Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN và KHAI THÁC tàu BIỂN tại CẢNG tân vũ THUỘC CÔNG TY cổ PHẦN CẢNG hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 25 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

BÀI TẬP LỚN
LOGISTICS CẢNG BIỂN
Tên Đề tài: QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ KHAI THÁC TÀU
BIỂN TẠI CẢNG TÂN VŨ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
CẢNG HẢI PHÒNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: PGS.TS DƯƠNG VĂN BẠO

SINH VIÊN

: CAO QUỐC CƯỜNG

LỚP

: LQC54-ĐH3

MÃ SINH VIÊN

: 52460

NHÓM

: N01

Hải Phòng, năm 2016




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI
PHÒNG VÀ CHI NHÁNH CẢNG TÂN VŨ.............................................................2
1.1.Quá trình hình thành và phát triển......................................................................2
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức............................................................................4
1.3.Tổng quan tình hình hoạt động của công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.............6
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ KHAI THÁC TÀU TẠI CẢNG
TÂN VŨ ......................................................................................................................8
2.1 Thông tin về chi nhánh Cảng Tân Vũ thuộc công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
...................................................................................................................................8
2.2.Sự cần thiết phải xây dựng quy trình điều động tàu tại cảng............................9
2.3. Quy trình tiếp nhận tàu....................................................................................10
2.3.1.Nguyên tắc chung......................................................................................10
2.3.2.Xây dựng quy trình tiếp nhận tàu..............................................................11
2.4. Quy trình khai thác tàu....................................................................................12
2.4.1.Xếp dỡ hàng hóa........................................................................................12
2.4.2.Chuẩn bị cho tàu rời bến...........................................................................13
2.5.Thủ tục đăng kí ra vào cảng.............................................................................13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................18
3.1. Triển vọng phát triển của công ty...................................................................18
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu.....18
3.2.1. Tổng quát..................................................................................................18
3.2.2. Giải pháp 1: Giải pháp nhằm nâng cao năng suất giải phóng tàu tại Cảng
.............................................................................................................................18
3.2.3. Giải pháp 2: Giải pháp về cơ sở hạ tầng của cảng ..................................19
3.2.4. Giải pháp 3: Giải pháp về nhân sự ..........................................................19
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................19

3.3.1. Kiến nghị đối với công ty.........................................................................19
3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước :....................................................................20
KẾT LUẬN................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................22

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức lãnh đạo của công ty
Bảng 1.2 : Chỉ số thống kê hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến nay


Bảng 1.3 : Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2015 của công ty cổ phần Cảng
Hải Phòng
Bảng 2.1 : Cơ sở vật chất của Cảng
Hình 2.2 : Mẫu thông báo tàu đến (đi) và yêu cầu dịch vụ
Hình 2.3 : Mẫu thông báo tàu đi (đến) và yêu cầu dịch vụ bằng tiếng anh


LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã từng bước chuyển
mình nhằm đưa nền kinh tế quốc gia phát triển đi lên cùng thế giới. Một trong
những điểm mạnh của kinh tế Việt Nam là kinh tế biển với hệ thống cảng trải dọc
suốt chiều dài đất nước. Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một quốc gia
biển, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có thể xem như " vùng duyên hải". Biển thực sự
gắn liền và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Những cải cách tiến bộ, nền kinh tế của nước ta đã có nhiều khởi sắc quan
trọng dưới tác động của nhiều chủ trương, chính sách kinh tế mới kể từ sau đại hội
Đảng lần thứ 6. Lúc bấy giờ việc đầu tư phát triển cảng biển đóng vai trò là một
mấu chốt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế biển.
Xuất phát từ vai trò và nhiệm vụ của cảng biển trong việc phát triển nền kinh tế
trọng điểm-nền kinh tế biển quốc gia, chính vì vậy em chọn “Quy trình tiếp nhận và

khai thác tàu biển tại cảng Tân Vũ thuộc công ty cổ phần cảng Hải Phòng” để làm
để tài bài tập lớn môn học Logistics Cảng Biển của mình.
Với một vấn đề quan trọng như trên em muốn đi sâu và tìm hiểu rõ hơn cách thức
hoạt động của cảng Tân Vũ trong việc tiếp nhận cũng như khai thác tàu.
Bản báo cáo gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần cảng Hải Phòng và chi
nhánh cảng Tân Vũ
Chương 2: Quy trình tiếp nhận và khai thác tàu tại cảng Tân Vũ
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG VÀ CHI NHÁNH CẢNG TÂN

1.1.Quá trình hình thành và phát triển
• Giới thiệu về công ty
1. Công ty Cổ Phần Cảng Hải Phòng
-Trụ sở chính Cảng Hải Phòng: Số 8A, Trần Phú, Phường Máy Tơ, Quận Ngô
Quyền, T.P Hải Phòng
-Tel: (+84-31) 3859945/3652192 – Fax: (+84-31) 3859973/3652192
-Web: />-Email:
2. Công ty Cổ Phần Cảng Hải Phòng – Chi Nhánh Cảng Tân Vũ
- Địa chỉ: Phường Đông hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Điện thoại / Fax: +84.31.3262608/ +84.31.3262604
-Giám đốc: Ông Nguyễn Tường Anh
-Điện thoại: 031.3262608
-Email:
• Lịch sử hình thành Công Ty Cổ Phần Cảng Hải Phòng

Năm 1857, Cảng Hải Phòng có tên gọi là Cửa Cấm
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ
bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh . Sau đó, thương cảng này được nối liền với
Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23%
khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương.
Ngày, 21/03/1956 Cảng Hải Phòng là một xí nghiệp do Ngành vận tải thủy phụ
trách và quản lý. Ngày 10/7/1965, Cảng Hải Phòng là xí nghiệp trực thuộc Cục vận
tải đường biển. Ngày 28/11/1978, Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng cục đường biển.
Ngày 29/4/1995, Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Ngày 12/10/2007, Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty
TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt


3
Nam. Ngày 01/07/2014, Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần.
• Chi nhánh Cảng Hải Phòng
-Cảng Hải Phòng có 4 chi nhánh chính
+ Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu
+ Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ
+ Chi nhánh Cảng Tân Vũ
+ Chi nhánh Cảng Bạch Đằng
• Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:
1. Cảng Vật Cách:Xây dựng năm 1965,ban đầu là những dạng mố cầu,có diện
tích mặt bến 8 X 8 mét,cảng có 5 mố cầu bố trí cần trục ôtô để bốc than và
một số loại hàng khác từ sà lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn.
2. Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi
là Bến Sáu kho) trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp và vận
chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11 cầu tàu,
độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống

bãi rộng 163 nghìn mét vuông.
3. Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm: cảng container chuyên
dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông.
4. Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn 20 nghìn DWT
Cảng gồm 8 cầu tàu bê tong cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến
nghiêng;
Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²;
Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng,
băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ container;
Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m;
Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11.
Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp
dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm.


4
5. Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT
6. Khu bến Diêm Điền (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình): 1 nghìn - 2 nghìn
DWT
7. Cảng Thủy sản
8. Cảng Đoạn Xá
9. Cảng Tân Vũ: có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét,
tiếp nhận được tàu 20 nghìn DWT, hiện có 2 cầu tàu dành cho làm hàng
container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1 cầu tàu dành cho làm hàng
container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời).
10. Cảng Hải An: Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container
11. Cảng Lạch Huyện (đang xây dựng)
• Cột mốc, giải thưởng:
Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển, công ty cổ phần Cảng Hải
Phòng đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Anh hừng Lao động –Huân chương Độc lập
hạng Nhất trong thời kỳ đổi mới cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
• Chức năng kinh doanh
 Bốc xếp hàng hóa
 Vận tải hàng hóa đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa
 Cho thuê kho bãi, văn phòng
 Môi giới thuê tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải đường biển; dịch vụ giao
nhận, kiểm đếm, nâng hạ hàng hóa; dịch vụ khai thuê hải quan.
 Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
 Sửa chữa container; dịch vụ vệ sinh container
 Giáo dục nghề nghiệp
 Hoạt động của các bệnh viện trạm xá.
 Lai đất và hỗ trợ tàu biển
 Sửa chữa máy móc thiết bị


5
 Xây dựng công trình kỹ thuật, dân dụng, cầu tàu, bến bãi
 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách
hàng(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…)
 Dịch vụ phục vụ đồ uống (không bao gồm quầy bar)
• Mục tiêu chính của công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
 Giữ vững vị trí doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ
hàng hải.
 Mở rộng hệ thống dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của
khách hàng.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng cao

của khách hàng.
 Gia tăng cổ tức cho cổ đông, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người
lao động.
• Tổ chức
 Mô hình quản trị
Mô hình quản trị của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng gồm: Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tông Giám đốc, các Phó Giám
đốc, các Chi nhánh, các Phòng ban cức năng, các doanh nghiệp Cảng Hải
Phòng có vốn góp.
 Cơ cấu bộ máy quản lý
-Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng tiền thân là Công ty TNHH một thành
viên Cảng

Hải Phòng, được chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngày

01/07/2014.
- Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng được tổ chức và hoạt dộng theo Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, các Luật khác và Điều lệ Công
ty được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông ngày 27/6/2014.
 Sơ đồ tổ chức lãnh đạo của công ty
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức lãnh đạo của công ty


6

<Nguồn: >

1.3.Tổng quan tình hình hoạt động của công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
Bảng 1.2 Chỉ số thống kê hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến nay

Chỉ tiêu
Sản lượng
Doanh thu
Lơi nhuận trước
thuế

Thực hiện
năm 2011
17.891.000
1.304 tỷ
65,27 tỷ

Thực hiện
năm 2012
18.129.000
1.514 tỷ
125,76 tỷ

Thực hiện
năm 2013
18.806.000
1.564 tỷ
252,15 tỷ

Thực hiện
năm 2014
19.757.112
1.688 tỷ
476,13 tỷ


Kế hoạch
năm 2015
23.000.000
1.600 tỷ
380 tỷ

<Nguồn: Tài liệu Đại hội Cổ đông công ty cổ phần cảng Hải Phòng>

Bảng 1.3 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2015 của công ty cổ phần Cảng Hải
Phòng


7
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Tổng sản lượng
-Trong đó: Container
Tổng doanh thu
Doanh thu khai thác
cảng
Tổng chi phí

Tổng quỹ lương
Tổng lợi nhuận trước
thuế
Kế hoạch đầu tư
Mức chi trả cổ tức
Thù lao HĐQT, BKS
(Tỷ lệ % theo tổng lợi
nhuận trước thuế )

Đơn vị
Kế hoạch
tính
năm 2015
Tấn
23.000.000
Teus
1.150.000
Tỷ.đồng
1.600
Tỷ.đồng
1.550

Thực hiện
năm 2014
19.754.000
1.003.000
1.668
1.390

So sánh

2015/2014
116,4%
114,7%
95,92%
111,5%

Tỷ.đồng
Tỷ.đồng
Tỷ.đồng

1.260
436,4
380

1.192
470
476,13

105,7%
92,9%
79,8%

Tỷ.đồng
%

484,52
6%

450,96
-


107,4%
-

%

0,72%

0,72%

100%

<Nguồn: Tài liệu Đại hội Cổ đông công ty cổ phần cảng Hải Phòng>


8

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ KHAI THÁC
TÀU TẠI CẢNG TÂN VŨ
2.1 Thông tin về chi nhánh Cảng Tân Vũ thuộc công ty cổ phần Cảng Hải
Phòng
2.1.1.Tiềm năng của Cảng
Tân Vũ là một cảng nước sâu, được đầu tư và lắp đặt hệ thống trang thiết bị
hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp, nên chi nhánh ngày càng thu hút các hãng tàu
chọn là điểm đến cho dịch vụ khai thác của mình. Lượng tàu và hàng hoá thông qua
cảng tăng nhanh. Tổng số 5 cầu tàu với tổng chiều dài 1.002m tương đương với khả
năng xếp dỡ đồng thời 5 tàu.
2.1.2.Sự liên kết giữa Cảng Tân Vũ và Cảng Đình Vũ
Chi nhánh Cảng Tân Vũ thuộc Cảng Hải Phòng (Cảng Tân Vũ) và Công ty cổ
phần Đầu tư & Phát triển Cảng Đình Vũ (Cảng Đình Vũ) cùng được xây dựng đồng

bộ trong dự án Cảng Đình Vũ do Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư. Cảng Đình Vũ
thuộc dự án giai đoạn I gồm 02 cầu tàu do Cảng Hải Phòng nắm giữ 51% cổ phần
chi phối. Cảng Tân Vũ gồm 05 cầu tàu thuộc dự án giai đoạn 2 và 3 được xây dựng
bằng 100% vốn tự có và vốn huy động của Cảng Hải Phòng. Cả hai cảng đều được
đầu tư xây dựng cầu bến và trang thiết bị đồng bộ cùng hệ thống kho bãi tiêu chuẩn.
Trong thời gian gần đây, do sự tăng trưởng và nhu cầu vận chuyển xếp dỡ hàng
container tăng cao, có những lúc có hiện tượng thiếu cầu tàu và phương tiện cục bộ.
Được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban điều hành Cảng Hải Phòng, giữa 2
đơn vị đã ký kết hợp đồng và xây dựng qui chế phối hợp khai thác. Tại tuyến cầu
tiếp giáp 2 Cảng, thông nhau bằng một cổng phụ, phương tiện có thể di chuyển sang
làm hàng từ tháng 3/2015. Cảng Đình Vũ sử dụng dịch vụ của Cảng Tân Vũ dưới
các hình thức: Chuyển cả tàu sang Cảng Tân Vũ khai thác hoặc đưa một phần tàu
sang Cảng Tân Vũ khai thác. Cảng Tân Vũ sử dụng dịch vụ của Cảng Đình Vũ với
hình thức thuê xe nâng, xe vận chuyển hoặc cần trục giàn QC.
Đối với các tàu do Cảng Đình Vũ gửi sang Cảng Tân Vũ nhận khai thác mọi
thông tin về lịch tàu, đặc trưng kỹ thuật tàu, danh sách hàng hóa nhập/xuất, hàng


9
hóa đặc biệt và các yêu cầu khác được thông báo cho các phòng ban chức năng của
Cảng Hải Phòng và Cảng Tân Vũ để chủ động bố trí kế hoạch tiếp nhận và thông
báo các lực lượng liên quan tổ chức thực hiện. Cổng phụ được mở trước khi tàu bắt
đầu làm hàng theo lệnh sản xuất thống nhất từ trực ban 2 Cảng.
Các lực lượng tham gia khai thác tàu đều tuân thủ các quy định về đảm bảo an
ninh trật tự, chịu sự điều phối giao thông của Cảng Hải Phòng trong quá trình khai
thác tàu. Tàu sang Cảng nào lực lượng chỉ đạo tàu Cảng đó chỉ đạo khai thác. Cảng
gửi tàu cử cán bộ chỉ đạo để phối hợp và giải quyết các phát sinh. Các yêu cầu cụ
thể về số lượng xe vận chuyển khai thác, cần trục QC để xếp dỡ đều có sự thống
nhất trước giữa 2 bên về số lượng, thời gian quy định. Hàng hóa nhập xuất qua cả
hai bên đều thực hiện nghiêm túc theo quy định kiểm soát tải trọng đường bộ của

Bộ Giao thông Vận tải. Bộ phận bảo vệ 2 Cảng thường xuyên phối hợp tốt đảm bảo
an ninh bến cảng, an toàn hàng hóa, trang thiết bị và giao thông.
2.1.3. Cơ sở vật chất của cảng Tân Vũ
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất của Cảng

<Nguồn: />
2.2.Sự cần thiết phải xây dựng quy trình điều động tàu tại cảng


10
Cảng biển là đầu mối của các hình thức vận tải biển, bộ, sắt...., nơi tập trung
và chuyển giao hàng hóa, hành khách giữa các phương thức vận tải khác nhau, đồng
thời là nơi tổ chức thực hiện nhiều loại hình dịch vụ đối với hàng hóa, phương tiện
vận tải, thuyền viên, hành khách.
Vì vậy, các bước công việc trong tổng thể các loại hình phục vụ phải được quy
định thống nhất, chặt chẽ và liên kết với nhau, đồng thời phải kết hợp với các khâu
công tác khác của cảng nhằm tạo sự phối hợp chung cho công tác phục vụ phương
tiện và hàng hóa đến cảng. Đó chính là các quy trình cho từng công việc cụ thể.
Với công việc tiếp nhận và điều động tàu tại cảng cũng cần phải quy định các
bước công việc cụ thể và trình tự thực hiện cũng như người chịu trách nhiệm từng
bước công việc đó để phục vụ tàu từ lúc vào đến khi tàu rời khỏi cảng trên cơ sở
điều kiện tự nhiên, trang thiết bị, nhân lực hiện có của từng cảng.
Hiện chỉ có các cảng biển lớn đã xây dựng được những quy trình phục vụ cụ
thể cho từng loại hình công việc trong cảng. Các cảng biển nhỏ thì hầu như chưa tự
xây dựng cho mình những quy trình cụ thể, trong đó có quy trình tiếp nhận và điều
động tàu tại cảng, mà chỉ theo kinh nghiệm hoặc áp dụng quy trình của các cảng
lớn. Tuy nhiên việc áp dụng này nhiều khi dẫn đến những bất cập vì điều kiện về
tự nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ... của các cảng là khác nhau.
Hiện nay, nước ta có hơn 130 cảng biển các loại thì cảng biển loại nhỏ
chiểm hơn 50% số lượng cảng, hầu hết các cảng biển này thuộc các địa

phương, các Bộ ngành và các doanh nghiệp quản lý. Chỉ tính riêng cho khu
vực cảng biển Hải Phòng, với 14 cảng biển lớn nhỏ, có 9 cảng biển thuộc địa
phương và các ngành khác (ngoài ngành hàng hải) quản lý.
Vì vậy việc xây dựng quy trình cho các công việc phục vụ tàu, trong đó có quy
trình tiếp nhận tàu vào cảng hiện đang là vấn đề cần thiết đối với các cảng biển
nhỏ.
2.3. Quy trình tiếp nhận tàu
2.3.1.Nguyên tắc chung
 Thứ nhất là phải quy định đầy đủ theo thứ tự các bước công việc liên quan đến
tiếp nhận và điều động tàu từ lúc tàu vào đến lúc tàu ra khỏi cảng nhằm đảm bảo


11
việc phục vụ tàu một cách liên tục, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trên
cơ sở điều kiện hiện có về điều kiện địa lý, trang thiết bị, tàu lai dắt, hệ thống
cầu tàu, kho bãi..... của cảng.
 Thứ hai là quy định trình tự thực hiện các bước công việc và gắn trách nhiệm
của người hoặc đơn vị thực hiện các bước công việc đó nhằm phân công cụ thể
cho từng cá nhân, bộ phận hoặc đơn vị tiếp nhận và phối hợp thực hiện.
 Thứ ba là phải tính toán đến mức độ phục vụ của cảng về chuyên môn hóa nhằm
tiếp nhận giải phóng tàu để lập kế hoạch điều động một cách khả thi theo yêu
cầu của Đại lý, Chủ tàu, Chủ hàng.
 Thứ tư là phải tôn trọng nguyên lý "sắp hàng", tức là tàu đến trước phục vụ
trước, đến sau phục vụ sau. Đồng thời chú trọng đến các điều kiện chuyên môn
hóa khu vực: cầu tàu, kho bãi, vùng nước cảng và các trang thiết bị trên cầu
cảng....
2.3.2.Xây dựng quy trình tiếp nhận tàu
* Cơ sở để lập quy trình cần dựa vào các tài liệu liên quan:
- Các yêu cầu của Chủ tàu, Đại lý.
- Các thông tin của Chủ hàng, Đại lý và các cơ quan liên quan.

- Kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ, Hoa tiêu.
- Các văn bản quy phạm của ngành: Quy chế sử dụng tàu lai hỗ trợ trong vùng nước
cảng; Bảng thủy triều khu vực; Thông báo luồng của Bảo đảm an toàn hàng hải;
Định mức xếp dỡ giải phóng tàu....
* Các bước công việc chính: Tùy tình hình cụ thể của từng cảng mà có thể đề ra các
bước công việc chính về tiếp nhận và điều động tàu như sau:
- Trực ban Điều độ khai thác tiếp nhận các yêu cầu từ Đại lý, Chủ tàu và các thông
tin liên quan đến sản xuất của các đơn vị trong cảng.
- Bộ phận kế hoạch lập Dự kiến kế hoạch tiếp nhận, điều động tàu tại cảng trong
tuần. Sau đó trình Giám đốc duyệt tại Hội nghị giao ban khai thác tuần.
- Trực ban tiếp nhận xác báo tàu đến và rời cảng từ Đại lý.
- Bộ phận kế hoạch lập kế hoạch điều động tàu vào, ra cảng hàng ngày, trình Giám
đốc


12
hoặc Trưởng phòng phụ trách duyệt kế hoạch ngày. Sau đó gửi kế hoạch điều động
tàu hàng ngày tới Cảng vụ Hàng hải phê duyệt.
- Căn cứ phê duyệt kế hoạch điều động tàu ra vào cảng trong ngày của Cảng vụ
Hàng hải, Bộ phận trực ban thông báo tới Công ty Hoa tiêu; Đơn vị tàu lai hỗ trợ;
Bộ phận buộc cởi dây và các đơn vị liên quan tiến hành tổ chức thực hiện điều động
tàu an toàn.
- Trực ban thông báo kế hoạch làm hàng đến các đơn vị xếp dỡ. Các đơn vị xếp dỡ
tổ chức bốc xếp hàng cho tàu. Trực ban giám sát tình hình sản xuất của các đơn vị
này theo đúng kế hoạch, đồng thời tham gia giải quyết các vướng mắc xảy ra tại
hiện trường và ghi chép vào "Nhật ký sản xuất" theo từng ca.
- Hàng ngày Trực ban báo cáo tổng hợp sản lượng theo ngày. Nếu không đảm bảo
đúng kế hoạch đề ra thì Trưởng Điều độ xem xét và đề ra các phương án đẩy nhanh
tiến độ để trình Giám đốc duyệt.
2.4. Quy trình khai thác tàu

2.4.1.Xếp dỡ hàng hóa
 Chuẩn bị trước lúc tàu cập
- Xí nghiệp Xếp dỡ phải chuẩn bị nhân lực, công cụ…theo kế hoạch xếp dỡ.
- Xí nghiệp Cơ giới chuẩn bị các điều kiện cần thiết để các thiết bị sẵn sàng hoạt
động theo yêu cầu.
 Sau khi tàu cập
- Khi tàu đã neo buộc ổn định vào cầu cảng, Trực ban khai thác sẽ liên lạc với Chủ
hàng, Đại phó của tàu để xác định thời gian bắt đầu làm hàng và thông báo cho Xí
nghiệp Xếp dỡ chuẩn bị công việc.
- Xí nghiệp Xếp dỡ, Xí nghiệp Cơ giới nhanh chóng tập kết đầy đủ nhân lực, Bảng
2.1 Cơ sở vật chất của Cảng

phương tiện, công cụ xếp dỡ…tại vị trí làm hàng.

- Xí nghiệp Xếp dỡ triển khai công việc xếp dỡ hàng. Nếu có trở ngại không giải
quyết được phải báo với Trực ban khai thác để cùng nhau bàn bạc xử lý.
- Trong quá trình làm hàng, nếu Chủ hàng không bố trí đủ phương tiện vận tải đến
Cảng giao nhận hàng theo cam kết (hợp đồng) thì phải chịu các chi phí phát sinh
thực tế.


13
- Trực ban khai thác giám sát thời gian giao ca của ca sản xuất, ghi chép vào sổ
từng ca cụ thể.
- Nếu tàu có sử dụng các dịch vụ của Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ của cảng, Xí
nghiệp Cung ứng Dịch vụ phải cung cấp giấy xác nhận cho Phòng Thương vụ
ngay sau khi kết thúc sử dụng dịch vụ.
- Khi kết thúc công tác xếp dỡ, đại diện Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ kết toán tàu
hoặc xác nhận số liệu với chủ hàng và gửi chứng từ cho Phòng Thương vụ để lên
bảng tính chuyển kế toán lên hóa đơn cho khách hàng.

2.4.2.Chuẩn bị cho tàu rời bến
 Đối với tàu ngoại
Sau khi nhận được thông báo kế hoạch tàu rời bến từ chủ tàu (Đại lý), Trực ban
khai thác thông báo cho Xí nghiệp Xếp dỡ để chuẩn bị công nhân cởi dây, thông
báo cho thuyền trưởng các tàu lai nếu có sử dụng tàu lai hỗ trợ.
Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ hoàn chỉnh các số liệu liên quan đến hàng hoá và
chuyển ngay cho Phòng Thương vụ lên Bảng tính đối chiếu với khách hàng trước
khi xuất hoá đơn.
Phòng Kế hoạch - Khai thác xác nhận thông tin hàng hải để phòng Thương vụ
lên bảng tính với đối chiếu với khách hàng.
 Đối với tàu nội
Tương tự tàu ngoại nhưng Trực ban khai thác yêu cầu đại diện tàu phải đến làm
việc trực tiếp tại phòng Thương vụ để nộp các khoản phí hàng hải và sử dụng dịch
vụ của Cảng nếu có trước khi tàu rời Cảng.
2.5.Thủ tục đăng kí ra vào cảng
Khách hàng (chủ tàu, đại lý tàu, chủ hàng) thông báo tàu đến Cảng Hải Phòng
bằng cách ghi đầy đủ các thông tin trên mẫu thông báo tàu đến và yêu cầu dịch vụ
(mẫu BM.23.06 kèm theo) sau đó gửi về phòng Khai thác tập hợp theo số điện thoại
0313 859947 (hoặc 0313 836942) và số fax: 0313 551337 để đăng ký tàu đến và
yêu cầu các dịch vụ.


14
Phòng Khai thác căn cứ thực tế sản xuất của Cảng, thông báo tàu đến, hàng
hoá trên tàu và các yêu cầu dịch vụ để lập kế hoạch điều động tàu ra, vào báo cáo
lãnh đạo Công ty duyệt và gửi Cảng vụ, Công ty Hoa tiêu.
Các phòng, ban và các chi nhánh cảng căn cứ theo kế hoạch đã được phê duyệt để
tổ chức triển khai thực hiện.
Khách hàng đăng ký các dịch vụ xếp dỡ từng tàu, từng ca thông qua hệ thống
trực ban sản xuất của chi nhánh Cảng Tân Vũ theo số điện thoại: 0313 614462

-Mẫu thông báo tàu đến (đi) và yêu cầu dịch vụ


15

Hình 2.2. Mẫu thông báo tàu đến (đi) và yêu cầu dịch vụ
<Nguồn: >


16
-Mẫu thông báo tàu đi (đến) và yêu cầu dịch vụ bằng tiếng anh
Hình 2.3. Mẫu thông báo tàu đi (đến) và yêu cầu dịch vụ bằng tiếng anh

<Nguồn: >

2.6.Nhận xét chung


17
Việc xây dựng quy trình tiếp nhận tàu với các bước công việc chính theo trình
tự ở trên nhằm quy định phục vụ tàu một cách liên tục, thống nhất giữa các bộ phận
từ lúc tàu vào đến khi tàu rời cảng. Cảng Tân Vũ với hệ thống cơ sở vật chất
hiện đại, đầy đủ đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận và khai thác tàu, trở thành
chi nhánh Cảng trọng điểm của công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
2.7.Kết quả kinh doanh
Đến năm 2014 Chi nhánh Cảng Tân Vũ đã đạt được chỉ tiêu Đại hội lần
thứ I đề ra. Sản lượng xếp dỡ hàng hóa tăng 138,72%, gấp 1,1 lần chỉ tiêu đại
hội đề ra (130%/năm), đạt 8,7 triệu tấn (chỉ tiêu: 6 triệu tấn; doanh thu tăng
trưởng bình quân 141%/năm (chỉ tiêu 133,1%), đạt 607 tỷ đồng (Chỉ tiêu: 330
tỷ đồng). Tổng lợi nhuận 5 năm đạt 521 tỷ đồng, bình quân 104,2 tỷ

đồng/năm.1

1

Số liệu tham khảo từ tài liệu Đại hội Cổ đông 2015


18

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Triển vọng phát triển của công ty
Cảng Hải Phòng là cảng tổng hợp quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế (IA) trong
tương lai sẽ đẩy mạnh phát triển tại 2 khu chức năng:
-Khu vực Lạch Huyện: sẽ được đầu tư và tập trung khai thác hàng tổng hợp, hàng
container xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng tàu có trọng tải tới 100.000DWT ,
4000 ÷ 6.000 TEU
-Khu vực Đình Vũ: sẽ tiếp tục được đầu tư để khai thác hàng tổng hợp, hàng
container xuất nhập khẩu, hàng nội địa được vận chuyển bằng tàu có trọng tải
từ 20.000 ÷ 30.000 DWT (giảm tải). Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng Cảng tại
khu vực Lạch Huyện là dự án trọng điểm được ưu tiên trong giai đoạn 20152020.
Thực tế cho thấy, dù trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động, nhiều ngành bị ảnh
hưởng nặng nề nhưng khai thác và dịch vụ cảng vẫn là một trong những ngành có
tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu
3.2.1. Tổng quát
Để nâng cao hiệu quả khai thác tàu, rút ngắn thời gian chờ tàu và bốc dỡ
hàng hóa cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
hải quan, chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa
cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp trong hoạt động khai thác cảng
biển, phát triển giao thông kết nối. Mặt khác các doanh nghiệp khai thác cảng

phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin
và áp dụng kỹ thuật hiện đại vào việc bốc dỡ hàng hóa, phát huy tối đa cơ sở
vật chất hiện có, rà soát thủ tục, quy trình bốc dỡ hàng hóa tạo điều kiện thuận
lợi cho chủ tàu và chủ hàng. Song song với quy hoạch cảng mới phải kèm theo
việc xây dựng kho bãi, tiến hành nạo vét duy tu luồng đạt chẩn quy định.
3.2.2. Giải pháp 1: Giải pháp nhằm nâng cao năng suất giải phóng tàu tại Cảng
Nâng cao năng suất giải phóng tàu tại cảng. Vì năng suất giải phóng tàu của
cảng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để khách hàng quyết định đưa


19
tàu vàocảng làm hàng. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với các chủ hàng
mà đây là vấn đềmà các chủ tàu luôn quan tâm- Nâng cao năng suất làm hàng
của cảng. Mà năng suất làm hàng của cảng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
nhưng có hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất, đó là năng lực về trang
thiết bị xếp dỡ (như cần cẩu bờ, xe nâng, xe xúc) và trình độ chuyên nghiệp
cũng như số lượng của đội ngũ công nhân trực tiếp làm hàng có đáp ứng
ứngđược nhu cầu hay không.
3.2.3. Giải pháp 2: Giải pháp về cơ sở hạ tầng của cảng
Đầu tư, quy hoạch và xây dựng lại cơ sở hạ tầng của cảng để có thể tiếp nhận
các tàu biển vào cảng làm hàng đạt được công suất tối ưu, tạo điều kiện cho việc
bốc dỡ hàng đạt hiệu quả cao. Vì qua quá trình khai thác thực tế cũng như qua tham
khảo ý kiến khách hàng, cho thấy công tác tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn vào
cảng gặp nhiều trở ngại. Thiết kế cầu cảng chính quá hẹp làm cho việc ra vào và
quay trở của các trang thiết bị cơ giới trong quá trình khai thác gặp rất nhiều khó
khăn, dẫn đến năng suất xếpdỡ hàng hóa không đạt yêu cầu.
3.2.4. Giải pháp 3: Giải pháp về nhân sự
Bổ sung nguồn nhân lực đang còn thiếu hiện nay cho cảng để phù hợp với
phương hướng phát triển của cảng và Tổng công ty trong thời gian tới.- Giữ chân
những người làm việc có hiệu quả và đóng góp nhiều cho quá trình hoạt động của

cảng.- Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân
trưc tiếp xếp dỡ hàng hóa. Vì đây là yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng
công việc xếp dỡ và năng suất làm hàng tại cảng.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với công ty
Từ những giải pháp được đề ra như trên, em xin kiến nghị đến Hội đồng Quản
trị công ty và Tổng Giám đốc như sau:
-Liên kết với các công ty xếp dỡ bên ngoài để thực hiện công việc trong trường hợp
công ty thiếu công nhân
-Thành lập tổ bảo dưỡng và sữa chữa các trang thiết bị củ cảng để có thể tiếnhành
sữa chữa kịp thời khi thiết bị hư hỏng.


20
3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước :
- Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ đến hoạt động vận tải cũng như hoạt động,
dịch vụ khai thác cảng biển để tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh.
- Nâng cấp và sữa chữa cơ sở hạ tầng giao thông hiện có để góp phần thu hút nguồn
đầu tư của nước ngoài, hạ giá thành sản phẩm do chi phí vận chuyển thấp khi
cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm.Giao thông thuận lợi sẽ giảm giá thành sản phẩm, làm cho
sản phẩm của chúng ta cạnh trạnh hơn trên thị trường trong nước với các
hàng hoá nước ngoài nhập vào, đồng thờicũng cạnh trạnh sản phẩm của mình
trên thị trường thế giới.
- Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập nên cơ sở hạ tầng giao thông rất
quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước vươn mình ra thế giới.


21


KẾT LUẬN
Đứng trước cơ hội lớn trong vệc phát triển tiềm năng khai thác cảng, chi
nhánh Cảng Tân Vũ thuộc công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đang có những bước
chuyển mình rất lớn trong công tác tiếp nhận và khai thác tàu. Từ đó khẳng định
được vị thế của mình trong khu vực và quốc tế. Cảng Tân Vũ với vị trí cửa ngõ khi
nằm ở đầu cửa sống đóng vai trò là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước khi
là vị trí thuận lợi nhất đón tàu vào xếp dỡ.
Qua quá trình thực tập tại công ty, em cũng đã thu nhận được phần lớn vốn
kiến thức cơ bản về chuyên ngành. Hiểu hơn được công việc mình có thể đảm
nhiệm sau khi ra trường. Với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cũng như
đơn vị thực tập đã giúp em hoàn thành đề tài “Quy trình tiếp nhận và khai thác tàu
biển tại cảng Tân Vũ thuộc công ty cổ phần cảng Hải Phòng”.
Tóm tắt những vấn đề đã giải quyết được ở bài báo cáo:
-

Hiểu rõ về lịch sử hình thành và phát triển của công ty

-

Mục đích kinh doanh của công ty

-

Quy trình tiếp nhận và khai thác tàu tại chi nhánh cảng Tân Vũ thuộc công ty cổ
phần Cảng Hải Phòng

-

Rút ra được những giải pháp cho sự phát triển hiệu quả hoạt động tiếp nhận và

khai thác tàu.
Giải pháp đưa ra cho cảng là cần nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua các

việc làm cụ thể như: Nâng cao năng suất giải phóng tàu tại cảng, Nâng cao cơ
sở vật chất,Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện những giải pháp
này sẽ phần nào giúp cảng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc giữ
chân khách hàng cũ và thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng mới.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ môn Logistics và quản trị
chuỗi cung ứng, PGS.TS Dương Văn Bạo đã hướng dẫn em hoàn thành bài tập lớn
này.
Hải Phòng ngày 04 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Cao Quốc Cường


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1.ThS. Phạm Việt Hùng,TS. Đặng Công Xưởng-Khoa Kinh tế Vận tải biển, Trường
ĐHHHVN, “Xây Dựng Quy Trình Tiếp Nhận Tàu Tại Cảng” Tạp chí Khoa học
Công nghệ Hàng Hải (Số 25 – 1/2011), tr. 30-32.
2. Tài liệu Đại hội Cổ đông công ty cổ phần Cảng Hải Phòng 2015
3. Phạm Thiết Quát (2004), “Một số giải pháp nhằm tăng thị phần vận tải”, Tạp chí
Hàng hải Việt Nam, (10/2004), tr.27-29.
4. Võ Nhật Thăng (2004), “Một số kiến nghị về việc hoàn thiện các văn bản luật
điều chỉnh hoạt động dịch vụ đại lý vận tải đường biển tại Việt Nam”, Tạp chí
Hàng hải Việt Nam, (12/2004), tr.31-35.
Websites:
5.



×