Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

TÌM HIỂU điều KIỆN SINH HOẠT tối THIỂU của THUYỀN VIÊN THEO CÔNG ước MLC 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.98 KB, 90 trang )

KHOA HÀNG HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA HÀNG HẢI

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN SINH HOẠT TỐI THIỂU
CỦA THUYỀN VIÊN THEO CÔNG ƯỚC MLC 2006

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS: BÙI THANH SƠN

DƯƠNG HỮU KỲ
Mã SV:35173
Lớp: ĐKT50-ĐH3

Hải phòng 2014

i


KHOA HÀNG HẢI
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Hàng Hải đã tạo điều kiện thuận
lợi, đặc biệt là sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn:
Th.S Bùi Thanh Sơn để em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !



Ngày 20 tháng 02 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

ii


KHOA HÀNG HẢI
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.

Ngày 20 tháng 02 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

iii


KHOA HÀNG HẢI

BM.TN3 QTĐTTN.HH.03

TRƯỜNG ĐH HÀNG HẢI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HÀNG HẢI


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày ..... tháng …... năm 2013

BẢN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG HỮU KỲ

Mã số SV 35173

Lớp: ĐKT50 ĐH3

Chuyên ngành: Hàng Hải

Khóa học: 50
Họ, tên người hướng dẫn khoa học: ThS BÙI THANH SƠN
Đơn vị công tác: Trưởng Bộ Môn Luật Hàng Hải - Khoa Hàng Hải - Trường Đại Học
Hàng Hải Việt Nam
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Chất lượng của đề tài:
1.1. Sự phù hợp giữa nội dung của đề tài với tên đề tài:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
1.2. Những kết quả nghiên cứu cơ bản của đề tài:
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

iv


KHOA HÀNG HẢI
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
1.3. Ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức của đề tài
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Khả năng, thái độ và tinh thần của học viên trong quá trình thực hiện đề tài:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Kết luận chung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điểm đánh giá: …………/10 (bằng chữ: …………../mười).
NGƯỜI HƯỚNG DẪN


v


KHOA HÀNG HẢI

BM.TN4 QTĐTTN.HH.04

TRƯỜNG ĐH HÀNG HẢI VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA HÀNG HẢI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày ..... tháng …... năm 2013

BẢN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG HỮU KỲ

Mã số SV: 35173

Lớp: ĐKT50ĐH3

Chuyên ngành: Hàng Hải

Khóa học: 50
Họ, tên người phản biện: ...............................................................................................
Đơn vị công tác: .............................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Các thông tin về đề tài
2.1.Bố cục đề tài (số chương, trang, bảng biểu, hình vẽ, phụ lục, tài liệu tham khảo,
v.v.)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2.2. Tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo
.........................................................................................................................................

vi


KHOA HÀNG HẢI
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Sự phù hợp giữa nội dung của đề tài với tên đề tài và chuyên ngành ..............
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của đề tài .............
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức của đề tài
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
6. Kết luận chung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Điểm đánh giá: …………/10 (bằng chữ: ………………/mười).
Họ tên và chữ ký của người phản biện

vii


KHOA HÀNG HẢI

MỤC LỤC
.............................................................................................................................................XIII
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................14
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................16
GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI 2006...............................................16
1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI........................................................................................................................... 16
1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC RA ĐỜI CÔNG ƯỚC VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG........................19

1.2.1 Mục đích:................................................................................................................................ 19
1.2.2 Ý nghĩa:.................................................................................................................................. 19
1.2.3 Phạm vi áp dụng..................................................................................................................... 21
1.3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG ƯỚC........................................................................................... 21

..................................................................................................................................................25
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................26
CÁC QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN ĂN Ở TIỆN NGHI GIẢI
TRÍ, THỰC PHẨM VÀ CHẾ BIẾN BỮA ĂN, SỐ GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI,
KIỂM TRA CHẾ TÀI CŨNG NHƯ THỦ TỤC KHIẾU NẠI THEO CÔNG ƯỚC........26
2.1 QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN ĂN Ở TIỆN NGHI GIẢI TRÍ CỦA THUYỀN
VIÊN..................................................................................................................................................... 26
2.1.1 Quy định khu vực sinh hoạt.................................................................................................... 26
2.1.2 Tiêu chuẩn khu vực sinh hoạt của thuyền viên......................................................................27
2.1.3 Hướng dẫn khu vực sinh hoạt................................................................................................ 33
2.2 QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN VỀ THỰC PHẨM VÀ CHẾ BIẾN BỮA ĂN CHO
THUYỀN VIÊN..................................................................................................................................... 40
2.2.1 Quy định về Thực phẩm và chế biến bữa ăn.........................................................................40
2.2.2 Tiêu chuẩn về thực phẩm và chế biến bữa ăn.......................................................................41
2.2.3 Hướng dẫn về thực phẩm và chế biến bữa ăn cho thuyền viên.............................................43
2.3 QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN SỐ GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI...........................44
2.3.1 Quy định số giờ làm việc và nghỉ ngơi...................................................................................44
2.3.2 Tiêu chuẩn số giờ làm việc và nghỉ ngơi................................................................................44
2.3.3 Hướng dẫn giờ làm việc và nghỉ ngơi.....................................................................................46
2.4 CÁC QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN VỀ KIỂM TRA VÀ CHẾ TÀI...............................47
2.4.1 Quy định về kiểm tra và chế tài............................................................................................... 47
2.4.2 Tiêu chuẩn về kiểm tra và chế tài.......................................................................................... 47
2.4.3 Hướng dẫn kiểm tra và chế tài...............................................................................................50
2.5 QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHIẾU NẠI TRÊN TÀU..............................53
2.5.1 Quy định các thủ tục khiếu nại trên tàu..................................................................................53

2.5.2 Tiêu chuẩn về các quy trình khiếu nại trên tàu......................................................................53
2.5.3 Hướng dẫn các quy trình khiếu nại trên tàu...........................................................................54

viii


KHOA HÀNG HẢI
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................56
QUỐC GIA MANG CỜ VÀ PSC KIỂM TRA VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC VỀ KHU
VỰC SINH HOẠT PHƯƠNG TIỆN GIẢI TRÍ, THỰC PHẨM VÀ BỮA ĂN, THỜI
GIAN LÀM VIỆC CỦA THUYỀN VIÊN............................................................................56
3.1 KIỂM TRA KHU VỰC SINH HOẠT VÀ TIỆN NGHI GIẢI TRÍ CHO THUYỀN VIÊN......................57
* Miễn trừ và áp dụng Quy định và tiêu chuẩn về phòng ở sinh hoạt và tiện nghi giải trí ..........57
* Áp dụng đối với các tàu đã tồn tại trước ngày MLC 2006 có hiệu lực cho quốc gia mang cờ. 57
* Áp dụng đối với các tàu nhỏ hơn và các loại tàu đặc biệt...........................................................58
3.1.1 Các yêu cầu cơ bản................................................................................................................ 58
3.1.2 Chú ý...................................................................................................................................... 58
3.1.3 Phương pháp kiểm tra các yêu cầu cơ bản............................................................................59
3.1.4 Ví dụ các khiếm khuyết.......................................................................................................... 60
3.2 KIỂM TRA VỀ THỰC PHẨM VÀ BỮA ĂN CHO THUYỀN VIÊN..................................................64
3.2.1 Các yêu cầu cơ bản............................................................................................................... 64
3.2.2 Phương pháp kiểm tra các yêu cầu cơ bản...........................................................................64
3.2.3 Ví dụ về các khiếm khuyết..................................................................................................... 65
3.3 KIỂM TRA VỀ SỐ GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI CỦA THUYỀN VIÊN.....................................66
3.3.1 Các yêu cầu cơ bản............................................................................................................... 66
3.3.2 Phương pháp kiểm tra các yêu cầu cơ bản...........................................................................67
3.3.3 Ví dụ về các khiếm khuyết..................................................................................................... 67
3.4 HÀNH ĐỘNG................................................................................................................................. 68

CHƯƠNG 4.............................................................................................................................70

SỰ CẦN THIẾT PHẢI TUÂN THỦ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CỦA THUYỀN VIÊN
CHO QUỐC GIA THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG ƯỚC
TẠI VIỆT NAM......................................................................................................................70
4.1 SỰ CẦN THIẾT TUÂN THỦ CÔNG ƯỚC......................................................................................70
4.1.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước........................................................................................ 70
4.1.2 Đối với các chủ tàu và tổ chức quản lý thuyền viên:..............................................................70
4.1.3 Đối với thuyền viên:............................................................................................................... 70
4.1.4 Đối với lĩnh vực lao động hàng hải:.......................................................................................72
4.2 THỰC TIỄN VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG ƯỚC Ở VIỆT NAM..........................................................72
4.2.1 Nội dung của quy chuẩn quốc gia về khu vực sinh hoạt thuyền viên.....................................74

CHƯƠNG 5.............................................................................................................................87
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TÀU BỊ GIAM GIỮ LIÊN QUAN ĐẾN KHU
VỰC SINH HOẠT, TIỆN NGHI GIẢI TRÍ, LƯƠNG THỰC VÀ BỮA ĂN, GIỜ LÀM
VIỆC NGHỈ NGƠI CHO THUYỀN VIÊN..........................................................................87
5.1 GIẢI PHÁP..................................................................................................................................... 87

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................89

ix


KHOA HÀNG HẢI
1. KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 89
2. KIẾN NGHỊ....................................................................................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................90

x



KHOA HÀNG HẢI

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1: CÔNG ƯỚC MLC 2006.........................................................................................16
HÌNH 2: MỘT PHÒNG Ở THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU THỎA MÃN YÊU CẦU MLC
2006...........................................................................................................................................26
HÌNH 3: KHU VỰC BẾP THỎA MÃN YÊU CẦU CỦA MLC 2006 TRÊN TÀU..........41
HÌNH 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁC LỖI VI PHẠM VỀ ĐIỀU KIỆN
SINH HOẠT CỦA THUYỀN VIÊN THEO CÔNG ƯỚC MLC 2006..............................62
Hình 4.1: Trần nhà trong điều kiện rất xấu.......................................................................................62
Hình 4.2: Hệ thống thông gió không đảm bảo.................................................................................62
Hình 4.3: Thiết bị vệ sinh không sạch sẽ và không đảm bảo yêu cầu theo công ước.................63
Hình 4.4: Đồ dự trữ không được bảo quản phù hợp,gọn gàng và mất vệ sinh............................66

xi


KHOA HÀNG HẢI

DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: BẢNG THỐNG KÊ CÁC QUỐC GIA THAM GIA PHÊ DUYỆT CÔNG
ƯỚC.........................................................................................................................................17
BẢNG 2: SƠ ĐỒ THỦ TỤC KHIẾU NẠI CHO THUYỀN VIÊN KHI ĐIỀU KIỆN
SINH HOẠT, GIẢI TRÍ KHÔNG PHÙ HỢP THEO CÔNG ƯỚC MLC 2006..............55

xii


KHOA HÀNG HẢI


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MLC: Maritime Labour Convention – Công ước lao động hàng hải
ILO: International Labour Organization – Tổ chức lao động thế giới
RO: Recognized Organization – Tổ chức được Quốc gia mang cờ ủy quyền
PSC: Port State Cotrol – Kiểm tra nhà nước Cảng biển
VR: Việt Nam Registration – Đăng kiểm Việt Nam

xiii


KHOA HÀNG HẢI
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng hải là một ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển
kinh tế của các nước trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, Việt
Nam lại là quốc gia ven biển có chiều dài bờ biển 3.260 km với 37 cảng biển, gồm gần
170 bến cảng lớn nhỏ với tổng chiều dài cầu cảng là 39.674m. Hiện tại, đội tàu biển
Việt Nam có khoảng 1.700 tàu lớn, nhỏ đáp ứng khoảng 1/10 lượng hàng xuất khẩu
của Việt Nam và gần một nửa lượng hàng hóa vận chuyển trong nước và đang xếp vị
trí thứ 4/10 trong các nước ASEAN, thứ 28/192 quốc gia thành viên IMO; đặc biệt,
trong đội tàu quốc gia Việt Nam có gần 1/2 số tàu thường xuyên tham gia hoạt động
trên các tuyến hàng hải quốc tế và đã đến các cảng biển của nhiều quốc gia thuộc bốn
châu lục. Theo thống kê, Việt Nam đang có khoảng 32 nghìn sỹ quan, thuyền viên
được cấp chứng chỉ, trong đó có khoảng 27 nghìn người đang làm việc trên tàu biển
Việt Nam và nước ngoài.
Chính vì vậy việc đảm bào các quyền lợi của thuyền viên khi làm việc trên tàu là vấn
đề hết sức quan tâm. Ngày 22 tháng 3 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã
ký Quyết định số 547/2013/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước Lao động
Hàng hải 2006 ( MLC 2006 )

Ngày 12/8/2013, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 2382/QĐ-BGTVT
phê duyệt Kế hoạch triển khai Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước MLC 2006, theo đó Công
ước sẽ chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 8/5/2014.
Thực trạng thì không phải bất kỳ thuyền viên nào làm việc trên các tàu biển đều biết
rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đặc biệt hơn khi làm việc trên các tàu biển nước
ngoài – Chủ tàu nước ngoài thì thuyền viên phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống
pháp luật: pháp luật quốc gia tàu mang cờ, pháp luật quốc gia thuyền viên mang quốc
tịch,…
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu phần nhỏ, đề tài chưa thể đề cập đến tất cả các quyền lợi của
thuyền viên khi làm việc trên tàu mà đề tài chỉ đề cập đến các quyền lợi của thuyền
viên được hưởng trên tàu về mức sinh hoạt tối thiểu.

14


KHOA HÀNG HẢI
Bên cạnh đó đề tài cũng nghiên cứu về việc kiểm tra của Quốc gia mang cờ, PSC về
vấn đề này, cũng như các thủ tục khiếu nại của thuyền viên khi có sự không thỏa mãn
các yêu cầu của Công ước MLC 2006 và thực tiễn việc triển khai Công ước tại Việt
Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với những mục tiêu đó đề tại đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
• Giới thiệu về Công ước MLC 2006
• Đưa ra các quy định, tiêu chuẩn về việc sinh hoạt của thuyền viên trên tàu theo yêu
cầu của Công ước MLC 2006:
-

Các yêu cầu về Khu vực sinh hoạt, phương tiện giải trí.


-

Các yêu cầu về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

-

Các yêu cầu về thực phẩm và chế biến bữa ăn cho thuyền viên.

4. Ý nghĩa của đề tài
Với nhiệm vụ trên đề tài sẽ giúp có một sự hiểu biết nhất định về quyền lợi của mình
khi làm việc trên tàu biển về các điều kiện sinh hoạt tối thiểu theo yêu cầu của MLC
2006. Từ đó tạo nền móng bền vững về sự hiểu biết của thuyền viên về nghĩa vụ quyền
lợi của mình, giúp thuyền viên có điều kiện làm việc tốt trên tàu, tạo đà phát triển cho
ngành hàng hải hiệu quả và an toàn hơn.
5. Kết cấu của đề tài
Bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu công ước Lao động hàng hải 2006
Chương 2: Các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn khu vực sinh hoạt theo công
ước,thực phẩm và chế biến bữa ăn, kiểm tra và chế tài, thủ tục khiếu nại.
Chương 3: Quốc gia mang cờ và PSC kiểm tra việc thực thi công ước về điều kiện
sinh hoạt phương tiện giải trí, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thực phẩm và
bữa ăn của thuyền viên.
Chương 4: Sự cần thiết phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế của thuyền viên cho Quốc
gia thành viên,Thực tiễn việc triển khai công ước tại Việt Nam.
Chương 5: Một số giải pháp để hạn chế tàu bị giam giữ liên quan đến khu vực sinh
hoạt, tiện nghi giải trí, lương thực và bữa ăn cho thuyền viên.

15



KHOA HÀNG HẢI
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI 2006
1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI
Thế giới hiện có khoảng 1,2 triệu thuyền viên làm
việc trên các tàu biển vận chuyển khoảng 90%
hàng hóa thương mại toàn cầu. Đứng trước nhu cầu
vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, việc nâng cao
cất lượng và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của
thuyền viên làm việc trên biển là một vấn đề đang
được Thế Giới hết sức quan tâm.Vì vậy, ngày
07/02/2006, tại Hội nghị lần thứ 54 của ILO với sự
tham gia của gần 100 nước thành viên, đã thống
nhất thông qua MLC năm 2006. Công ước được
xây dựng trên cơ sở tập hợp 68 công ước về lao động hàng hải đã được ILO thông qua
từ năm 1919 (năm ILO ra đời) và hợp nhất thành

Hình 1: Công ước MLC 2006

một công ước nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêu chuẩn, hướng dẫn phù hợp với hoạt
động hàng hải hiện nay và loại bỏ những quy định không còn phù hợp. Công ước này
được mô tả như là một “sự kiện lịch sử”. Người đi biển ví MLC, 2006 như “Bản tuyên
ngôn
về quyền” giúp đảm bảo “việc làm tốt” cho người đi biển bất kể tàu hoạt động ở đâu
và mang cờ quốc tịch của quốc gia nào. Các chủ tàu cũng ủng hộ MLC, 2006, coi công
ước này như công cụ mới quan trọng nhằm trợ giúp đảm bảo mức độ thể hiện của
những chủ tàu có chất lượng trong việc hoàn thiện các tàu có tình trạng dưới tiêu
chuẩn. MLC, 2006 cũng rất quan trọng đối với các Chính phủ, do nó kết hợp gần 70
văn kiện pháp lý quốc tế thành một tài liệu tiên tiến dễ hiểu bao quát hầu hết các vấn

đề về điều kiện làm việc của người đi biển.
Theo Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder: “ Công ước này là một mốc quan trọng
trong lịch sử Hàng hải. Đây là sản phẩm của cơ chế đối thoại ba bên và hợp tác quốc
tế, thúc đẩy việc tạo điều kiện sống và làm việc bảo đảm, bền vững cho thuyền viên,

16


KHOA HÀNG HẢI
trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ tàu trong một ngành mang tính toàn cầu
hóa cao.”
Công ước Lao động Hàng hải 2006 sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có ít nhất
30 quốc gia chiếm 33% tổng dung tích đội tàu thế giới đăng ký phê chuẩn. Ngày
20/8/2012, Philippines đã trở thành thành viên thứ 30 chính thức phê chuẩn Công ước
này, đánh dấu một mốc quan trọng của ngành Hàng hải toàn cầu. Như vậy, Công ước
Lao động Hàng hải năm 2006 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2013.Đến nay,
đã có 57 nước thành viên ILO đã phê duyệt Công ước;
Công ước MLC 2006 nhận được sự đồng thuận cao từ Liên đoàn Lao động Vận tải
Quốc tế (ITF) là tổ chức đại diện cho thuyền viên, và Hiệp hội Chủ tàu Quốc tế (ISF).
Cả hai tổ chức đã đóng vai trò quan trọng trong năm năm phát triển, xây dựng và đưa
Công ước này ra trước Hội nghị Lao động Quốc tế của ILO năm 2006.
Công ước MLC 2006 cũng được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – đại diện cho
ngành vận tải biển toàn cầu, chiếm khoảng 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển toàn
cầu ủng hộ mạnh mẽ. Liên minh Châu Âu cũng đã phê duyệt một số hướng dẫn thúc
đẩy việc hiệu lực hóa Công ước này. Trong khi đó, các tổ chức khu vực về kiểm tra
của chính quyền cảng (Port State control) là Paris-MOU và Tokyo-MOU cũng đã phê
duyệt các nguyên tắc được đưa ra trong Công ước MLC 2006 nhằm tăng cường kiểm
tra và giám sát của các chính quyền tại bến cảng.
Theo bà Cleopatra Doumbia-Henry, trưởng bộ phận Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế của
ILO: “ Công ước MLC 2006 có hiệu lực là một sự kiện đáng chú ý trong lịch sử luật

hàng hải quốc tế. Giờ đây nhiệm vụ của tất cả chúng ta là đưa cơ sở pháp lý này trở
thành luật và thực tiễn để thuyền viên có thể được bảo vệ và các chủ tàu đạt chuẩn có
thể thực sự hưởng lợi từ Công ước.”
Bảng 1: Bảng thống kê các quốc gia tham gia phê duyệt Công ước
Stt
1
2
3
4
5
6

Tên quốc gia
Antigua and Barbuda
Australia
Bahamas
Barbados
Belgium
Benin

Ngày phê duyệt
11/08/2011
21/12/2011
11/02/2008
20/06/2013
20/08/2013
13/06/2011

17


Trạng thái hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực


KHOA HÀNG HẢI
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

Bosnia and Herzegovina
Bulgaria
Canada
Croatia
Cyprus

Denmark
Faeroe Islands
Fiji
Finland
France
New Caledonia
Gabon
Germany
Greece
Hungary
Italy
Japan
Kiribati
Latvia
Lebanon
Liberia
Lihuania
Luxembourg
Malaysia
Malta
Marshall Islands
Morocco
Netherlands
Nicaragua
Nigeria
Norway
Palau
Panama
Philipines
Poland

Russian Federation
Saint Kiits and Nevis
Saint Vincent and the
Grenadines
Samoa
Serbia
Singapore
South Africa
Spain
Sweden

18

18/01/2010
12/04/2010
12/06/2010
12/02/2010
20/07/2012
23/06/2011
09/07/2013
21/01/2013
09/01/2013
28/02/2013
28/02/2013
12/05/2011
16/08/2013
04/01/2013
31/07/2013
19/11/2013
05/08/2013

24/10/2011
12/08/2011
18/02/2013
07/06/2006
20/08/2013
20/12/2011
20/08/2013
22/01/2013
25/09/2007
10/09/2012
13/12/2011
20/12/2013
18/06/2013
10/02/2009
29/05/2012
06/02/2009
20/08/2012
03/05/2012
20/08/2012
21/02/2012

Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực

Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực

09/11/2010


Có hiệu lực

21/11/2013
15/03/2013
15/06/2011
20/06/2013
04/02/2010
12/06/2012

Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực


KHOA HÀNG HẢI
51
52
53
54
55
56
57

Switzerland
Togo
Tuvalu

United Kingdom
Gibraltar
Isle of Man
Viet Nam

21/02/2011
14/03/2012
16/02/2012
07/08/2013
07/08/2013
07/08/2013
08/05/2013

Có hiệu lực
Có hiệu lực
Có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực
Chưa có hiệu lực

1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC RA ĐỜI CÔNG ƯỚC VÀ PHẠM VI ÁP
DỤNG
1.2.1 Mục đích:
Công ước có ba mục đích chính:
• Đặt ra, trong các điều khoản và quy định, một tập hợp các quyền và nguyên tắc
vững chắc
• Cho phép, thông qua bộ luật, một mức độ linh hoạt tương đối bằng cách mà mỗi

thành viên thực hiện các quyền và nguyên tắc đó và

• Đảm bảo thông qua đề mục 5 các quyền và nguyên tắc được tuân thủ và thực thi
đầy đủ
1.2.2 Ý nghĩa:
Hiện nay, quốc gia mà tàu treo cờ không thể thực thi việc kiểm tra, giám sát liên quan
đến điều kiện làm việc của thuyền viên, thiệt hại đến sức khỏe của thuyền viên và sự
an toàn của tàu biển hoạt động trên các vùng biển quốc tế. Thông thường, thuyền viên
làm việc ở nước ngoài và dưới sự quản lý của chủ tàu hoặc tổ chức quản lý thuyền
viên nước ngoài, do đó, phải tuân thủ một tiêu chuẩn quốc tế. Tất nhiên, tiêu chuẩn
này cần phải được quy định theo luật pháp của quốc gia thành viên, đặc biệt là chính
quyền của quốc gia mà tàu treo cờ trong việc bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

19


KHOA HÀNG HẢI
Công ước quy định các tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải biển, đáp
ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành Vận tải biển trong xu hướng toàn cầu hóa, đồng
thời tạo thuận lợi cho các quốc gia thành viên xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn theo
điều kiện của mình thông qua luật pháp của quốc gia nhằm bảo vệ điều kiện tối thiểu
của thuyền viên khi làm việc trên biển. Nội dung điều chỉnh của MLC đặc biệt nhấn
mạnh tới tầm quan trọng của sự phối hợp giữa chính quyền của các quốc gia và các cơ
quan chức năng tại cảng để xem xét chấp thuận thực hiện một hệ thống kiểm tra, giám
sát và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe do ILO soạn thảo và khuyến nghị sử dụng rộng
rãi trên các cảng thế giới.
Công ước quy định tiêu chuẩn về quyền lợi và lợi ích của thuyền viên, nhằm thống
nhất với quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển
1974 và sửa đổi bổ sung (SOLAS), Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, đào
tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên, 1978 và sửa đổi bổ sung
(STCW), Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển 73/78 (MARPOL)

để nâng cao an toàn và chất lượng vận tải biển quốc tế. Mặc dù Công ước mới được
thông qua nhưng đã nhận được sự đồng thuận rất cao của cộng đồng hàng hải quốc tế.
Đây chính là mục đích mà MLC năm 2006 đã điều chỉnh và đang được cộng đồng
hàng hải quốc tế đồng tình tham gia.

20


KHOA HÀNG HẢI
1.2.3 Phạm vi áp dụng
a. Đối với thuyền viên:
Công ước này áp dụng cho tất cả các thuyền viên là những người thuộc thuyền bộ
hoặc được thuê làm việc trên tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh của MLC, không phân
biệt quốc tịch mà tàu mang cờ. Trong trường hợp không xác định được người nào là
thuyền viên thuộc phạm vi quy định của Công ước này hay không thì các cơ quan
chức năng của những nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối
cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.
b. Đối với tàu biển:
MLC, 2006 áp dụng đối với tất cả các tàu không kể thuộc sở hữu nhà nước hay tư
nhân, thường xuyên tham gia các hoạt động thương mại. Trừ trường hơp quốc gia có
quy định ngược lại, MLC, 2006 không áp dụng với:
• Các tàu chỉ hoạt động trong vùng đường thuỷ nội địa hoặc vùng nước nằm
trong, hoặc liền kề với vùng tránh bão hoặc các khu vực áp dụng các quy định
của cảng;
• Các tàu tham gia đánh bắt cá hoặc mục đích tương tự và các tàu được đóng
theo kiểu truyền thống như thuyền buồm, thuyền mành;
• Các tàu chiến hoặc phương tiện hải quân.
Trường hợp không xác định được một con tàu nào đó có thuộc phạm vi điều chỉnh
của Công ước này hay không thì các cơ quan chức năng của những nước thành viên
Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của

hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.
1.3 NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG ƯỚC
Công ước gồm 3 phần chính, gồm 16 điều khoản; phần quy định và phần Bộ luật với
5 mục, có Phụ bản liên quan đến hệ thống cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên
và tàu biển. Trong đó bao gồm những quy định cụ thể về các nguyên tắc điều chỉnh
chung, các tiêu chuẩn và khuyến nghị thực hiện từng nội dung của Bộ luật- cụ thể :
- Phần 1: Nội dung Công ước: gồm 16 điều, quy định chung về các từ ngữ, khái niệm
cơ bản để hiểu thống nhất trong Công ước; nguyên tắc và quyền cơ bản của quốc gia
thành viên tuân thủ, thuyền viên và quyền lợi của thuyền viên, trách nhiệm thực thi

21


KHOA HÀNG HẢI
Công ước; quy định về phần A và phần B của Bộ luật, trong đó quy định và điều
khoản của Phần A trong Bộ luật là bắt buộc, quy định và điều khoản trong phần B
không có tính bắt buộc; tham vấn các chủ tàu, thuyền viên và hiệu lực của Công ước.
- Phần 2: Các quy định và Bộ luật: Các quy định và tiêu chuẩn (Phần A) và khuyến
nghị (Phần B) trong Bộ luật được quy định theo 5 nội dung chính được đề cập tại 68
điều ước về lao động hàng hải trước đây. Ngoài ra, có bổ sung một số nội dung về an
toàn nghề nghiệp và sức khỏe phù hợp với tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên, ví dụ như
tác động của tiếng ồn và độ rung tới điều kiện làm việc của thuyền viên và các khu vực
nguy hiểm.
- Điều kiện tối thiểu với thuyền viên làm
việc trên tàu biển
Quy định và hướng dẫn về độ tuổi tối
thiểu, chứng nhận sức khỏe thuyền viên,
đào tạo và cấp chứng chỉ cũng như việc
tuyển dụng và thay thế thuyền viên.
- Điều kiện thuê thuyền viên

Các điều khoản của hợp đồng lao động:
quy định hướng dẫn về hợp đồng lao
động, tiền công, số giờ làm việc và nghỉ
ngơi của thuyền viên, quyền được nghỉ
phép, hồi hương của thuyền viên, định
biên an toàn tối thiểu trên tàu, khả năng phát triển kỹ năng và cơ hội tuyển dụng cho
thuyền viên
- Điều kiện sinh hoạt, giải trí và thực phẩm của thuyền viên
Chỗ ăn ở, trang thiết bị sinh hoạt, lương thực thực phẩm: quy định và hướng dẫn về
điều kiện ăn ở, vui chơi giải trí của thuyền viên trên tàu.
- Điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi xã hội, an ninh cho thuyền viên
Bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế và chế độ an ninh xã hội: quy định và hướng dẫn về
bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên tàu và trên bờ, việc phòng ngừa
tai nạn cho thuyền viên; quyền được tiếp cận các dịch vụ phúc lợi trên bờ và quyền
được hưởng phúc lợi xã hội của thuyền viên cũng như trách nhiệm của chủ tàu trong

22


KHOA HÀNG HẢI
việc chi trả chi phí điều trị bệnh tật, thương tích hoặc tử vong của thuyền viên khi
đang làm việc.
- Điều khoản thi hành
Quy định và hướng dẫn trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện của quốc gia có tàu treo
cờ, quốc gia có cảng và trách nhiệm cung cấp lao động. Việc thiết lập hệ thống kiểm
tra và cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải và tuyên bố tuân thủ Luật Lao động
hàng hải cho tàu thuyền treo cờ quốc gia thành viên cũng như kiểm tra sự tuân thủ
Công ước của tàu nước ngoài đến cảng đối với quốc gia có cảng.
Điều kiện tối
thiểu với

thuyền viên
làm việc trên
tàu biển

Điều khoản
thi hành

MLC
2006

Điều kiện
chăm sóc sức
khỏe, y tế và
phúc lợi xã
hội, an ninh
cho thuyền
viên

Điều kiện thuê
thuyền viên

Điều kiện sinh
hoạt, giải trí
và thực phẩm
thuyền viên

23


KHOA HÀNG HẢI


24


KHOA HÀNG HẢI
Cả 5 nội dung đề cập đều đã được đề cập tại các Công ước Lao động hàng hải trước
đây và được bổ sung sửa đổi phù hợp với thực tiễn hiện nay. Công ước chỉ bổ sung
một số nội dung mới liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của thuyền viên
để phù hợp với tiêu chuẩn sức khỏe hiện nay như là tác động của tiếng ồn và chấn
động khi làm việc và những rủi ro trong môi trường làm việc trên tàu. Mục V của
Công ước đề cập đến việc kiểm tra của chính quyền quốc gia mà tàu treo cờ thông qua
các tổ chức được Chính phủ ủy quyền (RO) hoặc kiểm tra tại cảng biển nước ngoài
thông qua hệ thống kiểm tra Nhà nước cảng biển (PSC) trên cơ sở các quy định của
Công ước Lao động trước đây, tuy nhiên có chỉnh sửa để đưa ra những tiêu chuẩn
kiểm tra hài hòa với các công ước hàng hải quốc tế (SOLAS, MARPOL, STCW) liên
quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Phần 3:Phụ lục liên quan: mẫu biểu hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện Công
ước như: mẫu Giấy chứng nhận lao động hàng hải ( Maritime Labour Certificate –
MLC ) và Tuyên bố tuân thủ Công ước ( Declaration of Maritime Labour Compliance
- DMCL ) đính kèm, Giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời.

25


×