Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ Ngân hàng chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 96 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nước ta hiện nay đang từng bước cải thiện nền kinh tế để hội
nhập kinh tế với các nước trên thế giới thì việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết
và quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Muốn nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển
thì trước hết đời sống nhân dân phải được cải thiện. Hiện nay một số nơi trên đất nước
chúng ta như những vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao… có cuộc sống rất khó khăn
phải sống trong cảnh nghèo đói.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảnh nghèo khó trong đó nguyên nhân chủ yếu
nhất là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Dựa trên nguyên nhân này mà chúng ta tự đặt ra
một vấn đề làm thế nào để cải thiện được cuộc sống của mọi người dân, làm thế nào để
người dân có thể có số vốn nhất định để tiến hành sản xuất trang trải cho cuộc sống
hàng ngày. Xuất phát từ những nhu cầu muốn có cuộc sống ổn định của mọi người dân
nên ngày 4/10/2002 Chính phủ đã ban hành nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng
đối với nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục
vụ người nghèo trước đây nhằm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ
để thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội. Người dân có
hoàn cảnh khó khăn có thể vay vốn với mức lãi suất thấp để có điều kiện để trang trải
cuộc sống của mình cũng như có vốn để sản xuất kinh doanh. Kinh tế hộ gia đình đóng
vai trò chủ đạo ở các vùng nông thôn, miền núi, cho nên phát triển kinh tế hộ gia đình
là một trong những nhân tố cơ bản góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông
nghiệp ở nông thôn. Những vấn đề trên là phức tạp, nhưng chưa có mô hình thực tiễn
và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói và tạo công ăn
việc làm, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa
học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội.
Với những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài: Chương trình
cho vay hộ nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Tìm hiểu khái quát về hoạt động của NHCSXH huyện Đồng Hỷ;


2
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả chương trình cho vay hộ nghèo và hộ
gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ;
- Đề xuất một số giải pháp mở rộng chương trình cho vay hộ nghèo và hộ gia
đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng hoạt động chương trình cho vay hộ nghèo, hộ
gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về thực trạng hoạt động chương trình cho vay hộ nghèo, hộ
gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2011-2013.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp trực tiếp ghi chép;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp chứng từ sổ sách;
- Phương pháp phân tổ;
- Phương pháp bảng thống kê;
- Phương pháp đồ thị.

5. Kết cấu của báo cáo

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo thực tập môn
học của nhóm nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ;
Phần 2: Thực trạng chương trình cho vay hộ nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ;
Phần 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động chương trình cho vay đối với hộ
nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tại Ngân hàng Chính sách Xã
hội huyện Đồng Hỷ.


3

Phần 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN ĐỒNG HỶ
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện
Đồng Hỷ
Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (tên giao dịch tiếng anh là Vietnam
bank for social policies, viết tắt: VBSP) là Ngân hàng quốc doanh được thành lập theo
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/06/1993 Hội nghị lần thứ V Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ
chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở
rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo. Để thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết của Đảng và chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, năm 1993,
Chính phủ đã thành lập quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ
đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng ngoại thương và

Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản
xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay không
phải bảo đảm tiền vay.
Từ kinh nghiệp thực tiễn 2 năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày
31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết số 525/QĐ-TTg về việc thành
lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam), hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Với mô hình tổ
chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở tận dụng bộ
máy và mạng lưới sẵn có của NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng phục vụ người
nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo ở
Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công


4
ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hóa và có điều
kiện thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên từ bộ phần quản trị đến bộ phận điều hành của
Ngân hàng phục vụ người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời
gian để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất
chính sách, cơ chế quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế
chính sách đều giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành
đang thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, như vậy không tách được chức năng hoạch định
chính sách và điều hành theo chính sách. Hơn nữa, bên cạnh việc Ngân hàng phục vụ
người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng
chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân
hàng thương mại Nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn
lực của nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên
cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng phục vụ hộ nghèo và
NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho vay giải quyết
việc làm do kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học

sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công thương thực hiện; nguồn
vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc
khu vực I, II miền núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của chính phủ.
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức tài
chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình kiểm soát của
nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Để triển khai luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của đại hội Đảng IX,
nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Ngân hàng Chính sách Xã hội, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại;
đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)
về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị
định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập
NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, tách khỏi
NHNo&PTNT VIệt Nam.


5
Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách Xã hội bao gồm hội đồng quản trị tại
trung ương, 63 ban đại diện hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 ban đại
diện hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên là Ngân hàng Chính sách Xã
hội cấp tỉnh trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng
phục vụ người nghèo thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên, theo quyết định số
41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của chủ tịch HĐQT và khai trương đi vào hoạt động
từ ngày 17/03/2003. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên có 9 ngân hàng
cấp huyện, gồm có:
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phổ Yên;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Bình;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Phú Lương;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đại Từ;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Võ Nhai;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Định Hóa;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Sông Công;
-Ngân hàng Chính sách Xã hội TP Thái Nguyên (HS tỉnh).
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên ra đời góp phần tích cực vào sự nghiệp
phát triển kinh tế, kìm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. NHCSXH tỉnh
đóng vai trò đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách
khác, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh nói riêng và của cả nước
nói chung.
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ trực thuộc Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên và được thành lập dựa trên Quyết định số:
599/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam
trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo huyện Đồng Hỷ để thực hiện tín
dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện .
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ chính thức thành lập và đi vào hoạt
động tháng 7 năm 2003. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ là NHCSXH
cấp huyện của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, gồm 18 điểm giao dịch trên tổng số 18 xã.


6
NHCSXH huyện Đồng Hỷ đã và đang phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội của
tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung.

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ
1.2.1. Chức năng
- Triển khai các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người

-

nghèo và các đối tượng khác trên địa bàn;
Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các dịch vụ ngân

-

hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH;
Nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị-xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân

-

trong và ngoài nước;
Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức cá nhân; việc thực hiện hợp đồng ủy
thác của các đơn vị nhận ủy thác.

1.2.2. Nhiệm vụ
- Huy động vốn:
• Nhận tiền gửi có lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm của người
nghèo;
• Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị-xã hội, các hiệp hội, các hội, tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong
và ngoài nước theo quy định của Tổng giám đốc;
• Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc cho phép.
- Cho vay:
• Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng được quy định tại nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và


-

các đối tượng chính sách khác.
Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng theo chỉ đạo của Tổng giám đốc;
Thực hiện hách toán kế toán thống nhất trong toàn hệ thống. Chấp hành chế độ quản

-

lý tài chính theo quy định;
Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng vay vốn và trả nợ của các tổ chức, cá nhân vay vốn

-

NHCSXH;
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kiểm tra giám sát các đơn vị trên địa bàn theo
quy định của NHCSXH;


7
- Phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn
bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và NHCSXH liên quan đến hoạt động
của chi nhánh và đơn vị nhận ủy thác.

1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ
Ngân hàng Chính sách Xã hội là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có
tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương, có bộ máy quản lý và
điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Thời gian
hoạt động của NHCSXH là 99 năm. Điều lệ về tổ chức hoạt động của NHCSXH được
ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng

chính phủ, theo đó mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý nhà
nước tham gia ban hành chính sách, còn điều hành hoạt động của NHCSXH là Tổng
giám đốc.
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Đồng Hỷ

Phòng giao dịch
Ban đại diện hội đồng quản trị

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ báo cáo
Nguồn: NHCSXH huyện Đồng Hỷ
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ là NHCSXH cấp huyện, thuộc
NHCSXH tỉnh Thái Nguyên. Bộ máy tổ chức của NHCSXH huyện Đồng Hỷ được tổ
chức phù hợp. Quản trị NHCSXH huyện Đồng hỷ là ban đại diện Hội đồng quản trị do
Chủ tịch UBND huyện quyết định. Điều hành hoạt động NHCSXH huyện Đồng Hỷ là


8
Giám đốc, giúp đỡ giám đốc gồm có 1 số phó Giám đốc thực hiện điều hành các phòng ban
kế toán và nghiệp vụ.
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu hoạt động của NHCSXH huyện Đồng Hỷ
Phòng giao dịch
Ban đại diện hội đồng quản trị
UBND, ban giảm nghèo xã, phường
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Người vay

Người vay
Người vay


Người vay


9

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ báo cáo
Phối hợp

Nguồn: NHCSXH huyện Đồng Hỷ
*Ban đại diện hội đồng quản trị là đại diện của Hội đồng quản trị NHCSXH tại
địa phương huyện Đồng Hỷ, có chức năng giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ
đạo, nghị quyết Hội đồng quản trị tại các Phòng giao dịch, phối hợp chỉ đạo việc gắn
tín dụng chính sách với kế hoạch xóa đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội
tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
*Phòng giao dịch là đơn vị trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội
tỉnh Thái Nguyên, đặt tại huyện Đồng Hỷ, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của Ngân
hàng Chính sách Xã hội trên địa bàn. Điều hành phòng giao dịch là Giám đốc, giúp
việc giám đốc là phó giám đốc và các tổ nghiệp vụ.
*Tổ tiết kiệm và vay vốn: Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện phương thức
cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác. Tổ tiết kiệm và vay vốn
của các tổ chức nhận ủy thác là cách tay nối dài của NHCSXH đảm bảo vốn tín dụng
ưu đãi của chính phủ đến đúng người nghèo và các đói tượng chính sách cần vay vốn.
Sơ đồ 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức NHCSXH huyện Đồng Hỷ
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng



10

Nguồn: NHCSXH huyện Đồng Hỷ
*Giám đốc: Quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo quy định
của pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam. Thực hiện
đúng quyền và nghĩa vụ trong điều lệ NHCSXH. Quyết định các vấn đề hoạt động
hàng ngày của Chi nhánh mà không cần đến quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ
chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện kế hoạch,
chiến lược hoạt động của chi nhánh. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế
quản lý nội bộ chi nhánh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại
chi nhánh, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Tuyển dụng, cắt
giảm nhân sự theo yêu cầu hoạt động. Kiến nghị phương án xử lý lỗ lãi trong hoạt
động của chi nhánh.
Giám đốc còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định và điều lệ của Ngân
hàng và quyết định của Hội đồng quản trị.
*Phó Giám đốc: là người được ủy quyền của Giám đốc, thực hiện điều hành,
quản lý, giám sát các hoạt động và các nhân viên trong tổ chức.
*Phòng Kế toán-ngân quỹ: chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc. Thực
hiện nhiệm vụ công tác hạch toán kế toán theo quy định về pháp lệnh kế toán thống kê
và các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý vốn và tài sản, hạch toán cho vay-thu nợ, xây
dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ tài chính, tổng hợp


11
thu chi tài chính, lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, thực hiện chức năng trung tâm
thanh toán, thực hiện chức năng giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập dự toán
về chi phí hoạt động. Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc và luật pháp về tính chính
xác, trung thực và kịp thời của các số liệu đã xác lập trong sổ sách và báo cáo kế toán
hàng năm gửi cho các cơ quan quản lý Nhà nước, ban Giám đốc và lưu trữ tại Chi
nhánh. Bảo đảm an ninh tài chính và bí mật nội bộ. Tham mưu cho Giám đốc về việc

áp dụng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng quy luật
của pháp luật.
Các nhân viên thuộc phòng kế toán –ngân quỹ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ
được giao của Giám đốc còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát và điều hành trực tiếp của
trưởng phòng ( kế toán trưởng).
*Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: là một phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc
cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng trong toàn
huyện, có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo chi nhánh trong công tác tổng hợp về kế
hoạch và đầu tư trên địa bàn. Là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng có
nhu cầu vay vốn và làm các thủ tục vay vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho
vay.
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ dưới sự kiểm tra,
giám sát và chỉ đạo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên. Ban đại diện
của NHCSXH huyện Đồng Hỷ gồm 10 thành viên, trong đó Phó chủ tịch UBND
huyện là trưởng Ban đại diện, Giám đốc là phó ban thường trực, các thành viên khác là
trưởng các phòng ban có liên quan: phòng tài chính, phòng lao động thương binh xã
hội, phòng nông nghiệp, chính văn phòng, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến
binh, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
NHCSXH huyện Đồng Hỷ khi mới thành lập gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật
chất, nguồn vốn, kinh nghiệp làm việc… nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo
củng cố bộ máy tổ chức, NHCSXH đã và đang làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.

1.4.

Đặc điểm địa bàn kinh doanh của Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện Đồng Hỷ
Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên,

với diện tích tự nhiên 45.524 ha, dân số trên 11 vạn người, gồm 18 đơn vị hành chính,



12
trong đó có 3 thị trấn, 10 xã khó khăn và 2 xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 28.263
hộ, trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 18,16%, hộ cận nghèo chiếm 9,9% trên tổng số hộ
dân trong toàn huyện, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40% dân số. Kinh tế chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Đặc điểm kinh tế, tự nhiên của địa phương có nhiều khó khăn và thuận lợi đối
với hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân
hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ.

• Thuận lợi:
Tình hình kinh tế xã hội địa phương hàng năm tiếp tục ổn định và phát triển. Tốc
độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế dần chuyển sang
hướng công nghiệp, dịch vụ. Đời sống nhân dân đang dần được cải thiện. Điều này
thuận lợi cho NHCSXH cho vay vốn và thu hồi vốn.
Huyện Đồng Hỷ năm 2013 đã và đang xây dựng và phát triển kinh tế, thực hiện
chương trình nông thôn mới, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả
cao, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo được đầu tư mạnh mẽ
nhờ có sự quan tâm của Nhà nước; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững
ổn định, thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại đia phương.
Hơn nữa, hoạt động của NHCSXH huyện Đồng Hỷ nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ của UBND huyện, các tổ tiết kiệm và vay vốn công tác trực tiếp với người vay
giúp nối liền các chính sách của NHCSXH đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của chính phủ
đến đúng người nghèo và các đói tượng chính sách cần vay vốn.

• Khó khăn:
Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của huyện đạt được một số kết
quả nhưng chưa cao.
Một số thôn, bản ở huyện Đồng Hỷ vẫn còn nghèo khó, vất vả về điện, cầu,
đường đi lại, văn hóa nhận thức của người dân nơi đây vẫn hạn chế, Ngân hàng Chính

sách Xã hội gặp khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền.
Hiện nay, phương thức cho vay hộ nghèo và các chương trình tín dụng khác được
ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị-xã hội, tuy nhiên, cán bộ của các tổ chức
này làm việc theo hình thức kiêm nhiệm, hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn
nên công tác gặp khó khăn.


13
Các làng nghề phân bổ rải rác, sự liên kết, phối hợp trong sản xuất chưa có, sản
phẩm sản xuất ra chưa có chỗ đứng trên thị trường và thiếu ổn định.
Đặc điểm địa bàn kinh doanh của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đồng Hỷ có
nhiều thuận lợi và khó khăn, nhưng Ngân hàng đã và đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm
vụ, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện Đồng Hỷ.

1.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 tại
NHCSXH huyện Đồng Hỷ
1.5.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Hiện nay NHCSXH huyện Đồng Hỷ đã và đang triển khai một số hoạt động sau:
- Huy động vốn;
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Theo quyết định của Chính phủ, hiện nay NHCSXH thực hiện hơn 20 chương
trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đặc điểm
của địa phương, hiện tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ chỉ áp dụng cho vay các chương
trình sau: Chương trình cho vay hộ nghèo theo Quyết định số 16/2003/QĐ – TTg ngày
22/01/2003; Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo văn bản 234 thực hiện cho
vay theo QĐ 167; Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
thông qua hộ gia đình Quyết định số 157/2007/ QĐ- TTg ngày 27/9/2007 của Thủ
tướng Chính phủ; Chương trình cho vay giải quyết việc làm theo Quyết định số
71/2005/QĐ – TTg ngày 05/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình cho vay
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ – TTg

ngày 16/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình cho vay các đối tượng chính
sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo văn bản 1034/NHCS – KH ngày
20/04/2008.
Ngoài ra NHCSXH huyện Đồng Hỷ còn thực hiện cho vay đến các khách hàng từ
nguồn vốn ngân sách địa phương. Tuy nguồn vốn chưa lớn song nó thể hiện sự quan tâm
của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn của Chính phủ dành cho
chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác;


14
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự
án;
Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù
của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác biệt
so với các Ngân hàng thương mại. Mục tiêu chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội
là góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo
đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Các hoạt động của Ngân hàng đều nhằm thực hiện mục tiêu mà Ngân hàng đã
đề ra.

1.5.2. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011- 2013
Sau nhưng nỗ lực tổ chức thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ- CP của Chính phủ
về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hoạt động tín
dụng của NHCSXH huyện Đồng Hỷ đã đạt được những kết quả quan trọng, hàng năm
hoàn thành tốt nhiệm vụ được Trung ương giao.



14
• Kết quả hoạt động giao dịch của NHCSXH huyện Đồng Hỷ
Bảng 1.1: Nguồn vốn tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị: triệu đồng, %
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Nguồn vốn
Giá trị

Vốn trung ương

Vốn địa phương

Huy động tiền gửi tiết
kiệm
Tổng vốn

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

Tỷ trọng
(%)

Chênh lệch năm


Chênh lệch

2012-2011

năm 2013-2012

Tỷ
Giá trị

trọng

Giá trị

(%)

Tỷ lệ
(%)

Giá trị

Tỷ lệ
(%)

164.222

97,7

196.988


97,1

201.643

97,2

32.766

20

4.655

2,4

2.406

1,4

2.906

1,4

3.078

1,5

500

20,8


172

5,9

1.430

0,9

3.046

1,5

2.743

1,3

1.616

113

(303)

(9,9)

168.058

100

202.940


100

207.464

100

34.882

20,8

4.524

2,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011-2013 của NHCSXH huyện Đồng Hỷ


16
Đồ thị 1.1. Cơ cấu nguồn vốn tại NHCSXH huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2011-2013
Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011-2013 của NHCSXH huyện Đồng Hỷ
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận như các Ngân hàng
thương mại. NHCSXH được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán nên nguồn vốn
chủ yếu của NHCSXH là do Nhà nước cấp. Trong quá trình hoạt động, được sự quan
tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, đặc biệt là sự quan tâm giúp
đỡ của hệ thống các NHTM, nguồn vốn của NHCSXH không ngừng tăng trưởng năm
sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của
tầng lớp dân nghèo ở nông thôn.
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình nguồn vốn cho vay nhận từ trung ương
tăng lên qua các năm, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn. Nguồn vốn từ trung ương luôn

chiếm tỷ tọng cao nhất, năm 2011 nguồn vốn từ Trung ương là 164.222 triệu đồng.
Chiếm 97,7% tổng nguồn vốn. Sang năm 2012 số tiền huy động được tăng mạnh, tăng
20% lên đến 196.988 triệu đồng, chiếm 97,1% tổng số tiền cho vay. Đến năm 2013 chỉ
tăng nhẹ lên 2,4%, tương ứng với tăng 4.655 triệu đồng.
Ngoài nguồn vốn từ Trung ương NHCSXH còn huy động vốn từ địa phương.
Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng là nguồn huy động vốn đáng kể. Nguồn
vốn từ địa phương chiếm 1,4% tổng số, tương ứng với số tiền 2.406 triệu đồng. Tổ
Tiết kiệm và vay vốn bao gồm các tổ viên là các đối tượng thụ hưởng chính sách cư
trú trên một địa bàn dân cư trong phạm vi cấp thôn, bản, do các tổ chức chính trị - xã
hội đứng ra thành lập, được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các
thành viên để lập quỹ tự lực của tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra,
giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích và làm dịch vụ tín dụng trực tiếp tới
khách hàng. Thông qua hoạt động của tổ Tiết kiêm và vay vốn, thành viên khi tham
gia vào tổ ngoài việc được vay vốn NHCSXH để phát triển sản xuất, chăn nuôi, còn
được tham gia sinh họat tổ để bàn về cách làm ăn có hiệu quả, phương thức sản xuất
đem lại năng suất, chất lượng cao, đánh giá những việc làm được và chưa làm được
của các tổ viên, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để cùng nhau khắc phục chỉnh


16
sửa kịp thời. Nguồn vốn từ tổ Tiết kiệm và vay vốn, tuy nguồn vốn này nhỏ, năm 2011
là 1.430 triệu đồng, chiếm 0,9% tổng số nguồn vốn huy động được. Nhưng với
phương thức huy động này NHCSXH muốn tập cho người dân có ý thức tiết kiệm và
để dành tiền trả nợ, tránh phần nào sự rủi ro. Có thể nói rằng hoạt động tín dụng theo
các dự án, tổ nhóm đã hổ trợ tích cực cho Ngân hàng trong việc cấp phát và thu hồi
vốn, tiết kiệm được chi phí và bước đầu đã đem lại những kết quả đáng khích lệ thể
hiện: Vốn đầu tư được bảo toàn và quay vòng vốn nhanh, giúp cho các hộ dân nghèo
tăng được thu nhập, phát huy tinh thần tương thân, tương ái lẫn nhau, tự chủ vươn lên
thoát nghèo, thoát khỏi cảnh nghèo đói, xây dựng cho người nông dân nghèo có ý thức
kỷ luật tín dụng, nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác và sòng phẳng trong quan hệ tín

dụng mà không phải thế chấp.

• Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín
dụng trong giai đoạn 2011- 2013 đã có sự tăng trưởng cao, đến cuối năm 2013 NHCSXH
huyện Đồng Hỷ đã thực hiện 11 chương trình tín dụng:


17
Bảng 1. 2: Tình hình dư nợ cho vay theo các chương trình giai đoạn 2011- 2013
Đơn vị: triệu đồng, %

STT

Chương trình

Chênh lệch năm

Chênh lệch năm

2012-2011

2013-2012

Năm

Năm

Năm


Giá trị

Tốc độ

Giá trị

Tốc độ

2011

2012

2013

tăng

tăng

tăng

tăng

(giảm)

(giảm)

(giảm) (giảm)%

%
226.67


Tổng dư nợ các chương trình cho vay

168.490 203.448

1

Cho vay hộ nghèo

81.226

95.215

2

Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn

23.943

26.587

7
26.579

3

Cho vay giải quyết việc làm

6.347


7.651

464

4

Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước
ngoài

34.958

20,75

23.223

11,41

13.989

17,22

5.932

6,23

2.644

11,04

10


0,03

7.856

1.304

20,54

205

2,68

519

558

55

11,85

39

7,51

1
101.14

5


Cho vay chương trình NS & VSMT nông thôn

7.504

16.504

21.503

9.000

119,93

4.999

30,29

6

Cho vay hộ nghèo về nhà ở

12.272

12.256

12.242

(16)

(0,13)


(14)

(0,11)

7

Cho vay hộ SXKD VKK

33.871

41.871

40.892

8.000

23,62

(979)

(2,34)

8

Cho vay hộ đồng bào DTTS ĐBKK

1.778

1.760


1.758

(18)

(1,01)

(2)

(0,11)

9

Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn

1.085

1.085

2.101

0

0

1.016

93,64


17


10

Hộ cận nghèo

12.035

12.035

Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011-2013 của NHCSXH huyện Đồng Hỷ


20
Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 168.490 triệu đồng, đến năm 2012 là 203.448
triệu đồng, tốc độ tăng là 20,7%, tương ứng tăng lên 34.958 triệu đồng.
Năm 2013 tổng dư nợ là 226.671 triệu đồng, tăng lên 23.223 triệu đồng, tốc độ
tăng trưởng là 11,4%. Cụ thể như sau:

1. Cho vay hộ nghèo:
a. Đối tượng (khách hàng) vay vốn: Hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền công nhận.
b. Điều kiện vay vốn: có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi cho vay.
c. Vay vốn được sử dụng vào các việc sau: cho vay đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ (tất cả các nội dung mà pháp luật không cấm).
d. Lãi suất cho vay: hiện nay 0,65%/tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi
vay.
e. Mức vay: mức vay tối đa 30 triệu đồng/hộ
f. Thời hạn cho vay: tùy theo đối tượng cho vay, từ 12 tháng trở lên nhưng tối đa
không quá 60 tháng (5 năm), có phân kỳ trả nợ gốc.
Đánh giá: Số tiền tăng qua các năm. Năm 2011 là 81.226 triệu đồng, chiếm
48,2% tổng số cho dư nợ. Đến năm 2012 là 95.215 triệu đồng, tăng 13.989 triệu đồng,

tốc độ tăng trưởng 17,2%. Đến năm 2013, tốc độ tăng 6,23%, tương ứng tăng 5.932
triệu đồng. Mức dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo luôn có tỷ trọng cao nhất vì
đây là đặc trưng của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

2. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn:
a. Đối tượng được vay vốn:
- HSSV mồ côi cả cha và mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại
không có khả năng lao động.
- HSSV là thành viên của hộ gia đình:
+ Hộ nghèo ( 2011-2015 );
+ Hộ cận nghèo (2011-2015 );
+ Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% hộ nghèo;
+ HSSV gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn,
dịch bệnh (được vay tối đa 1 năm học, nếu năm sau có hoàn cảnh khó khăn tiếp,
được UBND xã xác nhận bằng văn bản thì lại tiếp tục cho vay );
+ Cho vay học nghề lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ.
b. Phương thức cho vay:
- Cho vay HSSV thông qua hộ gia đình.
- HSSV mồ côi làm thủ tục vay tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
c. Đối tượng không được vay vốn:
- HSSV bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện ma túy, trộm
cắp, buôn lậu...(những hành vi khác bị pháp luật cấm).


21
d. Mức vay: Hiện nay tối đa 1.000.000 đồng/tháng/1 HSSV (10.000.000 đồng/năm/1
HSSV) kể từ ngày 01/08/2011.
e. Thời hạn cho vay: Bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay là thời gian HSSV đang theo học tại trường (là thời gian từ
ngày nhận mốn vay đầu tiên đến kết thúc khóa học).

- Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Nếu đào tạo đến 1 năm bằng gấp
đôi, nếu đào tạo trên 1 năm bằng thời hạn phát tiền vay. Lần đầu trả nợ gốc khi
HSSV ra trường châm nhất 12 tháng, lãi trả theo tháng, theo bộ luật. Các lần sau
được phân kỳ trả nợ gốc tối đa 6 tháng/lần.
f. Lãi suất tiền vay:
- Lãi suất vay 0,65%/tháng kể từ 01/08/2011, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất khi
cho vay.
- Lãi tiền vay tính từ ngày nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
- Người vay có nhu cầu trả lãi trong thời hạn phát tiền vay thì Ngân hàng thực hiện
theo yêu cầu của người vay.
Trả nợ trước hạn mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất vay tính trên số tiền gốc
trả nợ trước hạn và thời gian trả nợ trước hạn.
Đánh giá: Năm 2011, mức dư nợ là 23.943 triệu đồng, chiếm 14,2% trong tổng
mức dư nợ. Năm 2012 mức dư nợ tăng lên 2.644 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng so với
năm 2011 là 11%. Sang năm 2013 cho vay HSSV có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ giảm
chỉ là 0,03%, không đáng kể. Việc quan tâm đến HSSV cũng như là quan tâm đến
tương lai của đất nước. Mức tiền cho vay của Ngân hàng giúp HSSV vượt qua được
những khó khăn tạm thời về tài chính, yên tâm trong học tập.
3. Cho vay giải quyết việc làm:

a. Đối tượng vay vốn:
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã; cơ
sở sản kinh kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động theo
luật oanh nghiệp, chủ trang trại; trung tâm giáo dục lao động-xã hội.
- Hộ gia đình có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, trong đó ưu tiên cho vay người
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
b. Điều kiện vay vốn:
- Đối với cơ sở sản xuất: phái có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản
xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động làm việc ổn định.
- Đối với hộ gia đình: phải đảm bảo tạo them tối thiểu 1 chỗ làm việc mới.

c. Mức cho vay:
- Đối với hộ gia đình: mức vay đến 20 triệu đồng thông qua tổ vay vốn;


22
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa không quá 500 triệu
đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động được thu hút;
- Hộ vay trên 20 triệu đồng, dự án Hội người mù, liên minh hợp tác xã ngân hàng
chính sách xã hội không ủy thác, cho vay trực tiếp;
- Vay trên 30 triệu đồng thực hienj đảm bảo tiền vay theo quy định.
d. Thời hạn cho vay:
- Thời hạn cho vay tối thiểu 12 tháng và tối đa không quá 60 tháng ( 5 năm ).
e. Lãi suất cho vay: 0,65%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Đánh giá: Năm 2013 số dư nợ cho vay giải quyết việc làm mặc dù chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ, 3,5% trong tổng dư nợ nhưng cho vay giải quyết việc làm cũng đem lại kết
quả đáng ghi nhận.
. Lao động thu hút trong năm nhờ vay vốn là 378 lao động;
. Dự án còn dư nợ là 374 dự án;
. Dư nợ tăng so vơi năm 2013 là 205 triệu đồng.

4. Cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
a. Đối tượng khách hàng được vay vốn:
Các đối tượng chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài gồm:
- Vợ (chồng), con của liệt sĩ, vợ (chồng), con của thương binh.
- Thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước,
nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động); người hường chính sách như thương binh,
mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh).
- Con của anh hung lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; con của người hoạt động
kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945.
- Người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.

b. Điều kiện vay vốn:
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay; có xác nhận của UBND xã,
thị trấn.
c. Mức cho vay: mức vay tối đa 30 triệu đồng/người đi xuất khẩu lao động.
d. Thời hạn vay: tối đa bằng thời gian đi xuất khẩu lao động.
e. Lãi suất vay: lãi suất vay hiện nay là 0,65%/tháng.
Đánh giá: Năm 2013 có số cho vay là cao nhất, 558 triệu đồng, chiếm 0,24%
tổng số cho vay so với năm 2012 tăng 39 triệu đồng, tốc độ tăng là 7,5%, số khách
hàng còn dư nợ: 20 người. Năm 2012 số tiền là 519 triệu đồng, tăng so với năm trước
là 55 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,3%. Như vậy so với năm 2013 là chiếm tỷ lệ cao hơn.
5. Cho vay chương trình nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn:


23
a. Đối tượng vay vốn: hộ vay có thức hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường, nơi hộ vay đang sinh sống tại xã thuộc huyện, thành phố, thị xã.
b. Điều kiện vay vốn: có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi cho vay.
c. Vay vốn đước sử dụng vào các việc sau: đầu tư công trình nước sạch và vệ sinh môi
trường.
d. Lãi suất cho vay: hiện nay 0,9%/tháng, lãi suất nợ quá hạn 130% lãi suất khi vay.
e. Mức vay:
- Công trình nước sạch mức vay tối đa 4 triệu đồng/ hộ;
- Công trình vệ sinh mức vay tối đa 4 triệu đồng/ hộ;
- Hộ vay cả 2 công trình tối đa 8 triệu đồng/hộ.
f. Thời hạn cho vay: từ 12 tháng trở lên, tối đa 60 tháng ( 5 năm), có phân kỳ trả nợ
gốc.
Đánh giá:

- Năm 2011 số dư nợ là 7.504 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 16.504 triệu đồng, tăng
-


9.000 triệu đồng, tốc độ tăng là 120%
Năm 2013, số dư nợ là 21.503 triệu đồng, tăng 4.999 triệu đồng, tốc độ tăng là 30,3%.
. Số khách hàng còn dư nợ: 2.890
. Số công trình nước sạch: 952
. Số công trình vệ sinh: 972
6. Cho vay hộ nghèo về nhà ở:
a. Đối tượng vay vốn: là hộ nghèo theo quy định, có tên trong danh sách hộ nghèo,
đang cư trú tại địa phương, chưa có nhà hoặc có nhà ở quá hư hỏng, dột nát, ... và
không thuộc diện được hỗ trợ theo quy định 134/2004/QĐ-TTg. Có tên trong danh
sách do UBND xã đề nghị được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b. Mức cho vay: tối đa 8 triệu đồng/ hộ thông qua tổ vay vốn.
c. Lãi suất cho vay : 0,25%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
d. Thời hạn cho vay: tối đa 10 năm (5 năm đầu chưa phải trả lãi, bắt đầu trả lãi, gốc từ
năm thứ 6, phân kỳ 20% dư nợ cộng lãi suất từ năm thứ 6) hộ vay có thể trả trước
hạn.
Đánh giá: Những hộ nghèo không có điều kiện làm nhà ở, còn ở trong những
ngôi nhà không đảm bảo chất lượng, Ngân hàng đã tạo điều kiện cho người nghèo vay
vốn về để làm nhà ở. Năm 2011 dư nợ cho vay hộ nghèo làm nhà ở cao, 12.272 triệu


24
đồng, chiếm 7,3% trong tổng dư nợ các chương trình cho vay. Sang năm 2012, dư nợ
giảm xuống còn 12.256 triệu đồng, giảm 16 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013
giảm xuống còn 12.242 triệu đồng.
7. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:
a. Đối tượng vay vốn:
- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn có mức thu nhập bình quân đầu
người bằng 50% thu nhập của hộ nghèo theo quy định.
b. Điều kiện vay vốn:

- Có danh sách do UBND xã xác lập, được UBND huyện phê duyệt.
c. Mức vay: tối đa 8 triệu đồng/hộ.
d. Thời hạn vay: tùy theo đối tượng cho vay từ 12 tháng trở lên, nhưng tối đa không
quá 60 tháng (5 năm), có phân kỳ trả nợ gốc ( trả nợ gốc 1 lần khi đến hạn).
e. Lãi suất vay: 0,1%/tháng.
Đánh giá: Đây là chương trình cho vay có số dư nợ ít, chỉ có 1.778 triệu đồng,
chiếm 1,1% tổng số dư nợ cho vay. Trong 3 năm, số dư nợ thay đổi rất ít và theo chiều
hướng giảm. Nguyên nhân là do một số người dân đồng bào dân tộc thiểu số chưa
muốn vay vốn, họ sợ không có khả năng trả nợ.
8. Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn:
a. Đối tượng vay vốn: hộ sản xuất kinh doanh hoạt động thương mại thường xuyên tại
vùng khó khăn theo quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Điều kiện được vay vốn: có hộ khẩu hoặc cư trú hợp pháp tại vùng khó khăn, có
giấy phép đang ký kinh doanh và được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có hoạt
động thương mại thường xuyên tại địa bàn. Có nộp thuế theo quy định của pháp
luật.
c. Mức cho vay: cho vay đến 30 triệu đồng thông qua tổ vay vốn, người vay không
phải thức hiện đảm bảo tiền vay.
- Mức vay trên 30 triệu đồng Ngân hàng trực tiếp cho vay và thực hiện bảo đảm tiền
vay ( thế chấp tài sản).
d. Lãi suất cho vay : 0,9%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.


25
e. Thời hạn cho vay: tùy theo đối tượng cho vay, từ 12 tháng trở lên, nhưng tói đa
không quá 60 tháng (5 năm) có phân kỳ trả nợ gốc nhưng thời hạn cho vay tối đa
không quá thời hạn hoạt động còn lại theo giấy phếp hoạt động (nếu có).
Đánh giá: Do đặc thù huyện Đồng Hỷ là huyện miền núi nên các hoạt động
thương nghiệp không phát triển. Năm 2011 số dư nợ là 1.085 triệu đồng, chiếm 0,6%
tổng số dư nợ. Sang năm 2012 tình hình không có gì thay đổi. Năm 2013 số dư nợ

tăng mạnh, tăng 1.016 triệu đồng, tốc độ tăng là 93,6%. Nguyên nhân là do người dân
đã bắt đầu chú ý đến hoạt động buôn bán, giao lưu với vùng khác.
9. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:
a. Đối tượng vay vốn: hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, không thuộc diện hộ
nghèo.
b. Điều kiện cho vay: có hộ khẩu hoặc cư trú hợp pháp tại vùng khó khăn.
c. Thời hạn cho vay: tùy theo đối tượng cho vay, từ 12 tháng trở lên, nhưng tối đa
không quá 60 tháng (5 năm), có phân kỳ trả nợ gốc.
Cho vay trung hạn được phân kỳ trả nợ gốc 6 tháng hoặc 1 năm, 1 kỳ.
d. Lãi tiền vay được trả theo tháng 1 lần.
e. Mức cho vay:
- Vay đến 30 triệu đồng thông qua tổ vay vốn không phải thế chấp tài sản.
- Vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, Ngân hàng trực tiếp cho vay và thực hiện
bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
f. Lãi suất cho vay: 0,9%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Đánh giá: Đây là chương trình cho vay có mức dư nợ cao thứ hai chỉ đứng sau
chương trình cho vay hộ nghèo. Vì Việt Nam là một nước nông nghiệp chủ yếu phát
triển kinh tế hộ gia đình.
10. Cho vay hộ cận nghèo:
a. Đối tượng vay vốn: hộ cận nghèo, đã được cấp có thẩm quyền công nhận.

b. Mức cho vay: mức vay tối đa 30 triệu đồng/ hộ (không được trùng vốn hộ nghèo, hộ
sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ vay thương nhân); các nội dung khác thực
hiện như cho vay hộ nghèo.
c. Lãi suất cho vay: 0,845%/tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi vay.


×