Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.16 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015 - 2016

TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11

Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2: Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ.
Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy
qua tóc mẹ”?
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6-8 dòng, nêu suy nghĩ của anh (chị) về tình mẫu
tử.
II.


LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về khổ thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
…“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”…
------- Hết -------

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm, thí sinh không được sử dụng tài liệu)



I.

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút

CÂU

ĐÁP ÁN


ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU
Câu 1

Thể thơ của đoạn thơ: thơ sáu tiếng.

0,5

Câu 2

Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ: tương phản giữa “Lưng


0.75

mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
Câu 3

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua
tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua
nhanh làm cho mẹ già nua, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.

0.75


Câu 4

HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nếu hợp lí, thuyết phục, đạt yêu
cầu về hình thức thì được điểm tối đa.

1

II. LÀM VĂN
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận văn học
- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng; lập luận chặt chẽ.
- Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ
bản sau:


I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử.
– Giới thiệu vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (vẻ đẹp về cảnh vật và tâm trạng), đoạn thơ.
II. Thân bài
a. Cảm nhận chung về bài thơ và đặt đoạn thơ trong mạch kết cấu của văn bản.
– Hoàn cảnh sáng tác.
– Âm điệu, giọng điệu: buồn, trầm lắng, tha thiết.

– Giới thiệu ngắn gọn nội dung khổ 1: Vẻ đẹp cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha
thiết.
– Đặc sắc riêng của khổ cần tìm hiểu: Cảnh sông nước, mây trời đêm trăng xứ Huế mênh
mang, huyền ảo, đượm buồn. Qua đó thể hiện nỗi buồn, nỗi khát khao giao cảm với đời
và niềm dự cảm về số phận mong manh của nhân vật trữ tình.
b. Cảm nhận về khổ thơ
* Về cảnh :
– Cảnh thực mà như mơ đượm nỗi u buồn.
+ Cảnh thực: dòng sông, bờ bãi, ánh trăng, con thuyền gợi thần thái của xứ Huế trầm
lắng, mông mơ.
+ Cảnh ảo mộng: dòng sông trăng, thuyền chở trăng, bến sông trăng.
+ Cảnh u buồn: Sự vật li tán, xa cách, chia lìa, phiêu tán; nhạt nhòa, rời rạc, buồn tẻ. (Kết

hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ… )
* Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Nỗi buồn cô đơn.
+ Mong mỏi, đợi chờ, khát khao giao cảm với đời, giàu mộng tưởng (hình ảnh dòng sông
trăng và thuyền chở trăng)
+ Ẩn chứa mặc cảm day dứt, biểu lộ nỗi niềm lo lắng của một số phận ngắn ngủi, mong
manh, không có tương lai.
═> Cảnh vật hài hòa… nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình.
(Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ… )
– Giới thiệu khổ còn lại: Cảnh sương khói và hình bóng khách đường xa nhạt nhòa, xa
xôi, hư ảo. Qua đó thể hiện sự mơ tưởng , hoài nghi của chủ thể trữ tình về tình đời tình
người.

III. Kết bài
– Khái quát vẻ đẹp của khổ thơ, bài thơ.
– Nêu giá trị của bài thơ.
Sáng tạo
Chính tả, dùng từ và đặt câu

1

1

2


1
1
0.5 đ
0.25 đ


Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết

0.25 đ

bài
Tổng điểm phần II


7.0

Tổng điểm toàn bài (I + II)

10.0

Người soạn

Võ Thị Thúy Hằng

Tổ trưởng ký duyệt


Phạm Duy Thanh



×