Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DE THI HOC KY II KHOI 12 năm 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.56 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG

KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 -2016

TRUNG TÂM GDTX HUYỆN BÌNH TÂN

Môn thi: Ngữ Văn lớp 12_ hệ GDTX
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II,
môn Ngữ văn lớp 12
2. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung
kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kỳ 2
3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đọc hiểu văn bản; kĩ năng hành văn: nghị
luận xã hội, nghị luận văn học
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về Tiếng Việt: Sử dụng nghệ thuật trong tác phẩm văn học trong hoặc ngoài nhà
trường.
+ Kĩ năng làm văn nghị luận
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 120 phút.
III. BẢNG CÁC CẤP ĐỘ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC
VIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chủ đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Nhận biết

Thông hiểu

- Nêu thông tin về tác
giả (cuộc đời, con


người, sự nghiệp nghệ
thuật); thông tin về tác
phẩm (hoàn cảnh sáng
tác, xuất xứ)

- Nhận biết được đề tài
và thể loại của tác
phẩm
Hiểu được cội nguồn
nảy sinh cảm hứng và

Vận dụng
Thấp

Cao

- Vận dụng những hiểu
biết về tác giả, tác
phẩm để tìm hiểu nội
dung, nghệ thuật tác
phẩm

- Vận dụng những hiểu
biết về tác giả, tác
phẩm để tiếp nhận,
cảm hiểu tác phẩm


đặc điểm thể loại
- Nhận diện được chủ

thể trữ tình và tóm lược
- Cảm –hiểu được tâm - Biết đánh giá tâm
nội dung đoạn trích
trạng tình cảm của trạng, tình cảm của
nhân vật trữ tình.
nhân vật trữ tình.
- Cảm nhận được bức - Khái quát hóa đời
tranh chân thực sinh sống tâm hồn các nhân
cuộc sống con người vật
trước và sau 1975

- Lí giải ý nghĩa, tác
dụng của các biện pháp
nghệ thuật

- Những nét đặc sắc
của bút pháp kí sự

Đánh giá được giá trị
nghệ thuật của tác
phẩm

IV. KHUNG MA TRẬN

NHẬN
BIẾT

THÔNG
HIỂU


VẬN
DỤNG
THẤP

I. Đọc Nhận
hiểu
diện
phương
thức biểu
đạt,
phong
cách
ngôn ngữ
của văn
bản

Nêu nội
dung
chính của
văn bản

Lí giải Nêu suy nghĩ về văn bản, chi
các chi tiết trong văn bản
tiết biểu
trưng về
nội
dung,
nghệ
thuật
trong tác

phẩm

Số câu

1

3

2

VẬN DỤNG CAO

2

TỔNG

8


Số điểm

1,0

0,5

1.5

3.0

Tỉ lệ


5%

5%

10%

30%

II. Làm
văn

Vận dụng kiến thức đọc hiểu
văn bản và kỹ năng tạo lập văn
bản để viết bài nghị luận văn
học

Số câu

1

1

Số điểm

7.0

7.0

Tỉ lệ


60%

60%

TỔNG

1

1

1

3

6

0,5

0,5

1.0

8.0

10.0

5%

5%


10%

80%

100%

IV BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN:


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LONG

KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016

TRUNG TÂM GDTX HUYỆN BÌNH TÂN

Môn thi: Ngữ Văn lớp 12_ hệ GDTX
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, Nam, Bắc
để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.”
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (0,25đ)

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn? (0,25đ)
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn? Phân tích hiệu quả sử
dụng của các biện pháp tu từ đó. (0,75 đ)
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của em về tội ác của thực dân Pháp trong 80 năm đô hộ nước ta (0,25 đ)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
...Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2013, tr.145).
Câu 5. Xác định nội dung chính của đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản (0,25 điểm)
Câu 7. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
3. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về chiều sâu triết lí thể hiện qua câu thơ: “Tình
yêu làm đất lạ hóa quê hương”. (0,5 điểm)
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau
của tác phẩm “Vợ nhặt – Kim Lân và qua đó nêu cảm nhận về vẻ đẹp tình người trong đoạn
trích
“Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sựng lại, bà lão càng
ngạc nhiên hơn. Quái sao lại co người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay
đầu giường của thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai


thế nhỉ? Bà lão hấp láy mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão
nhìn kĩ người đàn bà lần nữa vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!

Ô hay thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp :
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau chẳng qua nó
cũng là cái số cả…
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ
sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gã chồng cho
con là lúc nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sao này. Còn mình thì…Trong
kẽ mắt kèm nhèm của bà rĩ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống
qua cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cuối mặt xuống tay vân vê tà áo đã
rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy
đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…Thôi thì bổn phận ba là mẹ bà đã chẳng lo được cho
con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng
mai ra ông giời bắt chết thì cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được ?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới :
- Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... »
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân. SGK NGữ Văn 12 tập một – Trang 28-29, NXB Giáo Dục)


V. HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 : Nội dung chính của đoạn văn : Tội ác của thực dân Pháp trong 80 năm đô hộ nước ta
- Trả lời đúng đạt 0,25 đ
- Trả lời sai hoặc không trả lời 0.0 đ
Câu 2 : Đoạn văn sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận
- Trả lời đúng đạt 0,25 đ
- Trả lời sai hoặc không trả lời 0.0
Câu 3 : Biện pháp tu từ: Điệp từ, liệt kê, ẩn dụ, lặp cấu trúc cú pháp. Tác dụng: Nhấn mạnh,
kết tội những tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm.

- Trả lời đúng đạt 0.5 đểm
- Trả lời đạt ½ số ý đạt 0,25 điểm
- Trả lời chung chung, không trả lời 0.0 điểm
Câu 4 : Tội ác man rợ, tàn độc…
(Chấp nhận diễn đạt tương đồng)
- Trả lời đúng 0,5 điểm
- Trả lời chung chung nhưng có ý đạt 0,25điểm
- Không trả lời, trả lời sai 0,0 điểm
Câu 5 : Nội dung chính: Thể hiện tình yêu đôi lứa bền chặt, thuỷ chung; khẳng định tình yêu
lứa đôi làm nên sức mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
- Trả lời đúng đạt 0,25 đ
- Trả lời sai hoặc không trả lời 0.0 đ
Câu 6 : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Trả lời đúng đạt 0,25 đ
- Trả lời sai hoặc không trả lời 0.0 đ
Câu 7 : - Phép so sánh: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét; Tình yêu ta như cánh kiến
hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc. - Tác dụng: So sánh lạ, độc đáo (nỗi nhớ như cái
rét không thể thiếu của mùa đông); Hình ảnh đẹp, đầy sức sống: cánh kiến hoa vàng, chim rừng
lông trở biếc gợi sự trẻ trung, sôi nổi trong tình cảm
- Trả lời đúng 0,5 điểm
- Trả lời chung chung nhưng có ý đạt 0,25điểm
- Không trả lời, trả lời sai 0,0 điểm
Câu 8 : Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình
cảm sâu nặng với quê hương, đất nước.


- Nhà thơ lí giải cơ sở của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa. Chính tình yêu của con
người đã khiến những xa xôi, lạ lẫm trở thành quê hương gần gũi, thân thuộc
- Trả lời đúng 0,5 điểm
- Trả lời chung chung nhưng có ý đạt 0,25điểm

- Không trả lời, trả lời sai 0,0 điểm
(Chấp nhận diễn đạt tương đồng)
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 điểm
Bố cục bài văn đảm bảo ba phần: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm
Diễn biến tâm trạng đầy phức tạp: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến buồn tủi và thương cảm của bà cự
tứ khi đón nhận nàng dâu mới và vẽ đẹp tình người trong đoạn trích
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc vận dụng tốt các thao
tác lập luận: kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ (0,5 điểm)
- Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích đầy phức tạp: (3.0 điểm)
+ Bà ngạc nhiên, ngỡ ngàng về sự xuất hiện và cách xưng hô của thị, cũng như thái độ của con trai
+ Bà hờn tủi mặc cảm tự trách thân phận: không lo cho con trọn vẹn
+ Bà đồng cảm xót thương cho con trai cũng như con dâu
+ Mừng lòng trước sự thực con trai lấy được vợ
- Cảm vẻ đẹp tình người ở nhân vật bà cụ Tứ: đói khổ vây lấy gia đình bà, cuộc sống va tính mạng
của bà đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy vẫn
sang lên tấm lòng yêu thương chân thành, trong bà vẫn cháy bùng ngọn lửa của tình người: bà dang
tay đón nhận đứa con dâu mới … (1,5 điểm)
- Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo. nghệ thuật miêu tả khắc họa nội tâm nhân vật,
khả năng dựng truyện dẫn truyện độc đáo,….(0,5 điểm)
d. Sáng tạo: 0.5 điểm
Có cách diễn đạt sáng tạo, có cách suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dung từ đặt câu: 0,25
Đảm bảo qui tắc chính tả dùng từ đặt câu.




×