Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH sản xuất thương mại điện nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.42 KB, 71 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của
các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các doanh
nghiệp có quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
để đạt được lợi nhuận từ chính sản phẩm đó. Để có thể cạnh tranh với các
đối thủ của mình, mỗi doanh nghiệp phải có kế sách hợp lý, hiệu quả cạnh
tranh không chỉ đơn thuần là về mặt chất lượng mà còn cạnh tranh về giá.
Muốn vậy, doanh nghiệp phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất, nâng
cao hiệu quả sản xuất,chất lượng sản phẩm, mặt khác cần chú trọng tới hoạt
động xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, tiết kiệm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển.
Đối với ngành công nghiệp đúc gang, công ty TNHH sản xuất - Thương mại
Điện Nam là một trong những đơn vị sản xuất gang tiêu biểu đã đạt được những thành
tựu to lớn, thương hiệu DINACO® đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị
trường trong nước và nước ngoài.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Kinh tế & Quản trị
kinh doanh – Trường Đại học Hải Phòng, em đã được tiếp cận và trang bị
cho mình về lý luận, các học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cô về các
vấn đề tài chính, thanh toán quốc tế, luật trong kinh doanh quốc tế… Tuy
nhiên, để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho
em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học có
nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiến thức về
quản lý doanh nghiệp.
Thực tập chính là cơ hội cho em được tiếp cận với thực tế, được áp
dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý
tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được.



2

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lý thuyết về lập kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm cùng với tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH sả n xuất Thương mại Điện Nam. Em đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo
với chuyên đề: “Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH sản xuất - Thương mại
Điện Nam”.
Khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại
Điện Nam, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ,
công nhân viên của công ty, em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về
tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài báo cáo thực tập
của mình. Bài báo cá o thực tập tổng hợp này chính là những gì em tìm
hiểu được qua thời gian thực tậ p tại công ty TNHH sản xuất - Thương mại
Điện Nam.
Báo cáo thực tập gồm 3 nội dung:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH sản xuất - Thương mại Điện
Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH sản
xuất - Thương mại Điện Nam.
Chương 3:Một số biện pháp nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất
khẩu của công ty TNHH sản xuất - Thương mại Điện Nam.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI ĐIỆN NAM
1.1. Qúa trình ra đời và phát triển của công ty TNHH sản xuất - Thương mại
Điện Nam.
Công ty TNHH sản xuất – Thương mại Điện Nam (viết tắt là DINACO)

được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 17 tháng 5 năm 2005, theo giấy
chứng nhận kinh doanh số: 0200630344 do phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch
và đầu tư Hải Phòng cấp lần đầu ngày 17/05/2005. Đăng ký hoạt động kinh doanh
thay đổi lần thứ 2 ngày 06 tháng 04 năm 2013.
Vốn điều lệ: 8.900.000.000 đồng.
Người đại diện theo pháp luật của công ty: (ông) Trần Quốc Thịnh
- Chức danh: Giám đốc công ty.
- Quốc tịch: Việt Nam
- Dân tộc: Kinh
- Giới tính: Nam
- Ngày sinh: 25/08/1983
- Loại giấy chứng thực cá nhân: chứng minh nhân dân
- Ngày cấp: 11/02/2014
- Nơi cấp: Công an Thành phố Hải Phòng
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn Phương Mỹ, Xã Mỹ Đồng, Huyện
Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.
- Chỗ ở hiện tại : Thôn Phương Mỹ, Xã Mỹ Đồng, Huyện Thuỷ Nguyên, Hải
Phòng.
Công ty có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là: Đúc và gia công cơ khí các mặt
hàng kim loại đen, màu; buôn bán máy móc thiết bị và vật tư công nghiệp; xuất
khẩu các mặt hàng sản xuất ra.


4

1.1.2.Qúa trình phát triển của công ty
Ngay từ ngày thành lập, DINACO đã không ngừng mở rộng, đầu tư khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. Trải qua chín năm

hoạt động, hiện nay DINACO đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực đúc luyện gang thép, kim loại màu.
Năm 2010 doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 3 tỷ đồng lên 8,9 tỷ đồng.
Với đội ngũ công nhân lành nghề, quản lý có trình độ và trang thiết bị máy
móc đầy đủ, hiện đại, DINACO đã đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm gang
cho nhiều nhà máy sản xuất thiết bị trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên
thế giới, sản lượng trung bình trên 500 tấn/tháng.
Sản phẩm của DINACO được sản suất theo quy trình quản lý đạt tiêu chuẩn
ISO 9001:2008.
Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy
định giấy phép đầu tư, điều lệ công ty, luôn thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý
chất thải bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động theo
các quy định của Nhà nước Việt Nam. Công ty đã trải qua nhiều thử thách và không
ngừng phát triển như ngày hôm nay. Hiện nay công ty đã có hơn 200 cán bộ công
nhân viên có đầy đủ trình độ và tay nghề. Về máy móc thiết bị thì cũng được trang
bị đầy đủ cho lao động.
Định hướng đưa DINACO ngày càng lớn mạnh và góp phần vào công cuộc
xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. DINACO đang xây dựng chiến
lược đầu tư nhà máy sản xuất gang thép công nghệ tự động hóa, năng suất 600
tấn/tháng, với tổng mặt bằng trên 12.000m2. Ban lãnh đạo DINACO quyết tâm đưa
DINACO trở thành một thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đúc
luyện gang thép, kim loại màu.


5

1.2. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 1.1: Các ngành nghề kinh doanh của công ty.
TT


Tên ngành

1
2
3
4
5
6

Đúc săt, thép
Rèn, dậ p và cán kim loại; luyện bột kim loại
Gia công cơ khí
Sản xuất cá c cấ u kiện kim loại
Sản xuất sắ t, gang, thép
Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điên, thiết bị phân

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

phối và điều khiển điện
Sản xuất cá c thiết bị nâng, hạ và bốc xếp

Sản xuất thiết bị điện chiếu sá ng
Sản xuất máy công cụ và máy tạ o hình kim loại
Sản xuất máy luyện kim
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khá c
Bán buôn máy móc, thiêt bị và phụ tùng máy nông nghiệp
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Bán buôn kim loại và quặng kim loại
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
Bán phụ ô tô và xe có động cơ khác.
Bán phụ tùng và cá c bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có

18
19
20
21
22
23
24

động cơ khác.
Tái chế phế liệu
Xây dựng nhà cá c loại
Phá dỡ
Chuẩn bị mặt bằng
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Bốc xếp hàng hóa
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Mã ngành
2431

2591
2592
2511
2410
2710
2816
2740
2822
2823
4659
4653
4661
4662
4663
4511
4530
3830
4100
4311
4312
4933
5224
5210


6

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Điện Nam
1.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

PHÒNG KINH
DOANH

BP.XUẤT
NHẬP
KHẨU

BP.KINH
DOANH
NỘI ĐỊA

PHÓ GIÁM ĐỐC
NỘI CHÍNH

PHÒNG KỸ
THUẬT

BP.ĐỔ
HÀNG

BP.CƠ
KHÍ

PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN

SỰ

BP.HÀNH
CHÍNH

BP.QUẢN
LÝ NHÂN
SỰ

PHÒNG KẾ
TOÁN TÀI
CHÍNH

BP.KẾ
TOÁN
THUẾ

BP.KÉ
TOÁN
NỘI BỘ

( Nguồn: Phòng Giám đốc)


7

Đây là kiểu cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến. Loại cơ cấu này có đặc
điểm cơ bản là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới được quy định theo nguyên tắc
trực tuyến (đường thẳng). Người thừa hành chỉ biết quan hệ, nhận nhiệm vụ và chịu
trách nhiệm với một cấp trên trực tiếp. Ngược lại, người lãnh đạo cấp trên không

chỉ biết giao nhiệm vụ, tạo mọi điều kiện mà còn phải chịu trách nhiệm trực tiếp
trước mọi hoạt động và thất bại của cấp dưới do mình phụ trách. Mô hình này thực
hiện nghiệm túc chế độ một thủ trưởng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. DINACO
là đơn vị sản xuất trực tiếp có mô hình vừa và nhỏ vì vậy rất phù hợp với kiểu cơ
cấu tổ chức này.
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng ban ngành.
Giám đốc : Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý. Giám đốc có các
quyền và nhiệm vụ sau đây:
• Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty.
• Ra phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty.
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.
• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh
vực hoạt động kinh doanh của công ty theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc
và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân
công và thực hiện.
Phó giám đốc nội chính: Là người giúp giám đốc điều hành một số hoạt động
của công ty về mặt tài chính và nhân sự theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc
và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân
công và thực hiện.
Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt
trong Công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của Công ty, tiếp cận và nghiên cứu thị
trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng


8

mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách
hàng.

Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi,
đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo sản xuất sản
phẩm đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án
sản xuất hiệu quả nhất.
• Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh đó.
• Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối.
• Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu
cho doanh nghiệp.
• Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ
nhất cho khách hàng.
Phòng kĩ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược
phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty. Bộ phận lập kế hoạch sẽ tiến
hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch về tiến độ thi công,
về việc điều động vật tư, thiết bị cho các đơn vị thi công để đảm bảo tiến độ thi
công đó…
Phòng hành chính nhân sự : Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình
biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng,
bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân
viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản,
hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quan đến Công ty. Tiếp nhận và
theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,….
Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý
lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,….
Phòng kế toán hành chính: Giúp giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình


9


hình tài chính của công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán có thể quy
về 3 nội dung lớn:
• Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá
trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
• Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp… cho
người lao động.
• Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không.
Công tác tổ chức bộ máy của công ty cơ bản đầy đủ. Bộ máy quản lý của
công ty được thực hiện theo phương thức quản lý trực tiếp, tập trung để giám đốc
công ty có thể nắm được tình hình sản xuất và kinh doanh một cách kịp thời.


10

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1.5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2014

Đơn vị tính : Đồng
Chênh lệch 2013 so với

Chênh lệch 2014 so với

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


A

1

2

3

50.133.997.60

51.049.739.95

52.894.732.37

I. Tổng doanh thu
1. Doanh thu bán hàng và cung

4

6

4

915.742.352

1,8266

8


cấp dịch vụ
2. Doanh thu hoạt động tài

50.125.895.604 51.043.059.050 52.889.002.124 917.163.446

1,8297

1.845.943.074 3,6164

chính

8.102.000
44.166.434.65

6.680.906
44.417.380.03

5.730.250
45.683.377.14

(1.421.094)

(17,54)

(950.656)
1.265.997.10

14,2294

II. Tổng chi phí

3.Giá vốn hàng bán
4. Chi phí quản lý kinh doanh
5. Chi phí tài chính
III. Tổng lợi nhuận trước

9
40.625.305.059
1.406.050.600
2.135.079.000

7
41.894.029.403
1.704.960.404
818.390.230

0
43.222.548.678
1.824.557.000
636.271.462

250.945.378
1.268.724.344
298.909.804
(1.316.688.770)

0,5682
3,123
21,2588
61,6693


3
1.328.519.275
119.596.596
(182.118.768)

2,8502
3,1711
7,0146
(22,25)

thuế
IV. Thuế thu nhập doanh

5.972.562.945

6.632.359.919

7.211.355.234

659.796.974

11,0471 578.995.315

nghiệp

1.045.198.515

1.558.604.581

646.456.232


513.406.066

49,1204 (912.148.349) (58,52)

2012
Số tiền
4=2-1

2013
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
5=4/1
6=3-2
7=6/2
1.844.992.41
3,6141

8,7299


11

1.491.143.66
V. Tổng lợi nhuận sau thuế
VII.Tỷ suất lợi nhuận trước

4.927.364.430


5.073.755.338

6.564.899.002

146.390.908

2,971

4

29,3893

11,91

12,99

13,63

-

-

-

-

9,83

9,94


12,41

-

-

-

-

thuế trên doanh thu thuần
(%)
VIII.Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu thuần
(%)

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty


12

Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH sản xuất - Thương mại Điện Nam trong giai đoạn 2012 - 2014 phần lớn là
tăng lên, cụ thể:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là
50.125.895.604 đồng. Năm 2013 doanh thu thuần về bán hàng là 51.043.059.050
đồng. Ta thấy chỉ tiêu này của doanh nghiệp năm 2013 cao hơn năm 2012 là
917.163.446 đồng tương ứng với 1,8297%. Đến năm 2014 thì doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 52.889.002.124 đồng, tăng 1.845.943.070 đồng so
với năm 2013 tương ứng tăng 3,6164 %. Ta thấy, doanh thu của công ty vẫn tăng

lên từng năm cho thấy tình hình hoạt động của công ty vẫn rất ổn định.
Gía vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.268.724.344 đồng
tương ứng tăng 3,123%. Đến năm 2014 tăng 1.328.519.275 đồng tương ứng tăng
3,1711% so với năm 2013.Gía vốn hàng hóa tăng dần đều qua các năm , tốc độ
tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, có thể nói
đây là sự cố gắng lớn của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, giảm giá thành
sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ.
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 đạt 1.406.050.600 đồng, đến năm
2013 đạt 1.704.960.404 đồng, tăng 298.909.804 đồng tương ứng với 21,2588%.
Năm 2014 chi phí quản lý kinh doanh đạt 1.824.557.000 đồng tương ứng tăng
119.596.596 đồng với tỷ lệ 7,0146% so với năm 2013.Chi phí quản lý kinh doanh
tăng đã một phần nào nó làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm sút.
Tổng lợi nhuận trước thuế được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi
tổng chi phí. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 đạt 5.972.562.945
đồng, đến năm 2013 đạt 6.632.359.919 đồng, tăng 659.796.974 đồng tương ứng với
11,0471%. Đến năm 2014 tăng chậm hơm so với 2013 tăng 578.995.315 đồng
tương ứng với 8,7299%. Có sự gia tăng này cho thấy hoạt động kinh doanh của
công ty đang dần phục hồi. Có sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng lên của doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm.


13

Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sản xuất của doanh nghiệp cho thấy số tiền chính xác mà doanh nghiệp thu về sau
các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận sau
thuế của công ty TNHH sản xuất - Thương mại Điện Nam năm 2013 đạt
5.073.755.338 đồng tăng so với năm 2012 là 2,971% tuy có tăng nhưng còn tăng
chậm. Đến năm 2014 tăng


mạnh lên 6.564.899.002 đồng tương ứng

tăng

29,3893%.
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH sản xuất Thương mại Điện Nam có xu hướng đi lên trong giai đoạn 2012-2014.
1.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của công ty.
1.5.1. Cơ cấu lao động của công ty.
Công ty TNHH sản xuất-Thương mại Điện Nam đi vào hoạt động từ năm
2005 nhưng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên vững mạnh, đa số là
lao động trẻ, làm đúng chuyên môn, có tay nghề cao, hăng hái, nhiệt tình trong công
việc, có sự sáng tạo trong quá trình lao động và sự đoàn kết trong các tổ đội sản
xuất đó, là một lợi thế rất lớn để công ty thực hiện các mục tiêu, chiến lược, định
hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
Tổng số công nhân viên trong công ty tính đến đầu năm 2014 là 124 người.
Trong đó lao động trực tiếp là 107 người, lao động gián tiếp là 17 người.


14

Bảng 1.5.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH sản xuất – Thương mại Điện
Nam 2012 - 2014
Đơn vị : Người
2012
STT

Chỉ tiêu

Số
lượng


1

2

Độ tuổi

Giới tính

Trình độ

(%)

lượng

Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ
trọng
(%)

55

65


54,17

67

54,03

30-45

30

30

33

27,5

34

27,42

45-60

15

15

22

18,33


23

18,55

Nam

65

65

70

58,33

72

58,06

Nữ

35

35

50

41,67

52


41,94

Đại học

20

20

30

25

35

28,23

68

68

72

60

71

57,26

12


12

18

15

18

14,51

nghề

đào tạo

5

trọng

Số

55

Chưa qua

4

Tỷ

2014


18-30

Trung cấp
3

2013

Hình thức

L/đ trực tiếp

85

85

96

80

100

80,65

lao động

L/đ gián tiếp

15

15


24

20

24

19,35

100

100

120

100

124

100

Tổng số lao động

( Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Thông qua bảng trên ta thấy số lượng lao động dịch chuyền tăng qua các
năm 2012-2014
Chất lượng lao động khá cao, đa số cán bộ công nhân viên của công ty đều qua đào
tạo, chỉ có một số vị trí không đòi hỏi phải qua đào tạo như bảo vệ, công nhân tổ thợ phụ
làm công tác quét dọn xưởng, sơn, bốc xếp hàng, sàng rỉ gang… Cán bộ chuyên môn
chủ yếu là tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Công nhân sản xuất chủ yếu là công nhân có tay

nghề, làm lâu năm, bậc 3, bậc 4, một số ít thì qua đào tạo sơ cấp ngắn hạn 3 tháng, học


15

việc tại xưởng. Với đội ngũ lao động như vậy công ty TNHH sản xuất - thương mại Điện
Nam càng thêm tự tin để thực hiện kế hoạch, sản xuất thêm một số mặt hàng mới theo
đơn đặt hàng, theo mẫu mà khác khàng gửi đến.
Ổn định tổ chức, cải tổ bộ máy hoạt động của đơn vị, coi trọng yếu tố con
người có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất để phân công bố
trí công việc hợp lý có năng suất cao và hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của
ban lãnh đạo.
Về độ tuổi lao động : nhìn chung lao động phổ thông từ 18-45 tăng dần, năm
2012 có 85 người tương ứng 85 % tổng số lao động của công ty ,năm 2013 có 98
người tương ứng 81,67% , đến năm 2014 gồm 101 người tăng 16 người so với năm
2012
Về giới tính qua các năm có sự chênh lệch giữa nam và nữ,số lao động nam
lớn hơn số lao động nữ và tăng dần qua các năm. Năm 2014 so với năm 2012 tăng 7
lao động nam và 17 lao động nữ.
Về trình độ lao động :
Năm 2012, công ty TNHH sản xuất - Thương mại Điện Nam có số lao động
là 100 người, trong đó số người có trình độ đại học là 20 người chiếm 20%, trung
cấp nghề 68% với số lượng người là 68 người,còn lại 12% là chưa qua đào tạo.Ta
thấy, số lượng lao động có năng lực và trình độ đại học và trung cấp còn ít, số lượng
lao động chưa qua đào tạo tương đối lớn.
Qua nhiều đợt tinh giảm biên chế số lao động chưa đạt trình độ, kết hợp với
sự tuyển chọn nhiều lao động trẻ có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn tham
gia sản xuất để hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn. Đến năm 2013, số lao động
tăng từ 100 người lên 120 người tăng gần 17%. Cơ cấu lao động theo trình độ đã có
sự thay đổi, tăng số lượng người có trình độ đại học và trung cấp, giảm số lượng lao

động chưa qua đào tạo. Theo đó, số lao động có trình độ đại học là 30 người tương
ứng với 25%, tăng 5% so với năm 1012. Số lao động có trình độ trung cấp nghề là
72 người chiếm 60%, giảm so với năm 2013 là 8%. Số lao động chưa qua đào tạo
là 18 người tương ứng với 15%.


16

Năm 2014, công ty mở rộng cơ cấu lao động, tạo việc làm cho 124 người.
Trong đó, số lao động có trình độ đại học cũng cao hơn so với năm trước, gồm 35
người chiếm 28,23%, tăng 3,23% so với năm 2013. Số lao động có trình độ trung
cấp nghề cũng chiếm 57,26%. Số lao động chưa qua đào tạo là 18 người chiếm
14,51%. Trải qua quá trình phát triển, đội ngũ lao động của công ty ngày càng lớn
mạnh không những về số lượng mà cả về chất lượng. Cùng với sự phát huy nội lực,
nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý và năng lực tổ chức, quản lý điều
hành của cán bộ cốt cán, cùng với sự cần cù, nhiệt huyết của đội ngũ lao động của
công ty đã đưa công ty ngày càng phát triển và uy tín của công ty ngày càng được
nâng cao rộng rãi.
Thông qua bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy số lao động có trình độ
đại học, trung cấp tăng lên qua từng năm, và số lao động chưa qua đào tạo thì giảm
rõ rệt. Trong vài năm gần đây, công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao
trình độ cho đội ngũ lao động thông qua các khoá đào tạo, huấn luyện nghề ngắn
hạn do công ty tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản
xuất và phân phối sản phẩm. Có thể thấy, đây là một đội ngũ bao gồm những người
có trình độ tay nghề cao và những kỹ thuật viên lành nghề. Không chỉ thế, đây còn
là đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình có trình độ chuyên môn tốt
và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công ty.
1.5.2 Nguồn vốn kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty
1.5.2.1 Nguồn vốn kinh doanh



17

Bảng 1.4: Tỷ trọng vốn và tài sản của công ty năm 2012-2014
Đơn vị: VNĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu
I. Tổng tài
sản
1.Tài sản
ngắn hạn
2.Tài sản
dài hạn
II. Tổng
nguồn vốn
3.Nợ phải
trả
4. Vốn chủ
sở hữu

Chênh lệch

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2013 so với 2012
Số tiền

Tỷ lệ %

27.754.299.083

28.739.007.086

29.906.506.121

984.708.003

3,55

1.167.499.035

4,06

13.650.338.532

12.632.828.161

13.264.282.113

(1.017.510.371)

(7,45)

631.453.952

4,99


14.103.960.551

16.106.178.925

16.642.224.008

2.002.218.374

14,2

536.045.083

3,33

27.754.299.083

28.739.007.086

29.906.506.121

984.708.003

3,55

1.167.499.035

4,06

11.174.159.000


11.085.111.665

11.988.453.201

(89.047.335)

(0,8)

903.341.536

8,15

16.580.140.083

17.653.895.421

17.918.052.920

1.073.755.338

6,48

2014 so với 2013
Số tiền
Tỷ lệ %

264.157.499

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)


1,5


18

Nhận xét :
- Tổng tài sản: Tổng tài sản tăng qua các năm trong đó năm 2013 tăng so với
năm 2012 là 984.708.003VNĐ tương ứng tăng 3,55%, năm 2014 tổng tài sản tăng
so với năm 2013 là 1.167.499.035VNĐ tương ứng với tăng 4,06%.
- Tài sản ngắn hạn: Có sự biến động không đồng đều qua các năm, năm 2013
tài sản ngắn hạn giảm 1.017.510.371 VNĐ tương ứng giảm 7,45%, năm 2014 tài
sàn ngắn hạn tăng 631.453.952 VNĐ tương ứng tăng 4,99%.
- Tài sản dài hạn: tài sản dài hạn tăng qua các năm, năm 2013 tài sản dài hạn
tăng so với năm 2012 là 2.002.218.374VNĐ tương ứng với tăng 14,2%, năm 2014
tài sản dài hạn tăng so với năm 2013 là 536.045.083VNĐ tương ứng với 3,33% .
- Nhìn chung tổng nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm, trong đó tổng
nguồn vốn của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 29.906.506.121VNĐ,
tương ứng tăng 3,55%, tổng nguồn vốn của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013
là 1.167.499.035VNĐ tương ứng tăng 4,06%.
- Nợ phải trả: nợ phải trả của công ty có sự biến động qua các năm, trong đó
nợ phải trả năm 2013 giảm so với năm 2012 là 89.047.335VNĐ tương ứng giảm
0,8%, nợ phải trả của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013 là 903.341.536VNĐ
tương ứng tăng 8,15%.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2013 tăng so với năm
2012 là 1.073.755.338VNĐ, tương ứng tăng 6,48%, năm 2014 vốn chủ sở hữu của
công ty có sự biến động tăng nhẹ so với năm 2013 là 264.157.499VNĐ tương ứng
tăng 1,5%.
1.5.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Điện Nam đã trải qua một quá trình
phát triển ngắn nhưng gặp bao khó khăn của nền kinh tế còn nhiều yếu kém. Nhưng

với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo của công ty, mặc dù gặp
nhiều khó khăn song công ty TNHH sản xuất - thương mại Điện Nam cũng đã đạt
được một số thành tựu nhất định, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công
ty:
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu của công ty luôn hoàn thành các
chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho công ty và không ngừng phát triển qua các năm. Doanh


19

thu từ hoạt động xuất khẩu luôn chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu
của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu các mặt hàng do công ty sản
xuất ra đặc biệt là sự chuyển mạnh sang xuất khẩu trực tiếp góp phần tăng doanh
thu, tăng thu nhập cho người lao động. Trong 3 năm qua, năm nào công ty cũng bù
đắp được chi phí và có lãi, các năm 2012, 2013 và 2014 kim ngạch xuất khẩu của
công ty từng bước thu được mức lợi nhuận cao và tiếp tục đầu tư thêm vào vốn kinh
doanh của mình.
Công ty thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ hiện đại
hoá thiết bị sản xuất hiện đại, nâng cấp nhà xưởng, hệ thống kho tàng và phát triển
sản xuất theo hướng chuyên môn hoá đối với các phân xưởng và đa dạng hoá sản
phẩm đối với công ty để đáp ứng các hợp đồng lớn, hàng hoá có chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Công ty đã duy trì và áp dụng tốt hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO và đã được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000.
Bảng 1.5: Cơ sở vật chất của công ty
Máy móc thiết bị
Máy tính
Máy photo
Máy in
Điện thoại bàn
Lò điện

Máy phun bi
Máy khoan
Xe đầu kéo container

Số lượng
40
10
5
20
4
5
10
25

Công ty có đầy đủ các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho các hoạt động
điều hành công việc tổ chức sản xuất, kinh doanh và giao dịch của Công ty. Còn có
cả hệ thống thông tin bao gồm: điện thoại, telex, fax, computer, mạng Internet đến
tất cả các phòng ban và chi nhánh, . Bên cạnh đó, để phục vụ tốt việc giao nhận
Công ty có 1 đội ngũ xe luôn sẵn sàng, luôn đổi mới kịp thời, bảo dưỡng bảo trì…
đảm bảo về chất lượng. Nhờ đó mà tình hình xuất khẩu của công ty ngày càng phát
triển thúc đẩy sự phát triển và đi lên của công ty.
1.5.3.Quy trình xuất khẩu hàng hóa


20

Nghiên cứu thị trường và tìm đối tác

Lập phương án kinh doanh


Đàm phán và ký kết hợp đồng

Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và tìm đối tác
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu
cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức
nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra.
Cần phải :
Nắm vững thị trường nước ngoài.
Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
Tìm kiếm đối tác giao dịch.
Bước 2 :Lập phương án kinh doanh.
Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường
nứơc ngoài Công ty lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt
động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng
phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Bước 1: đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
Bứơc 2: lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh.
Bước 3: đề ra mục tiêu


21

Bước 4: đề ra biện pháp thực hiện.
Bước 5: đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh.
đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt,
nhữngkhâu còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.

Bước 3: Đàm phám và kí kết hợp đồng.
Đàm phám.
Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế,
văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác như sự phát
triển ,danh tiếng, cũng như khả năng tài chính của đối phương. Đòi hỏi các cán bộ
nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách
hàng, chính trị, xã hội…chính xác và nhanh nhất sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết
hợp đồng đạt hiệu quả tốt.
Kí kết hợp đồng.
Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay
không là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong hợp đồng. Khi
kí kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các diều kiện sau đây:
-Các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
-Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng.
Bước 4: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, công việc hết quan trọng mà doanh
nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ vào
điều khoản đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công
việc mà mình phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp
thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thông tin phản
hồi từ phía đối tác.
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:
Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá.
Chuẩn bị hàng xuất khẩu.


22

Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu.
Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và kẻ kĩ mã hiệu hàng hoá.

Kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Mua bảo hiểm hàng hoá.
Thuê phương tiện vận tải.
Làm thủ tục hải quan.
Giao hàng lên tàu.
Làm thủ tục thanh toán.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại(nếu có).


23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI ĐIỆN NAM
2.1. Một số lý thuyết về hoạt động xuất khẩu.
2.1.1. Khái niệm.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình)
cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể
là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng
thanh toán.
Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế,
từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến hàng hoá sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến
các công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình cho đến hàng hoá vô hình. Hoạt
động này diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể
chỉ diễn ra trong một ngày hay kéo dài hàng năm; có thể diễn ra trên phạm vi lãnh
thổ của một hay nhiều quốc gia khác nhau.
Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là
hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh
doanh quốc tế. Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ
của mình ra nước ngoài . Do vậy mà xuất khẩu được xem như chiến lược kinh
doanh quan trọng của các công ty thanh toán quốc tế.

2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn
vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại
thương. Do vậy, thực chất của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của quốc gia là hoạt
động xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
quốc dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia.
2.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân:
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên
trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trong trong


24

quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Nó là một
trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc
gia:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăng
trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài
được coi là nguồn chủ yếu cuả họ cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư
hoặc vay nợ từ nước ngoài và các quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người
cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm
bảo nước này có thể trả được nợ.
Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới
đã, đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và sự dịch

chuyển cơ cấu kinh tế:
- Coi thị trường là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này
tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ
thể là:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định
sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ qui mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương cho phép
một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần so với
khả năng sản xuất của quốc gia đó.


25

+ Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật công
nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho
sản xuất mới.
+ Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả
sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công
lao động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo từng
bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản
phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác
để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, từng nước không nhất thiết phải sản xuất ra
tất cả các loại hàng hoá mà mình cần, mà thông qua xuất khẩu họ có thể tập trung
vào sản xuất một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng
hoá mà mình cần.
- Một cách nhìn nhận khác lại cho rằng, chỉ xuất khẩu những sản phẩm hàng
hoá thừa trong tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm
phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra

của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm,
do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Đối với việc giải quyết công ăn việc làm: Xuất khẩu thu hút hàng ttriệu lao
động thông qua sản xuất hàng xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
Mặt khác, xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng
nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân.
Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một loại hoạt động cơ bản, là hình thức
ban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch
quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế. . . phát triển theo. Ngược lại sự phát


×