Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn khoa học tự nhiên lớp 6 phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.2 MB, 175 trang )

Chủ đề 5. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
(2 tiết)
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Về Kiến thức
Dinh dưỡng: sinh vật lấy “thức ăn” từ môi trường sống để tổng hợp chất dinh dưỡng cần
cho cơ thể.
Hô hấp: thức ăn được phân giải trong tế bào qua đó cung cấp năng lượng.
Sinh trưởng: tăng khối lượng chất sống của mỗi cơ thể sinh vật.
Di chuyển: dễ nhận thấy ở động vật, sự di chuyển ở thực vật cũng có nhưng chậm và khó
nhận thấy hơn.
Cảm ứng: đáp lai các kích thích khác nhau từ mơi trường bên ngồi, giúp cơ thể có thể sống
bình thường trong một môi trường nhất định.
Sinh sản: bao gồm sinh sản hữu tính và sinh sản vơ tính
Bài tiết: Vật sống có thể loại bỏ chất thải khỏi cơ thể.
b) Về kĩ năng
– Hình thành kĩ năng quan sát, ghi chép mô tả các hoạt động sống của sinh vật trong thực tế.
– Hình thành kĩ năng phân biệt các cấp tổ chức của sự sống.
– Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả học tập.
c) Về thái độ
– Hứng thú, có tinh thần say mê trong tìm hiểu đời sống động, thực vật.
– Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Đặt ra câu hỏi: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)?
Xây dựng giả thuyết: Thực vật có di chuyển.
Xác định vấn đề: 7 dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống
Quan sát: quan sát tranh, xem video về đời sống sinh vật. Quan sát sinh vật trong thực tế.
So sánh: các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể
động vật.
Phân loại: Đưa ra những đặc điểm phân biệt vật sống và không sống


102


Phân tích dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể.
Giải quyết vấn đề sáng tạo: không phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc
điểm tại một thời điểm, mà những đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt quá trình sống của cá
thể trong mơi trường sống.
II. Nội dung chính của chủ đề
Chủ đề gồm các nội dung chính sau:
1. Di chuyển
2. Hơ hấp
3. Sinh sản
4. Cảm ứng
5. Dinh dưỡng
6. Sinh trưởng
7. Bài tiết
III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề
Chủ đề này có 01bài dạy trong 02 tiết, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã
được học về động thực vật ở tiểu học để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng
kiến thức mới của bài học.
Giáo viên nên cho học sinh tự quan sát tìm tịi, liên hệ với thực tế để tìm hiểu. Qua quan sát
tranh, xem video về đời sống sinh vật giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan
sát, kĩ năng ghi chép các hiện tượng quan sát được để rút ra những kết luận cần thiết.
IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 10. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, các em có thể:
– Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể.
– Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và

cơ thể động vật.
– Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật.
– Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật.
– Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động
vật trong môi truờng sống xung quanh.

103


2. Hướng dẫn chung
Trong các tài liệu trước đây, hoặc một số tài liệu khác, có thể tác giả chỉ nêu 3 đặc điểm của
cơ thể sống: lớn lên, sinh sản và trao đổi chất. Ở đây nêu 7 đặc điểm, chung cả động vật và thực
vật, thực chất là nêu rõ hơn của 3 đặc điểm trên, cả 7 dấu hiệu này đều có cả ở 2 nhóm sinh vật là
động vật và thực vật.
Giáo viên cần lưu ý và phân tích cho học sinh biểu hiện của 7 dấu hiệu đối với các cơ thể
thực vật và động vật. Một vật chỉ được coi là vật sống khi có đủ 7 dấu hiệu trên. Tuy nhiên,
khơng phải lúc nào một sinh vật cũng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm tại một thời điểm, mà những
đặc điểm đó sẽ được thể hiện trong suốt q trình sống của cá thể trong môi trường sống.
Một số giáo viên nhầm lẫn dấu hiệu “dinh dưỡng”: thực vật “ăn” CO2 và H2O cịn động vật
thì ăn thực vật. Cần chú ý thực vật và động vật đều di chuyển (chuyển động) mà không phải thực
vật đứng yên không di chuyển (tua cuốn, rễ cây mọc dài ra, thân cây bò trên mặt đất... xem thêm
thông tin này ở phần nội dung bài).
Cơ thể là cấp tổ chức sống riêng lẻ độc lập (cá thể) có cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ
tế bào, tồn tại và thích nghi với những điều kiện nhất định của môi trường. Người ta phân biệt cơ
thể đơn bào và cơ thể đa bào.
+ Cơ thể đơn bào: Cơ thể đơn bào chỉ gồm một tế bào nhưng thể hiện đầy đủ chức năng của
một cơ thể sống. Ví dụ, con amip tuy chỉ là một tế bào nhưng hoạt động như một cơ thể sống
toàn vẹn.
+ Cơ thể đa bào: khác cơ thể đơn bào ở chỗ chúng gồm rất nhiều tế bào. Ví dụ, cơ thể con
người có khoảng 1014 tế bào. Trong cơ thể đa bào, các tế bào không giống nhau mà chúng phân

hoá tạo nên rất nhiều loại mơ khác nhau có chức năng khác nhau.
Mơ là tập hợp nhiều tế bào (và các sản phẩm của tế bào) cùng thực hiện một chức năng nhất
định. Trong cơ thể, nhiều mô khác nhau tập hợp lại thành cơ quan; nhiều cơ quan lại tập hợp
thành một hệ cơ quan, thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
Cơ thể là một thể thống nhất. Cơ thể tuy gồm nhiều cấp tổ chức như tế bào, mô, cơ quan, hệ
cơ quan nhưng hoạt động rất hoà hợp, thống nhất nhờ có sự điều hồ và điều chỉnh chung, do đó
cơ thể thích nghi được với điều kiện sống thay đổi.
Chủ đề “Đặc trưng của cơ thể sống” trình bày sau chủ đề tế bào như phần nối giữa chủ đề tế
bào với chủ đề cây xanh và chủ đề động vật.
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động kể tên những thực vật động vật xung quanh em giúp các em huy động vốn kiến
thức của mình về cách phân biệt thực vật và động vật. Từ đó, các em liệt kê được tên các lồi
động, thực vật trong hình 10.1: Động vật (con mèo, con chuột); thực vật (cây khoai tây).

104


Câu hỏi cuối phần khởi động là một câu hỏi mở, giáo viên có thể cho các em phát biểu về
những đặc điểm giúp các em phân biệt vật sống và khơng sống. Từ đó chuyển ý sang phần kiến
thức mới.
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Để giúp học sinh tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống, giáo viên có thể thiết kế hoạt
động dạy học theo phương pháp chia nhóm quay vịng: giáo viên chia lớp thành 7 nhóm tương
ứng với 7 phiếu bài tập có yêu cầu như sau:
1. Di chuyển: Tại sao thực vật và động vật cần di chuyển (chuyển động)? Em hãy đưa ra một
số ví dụ?
Chúng tơi giới thiệu địa chỉ một số trang web để giáo viên tìm thêm thông tin

/> />BKTT Phổ thông Sự sống trên Trái Đất

Di chuyển

Sơ lược: Di chuyển
Những chuyển động đơn giản
Di chuyển trên đất
Di chuyển trên khơng khí
Di chuyển trong nước
2. Hơ hấp: Em hãy cùng các bạn thực hiện 1 thí nghiệm nhỏ: hãy bịt mũi lại và thở, sau đó
ngậm miệng và thở. Em hãy mô tả hiện tưởng xảy ra và ghi vào vở. Em có cần cả mũi và miệng
để thở hay không? Tại sao? Tại sao chúng ta cần phải hít thở?
3. Sinh sản: Thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Ở độ tuổi bao nhiên thì
các vật sống khơng cần bố mẹ chúng nữa? Hãy đưa ra một số ví dụ mà em biết?
4. Cảm ứng: Em hãy tìm một vài sự vật trong phòng mà khi chạm vào em cảm thấy có 1
trong các đặc điểm sau: mềm; nhẵn; gồ ghề? Ghi lại tên của vật mà em tìm thấy vào vở.
5. Dinh dưỡng: Em hãy nêu một số ví dụ về các loại thức ăn tốt cho sức khoẻ con người và
các loại thức ăn không tốt cho sức khoẻ con người?
6. Sinh trưởng: Thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra 4 sinh vật có khả năng sinh
trưởng (cả thực vật và động vật) và ghi lại vào vở.
7. Bài tiết: Hãy thảo luận với các bạn để trả lời câu hỏi: Tại sao các loài động vật cần phải
bài tiết? Chúng có sử dụng hết hồn tồn những thứ mà chúng ăn mỗi ngày khơng?

105


Học sinh thảo luận để hoàn thành yêu cầu trong mỗi phiếu học tập được đặt sẵn trên bàn.
Sau khoảng 3 phút, các nhóm dịch chuyển sang bàn kế tiếp để hoàn thành phiếu bài tập tiếp theo.
Cứ như thế các nhóm sẽ dịch chuyển đi từng bàn để hồn thành các phiếu bài tập từ 1 đến 7 về
các đặc điểm của cơ thể sống.

Sau khi các nhóm đã hồn thành phần thảo luận tìm hiểu về các đặc điểm của cơ thể sống,
giáo viên có thể yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp để cùng thống nhất. Các em đọc
thông tin về những đặc điểm đặc trưng của 1 cơ thể sống, đối chiếu với những đặc điểm vừa nêu
ở phần A, ghi tóm tắt những đặc điểm đó vào vở:
– Sinh trưởng
– Sinh sản
– Hô hấp
– Di chuyển
– Bài tiết
– Cảm ứng
– Dinh dưỡng
Sau khi biết được những đặc điểm cơ bản để nhận biết là 1 cơ thể sống (dù là thực vật hay
động vật), các em sẽ thực hiện hoạt động tìm 20 vật trong tự nhiên (thực hiện ngồi sân trường
hoặc trong vườn trường) và lập bảng phân loại:
TT

Tên mẫu vật

1

Lá rụng

2

Hịn đá

...

....


Vật sống

Đã từng sống

Vật khơng sống

x
x

Hoạt động đọc thông tin về các cấp độ tổ chức sống và trả lời câu hỏi: Nếu mô cơ tim, quả
tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi, cơ thể chúng có hoạt động co rút, bơm máu và tuần
hồn máu được không? Tại sao?
Gợi ý: Chúng không hoạt động được vì khi đó chúng khơng thuộc 1 thể thống nhất, không
thể thực hiện chức năng.
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Các em vận dụng kiến thức vừa học được để trả lời 1 số câu hỏi:
1. Tại 1 thời điểm, vật sống có thể khơng thể hiện đầy đủ cả 7 đặc điểm
a) Tại thời điểm này, em đang thể hiện đặc điểm nào? Giải thích?

106


Tuỳ vào mỗi cá nhân có thể đưa ra 1 hoặc 2 đặc điểm và giải thích vì sao lại là đặc điểm đó.
Ví dụ: cảm ứng – nổi da gà khi cơ thể bị lạnh...
b) Bông hoa sen đang thể hiện đặc điểm sinh sản: vì có nhị và nhuỵ giúp hình thành hạt –
duy trì nịi giống.
2. Một số chiếc ơtơ có bộ phận cảm biết mà có thể phát hiện ra những vật xung quanh
chúng, để giúp lái xe dừng hoặc bật đèn tự dộng khi trời tối.
a) Chiếc ô tô giống với sinh vật sống: di chuyển, thải chất thải và cảm ứng

b) Ðiều gì khiến chiếc xe khác với co thể sống: không sinh trưởng, khơng sinh sản.
D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên có thể hướng dẫn các em liên hệ với những loài thực vật và động vật xung quanh
mình, vai trị của những loài này trong tự nhiên và với con người, khuyến khích các con về nhà
tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và những gì có thể quan sát được trong cuộc sống hằng
ngày. Có thể thiết kế lại phiếu học tập như sau:
TT

Tên lồi

Vai trị trong tự nhiên

Vai trò với đời sống con người

1

Con giun đất

Làm đất tơi xốp

Thức ăn cho gia cầm

2

Cây bàng

Điều hồ khí hậu

Tạo bóng mát


3
...

Chú ý: đơi khi vai trị trong tự nhiên và đời sống con người khó phân biệt rõ ràng do con
người cũng là 1 thành phần của thế giới tự nhiên.
Các em đọc thơng tin về vai trị của giới Thực vật và Động vật với tự nhiên và đời sống con
người, từ đó hình thành thái độ đúng đắn về việc bảo vệ các loài thực vật và động vật xung
quanh mình.
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI MỞ RỘNG

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà. Để trả lời được câu hỏi: Tại sao nói cơ thể là
một khối thống nhất toàn vẹn? Giáo viên hướng dẫn các em đọc thông tin, chỉ ra mối quan hệ
giữa các thành phần cấu tạo nên cơ thể để thể hiện được sự phụ thuộc lẫn nhau không thể tách
rời của các thành phần này. Nếu có bất kì sự thay đổi tại cơ quan nào trong cơ thể có thể ảnh
hưởng đến tồn bộ các cơ quan cịn lại...

107


Gợi ý trả lời câu hỏi
a) Hãy quan sát và tìm hiểu xung quanh nơi em sống có những cơ thể động vật và thực vật
nào? Liệt kê vào bảng phiếu học tập ở phần trên
Ví dụ minh hoạ cho các động vật sống ở:
– Mặt đất: thỏ, hổ...
– Trong lòng đất: giun...
– Trong nuớc: cá...
b) Con nguời thuộc động vật.
c) Nêu đặc điểm đặc trưng của cấp cơ thể: 7 đặc điểm...
– Phân biệt cấp cơ thể với cấp tế bào: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể.

d) Hình chuột: A– dinh dưỡng; B–Bài tiết; C– Sinh sản; D– sinh trưởng.

108


Chủ đề 6. CÂY XANH
(19 tiết)
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Về kiến thức
– Phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh về hình thái và chức năng. Nêu được
ví dụ về biến dạng của cơ quan sinh dưỡng và ý nghĩa của các biến dạng đó.
– Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mô tả đặc điểm hình thái các
cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.
– Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây
trồng trong gia đình nói riêng và trong mơi trường sống nói chung.
– Nêu được “quang hợp là gì?”, “hơ hấp là gì?” kể tên được các ngun liệu và sản phẩm
của quang hợp, của hô hấp; vẽ và mô tả được sơ đồ tổng quát của quang hợp, nêu được vai trị
của quang hợp, hơ hấp ở thực vật.
– Giải thích được một số hiện tượng thực tế. Giải thích được một số hiện tượng thực tế như
vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng, trồng cây làm khơng khí trong lành, vì sao nên thả
thêm rong vào bể nuôi cá cảnh...
– Phân biệt được các bộ phận của hoa; Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
– Phân biệt được quả khơ và quả thịt. Chỉ và gọi tên được các bộ phận của hạt
– Liệt kê được các cách phát tán của quả, hạt và đặc điểm thích nghi của chúng.
– Nêu được vai trị của cây xanh đối với mơi trường, động vật và con người.
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ cây xanh.
– Giải thích được vì sao cần phải trồng cây gây rừng.
b) Về kĩ năng
Hình thành được kĩ năng quan sát, xác định và mô tả được đặc điểm hình thái các cơ quan

sinh sản của cây xanh.
– Hình thành kĩ năng thí nghiệm, kĩ năng quan sát và ghi chép được các hiện tượng thí
nghiệm phát hiện tinh bột – sản phẩm của quang hợp; thí nghiệm phát hiện khí cacbonic là sản
phẩm của q trình hơ hấp.
– Vẽ và chú thích được sơ đồ cấu tạo của một bơng hoa.
– Hình thành kĩ năng báo cáo kết quả.

109


c) Về thái độ
– Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức. Say mê, yêu thích hơn các hoạt động học
tập, nghiên cứu, tìm tịi...
– Nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương. Vận dụng được những kiến
thức về cơ quan sinh sản của cây để chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia đình nói riêng và
trong mơi trường sống nói chung.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Các năng lực (KT – KN – TĐ)
Kiến thức

Kĩ năng

o Hiện tượng khoa học, sự kiện,
khái niệm về cây xanh.
ƒ Khoa học từ vựng, thuật ngữ:
quang hợp, hơ hấp, thốt hơi
nước...
ƒ Dụng cụ khoa học và thiết bị
bao gồm các kĩ thuật và các khía
cạnh về an tồn: thí nghiệm

quang hợp, hơ hấp, thốt hơi
nước....
• Ứng dụng khoa học cơng
nghệ

• Đặt ra câu hỏi
• Xây dựng giả thuyết
• Xác định vấn đề
• Tạo khả năng
• Dự đốn; • Quan sát
• Sử dụng bộ máy và thiết bị
• So sánh; • Phân loại
• Suy luận; • Phân tích
• Đánh giá; • Xác minh
• Giao tiếp
• Giải quyết vấn đề sáng tạo
• Kế hoạch điều tra
• Đưa ra quyết định

Thái độ
• Tị mị
• Sáng tạo
• Tính khách quan
• Cởi mở
• Kiên trì
• Trách nhiệm

II. Nội dung chính của chủ đề
Chủ đề gồm các nội dung chính sau:
Bài 11. Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh

Bài 12. Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh
Bài 13. Quang hợp ở cây xanh
Bài 14. Hô hấp ở cây xanh
Bài 15. Cơ quan sinh sản của cây xanh
Bài 16. Sự sinh sản ở cây xanh
Bài 17. Vai trò của cây xanh
III. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề
Chủ đề này có 07 bài giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức đã được học để
hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học. Chủ đề

110


“Cây xanh” là một chủ đề khó đối với học sinh lớp 6, vì vậy các kiến thức học sinh thu được
thường thông qua quan sát mẫu vật, tranh ảnh, thí nghiệm hoặc học sinh tự tiến hành thí nghiệm,
thơng qua thí nghiệm để hình thành kiến thức mới. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các
tranh ảnh, mẫu vật trước khi lên lớp và các bài thí nghiệm giáo viên cũng cần phải thử nghiệm
trước, và tuỳ theo điều kiện của từng trường, giáo viên có thể cải biến các thí nghiệm phù hợp
với điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm thực vật ở địa phương. Đối với trình độ của học sinh
lớp 6, giáo viên không cần thiết phải dạy sâu về các quá trình xảy ra trong cơ thể thực vật mà chỉ
dừng lại ở việc quan sát và hình dung ra các hiện tượng xảy ra trong các q trình đó.
Trong các bài của chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng đề xuất giả
thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết
luận vấn đề. Các kĩ năng nghiên cứu khoa học được thể hiện thơng qua các thí nghiệm và quan
sát tranh hình, thu thập và phân tích mẫu vật, giáo viên cũng cần phải quan tâm hình thành và
phát triển cho học sinh.
Đối với các kĩ năng vẽ hình, giáo viên cần chú ý đến việc vẽ đúng, có tính logic, cịn nếu học
sinh vẽ đẹp có thể được cộng điểm thưởng.
Trong tổ chức học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý đến yếu tố an tồn và vệ sinh
phịng học/phịng thí nghiệm.

IV. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề

Bài 11. CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA CÂY XANH
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học bài này, học sinh có thể:
– Phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh về hình thái và chức năng
– Nêu được ví dụ về biến dạng của cơ quan sinh dưỡng và ý nghĩa của các biến dạng đó.
– Rèn luyện được kĩ năng quan sát thông qua việc xác định và mơ tả đặc điểm hình thái các
cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.
– Vận dụng được những kiến thức về cơ quan sinh dưỡng của cây để chăm sóc và bảo vệ cây
trồng trong gia đình nói riêng và trong mơi trường sống nói chung.
2. Tổ chức hoạt động học
a) Hướng dẫn chung
Kiến thức chủ yếu của mạch kiến thức này ở lớp 6 chủ yếu là sự khái quát đặc điểm hình thái
của cơ quan sinh dưỡng của cây xanh và chức năng của chúng.
Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được học về đặc điểm của rễ, thân, lá và chức năng của
chúng. Vì vậy, giáo viên cần khai thác và kế thừa những kiến thức học sinh đã được học để
hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động xây dựng kiến thức mới của bài học, ví dụ một hoạt

111


động ở bài 9 – “Thi kể tên các bộ phận của cây xanh”. Hoạt động này, yêu cầu học sinh phải sử
dụng kiến thức các em đã được học ở tiểu học.
Đối với trình độ của học sinh lớp 6, giáo viên không cần thiết phải dạy sâu về cấu tạo giải
phẫu của các cơ quan mà chỉ dừng lại ở việc quan sát các đặc điểm hình thái, sự đa dạng của
chúng trong các môi trường sống khác nhau.
Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tăng cường tổ chức cho học sinh học ngoài thiên nhiên
(sân trường, vườn trường, các khu rừng hoặc các khu du lịch sinh thái có ở địa phương...).
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ở ngoài thiên nhiên trước rồi trở về lớp hoặc

ngược lại cho các em học tập dựa trên cơ sở quan sát các hình vẽ, tranh ảnh trong Hướng dẫn
học Khoa học Tự nhiên 6 – Tập 1 trước rồi ra thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên. Cách tổ
chức học tập này phù hợp với nhiều nội dung kiến thức trong chủ đề, ví dụ, khi dạy nội dung
kiến thức các loại thân, các bộ phận của lá.
Trong khi dạy chủ đề, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh
hình, thu thập và phân tích mẫu vật.
Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm các loại cây mang đến lớp. Tuỳ theo địa phương, mùa
vụ mà yêu cầu học sinh lấy mẫu, không nhất thiết phải có những cây như SGK đã nêu. Nhưng
vật mẫu phải đạt được yêu cầu của SGK, ví dụ như phần “các loại thân” cần có đủ mẫu: cây thân
gỗ, thân cột, thân cỏ, cây thân leo, cây thân bò.
Trong q trình sưu tầm vật mẫu, để bảo vệ mơi trường giáo viên cần hướng dẫn học sinh
chuẩn bị các mẫu vật bằng cách trồng cây trong vườn trường, chậu cảnh, trồng cây gieo hạt ở
nhà rồi mang đến lớp. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm tranh ảnh về thực vật qua
sách, báo. Đặc biệt, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm bộ sưu tầm thực vật bằng cách ép
các lá cây... để tạo ra mẫu ép khơ.
* Nội dung chính của bài
Rễ cây: các loại rễ, chức năng của rễ
Thân cây: Các bộ phận của thân, các loại thân, chức năng của thân
Lá cây: Các bộ phận của lá, các loại lá cây
Các biến dạng của rễ, thân, lá cây
b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Một số điểm cần lưu ý:
Học sinh cả lớp tham gia trò chơi. Chú ý nên chọn bạn lớp trưởng làm quản trò và một bạn
có nét chữ to, dễ đọc làm thư kí đứng lên bục giảng để ghi lại câu trả lời của các đội lên bảng.
Khi trò chơi kết thúc, trên bảng là các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt Ỉ
học sinh phải gọi tên được các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng của cây: rễ, thân, lá.

112



B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Rễ cây
Các loại rễ
– Việc chọn mẫu vật tuỳ thuộc vào vùng miền. Nếu khơng có mẫu vật có thể dùng hình ảnh
thay thế mẫu vật.
– Với những mẫu vật như đã nêu trong sách hướng dẫn học. Học sinh có thể phân chia các
mẫu cây thành 2 nhóm theo đặc điểm của rễ: Ví dụ: 1 nhóm bao gồm: thì là, rau cải, rau rền
(nhóm có rễ cọc); nhóm cịn lại bao gồm: hành, tỏi tây (nhóm có rễ chùm).
Chức năng của rễ
– Để học sinh có thể quan sát rõ lơng hút, giáo viên có thể gieo hạt ngơ (hoặc hạt đỗ đen, đỗ
xanh...) trên đất cát ẩm hoặc bông ẩm trước 1 tuần.
– Đáp án hoạt động điền vào chỗ trống:
Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khống hồ tan.
Rễ cây có lông hút. Chức năng của lông hút là hút nước và chất khống hồ tan.
2. Thân cây
Các bộ phận của thân:
– Giáo viên nên chọn mẫu vật có dạng điển hình giống hình 11.4 (mẫu vật có thể lựa chọn
tuỳ vùng miền).
– Các chú thích hình 11.3 là: 1.Chồi ngọn; 2.Chồi nách; 3. Thân chính; 4. Cành
– Hoạt động vẽ sơ đồ thể hiện các bộ phận của thân cây: Để học sinh có thể thực hiện tốt
được hoạt động này, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bút màu để vẽ và chú thích hình.
– Gợi ý đáp án câu hỏi thảo luận
Điểm giống nhau giữa thân và cành: Đều gồm những bộ phận giống nhau nên cành còn được
gọi là thân phụ.
Phân biệt chồi nách và chồi ngọn: Đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn. Dọc thân và cành
có lá, ở kẽ lá là chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành còn thân do chồi ngọn phát
triển thành.

Các loại thân
– Ở hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm học sinh học ở ngồi thiên nhiên,
ví dụ cho học sinh đi quanh sân trường và yêu cầu các em nhận biết tên cây và dạng thân của
chúng. Hết thời gian cho phép, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu của
nhóm mình.

113


– Để tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng dẫn của sách hướng dẫn học, giáo viên
chuẩn bị 5 thẻ nhớ trước khi đến lớp cho mỗi nhóm với nội dung của 5 thẻ như sau:
Thân gỗ: Cứng, cao, có cành
Thân cột: Cứng, cao, khơng cành
Thân cỏ: mềm, yếu, thấp
Thân leo: Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn
Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất
– Gợi ý đáp án PHIẾU HỌC TẬP:

PHIẾU HỌC TẬP
1. Tìm các từ ngữ phù hợp về các loại thân, đặc điểm của chúng được ghi trong các thẻ nhớ
để điển vào chỗ trống trong bảng theo mẫu dưới đây:
Ví dụ: (1) – Thân gỗ
Các loại thân

Đặc điểm

(1) Thân gỗ

Cứng, cao, có cành


Thân cột

(2) Cứng, cao, khơng cành

(3) Thân cỏ

Mềm, yếu, thấp

Thân đứng

(4) Thân leo

Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn

(5) Thân bò

(6) mềm yếu, bò lan sát đất

2. Điền vào chỗ chấm
Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm 3 loại: Thân đứng (thân gỗ, thân cột,
thân cỏ), thân leo (thân cuốn, tua cuốn) và thân bò.
– Đáp án hoạt động điền vào chỗ trống trong bảng khi quan sát H. 11.4 sách hướng dẫn học
– Cây đa: Thân gỗ

Cây rau má: Thân bò

– Cây dừa: thân cột

Cây đậu Hà Lan: Thân leo nhờ tua cuốn


– Một loại cây bìm bìm:Thân leo nhờ thân cuốn

Cây cỏ mần trầu: Thân cỏ

– Cây đậu: Thân leo nhờ thân cuốn

114


Chức năng của thân
– Đáp án hoạt động điền vào chỗ chấm:
– Thân là một cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và
nâng đỡ tán lá.
3. Lá cây
Các bộ phận của lá cây:
– Để tìm hiểu lá cây bao gồm những bộ phận nào, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi: Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? Câu trả lời của câu hỏi này như sau:
Chức năng quan trọng nhất của lá là quang hợp
Ỉ Học sinh phải nêu được các bộ phận của lá thơng qua hoạt động chú thích vào hình 11.5:
1. Cuống lá; 2. Gân lá; 3. Phiến lá
– Hoạt động hoàn thành bảng trong phiếu học tập: giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm
cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
– Hoạt động trả lời câu hỏi diễn ra sau hoạt động hồn thành bảng trong phiếu học tập vì học
sinh phải dựa vào những thông tin trong bảng vừa hoàn thành để trả lời câu hỏi, sau đây là gợi ý
trả lời câu hỏi:
Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt của
phiến lá lớn hơn so với phần cuống.
Những điểm giống nhau của phiến các loại lá: dạng bản dẹt, màu lục, là phần to nhất của lá.
Những đặc điểm đó giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ
nuôi cây.

Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung.
Các loại lá cây
– Ở hoạt động này, giáo viên nên cho học sinh quan sát lá cây trong hình 11.8 kết hợp với
quan sát mẫu vật thật sẵn có ở địa phương để hồn thành bảng bằng cách dán các thẻ chữ vào
bảng. Sau đây là đáp án đúng
Đặc điểm

Lá mồng tơi (Lá đơn)

Lá hoa hồng (Lá kép)

Sự phân nhánh của cuống

Cuống không phân nhánh. Cuống chính phân nhánh
Mỗi cuống chỉ mang một thành nhiều cuống con
phiến,

Lá chét

Khơng có lá chét

Mỗi cuống con mang 1
phiến gọi là lá chét

115


Khi lá rụng

Khi rụng thì cả cuống và Thường lá chét rụng trước,

phiến cùng rụng một lúc
cuống chính rụng sau

Vị trí của chồi nách

Chồi nách nằm ở phía Chồi nách chỉ có ở phía
trên cuống chính, khơng có
trên cuống
ở cuống con

Chú ý: Để khơng khí lớp học sơi nổi hơn, giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo cách sau:
+ Chia lớp thành 2 đội chơi
+ Mỗi đội có 5 phút để hoàn thành bảng
+ Đội thắng cuộc sẽ là đội hoàn thành bảng trước và điền đúng nhiều ô trống trong bảng nhất
– Kết thúc hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm học sinh học ở ngồi thiên
nhiên, ví dụ cho học sinh đi quanh sân trường và yêu cầu các em nhận biết tên các cây, dạng lá
của chúng. Hết thời gian cho phép, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu của
nhóm mình.
4. Các biến dạng của rễ, thân, lá cây
Mạch kiến thức của hoạt động này là đầu tiên học sinh phải nắm được dấu hiệu nhận biết bộ
phận nào đó là rễ, là thân hay lá bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:
1. Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là rễ cây là gì?
2. Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là thân cây là gì?
3. Đặc điểm hình thái thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là lá cây là gì?
Sau đây là đáp án của các câu hỏi trên:
(1) không phân đốt, có thể mang chồi
(2) mang lá, chồi, có thể phân đốt
(3) mọc ra từ thân và ở dưới chồi, có thể là phần kéo dài của phiến lá, gân lá, có thể tách ra
khỏi thân tương đối dễ dàng
– Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật và cho biết củ khoai lang, củ khoai

tây, gai cây xương rồng thuộc bộ phận nào của cây? Giải thích.
Mục đích của hoạt động này là dựa vào kết quả của các câu trả lời của các câu hỏi nêu trên,
học sinh phải nhận ra của khoai lang, củ su hào, gai xương rồng thuộc bộ phận nào của cây. Sau
đây là gợi ý các câu trả lời:
+ Củ khoai lang thuộc rễ cây vì khơng phân đốt, có rễ con mọc ra từ củ.
+ Củ su hào thuộc thân cây vì mang lá, chồi.
+ Gai xương rồng là do lá cây biến đổi thành vì mọc ra từ thân và ở dưới chồi.
– Tiếp theo là hoạt động quan sát hình 11.9 và hồn thành phiếu học tập. Hoạt động này một
lần nữa yêu cầu học sinh vận dụng những dấu hiệu nhận biết các bộ phận của thân để nhận biết
các dạng biến dạng của rễ, thân, lá. Sau đây là gợi ý đáp án của phiếu học tập.

116


Bảng 1: Một số loại rễ biến dạng
STT

Tên vật mẫu

Đặc điểm hình thái
của rễ biến dạng

Chức năng
đối với cây

Tên rễ biến dạng
(rễ củ, rễ móc, rễ thở,
giác mút)

1


Cây sắn

Rễ phình to

Dự trữ

Rễ củ

2

Cây trầu
không

Rễ phụ mọc từ thân và
cành trên mặt đất, móc
vào trụ bám

Giúp cây leo lên

Rễ móc

3

Cây tầm gửi

Rễ biến đổi thành giác
mút đâm vào thân hoặc
cành của cây khác


Lấy thức ăn từ
cây chủ

Giác mút

4

Cây bụt mọc

Sống trong điều kiện
thiếu khơng khí

Lấy oxi cung cấp
cho các phần rễ
dưới đất

Rễ thở

Rễ mọc ngược lên trên
mặt đất

Bảng 2: Một số loại thân biến dạng
STT

Tên vật mẫu

Đặc điểm hình thái
của thân biến dạng

Chức năng

đối với cây

Tên thân biến dạng
(thân củ, thân rễ,
thân mọng nước)

1

Củ su hào

Thân củ nằm trên mặt
đất

Dự trữ chất dinh
dưỡng

Thân củ

2

Củ khoai tây

Thân củ nằm dưới mặt
đất

Dự trữ chất dinh
dưỡng

Thân củ


3

Củ gừng

Thân rễ nằm trong đất

Dự trữ chất dinh
dưỡng

Thân rễ

4

Củ dong ta
(hoàng tinh)

Thân rễ nằm trong đất

Dự trữ chất dinh
dưỡng

Thân rễ

5

Xương rồng

Thân mọng nước, mọc
trên mặt đất


Dự trữ nước.
Quang hợp

Thân mọng nước

117


Bảng 3: Một số loại lá biến dạng
STT

Tên vật
mẫu

Đặc điểm hình thái

1.

Xương rồng

Lá có dạng gai nhọn

Làm giảm sự
thốt hơi nước

Lá biến thành gai

2.

Cành đậu Hà

lan

Lá ngọn có dạng tua
cuốn

Giúp cây leo lên
cao

Tua cuốn

3.

Cành mây

Lá ngọn có dạng tay có
móc

Giúp cây bám leo
lên cao

Tay móc

4.

Củ dong ta

Lá phủ trên thân, rễ, có
dạng vảy mỏng, màu
nâu nhạt


Che chở, bảo vệ
cho chồi của thân
rễ

Lá vảy

5.

Cù hành

Bẹ lá phình to thành
vảy dày, màu trắng

Chứa chất dự trữ
cho cây

Lá dự trữ

6.

Cây bèo đất

Trên lá có rất nhiều
lơng tuyến tiết chất
dính thu hút và có thể
tiêu hoá con mồi

Bắt và tiêu hoá
ruồi


Lá bắt mồi

7.

Cây nắp ấm

Gân lá phát triển thành
cái bình có nắp đậy,
thành bình có tuyến tiết
chất dịch thu hút và
tiêu hố được sâu bọ

Bắt và tiêu hố
sâu bọ chui vào
bình

Lá bắt mồi

của lá biến dạng

Chức năng đối
với cây

Tên lá biến dạng
(lá vảy, dự trữ, bắt mồi, lá
biến thành gai, tua cuốn,
tay móc)

5. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
– Học sinh học cá nhân, giáo viên có thể hỗ trợ học sinh yếu kém đọc và hiểu nội dung

đoạn văn.
– Học sinh trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả với bạn, báo cáo kết quả với giáo viên. Ở hoạt
động này, học sinh dễ dàng trả lời được các câu hỏi bởi nội dung của câu trả lời chứa trong phần
thông tin học sinh vừa đọc.
– Chú ý: giáo viên nên khuyến khích học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em, không nhất
thiết phải đúng nguyên như trong đoạn văn.

118


C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Lần lượt em hỏi bạn và nghe bạn trả lời câu hỏi:
Ở hoạt động này, học sinh hoạt động theo cặp. Hoạt động này giúp học sinh:
+ phân biệt được các cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.
+ chứng minh được cây xanh là một thể thống nhất.
2. Giới thiệu với bạn về một số cây em vẽ hoặc sưu tầm được
Hoạt động này tiếp nối và phát triển hoạt động cơ bản. Hoạt động này giúp học sinh hệ thống
hoá kiến thức về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây xanh và tạo cơ hội để học sinh liên hệ
kiến thức đã học vào thực tiễn. Không những thế thông qua hoạt động này cịn giúp học sinh rèn
ngơn ngữ nói. Điều này là rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
3. Trò chơi: Đố bạn
Học sinh cả lớp tham gia chơi trò chơi (xem sách hướng dẫn học). Chú ý nên chọn bạn lớp
trưởng làm quản trò và một bạn có nét chữ to, dễ đọc làm thư kí ghi lại số câu trả lời đúng của
mỗi đội. Đội thắng sẽ là đội trả lời được nhiều câu đố nhất.
D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

– Học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn trong sách hướng dẫn học.
– Khuyến khích học sinh về nhà thực hiện tất cả các hoạt động, sau khoảng 1– 2 tuần sau
đến báo cáo với giáo viên.

E – HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI MỞ RỘNG

1. Hãy tìm hiểu trong thư viện (thư viện lớp học hoặc thư viện nhà trường)
– Học sinh có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ơng/bà, anh/chị, hoặc
người lớn
– Giáo viên cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động ứng dụng của học sinh
2. Hãy viết một đoạn văn mô tả một cây bất kì mà em biết
Hoạt động này khơng chỉ giúp học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tiễn mà cịn giúp các
em rèn luyện ngơn ngữ viết. Giáo viên nên khuyến khích các em viết các loại cây khác nhau sau
đó trao đổi bài viết cho nhau. Hoạt động này còn giúp học sinh nhận ra sự đa dạng phong phú
của thực vật.

Bài 12. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở CÂY XANH
1. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
– Nêu được vai trị của nước và muối khống đối với cây xanh.
– Vẽ và mô tả được con đường trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở cây xanh.
– Thực hiện được các bước thí nghiệm chứng minh cây cần nước muối khống và thí nghiệm
chứng minh cây có sự thoát hơi nước.

119


– Ứng dụng được kiến thức về trao đổi nước và dinh dưỡng khống trong việc chăm sóc cây
trồng trong gia đình.
2. Hướng dẫn chung
a) Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video thể hiện vai trị của nước và các ngun tố khống trong
cây, ví dụ: tranh về cây bón đầy đủ nước và thiếu nước; tranh về cây bón đủ đạm và thiếu đạm...
Chuẩn bị tranh ảnh/video về con đường đi của nước từ ngồi mơi trường vào trong cây,

lên đến lá cây.
Chuẩn bị một số thí nghiệm chứng minh vai trị của nước và các ngun tố khống như Na, K...
b) Thơng tin bổ sung
Vai trò của nước đối với cây trồng
– Nước là thành phần cơ bản của tế bào ở cây. Nước chiếm 70–90% khối lượng chất tươi,
quy định cấu trúc, các tính chất lí hố và chiều hướng trao đổi chất.
– Nước là nhân tố đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể và với môi trường:
– Là dung mơi hồ tan các chất vơ cơ và hữu cơ
– Là môi trường của các phản ứng sinh hoá
– Là nguyên liệu tổng hợp nên chất hữu cơ trong quang hợp, nguyên liệu của hô hấp và các
phản ứng trao đổi chất.
– Là nhân tố điều hoà nhiệt độ của cây.
– Là phân tử lưỡng cực có ion trao đổi với các chất khống, duy trì pH của tế bào.
– Đảm bảo và duy trì hình dạng tế bào do có sức trương nước. Sự phân bố của cây cối phản
ánh sự hiện diện và nhu cầu cần nước: cây thuỷ sinh sống ngập trong nước, cây hạn sinh sống
nơi ít nước, đa số cây là trung bình.
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động khởi động này nhằm giúp cho học sinh thấy được vai trị của nước và muối
khống như là “thức ăn, nước uống” của cây.
Hoạt động khởi động 2, giáo viên huy động những hiểu biết của người học về con đường đi
của nước từ ngồi mơi trường vào trong cây, theo hướng: nước từ đất vào rễ lên thân rồi lên lá và
thốt ra ngồi. Một phần nước được giữ lại trong cây cho các hoạt động sống của cây.
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Tìm hiểu vai trị của nước và muối khống đối với cây xanh
a) Hãy nghiên cứu hai thí nghiệm sau đây
Mục đích của 2 thí nghiệm giúp hình thành ở học sinh kĩ năng hình thành giả thuyết, thiết kế
thí nghiệm và phân tích dữ liệu thơng qua thí nghiệm.


120


b) Hãy thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Thí nghiệm của bạn Minh nhằm mục đích tìm hiểu vai trị của nước đối với cây xanh (có thể
phát biểu thành giả thuyết là: nước có vai trị quan trọng đối với cây xanh).
Thí nghiệm của bạn Tuấn nhằm mục đích tìm hiểu vai trị của phân đạm đối với cây xanh
(giả thuyết là: phân đạm có vai trị quan trọng đối với cây xanh).
c) Phân tích kết quả thí nghiệm
Kết luận thí nghiệm của Minh: Cây cần nước để sống, sinh trưởng và phát triển
Kết luận thí nghiệm của Tuấn: Cây cần đạm để sinh trưởng
d) Quan sát bảng và nhận xét
Bảng trên cho thấy:
Các loài cây khác nhau thì lượng nước trong cây khác nhau. Cũng là các bộ phận như nhau
(ví dụ: lá) nhưng ở các lồi cây khác nhau lượng nước trong các bộ phận đó khác nhau.
Các bộ phận khác nhau trong cây chứa lượng nước khác nhau.
Nước trong các hạt khô chiếm tỉ lệ thấp nhất (12–14%), tiếp đến là nước trong thân cây gỗ
(40–50%), còn trong các bộ phận khác của cây như lá, củ, quả lượng nước chiếm tỉ lệ cao hơn,
có khi lên đến 95%.
đ) Bài tập
Hãy khoanh vào Đúng hay Sai trong các nhận định sau:
Nhận định

Đúng hay Sai

Cơ thể thực vật chủ yếu là nước.

Đúng


Một số cây cần nhiều nước và muối khống cịn một số thì cần ít.

Đúng

Tất cả các giai đoạn của cây đều cần nước như nhau

Sai

2. Tìm hiểu con đường lấy nước và muối khống của cây xanh
a) Vẽ hình con đường lấy nước và muối khoáng của cây
Học sinh vẽ sơ đồ con đường về con đường lấy nước và muối khoáng của cây xanh:
Nước và muối khống từ mơi trường ngồi là đất → rễ → thân →lá.
b) Hãy làm các thí nghiệm dựa theo các mơ tả dưới đây
Học sinh làm thí nghiệm như trong sách hướng dẫn. Giáo viên quan sát và hướng dẫn các em
khi các em lúng túng. Lưu ý thí nghiệm 1 và 2 cắt cây và cành hoa đúng vị trí, vì nếu cắt khơng
đúng so với yêu cầu sẽ phải đợi lâu mới có kết quả. Thí nghiệm 3 nên sử dụng cây hơi lớn một

121


chút, vì nếu cây quá bé sẽ lâu thấy quá trình thốt hơi nước. Mặt khác, nếu thời tiết lạnh sẽ lâu
nhìn thấy kết quả hơn là thời tiết nắng ấm.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cẩn thận và ghi chép lại những hiện tượng xảy ra theo
thời gian. Sau đó thảo luận nhóm và giải thích kết quả.
Thí nghiệm 1: Hiện tượng ứ giọt khi cây bị cắt ngang
Thí nghiệm 2: Hiện tượng hoa hồng trắng đổi màu do nước trong bình có màu đỏ
Thí nghiệm 3: Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu
c) Giải thích kết quả các thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm 1: khi cắt ngang thân cây và cây bị ứ giọt chứng tỏ nước từ ngồi mơi
trường đất đã được hút vào trong cây qua rễ cây.

Kết quả thí nghiệm 2: hoa hồng trắng cắm vào cốc nước có màu đỏ đã đổi màu cánh hoa là
do nước màu đỏ đã được hút từ trong cốc và dẫn lên qua cành hoa đến các cánh hoa.
Kết quả thí nghiệm 3: thí nghiệm này cho thấy phần lớn nước vào cây đã khơng ở lại trong
cây mà thốt ra ngồi qua lá.
Hãy nêu mục đích của mỗi thí nghiệm trên:
Mục đích thí nghiệm 1: thí nghiệm này muốn chứng tỏ rễ cây hút nước từ ngồi mơi trường
đất vào trong cây.
Mục đích thí nghiệm 2: thí nghiệm này muốn chứng minh thân cây dẫn nước.
Mục đích thí nghiệm 3: thí nghiệm này muốn chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.
– Hồn thành bảng sau để xác định vai trị của các bộ phận của cây xanh trong việc trao đổi
nước và dinh dưỡng khống
TT

Bộ phận của cây xanh

Vai trị

1

Rễ

Hấp thụ nước và muối khống từ mơi trường đất vào
trong cây.

2

Thân

3




Dẫn nước và muối khoáng từ rễ vào cây và lên lá cây.
Thốt hơi nước.

3. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và dinh dưỡng khống
Hãy thảo luận và thiết kế thí nghiệm chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và
dinh dưỡng khống.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn cây có lá mềm như cây cà chua, cây đậu xanh, cây cải.
Học sinh thiết kế thí nghiệm thay đổi nhiệt độ, cần thiết kế 2 chậu cây có nhiệt độ mơi trường
ngồi khác nhau. Gợi ý, có thể sử dụng bóng điện chiếu gần và chiếu xa (tuy nhiên, cần chấp
nhận nhiệt độ khác nhau kèm theo ánh sáng khác nhau, nhưng điều quan trọng học sinh biết cách
thay đổi yếu tố thí nghiệm)

122


Đọc các thông tin sau và trả lời các câu hỏi:
Hãy mơ tả con đường lấy nước và muối khống ở cây xanh?
Nước và muối khoáng trong đất được rễ cây hấp thụ nhờ lơng hút, sau đó chuyển qua vỏ tới
mạch gỗ và được vận chuyển lên thân cây rồi đến các bộ phận khác của cây.
Muốn cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt cần phải làm gì?
Cây cần nước và muối khoáng và các yếu tố khác như ánh sáng, khơng khí... vì vậy, muốn
cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây,
đặc biệt là nước và các ion khoáng.
Tại sao thoát hơi nước ở lá được gọi là “tai hoạ tất yếu” của cây xanh?
Giáo viên cần biết các kiến thức này, nhưng chỉ giải thích cho học sinh ở mức độ đơn giản.
Thốt hơi nước là “tai hoạ” vì nó làm mất đi một số lượng lớn nước ở cây xanh. Trong
1000g nước hấp thụ vào cây, qua khí khổng đã thốt đi 990g, còn lại 2g dùng để tạo thành chất
hữu cơ và 8g cho các q trình khác.

Thốt hơi nước là cần thiết vì có 4 vai trị quan trọng:
– Là động cơ tận cùng phía trên đảm bảo cho dịng nước đi lên.
– Thốt hơi nước đảm bảo cho sự hấp thụ khống, cho quang hợp và hơ hấp: sự thốt hơi
nước kéo dịng nước có chất khống hồ tan chuyển lên lá dùng cho quang hợp tạo chất hữu cơ,
sự thốt hơi nước cơ đặc chất hữu cơ ở lá. Khi thốt hơi nước, khí khổng mở tạo điều kiện cho
trao đổi khí oxi và cacbonic giúp cho quang hợp và hơ hấp xảy ra.
– Thốt hơi nước làm cây dịu mát.
– Thốt hơi nước có vai trị điều hồ khí hậu.
C – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Xem phim về con đường đi của nước từ môi trường đất vào rễ: giáo viên cần chuẩn bị video
hoặc nếu không có video có thể sử dụng tranh ảnh minh hoạ.
Xem phim về cây thiếu dinh dưỡng giáo viên có thể tự trồng cây trong các môi trường khác
nhau, chụp ảnh và quay phim để minh hoạ cho học sinh quan sát.
Đề xuất biện pháp kĩ thuật giúp cây lúa phát triển nhanh: ở bài này giáo viên chỉ cần nhấn
mạnh vai trò của nước, nêu các biện pháp kĩ thuật giúp cây lấy nước nhanh: ví dụ: cần cày xới
cho tơi đất trước khi cấy lúa; làm cỏ sục bùn; luôn giữ đủ nước cho cây....
D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Yêu cầu học sinh chọn một cây nào đó học sinh yêu thích để trồng, chụp ảnh, quay phim.
Hoặc nếu khơng có điều kiện trồng thì học sinh đọc trong các tài liệu về cây đó và viết thành
báo cáo.

123


E – HOẠT ĐỘNG TÌM TỊI MỞ RỘNG

Giáo viên u cầu học sinh nghiên cứu và viết báo cáo/ làm bài thuyết trình về nghề trồng
lúa ở nước ta.


Bài 13. QUANG HỢP Ở CÂY XANH
1. Mục tiêu bài học
a) Kiến thức, kĩ năng, thái độ
Sau khi học bài này, học sinh có thể:
– Nêu được “quang hợp là gì?”, kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp,
vẽ và mô tả được sơ đồ tổng quát của quang hợp, nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.
– Thực hiện được thí nghiệm phát hiện tinh bột – sản phẩm của quang hợp.
– Giải thích được một số hiện tượng thực tế như vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng,
trồng cây làm khơng khí trong lành, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh...
– Nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương.
– Say mê, yêu thích hơn các hoạt động học tập, nghiên cứu, tìm tịi...
b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
– Năng lực biểu đạt: nói, đọc, viết, lắng nghe
– Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng làm thí
nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề.
– Tư duy logic
– Năng lực chịu trách nhiệm với môi trường sống, làm việc nhóm.
2. Tổ chức hoạt động học
a) Hướng dẫn chung
– Tổ chức làm việc nhóm, cả lớp hoặc cá nhân cho học sinh
– Qua các hoạt động của học sinh như vẽ, làm thí nghiệm giúp nhớ lại, hình thành ý niệm về
nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp.
– Từ các hoạt động như làm thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm, đọc thông tin, trả lời
câu hỏi, điền sơ đồ, thảo luận... để củng cố, hoàn thiện khái niệm về quang hợp, vai trị của
quang hợp với sự sống, sau đó giúp học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới được hình
thành ở phần trên để giải quyết các câu hỏi, vấn đề đặt ra.
– Lập kế hoạch và triển khai công việc làm ở nhà nhằm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
giải quyết tình huống có liên quan đến quang hợp trong cuộc sống.


124


– Từ các nguồn thông tin khác nhau (thư viện, internet...), học sinh tìm hiểu thêm các tình
huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết ...
b) Hướng dẫn tổ chức hoạt động
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

– Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy vẽ, bút chì màu hoặc màu sáp cho tất cả các nhóm để chuẩn bị
cho hoạt động 1 của học sinh.
– Giáo viên chuẩn bị sẵn các khay thí nghiệm cho tất cả các nhóm để chuẩn bị cho hoạt động
2 của học sinh. Mỗi khay có: một củ khoai tây hoặc khoai lang, một lọ chứa dung dịch iốt có
cơng tơ hút, 1 dao nhỏ, 1 bản Hướng dẫn làm thí nghiệm in và ép plastic.
Hoạt động 1. Vẽ tranh màu thể hiện cây cần nước và ánh sáng
– Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư kí. Giáo viên u cầu
học sinh hoạt động theo nhóm dựa vào Hoạt động 1. Vẽ tranh màu thể hiện cây cần nước và ánh
sáng trong sách hướng dẫn học.
– Nhóm trưởng lên góc học tập của lớp lấy giấy vẽ, bút chì màu hoặc màu sáp để phát cho
các bạn trong nhóm.
– Học sinh vẽ 2 cây: được tưới nước đầy đủ và cây không được tưới nước và nhận xét sự
khác nhau giữa hai cây.
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận về 2 vấn đề:
+ Cây cần nước hay không?
+ Nếu cây đó, mặc dù được tưới nước đầy đủ nhưng bị để trong bóng tối lâu ngày thì cây đó
sẽ như thế nào?
– Thư kí ghi chép lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả làm việc của nhóm.
– Các nhóm thu lại tranh vẽ , nộp để giáo viên có thể đánh giá, nhận xét.
– Giáo viên điều khiển các nhóm báo cáo lại kết quả thảo luận của nhóm.
Hoạt động 2. Thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử iôt

– Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm dựa vào Hoạt động 2. Thí nghiệm phát
hiện tinh bột bằng thuốc thử iôt trong sách hướng dẫn học. Giáo viên nhắc nhở học sinh những
yêu cầu về an tồn thí nghiệm với dao, hố chất, về vệ sinh.
– Các nhóm trưởng lên lấy khay thí nghiệm về cho nhóm mình rồi đọc hướng dẫn làm thí
nghiệm cho cả nhóm và phân cơng thứ tự các bạn làm thí nghiệm. Đảm bảo cho tất cả học sinh
trong nhóm đều được làm thí nghiệm.
– Nội dung của hướng dẫn làm thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử iôt:

125


+ Cắt 1 lát khoai tây hoặc khoai lang dày khoảng 0,5 cm.
+ Nhỏ 1 giọt dung dịch iơt lỗng lên lát khoai.
+ Quan sát màu của lát khoai sau khi nhỏ iơt.
Trường hợp khơng có sẵn khoai, có thể dùng một ít cơm nguội hoặc ruột bánh mì.
– Học sinh trao đổi kết quả với các bạn khác trong nhóm và các nhóm khác.
– Thư kí của nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm của nhóm.
– Giáo viên điều khiển các Nhóm trưởng báo cáo lại kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận để
học sinh ghi lại vào vở: Khi nhỏ iơt vào tinh bột sẽ có màu xanh tím (xanh đen) nên người ta có
thể dùng iơt làm thuốc thử tinh bột.
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

– Giáo viên làm trước thí nghiệm “Cây cần ánh sáng để làm gì?” từ 3 ngày trước giờ học,
ngắt chiếc lá đã bịt băng giấy đen mang lên lớp để tiếp tục thí nghiệm biểu diễn hoặc sưu tầm
phim – thí nghiệm ảo đến lớp chiếu cho học sinh xem. Giáo viên và học sinh cũng có thể thiết kế
thí nghiệm khác, sử dụng các cây có lá mỏng như cây cúc sao, cây khoai lang, mướp...) với mục
đích tìm hiểu sự tạo tinh bột ở lá cây khi được chiếu sáng.
Hoạt động 1. Thí nghiệm: Cây cần ánh sáng để làm gì?
Nếu làm thí nghiệm thì tiến trình giờ học sẽ có thể như sau:
– Học sinh cả lớp đọc các bước làm thí nghiệm rồi theo dõi giáo viên thực hiện các thao tác

tiếp theo nhằm phát hiện ở phần nào của chiếc lá có tinh bột.
– Giáo viên làm tiếp các thao tác:
+ Gỡ bỏ băng giấy đen trên bề mặt lá
+ Cho lá đó vào cốc nhỏ đựng cồn 90o
+ Đặt cốc nhỏ đó vào cốc lớn đựng nước
+ Đặt cốc lớn đó lên kiềng rồi đun cách thuỷ bằng bếp đèn cồn cho đến khi lá mất màu xanh
(chất diệp lục ở lá bị tẩy hết)
+ Dùng kẹp gắp lá ra khỏi cốc nhỏ đựng cồn, nhúng lá vào cốc nước ấm để rửa sạch cồn.
+ Đặt lá vào trong đĩa petri, nhỏ vài giọt dung dịch iơt lỗng lên bề mặt lá
– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và điền chú thích màu sắc vào hình
vẽ trong sách học sinh. Phần được chiếu sáng có màu sẫm – xanh tím (hoặc nâu đen), phần
khơng được chiếu sáng có màu nhạt – nâu vàng (của iôt).
Hoạt động 2. Trả lời câu hỏi
+ Tại sao 2 phần của chiếc lá có màu khác nhau?
+ Qua thí nghiệm này em rút ra được kết luận gì?
Học sinh trả lời.

126


×