Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ô nhiễm môi trường công nghiệp, môi trường đô thị và tác động của chúng đến con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.95 KB, 20 trang )

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN CON NGƯỜI
Môi trường sống là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội và văn hóa bao
quanh con người. Một môi trường lành mạnh, kết hợp hài hòa các yếu tố tự
nhiên xã hội và văn hóa sẽ có đóng góp lớn cho sự phát triển con người và xã
hội. Trái lại, một môi trường không lành mạnh (bị ô nhiễm nặng) sẽ ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người, làm suy giảm điều kiện tồn tại và phát triển của
cộng đồng.
Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã
đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường mang tính toàn cầu, làm biến
đổi khí hậu, gây hậu quả lớn cho phát triển bền vứng kinh tế - xã hội, văn hóa
và đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: ô nhiễm môi trường do
nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các hoạt động sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt của con người gây ra; và ô nhiễm môi trường nặng nhất tập trung ở
các đô thị đông dân cư và các khu công nghiệp. Hiện nay, trên thế giới mỗi năm
có hơn 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp mỗi năm (có nguy cơ suy giảm môi trường
và ảnh hưởng đến sức khỏe con người), khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải ra tự
nhiên (và cứ 10 năm thì con số này lại tăng lên gấp đôi). Theo tổ chức y tế thế
giới (WHO), có tới 80% bệnh tật do nguồn nước bẩn này gây ra. Theo dự báo
của Viện nghiên cứu năng lượng Hoa Kỳ, trong khoảng 50 năm đầu thế kỷ XXI,
lượng CO2 trong không khí sẽ tăng lên gấp đôi, chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp gây ra. Tác hại của chúng là làm nhiễm bẩn không khí dẫn đến biến đổi
khí hậu toàn cầu. Đó là nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của hệ sinh thái và số
phận loài người
(1)
.
1
Nguồn: Theo
Page 1 of 20
Có thể nói, ô nhiễm môi trường (nhất là môi trườn công nghiệp và đô


thị) đã đang gây tổn hại đến sức khỏe con người và trở thành lực cản cho sự
phát triển bền vững của cộng đồng. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển (nơi
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong khi chưa có đủ điều kiện để
kiểm soát môi trường) đã và đang diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng
nề.
Ở Việt Nam trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế thị
trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa đã hình thành những khu công
nghiệp tập trung, những đô thị lớn. Có thể nói, những khu công nghiệp và đô thị
lớn này đã giữ vai trò quan trọng trong phát triển và tăng trưởng kinh tế, cải
thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, chúng cũng bộc lộ những hạn chế -
tình trạng ô nhiễm môi trường nặng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và
cản trở sự phát riển của cộng đồng.
I. Ô nhiễm môi trường công nghiệp
I.1 Khái quát về các khu công nghiệp
Sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp gắn liền với đường lối
đổi mới và chính sách mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà nước ta. Sau 18 năm xây dựng và phát triển (1991 – 2009), nước ta đã
thành lập được 223 khu công nghiệp ở 56 tỉnh, thành phố với diện tích
57.264ha. Trong đó, có 171 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (52 khu công
nghiệp đang xây dựng). Các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội (11
KCN), Hải Dương (23 KCN), Đồng Nai (28 KCN), TP.Hồ Chí Minh (15 KCN),
Long An (13KCN).
Trong những năm qua các khu công nghiệp đã giữ vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống. Năm
Page 2 of 20
2008, các khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ
USD (chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt hơn 16 tỷ USD (chiếm
gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo
việc làm cho gần 1,2 triệu lao động
(2)

. Mặt khác, các khu công nghiệp còn là
trung tâm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, trung tâm thu hút vốn đầu
tư ở trong và ngoài nước, trung tâm đào tạo rèn luyện góp phần xây dựng đội
ngũ công nhân có tay nghề cao, có ý thức kỷ luật lao động và tác phong công
nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động của các khu công nghiệp trong những năm qua đã
bộc lộ những hạn chế, cả những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực kinh tế xã hội,
đời sống, văn hóa. Cụ thể là, việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp gắn với
việc thu hồi đất nông nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của dân cư
nông nghiệp, đời sống kinh tế và văn hóa của lực lượng công nhân làm việc
trong các khu công nghiệp không cao (nếu không muốn nói là thấp), quyền lợi
của người lao động được tôn trọng và bảo đảm… Đặc biệt là, tình trạng ô nhiễm
môi trường diễn ra trầm trọng và phức tạp làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người và suy giảm hệ sinh thái.
1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp
Ô nhiễm môi trường công nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và sinh hoạt công nghiệp thải ra môi trường các loại chất thải (nước thải, khí
thải, chất thải rắn, khói bụi, tiếng ồn…) làm ô nhiễm môi trường, ảnh hửơng
đến đến sức khỏe con người và làm suy giảm sức sống của hệ sinh thái; Và do
đó, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
1.2.1 Ô nhiễm môi trường do nước thải các khu công nghiệp
2
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam
Page 3 of 20
Theo báo cáo quốc gia môi trường Việt Nam năm 2009 (môi trường khu
công nghiệp Việt Nam); lượng nước thải tại các khu công nghiệp ngày càng gia
tăng,tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc bốn vùng kinh tế trọng
điểm ở cả nước (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung,vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng
bằng sông Cửu Long).

Năm 2009, tổng lượng nước thải từ các khu nghiệp của 4 vùng kinh tế
trọng điểm nói trên là 640.963 m
3
/ngày, trong đó, các chất ô nhiễm trong nước
thải là: các chất lơ lửng (SS) – 141.012 kg/ ngày, chất hữu cơ (COD) – 87.812
kg/ngày, chất hữu cơ (COD) – 204.467 kg/ngày, chất dinh dưỡng (tổng Nitơ) –
37.176 kg/ngày, chất dinh dưỡng (tổng Phốt pho) – 51.277 kg/ngày (Bảng 1).
Bảng 1. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các khu công nghiệp của 4 vùng KTTĐ năm 2009:
TT Khu vực
Lượng
nước thải
(m
3
/ngày)
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TSS BOD COD Tổng N Tổng P
1
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404
2
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
58.808 12.937 8.057 18.760 3.411 4.705
3
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
413.400 90.948 56.636 131.87
5
23.977 33.072
4
Vùng kinh tế trọng điểm vùng

ĐBSCL
13.700 3.014 1.877 4.370 795 1.096
Tổng cộng 640.963 141.012 87.812 204.46
7
37.176 51.277
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam)
Bảng trên cho thấy, lượng nước thải từ các khu công nghiệp rất lớn, tập
trung chủ yếu ở các khu công nghiệp thuộc vùng KTTĐ phía Nam (4113,400
m
3
/ngày, gần gấp đôi lượng nước thải của các khu công nghiệp thuộc 3 vùng
Page 4 of 20
kinh tế trọng điểm còn lại, 227.563 m
3
/ngày). Hơn nữa, tổng lượng các chất ô
nhiễm trong nước thải ở các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
cũng là lớn nhất.
Chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc
nước thải có được xử lý không và xử lý như thế nào. Hiện nay, các khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải chỉ chiếm 43%, còn hơn
57% chưa có cơ sở xử lý nước thải đã qua xử lý chỉ đạt khoảng 30%, còn 70%
của hơn 1triệu m
3
nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các
nguồn tiếp nhận (không qua xử lý), chỉ có 4,26% nước thải được xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường, còn hơn 25% xử lý qua loa không bảo đảm tiêu chuẩn môi
trường. Tình hình trên dẫn đến ô nhiễm nặng không chỉ môi trường nước mặt,
mà cả môi trường nước ngầm.
Kết quả phân tích mẫu nước thải từ các khu công nghiệp cho thấy: nước
thải có hàm lượng các chất lơ lưởng (SS) cao hơn QCVN từ 2 đến hàng chục

lần, thậm chí có nơi cao hơn đến hàng trăm lần. Giá trị các thông số BOD,
COD, tổng N và tổng P cũng cao hơn nhiều lần QCVN
(3)
.
Kết quả kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Chi cục bảo vệ môi
trường Đông Nam Bộ từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008 cho thấy: Tất cả các
khu công nghiệp chưa thu gom triệt để lượng nước thải từ các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp; 6/7 khu công nghiệp được kiểm tra có lượng nước thải
có độ ô nhiễm cao (Ví dụ: Công ty TNHH Việt Nam Northem Viking
Technologies tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải như COD vượt mức cho phép 20 lần, Coliorm vượt 18.600 lần;
công ty cổ phần bia Sài Gòn – Bình Tây tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc xả nước
3
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Viêt Nam.
Page 5 of 20
thải có nồng độ BOD5 vượt mức cho phép gấp 145 lần, COD vượt mức cho
phép 165 lần và Coliform vượt mức cho phép 1.000 lần)
(4)
.
Tình trạng xả nuwocs thải công nghiệp thẳng ra môi trường (không qua
xử lý) đã làm ô nhiễm nặng cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm; hầu hết
các con sông, hồ ao, kênh rạch ở khu vực Khu công nghiệp bị suy thoái, không
bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, thậm chí nhiều địa phương có nguồn nước
nhưng không sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Theo tài liệu của các tổ
chức bảo vệ môi trường, hiện nay ở Việt Nam có tới 70% các dòng sông, 45%
vùng ngập nước, 40% bãi biển đã bị ô nhiễm và suy giảm môi trường
(5)
.
Trên thực tế, các nguồn nước thuộc lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn,
sông Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Kênh Tàu Hũ ở TP.Hồ Chí Minh

và 111 hồ, 13 con sông chảy qua Hà Nội (nhất là 4 sông nội thành: Tô Lịch,
Kim Ngưu, Sét, Lử) đều bị ô nhiễm. Ở đây, nước thải công nghiệp và các loại
nước thải khác (sinh hoạt, y tế, làng nghề, chăn nuôi…) đều được xả trực tiếp
vào cống rãnh sông hồ mà không qua xử lý nào
(6)
. Đặc biệt là, dòng sông Thị
Vải đã “chết” vì nước thải công nghiệp từ công ty Vedan.
Ngoài ra, kênh Bàu Lăng (Quảng Ngãi), sông Hoài (Quảng Nam), lưu
vực sông Cầu (địa phận Thái Nguyên), sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công, lưu vực
sông Nhuệ - Đáy… đều bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau.
1.2.2 Ô nhiễm môi trường từ khí thải công nghiệp
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ hoạt động công nghiệp chủ yéu do 2
nguồn gây ra: đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và rò rỉ chất
ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất. Hiện nay ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất có
4
Nguồn: Báo cáo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và làng nghề trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn năm 2008. Tổng cục Môi trường năm 2009.
5
Diễn đàn dân trí.Email:
6
Diễn đàn dân trí.Email: Ngày 31/05/2010.
Page 6 of 20
thể khống chế được ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu tạo năng lưỡng cho sản
xuất, còn ô nhiễm không khí do rò rỉ chất ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và tác
động từ các loại khí thải hầu như vẫn không được kiểm soát. Và, điều này gây
ra tác hại rất xấu cho môi trường và sức khỏe không chỉ của những người làm
việc trong các khu công nghiệp, mà còn cả những khu dân cư rộng lớn chung
quanh các khu công nghiệp.
Các khí thải ô nhiễm rất đa dạng (phụ thuộc vào từng ngành sản xuất và
từng loại công nghệ sản xuất), song tập trung chủ yếu ở các loại: Bụi, khí NO2,

CO và SO2.
Nhiều nghiên cứu về môi trường gần đây cho thấy: lượng khí thải công
nghiệp ở Việt Nam ngày một tăng, song tập trung chủ yếu ở các khu công
nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm cả nước. Đặc biệt là vùng KTTĐ phía
Nam tập trung nhiều khu công nhiệp, cũng là nơi thải ra nhiều bụi, khí làm ô
nhiễm môi trường nặng nhất.
Năm 2009, thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công
nghiệp thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm là: 91.659kg bụi/ngày, 172.034kg
NO2/ngày, 26.536kg CO/ngày và 1.644.711kg SO2/ngày. (xem: Bảng 2)
Bảng 2: Thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN của 4 vùng
KTTĐ năm 2009.
TT Khu vực
Thải lượng (kg/ngày)
Bụi NO2 CO SO2
1
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
22.173 41.617 6.419 397.872
2
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
8.409 15.784 2.435 150.900
3
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
59.116 110.957 17.115 1.060.785
Page 7 of 20
4
Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL
1.959 3.677 567 35.154
Tổng cộng 91.658 172.034 26.536 1.644.711
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009 – Môi trường khu công nghiệp Việt Nam)
- Hiện nay, tình trạng ô nhiễm bụi ở hầu hết các khu công nghiệp đã trở

thành phổ biến. Chất lượng môi trường không khí, nhất là ở các khu công
nghiệp cũ, công nghệ sản xuất lạc hậu và các khu công nghiệp chưa có hệ thống
xử lý khí thải đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong
không khí ở các khu công nghiệp đều vượt QCVN
(7)
. Đặc biệt là ở khu công
nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng): nồng độ khí CO vượt từ 67 đến 100 lần QCVN;
nồng độ khí NO2 vượt từ 2 đến 6 lần QCVN và nồng độ chì (Pb) vượt từ 40 đến
65,5 lần QCVN
(8)
.
- Theo đánh giá của chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc, ở hầu
hết các khu công nghiệp và đô thị Việt Nam, môi trường không khí đều bị ô
nhiễm nồng độ bụi vượt trên chuẩn cho phép từ 1,3 đến 3 lần; thậm chí ở một số
khu công nghiệp và đô thị nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần đến
20 lần. Trong đó, các cơ sở sản xuất xi măng, cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân
bón, nhiệt điện, vật liệu xây dựng… có mức độ gây ô nhiễm nặng nề (Ngân
hàng thế giới, 2008). Kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu quản lý kinh tế
trung ương năm 2008 trên 275 doanh nghiệp (các ngành vật liệu xây dựng, hóa
chất, luyện kim, cơ khí) cho thấy: 23% cơ sở sản xuất này có nồng độ khí thải
độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 50 lần.
Như vậy, mức độ ô nhiễm không khí ở hầu hết các khu công nghiệp
trong nước (nhất là nồng độ bụi, khí NO
2
, CO và SO
2
) đều vượt mức tiêu chuẩn
cho phép; thậm chí một số khu công nghiệp vượt rất nhiều lần. Điều này gây
7
Xem: Báo cáo môi trường Quốc Gia 2009 – Môi trườn khu công nghiệp Viêt Nam.

8
Nguồn: Sở TN&MT Đà Nẵng, 2009.
Page 8 of 20

×