Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy sản xuất bia đen năng xuất bia 50 triệu lít năm với 20% nguyên liệu thay thế là gạo, sản phẩm là 50% bia chai và 50% bia hơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 168 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - MÔI TRƯỜNG
----------o O o----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Thiết kế nhà máy sản xuất bia đen năng xuất bia
50 triệu lít/ năm với 20% nguyên liệu thay thế là gạo, sản
phẩm là 50% bia chai và 50% bia hơi.

Giáo viên hương dẫn:GS.TS Nguyễn Thị Hiền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy
MSSV
: 512301011

Hà Nội - 2016
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG.
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
----------o O o----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên:
Khóa
:
Khoa
:
Ngành :


MSSV :
1.

2.
3.
o
o
o
o
o
o
4.
5.

Nguyễn Thị Thúy
19
Công nghệ Sinh học và Môi trường
Công nghệ Sinh học
512301011

Đầu đề thiết kế:
Thiết kế nhà máy sản xuất bia đen năng xuất bia đen năng suất 50 triệu lít/
năm với 20% nguyên liệu thay thế là gạo.
Các số liệu ban đầu:
Địa điểm xây dựng nhà máy: KCN An Khánh- Hoài Đức- Hà Nội.
Nguyên liệu: 80% malt và 20% gạo
Sản phẩm: 50% bia chai 120Bx và 50% bia hơi 100Bx.
Nội dung đồ án:
Chương 1: Tổng quan về ngành bia và tình hình sản xuất bia đen.
Chương 2: Lập luận kinh tế và chọn địa điểm xây dựng nhà máy bia đen.

Chương 3: Chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ và thuyết minh dây chuyền sản
xuất bia đen.
Chương 4: Tính cân bằng nguyên liệu chính phụ cho nhà máy bia đen.
Chương 5: Tính và chọn thiết bị cho nhà máy sản xuất bia đen.
Chương 6: Tính xây dựng cho nhà máy sản xuất bia đen.
Chương 7: Tính hơi – điện – nước – lạnh cho nhà máy sản xuất bia đen.
Chương 8: Tính CIP, vệ sinh và an toàn trong nhà máy sản xuất bia đen.
Chương 9: Môi trường và phương pháp xử lý trong nhà máy bia đen.
Chương 10: Tính kinh tế cho nhà máy sản xuất bia đen.
Kết luận
Các bản vẽ:
Mặt bằng và mặt cắt phân xưởng nấu Bia
Mặt bằng và mặt cắt phân xưởng lên men Bia
Mặt bằng phân xưởng hoàn thiện sản phẩm Bia
Tổng bình đồ nhà máy Bia
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thị Hiền
Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: ngày 25 tháng 12 năm 2016
Ngày hoàn thành: ngày 29 tháng 4 năm 2016
2


Sinh viên thực hiện

Ngày 29 tháng 4 năm 2016
Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thúy

GS.TS Nguyễn Thị Hiền


CHỦ NHIỆM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

PGS.TS. Nguyễn Kim Vũ

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………..9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÀNH BIA
VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BIA ĐEN...............................................11
1.1.Giới thiệu tổng quan ngành Bia........................................................11
1.1.1. Tình hình bia trên thế giới và thách thức đặt ra với ngành...........11
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam...........................11
1.1.2.1.Hiện trạng và năng lực sản xuất..................................................15
1.1.2.2.Hiệu quả kinh tế..........................................................................17
1.1.2.3.Về đầu tư.....................................................................................18
1.1.2.4.Dự kiến thị trường bia trong tương lai........................................18
1.1.2.5. Phân loại bia ............................................................................19
1.1.2.6.Chủng loại bia.............................................................................21
CHƯƠNG 2: LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT
CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA.......................................................23
2.1. Lập luận kinh tế................................................................................23
2.2. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy. .................................................23
2.3 Nguồn cung cấp nguyên liệu.............................................................24
2.4 Nguồn cung cấp điện.........................................................................24
2.5 Nguồn nhiên liệu...............................................................................24
2.6 Giao thông vận tải.............................................................................24
2.7 Vệ sinh môi trường và xử lý nước thải.............................................25
2.8 Nguồn nhân lực.................................................................................26

2.9 Thị trường tiêu thụ............................................................................26
CHƯƠNG 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN
CÔNG NGHỆ.........................................................................................27
3.1 Nguyên Liệu......................................................................................27
3.1.1 Malt đen.........................................................................................30
3.1.2 Hoa houblon..................................................................................33
3.1.3 Gạo................................................................................................34
3.1.4 Nước..............................................................................................36
3.1.5 Chủng nấm men............................................................................37
3.1.6 Các chế phẩm enzim......................................................................38
3.1.7 Các nguyên liệu phụ trợ.................................................................38
3.2 Thuyết minh dây truyền sản xuất.....................................................38
3.2.1 Nghiền nguyên liệu........................................................................38
3.2.2 Qúa trình dịch hóa.........................................................................40
3.2.3 Qúa trình đường hóa.....................................................................41
3.2.4. Qúa trình lọc đường......................................................................42
3.2.5 Nấu dịch đường với hoa houblon..................................................43
4


3.2.6. Lắng trong dịch đường và làm lạnh nhanh...................................44
3.2.7. Lên men.........................................................................................45
3.3. Tàng trữ, ổn định bia và bão hòa CO2..............................................51
3.4. Hoàn thiện sản phẩm........................................................................53
CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG NGUYÊN LIỆU CHO NHÀ MÁY.
4.1.1. Tính lượng bia và dịch đường qua các giai đoạn:55
4.1.2. Tính lượng nguyên liệu cho 100 lít bia hơi 10oBx: .....................55
4.1.3. Tính lượng men giống:..................................................................55
4.1.4. Tính lượng bã Malt đen và gạo.....................................................56
4.1.5. Tính lượng nước dùng cho nấu và rửa bã:.................................... 56

4.1.6. Tính lượng hoa Houblon:57
4.1.7. Tính lượng enzym Termamyl 120L:.............................................57
4.1.8. Tính lượng bột trợ lọc (diatomit):.................................................58
4.1.9. Tính các sản phẩm phụ: ...............................................................58
4.1.9.1. Tính lượng bã hoa houblon:58
4.2. Tính cân bằng sản phẩm cho bia chai 120Bx:59
4.2.1. Tính lượng bia và dịch đường qua các giai đoạn..........................59
4.2.2. Tính lượng nguyên liệu cho 100 lít bia chai 12oBx:60
4.2.3. Tính lượng bã Malt đen và gạo:61
4.2.4. Tính lượng nước dùng cho nấu và rửa bã:61
4.2.5. Tính lượng hoa Houblon:..............................................................62
4.2.7. Tính lượng bột trợ lọc (diatomit):.................................................62
4.2.8. Tính lượng men giống:62
4.2.9. Tính các sản phẩm phụ:62
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT64
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ CHO NHÀ MÁY SẢN
XUẤT BIA ĐEN68
5.1. Thiết bị trong phân xưởng nấu:........................................................68
5.1.1. Cân:...............................................................................................68
5.1.2. Máy nghiền malt:..........................................................................68
5.1.3. Máy nghiền gạo:............................................................................69
5.1.4. Hệ thống vận chuyển nguyên liệu:................................................70
5.1.5. Nồi hồ hóa:....................................................................................71
5.1.6. Nồi đường hóa:74
5.1.7. Thùng lọc đáy bằng:......................................................................78
5.1.8. Nồi nấu hoa:..................................................................................83
5.1.9. Thùng lắng xoáy và làm nguội sơ bộ:85
5.1.10. Thùng nước nóng:85
5.1.11. Thiết bị làm lạnh nhanh:85
5.1.12. Hệ thống CIP:87

5


5.1.13. Chọn bơm cho phân xưởng nấu:88
5.1.14. Tính thiết bị làm lạnh nhanh dịch đường:88
5.2. Hệ thống thiết bị phân xưởng lên men:91
5.2.1. Thiết bị lên men chính:91
5.2.2. Thiết bị gây men giống:91
5.2.3. Thiết bị rửa men sữa:....................................................................94
5.2.4. Máy lọc bia:..................................................................................96
5.2.5. Tính thiết bị tàng trữ bia:97
5.2.6. Hệ thống vệ sinh - CIP nhà lên men:99
5.3. Tính bơm:100
5.3.1. Bơm Lọc:100
5.3.2. Bơm trợ lọc:100
5.3.3. Bơm CIP Cấp và CIP Hồi:100
CHƯƠNG 6: TÍNH XÂY DỰNG CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA ĐEN
NĂNG SUẤT 50 TRIỆU LÍT/NĂM105
6.1. Giới thiệu chung:105
6.2. Yêu cầu môi trường vệ sinh công nghiệp:.......................................105
6.3. Mặt bằng khu sản xuất chính:..........................................................106
6.3.1. Phân xưởng nấu:107
6.3.2. Phân xưởng lên men:....................................................................108
6.3.3. Phân xưởng hoàn thiện:................................................................109
6.4. Các công trình phụ trợ:....................................................................109
6.4.1. Kho nguyên liệu:109
6.4.2. Kho thành phẩm:110
6.4.3. Kho vỏ chai, bock:110
6.4.4. Phân xưởng cơ điện:110
6.4.5. Nhà nồi hơi:...................................................................................111

6.4.6. Bãi than xỉ:....................................................................................111
6.4.7. Trạm biến thế:...............................................................................111
6.4.8. Gara ôtô:........................................................................................111
6.4.9. Khu xử lý nước: ...........................................................................112
6.4.10. Nhà lạnh và thu hồi CO2:...........................................................112
6.4.11. Khu xử lý nước thải:...................................................................112
6.5.2. Hội trường và câu lạc bộ:..............................................................112
6.5.3. Nhà ăn:..........................................................................................112
6.5.4. Nhà giới thiệu sản phẩm:..............................................................112
6.5.5. Nhà để xe:.....................................................................................113

6


6.5.6. Nhà vệ sinh thay ca:......................................................................113
6.5.7. Phòng bảo vệ:113
6.5.8. Phòng y tế:114
CHƯƠNG 7: TÍNH TOÁN HƠI - NƯỚC - ĐIỆN - LẠNH CHO NHÀ MÁY
BIA ĐEN NĂNG SUẤT 50 TRIỆU LÍT/NĂM
7.1. Tính hơi:...........................................................................................115
7.1.1. Tính lượng nhiệt cần cung cấp cho một mẻ nấu:115
7.1.2. Tính lượng nhiệt cần cung cấp cho quá trình thanh trùng :117
7.2. Tính lạnh:.........................................................................................119
7.2.1. Lượng nhiệt cần thiết cho thiết bị làm lạnh nhanh:119
7.2.2. Lượng nhiệt cần để làm lạnh nước 20C:119
7.2.3. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp cho quá trình lên men chính :120
7.2.4. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp cho quá trình lên men phụ:........121
7.2.5. Tính lượng nhiệt lạnh cho thùng lên men giống:122
7.2.6. Tính nhiệt lạnh cần thiết để hạ nhiệt độ bia trong tháp nạp CO2:123
7.2.7. Nhiệt lạnh cung cấp cho toàn bộ nhà máy :123

7.2.8. Chọn máy lạnh và máy nén:123
7.3. Tính nước cho nhà máy:124
7.3.1. Lượng nước dùng cho phân xưởng nấu:124
7.3.2. Nước làm lạnh nhanh dịch đường :124
7.3.3. Nước dùng cho phân xưởng lên men :124
7.3.4. Nước dùng cho phân xưởng nhân men giống và rửa men:124
7.3.5. Nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện:125
7.3.6. Nước dùng cho nồi hơi:................................................................ 125
7.3.7. Nước dùng cho mục đích khác:126
7.3.8. Tính bể chứa nước và đường ống:126
7.4. Tính điện cho nhà máy:126
7.4.1. Tính phụ tải chiếu sáng:126
7.4.2. Tính phụ tải động lực:...................................................................132
7.4.3. Xác định phụ tải tính toán:132

7


7.4.4. Xác định công suất và dung lượng bù:133
7.4.5. Tính điện tiêu thụ hàng năm:134
CHƯƠNG 8: TÍNH CIP VÀ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NHÀ
MÁY BIA ĐEN NĂNG SUẤT 50 TRIỆU LÍT/NĂM136
8.1. Tính toán CIP136
8.1.1. Hệ thống CIP phân xưởng nấu gồm 4 thùng:136
8.1.2. Hệ thống CIP phân xưởng lên men gồm 5 thùng:137
8.2. Vệ sinh trong nhà máy sản xuất bia đen.139
8.2.1. Vệ sinh cá nhân:139
8.2.2. Vệ sinh công nghiệp cho nhà máy sản xuất bia đen139
8.3. Bảo hộ và an toàn lao động140
8.3.1. Chống độc trong sản xuất:140

8.3.2. An toàn thiết bị chịu áp:140
8.3.3. An toàn điện trong sản xuất:140
8.3.4. chống ồn và dung động:141
8.3.5. An toàn thao tác vận hành một số thiết bị phòng cháy chứa cháy:141
8.3.6. An toàn về khí hậu cho công nhân:...............................................141
8.3.7. An toàn về chiếu sáng:141
CHƯƠNG 9: MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TRONG NHÀ
MÁY SẢN XUẤT BIA ĐEN.142
9.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến môi trường:142
9.2. Phương pháp xử lý nước thải...........................................................143
9.2.1. Phương pháp cơ học143
9.2.2. Phương pháp hóa học và lý học.144
9.2.3. Phương pháp sinh học.144
9.3. Phương pháp xử lý nước thải cho nhà máy bia:...............................144
9.3.1. Sơ đồ công nghệ:144
9.4. Tận dụng phế liệu trong nhà máy bia:146
9.4.1. Tận dụng bã malt trong sản xuất bia.146
9.4.2. Tận dụng nấm men bia:147
CHƯƠNG 10: TÍNH KINH TẾ CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA ĐEN
10.1.Mục đích và ý nghĩa:150
10.2.Nội dung phần tính toán kinh tế:.....................................................150
10.2.1.Vốn đầu tư cho nhà máy:150
10.2.2 .Tính giá thành cho sản phẩm:.....................................................150
10.2.3.Định giá sản phẩm:151
10.2.4.Tổng doanh thu nhà máy:157
10.2.5. Doanh thu thuần: (DTT)157

8



10.2.6. Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả:158
10.2.7.Thời gian thu hồi vốn:159
KẾT LUẬN160
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................161

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại Học Phương Đông,
ban chủ nhiệm khoa Công Nghệ Sinh Học – Môi Trường trường Đại Học
Phương Đông cùng với các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện cho em
học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian 4 năm học ở trường, tạo điều kiện
cho em được học tập trong môi trường học tập khoa học, giúp chúng em có
kiến thức vững vàng để làm hành trang lập nghiệp sau này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới GS.TS
Nguyễn Thị Hiền đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập cũng như việc lựa chọn và làm đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng cho em gửi lời biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và
bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên em trong thời gian học tập vừa qua.
Do thời gian có hạn nên bài đồ án của em không tránh khỏi những thiếu
sót, vậy em rất mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo tận tình của các thầy
cô giáo cùng các bạn để bài đồ án của em được hoàn thiện hơn và đạt kết quả
tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 29 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thiết kế
9


Nguyễn Thị Thúy


10


MỞ ĐẦU
Bia là loại nước giải khát có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh dưỡng
cao và có độ cồn thấp, mùi vị thơm, ngon và bổ dưỡng. Bia được sản xuất từ
các loại nguyên liệu chính là nước, malt đại mạch, hoa houblon, nấm men và
có thể bổ sung thêm nguyên liệu thay thế (gạo, ngô, khoai, sắn…) để giảm giá
thành bia mà chất lượng vẫn được giữ nguyên. Bia là loại nước giải khát có
nhiều bọt, có hương thơm đặc trưng, có vị đắng dễ chịu, lớp bọt trắng mịn, với
hàm lượng CO2 khá cao giúp cho cơ thể giải khát một cách triệt để khi ta uống.
Hàm lượng các chất hòa tan trong Bia không nhiều, chỉ khoảng 5 – 10% tùy
theo loại Bia nhưng hầu hết các chất hòa tan này vào trong cơ thể đều được
con người hấp thụ tốt, sản phẩm bia mang lại cho người uống cảm giác mát
lạnh sảng khoái, được nhiều người ưa thích. Bia có tác dụng giải khát, kích
thích tiêu hóa, ngoài ra nó còn chứa Vitamin B 1, B2, PP và rất nhiều acid amin
cần thiết cho cơ thể. Uống bia với một lượng thích hợp không những có lợi
cho sức khoẻ, ăn cơm ngon, dễ tiêu hoá mà còn giảm được sự mệt mỏi sau
những ngày làm việc mệt nhọc. Khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển nhu
cầu tiêu thụ bia đối với con người ngày càng nhiều, thậm chí đó là loại nước
giải khát không thể thiếu được hàng ngày đối với mỗi người dân phương Tây.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và
ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng của nước ta có một diện mạo mới.
Nhu cầu uống bia của con người ngày một tăng nhanh, cùng với sự phát triển
của ngành công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất bia có những bước nhảy
vọt. Nhiều cải tiến về công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất bia, đã nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả thiết bị sử dụng, và mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ngày nay ngành sản xuất bia Việt Nam cũng như các nhà máy
bia liên doanh hay các hãng bia nước ngoài không ngừng mở rộng, cải tiến,
xây dựng các nhà máy mới phù hợp và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm

đáp ứng nhu cầu nói chung với xu hướng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài ra bia là một ngành công nghiệp có nhiều đóng góp to lớn cho
nền kinh tế quốc dân vì nó là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao, khả năng
thu hồi vốn nhanh và là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia. Việt
Nam là một nước nông nghiệp đang phát triển nên việc tìm hiểu nguyên liệu
thay thế để giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm là
một việc khó nhưng vẫn có thể giải quyết được. Vì thế em chon đề tài “ thiết
kế nhà máy sản xuất bia với năng suất 50 triệu lít năm với 20% nguyên
liệu thay thế là gạo”.

11


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÀNH BIA
VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BIA ĐEN
1.1.Giới thiệu tổng quan ngành Bia
1.1.1.Tình hình sản xuất bia trên thế giới và những thách thức đặt ra với
ngành. [7]
Bia là 1 trong những đồ uống lâu đời nhất của loài người, có thể xuất hiện
trong thời kì đầu Đồ Đá hay 9.500 trước CN khi mà ngũ cốc lần đầu tiên được
gieo trồng. Theo, tiến sĩ Tim Cooper, các bằng chứng lịch sử sớm nhất xuất
hiện ở Ai Cập và Iraq cổ đại. Bài thánh ca Ninkasi, được người Sumerian viết
vào khoảng 3500-3100 trước Công nguyên, là bằng chứng văn học đầu tiên
ngợi ca và mô tả cách thức nấu bia Các nhà khảo cổ học cho rằng, bia là 1
trong những công cụ để hình thành lên các nền văn minh.
Bia, từ trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, chỉ được nấu để phục vụ
nhu cầu nội địa của từng nước và tại nhiều nơi ở Châu Âu, bia là mặt hàng độc
quyền của các tu viện. Sau Cách mạng Công nghiệp, bia được áp dụng nhiều
công nghệ mới và đã đạt được quy mô sản xuất lớn, phục vụ cho nhu cầu
không chỉ nội địa và vươn ra nhiều nơi trên thế giới.

Trong năm 2011, mức tiêu thụ bia toàn cầu đạt 188,78 tỉ lít, tăng 3,8%
so với năm 2010. Trong đó, lượng tiêu thụ của Châu Á đứng đầu thế giới ở
mức 66,2 tỉ lít, tiếp đó là thị trường truyền thống Châu Âu 51,2 tỉ lít. Khu vực
Trung Đông là khu vực tiêu thụ ít nhất, chỉ đạt 1,4 tỉ lít dù dân số bằng ½ so
với Châu Âu. Các khu vực Mĩ La Tinh, Bắc Mĩ, Châu Phi và Châu Đại Dương
đạt 30,8; 26,1; 10,8 và 2,2 tỉ lít. Tổng thu nhập của thị trường bia năm 2011
đạt 500,24 tỉ đô la Mĩ.
Lượng tiêu thụ bia ở Châu Á ghi nhận một mức tăng lớn 8.4% so với
năm ngoái. Châu Mĩ La Tinh và Châu Phi cũng tăng nhanh trong năm 2011
với mức tăng hàng năm 3.7% và 6.9%. Sự tăng trưởng của Châu Mĩ La Tinh
tăng 3.5% so với 2010. Tại Châu Phi, sự tăng trưởng chủ yếu là Nam Phi, với
mức tăng hàng năm đạt 2.5%. Mức tiêu thụ hàng năm tại Châu Âu tăng 0.4%,
lần đầu tiên trong 4 năm. Bắc Mĩ, do khủng hoảng kinh tế, giảm đi 1,2% so
với 2010.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam
Ngành bia Việt Nam có lịch sử và truyền thống trên 100 năm với hai
nhà máy bia của Pháp xây dựng phía Bắc và phía Nam từ những năm 1890.
cho đến nay chỉ trong thời gian ngắn ngành bia Việt Nam đã có bước phát
triẻn nhảy vọt thông qua việc đầu tư phát triển nhà máy bia mới có quy mô và
công nghệ hiện đại hơn. Không chỉ có vậy còn có một số nhà máy liên doanh
với các hãng nước ngoài như: Heniken, Carsberg, Posters… Công nghiệp bia
12


phát triển đã đóng góp một lượng đáng kể vào ngâm sách quốc gia và giúp
giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động.
Trong những năm gần đây, để nâng cao năng lực của ngành Bia- RượuNước giải khát trong bối cảnh nền kinh tế đã mở cửa sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO), chính phủ đã ban hành các chính
sách, quy hoạch ngành, nhằm chỉ đạo kịp thời công cuộc công nghiệp hoá hiện
đại hoá của ngành với định hướng kết hợp công nghệ cổ truyền với hiện đại,

đẩy mạnh những khâu then chốt, đầu tư và phát triển hoạt động nghiên cứu
khoa học và ứng dụng, dự án đổi mới trang thiết bị của các doanh nghiệp
trong ngành Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam.
10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam được thể hiện ở Hình 1.2

Hình 1.2: 10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam. [9]

13


Trong 5 năm trở lại đây (2011- 2015) ngành Bia -Rượu- Nước giải khát
Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu
mã sản phẩm. Sản phẩm của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần có chỗ
đứng trên thị trường khu vực và thế giới.
Trong năm 2015 ước tính sản lượng bia đạt 3,4 tỷ lít, sản lượng rượu
công nghiệp đạt 70 triệu lít, sản lượng nước giải khát đạt 4,8 tỷ lít. Đóng góp
cho ngân sách trên 30000 tỷ đồng, chiếm khoảng 3% tổng thu ngân sách nhà
nước, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trường, có sức cạnh tranh cao trong hội nhập quốc tế.
Sự tăng trưởng của ngành bia- rượu- nước giải khát được thể hiện ở
Hình.1.3

Hình 1.3: Hình 1.3: Biểu đồ tăng trưởng ngành bia- rượu- nước giải khát
(2011-2015)[8]
Về sản lượng và tăng trưởng ngành bia giai đoạn 2010-2015 được thể hiện ở
hình 1.4.

14



Hình 1.4.Biểu đồ minh họa sản lượng và tăng trưởng ngành Bia Việt nam.
[8]
Tiêu thụ bia: Thế giới giảm, Việt Nam vẫn tăng đều [6]
Trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn, doanh số bán bia tại những thị trường
trên thế giới đều giảm nhưng riêng ở Việt Nam vẫn tăng mạnh. Các hãng bia
cũng tăng tốc đầu tư để nâng sản lượng...
Với 3 tỉ lít bia tiêu thụ trong năm 2013, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ
bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung
Quốc. Cụ thể, mức tiêu thụ rượu bia (quy đổi ra rượu nguyên chất) của thế
giới bình quân 6,2 lít/người/năm và không thay đổi trong 15 năm qua nhưng
Việt Nam lại tăng nhanh qua các năm; từ 3,3 lít năm 2007 lên 3,54 lít năm
2008 và 4 lít vào năm 2010. Dự báo, đến năm 2025, Việt Nam sẽ vượt thế giới
với mức tiêu thụ rượu bia lên đến 7 lít/người/năm
Không chỉ Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International
đánh giá Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ
15


lít trong năm 2011, kỷ lục uống bia của người Việt còn được công ty sản xuất
bia danh tiếng Kirin Holdings của Nhật Bản ghi nhận. Theo đó, Việt Nam nằm
trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới với sản lượng tiêu thụ
tăng hàng chục phần trăm mỗi năm.
Khi lập quy hoạch phát triển ngành rượu - bia - nước giải khát đến năm
2010, tầm nhìn 2015, Bộ Công Thương đưa ra dự báo sản lượng bia của Việt
Nam sẽ đạt 2,7 tỉ lít vào năm 2010. Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi lập quy
hoạch, Bộ Công Thương đã phải xem xét điều chỉnh lên 3 tỉ lít cho phù hợp
với tốc độ tăng trưởng về sản xuất và tiêu dùng bia trong thực tế. Với sự điều
chỉnh này, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam là 28 lít/năm.
Theo Bộ Công Thương, giai đoạn 2001-2007, ngành bia phát triển rất
nhanh, sản lượng tăng đột biến bình quân 13,11%/năm. Năm 2003, sản lượng

bia trong nước đạt 1,29 tỉ lít, chỉ 5 năm sau (2008) đã vượt mốc 2 tỉ lít. Lượng
bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên
21,65 lít vào năm 2007. Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ lục lạm phát gần
20% nhưng người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí nhậu. Từ năm
2009, kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm, đến nay vẫn chưa hết khó khăn
nhưng ngành bia vẫn phát tài do người dân khó “cai”.
Thế nhưng, tình hình đã nhanh chóng được cải thiện. Số liệu tạm tính
đến 6 tháng đầu năm nay, cả hai đại gia là Tổng Công ty CP Bia - Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải
khát Sài Gòn (Sabeco) đều tăng trưởng tốt cả về sản lượng, doanh thu và lợi
nhuận. Doanh thu sản xuất công nghiệp 6 tháng của Habeco ước đạt 2.554,8 tỉ
đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng mặt hàng bia tiêu thụ được
30,6 triệu lít bia lon, tăng 71,9% và 17,3 triệu lít bia hơi, tăng 27,5% so với
cùng kỳ năm 2011. Đối với Sabeco, doanh thu thực hiện 6 tháng đầu năm tăng
9%, sản lương tiêu thụ bia đạt 584 triệu lít, tăng 6% so với cùng kỳ.
Trong hoạt động công nghiệp, ngành bia - rượu - nước giải khát được
đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác. Từ năm 2001-2015,
lợi nhuận ngành này đã tăng gấp 4 lần với tốc độ tăng trung bình đạt
32,12%/năm. Trong đó, tính theo chuyên ngành thì sản xuất bia có lợi nhuận
cao nhất.
1.1.2.1. Hiện trạng và năng lực sản xuất:
Dự báo mức tăng trưởng kinh doanh của ngành bia trong nước về mặt
số lượng sẽ đạt từ 4.5%/năm trở lên trong ngắn hạn kể từ năm 2009 trở đi.
Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 18
lít/năm, bằng 1/2 so với Hàn Quốc và bằng 1/6-1/7 so với Ireland, Đức, Séc.
Tuy nhiên, mức này dự kiến sẽ đạt tới 28 lít/năm vào năm 2010, hứa hẹn một
tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bia trong nước. Điều này là
nhờ triển vọng nền kinh tế đất nước đang nhanh chóng thoát dần khỏi khủng
16



hoảng, mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán
uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng
nông thôn… Bên cạnh đó, dự báo quy mô dân số của Việt Nam sẽ tăng lên
100 triệu người vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân. Điều này cũng
góp phần khiến ngành công nghiệp bia của Việt Nam tăng quy mô thị trường,
từ đó đẩy mạnh lượng và doanh số tiêu thụ.
Ngành bia ở Việt Nam cả nước năm 2015 có khoảng 129 cơ sở sản xuất
bia được phân bố trong 63 tỉnh thành. Các cơ sở sản xuất có sản lượng lớn tập
trung ở 2 thành phố lớn TP.Hồ Chí Minh (34,69%) và Hà Nội (12,64%). Kế
đến là các tỉnh Bình Dương (7,58%), Thưà Thiên Huế (6,8%), Nghệ An
(5,57%), Quoảng Ngãi, Hải Phòng, Đà Nẵng,… về số lượng cơ sở sản xuất có
giảm 12 đơn vị so với năm 2010, nhưng về quy mô các doanh nghiệp có công
suất lớn ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp có quy mô sản xuất từ 50 đến
100 triệu lít/năm.
Thực tế cho thấy, cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh và vững, sản
lượng bia ở Việt Nam cũng đang tăng theo, từ mức 1,29 tỷ lít năm 2003 lên
1,37 tỷ lít năm 2004; 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít năm 2006; 1,9 tỷ lít năm
2007 và trên 2 tỷ lít năm 2008.
Ngành bia 2015 ước đạt sản lượng 3,4 tỷ lít (tăng 4,7%), được cho là
ngành công nghiệp có hiệu quả sản xuất cao nhất với tỷ lệ lao động của ngành.
Với hơn 44.000 lao động trực tiếp và gián tiếp (chưa tính đến lao động trong
hệ thống thương mại), <0,3% lao động ngành nhưng sản xuất chiếm 1,01% giá
trị sản xuất ngành.
Công ty Sabeco gần như không tăng trưởng, năm 2015 (~1,38 tỷ lít) tiếp tục là
Heineken (~729 triệu lít) lần đầu vượt qua Habeco (~667,8 triệu lít), Carlsberg
(~229 triệu lít), còn lại là các công ty khác.
Thị phần ngành bia năm 2015 được thể hiện ở Hình 1.5:

1.1.2.2.


Hình 1.5.Thị phần ngành bia năm 2015. [8]
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng giảm dần, thị trường đạt mức bão hòa và
11,6
được dự báo sẽ giữ ổn định ở mức ~5 tỷ lít trong 10 năm tới. Những năm tới,
6
6,7
với sự thâm nhập thị trường của các tập đoàn lớn như Sapporo, AB-InBev, sự
cạnh tranh được dự đoán là sẽ khốc liệt hơn. Xu hướng tiêu dùng tiếp tục tập
40,6cụ thể là các sản phẩm
trung vào13,6
các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt hơn,
6
6 đặc biệt là bia lon với mẫu mã bắt mắt, hương
bia chai và
vị thơm ngon, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. thay thế dần các loại bia hơi. Các lợi bia hơi
(~1%) trên thị trường mới xuất hiện theo hình thức các chuỗi nhà hàng hay
bán lẻ nhưng có kỳ vọng,23,4
khả năng phát triển tốt trong thời gian tới.
Hiệu quả kinh tế.
17


Toàn ngành bia-rượu-nước giải khát năm 2014 đạt 25.783,81 tỷ đồng (~1,15
tỷ USD) tăng nhẹ 7,7%, theo điều tra của Regioplan và viện IPSI, tổng số nộp
ngân sách của ngành bia năm 2013 đạt gần 35.000 tỷ đồng (~1,4 tỷ USD),
ngoài đóng góp vào ngân sách các doanh nghiệp cũng đóng góp hàng trăm tỷ
đồng vào các hoạt động cộng đồng (từ thiện, xây nhà tình nghiã,…)
Nộp ngân sách theo từng ngành được thể hiện ở hình 1.6.


Hình 1.6. Biểu đồ chỉ nộp ngân sách theo từng ngành ( tỷ đồng) [8]
1.1.2.3.

Về đầu tư.
Các doanh nghiệp sản xuất bia đã phát triển đầu tư dự án lớn, hầu hết sử
dụng công nghẹ và thiết bị hiện đại của các quốc gia hàng đầu về sản xuất bia,
rượu, nước giải khát như: CHLB Đức, Đan Mạch, CH Pháp…
SABECO, HABECO, Công ty bia Việt Hà, bia Đông Nam Á, Liên
doanh nhà máy bia Việt Nam, công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, công ty CP
Rượu Bình Tây, công ty CP vang Thăng Long, công ty bia và nước giải khát
Hạ Long, công ty bia Hương Sen... đều có những bước đi chiến lược đổi mới
công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
18


1.1.2.4.

bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cũng như áp dụng công nghệ quản
lý tiên tiến như ISO 9000, HACCP, ISO 22000, ISO 14000...
HABECO đã dầu tư xây dựng mới với công nghệ hiện đại các công ty:
Công ty Bia Hà Nội- Vĩnh Phúc, Hà Nội- Hưng Yên, Hà Nội- Quảng Trị và
Hà Nội- Vũng Tàu. Tiến hành song song với việc đầu tư mới, HABECO còn
đầu tư mở rộng sản xuất tại công ty CP bia Hà Nội- Hải Dương, Hà Nội- Hải
Phòng lên 50 triệu lít/năm, Hà Nội- Quảng Bình 20 triệu lít/năm, Thanh HoáNghi Sơn công suất 30 triệu lít/năm với công nghệ và thiết bị hiện đại.
SABECO đầu tư xây dựng các nhà máy bia Sài Gòn- Củ Chi với công
suất 200 triệu lít/năm và một số nhà máy bia từ 15-20 triệu lít/ năm tại các tỉnh
Đắc Lắc, Bạc Liêu, Bình Dương, Đồng Hới. SABECO không ngừng nâng cao
năng suất, đàu tư công nghệ mới cho các nhà máy thuộc tổng công ty như: Sài
Gòn- Đắc Lắc, Sài Gòn- Kom Tum, Sài Gòn- Quy Nhơn.
Bên cạnh 2 tổng công ty lớn, các công ty liên doanh, các tập đoàn và

các công ty tư nhân cũng có những đầu tư không nhỏ vào ngành Bia- RượuNước giải khát như: liên doanh bia Đông Nam Á, APB(Asia Pacific
Breweries)...
Từ năm 2005 đến nay, lượng vốn đầu tư cho ngành cũng rất lớn. Nếu
tính cả năm 2008, tổng vốn đầu tư của ngành lên trên 27,2 tỷ VNĐ, trong đó
đầu tư cho ngành bia là15,2 tỷ VNĐ.
Dự kiến thị trường bia trong tương lai.
Quy hoach phát triển ngành Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam đến
năm 2016, tầm nhìn 2025 ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải
khát sẽ được phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo đảm vệ sinh, an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái và đã
được Bộ Công Thương phê duyệt và trình lên Thủ tướng Chính Phủ. Theo đó,
năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4 tỷ lít bia; 188 triệu lít rượu công
nghiệp, 4 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 140-150 triệu USD.
Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 6 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công
nghiệp, 11 tỷ lít nước giải khát.
1.1.2.5. Phân loại bia [10]
1.1.2.5.1 Bia theo nồng độ cồn
Thường bia càng sánh thì độ cồn càng cao. Độ cồn được tính theo tỉ lệ phần
trăm thể tích (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Phân loại theo nồng độ cồn
Loại bia
Độ cồn (%V)
Bia không cồn
< 1,2
Bia “khai vị”
2 – 2,2
Bia tươi, hơi
3,3 – 3,9
19



Bia chai, lon
4,4 – 5,5
Bia cao độ, hảo hạng
> 5,5 – 8,5
1.1.2.5.2. Bia vàng
Là loại bia truyền thống sử dụng nguyên liệu mạch nha được sấy bằng than
cốc theo công nghệ bia lager Pilsner của Bohemia, Séc.
Bia vàng đã và đang là sản phẩm bia được người tiêu dùng đón nhận nhiều
nhất.
1.1.2.5.3. Bia đen
Là loại bia sử dụng malt đen có thể pha thêm một số chất màu khác như
caramen. Một số loại bia đen đặc gọi là porter hat stout dùng malt đen rang,
một số loại khác lại dùng lúa mạch rang thay vì malt đen.
Quá trình ủ bia đen đòi hỏi nhiều calo hơn là các loại bia khác và chúng
cũng chuyển hóa nhiều chất chống oxy hóa từ lúa mì và ngũ cốc hơn.
1.1.2.5.4. Bia đỏ
Là sản phẩm mới trên thị trường. Do màu đỏ là màu của quyền lực lại bắt
mắt nên mang dáng vẻ mời mọc hấp dẫn nên bia đỏ bán rất chạy.
Bia đỏ xuất hiện cả trong 2 dòng bia ale và lager với cả 2 cách lên men nổi
và lên men chìm. Bia đỏ sử dụng loại malt đặc biệt làm dịch đường nấu bia có
mà đỏ hay màu hổ phách.
1.1.2.5.5. Bia trắng
Là loại bia làm từ lúa mì, được sản xuất chủ yếu ở Bỉ. Bia có tên này là do
các men lơ lửng và các protein lúa mì làm bia trông mờ mờ sương khói.
Bia trắng có hương rau mùi, cam, vị cam đắng và hoa bia.
1.1.2.5.6. Bia hỗn hợp
Là loại bia mà trong quá trình lên men truyền thống, các loại rau hay hoa
quả đã lên men sẽ trộn thêm vào để bia mang hương vị kiểu rượu vang.
Mặc dù có nhiều kiểu hỗn hợp khác nhau nhưng nói chung dòng bia này

có 2 loại chính:
- Bia hoa quả hay bia rau cỏ là hỗn hợp với 1 số loại phụ gia từ hoa quả
hay rau cỏ có thể lên men => tạo chất lượng hài hòa.
- Bia thảo mộc và bia gia vị thì được bổ sung các chất chiết từ rễ, hạt, lá
hay quả thảo thảo mộc hoặc cây gia vị thay vì hoa houblon.
1.1.2.5.7. Bia được lưu trữ trong thùng gỗ sồi
Là các loại bia truyền thống hay thực nghiệm được lưu trữ trong các thùng
gỗ hay tiếp xúc với gỗ trong dạng các mảnh nhỏ (thường là gỗ sồi) trong 1
khoảng thời gian.
1.1.2.5.8. Bia xông khói
Là những loại bia có malt đuọc hun khói. Trong dòng bia này thì các loại
bia đều có hương vị của khói.
20


Các ví dụ điển hình của kiểu bia truyền thống này là bia Rauchbier của
Bamberg, Đức.
1.1.2.5.9. Bia gừng
Bia gừng chỉ có: gừng, đường, nước và 1 hỗn hợp chất lỏng là “ginger
beer plant” rồi cho lên men tự nhiên.
Phiên bản bia gừng ngày nay được bổ sung khí CO2, không chứa cồn
1.1.2.5.10. Bia sản xuất theo phương thức lên men nổi
Là loại bia sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae để lên men. Sau quá
trình lên men nấm men sẽ kết bông nổi lên trên thiết bị
Đây là phương thức sản xuất bia quen thuộc được biết đến với nhiều dòng
sản phẩm như: bia ales (bia được sản xuất với malt vàng), bia stout (bia được
sản xuất với malt đen), bia Weissbier ở Berlin hay bia Blanche của Louvain,

1.1.2.5.11. Bia sản xuất theo phương thức lên men chìm
Là loại bia sử dụng nấm men Saccharomyces carlsbergensis để lên men.

Sau quá trình lên men nấm men sẽ lắng xuống đáy thiết bị.
Đây là phương thức sản xuất bia quen thuộc được biết đến với nhiều dòng
sản phẩm như: bia lager, bia pilsen, bia munich, bia dortmund,…
Ngoài những sản phẩm trên còn có 1 số dòng bia đặc biệt như: bia sữa của
Nhật Bản (với 1/3 thành phần là sữa), bia cho thú nuôi (được làm từ nước thịt
bò và mạch nha), bia cho trẻ em, bia tăng cường vitamin, bia tốt cho làn da,…
Bia là sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới nên những ý tưởng
xung quanh sản phẩm này là bất tận.
=> Trên thế giới có rất nhiều các dòng sản phẩm bia nhưng ở Việt Nam
hiện nay chủ yếu có bia vàng, 1 ít bia đen, đỏ.
Giới thiệu về sản phẩm bia đen [10]
Bia đen là loại bia được trộn thêm 1ít mạch nha đen và có thể pha thêm 1 số
chất màu khác như caramen. Malt đen được sấy ở 80oC rồi tăng lên 150-170oC
tiếp tục nâng nhiệt lên 215 oC.
Quá trình ủ bia đen đòi hỏi nhiều calo hơn là các loại bia khác và chúng
cũng chuyển hóa nhiều chất chống oxy hóa từ lúa mỳ và ngũ cốc hơn. Vì vậy
bia đen giàu đạm hơn bia vàng.
Bia đen uống ngon nhất ở nhiệt độ 12 oC. Nếu quá nhiệt độ này thì bia đen
vẫn có vị ngọt trong khi bia vàng lại đắng.
Bia đen màu càng sẫm thì càng tốt cho tim mạch do trong bia đen có chứa
hợp chất flavonoids (theo nghiên cứu của đại học Wisconsin Madison công bố
ngày 13/11). Hợp chất này giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu huyết cầu vón cục
gây nghẽn mạch máu cũng như có tác dụng co giãn động mạch, phòng tránh
tình trạng cholesterol bị oxy hóa gây xơ vữa động mạch, thông suốt mạch máu
và cải thiện huyết áp.
21


Nồng độ cồn trong máu được xem là tốt cho tim là 0,06 tương đương với 2
chai bia đen 350g.

=> Với chút lợi ích, chút sành điệu, khác biệt so với bia vàng truyền thống bia
đen đã trở thành ưu thế cho những thương hiệu bia mới tham gia thị trường.
Hiện nay các nhà hàng bia tươi đều có bia đen phục vụ thực khách với hai
trường phái: bia Đức và bia Tiệp. Sự khác biệt này chủ yếu do khác nhau về
quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu của 2 nước này.
1.1.2.6. Chủng loại bia.
Tại Việt Nam bia thường có 3 loại: Bia lon, bia chai và bia hơi. Tỷ lệ
sản xuất các loại bia biến đổi rất khác nhau do nhu cầu của người tiêu dùng,
năm 1995 tỷ lệ từng loại bia của các nhà máy lớn như sau:
Công ty bia Sài Gòn sản lượng tiêu thụ bia chai là chủ yếu chiếm 65%,
còn bia lon chiếm 30,5% và bia hơi chiếm 3,5%.
Công ty bia Hà Nội sản lượng tiêu thụ chủ yếu là bia chai chiếm
60,4%, bia hơi chiếm 39,6%.
Các nhà máy bia địa phương và các cơ sở bia tư nhân hiện nay đang
phát triển mạnh nhờ mặt hàng bia hơi.
Trên thực tế bia hơi có giá thành rẻ, thích hợp với túi tiền của đông đảo
tầng lớp dân cư trong xã hội. Bia hơi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, vì vậy
thị trường tiêu thụ bia hơi vẫn còn rất lớn.
Các sản phẩm bia có mặt tại Việt Nam được biểu thị ở hình 1.6.

-

Hình 1.6. các sản phẩm bia sản xuất tại Việt Nam.[9]
Mảng thị trường bia cao cấp cũng đã xuất hiện một số chủng loại bia
nhập khẩu và các nhà hàng bia tươi ( tại Hà Nội, cũng như thành phố Hồ Chí
Minh có trên 10 nhà hàng bia tươi) với sản lượng nhỏ nhưng đang ngày càng
được ưa chuộng.
Trước tình hình sản xuất, tiêu thụ bia hiện nay của Việt Nam và trong
thời kỳ hội nhập này thì định hướng phát triển của ngành bia là :
Không đầu tư nhà máy bia có năng suất dưới 10 triệu lít/năm.

Ngừng đầu tư nhà máy bia 100% vốn nước ngoài cũng như liên doanh;
tập trung huy động công suất hiện có của các công ty bia nước ngoài đã đầu
22


tư.
-

-

Tập trung mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng bia trung ương (Bia
Hà Nội, Sài Gòn) vì có hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng các doanh nghiệp bia
quốc doanh.
Sau khi giới thiệu tổng quan ngành bia và tình hình sản xuất bia thì tiếp
theo em lập luận kinh tế và kỹ thuật cho nhà máy sản xuất bia.

23


CHƯƠNG 2
LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ CHỌN ĐỊA ĐIỂM
XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA
2.1. Lập luận kinh tế
Trong các ngành công nghiệp, ngành công nghệ thực phẩm là một
ngành có vai trò rất quan trọng gắn liền với những nhu cầu thiết thực của con
người. Qua phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ bia trên thế
giới và Việt Nam ta có thể thấy thị trường kinh doanh và sản xuất bia là một
thị trường vô cùng tiềm năng. Nó đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà kinh

doanh và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia. Như vậy,
thiét kế và xây dựng một nhà máy bia là hoàn toàn hợp lý và cần thiết vì:
+ Đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội về nước giải khát nói
chung và về bia nói riêng.
+ Giải quyết việc làm cho người lao động trong địa phương cũng như
các vùng lân cận.
+ Cải thiện đời sống tinh thần, vật chất, tăng thu nhập ngân sách quốc
gia, góp phần tăng hiệu quả phúc lợi xã hội.

2.2. Địa điểm xây dựng nhà máy
Địa điểm được lựa chọn cần đáp ứng được yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, thành phố.
- Gần nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu.
- Gần nguồn cung cấp nước, hệ thống thoát nước hợp lí để không ảnh
hưởng đến môi trường, đến sức khỏe của người dân xung quanh.
- Cơ sở hạ tầng cấp thoát nước đầy đủ.
- Nguồn điện sử dụng là điện lưới quốc gia.
- Địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định.
- Diện tích bố trí các công trình xây dựng đảm bảo giao thông thuận lợi
và đủ diện tích để mở rộng phát triển trong tương lai.
- Gần nơi đông dân cư để có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, và là thị
trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Dựa vào những yêu cầu trên, em chọn địa điểm xây dựng nhà máy: Em
chọn địa điểm xây dựng nhà máy bia tại khu công nghiệp An Khánh - Hoài
Đức - Hà Nội.
Xã An Khánh nằm ở phía Nam huyện Hoài Đức – TP Hà Nội. Có hai
tuyến đường giao thông trọng yếu chạy qua là Đại lộ Thăng Long và Tỉnh lộ
423 nên có nhiều lợi thế về phát triển đô thị và công nghiệp. Phía Bắc giáp xã
Vân Canh và Lại Yên; Phía Tây giáp xã Song Phương và An Thượng; Phía
Nam giáp xã La Phù và Đông La; Phía Đông giáp Quận Hà Đông và Huyện

24


Từ Liêm. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 830,27ha, Dân số khá đông là
17.337 người.

2.3.Nguồn cung cấp nguyên liệu.
Các nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt, hoa houblon, nấm men,
nước và nguyên liệu thay thế(20% gạo).
- Malt đại mạch mua của nhà máy đường Malt tại Tiên Sơn, Bắc Ninh,
Hà Nội. Đây là nơi sản xuất ra malt với chất lượng rất tốt, khoảng cách giữa 2
nhà máy không quá xa, thuận tiện cho việc vận chuyển.
- Hoa houblon được nhập khẩu từ Úc, Đức, Pháp, Tiệp, Trung Quốc…
Nhà máy mua nguyên liệu từ các công ty thương mại và công ty liên doanh.
Nguyên liệu được vận chuyển về bằng đường thuỷ hoặc đường bộ.
- Nguyên liệu thay thế là gạo được cung cấp từ các công ty lương thực
Miền Bắc. Nguyên liệu được thu mua xong được chứa trong kho nguyên liệu
của nhà máy.
- Nước: Tại khu công nghiệp công nghệ cao Láng Hoà Lạc có một trạm
cấp nước sạch với công suất 3.000m³/ngày đêm, một nhà máy cấp nước với
công suất 600.000m³/ngày đêm, hiện đang được xây dựng. Đây là nguồn cung
cấp nước rất ổn định cho nhà máy bia. Ngoài ra nhà máy còn trực tiếp lấy
nước dưới lòng đất và đưa qua hệ thống xử lý do nhà máy lắp đặt.
- Men giống: sử dụng chủng Saccharomyces carlsbergensis đã được
nuôi cấy và tuyển chọn để lên men tốt nhất.

2.4.Nguồn cung cấp điện
Điện là nhu cầu tối cần thiét cho bất kì một nhà máy nào, yêu cầu về
điện phải được đảm bảo 24/24h. Nhà máy sử dụng nguồn điện từ nhà máy
thuỷ điện Hoà Bình. Còn có một trạm biến áp 80 MVA đã được lắp đặt trong

khu nên có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng trạm biến áp. Ngoài ra nhà
máy còn đặt máy phát điện để đề phòng mất điện.

2.5.Nguồn nhiên liệu
Nhiên liệu dùng trong nhà máy chủ yếu là cung cấp cho nồi hơi để tạo
hơi nước bão hoà phục vụ cho sản xuất. Nhiên liệu sử dụng là than được cung
cấp từ tổng công ty than Việt Nam.

2.6.Giao thông vận tải
Khu công nghiệp An Khánh nằm cạnh Đại lộ Thăng Long, do đó địa
điểm này rất thuận lợi cho việc chuyển nguyên, nhiên liệu về nhà máy và vận
chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

25


×