Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.55 KB, 194 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

TRN TRUNG HI

TáC ĐộNG CủA PHáT TRIểN KINH Tế THị TRƯờNG
ĐịNH HƯớNG XÃ HộI CHủ NGHĩA ĐếN BảO Vệ
CHủ QUYềN, AN NINH BIÊN GIớI QUốC GIA
ở CáC TỉNH BIÊN GIớI PHíA BắC

LUN N TIN S KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015


B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

TRN TRUNG HI

TáC ĐộNG CủA PHáT TRIểN KINH Tế THị TRƯờNG
ĐịNH HƯớNG XÃ HộI CHủ NGHĩA ĐếN BảO Vệ
CHủ QUYềN, AN NINH BIÊN GIớI QUốC GIA
ở CáC TỉNH BIÊN GIớI PHíA BắC
Chuyờn ngnh: Kinh t chính trị
Mã số
: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS, TS Phạm Đức Nhuấn
2. TS Phạm Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2015


LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là
trung thực và có xuất xứ rõ ràng, luận án cha từng đợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
TC GI LUN N

Trn Trung Hi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN
GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
1.1.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh biên giới phía Bắc
1.2.

Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và tác động của phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền,
an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc
1.3.
Nghiên cứu kinh nghiệm Trung Quốc về khai thác động tích cực, hạn
chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
và tác động đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia
Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở
CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
2.1.

Khảo sát thực trạng tác động của phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc
gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian qua
2.2.
Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ tác động của phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc
Chương 3 CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH
BIÊN GIỚI PHÍA BẮC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.
Các quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc

gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc
3.2.
Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc
gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang

5
10

23
23
40
67

79
79
117

129
129
137
162

164
165
172


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12

Chữ viết đầy đủ
Bộ đội biên phịng
Các tỉnh biên giới phía Bắc
Chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội
Cộng sản chủ nghĩa
Quốc phòng - an ninh
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội

Khu vực biên giới
Nhà xuất bản
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
BĐBP
CTBGPB
CQANBGQG
CNTB
CNXH
CSCN
QP-AN
KTTT
KT-XH
KVBG
Nxb
XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía
Bắc” là cơng trình nghiên cứu độc lập, chứa đựng tâm huyết của tác giả, trên cơ sở
vận dụng hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; các chỉ thị, nghị quyết lãnh
đạo của cấp ủy Đảng, lực lượng vũ trang CTBGBP và một số cơng trình khoa học
nghiên cứu về phát triển KT-XH, bảo vệ CQANBGQG. Đồng thời, đề tài còn dựa

trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động phát triển KT-XH, công tác bảo vệ
CQANBGQG ở CTBGPB và kế thừa một số đề tài khác của tác giả.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong gần ba thập kỷ qua, do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đã làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội, rõ nét và nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế. Điều đó được thể hiện bằng việc,
chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ và căn bản từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN; đưa nước ta thốt khỏi tình
trạng khủng hoảng KT-XH; đời sống nhân dân được cải thiện và ngày một nâng
cao; QP-AN được tăng cường; quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế được mở rộng,
góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong điều
kiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta còn ở giai đoạn đầu, chưa thực sự
phát triển một cách đầy đủ. Do vậy, còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập đi ngược lại
với sự định hướng trong chiến lược phát triển KT-XH cũng như xây dựng, củng
cố nền quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là công tác bảo vệ
CQANBGQG ở CTBGPB trong giai đoạn hiện nay.
Các tỉnh biên giới phía Bắc bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên; là khu vực có vị trí chiến lược quan
trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tuy nhiên, đây
lại là nơi có điều kiện về phát triển KT-XH thấp hơn so với các khu vực khác của


6

nước ta. Trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và phát triển nền KTTT định
hướng XHCN của đất nước, CTBGPB, nhất là nơi có các cửa khẩu, đã và đang
phát triển khá mạnh mẽ với sự gia tăng về sớ, chất lượng các doanh nghiệp trong
và ngồi nước; hoạt động trao đổi kinh tế - thương mại, đầu tư thu hút ngày càng
nhiều lực lượng, phương tiện, hàng hóa của nước ta và quốc gia láng giềng; kết
cấu hạ tầng KT-XH, các khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư, cải thiện,… Điều đó,
một mặt, tạo điều kiện để CTBGPB tiếp tục phát triển KT-XH và huy động các

nguồn lực tăng cường củng cố QP-AN; mặt khác, trong cơ chế kinh tế mới, đã
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ
CQANBGQG như: sự chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động
hợp tác kinh tế q́c tế; xu hướng phân hóa giàu nghèo; sự gia tăng của các hoạt
động của tội phạm - nhất là tội phạm kinh tế, các tệ nạn xã hội, các hành vi vi
phạm quy chế và luật pháp biên giới; tác động xấu về môi trường, sinh thái;
những bất cập về công tác quản lý KT-XH v.v,...
Phát triển KT-XH và củng cố QP-AN là hai nhiệm vụ cơ bản trong chiến
lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giữa hai nhiệm vụ này ln
có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, làm tiền đề và chi phối lẫn nhau. Bảo
vệ CQANBGQG là hoạt động cụ thể của lĩnh vực QP-AN, trước những thay đổi
của đời sống KT-XH trong nước, đặc biệt là quá trình phát triển KTTT định
hướng XHCN ở CTBGPB đã chịu sự tác động mạnh mẽ. Thực tiễn cho thấy, để
có mơi trường chính trị - xã hội ổn định, tạo điều kiện cho nền KTTT định hướng
XHCN ở CTBGPB tiếp tục phát triển, thì cơng tác bảo vệ CQANBGQG đối với
khu vực này là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Ngược lại, quá trình
phát triển của KTTT định hướng XHCN cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhiệm vụ
bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực,
làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu nội dung và sự
tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở
CTBGPB có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.


7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của phát
triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB. Từ đó đề
xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy tác động tích

cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo
vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của
phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
- Đánh giá đúng thực trạng tác động của phát triển KTTT định hướng
XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong thời gian qua.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy tác
động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KTTT định hướng XHCN
đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
Nghiên cứu nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng
XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
* Phạm vi:
- Về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi KVBG ở CTBGPB, bao
gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên.
- Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2005 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống quan điểm lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Kinh tế chính trị, Kinh tế quân


8

sự, Học thuyết bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh và quân đội; chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng; các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
lực lượng vũ trang; các báo cáo tổng kết công tác của các lực lượng, cơ quan,
ban, ngành liên quan ở CTBGPB và một số cơng trình khoa học nghiên cứu

về phát triển KT-XH, bảo vệ CQANBGQG.
* Cơ sở thực tiễn:
Nghiên cứu của luận án dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động
phát triển KT-XH, công tác bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB và kế thừa số liệu
từ một số cơng trình khoa học khác của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin
như: Phương pháp trừu tượng hố khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo
sát, điều tra, tư vấn chuyên gia và một số phương pháp khác đang được sử dụng
trong các khoa học kinh tế.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Phân tích nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN
đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB, trên cơ sở tư duy mới về xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu, có tính khả thi để
phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực tác động của KTTT định
hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận:
- Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nội dung và tác
động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG nói
chung, ở CTBGPB nói riêng.


9

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu
các môn học Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự, Quản lý kinh tế ở các học
viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội.
* Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây
dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ
CQANBGQG ở CTBGPB nước ta.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (7 tiết),
kết luận, kiến nghị, danh mục các cơng trình khoa học của tác giả có liên quan đến
đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI
QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về tác động của phát triển
kinh tế thị trường
* Một số cơng trình khoa học nghiên cứu về sự tác động của kinh tế thị
trường đối với kinh tế - xã hội nói chung
Kể từ khi nước ta tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền
KTTT định hướng XHCN, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, đặc
biệt là về sự tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) của KTTT đối với đời sống xã hội nói chung, với lĩnh vực QP-AN nói riêng.
Tiêu biểu là một số cơng trình sau:
TS. Hà Huy Thành, “Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị
trường ở Việt Nam” [98].
Đây là cơng trình tập trung những bản tham luận và ý kiến phát biểu về
những vấn đề liên quan đến chủ đề “Những tác động tiêu cực của kinh tế thị
trường” trên nhiều góc độ khác nhau, của những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản
lý thuộc các bộ chuyên ngành ở Trung ương và các cơ quan chức năng liên

quan ở địa phương, những nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, giảng viên
các trường đại học ở Hà Nội,... Theo đó, các tác giả khẳng định: “Những vấn
đề này có lúc, có nơi đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chúng
ta gọi chung những vấn đề như thế là những “tiêu cực của kinh tế thị
trường”…” [98, tr.7]. Cũng trong cơng trình này, cịn có những bài viết của
các tác giả, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh tác động của cơ chế
KTTT ở nước ta, đặc biệt là các tác động tiêu cực như: TS. Hà Huy Thành và
TS. Lê Cao Đoàn, “Kinh tế thị trường trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt
Nam và những yếu tố tiêu cực phát sinh, gây cản trở đối với sự phát triển”;


11

TS.Trịnh Duy Luân, “Sự phân tầng xã hội trong quá trình phát triển theo cơ
chế thị trường”; TS. Nguyễn Hữu Hải, “Vấn đề nghèo đói ở nơng thơn trong
q trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường”; BS.Trịnh Cơng Khanh,
“Tác động của q trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đối với khu
vực miền núi và đồng bào các dân tộc ít người ở Việt Nam”; Sở Thương mại
tỉnh Lạng Sơn, “Buôn bán qua biên giới Lạng Sơn và vấn đề trốn lậu thuế”;
GS, TS. Bùi Xuân Lưu, “Thực trạng, nguyên nhân và một số kiến nghị về giải
pháp chống buôn lậu”; Trần Việt Trung, “Một số vấn đề về các tệ nạn xã hội
trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường”; Khuất Thị Hồng,
Nguyễn Thị Văn, Lê Thị Phương, Bùi Thanh Hà, “Mại dâm và những hệ lụy kinh
tế - xã hội”; PGS, TS. Đặng Cảnh Khanh, “Vấn đề kiểm soát và ngăn chặn các
sai lệch xã hội trong cơ chế thị trường”.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Kỷ yếu hội thảo: “Vấn đề phân
phối và phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [19].
Đây là cuốn sách tập hợp các bài tham luận nghiên cứu những tác động
của sự hình thành và phát triển KTTT đến quan hệ phân phối, phân tầng xã

hội, phân hoá giàu nghèo và cách giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội.
Cùng nghiên cứu về sự tác động của KTTT còn có các cơng trình, luận
án và bài viết khác như: Vũ Văn Phúc, “Tính đặc thù theo định hướng xã hội
chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta” [89]; Phạm Viết Đào, “Mặt trái
của cơ chế thị trường” [35]; Nguyễn Thị Luyến, “Kinh nghiệm phát triển kinh
tế thị trường ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng vào Việt Nam” [79];
Trương Mạnh Tiến“Sự phát triển của thương mại tự do trong điều kiện kinh tế
thị trường ở Việt Nam hiện nay với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái” [110];
Đào Thị Phương Liên, “Sự phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình
chuyển nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường” [72]; Nguyễn Bích,


12

“Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”
[26]; Nguyễn Văn Long, “Vai trị của thương mại trong q trình phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [68]; Lê
Xuân Đình, “Đưa kinh tế thị trường đến vùng cao, vùng dân tộc thiểu số - giải
pháp quan trọng để xố đói giảm nghèo” [49]; Bùi Minh Thanh, “Những mặt
trái của kinh tế thị trường và ảnh hưởng của chúng đến vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực kinh tế” [97]....
* Các cơng trình khoa học nghiên cứu về sự tác động của phát triển
kinh tế thị trường đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh
TS. Nguyễn Văn Ngừng ,“Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế đối với quốc phịng, an ninh ở Viêt Nam” [83].
Trong cơng trình này tác giả đã trình bày tính tất yếu của phát triển
KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; tác động của KTTT và hội
nhập kinh tế quốc tế đối với quốc QP-AN; những quan điểm và giải pháp đẩy
mạnh phát triển kinh tế kết hợp với tăng cường tiềm lực QP-AN ở nước ta.

Bên cạnh đó, tác giả nêu bật những mặt tích cực và hạn chế của việc phát
triển KTTT theo xu hướng mở. Đặc biệt, tác giả đã trình bày những tác động
tích cực và hạn chế của KTTT và hội nhập kinh tế đối với QP-AN ở nước ta.
Qua đó, tác giả cũng trình bày những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc kết hợp kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc QP-AN và hệ
thống giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và tăng cường
tiềm lực QP-AN trong phát triển KTTT ở nước ta.
Trần Minh Triệu, “Sự tác động của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội đối với sức mạnh quốc phòng ở nước ta” [122].
Tác giả đã nghiên cứu và trình bày sự hình thành nền KTTT định
hướng XHCN trong sự kết hợp cái chung của KTTT và đặc thù của CNXH ở
Việt Nam. Tác động của KTTT định hướng XHCN đối với sức mạnh quốc
phòng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy các tác động tốt và hạn chế
các tác động xấu đối với sức mạnh quốc phòng của KTTT.


13

1.2. Các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến tác động của phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh biên giới phía Bắc
Các tỉnh biên giới nước ta nói chung, phía Bắc nói riêng, là khu vực có vị
trí quan trọng cả về chính trị, kinh tế, QP-AN và đối ngoại. Chính vì vậy, đây
cũng là nơi dành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơng trình khoa học, bài
viết,... trong và ngồi nước, đặc biệt là các cơng trình liên quan đến sự tác động
của phát triển KTTT đối với các lĩnh vực của đời sống - xã hội.
* Cơng trình nghiên cứu về nước ngồi
TS. Nguyễn Văn Căn, “Chiến lược “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc” [29].
Việc triển khai chiến lược này cho thấy, Trung Quốc đã khẳng định ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng cường xây dựng vùng biên giới trong
sự nghiệp xây dựng CNXH và hiện đại hóa đất nước. Chiến lược chỉ rõ bốn

nội dung: Đẩy nhanh phát triển KVBG, thu hẹp sự cách biệt giữa các khu vực,
thực hiện phát triển và phồn vinh cộng đồng; Thúc đẩy đoàn kết dân tộc, bảo
đảm giữ gìn cơ bản ổn định xã hội, củng cố biên phòng và bảo vệ đất nước;
Thực hiện chiến lược mở cửa đối ngoại, để cho toàn tuyến biên giới trở thành
những đường giao thông quốc tế lớn ở tuyến đầu, là bảo đảm quan trọng cho
cải cách và mở cửa; Thúc đẩy xã hội phát triển và phát triển kinh tế KVBG,
với mục đích là “hưng biên, phú dân, cường quốc, mục lân”.
Chiến lược cũng đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và môi trường sinh thái, cải thiện sinh
hoạt và sản xuất; Giải quyết có hiệu quả việc xóa nghèo của người dân vùng biên,
đa dạng con đường làm giàu; Phát triển thương mại vùng biên giới, thúc đẩy hợp
tác kinh tế khu vực; Đẩy mạnh sự nghiệp phát triển xã hội, nâng cao chất lượng
con người; Tăng cường đồn kết dân tộc, bảo vệ bình n cho biên cương.
Trên cơ sở các nhiệm vụ chủ yếu, chiến lược này cịn nêu bật những
chính sách, giải pháp để tổ chức thực hiện như: Tăng đầu tư cho KVBG; Thi


14

hành chính sách hỗ trợ cho những người dân vùng đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ
hợp tác kinh tế khu vực nhằm phát triển thương mại vùng biên; Thực hiện
toàn diện các chính sách ưu đãi cho sự nghiệp phát triển xã hội; Đẩy mạnh
công tác xây dựng đội ngũ nhân tài vùng biên; Động viên các thành phần xã hội
hỗ trợ để xây dựng và phát triển vùng biên giới...
* Các cơng trình khác trong nước
TS. Lê Du Phong và TS. Hoàng Văn Hoa (Đồng chủ biên), “Kinh tế thị
trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay” [87].
Cuốn sách là kết quả của cơng trình nghiên cứu Về tăng trưởng kinh tế
và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta của

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, đã được Ủy ban Dân tộc và Miền núi
nghiệm thu năm 1998. Trong cơng trình này, các tác giả đã trình bày những
thành tựu về KT-XH qua hơn 10 năm đổi mới và tiềm năng ở vùng các dân tộc
và Miền núi phía Bắc nước ta, đồng thời phân tích rõ những nguyên nhân và
thực trạng của sự phân hóa giàu - nghèo ở khu vực này. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp bước đầu, nhằm khắc phục tình trạng phân hóa giàu - nghèo ở
khu vực các dân tộc Miền núi phía Bắc nước ta nói riêng, cả nước nói chung.
TS. Nguyễn Đình Liêm, “Quan hệ biên mậu giữa Tây Bắc - Việt Nam
với Vân Nam - Trung Quốc (2001 - 2020)” [75].
Đây là cơng trình của tập thể tác giả đã đánh giá một cách khách quan,
khoa học thực trạng quan hệ mậu dịch biên giới giữa các tỉnh Tây Bắc - Việt
Nam với Vân Nam - Trung Quốc trong thời gian qua, nhất là trong những
năm gần đây; phân tích bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực tác
động đến quan hệ mậu dịch biên giới; dự báo động thái, đề xuất giải pháp,
kiến nghị trong thời gian tới. Đặc biệt, cuốn sách đã đề cập đến những yếu tố
tác động trực tiếp đối với quan hệ mậu dịch biên giới ở khu vực này.


15

Nguyễn Minh Hằng, “Buôn bán qua biên giới Việt - Trung Lịch sử Hiện trạng - Triển vọng” [52].
Trong công trình này, tác giả đã trình bày q trình bn bán qua biên
giới Việt - Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và chưa
được của buôn bán qua biên giới Việt - Trung từ khi hai nước bình thường
hóa quan hệ và triển vọng của nó. Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ ra được những
tác động tích cực đối với việc phát triển KT-XH và trình bày những hạn chế, tiêu
cực trong bn bán qua biên giới Việt - Trung trong thời gian qua.
TS. Phạm Văn Linh, “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung
và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam” [71].
Trong cơng trình này, các tác giả đã đi sâu phân tích vị trí, tầm quan trọng

của khu kinh tế cửa khẩu trong q trình phát triển kinh tế hàng hóa, hội nhập và
mở cửa kinh tế; thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của 4 khu
kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung đã được cấp phép thành lập (Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai). Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mơ hình kinh tế mới này.
Hồng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, “Cơ chế chính sách đặc thù
phát triển các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc” [54].
Các tác giả đã phân tích thực trạng cơ chế chính sách KT-XH ảnh
hưởng đến sự phát triển các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam thời gian qua.
Từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới cơ chế chính sách KT-XH các
tỉnh thuộc vùng Tây Bắc trong thời gian tới.
Đặng Xuân Phong, “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía
Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [88].
Trong cơng trình này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Khảo sát thực trạng, trình bày định hướng và giải
pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


16

Đinh Trọng Ngọc, “Phát triển kinh tế - xã hội miền núi biên giới phía
Bắc và tác động của nó tới tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới ở vùng này” [82].
Trong cơng trình, tác giả đã trình bày có hệ thống về phát triển KT-XH
miền núi biên giới phía Bắc trong mối quan hệ tới việc tăng cường sức mạnh bảo
vệ an ninh vùng này. Đồng thời, chỉ ra vai trò của BĐBP như nhân tố quan trọng
đối với sự nghiệp phát triển KT-XH miền núi biên giới hiện nay.
Ngồi ra cịn các cơng trình nghiên cứu, hội thảo và bài viết khác đề

cập đến sự tác động của phát triển KTTT ở CTBGPB khác như: Ủy ban Dân
tộc, Viện dân tộc, Ngân hàng thế giới, “Kỷ yếu hội thảo xóa đói, giảm nghèo:
Vấn đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” [128]; Phạm
Văn Linh, “Quan hệ kinh tế thương mại cửa khẩu biên giới Việt - Trung với
việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” [70]; Nguyễn
Thị Sinh,“Tác động của hoạt động thương mại Việt - Trung tới q trình đơ
thị hố ở các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta” [94].
1.3. Nội dung các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia
* Một số cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia
- Tài liệu nước ngoài:
Mao Chấn Phát, “Bàn về biên phịng” (Biên phịng luận) [85].
Cơng trình đã đi sâu nghiên cứu, điều tra cơng tác biên phịng và hải
phịng, thu thập rộng rãi thông tin tư liệu của công tác biên phòng liên quan
các quốc gia trên thế giới và tổng kết những bài học kinh nghiệm của công tác
biên phòng Trung Quốc trải qua nhiều thời đại, kết hợp với tình hình Trung
Quốc cải cách và mở cửa hiện nay. Từ đó, chỉ ra nguồn gốc của khái niệm
biên phịng, các khái niệm liên quan đến cơng tác biên phòng (Lãnh thổ quốc
gia, biên giới quốc gia, biên cảnh, biên cương). Theo đó, một mặt, khẳng định:


17

“Biên phòng là bộ phận tổ chức quan trọng của quốc phịng. Từ xưa đến nay,
trong nước và ngồi nước, nhiều quốc gia đều coi việc tăng cường biên phòng là
nhiệm vụ chiến lược làm cho đất nước an ninh và ổn định” [85, tr.17]. Mặt khác,
chỉ rõ vị trí chiến lược cụ thể của cơng tác biên phịng. Đặc biệt, trong chương VI
của cơng trình - “Những suy nghĩ vĩ mơ về tăng cường xây dựng biên phịng” cho
thấy 6 nội dung rất quan trọng và thiết thực của cơng tác biên phịng.

Tạp chí Quan hệ Quốc phịng, “Bảo vệ biên giới trong học thuyết biên
phòng của Trung Quốc” [95]
Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát chiến lược quốc phịng nói chung, về
biên phịng nói riêng của Trung Quốc, tác giả đã chỉ rõ mục tiêu chủ yếu về
biên phòng là: “bảo vệ biên phòng chống lại hành động từ bên ngồi (phịng
thủ đối ngoại) và bảo đảm sự ổn định chính trị bên trong”. Từ đó, nêu lên
nhiệm vụ cụ thể của biên phòng là: Bảo vệ sự toàn vẹn và an ninh về chủ
quyền lãnh thổ; Chống hành động xâm lược từ bên ngồi; Duy trì trật tự biên
giới, tăng cường quan hệ láng giềng tốt và bảo đảm sự ổn định chính trị và
phát triển kinh tế của các vùng biên giới. Theo đó, kết luận: Sự ổn định của
biên giới liên quan trực tiếp đến sự ổn định của quốc gia.
- Tài liệu trong nước:
Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung, “Ông cha ta bảo vệ biên
giới: Từ thời Hùng Vương đến nhà Nguyễn” [30]. Cuốn sách đã trình bày lịch
sử hình thành nền móng biên phịng Việt Nam và tình hình bảo vệ biên giới
qua các thời đại Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, thế kỷ 16-18 và thời nhà
Nguyễn.
Vũ Dương Ninh, “Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc” [84].
Cơng trình của các tác giả đã giới thiệu khái quát vùng biên giới trên đất
liền Việt Nam - Trung Quốc qua các triều đại cho đến khi Việt Nam bị thực dân


18

Pháp xâm lược. Tiến trình đàm phán để tiến tới bản Hiệp ước biên giới trên đất
liền ký cuối năm 1999 và q trình phân giới căm mốc trên tồn tuyến biên giới.
* Một số cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc
Các tỉnh biên giới phía Bắc đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu cả
về mặt lý luận, cũng như khảo sát thực tiễn, nhất là những vấn đề liên quan

đến nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các
tác giả trong lực lượng vũ trang (BĐBP, Cơng an, Qn đội).
Tiêu biểu là các cơng trình sau:
Đỗ Ích Báu, “Bộ đội Biên phịng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền
an ninh biên giới quốc gia hiện nay” [8].
Cơng trình đã làm rõ khái niệm, nội dung bảo vệ CQANBGQG;
Trình bày thực trạng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG của BĐBP;
đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng lực lượng BĐBP
trong sự nghiệp bảo vệ CQANBGQG.
Nguyễn Xuân Bắc, “Hoạt động điều tra cơ bản của trinh sát bộ đội
biên phòng các tỉnh biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc” [10].
Công trình đã nghiên cứu lý luận về hoạt động điều tra cơ bản của trinh
sát BĐBP các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Phân tích thực trạng, dự
báo tình hình liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản của trinh sát. Đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra của BĐBP.
Nguyễn Quốc Đoàn, “Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh
tế và Bộ đội Biên phòng trong phát hiện, điều tra tội phạm buôn lậu trên
tuyến biên giới Việt - Trung” [47].
Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận, tình hình tội phạm bn lậu,
thực trạng cũng như dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả về quan hệ phối
hợp giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế và BĐBP trong phát hiện, điều tra tội
phạm buôn lậu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


19

Nguyễn Đình Hùng, “Phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội
biên phòng trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia hiện nay” [62].
Tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân tố
con người và phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ BĐBP trong bảo

vệ CQANBGQG; đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm
phát huy nhân tố con người cán bộ BĐBP.
Đặng Vũ Liêm, “Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới phía Bắc nước ta hiện nay” [74].
Luận án đã trình bày nội dung của cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc XHCN;
Vai trị của nhân dân các dân tộc trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
phía Bắc nước ta hiện nay; Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
của nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
phía Bắc nước ta.
Vũ Đình Liêm, “Bộ đội biên phòng tham gia xây dựng, củng cố hệ thống
chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc” [75].
Luận án đã nghiên cứu lý luận về BĐBP tham gia xây dựng, củng cố hệ
thống chính trị ở KVBG phía Bắc. Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất giải
pháp để BĐBP nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính
trị ở cơ sở KVBG phía Bắc.
Lê Đình Quang, “Hoạt động phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ,
vận chuyển tiền giả của Bộ đội Biên phòng ở khu vực biên giới đất liền Việt
Nam - Trung Quốc” [91].
Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phát hiện,
điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển tiền giả của BĐBP ở KVBG đất liền Việt
Nam - Trung Quốc. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển tiền giả của BĐBP ở
KVBG đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.


20

Phạm Đình Triệu, “Kết hợp kinh tế với quốc phịng trong bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội Biên
phòng Việt Nam hiện nay” [121].

Trong cơng trình này, tác giả đã giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn kết
hợp kinh tế với quốc phòng trong bảo vệ CQANBGQG trên tuyến biên giới đất
liền của BĐBP Việt Nam. Trình bày thực trạng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp
kết hợp kinh tế với quốc phòng trong bảo vệ CQANBGQG trên tuyến biên
giới đất liền của BĐBP Việt Nam.
2. Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
cơng bố
* Các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến tác động của KTTT
Trong nội dung này, các cơng trình đã tập trung nghiên cứu, bổ sung và
làm rõ khái niệm, cơ chế và một số tác động cơ bản của KTTT, nhất là những tác
động tiêu cực đối với các lĩnh vực của đời sống, KT-XH nói chung, lĩnh vực QPAN nói riêng. Bằng nhiều hình thức tiếp cận, các cơng trình đã khảo sát, đưa ra
hệ thống giải pháp để hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực mà sự phát
triển của KTTT mang lại. Đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu về sự tác động của
KTTT đối với lĩnh vực QP-AN đã gợi mở và là tiền đề quan trọng cho tác giả có
thể kế thừa và vận dụng cho luận án.
* Các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến tác động của phát
triển KTTT định hướng XHCN ở CTBGPB
Trong các cơng trình này, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về KTTT và tác
động của nó đối với các lĩnh vực của đời sống, KT-XH ở khu vực các tỉnh phía Bắc
nói chung, biên giới phía Bắc nói riêng. Các nghiên cứu, một mặt, chỉ ra được những
đặc điểm mang tính đặc thù của khu vực trong phát triển KT-XH; mặt khác, đã tiến
hành khảo sát và trình bày những giải pháp để khắc phục những hạn chế,


21

phát huy tính tích cực mang tính đặc thù của khu vực trong phát triển KTXH và vận dụng mô hình KTTT định hướng XHCN. Những nghiên cứu trên
đã cho tác giả nhiều gợi mở và sự kế thừa trực tiếp trong việc nghiên cứu về

nội dung và đặc điểm của KTTT định hướng XHCN ở CTBGPB.
* Các cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ
CQANBGQG
Trong các cơng trình này, các nghiên cứu bao gồm cả trong và ngoài
nước, chủ yếu tập trung nghiên cứu về cơng tác quản lý, bảo vệ CQANBGQG
nói chung, ở CTBGPB nói riêng dưới góc độ chuyên ngành như: quân sự, an
ninh, pháp luật, trinh sát,... Các cơng trình, bằng phương pháp tiếp cận đặc trưng
đều đã thống nhất về khái niệm, nội dung, hình thức và phương pháp bảo vệ
CQANBGQG; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ sự
tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia; chỉ ra vai trò, tác dụng của mỗi hoạt động
trong nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG.
2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Qua tổng quan các những cơng trình khoa học nghiên cứu về phát triển KTTT
và tác động của nó đến nhiều mặt của đời sống chính trị, KT-XH, QP-AN, đối ngoại,
văn hóa, tư tưởng,... nhất là những tác động đến bảo vệ CQANBGQG, chưa có một
đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề “Tác động của phát triển KTTT định hướng
XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB” dưới góc độ Kinh tế Chính trị học.
Cụ thể, tác giả nhận thấy một số vấn đề cần giải quyết như sau:
Một là, phát triển KTTT định hướng XHCN nói chung, ở CTBGPB nói
riêng là một đòi hỏi khách quan trong chiến lược phát triển KT-XH của đất
nước. Vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành, các lực lượng cũng như nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Tác
giả luận án đã kế thừa một số nội dung, khái niệm, đặc trưng và cách tiếp cận
về KTTT định hướng XHCN của các nghiên cứu để có được cái nhìn tổng


22

qt. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về nội dung, đặc
điểm và nguyên nhân tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến

bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
Hai là, với CTBGPB, đây là một khu vực rộng lớn, có vị trí chiến lược cả
về kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh và đối ngoại, nhưng còn nhiều hạn chế
về điều kiện phát triển KT-XH, đặc biệt là việc phát triển KTTT định hướng
XHCN trong giai đoạn hiện nay. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát
triển KTTT định hướng XHCN ở khu vực này không chỉ tác động đến đời sống xã hội của mỗi địa phương, mà còn trực tiếp tác động đến công tác bảo vệ
CQANBGQG trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Dưới góc độ này, các cơng
trình mà tác giả đã tiếp cận, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu và khái quát.
Ba là, bảo vệ CQANBGQG là một lĩnh vực cụ thể của hoạt động QPAN trên KVBG. Lĩnh vực này cũng đã được nhiều tác giả đề cập, nhất là các
nhà nghiên cứu của lực lượng vũ trang (BĐBP, Công an nhân dân,...). Mặc dù
các nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều góc độ, với khơng gian là CTBGPB,
nhưng các đề tài mà tác giả có điều kiện nghiên cứu chủ yếu khai thác dưới
góc độ chuyên ngành như: pháp luật, trinh sát, an ninh, quân sự,…Tiếp cận
các nghiên cứu, tác giả luận án đã kế thừa một số khái niệm, nhưng nhận thấy
chưa cơng trình nào trình bày đầy đủ và hệ thống dưới góc độ của khoa học
Kinh tế Chính trị về nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng
XHCN đến nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
Bốn là, trong các cơng trình mà tác giả có điều kiện tiếp cận, đã trình bày
về những quan điểm, giải pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế những tác động
tiêu cực của quá trình phát triển KTTT đối với nhiều lĩnh vực của đời sống - xã
hội, trong đó có lĩnh vực QP-AN. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào trình bày
một cách hệ thống, tồn diện những quan điểm và giải pháp khả thi, nhằm phát


23

huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KTTT định
hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.



24

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI
QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh biên giới phía Bắc
1.1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1.1.1. Quan niệm chung về KTTT định hướng XHCN
Cho đến nay, đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, bài viết về
KTTT định hướng XHCN. Tựu chung, các nghiên cứu đều khẳng định: Xuất
phát từ vai trị và tính phổ biến của KTTT, đồng thời là một kiểu tổ chức
KT-XH, nên KTTT có thể tồn tại và phát triển trong nhiều hình thái KT-XH
khác nhau. Điều này có nghĩa là, KTTT tồn tại dưới CNTB và cũng tồn tại
dưới CNXH. Trước đổi mới, trong quan điểm về CNXH nhiều ý kiến còn
cho rằng, KTTT chỉ là đặc trưng riêng có của CNTB, CNXH khơng có
KTTT. Thực tế, KTTT đã đạt tới đỉnh cao dưới CNTB nhưng khơng vì thế
mà đồng nhất KTTT là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, xét về bản chất,
KTTT khơng hồn tồn là tiêu cực như một số quan niệm, mà còn chứa
đựng nhiều yếu tố tiến bộ và tích cực khơng thể phủ nhận. Điều cần lưu ý là,
giữa KTTT dưới CNTB và KTTT định hướng XHCN có sự khác nhau cơ
bản về mục đích, chế độ sở hữu, tính chất phân phối và tính chất của Nhà
nước trong quản lí. Nếu giai cấp tư sản có thể lợi dụng được KTTT để phát
triển CNTB, thì khơng thể cho rằng giai cấp công nhân - mà đội tiên phong
là Đảng Cộng sản, không thể vận dụng được KTTT để xây dựng CNXH.
Hơn nữa, “kinh tế thị trường khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc,
đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm



×