Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đô thị hóa tác động đến nước dưới đất khu vực huyện thủ đức cũ giải pháp quản lý nguồn nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.9 KB, 53 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị và là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng, bộ mặt
đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng.
Ở miền Nam, trước năm 1975 quá trình đô thị hoá diễn ra ồ ạt nhất là Sài Gòn
(nay là thành phố Hồ Chí Minh) nhưng không theo một kế hoạch cụ thể nên đã để lại hậu
quả khá nặng nề sau ngày hòa bình lập lại.
Sau năm 1975, nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh miền Nam là khắc phục hậu quả
chiến tranh, đồng thời khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định kinh tế xã hội và đời sống
của nhân dân. Vào những năm đầu sau năm 1975, tốc độ đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí
Minh về cơ bản là chậm.
Từ năm 1986, bắt đầu thời kỳ đổi mới của đất nước và đưa đất nước ta phát triển
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển nhanh lực lượng sản xuất, khuyến
khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh với ưu thế là một
thành phố trẻ có tiềm năng lớn về khoa học kỹ thuật, về quan hệ giao thương quốc tế và
có khả năng phát triển kinh tế theo hướng đa ngành, đa thành phần nên Thành phố đã
nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp – thương mại – du lịch - dịch vụ và quan
hệ quốc tế. Đây cũng là thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hoá cả về mặt không
gian và chiều sâu, trong đó các quận ven và ngoại thành cũng không ngoài tiến trình đó.
Ven đô thành phố Hồ Chí Minh là một vùng rộng lớn bao gồm các quận ven nội và
các huyện ngoại thành thành phố như: Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Hóc
Môn, Quận 12, Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, Nhà Bè, Quận 7, Bình Chánh và Bình Tân.
Vùng này chiếm 79% diện tích và 17% dân số (1996) tăng 63,9% (2007) dân số thành
phố. Trong chiến tranh cũng như lúc hoà bình lặp lại, vùng ven đô có một vị trí hết sức
quan trọng đối với sự phát triển của thành phố. Vùng ven đô là vùng cung cấp lao động,
lương thực thực phẩm cho thành phố và đây còn là “vành đai xanh” để chắn lọc gió bụi,
xử lý chất thải cho nội ô. Quá trình đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh, vùng này là nơi



2
trực tiếp chịu sự tác động của làn sóng di dân nông thôn – thành thị. Nơi đây cũng đã xảy
ra quá trình đô thị hoá khá mạnh mẽ. Trong phạm vi đề tài sẽ tập trung đánh giá quá trình
đô thị hóa đến nguồn nước dưới đất của huyện Thủ Đức cũ nằm ở cửa ngõ phía Bắc của
thành phố.
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng nghiên cứu trước đây là huyện ngoài thành, do tốc độ đô thị hóa rất nhanh
và nhằm quản lý phát triển kinh tế - xã hội mà huyện Thủ Đức cũ được tách thành quận
Thủ Đức, quận 2, quận 9. Do sự tập trung dân cư cao gần gấp hai lần kể từ năm 2000 đến
năm 2008; nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư đã mọc lên, đặc biệt là ở
quận Thủ Đức, quận 2. Nguồn nước chính cấp cho Vùng nghiên cứu là khai thác từ
nguồn nước dưới đất. Nhu cầu ngày càng tăng do dân số tăng, sản xuất công nghiệp, dịch
vụ tăng sẽ có tác động rất lớn đến trữ lượng và chất lượng của nguồn nước, do chính
quyền Thành phố hiện chưa có quy hoạch khai thác hợp lý nguồn nước này.
Việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước dưới đất ở thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và cho Vùng nghiên cứu nói riêng là rất cần thiết, do mạng cấp nước
cho Khu vực này phải đến năm 2020 mới cấp đủ. Chính vì thế, việc đánh giá tác động
của đô thị hóa đến nguồn nước duy nhất đang được khai thác và sử dung hiện nay là cần
thiết và cấp bách.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa Khu vực nghiên
cứu (huyện Thủ Đức cũ) đến nguồn nước dưới đất, kết quả của đề tài là cơ sở khoa học
cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu gồm 4 nội dung chính như sau:
- Đặc điểm môi trường nước dưới đất của Vùng nghiên cứu.
- Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến nguồn NDĐ của Vùng nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý đô thị và tài nguyên nước của Chính
quyền địa phương.



3
- Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước của
Vùng nghiên cứu một cách bền vững.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu:
- Nguồn nước dưới đất của Vùng nghiên cứu.
- Quá trình đô thị hóa của Vùng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu và đánh giá tác
động của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, cơ cấu sử dụng đất, tình hình khai
thác nguồn nước ngầm đến nguồn nước ngầm (tầng pleistocen và pliocen trên).
* Phạm vi nghiên cứu:
- Đánh giá sự thay đổi về khối lượng (mực nước) và chất lượng nước của 02 tầng
chứa nước Pleistocen (qp1-3) và Pliocen trên (n22).
- Quá trình đô thị hóa Vùng nghiên cứu: Sự gia sự gia tăng dân số; sự phát triển
công nghiệp; cơ cấu sử dụng đất; tình hình khai thác nguồn nước dưới đất.
- Vùng nghiên cứu bao gồm toàn bộ diện tích huyện Thủ Đức cũ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài, bao gồm:
- Phương pháp thống kê: thống kê hiện trạng sử dụng nước dưới đất theo thực tế,
thống kê phiếu điều tra khảo sát, …
- Thu thập và đánh giá tài liệu hiện có: tài liệu về hiện trạng khai thác nước dưới
đất, tài liệu về dân số, quy hoạch sử dụng đất, phát triển công nghiệp, … tại Khu vực qua
các năm trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2011.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh: vì phạm vi của đề tài là quận Thủ
Đức, quận 2, quận 9 nên tài liệu thu thập được rời rạc có thể từng phường hoặc từng quận
nên cần phải tổng hợp, đánh giá và so sánh giữa các số liệu thu thập được.
- Phương pháp bản đồ: sử dụng các bản đồ địa giới hành chính, bản đồ địa hình,
bản đồ địa chất thủy văn… nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về địa giới hành chính, địa
hình và đặc điểm địa chất thủy văn Vùng nghiên cứu.



4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Ý nghĩa khoa học: Góp phần vào cơ sở phương pháp luận trong đánh giá tác
động của quá trình đô thị hóa đến nguồn nước dưới đất.
* Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học để xây dựng cơ chế, chính sách quản lý
bền vững nguồn nước dưới đất trong quá trình đô thị hóa.


5

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý:
Vùng nghiên cứu bao gồm diện tích phân bố của huyện Thủ Đức cũ (quận Thủ
Đức, quận 2 và quận 9) với diện tích 211,5km 2, nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành
phố và được giới hạn trong tọa độ địa lý: Từ 10 046’51’’ đến 10051’20’’ vĩ độ Bắc và từ
106045’05’’ đến 106049’03’’ kinh độ Đông.
Phía Đông giáp Thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai; phía
Tây giáp quận 4, quận 1 và quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp huyện
Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai và quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh; phía Bắc giáp huyện
Dĩ An và huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương.
1.1.2 Khí hậu:
Vùng nghiên cứu là khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao
và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11, mùa
khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lượng bức xạ bình quân trong năm 12 Kcal/cm2, thời gian chiếu sáng trong ngày
trong các tháng ít thay đổi dao động từ 12 giờ trong tháng 3 và tháng 4 đến 11 giờ trong

các tháng 7,8.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 oC, biên độ nhiệt tại đây ít thay đổi,
nhiệt độ cao nhất vào tháng 3,4 khoảng 40oC.
Số giờ nắng: mùa khô có giờ nắng trung bình từ 7,4 đến 8,1giờ, hầu như không có
sương mù. Từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng bình quân 6 giờ/ngày. Số giờ nắng
bình quân trong năm là 6,5giờ/ngày.


6
Bốc hơi: so với nhiệt độ lượng bốc hơi biến đổi lớn và theo mùa, tăng dần từ tháng
12 đến tháng 5 và đạt cực đại 150mm-250mm, sau đó giảm dần từ 190mm-130mm từ
tháng 6 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79,5%.
Chế độ gió: khu vực này chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa cận xích đạo với 2
hướng gió chính:
+ Hướng gió Bắc – Đông Bắc từ tháng 10-12.
+ Hướng gió Nam – Tây Nam từ tháng 5-11.
Tốc độ gió trung bình 2,5-4,7m/s, tốc độ gió tối đa là 24m/s.
Chế độ mưa: lượng mưa biến động bình quân năm khoảng 1800-2000 mm/năm.
Chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, trong mùa mưa
lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 8 đến tháng 10. Đối với khu vực trũng như khu
dân cư Nam Hòa – Phước Long A, Phú Hữu, Long Trường, Trường Thạnh, mưa lớn kéo
dài thường gây ngập úng. Trong khu vực Quận 9 lượng mưa phân bố tương đối đều trong
mùa, song vào tháng 7 Âm lịch hàng năm thường có đợt hạn hán ngắn ngày kéo dài từ 57 ngày, nhân dân thường gọi là hạn Bà Chằn. (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Một số yếu tố khí hậu
STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Chỉ tiêu
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình cao nhất
Nhiệt độ trung bình thấp nhất
Số giờ chiếu sáng trong ngày
Lượng mưa trung bình năm
Lượng bức xạ
Độ ẩm không khí trung bình năm
Tốc độ gió

Đơn vị
0
C
0
C
0
C
H
mm
Kcal/cm2
%
m/s

Giá trị
27
40

13 – 16
6 – 6,5
1.800 – 2000
12
79,5
2,5 – 4,7

(Nguồn: UBND quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức)
Với đặc điểm khí hậu nêu trên, Vùng nghiên cứu có lợi thế để phát triển kinh tế và
văn hóa - xã hội.
1.1.3 Thủy Văn
Vùng nghiên cứu hệ thống sông rạch khá chằng chịt, gồm các hệ thống chính sau:


7
- Sông Đồng Nai: đây là con sông lớn nhất vùng Đông Nam Bộ bắt đầu từ cao
nguyên Lâm Đồng đổ về biển Đông đi qua địa giới Quận 9 tới phường Long Phước. Sông
chia thành 2 nhánh và các chi lưu, đoạn sông này có chiều dài gần 28 km, chiều rộng
trung bình 480m, với độ sâu 15m nơi sâu nhất 20m. Đây là con sông giúp đẩy mặn, cũng
như là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn địa bàn Quận, bao gồm cả nông nghiệp và
sinh hoạt.
- Hệ thống sông Rạch Chiếc – Trao Trảo là hệ thống nối 2 con sông lớn sông Sài
Gòn và sông Đồng Nai chảy qua huyện Thủ Đức cũ, nay nằm trên địa bàn Quận 9.
- Sông Tắc và hệ thống sông rạch phía Nam của Quận: sông Tắc là nhánh sông
tách dòng của sông Đồng Nai, nằm trong địa phận 2 phường Long Trường và Long
Phước với chiều dài 13km, rộng 150m. Đây là sông cung cấp nước ngọt cho 2 phường
trên.
- Rạch Ông Nhiêu dài 12,5 km, rộng 80m, vào mùa khô con sông này là nơi dẫn
mặn xâm nhập vào nội đồng gây cản trở cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rạch Bà Cua – Ông Cày (nằm trên ranh giới của Quận 9 và Quận 2) dài 4,2km,

rộng 80m cung cấp nước cho các phường Phú Hữu, Long Trường và dẫn nước từ nội
đồng ra sông Đồng Nai. Về mùa khô các con rạch này chịu ảnh hưởng mặn 0,4%.
- Sông Sài Gòn: Đây là con sông lớn nhất đi qua địa giới quận Thủ Đức, đoạn sông
này dài gần 14.800 m chiều rộng trung bình 250 m. Đây là con sông giúp đẩy mặn, cũng
như là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn địa bàn quận, bao gồm cả nông nghiệp và sinh
hoạt.
- Sông Gò Dưa: Có chiều dài 1930m, rộng 70m.
- Suối Xuân Trường: Có chiều dài 2.184 m, rộng 6-10 m.
- Suối Nhum: Có chiều dài 12.581 m, rộng 7-64 m.
- Rạch Ông Đầu: Có chiều dài 3.856 m, rộng 17,5 m.
- Rạch Đĩa: Có chiều dài 5120 m, rộng 25-30 m.
- Rạch Vĩnh Bình: Có chiều dài 2040 m, rộng 40-50 m.
Cả hai con sông lớn Đồng Nai và sông Sài Gòn đều đi qua địa bàn của quận 2 với
chế độ thủy văn bán nhật triều. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất hệ thống sông Đồng Nai


8
– Sài Gòn, lòng sông rộng 400 – 600 m, có độ sau từ 12 – 15 m, tốc độ chảy trung bình
500m/s. Sông Sài Gòn có độ dốc nhỏ, lòng sông hẹp nhưng ít sâu, ít khu chứa do vậy
thủy triều vào sâu và rất mạnh.
Bảng 1.2: Hiện trạng hệ thống thủy văn chính
STT

Tên gọi

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

1


Sông Sài Gòn

14.800

250

2

Sông Đồng Nai

28.000

480

3

Sông Tắc

13.000

150

4

Rạch Ông Nhiêu

12.500

80


5

Rạch Bàu Cua – Ông Cày

4.200

80

6

Suối Nhum

12.581

7 – 64

(Nguồn: UBND quận 2, quận 9 quận Thủ Đức)
Ngoài các sông rạch chính, trong Vùng nghiên cứu còn có hệ thống kênh rạch nhỏ
và thủy lơi phục vụ công tác tưới tiêu trong nông nghiệp.
1.1.4 Địa hình
Vùng nghiên cứu có các loại địa hình như sau:
- Địa hình Quận 2: là vùng có địa hình thấp và phức tạp của Thành phố Hồ Chí
Minh, có mạng lưới kênh rạch đa dạng, độ nghiêng mặt dất thấp dần theo hướng từ Bắc
xuống Nam; có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 0,5m đến 1,1m, riêng gò Bình
Trưng, Cát Lái có độ cao từ 2m đến 5m. Ở những vùng có độ sâu dưới 1m thường bị
ngập úng và năng lực tiêu rút nước phụ thuộc vào chế độ thủy văn.
- Địa hình quận 9: Có 2 vùng chính là vùng gò đồi và vùng bưng, có sự đan xen
của hệ thống kênh rạch làm chia cắt thành nhiều vùng và cù lao.
+ Vùng đồi gò và triền gò có cao độ từ 8 – 30m có nơi cao tới 32m (khu đồi Long

Bình), tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Hiệp Phú Tăng
Nhơn Phú A với tổng diện tích khoảng 3.400 ha chiếm khoảng 30% diện tích toàn Quận.


9
+ Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, đại bộ phận nằm ở phía Đông Nam
của Quận và ven các kênh rạch, cao độ từ 0,8m-2m có những khu vực rất trũng cao độ
dưới 1m như khu vực phường Phú Hữu, chiếm khoản 65% DTTN toàn Quận.
- Địa hình quận Thủ Đức: có 2 dạng địa hình chính: địa hình gò và địa hình thấp,
cả 2 dạng địa hình đều có độ dốc < 30.
+ Dạng địa hình vùng gò (chủ yếu nằm ở phía Bắc của Quận) gồm các Phường:
Linh Trung, Linh Xuân, Linh Chiểu, Bình Thọ, Bình Chiểu, Linh Tây và một phần các
Phường Tam Phú, Tam Bình và Trường Thọ. Vùng gò có độ cao từ 1,5 – 30m và chiếm tỷ
trọng hơn 46% diện tích tự nhiên toàn Quận.
+ Dạng địa hình vùng thấp (nằm chủ yếu ở phía Nam tập trung ở các phường còn
lại): Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông và phần lớn các phường Tam Bình,
Tam Phú, Trường Thọ. Vùng thấp có độ cao từ 0,6 -<1,5m, chiếm tỷ trọng hơn 53% diện
tích tự nhiên toàn Quận.
1.2 Các nguồn tài nguyên
1.2.1 Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Vùng nghiên cứu có các
loại đất chính (Bảng 1.3):
Bảng 1.3: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất
STT

Hệ thống phân loại đất

Hệ thống phân loại đất

1

2
3

Việt Nam
Đất phù sa
Đất xám
Đất vàng đỏ và đất vàng

theo FAO/UNESCO
Thionic Fluvisols
Acrisols
Acrisols

4

xám
Đất bị xói mòn trơ sỏi đá

5
6

Đất phèn
Đất Sông, rạch

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

849,30

2.774,49
2.616,09

1,46
4,77
4,50

lithic Lepthosols

83,32

0,14

thionic Fluvisols

49.529,41
2.319,97
58.172,58

85,13
4,00
100

Tổng cộng

(Nguồn: UBND quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức)
Đất vàng đỏ và vàng xám: tập trung khu đồi Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng
Nhơn Phú A, Tân Phú quận 9; Linh Xuân, Bình Chiểu và một phần phường Linh Trung



10
(khu vực Gò Cát) quận Thủ Đức có tổng diện tích khoảng 2.616,09ha, chiếm 4,5% diện
tích toàn khu vực nghiên cứu, có tầng đất dày, nghèo các chất dinh dưỡng, khả năng giữ
nước kém.
Đất xám: phân bổ ở vùng gò Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, phường Long
Trường, một phần ấp Tây Hòa, phường Phước Long A quận 9; Linh Trung, Linh Tây,
Linh Chiểu, Bình Thọ và một phần ở các phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông quận
Thủ Đức; Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây quận 2 với tổng diện tích 2.774,49ha,
chiếm 4,77% diện tích toàn khu vực nghiên cứu. Đây là loại đất xám trên phù sa cổ nên
có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số.
Xét về mức độ thích nghi thì đất này phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông
nghiệp vì có nền móng tương đối ổn định.
Đất phù sa: phân bổ ở các phía Tây các phường Long Phước, Long Bình quận 9;
Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi quận 2 với tổng diện tích 849,30ha, chiếm 1,46% diện tích toàn
khu vực nghiên cứu. Đất phù sa phân bố ở địa phương là loại đất phù sa loang lổ đỏ vàng,
gley, dưới có tầng sinh phèn. Đây là loại đất chua, trị số pH xấp xỉ với đất phèn (3,2-3,7);
cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca++ và Mg++, Na+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối
cao, đạt trị số lý tưởng cho việc trồng lúa.
Đất phèn: phân bổ ở các khu Trường Lưu, Phước Lai, phường Long Trường, Phú
Hữu, vùng bưng Long Thạnh Mỹ, phần lớn Long Phước quận 9; Hiệp Bình Chánh, Hiệp
Bình Phước, Linh Đông và một phần ở các phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ
quận Thủ Đức; Thảo điền, Bình Khánh, An Khánh, An Phú, Thủ Thiêm, An Lợi Đông,
Bình An và một phần phường Cát Lái quận 2 với tổng diện tích 49.529,41ha chiếm
85,13% diện tích toàn khu vực nghiên cứu. Đất này sản xuất lúa nước vẫn có năng suất
tương đối cao do trong điều kiện được tướí nước và vào mùa mưa pH sẽ tăng nhanh và
các hàm lượng độc tố giảm nhanh.
Đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 83,32ha, chiếm 0,14% diện tích toàn khu vực
nghiên cứu phân bố ở khu vực phía bắc phường Long Bình quận 9. Đất được hình thành
là hậu quả của một quá trình xói mòn, rửa trôi rất mãnh liệt trong một thời gian dài. Đất
sói mòn trơ sỏi đá không có khả năng sản xuất, có thể sử dụng cho việc khai thác làm vật



11
liệu xây dựng. Đồng thời có thể trồng và bảo vệ rừng nhằm khôi phục hệ sinh thái tự
nhiên hoặc đưa vào sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp.
1.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt dồi dào do hệ thống sông, rạch cung cấp. Các sông, kênh rạch
chính là: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, Sông Tắc. Tài nguyên nước mặt thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái. Tuy nhiên,
nguồn nước mặt hiện nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Điều
này ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của nhân dân.
Theo kết quả điều tra thăm dò và thực tế nguồn nước ngầm ở vùng gò phong phú
và chất lượng tốt, mực nước ngầm vào mùa khô từ 5 – 9m và mùa mưa từ 2 – 4m. Ở
vùng thấp mực nước ngầm nông từ 0,5 – 0,8m thường bị nhiễm phèn, tầng nước ở độ sâu
từ 15 – 25m trở lên mới có chất lượng khá.
Nước dưới đất tại Vùng nghiên cứu có 5 đơn vị chứa nước sau:
- Tầng 1 (Holocen): Phân bố các vùng có độ cao địa hình thấp, dọc theo các thung
lũng sông phía Đông, Tây và rải rác ở phần trung tâm Vùng nghiên cứu và độ sâu thường
gặp từ 15-20m. Tầng chứa nước này có nguồn cấp là nước mưa, nước mặt và tầng này dễ
bị ô nhiễm.
- Tầng 2 (Pleistocen): Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, lộ ra trên mặt ở vùng trung
tâm Vùng nghiên cứu, độ sâu phân bố từ hơn 20 - 50m. Nguồn cấp là nước mưa và nước
mặt và nước dễ bị ô nhiễm.
- Tầng 3 (Pliocen trên): Phân bố khắp Vùng nghiên cứu, bị phủ bởi các trầm tích
của tầng chứa nước Pleistocen, độ sâu phân bố từ 50m đến 100m. Nguồn bổ cập từ xa và
thấm từ các tầng chứa nước kề nó.
- Tầng 4 (Đới chứa nước Mezozoi): Phân bố ở độ sâu hơn 200m.
Tầng 2 và tầng 3 trữ lượng và chất lượng tốt. Hiện nay, người dân đang khai thác
và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tầng 3 là tầng chứa nước
đang được khai thác phục vụ cho sản xuất, cho các nhà máy nước (Nhà máy nước Thủ

Đức) cấp nước cho thành phố.


12
Nhìn chung: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của khu vự nghiên cứu dồi
dào. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác nước ngầm còn tùy tiện và thiếu quy hoạch nên
Thành Phố cần có biện pháp để hướng dẫn công tác khai thác nước ngầm. Việc sử dụng
phải có quy hoạch và có sự quản lý chặt chẽ sao cho hợp lý và có hiệu quả, đồng thời
ngăn chặn việc xả nước sản xuất và sinh hoạt trực tiếp ra sông rạch gây ô nhiễm nguồn
nước.
1.2.3 Tài nguyên rừng
Hiên nay, Vùng nghiên cứu hầu như còn rất ít. Chất lượng rừng không cao, chủ
yếu là rừng trồng.
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là khoáng sản rắn, tuy nhiên trữ
lượng và chất lượng đạt yêu cầu khai thác sử dụng không nhiều. Ngoài ra còn có vật liệu
xây dựng như sét, gạch, đá, ngói, cát, sỏi, mỏ cao lanh. Tiềm năng khai thác không lớn,
phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ.
1.3 Phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1 Kinh tế
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Vùng nghiên cứu liên tục tăng từ năm 2001 đến
năm 2012. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và doanh thu dịch vụ năm
2012 đạt 47.165,064 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của VNC đạt
37,54%.
Cơ cấu kinh tế của Vùng đang chuyển dần từ “Công nghiệp – Nông nghiệp –
Thương mại – Dịch vụ” sang “Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ - Nông nghiệp” và
đang định hình phát triển theo hướng “Thương mại – Dịch vụ - Công nghiệp – Nông
nghiệp”, trong đó:
Thương mại tập trung đẩy mạnh các ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí
nội thất. Các ngành nghề chủ yếu của Vùng là nông sản thực phẩm, kinh doanh xăng dầugas, tơ sợi, kim khí điện máy, sắt thép, vật liệu xây dựng, xe gắn máy.

Dịch vụ: Tập trung xây dựng và kiện toàn hệ thống các loại hình dịch vụ phục vụ
nhu cầu của nhân dân, hướng tới các loại dịch vụ cao cấp và hiện đại, phục vụ tích cực


13
cho sản xuất cũng như nhu cầu giao lưu quốc tế như các loại dịch vụ tài chính, tín dụng
ngân hàng, bưu chính viễn thông, xây dựng các kho hàng, bến bãi, siêu thị, trung tâm
thương mại...
Công nghiệp: Đẩy mạnh phát triển các ngành dệt may, da giầy, sản xuất sản phẩm
từ kim loại, công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại, công nghiệp sản xuất thực phẩm,
đồ uống. Ưu tiên phát triển các ngành thế mạnh, các ngành kỹ thuật cao, sản xuất cho
mục đích xuất khẩu, không gây ô nhiễm môi trường.
Nông nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy kinh tế hộ
gia đình, xây dựng mô hình VAC hợp lý là đầu tư vào cây kiểng. Tập trung đầu tư trang
bị cơ sở kỹ thuật cho sản xuất cây con có chất lượng tốt hiệu quả kinh tế cao đảm bảo
môi trường sinh thái bền vững.
Bảng 1.4: Giá trị các ngành kinh tế
Năm
Ngành
1.CN - TTCN
2.TM - DV
3. NN
Tổng GTSX

2001

2002

2003


1.796,785
1.050,605
129,965
2.977,355

2.990,915
1.043,136
132,03
4.175,081

3.667,552
1.967,456
132,405
5.767,413

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
2005
2012
5.790,351 10.683,93
4.040,823 30.165,24
117,111
109,22
10.002,285 40.958,39

(Nguồn: UBND quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức)
1.3.2 Xã hội
1.3.2.1 Dân số
Tính đến năm 2011, toàn Vùng nghiên cứu có 880.112 người với 220.028 hộ dân,
trung bình 4 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 435.837 người chiếm 49,52%, nữ có
440.275 chiếm 50,48%. Sự phân bố dân cư trong Vùng nghiên cứu không đồng đều, mật

độ dân số ở khu vực quận 9 là 2.360 người/1km 2; khu vực quận 2 là 2.744 người/km2;
khu vực quận Thủ Đức là 9.936 người/1km 2. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên 9,67%, tốc
độ gia tăng dân số cơ học 19,86%. Theo dự báo, trong thời gian tới dân số cơ học sẽ tiếp
tục tăng do chương trình giãn dân của Thành phố và dân cư từ các tỉnh đổ về.
1.3.2.2 Lao động, việc làm


14
Theo thống kê đến năm 2012, số người trong độ tuổi lao động tại Vùng nghiên
cứu là 630.851 người

(1)

, chiếm 78,8% tổng số dân của Vùng đang làm việc trong các

ngành kinh tế.
Hàng năm, Vùng nghiên cứu giải quyết hàng chục nghìn việc làm. Tỷ lệ thất
nghiệp ngày càng giảm. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế, cơ cấu
lao động trong vùng đã có những biến động đáng kể, các ngành công nghiệp và thương
mại – dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động từ ngành nông nghiệp chuyển qua.
1.3.3.3 Giáo dục
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của thành phố Vùng nghiên cứu đã
không ngừng được nâng cao về số lượng cũng như chất lượng.
Theo số liệu thống kê, hiện ở Vùng nghiên cứu có khoảng 70 trường mầm non, 42
trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở, 09 trường phổ thông trung học, 03 trung tâm
giáo dục thường xuyên, 02 trung tâm bồi dưỡng giáo dục, 02 trung tâm dạy nghề và
nhiều trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện.
1.3.3.4 Y tế
Đến năm 2011, mạng lưới y tế Vùng nghiên cứu đã được hình thành và phát triển
khá đồng bộ từ cấp quận xuống cơ sở, với 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 3 bệnh viện đa

khoa cấp quận, 36 trạm y tế và nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân; đội ngũ cán bộ y tế
được củng cố về trình độ chuyên môn cũng như số lượng. Trang thiết bị y tế càng càng
được tăng cường, góp phần nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh. Các trạm y tế đã triển
khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia vã đã lắp đặt toàn bộ hệ thống xử lý
nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động.
Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm để nâng cao chất lượng, công tác
phòng chống dịch bệnh được duy trì thường xuyên, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng
hàng năm đạt 100%.
1.4 Thực trạng môi trường
1.4.1 Môi trường không khí

1() Báo cáo Kinh tế xã hội quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức


15
Theo số liệu thống kê đo đạc năm 2011 của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố
Hồ Chí Minh tại các trạm quan trắc bán tự động, nhìn chung nồng độ các chất ô nhiễm
giao thông có xu hướng giảm so với năm trước, cụ thể như sau: Nồng độ CO quan trắc
năm 2011 giảm tại 03 trạm: trạm ĐTH-ĐBP giảm 1,01 lần; trạm AS giảm 1,09 lần; trạm
HTP-NVL giảm 1,02 lần. Tăng tại 3 trạm: trạm HX tăng 1,04 lần; trạm PL tăng 1,05 lần;
trạm GV tăng 1,01 lần; Nồng độ NO2 quan trắc năm 2011 giảm tại 04 trạm quan trắc:
trạm HX giảm 1,14 lần; trạm PL giảm 1,05 lần; trạm GV giảm 1,17 lần, trạm HTP-NVL
giảm 1,17 lần. Trạm ĐTH-ĐBP tăng 1,1 lần và trạm AS không thay đổi; hàm lượng Chì
quan trắc năm 2011 giảm tại 05 trạm: trạm HX giảm 1,21 lần; trạm ĐTH-ĐBP giảm 1,09
lần; trạm PL giảm 1,17 lần; trạm GV giảm 1,50 lần; trạm HTP-NVL giảm 1,31 lần. Duy
nhất trạm AS không thay đổi; Tiếng ồn quan trắc năm 2011 dao động trong khoảng 77 –
81dB, 100% số liệu quan trắc không đạt QCVN. Trong 06 trạm quan trắc, trạm ngã tư AS
mức ồn quan trắc được luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép và các trạm khác (QCVN
26:2011/BTNMT: mức ồn 70 dB).
Bảng 1.5: Các quy chuẩn áp dụng đối với chất lượng không khí xung quanh

QCVN 05:2009/BTNMT
CO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Trung bình giờ

VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
QCVN 05:2009/BTNMT
BỤI

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Trung bình giờ

VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
QCVN 05:2009/BTNMT
NO2

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Trung bình giờ

VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
ỒN

QCVN 26: 2010/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN

Khu vực thông thường


30
mg/m3
0,3
mg/m3
0,2
mg/m3

70 dB

Ghi chú: QCVN 05 chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2010 theo Thông tư số
16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


16
Bảng 1.6: Nồng độ các chất ô nhiễm ở 6 trạm quan trắc KKBTĐ năm 2011
HX
Trung bình
CO
(mg/m3)

(mg/m3)

ĐTH

PL

AS

GV


HTPNVL

10,73

13,73

10,32

13,69

14,66

9,75

Max

18,67

23,67

56,87

34,10

30,25

14,70

Min


5,95

9,30

6,93

7,33

8,87

4,70

% vượt chuẩn

0%

0%

1%

1%

1%

0%

0,44

0,49


0,53

0,69

0,48

0,50

Max

0,88

1,17

1,61

2,22

1,03

1,02

Min

0,16

0,27

0,22


0,33

0,19

0,11

% vượt chuẩn

93%

98%

96%

100%

89%

88%

0,38

0,45

0,36

0,48

0,37


0,37

năm 2011

Trung bình
Bụi

ĐTH-

năm 2011

Trung bình
Chì

năm 2011

(µg/m3)

Max

0,97

1,11

1,42

1,68

0,79


0,94

Min

0,12

0,11

0,15

0,12

0,15

0,13

0,15

0,23

0,15

0,23

0,18

0,16

Trung bình

NO2

năm 2011

(mg/m3)

Max

0,27

0,32

0,24

0,37

0,33

0,31

Min
Trung bình năm

0,07

0,09

0,06

0,13


0,09

0,07

78,55

79,29

77,03

81,12

77,58

77,52

85,83
71,50
100%

83,00
64,17
100%

81,33
37,00
99%

85,83

76,50
100%

82,08
73,75
100%

81,83
70,67
99%

Tiếng ồn

2011
Max
Min
% vượt chuẩn

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường, năm 2011)
Qua kết quả quan trắc ô nhiễm không khí do giao thông tại các trạm quan trắc chất
lượng không khí bán tự động trên địa bàn Tp.HCM năm 2011 cho thấy:
- Ô nhiễm bụi là vấn đề đáng quan ngại nhất trong chương trình quan trắc ô nhiễm
không khí do giao thông: dao động từ 0,44 – 0,69 mg/m 3, vượt QCCP từ 1,46 – 2,30 lần;


17
94% giá trị quan trắc không đạt QCVN. So với năm 2009 và năm 2010, nồng độ bụi quan
trắc tại các trạm đang có xu hướng giảm.
- Với 100% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn cho phép, dao động 77 – 81 dB.
Tiếng ồn cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm trên các tuyến đường trong khu

vực thành phố Hồ Chí Minh. Thống kê số liệu quan trắc nhiều năm, mức ồn thu được
biến đổi không đáng kể.
- Nồng độ NO2 quan trắc năm 2011 trung bình dao động từ 0,15 – 0,23 mg/m 3, so
với năm 2009 và 2010 nồng độ NO2 có xu hướng giảm.
- CO quan trắc được trong năm 2011 vẫn gần 100% số liệu đạt QCVN, và có xu
hướng giảm so với năm 2009 cũng như 2010.
- Hàm lượng chì quan trắc năm 2011 dao động trong khoảng 0,36 – 0,48 µg/m 3 và
có xu hướng giảm so với năm 2009 và năm 2010.
1.4.2 Môi trường nước
* Nước mặt
Theo số liệu quan trắc tại một số trạm trên hệ thống song Sài Gòn – Đồng Nai
trong năm 2011 của Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện:
Bảng 1.7: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ở các trạm năm 2011
Tên trạm

pH

Rạch Tra (RT)
Bình Phước (BP)
Sài Gòn (SG)
Phú An (PA)
Phú Mỹ (PM)
Cát Lái (CL)
Nhà Bè (NB)
Vàm Sát (VS)
TT Hiệp (TTH)
Đồng Tranh (ĐT)
Ngã Bảy (N7)
Cái Mép (CM)


6,15
6,44
6,60
6,74
6,84
7,02
7,08
7,31
7,62
7,64
6,94
5,38

DO

COD

BOD5

DẦU

Coliform

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


(MPN/100ml)

2,22
2,64
2,42
4,16
4,39
4,87
4,68
6,75
6,97
6,61
4,57
2,53

6,25
6,43
8,15
4,76
4,75
3,67
2,71
2,92
2,33
2,29
4,69
7,47

4,74

4,15
4,60
2,36
2,81
1,91
1,72
1,79
1,46
1,36
2,56
4,62

0,029
0,036
0,039
0,037
0,030
0,037
0,034
0,034
0,033
0,034
0,059
0,033

4.034
9.680
13.715
16.923
10.055

2.982
20.220
21.797
18
105
2.197
1.514


18
Vàm Cỏ (VC)
Thầy Cai (TC)
Bình Điền (BĐ)
An Hạ (AH)
QCVN

6,79
5,17
6,15
6,02

2,79
3,70
2,22
5,75

9,39
5,10
6,25
11,27


6,53
2,78
4,74
4,13

0,034
0,031
0,029
0,026

6.468
1.990
4.034
965

08:2008/BTNMT

5,5 - 9

≥4

< 30

< 15

0,1

7.500


loại B1
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường, 2011)
Nhìn chung, diễn biến độ pH, BOD 5, COD, nồng độ dầu đo được trong năm 2011
tại hầu hết các trạm quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại
B1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Nồng độ DO và Coliform tại 43% các trạm quan trắc
vượt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
So với cùng kỳ năm trước các chỉ tiêu DO, nồng độ dầu có xu hướng tăng tại 57 –
64% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, BOD 5, COD và Coliform có xu hướng giảm tại
71 – 92% các trạm.
Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho
phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
Kết quả phân tích thuốc trừ sâu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với
nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
* Nước ngầm: Nhu cầu khai thác nước dưới đất phát sinh từ sau năm 1991, do
dân số gia tăng nhanh, nhiều cơ sở sản xuất nước được thành lập. Nguồn nước dưới đất
hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, các giếng khai thác tập trung ở một khu vực, nhiều
giếng có kết cấu không đảm bảo việc cách ly, chống ô nhiễm do thông tầng. Theo Chi cục
Bảo vệ Môi trường (2011), diễn biến chất lượng nước ngầm ngày càng xấu đi do độ mặn
tăng, độ cứng tăng, nhiễm vi sinh.
1.4.3 Môi trường đất
Nhìn chung, tình trạng thoái hoá đất diễn ra khá phổ biến. Đất bị thoái hoá dưới
các hình thức: Nhiễm mặn, nhiễm phèn, xói mòn rửa trôi bề mặt ở các vùng có địa hình


19
cao và dốc, sụt lún đất... nguyên nhân được xác định do xây dựng các công trình và do
khai thác nước dưới đất quá nhiều (4).
Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Các quan trắc trong đề án phân tích
môi trường đất cho thấy các vùng trồng rau là một trong những trọng điểm sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật nhiều. Trước đây việc bón rác thải đô thị không qua xử lý là tác nhân

chính gây nguy cơ ô nhiễm các kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong đất. Từ năm
2000, việc bón rác thải cho rau tại Khu vực đã bị chính quyền nghiêm cấm. Tuy vậy, theo
kết quả phân tích năm 2009 vẫn phát hiện hàm lượng khá cao của một số kim loại nặng
Đất bị ô nhiễm chì (76,7 – 89,6 mg/kg) và Cu (72,1 – 104,1 mg/kg); Hàm lượng 2
nguyên tố Pb, Cu trong mẫu đất quan trắc đều vượt quy chuẩn cho phép đối với đất sản
xuất nông nghiệp (QCVN 03: 2008/BTNMT Cu ≤ 50 mg/kg, Pb ≤ 70 mg/kg, Zn ≤ 200
mg/kg). Hàm lượng Zn (trong năm 2009 khoảng 144,0 – 173,0 mg/kg), Cd và Cr trong
khu vực quan trắc chưa vượt quy chuẩn cho phép. Một số vi sinh (vi khuẩn, xạ khuẩn,
Coliform) trên đất bón nhiều rác thải cao hơn trên đất được bón ít. Không phát hiện
E.coli trong mẫu đất tại Khu vực nghiên cứu.
Ô nhiễm đất do chất thải đô thị: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (2010), lượng
rác thải đô thị tăng trung bình 8% - 10%/năm. Chất thải rắn đô thị được thu gom đạt
100% nhưng thực tế vẫn còn một lượng rác xả trực tiếp xuống kênh rạch. Chất thải rắn
công nghiệp và chất thải rắn nguy hại chưa được thu gom triệt để và chưa được xử lý
thích hợp. Chất lượng vệ sinh môi trường trên đường phố và nơi công cộng chưa đáp ứng
được yêu cầu của Khu vực văn minh, sạch đẹp.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và cải tạo môi trường tại Khu vực cũng có
những bước tiến đáng kể, thực trạng môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, do quá trình
đô thị hóa nhanh nên hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị chưa theo kịp với tốc độ tăng dân
số, tình trạng ngập úng cục bộ xuất hiện khi mưa lớn kết hợp với triều cường, tình trạng
vỡ bờ khi nước lũ dâng cao gây ngập các khu vực đất nông nghiệp thường diễn ra ở các
vùng trũng của khu vực, hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, việc đầu tư xây dựng các
trục đường chính còn chậm. Tình hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình trong các khu dân


20
cư hiện vẫn còn tồn tại đã gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, các hộ chăn nuôi gia đình
được khuyến khích chuyển đổi ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển và đô thị hóa.
1.5 Đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, nằm trên trục đường Xa

lộ Hà Nội, quốc lộ 13, liên tỉnh lộ 25B là cửa ngõ vào Thành phố; Cơ sở hạ tầng được
đầu tư khá mạnh và đồng bộ; Có tiềm năng về đất đai, nguồn lao động dồi dào, … góp
phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khu vực tập trung nhiều dự án phát
triển về cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị của thành phố. Nhiều dự án lớn về công nghiệp,
thương mại như: Khu công nghiệp Bình Chiểu, Cát Lái, Cát Lái mở rộng, Linh Trung 1,
Linh Trung 2 ... Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đặc biệt là về giao thông, cơ sở vật chất
ngành giáo dục hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Quy mô,
tiềm lực sản xuất kinh doanh nhất là công nghiệp và thương mại trong Khu vực tăng lên
đáng kể. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây có nhiều biến động,
chính quyền đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh ổn định sản xuất. Bên cạnh đó,
nhiều doanh nghiệp từ nội thành đã di dời đến khu vực và một số doanh nghiệp mới
thành lập đã ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh. An ninh chính trị được giữ
vững tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi, Khu vực cũng đang gặp phải một số khó khăn nhất
định. Nền kinh tế trong khu vực có sự tăng trưởng đáng kể nhưng chưa thật sự bền vững;
Sự hội nhập kinh tế thế giới sẽ gây áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Mặc dù tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt tỷ lệ cao nhưng chưa thật sự vững chắc. Việc tận dụng
thế mạnh của Khu vực chưa triệt để. Áp lực chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp lớn. Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp với tốc độ đô thị hóa. Công tác quy hoạch
và điều chỉnh quy hoạch thực hiện chậm, chưa đúng tiến độ đã đề ra. Chất lượng giáo dục
ở một số mặt chưa cao, mạng lưới y tế và thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng phát
triển nhưng chưa sâu.


21

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA HUYỆN THỦ ĐỨC CŨ
(QUẬN 2, QUẬN 9 VÀ QUẬN THỦ ĐỨC)
2.1. Các tầng chứa nước

Theo các nhà nghiên cứu thì tại Khu vực có 5 đơn vị chứa nước chính, đặc điểm
địa chất thủy văn của các tầng chứa nước như sau:
2.1.1. Tầng chứa nước Holocen (qh)
Tầng chứa nước Holocen (qh) bao gồm các trầm tích đa nguồn gốc (sông, sông
biển và sông biển đầm lầy). Chúng thường phân bố trên vùng có địa hình thấp, từ nhỏ
hơn 2m tới 5m, một số nơi độ cao từ 7-8m nhưng chiều dày nhỏ. Chiều dày của tầng
chứa nước (qh) biến đổi rất lớn. Thành phần đất đá chủ yếu là bùn sét, bột sét, bột lẫn cát
mịn và các thấu kính cát hạt mịn lẫn mùn thực vật có màu xám tro, xám nâu. Mực nước
tĩnh thay đổi từ 0,5 đến 2,12m hoặc nhỏ hơn, thậm chí có nơi ngang bằng mặt đất. Lưu
lượng tại các giếng thay đổi từ 0,07-0,15 l/s. Khả năng chứa nước kém, phần lớn nước


22
của tầng chứa nước này thường đục và có màu hơi vàng, trên mặt nước có váng gỉ sắt,
mùi tanh, vị hơi chua, nước từ lợ đến mặn. Độ pH thay đổi từ 4,38-7,96. Độ tổng khoáng
hóa thay đổi từ 0,05-0,1 g/l. Nước thuộc loại hình hóa học Clorua-Sunfat. Nguồn cấp từ
nước mưa và nước mặt.
Tóm lại, đây là tầng chứa nước không áp, mực nước nằm nông với động thái dao
động theo mùa. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt trong các kênh rạch
ngấm trực tiếp vào tầng chứa nước. Tầng chứa nước Holocen (qh) có quan hệ thủy lực ở
mức độ khác nhau với các tầng chứa nước nằm dưới. Tại Hóc Môn tầng chứa nước này
quan hệ trực tiếp với tầng chứa nước Pleistocen (không tồn tại lớp cách nước giữa hai
tầng). Từ những phân tích trên cho thấy tầng chứa nước Holocen chứa nước rất nghèo,
chất lượng nước kém, bị nhiễm mặn và nhiễm bẩn. Vì vậy chúng không phải là đối tượng
phục vụ khai thác nước dưới đất.
2.1.2. Tầng chứa nước Pleistocen (qp1-3)
Tầng chứa nước Pleistocen (qp1-3) phân bố rộng trên toàn vùng, lộ ra ở khu vực
trung tâm Vùng nghiên cứu. Phần còn lại (dọc theo sông Sài Gòn, phía Tây vùng nghiên
cứu) bị các trầm tích Holocen phủ trực tiếp lên. Tầng chứa nước được cấu tạo thành hai
phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp chứa nước. Phần trên có chiều sâu

mái lớp cách nước yếu từ 0m (vùng lộ) tới 48,5m. Đáy lớp cách nước yếu xuất hiện ở độ
sâu từ 3,5m đến 65m.
Thành phần thạch học của lớp này là sét bột, bột đến bột cát, cát bột lẫn cát mịn,
màu xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, nhiều nơi bị phong hóa có nhiều kết vón laterit. Phần
dưới là đất đá chứa nước, gồm cát hạt mịn đến trung và thô nhiều nơi lẫn sạn sỏi, màu
xám tro, xám xanh, xám vàng trắng xen lẫn nhau. Chiều dày chứa nước thực sự của tầng
chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính toán, nó biến đổi từ 3,5m đến 63m.
Lưu lượng tại các giếng khoan khai thác nước thay đổi từ 0,35 đến 8,5l/s, mực
nước hạ thấp từ 2,35 đến 12,81m, tỷ lưu lượng “q” từ 0,0027 đến 3,617l/sm. Hệ số dẫn
nước từ 15,85 m2/ngày đến 647,5 m2/ngày, phổ biến từ 200 m2/ngày đến 400 m2/ngày. Hệ
số phóng thích nước từ 1,53x10-3 đến 8,46x10-3.


23
Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa, nước tưới và nước các dòng mặt.
Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng nằm kề có xảy ra ở mức độ
khác tùy thuộc vào thành phần thạch học và chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới tầng
chứa nước Pleistocen.
Nước tầng qp1-3 có thể phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống. Nước của tầng này ở một
số khu vực có dấu hiệu bị nhiễm bẩn như khu vực bãi rác Đông Thạnh.
Tóm lại, tầng chứa nước Pleistocen là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh
nằm nông và dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa
nước Holocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen nằm dưới vì giữa chúng được ngăn
cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xen kẹp cát
mịn. Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là từ nước mưa, nước tưới, nước mặt và dòng
ngầm từ phía Bắc, Đông bắc Củ Chi, Hóc Môn chảy xuống với vận tốc v = 2,93x10 -3
m/ngày. Miền thoát chủ yếu theo dòng ngầm về phía Nam và Tây nam Vùng nghiên cứu.
Tầng chứa nước Pleistocen có diện nước nhạt phân bố rộng, chiều dày lớp chứa
nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu đến trung bình, nằm nông, dễ khai thác. Đây là đối
tượng phục vụ khai thác nước tập trung và riêng lẻ.

2.1.3. Tầng chứa nước Pliocen trên (n22)
Tầng chứa nước Pliocen trên phân bố trên toàn Vùng nghiên cứu, không lộ ra trên
mặt, bị tầng chứa nước Pleistocen phủ trực tiếp lên và nằm trên tầng Pliocen dưới. Tầng
chứa nước được chia thành hai phần, phần trên là lớp cách nước yếu, phần dưới là lớp
chứa nước.
Phần trên có chiều sâu mái lớp cách nước yếu từ 8m đến 95m, như vậy chiều sâu
xuất hiện lớp cách nước yếu tăng dần từ phía Đông bắc xuống Tây nam .
Thành phần thạch học của lớp thấm nước yếu gồm bột, bột cát, cát bột xen lẫn cát
mịn màu xám tro, xám xanh, vàng, nâu đỏ, tạo thành lớp liên tục trên toàn VNC và có
khả năng thấm xuyên khi xuất hiện gradien cắt qua lớp này. Hệ số thấm thẳng đứng có
giá trị thay đổi trong giới hạn rộng thay đổi từ 0,002 đến 0,978 m/ngày. Phần dưới là đất
đá chứa nước gồm cát hạt mịn đến thô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, cuội màu xám tro, xám
xanh, xám vàng, tạo thành tầng chứa nước liên tục trên Vùng nghiên cứu.


24
Chiều dày thực sự chứa nước của tầng chứa nước ở từng lỗ khoan cũng được tính
toán, thay đổi từ 20m đến 95m.
Lưu lượng tại các giếng khoan khai thác thay đổi từ 2,6 l/s đến 19,3 l/s , mực nước
hạ thấp từ 5,0 đến 18m. Hệ số dẫn nước (Km) từ 58,69 m2/ngày đến 1358 m2/ngày.
Tầng chứa nước được cung cấp từ nước mưa ở các vùng xa như Bình Dương,
Đồng Nai (những vùng lộ). Mối quan hệ thủy lực của tầng chứa nước này với các tầng
chứa nước nằm kề thể hiện ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào thành phần thạch học và
chiều dày lớp cách nước ở trên và dưới của tầng chứa nước Pliocen trên.
Tóm lại, tầng chứa nước Pliocen trên là tầng chứa nước có ý nghĩa, mực nước tĩnh
nằm nông, dao động theo mùa. Tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với tầng chứa
nước Pleistocen nằm trên và tầng chứa nước Pliocen dưới nằm dưới vì giữa chúng được
ngăn cách bằng các lớp thấm nước yếu có thành phần sét bột, bột, bột cát, cát bột xem
kẹp cát mịn và nhiều nơi xuất hiện các cửa sổ thuỷ lực. Nguồn bổ cập có thể là sự thấm
xuyên từ các tầng nằm kề khi xuất hiện gradien cắt qua các lớp thấm nước yếu và dòng

chảy từ bên sườn vào vùng nghiên cứu. Hướng dòng ngầm từ phía bắc, đông bắc chảy
xuống phía nam, tây nam vùng nghiên cứu và cũng thoát ra ở khu vực này. Tầng chứa
nước này có diện phân bố rộng, chiều dày lớp chứa nước lớn, khả năng chứa nước từ giàu
đến trung bình. Những đặc điểm trên cho thấy tầng chứa nước này có khả năng đáp ứng
yêu cầu khai thác với qui mô vừa và lớn và là đối tượng chính để đầu tư nghiên cứu thăm
dò khai thác nước dưới đất.
2.1.4. Đới chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz)
Đới chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz) phân bố trên toàn vùng
nghiên cứu. Các đá trầm tích Mezozoi bị tầng chứa nước Pliocen dưới phủ trực tiếp lên.
Độ sâu xuất hiện các đá trầm tích Mezozoi thay đổi từ 67m đến 330m. Thành phần
đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, tuff, xen kẹp sét kết, bột kết, mức độ nứt nẻ kém. Theo
tài liệu nghiên cứu Khu vực, chiều dày của đới Mezozoi khoảng 2000m.
Tóm lại kết quả nghiên cứu cho thấy trong vùng chứa nước tồn tại 5 tầng chứa
nước chính (qh, q1-3, n22, n21 và Mz), trong đó có ý nghĩa khai thác để phục vụ cung cấp
nước tập trung với qui mô lớn là tầng chứa nước Pleistocen, Pliocen trên và Pliocen dưới


25
(trong vùng phân bố nước nhạt). Chúng là các tầng có khả năng chứa nước phong phú,
chất lượng tốt, chiều sâu phân bố không lớn, điều kiện khai thác thuận lợi. Ba tầng chứa
nước này là đối tượng có triển vọng nhất cần đầu tư thăm dò khai thác phục vụ cung cấp
nước cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất.
2.2. Mối quan hệ của các tầng chứa nước và các yếu tố tự nhiên
Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến các tầng chứa
nước như: yếu tố địa hình địa mạo, bề dày đới thông khí, yếu tố khí hậu, mạng lưới thủy
văn, cấu trúc địa chất, … Đề tài chỉ giới thiệu qua các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến tầng
chứa nước tại Khu vực nghiên cứu:
2.2.1 Yếu tố địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu có dạng địa hình sóng trâu cao ở phần trung tâm và kéo dài theo
hướng Tây bắc - Đông nam. Vùng cao lại xuất lộ các trầm tích của tầng chứa nước

Pleistocen và đây cũng là miền cấp của tầng chứa nước này. Chất lượng nguồn nước phụ
thuộc vào mức độ bê tông hóa và những hoạt động có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước.
Vùng trũng phía Đông nam và Tây là vùng trữ nước và thoát nước của Vùng nghiên cứu.
Ở đây phân bố các trầm tích của tầng chứa nước Holocen, và nó lại phủ trực tiếp lên các
trầm tích Pleistocen. Các trầm tích Holocen vùng này mang 2 tính chất vừa là tầng bảo vệ
vừa tầng lọc nước của tầng Pleistocen.
Vùng nghiên cứu có mạng sông suối dày ở phần có địa hình trũng, có các rạch
(Bàu Cua – Ông Cày, Ông Nhiêu …), Suối (Nhum...), chúng đóng vai trò vừa hệ thống
thu nước và vừa là hệ thống thoát nước. Chúng cắt qua các trầm tích các tầng chứa nước
Holocen và Pleistocen, chất lượng nước của hệ thống kênh rạch sẽ ãnh hưởng đến chất
lượng các tầng chứa nước mà chúng cắt qua.
2.2.2. Yếu tố khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và trữ lượng nước
dưới đất. Nước mưa có thể làm thay đổi đáng kể đến trữ lượng, tổng độ khoáng hóa và
thành phần hóa học nước dưới đất nhất là đối với những tầng không được che chắn tốt.
Mùa mưa tại Khu vực bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cao vào tháng 8 đến
tháng 9 tạo điều kiện cho nước mưa ngấm xuống đất và ảnh hưởng đến nước ngầm. Theo


×