Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tìm hiểu một số biểu hiện không tôn trọng quy luật khách quan và hậu quả của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.68 KB, 11 trang )

1

[tiểu luận triết học]

MỤC LỤC


2

[tiểu luận triết học]

LỜI MỞ ĐẦU.
Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú
và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai
lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh
vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm
triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý
thức tác động trở lại vật chất. Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất
nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lý yếu
kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan
hệ giữa vận chất và ý thức. Vấn đề này đã được nhận thực đúng sau đổi
mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã
chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này là
1 ví dụ cho chúng ta thấy sự quan trọng của quy luật khách quan. Và
hôm nay chúng em xin làm bài tiểu luận về đề tài: “tìm hiểu một số
biểu hiện không tôn trọng quy luật khách quan và hậu quả của nó”.


3



[tiểu luận triết học]

Phần I: Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
1)

Vật chất:
a)

Định nghĩa vật chất:

Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác
nhau về nó. Nhưng theo Lênin định nghĩa: "Vật chất là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác".
b)

Các đặc tính của vật chất:



2)

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố
hữu của vật chất.
Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

Ý thức:
a)


Định nghĩa ý thức:


b)

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
của bộ óc con người dựa trên hoạt động cơ sở thực tiễn, là hình
ảnh khách quan của thế giới khách quan.

Bản chất của ý thức:

Từ việc xem xét nguồn gốc của ý thức, có thể thấy rõ ý thức có bản tính
phản ánh, sáng tạo và bản tính xã hội :


Bản tính phản ánh thể hiện về thế giới thông tin bên ngoài, là
biểu thị nội dung được từ vật gây tác động và được truyền đi
trong quá trình phản ánh. Bản tính của nó quy đinh mặt khách


4

[tiểu luận triết học]

quan của ý thức, tức là phải lấy khách quan làm tiền đề, bị nó
quy định nội dung phản ánh là thế giới khách quan.

3)




Ý thức ngay từ đầu đã gắn liền với lao động, trong hoạt động
sáng tạo cải biến và thống trị tự nhiên của con người và đã trở
thành mặt không thể thiếu của hoạt động đó. Tính sáng tạo của ý
thức thể hiện ở chỗ nó không chụp lại một cách thụ động
nguyên xi mà gắn liền với cải biến, quá trình thu nhập thông tin
gắn liền với quá trình xử lý thông tin. Tính sáng tạo của ý thức
còn thể hiện ở khả năng gián tiếp kháI quát thế giới khách quan
ở quá trình chủ động, tác động vào thế giới đó.



Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, hoạt động cải tạo thế
giới của con người. Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ
mà là hoạt động xã hội. Ý thức trước hết là thức của con người
về xã hội và hoàn cảnh và những gì đang diễn ra ở thế giới khách
quan về mối liên hệ giữa người và người trong quan hệ xã hội.
Do đó ý thức xã hội hình thành và bị chi phối bởi tồn tại xã hội
và các quy luật của tồn tại xã hội đó…ý thức của mỗi cá nhân
mang trong lòng nó ý thức xã hội. Bản tính xã hội của ý thức
cũng thống nhất với bản tính phản ánh trong sáng tạo. Sự thống
nhất đó thể hiện ở tính năng động chủ quan của ý thức, ở quan
hệ giữa nhân tố vật chất và nhân tố ý thức trong hoạt động cải
tạo thế giới quan của con người.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
a)

Vật chất luôn luôn quyết định ý thức:


Sự quyết định này được thể hiện ở chỗ: vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; ý thức là sự phản
ánh đối với vật chất.


5

[tiểu luận triết học]

Chúng ta đều biết, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ
chức cao là bộ óc con người nên chỉ khi có con người mới có ý thức.
Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là
kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm
của thế giới vật chất. Đó là nguyên nhân vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý
thức đề, hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn
tại của vật chất. Cho nên vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế
giới vật chất nên nội dung mà ý thức phản ánh được quyết định bới vật
chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý
thức… đều bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội, môi trường
sống quyết định.
b)

Ý thức có sự tác động tích cực trở lại vật chất

Sở dĩ có sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất là do sự tồn
tại của ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất.
Nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người cho nên sự tác động

của ý thức đối với vật chất cũng chính là sự tác động của con người đối
với thế giới khách quan.


Từ mối quan hệ này, quan điểm duy vật biện chứng đã chỉ ra
nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người là: Phải xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy
tính năng động chủ quan.
Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của

các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận


6

[tiểu luận triết học]

thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách
quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.
Vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát
từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, biết tạo điều kiện
và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năng thành
hiện thực đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.

Phần II: Một số biểu hiện không tôn trọng quy luật khách quan và
hậu quả.
a. Như chúng ta đã biết sau khi giải phóng miền nam thống nhất
đất nước, nền kinh tế miến bắc bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ sở vật chất
kĩ thuật yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suất lao động thấp…

sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ lương thực cho dân, nguyên liệu
cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu, ngoài ra còn bị tàn phá nặng
nề bởi đế quốc Mĩ. Ở miền nam sau 20 năm chiến tranh nền kinh tế bị
đảo lộn, nông nghiệp bị hoang hoá ở nhiều vùng… Trước tình hình đó
đại hội Đảng ta lần thứ IV đã đề ra chỉ tiêu và kế hoạch 5 năm 19761980 về xây dựng và phát triển vượt quá khả năng kinh tế 1975 phấn
đấu đạt 21 triệu tấn lương thực 1 triệu tấn cá biển, 1triệu ha khai
hoang,1triệu 200 ha rừng mới10 triệu tấn than sạch…ngoài ra còn đề
xuất xây dựng thêm các cơ sở mới về công nghiệp như cơ khí và đặc biệt
là phải cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền nam. Những chủ trương chính


7

[tiểu luận triết học]

sách sai lầm đó đã gây tổn hại đến nền kinh tế cuộc sống nhân dân…đến
hết 1980, nhiều chỉ tiêu đề ra chỉ đạt được 50-60%, nền kinh tế tăng
trưởng chậm, tổng sản phẩm xã hội bình quân là 1,5% công nghiệp tăng
2,6% nông nghiêp giảm 0,15%.
Đại hội Đảng lần V vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ,
đồng thời cũng chưa đề ra các chính sách mới cho nền kinh tế 19811985 . Chúng ta chưa khắc phục chủ quan trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh
tế, cải tạo Xã Hội Chủ Nghĩa và quản lý kinh tế lại phạm những sai lầm
mới rong lĩnh vực phân phối lưu thông. Nhìn chung vẫn chưa đạt được
mục tiêu đại hội V đề ra.
Tất nhiên ngoài những yếu tố chủ quan còn có yếu tố khách quan
dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế do chiến tranh, bối cảnh quốc tế…song
chúng ta vẫn mắc sai lầm chủ quan trong việc quản lý cán bộ, phát triển
lực lượng sản xuất.
Nhắc lại thấy rõ tác động tiêu cực của ý thức đối với vật chất, thấy
rõ tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị trước khi có công cuộc đổi

mới. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng nếu ý thức là tiêu cực thì
sớm muộn sẽ bị đào thải.
b. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản ngày một mất dần về số lượng và
thành phần loài do có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên
nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về sản lượng thuỷ sản là việc
sử dụng xung điện để khai thác thuỷ sản tại các sông, hồ, đồng ruộng,…


8

[tiểu luận triết học]

Từ đầu mùa lũ, một số người dân các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa,
Vĩnh Hưng của tỉnh Long An đã dùng xung điện bắt cá trong ruộng và
kênh rạch nội đồng. Đến thời điểm nước lũ rút, nhiều người dùng ghe và
cào điện xuống tận lòng sông để đánh cá.
Và hậu quả của nó là:




Làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước.
Huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản.
Việc sử dụng bình ắc quy và bộ kích điện để đánh bắt cá đã xuất hiện
từ lâu và đang trở thành công cụ mưu sinh của nhiều gia đình trong
vùng lũ. Người dân có thể tự mua bình ắc quy và dây điện về tự chế
tạo hoặc mua bộ kích điện bán sẵn với giá chưa tới 2 triệu đồng/bộ.
Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện rất đơn giản, chỉ cần kích
điện là tất cả các loại cá lớn, nhỏ trong bán kính 2 - 3m đều bị chết
hoặc nổi lên mặt nước. Sau đó, người dân dùng lưới, vợt để vớt cá,




tôm.
Không chỉ dùng bình ắc quy nhỏ, nhiều người còn sử dụng cào điện
công suất lớn, trang bị cả ghe, lưới để quét sạch các loại thủy sản trên
diện rộng. Trung bình mỗi ngày người sử dụng xung điện bằng bình
ắc quy cầm tay có thể bắt được gần chục kilogam thủy sản các loại,
còn với các ghe cào điện thì số thủy sản thu được tăng lên từ 3 -5 lần.


9

[tiểu luận triết học]

Chính do cách khai thác tận diệt này mà nguồn lợi thủy sản trên các
kênh, rạch vùng Đồng Tháp Mười bị suy giảm đáng kể và đứng



trước nguy cơ cạn kiệt.
Các dụng cụ xung điện không chỉ tận diệt nguồn lợi thủy sản trong tự
nhiên mà còn là “lưỡi hái tử thần” đe dọa tính mạng người đi đánh
bắt cá. Trường hợp anh Võ Thành Đô, , ở ấp 2, xã Tân Trạch, huyện
Cần Đước là một ví dụ. Anh Đô dù đã có công việc ổn định nhưng
lại có sở thích bắt cá đồng về ăn cùng bạn bè. Một ngày cuối tháng 9,
trong lúc dùng bộ kích điện mua sẵn để bắt cá ở ao nước gần nhà,
anh Đô bị điện giật gây tử vong, để lại người vợ trẻ và đứa con trai
mới 3 tuổi.
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch xã Tân Trạch, huyện Cần


Đước cho biết: Dù đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng
xung điện đánh bắt thủy sản, thậm chí bị tịch thu bình ắc quy, cần kích
điện nhưng một số người dân vẫn cố tình vi phạm. Trong thời gian tới,
chính quyền xã sẽ phối hợp với các ban ngành, đến từng nhà tuyên
truyền để người dân bỏ nghề đánh bắt cá bằng xung điện; đồng thời có


10

[tiểu luận triết học]

biện pháp hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề nghiệp để giảm thiểu nguy
cơ cạn kiệt nguồn thủy sản và đảm bảo tính mạng cho người dân.
Trên là 2 ví dụ cho ta thấy được những hậu quả nghiêm trọng của
việc không tôn trọng quy luật khách quan, chúng ta phải bắt đầu nhìn
nhận, giải quyết mọi việc từ thực tế khách quan.


11

[tiểu luận triết học]

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.

2.
3.

Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác – Lênin 1. Ths. Trịnh Đình Thanh – Đh Duy
Tân.
Thời báo kinh tế Việt Nam
Baotintuc.vn



×