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc
ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

HẢI PHÒNG - 2016
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một
cách khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong khóa luận này đều có thực, kết quả
thu được từ quá trình nghiên cứu của chúng tôi chưa được công bố
trên bất cứ tạp chí, bài báo nào.
Hải Phòng, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Sinh viên: Nguyễn Thị Mơ


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, phòng đào tạo Đại học, khoa Y tế công cộng
trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
rèn luyện tại trường.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Minh
Ngọc và ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn
dạy bảo, tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa
luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em, cùng bạn
bè đã luôn ở bên, động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt sáu năm học, cũng như trong thời gian tôi làm khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn
chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, cùng với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm do
đó khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa tự
thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các
bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.


Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Y tế công
cộng thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh
cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Hải Phòng, ngày 28 tháng 5 năm 2015


DANH MỤC VIẾT TẮT
CES-D
C.I
SV
SVY1
SVY2

SVY3
SVY4
SVY5
SVY6
WHO

The Centre of Epidemiological Studies – Depression
Scale
Confident interval
Sinh viên
Sinh viên khối Y1
Sinh viên khối Y2
Sinh viên khối Y3
Sinh viên khối Y4
Sinh viên khối Y5
Sinh viên khối Y6
World Health Organization


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân bố cỡ mẫu điều tra theo khối
Bảng 2.2: Các biến số, chỉ số nghiên cứu
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tôn giáo và khối
lớp
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi ở và khối
lớp

Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
của cha/mẹ
Bảng 3.4: Nhóm dấu hiệu tích cực trong thang đo CES-D
Bảng 3.5: Nhóm dấu hiệu về khó khăn giao tiếp trong thang
đo CES-D
Bảng 3.6: Nhóm dấu hiệu chán nản trong thang CES-D
Bảng 3.7: Nhóm dấu hiệu về hoạt động bản thân trong thang
đo CES-D
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa khối lớp và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa giới tính và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tôn giáo và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nơi sống và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa hôn nhân bố mẹ và dấu hiệu
trầm cảm
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và
dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nơi sống của gia đình và dấu
hiệu trầm cảm
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa bạn bè, xã hội và dấu hiệu trầm
cảm
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về gia đình và
dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về bản thân
sinh viên và dấu hiệu trầm cảm
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa các yếu tố liên quan đến học
tập và dấu hiệu trầm cảm


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Proposed model of causes and consequences of student

distress
Hình 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Hình 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và khối
lớp
Hình 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi sống của gia
đình
Hình 3.4: Tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên

1
6
1
7
1
8
2
1


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trầm cảm là nguyên nhân gây ra tỷ lệ gánh nặng bệnh tật
rất cao, và có xu thế tăng trong vòng 20 năm tới. Đây là một vấn đề
sức khỏe cộng đồng rất phổ biến và quan trọng. Tỷ lệ mắc cao và
tính chất tái phát của bệnh làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh
nhân.
Theo WHO năm 2012, trầm cảm là căn bệnh phổ biến trên
toàn thế giới với ước tính có khoảng 350 triệu người chịu ảnh
hưởng của trầm cảm[19]. Hàng năm có khoảng 5% dân số thế giới
rơi vào tình trạng trầm cảm . Theo dự đoán của WHO thì tới năm

2020 trầm cảm là căn bệnh gây mất sức lao động đứng hàng thứ 2
trên thế giới [4]. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau từ những
biến động tâm lý, cảm xúc cho tới những thách thức trong cuộc
sống thường ngày. Đặc biệt là khi kéo dài với cường độ vừa hoặc
nặng, trầm cảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, giảm
khả năng vốn có tại nơi làm việc, trường học cũng như trong gia
đình. Nặng nề nhất, trầm cảm có thể dẫn đến việc tử tự. Với khoảng
1 triệu ca mỗi năm trên thế giới, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử
vong ở độ tuổi 15-29 [19].
Tuy nhiên, hiện nay trầm cảm chưa được nhìn nhận một cách
khoa học. “Cảm giác buồn” vẫn chỉ được nhìn nhận như một sắc
thái bình thường của tâm trạng, chưa được xem như tiêu chí đánh
giá dấu hiệu sớm của trầm cảm. Việc đánh giá sớm các dấu hiệu
trầm cảm có thể phòng ngừa được sự xuất hiện của bệnh cũng như
tạo sự hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Vì thế việc phát hiện
các dấu hiệu trầm cảm giai đoạn sớm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.
Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về dấu hiệu trầm cảm ở sinh
viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y. Đây là ngành đào tạo


11

mang tính đặc thù cao, sinh viên trường y vừa phải trang bị một vốn
kiến thức khổng lồ để hình thành nên những kĩ năng nghề nghiệp,
lại vừa phải tu dưỡng đạo đức để có thể trở thành một bác sĩ tốt.
Những yếu tố đó đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh
đến sức khỏe tinh thần và tâm lý của sinh viên. Một số nghiên cứu
trên thế giới đã cho thấy rằng sinh viên y khoa có tỷ lệ cao có nguy
cơ với trầm cảm trong suốt những năm đại học [9,17,37]. Nghiên

cứu trên sinh viên Y khoa Mỹ và Canada cho tỷ lệ là 15-19% [38].
Một vài nghiên cứu ở sinh viên Y khoa tại châu Á tỷ lệ có ý định tự
tử là 20% [38]. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Blum R và cộng
sự thì tỷ lệ có ý định và cố gắng tự tử là 8,4% và 2,5% [38]. Những
phân tích trên, là bằng chứng cho thấy những gánh nặng của vấn đề
sức khỏe tâm thần lên người trẻ, đặc biệt đối tượng sinh viên y
khoa, dẫn đến hậu quả lâu dài, những ảnh hưởng về nghề nghiệp
tương lai. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm trên
sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng giúp cho việc điều
trị đạt hiệu quả tốt, và phòng tránh được những hậu quả nghiêm
trọng do trầm cảm gây ra. Vì các lý do này chúng tôi thực hiện
nghiên cứu:
“ Dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên đa
khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng, năm 2015-2016” với 2
mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên đa khoa trường
Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2015-2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên
đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2015-2016.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một
1.1.1.

số khái niệm về trầm cảm
Một số khái niệm


Theo Tổ chức y tế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn
tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú và niềm
vui, cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp giá trị bản thân, khó ngủ, chán
ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung” [18].
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy yếu đáng kể
khả năng của cá nhân trong các hoạt động tại nơi làm việc, trường
học hay cuộc sống hằng ngày. Nghiêm trọng nhất, trầm cảm có thể
dẫn tới tự tử. Nếu bệnh nhẹ, mọi người có thể được điều trị mà
không cần dùng thuốc nhưng khi trầm cảm vừa hoặc nặng thì người
bệnh cần thuốc và phương pháp trị liệu bằng tâm lý [18].
Theo Nguyễn Minh Tuấn [2], trầm cảm là một trạng thái rối
loạn cảm xúc có những đặc điểm sau:
Nỗi buồn sinh thể (đau khổ tâm thần vô biên)
- Ức chế tư duy và hoạt động (chậm chạp, mất trí)
- Rối loạn giấc ngủ và các chức năng sinh học
Tiên lượng: Có nguy cơ tự sát. Nguy cơ này hiện diện suốt quá trình
bệnh lý. Do vậy cần giám sát chặt chẽ bệnh nhân.
-

-

Về quá trình hình thành các cơn trầm cảm, các tình huống xuất
hiện có thể bao gồm:
Thông thường tiến triển âm ỉ.
- Đôi khi đột ngột (khởi đầu bằng tự sát).
- Có thể kế tiếp sau cơn hưng cảm.
Sau một sang chấn tâm thần hoặc cơ thể (bệnh tật, về hưu, tang tóc).
-


-


13

-

Có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm.

Trong giai đoạn khởi phát, bệnh tiến triển từ từ với các dấu
hiệu đầu tiên là mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Sau vài tuần, vài tháng
xuất hiện cảm giác bị mất khả năng làm việc, mất giá trị bản thân,
do dự, không thiết gì tới công việc và người thân. Người bệnh
nghiền ngẫm lo âu về sức khoẻ và tương lai, có thể xuất hiện ý
tưởng và hành vi tự sát.
Trong giai đoạn toàn phát, các biểu hiện có thể bao gồm: nét
mặt bất động, biểu lộ sự đau khổ dấu hiệu “Omega trầm cảm” (nếp
nhăn khi cau 2 lông mày). Bệnh nhân không quan tâm tới hình thức
bên ngoài của mình nữa. Bệnh nhân hầu như bất động, ngồi nguyên
một chỗ trong nhiều giờ. Chẳng thiết trò chuyện, gặng hỏi thì trả lời
miễn cưỡng nhát gừng, đơn điệu, xen lẫn nhưng tiếng rên rỉ, thở dài
não ruột, nặng hơn nữa là không nói.
Một số trường hợp bệnh nhân cố gắng che giấu các rối loạn
(tươi cười giả tạo). Trường hợp này nguy cơ tự sát cao do những
người xung quanh mất cảnh giác. Bệnh có thể khỏi tự nhiên trung
bình sau 6-7 tháng (cơn ngắn chỉ vài tuần, cơn dài thì nhiều năm,
trong cơn giảm từng giai đoạn ngắn, không đáng kể). Khi được điều
trị có thể thu ngắn cơn đáng kể sau trung bình một tháng nằm viện.
Các triệu chứng được cải thiện dần, giấc ngủ phục hồi. Bệnh nhân
được coi như khỏi bệnh khi niềm vui với cuộc sống trở lại.

1.1.2.

Lịch sử bệnh trầm cảm

Lịch sử nghiên cứu từ xa xưa cho đến hiện nay có rất nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau
tìm hiểu và nghiên cứu về bệnh trầm cảm [4].
-

Thời cổ đại: Các rối loạn cảm xúc đã được nhận dạng như một
bệnh, Saul đã mô tả các triệu chứng, biểu hiện của bệnh trầm cảm.


14

-

-

-

-

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (gọi tắt là bệnh trầm cảm), trước đây
gọi là loạn thần hưng – trầm cảm, đã từng được các thầy thuốc và
các triết gia người Hi Lạp nhận biết, đặc biệt là Hippocrates vào thế
kỷ IV trước công nguyên. Theo quan điểm thể dịch thời bấy giờ,
ông ta cho rằng đó là do mất thăng bằng hoặc loạn thăng bằng thể
dịch với sự góp mặt của môi trường, cơ thể và cảm xúc. Ông mô tả
mỗi cơn hưng cảm có liên quan đến việc tiết sữa lại có vẻ thích hợp

hơn với tình trạng mê sảng có kết hợp với nhiễm trùng hậu sản.
Bốn thể kỷ sau Hippocrates, Areteus đã mô tả một cách rõ ràng chu
kỳ khí sắc, theo ông trầm cảm xuất hiện trước cơn hưng cảm (học
thuyết thể dịch).
Galen, một thầy thuốc Hi Lạp, hành nghề ở Roma vào thế kỷ II sau
công nguyên, tiếp tục truyền thống quan điểm thể dịch, cho rằng
trầm cảm là do thừa mật đen (cho nên mới có từ melankhole, melan
có nghĩa là đen, khole là mật) mặc dù ông ta cũng đã bắt đầu xét
đến yếu tố tâm lý, xúc cảm.
Năm 1896 bệnh trầm cảm đã được Emil Kraepelin - nhà tâm lý học
người Đức tách ra thành một bệnh độc lập dựa trên sự thống nhất về
các biểu hiện lâm sàng và tính chất tiến triển, ông đã hợp nhất các
thể bệnh trước kia được coi như là những bệnh độc lập như “Bệnh
thao cuồng”, “Bệnh sầu uất, “Bệnh loạn tâm thần tuần hoàn”, với sự
thay đổi lần lượt các giai đoạn trái ngược nhau hoặc sự kết hợp
những giai đoạn tương phản nhau.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn phức tạp và có thể biểu hiện ở nhiều
trạng thái khác nhau, và do rất nhiều yếu tố gây nên. Nguyên nhân
của trầm cảm bao gồm: yếu tố sinh học: di truyền và sinh hóa, yếu
tố thuộc về xã hội, yếu tố tâm lý: gồm những kinh nghiệm trong
cuộc sống và đời sống tâm lý...
1.1.3.


15

Yếu tố di truyền: Trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị trầm
cảm thì có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, lên đến 50-70% trẻ có
nguy cơ bị trầm cảm nếu cả cha và mẹ mắc trầm cảm [35].

Yếu tố sinh học: Sự sụt giảm các chất dẫn truyền thần kinh có
thể dẫn đến trầm cảm.
Yếu tố tâm lý: Trầm cảm là một rối loạn tâm lý, tất cả những
suy nghĩ của con người đều có thể khởi đầu cho bệnh trầm cảm.
Nếu có suy nghĩ lệch lạc về mọi thứ xung quanh, về chính bản thân
và về những gì có trong tương lai thì cảm xúc trở lên buồn,chán nản
và dẫn tới trầm cảm.
Yếu tố nguy cơ dẫn tới trầm cảm:
-

-

-

-

Giới: Tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới, điều
đó được giải thích là do người phụ nữ có trọng trách quan trọng
như: người nội trợ, người nuôi dạy con cái và làm vai trò nghĩa vụ
của người vợ [35]. Ngoài ra, liên quan đến sự giảm nồng độ Omega
3 trong những phụ nữ sau sinh, là một trong những nguyên nhân
dẫn đến trầm cảm [39].
Tuổi: Độ tuổi trung bình cho sự khởi đầu của bệnh trầm cảm là từ
20 đến 40 năm [35]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã khẳng định
rằng trầm cảm cũng có thể xảy ra trong thời thơ ấu [35].
Tình trạng hôn nhân: Người ly thân và người ly dị có nguy cơ mắc
trầm cảm cao nhất. Người độc thân và người có gia đình nguy cơ
thấp hơn [35].
Hoàn cảnh gia đình: người sống cùng với gia đình có thành viên
mắc trầm cảm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Hầu hết các

nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền là chủ yếu, tuy nhiên môi
trường gia đình góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Cha mẹ mất sớm cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới trầm
cảm. Một số nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng tách khỏi cha mẹ sớm


16

trong cuộc sống có thể ảnh hưởng tính cách của trẻ. Các kinh
nghiệm thời thơ ấu mà trẻ không được hướng dẫn của cha mẹ làm
cho đứa trẻ lớn lên không có đáp ứng phù hợp với các tình huống
trong cuộc sống. Những đứa trẻ không học cách chịu đựng những
cảm xúc tiêu cực, và thích ứng với mọi hoàn cảnh vì thế dễ dấn tới
trầm cảm.
-

-

Căng thẳng trong xã hội: là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm cho bất cứ
lứa tuổi nào. Bao gồm: các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như
mất người thân, bị trấn thương nặng..., những căng thẳng kéo dài
như sống trong vùng chiến tranh/ xung đột, vùng dịch bệnh....
Tình trạng gia đình: ở các nước châu Á có truyền thống gia đình
nhiều thế hệ sống chung với nhau. Tuy nhiên, với đô thị hóa và
công nghiệp hóa, những gia đình chung này có xu hướng giảm.
Nhiều cuộc khảo sát ở Ấn Độ đã cho thấy tăng tỷ lệ xuất hiện các
vấn đề tâm thần, bao gồm trầm cảm trong gia đình có ít thế hệ sống
với nhau. Các thành viên sống chung với nhau tăng khả năng chống
lại bệnh trầm cảm [35].
1.1.4. Ảnh hưởng và hậu quả của bệnh trầm cảm

1.1.4.1.Đối với bệnh nhân
Trầm cảm là một căn bệnh thuộc về sức khoẻ tinh thần không
chừa bất cứ một ai, không phân biệt người già, trẻ em, người trưởng
thành... Trầm cảm ảnh hưởng về ý thức, cảm giác, tư duy, trí nhớ,
ngôn ngữ, tình cảm...của người bệnh. Làm cho bệnh nhân trầm cảm
nhìn thế giới xung quanh với cái nhìn vô hồn, vô cảm, thế giới trong
mắt họ bị thu hẹp, sức khoẻ cơ thể giảm sút nghiêm trọng, giảm ăn
ngủ, giảm cân nặng, giảm hứng thú với tất cả các hoạt động xã hội
và tất cả các hoạt động khác đối với họ đều trở nên vô cảm. Trầm
cảm được coi là một rong những nguyên nhân chủ yếu gây loạn


17

thần và các chứng bệnh khác liên quan đến sức khoẻ tinh thần.
Nặng nề nhất, trầm cảm dễ dấn tới hành vi tự sát [4].
1.1.4.2. Đối với xã hội
+ Trầm cảm kết hợp với các bệnh mãn tính khác gây hậu
quả xấu nhất về việc mất sức khỏe đây là một vấn đề mà y tế công
cộng rất quan tâm và đưa vào chương trình trọng điểm ( 2- 15% tỉ lệ
mắc phải ) [4]. Trầm cảm có khuynh hướng trở thành bệnh mãn
tính, tái phát hoặc nhiều hậu quả làm gia tăng trầm trọng tình trạng
tàn phế trong đội ngũ lao động mà đặc biệt là lao động trẻ.
+ Bệnh nhân trầm cảm là một gánh nặng cho gia đình và xã
hội. Gia đình phải bỏ công sức, tiền bạc, của cải nhiều trong việc
chữa trị thời gian lâu dài, xã hội phải bỏ nhiều chi phí nghiên cứu,
dự đoán, điều trị và phòng chống bệnh. Bệnh trầm cảm làm cho xã
hội tụt hậu, chậm phát triển, kinh tế khó khăn.
+ Bệnh trầm cảm là nguyên nhân, nền tảng xấu để từ đó
làm nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm khác liên quan đến sức

khỏe tinh thần như: Tâm thần phân liệt, hoang tưởng, các rối loạn
khác...nguyên nhân gây mất sức lao động trong năm 2020 [4].
1.2. Tình hình mắc bệnh trầm cảm trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình trầm cảm trên thế giới
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý có tỉ lệ gặp cao ở các nước
trên thế giới. Theo nhiều tác giả trầm cảm chiếm tỷ lệ 3%-5% dân
số [20]. Một số thống kê của một số nước châu Âu, rối loạn trầm
cảm giao động từ 3-4% dân số [5].
Theo Levitan (1997) đã nghiên cứu trên 8116 bệnh nhân từ
15-64 tuổi và xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm điển hình là 8% và có
xu hướng tăng lên gấp 2-3 lần trong 25 năm tiếp theo, nữ cao gấp 2
lần nam, tăng lên ở tuổi 40 [4].


18

N.A.Satorious và A.S.Jablenski 1984 đã công bố có khoảng
3% - 5% dân số trên hành tinh chúng ta tức là gần 200 triệu người,
đã lâm vào trạng thái trầm cảm rõ rệt. Nhiều nghiên cứu mới ở Anh,
Pháp, Mỹ và khu vực châu Âu nêu tỷ lệ mắc mới trầm cảm từ 15% 24% [8].
Khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng
9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên, bị rối loạn trầm cảm
trong một năm, trong đó tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp gần 2 lần nam
giới (12% so với 6,6%). Năm 1997 có 30.535 người chết vì tự tử tại
Hoa Kỳ. Tỷ lệ tự tử ở người trẻ gia tăng đáng kể trong vài thập kỳ
qua. Trong năm 1997, tự tử là nguyên nhân thứ 3 trong số những
nguyên nhân tử vong hàng đầu ở lứa tuổi từ 15 đến 24 [16].
Theo nghiên cứu công bố năm 2010 trên Tạp chí của Hiệp hội
Y khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ thiếu niên tự tử năm 2004 tỷ lệ đã tăng 18%.
Theo nghiên cứu mới, tốc độ năm 2005 đã đi xuống nhưng không

nhiều. Tỷ lệ khoảng 4,5% trên 100.000 dân [3].
Ở các nước châu Á - Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu E
(2004), tỷ lệ mắc trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1,3% đến 5,5%,
trong vòng 1 năm qua từ 1,7% đến 6,7% và tỷ lệ mắc trầm cảm
trong cả cuộc đời từ 1,1% đến 19,9% trung bình là 3,7%, thấp hơn
nhiều khu vực trên thế giới. Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn
một số nước khác (20 - 30% dân số), trong đó 3-4% là trầm cảm
vừa và nặng. Ớ một số nước châu Á như Trung Quốc, theo tác giả
Chen R, tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu vực nông thôn
là 6%, ở khu vực thủ đô là 3,6% [5].
1.2.2. Tình hình trầm cảm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học
trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng
khoảng từ 3 đến 8%. Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt


19

như người cao tuổi, phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm
cao hơn nhiều [6].
Theo nghiên cứu của Trần Văn Cường và cộng sự (2002) trầm
cảm chiếm 13,2% dân số.
Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động,
Thường Tín Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35%
dân số > 15 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mắc ở độ
tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9%, tỷ lệ mới mắc là
0,48%. Đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm, số mắc
bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến triển mạn tính rất rõ
rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn). Các giai đoạn trầm cảm đơn độc
chiếm 6,3% số ca. Trầm cảm tái diễn có loạn thần tỷ lệ 2,3% và rối

loạn cảm xúc lưỡng cực 3,46%. Các yếu tố tâm lý - xã hội theo thứ
tự tăng dần: sống độc thân, ly thân, góa bụa, stress cường độ mạnh,
stress trung bình, các bệnh tật [6].
Theo Báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên Việt
nam lần II năm 2009 (SAVY II) cho biết, trong số 10.044 vị thành
niên và thanh niên trong độ tuổi 14-25 sống ở khắp 63 tỉnh/thành
trên toàn quốc,có một tỷ lệ không nhỏ trong số họ còn có lúc cảm
thấy tự ti (29,9%), có cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai
(14,3%) và có 4,1% đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. So sánh với
SAVY I chỉ xét riêng cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử, mức độ tăng
đã tăng lên khoảng 30% [1].
-

1.2.3. Tình hình trầm cảm ở sinh viên y khoa
Theo nghiên cứu chung trên thế giới đã chỉ ra rằng, sinh viên Y
khoa mắc phải stress cao hơn, do đó dễ dẫn đến trầm cảm. Sự biểu
hiện trầm cảm, lo âu của sinh viên Y khoa cao hơn so với sinh viên
các ngành khác và so với cả dân cư nói chung. Ước tính tỷ lệ mắc
các vấn đề về sức khỏe tâm thần của sinh viên Y khoa tại Mỹ và các


20

-

nước châu Âu là 8-15%, tại Trung Đông là 45-67%, tại các nước
khác từ 21-38%. Riêng tỷ lệ sinh viên Y khoa có ý tưởng tự tử ở Mỹ
là 11,2%, ở Bắc Âu là 14% và ở Trung Quốc là 12% [7].
Theo nghiên cứu của Niemi [29], lo lắng, căng thẳng và khó chịu
cũng như nhức đầu và đau ở cổ và vai rất phổ biến trong suốt 6 năm

học ở trường y. Trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so
với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%). Vào cuối thời gian
đào tạo tiền lâm sàng, 47% sinh viên được phỏng vấn cảm thấy
căng thẳng rất mạnh. Tổng cộng có 36% sinh viên cảm thấy căng
thẳng rất nhiều vào đầu và 40% sinh viên cảm thấy rất căng thẳng

-

-

-

vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng.
Theo nghiên cứu ở trường đại học y tại Saudi Arabia trong 5 năm
học thì tỉ lệ bị stress năm thứ nhất cao nhất chiếm 74,2%, sinh viên
năm 2 chiếm 69,8%, sinh viên năm 3 chiếm 48,6%, năm 4 chiếm
30,4%, sinh viên năm 5 chiếm 49% [14].
Nghiên cứu của một trường trung cấp Y Thái Lan cho thấy 61,4%
sinh viên cảm thấy có căng thẳng, 2,4% cảm thấy rất căng thẳng
[13].
Hiện ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
trên sinh viên Y khoa nhưng điều tra ở quy mô nhỏ, ở 1 hoặc 2
trường [7].
Có tới 39,6% sinh viên có triệu chứng trầm cảm trong nghiên
cứu về sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh [15].
Tại trường Đại học Y Hà Nội, số sinh viên các khối đa khoa
có nguy cơ trầm cảm là khá cao với tỷ lệ lần lượt của khối sinh viên
Y2, Y4, Y6 là 51%, 50% và 40% [3].



21

-

Một nghiên cứu được thực hiện đối với 2.099 sinh viên hệ BS đa
khoa năm 1, năm 3, năm 5 tại 8 trường: ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược
Thái Nguyên, ĐH Y Hải Phòng, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Y
Dược Huế, ĐH Tây Nguyên (Khoa Y Dược), ĐH Y Dược TP Hồ
Chí Minh và ĐH Y Dược Cần Thơ từ tháng 1-4/2013 [7].
Kết quả cho thấy, có 43% trong số 2.099 sinh viên có dấu hiệu
trầm cảm. Trong đó, có 23% trầm cảm nhẹ và 20% có thể trầm cảm
nặng. Đặc biệt về hành vi tự tử: có 8,7% SV có ý tưởng tự tử, 3,9%
lên kế hoạch tự tử và 0,9% cố gắng tự tử. Các SV có cả dấu hiệu
trầm cảm và ý tưởng tự tử là 5,8% (119 sinh viên) đây là nhóm
nguy cơ cao cần phải cảnh báo.

-

Theo GS. Michael P. Dunne, ước lượng tỷ lệ sinh viên Y khoa Việt
Nam có các dấu hiệu trầm cảm cao hơn so với nghiên cứu của Đoàn
Vương Diễm Khánh, 2011 trên người trưởng thành ở Việt Nam, và
cao hơn so với nghiên của Goebert et al, 2009 trên sinh viên Y khoa
ở Mỹ [7].
1.3. Yếu tố nguy cơ và hậu quả trầm cảm ở sinh viên y khoa
1.3.1. Yếu tố nguy cơ dẫn đễn trầm cảm ở sinh viên y khoa
Chương trình giảng dạy trong trường y nhằm mục tiêu đào tạo
ra bác sĩ có kiến thức, tay nghề cao, và chuyên nghiệp.Tuy nhiên,
một số khía cạnh của đào tạo có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe
tinh thần sinh viên y. Các nghiên cứu cho thấy rằng sức khỏe tâm

thần nặng hơn sau khi sinh viên bắt đầu đi học trường y và vẫn còn
tiếp tục trầm trọng hơn trong quá trình đào tạo. Sinh viên y trầm
cảm chiếm tỷ lệ từ 21%- 56% tùy theo quốc gia và trường theo học
[33]. Xét trên mức độ ảnh hưởng cá nhân, các vấn đề sức khỏe này
có thể đẩy sinh viên vào hành vi lạm dụng các chất kích thích, mất
định hướng nghề nghiệp và nghiêm trọng nhất là tự tử. Trên một
mức độ nghề nghiệp, các nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên bị các


22

vấn để về sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến việc chăm sóc, điều trị,
ảnh hưởng đến năng lực làm việc và phá vỡ các đạo đức cơ bản của
ngành y tế [21].
Sự thay đổi về môi trường học tập: sinh viên y cần phải học
tập để tiếp thu khối lượng lớn kiến thức, thời gian giải trí. Tuy
nhiên, các kiến thức học được lại không đầy đủ để làm việc, mà chỉ
phục vụ cho những kì thi, gây nên cảm giác chán nản [33]. Sinh
viên năm thứ nhất thì phải đối mặt với cuộc sống xa gia đình, bạn
bè và thích nghi với một môi trường học tập mới. Một số nguyên
nhân khác có thể do khối lượng công việc học tập và áp lực do
thành tích học tập. Việc cố gắng làm chủ một khối công việc lớn
cũng tạo áp lực cho sinh viên y. Các thách thức này tăng lên trong
những năm học tiền lâm sàng do áp lực phải vượt qua các kì thi.
Trong những năm học lâm sàng sinh viên phải làm quen với môi
trường học tập mới đó là tại bệnh viên, đối mặt với bệnh nhân, đối
mặt với những bệnh có các biểu hiện khác nhau. Giai đoạn này đòi
hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức đã học ở những năm tiền lâm
sàng và phải có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học. Sinh viên phải
tiếp xúc với nỗi đau của người bệnh nhân cũng là yếu tố làm thay

đổi tâm lý của sinh viên.
Có sự xung đột đạo đức giữa lý thuyết và thực tế. Nghề y là
một ngành nghề yêu cầu đạo đức cao, đạo đức trong ứng xử, đạo
đức trong hành vi, đạo đức trong việc làm. Những trong khi sinh
viên học tập tại các bệnh viện thì các đạo đức đó đã bị sai lệch.
Trong một nghiên cứu ở sinh viên năm thứ 3 và thứ 4, có 98% số
sinh viên đươc hỏi trả lời rằng đã chứng kiến bác sĩ xúc phạm bệnh
nhân. Có 60% số sinh viên đã chứng kiến bác sĩ có những hành vi vi
phạm đạo đức nghề nghiệp. Hơn 2/3 số sinh viên có cảm giác mình
chưa hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân và đối với
tương lai của mình [21].


23

Môi trường học tập tiếp xúc với cái chết, sự đau khổ của
người khác. Sinh viên y khoa trong các năm học lâm sàng phải đối
mặt thường xuyên với cái chết. Nhưng các chương trình học thường
chỉ tập trung vào chẩn đoán và điều trị, ít quan tâm đến chăm sóc
giảm nhẹ trong giai đoạn cuối cuộc đời. Các sinh viên y khoa
thường được học những bài học lý thuyết về tiếp xúc với bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân trong các trường hợp nguy kịch, nhưng
không được đào tạo về kỹ năng chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn
cuối của cuộc sống. Vì thế sinh viên cảm thấy sợ hãi, lo lắng, lúng
túng, buồn, dễ bị tổn thương và do dự khi đối mặt với bệnh nhân tử
vong.
Các sự kiện cuộc sống cá nhân của sinh viên. Mặc dù các
nguyên nhân của sự căng thẳng liên quan đến chương trình đào tạo
y khoa được đề cập ở hầu hết các nghiên cứu về trầm cảm ở sinh
viên, bên cạnh đó sinh viên cũng trải qua nhiều căng thẳng cuộc

sống cá nhân. Trong một nghiên cứu của hơn 1000 sinh viên y khoa,
nhiều sinh viên phải trải qua cái chết của một thành viên trong gia
đình (15%), bị bệnh hoặc chấn thương (25%), hoặc sự thay đổi của
sức khỏe trong năm qua (42%), ngoài ra còn có đính hôn, kết hôn
và có con . Vào năm 1995, Hiệp hội các trường Đại học y tại Mỹ
điều tra trên sinh viên tốt nghiệp các trường y, 30% sinh viên tốt
nghiệp y khoa đã kết hôn, và 14% đã đính hôn hoặc đã có con. Tỉ
lệ sinh viên đã kết hôn ít căng thẳng hơn so với những sinh viên độc
thân [21].
Mặc dù hôn nhân là tương đối phổ biến trong giới sinh viên y
khoa, số sinh viên có con trước khi tốt nghiệp chiếm 10% [21], vì
những trường hợp này ít được biết về những hậu quả sức khỏe tâm
thần của thời kỳ mang thai hoặc nuôi con trong trường y. Có con sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh viên. Trong 1 nghiên cứu của


24

sinh viên y khoa năm thứ hai, sinh viên nữ có nhiều khả năng bị
trầm cảm nếu họ có con [21].
1.3.2. Hậu quả của trầm cảm đối với sinh viên y khoa
Hiệu suất học tập kém: Căng thẳng, lo âu và hiệu suất học tập
liên quan chắt chẽ với nhau. Hiệu suất học tập kém dẫn đến kết quả
học tập không được như mong muốn gây ra căng thẳng, chán nản.
Và sự ảnh hưởng các các yếu tố trên còn phụ thuộc vào tính cách
riêng của từng người.
Sự vô cảm trong sinh viên y khoa: Mặc dù nghĩa vụ cao đẹp
mà sinh viên lựa chọn một ngành nghề thuộc lĩnh vực y học là“
quan tâm giúp đỡ mọi người”. Giảm sự đồng cảm ở sinh viên y
khoa bắt đầu từ những năm học trước lâm sàng và tiến triển trong

những năm lâm sàng. Thái độ vô cảm phát triển có thể là để đáp
ứng với môi trường học tập, giúp chống lại những lo lắng, sợ hãi khi
tiếp xúc với môi trường học tập bao gồm sự đau khổ của người bệnh
và người nhà bệnh nhân. Và hậu quả của sự vô cảm là người bác sĩ
không quan tâm tới những suy nghĩ những đau khổ mà người bệnh
và người nhà bệnh nhân phải chịu đựng. Họ chỉ suy nghĩ đến làm
sao để chữa khỏi bệnh, mà không cần suy nghĩ tới chi phí và hoàn
cảnh của bệnh nhân có thể chi trả được hay không. Cuối cùng sẽ
mất đi lý tưởng nhân đạo của ngành y.
Sự gian dối trong quá trình học tập: Sinh viên gian dối trong
quá trình học tập như quay cóp trong quá trình thi cử, tìm mọi thủ
đoạn để đạt được điểm số cao trong các kì thi. Gian dối trong hoạt
động chăm sóc bênh nhân như: chăm sóc bệnh nhân không chu đáo,
khai tăng các thủ thuật xét nghiệm không cần thiết cho bệnh nhân,
khám bệnh qua loa...


25

Sử dụng các chất kích thích như rượu, cần sa, ma túy, thuốc an
thần.
Tự sát: Mặc dù ý tưởng tự tử và lên kế hoạch tự sát của sinh
viên y không được nghiên cứu, nhưng nguy cơ tự tử ở sinh viên
trong những năm học lâm sàng là cao hơn. Một nghiên cứu ở sinh
viên y khoa Na Uy, 14% sinh viên có ý nghĩ tự tử, 6% sinh viên đã
lên kế hoạch tự tử [21]. Trầm cảm, sự căng thẳng trong cuộc sống
cá nhân, các đặc điểm tính cách là những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình từ ý tưởng tự sát đến nên kế hoạch và thực hiện hành động tự
sát.



×