Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

bồi dưỡng HSG sử chương trình lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.16 KB, 56 trang )

TÀIPage
LIỆU
1 SINH GIỎI 8+9
ÔN TẬP CHO HỌC

I.VIỆT NAM 1858-1884
1.
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
+Địalí:Nằm trong khu vực ĐNA….
+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế
độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
* Kinh tế
+ Nông nghiệp sa sút mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách "bế môn tỏa cảng".
+ Quân sự lạc hậu,
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bùng nổ khắp nơi.
+ Đối ngoại: chính sách sai lầm: "Bế quan tỏa cảng” với phương Tây, "cấm đạo", đuổi
giáo sĩ. Nhưng lại thần phục mù quáng nhà Thanh,
2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đông bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)
- Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng con
đường buôn bán và truyền đạo.
- Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
BẢNG NIÊN BIỂU QUÁ TRÌNH PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM
Thời gian
Quá trình xâm lược của Pháp
Đấu tranh của nhân dân ta
1.9.1858Pháp đánh Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc
chiến tranh xâm lược.
2.1859Pháp đánh Gia Định.
2.1861Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông
Nam Kì.


5.6.1862Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước
Nhâm Tuất.
6.1867Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam
Kì.
20.11.1873Pháp đánh thành Hà Nội lần I.
15.3.1874Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước
GiápTuất.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông

Quân dân ta đánh trả quyết liệt.
Quân dân ta đánh chặn đich.
Quân triều đình chống đỡ không
nổi. Triều đình thoả hiệp kí hiệp
ước. Nhân dân độc lập kháng chiến.
Triều đình bất lực. Nhân dân NK
nổi lên khởi nghĩa khắp nơi.
Quân triều đình thất bại. Nhân dân
tiếp tục kháng chiến. Triều đình
Huế tiếp tục thoả hiệp.


25.4.1882Pháp đánh thành Hà Nội lầnPage
II.
18.8.1883Pháp đánh Huế.

2

25.8.1883Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước
Hác-măng.
6.6.1884Pháp buộc triều đình Huế ký Hiệp ước

Pa-tơ-nốt.

Triều đình Huế đầu hàng hoàn toàn.
Phong trào kháng chiến của nhân
dân vẫn tiếp tục.

Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX? Bước đầu quân
Pháp bị thất bại như thế nào? Tại sao kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của TD
Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại?
* Nguyên nhân TD Pháp xâm lược VN
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông
để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu để phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển
- Các nước phương tây đang trong giai đoạn phát triển từ CNTB lên CNĐQ
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
-lấy cớ cứu đạo Pháp tiến hành xâm lược VN
* Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại:
- Chiều 31- 8-1858, 3000 quân PHáp và TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của
Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
- Rạng sáng 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự
chỉ huy của Nguyễn Tri PHương đã anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu bị thất bại. Sau 5
tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đâỏ Sơn Trà.
* Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của TD Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại vì:
- Nhân dân kiên quyết đấu tranh
- Thái độ, hành động tích cực phối hợp của nhà Nguyễn với nhân dân
- Nguyễn Tri Phương thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến ngăn kg cho địch tiến sâu vào
đất liền.
Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. Nhận xét về tính
chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế.
1. Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862

- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
(Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
- Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba
Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. - Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước
đây. - Bồi thường cho pháp một khoản chiến
phí tương đương 288 vạn lạng bạc. Pháp sẽ
3 trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng
nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến…
2. Nhận xét về tính chất hiệp uớc và thái độ triều đình Huế.
- Với hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã cắt đất cầu hoà, đi ngược lại với ý chí
nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi dòng họ đặt lên trên quyền lợi của dân tộc.
- Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền độc lập của dân tộc, nhân
dân ta bất bình phản đối hành động bán nước của triều đình Huế.
Câu 4: Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng
từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
*Quá t rình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm
lược thể hiện rõ nét trong 4 bản hiệp ước mà triều đình đã ký với TD Pháp
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Nội dung: + Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam
Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. + Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba
Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. + Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do
truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. + Bồi thường cho pháp một khoản
chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc. Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình
chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến…
Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Triều đình chính thức thừa
nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan
trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
- Hiệp ước Hác – măng (25-8-1883) với những điều khoản chính sau:
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh
Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-NghệTĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất
cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì
thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an
và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp
nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Hiệp ước Pa – tơ –nốt ( 6-6-1884) có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa
đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan
phong kiến bù nhìn. Hiệp ước này đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà
Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong
kiến.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
- Thông qua bốn bản hiệp ước trên triều đình
Huế đã từng bước cắt từng phần lãnh thổ đến
toàn bộ lãnh thổ chủ quyền quốc gia cho 4
Pháp, Trách nhiệm để mất nước thuộc về triều
Nguyễn.
Câu 5: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất? Nội dung của hiệp ước Nhâm
Tuất phản ánh điều gì?
* Nội dung: Như trên
* Nội dung của hiệp ước thể hiện sự bất bình đẳng giữa thực dân Pháp đối với triều
Nguyễn với những điều khoản vô lý, vi phạm sâu sắc chủ quyền quốc gia. Nó thể hiện
hành vi xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp với nước ta và sự nhu nhược, hèn nhát của

triều Nguyễn.
Câu 6:Vì sao triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Hoàn cảnh ra đời
và nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước
Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc kí kết Hiệp ước này?
*Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862) vì:
- Nhà Nguyễn nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
- Nhà Nguyễn muốn rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa
ở Trung Kì và Bắc Kì.
- Nhà Nguyễn luôn có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc.
*Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà.
-Thừa thắng Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà
(18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
 Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.
*Nội dung: ( câu trên)
*Đánh giá:
- Đây là một hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam.- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà
Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.(Tính chất : hiệp ước bất bình đẳng xâm phạm nghiệm
trọng chủ quyền dân tộc thể hiện thái độ bạc nhược , hèn nhát của triếu đình nhà nguyễn )
Câu 7:Nhận xét vê nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ?
- Theo Hiệp ước 1874, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp. Pháp được tự do
buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
- Qua Hiệp ước, Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế ở Bắc Kì, qua đó, đặt cơ
sở cho việc xâm chiếm Bắc Kì lần hai.
- Với Hiệp ước 1874, chủ quyền ngoại giao của Việt Nam bị xâm phạm nguyên trọng, là
nguyên cớ cho Pháp lợi dụng đánh chiếm Bắc Kì lần hai.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông



Page
- Về lãnh thổ, chủ quyền triều Nguyễn bị thu
hẹp, quyền chiếm đóng của Pháp ở Nam Kì
lục tỉnh đã được thừa nhận
5
 Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân
chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng
Câu 8 : Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nhân dân ta
từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX? Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp của
nhân dân ta từ 1858- cuối thế kỉ XIX?
Niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến
đầu thế kỉ XX
ST Thời gian
Tên khởi nghĩa (phong trào)
T
1
1861
Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực
2
1863- 1864 Khởi nghĩa của Trương Định
3
1885- 1896 Phong trào Cần Vương
4
1885- 1896 Khởi nghĩa Hương Khê
5
1884- 1913 Khởi nghĩa Yên Thế
6
1905- 1909 Phong trào Đông Du
7
1907

Đông Kinh Nghĩa Thục
8
1908
Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở
Trung Kì
* Nhận xét phong trào chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX:
Phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi, quy mô rộng trong cả nước, thu hút đông đảo
nhân dân tham gia
Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh vũ trang
Các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát và đều bị dập tắt
Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp
Câu 9: Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858
đến 1884? Theo em phong trào chống Pháp của nhân ta trong thời kỳ này có thể chia
làm mấy giai đoạn? Tác dụng của phong trào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cuối
thế kỷ XIX như thế nào?
* Nhận xét: Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng
chống trả quyết liệt, phong trào ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Lúc đầu
chỉ ở Đà Nẵng sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc
Kỳ.
* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn:
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Pagetrào chống Pháp của nhân dân ta còn gắn bó
- Giai đoạn đầu từ năm 1858 đến 1862: Phong
với triều đình, nhân dân chiến đấu bên cạnh6triều đình
- Giai đoạn sau từ sau hiệp ước 1862 đến 1884: Phong trào chống Pháp của nhân dân ta đã
tách khỏi triều đình Huế. NHân dân chiến đấu tự lực ở khắp mọi nơi. Lúc này triều đình
ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta như giải tán nghĩa quân, điều động người
chỉ huy đi nơi xa, đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân…Mặc dù vậy phong trào yêu nước

chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.
* Tác dụng:
- Phong trào vừa chống TD Pháp xâm lược, vừa chống lại triều đình phong kiến đầu hàng.
Các cuộc đấu tranh đã buộc TD Pháp liên tục đối phó làm tiêu hao lực lượng của chúng và
làm cho chúng hoang mang, lo sợ, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân ta cuối thề kỷ XIX.
Câu 10:
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp
những bản hiệp ước nào? Nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó?
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn Ký những bản hiệp
ước trên
Trả lời:
a.
*Hoàn cảnh ra đời:
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- Ngày 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà.
-Thừa thắng Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà
(18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
 Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí Hoà ước Nhâm Tuất 5/6/1862.
*Nội dung: ( câu trên)
*Đánh giá:
- Đây là một hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền
lãnh thổ của Việt Nam.- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà
Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.(Tính chất : hiệp ước bất bình đẳng xâm phạm nghiệm
trọng chủ quyền dân tộc thể hiện thái độ bạc nhược , hèn nhát của triếu đình nhà nguyễn )
b.Hiếp ước Giáp Tuất (0,5 điểm)
-Hoàn cảnh: Sau trận Cầu Giấy 21-12-1873, triều đình ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
-Nội dung:
+Triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
+Triều đình muốn quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào phải cho Pháp biết và được

Pháp đồng ý.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
+Pháp sẽ rút hết quân đội khỏi Bắc Kỳ với
điều kiện triều đình buộc dân chúng ngừng
kháng chiến.
7
c.Hiệp ước Hác măng (0,5 điểm)
-Hoàn cảnh: Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến, chấp nhận
ký với Pháp Hiệp ước Hác măng 25-8-1883.
Nội dung:
+Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ.
+Cắt Bình Thuận sát nhập Nam Kỳ, Thanh –Nghệ -Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ.
+Triều đình cai quản Trung Kỳ nhưng mọi việc phải qua viên khâm sứ người Pháp.
+Công sứ Pháp thường xuyên kiểm tra công việc triều đình ở Bắc Kỳ.
+Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm.
+Triều đình rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
d.Hiệp ước Pa-tơ-nốt. (0,5 điểm)
-Hoàn cảnh: Sau khi dập tắt phong trào kháng chiến, buộc nhà Thanh rút khỏi Bắc Kỳ,
Pháp làm chủ tình thế, bắt triều đình ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6-6-1884.
-Nội dung:
+Nước Việt nam thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp.
+Trả lại Bình Thuận, Thanh – Nghệ - Tĩnh cho Trung Kỳ.
b. Thái độ của nhân dân…
- Nhân dân phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, quyết
“đánh cả Triều lẫn Tây”
- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực
dân Pháp

Câu 11: Tinh thần yêu nươc chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ được thể hiện như
thế nào?
- Ngay sau khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta phong trào kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta ở Nam Kỳ diễn ra sôi nổi mạnh mẽ ngay từ đầu
- Ở Đà Nẵng: Quân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, sau
gần 5 tháng xâm lược Td Pháo chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh nhanh
thắng nhanh của Pháp bước đầu bị thất bại
- Ở Gia Định: 2-1859 quân Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi
tan rã nhưng nhân dân vẫn tự động nổi lên chống Pháp gây ch Pháp nhiều khó khăn
- Tiêu biểu là k/n của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hi vọng ngày 10/12/1861 trên
sông Vàm Cỏ Đông. K/n của Trương Định đã làm cho địch thất điên bát đảo. K/n của
Trương Quyền phối hợp với nhân dân Cam – pu – chia chống Pháp ở Tây Ninh
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
- Sau khi TD Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam
Kỳ, nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ đã nêu ca quyết
tâm chống Pháp, họ nổi lên chống Pháp ở nhiều
8 nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập
ra như Đông Tháp Mười, Bến Tre, Tây Ninh, Vĩnh Long…
- Nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực,
Nguyễn Hữu Huân…
- Nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc như Nguyễn Hữu Huân trước khi
bị Pháp hành hình ông vẫn ung dung làm thơ, Nguyễn Trung Trực trước khi bị Pháp chém
đầu ông vẫn khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người
Nam đánh Tây”
- Có người dùng văn thơ để chiến đấu và lên án TD Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước
như Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Đình Chiểu..
Câu 12: Nguyên nhân nào Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam;*Pháp chọn Đà Nẵng

làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858 vì:
- Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Đà Nẵng là một hải cảng
sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại nằm trên đường thiên lý Bắc Nam.
- Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người theo đạo Thiên
Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm hậu thuẫn. Dụng ý của
Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng.Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam – Ngãi có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu “lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Câu 13: Bằng nhận thức lịch sử, em hãy chứng minh rằng "Pháp xâm lược Việt Nam
là điều không thể tránh khỏi và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
cuối thế kỉ XIX là vô cùng khó khăn"?
* Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
- Từ thế kỉ XVII, Pháp đưa giáo sĩ vào Việt Nam truyền đạo để thăm dò tình hình Việt
Nam.
- Thế kỉ XVIII, lợi dụng sự cầu cứu của Nguyễn Ánh, Pháp can thiệp sâu vào Việt Nam.
- Đầu thế kỉ XIX, Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
=> Việc Pháp xâm lược Việt Nam là một tất yếu không thể tránh khỏi.
* Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu, lạc hậu, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
- Đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn chủ
trương chủ trương xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền theo hệ tư tưởng Nho
Giáo đã lỗi thời, không phù hợp với lịch sử.
- Nhà Nguyễn mải lo bảo vệ quyền lực, không có những chính sách để phát triển đất nước
làm cho nhân tài, vật lực cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với
chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc,
nhiều cuộc đấu tranh chống phong kiến đã 9

diễn ra. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
=> Đất nước không có sức mạnh để chống lại kể phương Tây trong đó có Pháp, là những
nước đang có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.
Chứng minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi toàn dân đoàn kết 1 lòng thì kháng chiến
thắng lợi, khi khôi đoàn kết bị rạn nứt, kháng chiến bị thất bại
- Thắng: tiêu biểu 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thời nhà Trần. Nhà Trần
đã tổ chức được cuộc kháng chiến toàn dân.
- Thua: kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN do nội bộ vua tôi An Dương Vương có
mâu thuẫn.
- Kháng chiến chống Minh thời nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.
=> Báo hiệu trước một cuộc kháng chiến có nhiều khó khăn.
Câu 14: Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế
nào từ khi Pháp xâm lược nước ta năm 1858 đến 1884 ?
Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thể hiện:
- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp cùng triều đình chống giặc.
- Tại Gia Định: Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông.
Trương Định lãnh đạo cuộc khởi nghĩa làm cho địch thất điên bát đảo.
- Tại 6 tỉnh Nam Kỳ: Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây
Ninh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Rạch Giá, Hà Tiên.
Nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương
Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực...
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần I: Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên kháng
chiến, các toán nghĩa binh quấy rối địch, chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà... Tại các tỉnh
đồng bằng có căn cứ kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị...
Ngày 21/12/1873 phục kích Cầu Giấy giết chết Gác-ni-ê và nhiều sĩ quan binh lính Pháp.
- Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần II: Nhân dân Hà Nội tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa
ngăn giặc. Hàng ngàn người tụ tập đội ngũ tại đình Quảng Văn để đánh giặc. Tại các tỉnh
nhân dân đắp đập cắm kè làm hầm chông chống giặc... Ngày 19/5/1883 phục kích Cầu
Giấy giết chết Ri-vi-e và nhiều lính Pháp.
Câu 15: Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của

nhân dân ta từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn
Trung Trực : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”.
- Xuất xứ câu nói : khi Nguyễn Trung Trực bị giặc bắt và bị đưa ra chém ông đã khẳng
khái nói : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
- Ý nghĩa câu nói : khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
- Chứng minh :
1) Từ năm 1858 – 1884 : Trong quá trình10
xâm lược Việt Nam từ 1858 – 1884, thực dân
Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân ta đứng lên chống xâm
lược.
a. Một số quan lại Nhà Nguyễn yêu nước chống Pháp :
Ngay sau khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẳng, Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300 quân
tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường chống giặc Pháp.
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, người có mặt tại chiến trường Đà Nẵng, Gia Định, Hà Nội.
Tại Hà Nội, Người đã cùng con trai chiến đấu anh dũng bảo vệ thành và đã hy sinh, tuẩn
tiết theo thành.
Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu và thủ tiết theo thành khi thực dân
Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai.
Hoàng Kế Viêm đã 2 lần đem quân từ Tây Sơn xuống bao vây thành Hà Nội để mưu chiếm
lại thành, đã phối hợp với quân cờ đen phục kích giết 2 chỉ huy của giặc trong 2 lần thực
dân tấn công Hà Nội.
b. Phong trào tự động kháng Pháp của nhân dân :
+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân
dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó
khăn.

+ Mặt trận Gia Định : khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định các đội nghĩa binh ngày đêm
bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt, buộc Pháp phá huỷ và rút xuống tàu chiến.
+ Mặt trận Đông Nam Kì :
Khi Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long, các toán nghĩa quân đã chiến đấu rất
anh dũng, lập nên nhiều chiến công; Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy đốt cháy tàu Ét-pêrăng trên sông Nhật Tảo (1861)…
Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), bất chấp lệnh bãi binh của
triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao đặc biệt là khởi nghĩa Trương Định
(1862 – 1864) ở Định Tường…
Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch không
chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào “tị địa” của văn thân, sĩ phu  Vừa chống Pháp
vừa chống lại triều đình phong kiến đầu hàng.
+ Miền Tây Nam Kì : Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì :
Một số nhà nho yêu nước tìm đường ra Bình Thuận lập Đồng Châu xã do Nguyễn Thông
đứng đầu.
Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” rung cảm thiết tha.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị và những Page
bài thơ bút chiến nẩy lửa, vạch mặt phường bán
nước.
11
Đấu tranh như : Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh ở Bến Tre, Vĩnh
Long, Sa Đéc, Trà Vinh…trong hai năm 1867 – 1868; nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực
đánh chiếm đồn Rạch Giá – Kiên Giang (6/1868); khởi nghĩa của Võ Duy Dương ở Đồng
Tháp Mười (1865 – 1866), khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân ở Long Trì – Mĩ Tho (1875);
khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh (1878) đã phối hợp với người Khơme và người
Thượng.
+ Mặt trận Bắc kì : Khi Pháp tấn công ra Bắc Kỳ, thành Hà Nội thất thủ, triều Nguyễn đầu
hàng nhưng nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Bắc kì vẫn tiếp tục đấu tranh :

Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai .. (Nghệ An – Hà Tĩnh).
Nghĩa quân Cờ Đen đã hai lần lập chiến công giết chỉ huy giặc ở Ô Cầu Giấy : tổ chức
phục kích tại Cầu Giấy lần nhất giết chết Gác-ni-e (21/12/1873) và tổ chức phục kích tại
Cầu Giấy lần thứ hai giết chết Ri-vi-e (19/5/1882).
2) Từ năm 1885 – cuối thế kỷ XIX:
+ Phong trào Cần Vương:
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) do Đinh Gia Huế, từ năm 1885 là Nguyễn Thiện Thuật
lãnh đạo.
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886 – 1892) do Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước lãnh đạo.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
+ Phong trào nông dân :
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1883 – 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số như Thái, Mường,
Mông, Hoa,….
Câu1 6 :Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng
từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước thực dân Pháp
* Căn cứ vào nội dung các sự kiện để phân tích, làm rõ :
- Rạng sáng 1 – 9 – 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt
rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
- Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng
nhiều quyền lợi.
- Ngày 15-3-1874, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Hiệp ước
Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại
của Việt Nam.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page

- Ngày 25-8-1883, triều đình Huế chấp nhận
kí Hiệp ước Quý Mùi (Hác-măng), triều đình
Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp
12 ở Bắc Kì và Trung Kì, mọi việc giao thiệp
với nước ngoài đều do Pháp nắm.
- Ngày 6-6-1884, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Hiệp ước
Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một
quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
=> Quá trình đi từ các hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 là quá trình cắt từng bộ phận lãnh
thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn nước ta, các điều khoản, điều kiện
ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày một nghiêm trọng hơn.
Câu1 7 Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884) đã nhiều
lần quân triều đình bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch. Em hãy phân tích tình hình quân Pháp
trên triến trường Gia Định năm 1859-1862 và tình hình chiến trường sau trận Cầu
Giấy năm 1873 để thấy được điều đó.
* Chiến sự ở Gia Định:
- Ngày 17-2-1859 Pháp kéo quân vào Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
- Pháp gặp khó khăn tại chiến trường Trung Quốc nên phải rút quân chỉ để lại ở Gia Định
1000 quân ->Lực lượng Pháp mỏng
- Triều đình Huế không tổ chức huy động đánh đuổi quân Pháp ra khỏi nước ta mà chỉ lo
phòng thủ
- Sau khi ổn định chiến trường TQ, Pháp kéo quân vào Gia Định. Ngày 24-2-1861 Pháp
chiếm đại đồn Chí Hòa, thừa thắng chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
- Triều Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh
Miền Đông Nam Kì
-> Triều Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta tại chiến trường Gia
Định
* Tình hình sau trận Cầu Giấy:
- Sau trận Cầu Giấy, TD Pháp hoang mang dao động có ý định rút quân khỏi Bắc Kì
- ND phấn khởi sẵn sàng đứng lên đánh Pháp

- Triều Huế mu muội, lo sợ ảnh hưởng đến thương lượng nên đã kí hiệp ước Giáp Tuất.
Hiệp ước thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, mất một phần chủ quyền dân tộc
-> Việc làm của triều Huế đã tạo điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta.
Câu 18: - Khái quát về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
trải qua các thời kỳ lịch sử
- Giữa thế kỷ XIX CNTB phương tây đang phát triển mạnh và chuyển sang CNĐQ. Vì vậy
vấn đề thị trường và thuộc địa là một nhu cầu tất yếu ….Châu á là đối tượng nhòm ngó của
TB phương tây , Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


- Đầu thế kỷ XIX Nguyễn ánh lập lên nhà Page
Nguyễn nhưng không nhận được sự ủng hộ của
nhân dân vì đã lật đổ một triều đại tiến bộ…
13vì thế nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng
hoảng
- Nhà Nguyễn thi hành những chính sách phản động… mâu thuẫn giữa ND với nhà
Nguyễn ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra nhưng đều bị dập
tắt nhưnhg đã làm cho nhà Nguyễn suy yếu tạo cơ hội cho TB phương tây xâm lược.
- Năm1858 pháp và Tây ban nha xâm lược nước ta , nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp
cùng với quân đội triều đình nhưng nhà Nguyễn không kiên quyết mặc dù có thể đánh bại
Pháp vì lúc đó Pháp chưa đủ mạnh để xâm lược nước ta nên mới phảI liên kết với Tây Ban
Nha …Thái độ nhân nhượng dần đi tới thoả hiệp càng làm cho TD Pháp lấn tới buộc triều
đình phải ký những điều ước có lợi cho TD Pháp nhượng 3 tỉnh miền Đông rồi 3 tỉnh miền
tây. Mặc dù các cuộc đấu tranh đã liên tiếp nổ ra như của Trương Định, Nguyễn Trung
Trực, ….Chiến thắng ở Cầu Giấy lần 1 và lần 2 làm cho TDP lo sợ nhưng triều đình không
biết tận dụng cơ hội để phát động nhân dân kháng Pháp mà tiếp tục thoả hiệp…
- Phong trào đấu tranh của các nhà văn nhà thơ diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng không được
nhà Nguyễn ủng hộ mà còn ra sức ngăn cấm như Phạm Văn Nghị… Khước từ một loạt
các đề nghị cải cách duy tân của các sĩ phu tiến bộ Vì vậy năm 1883 và 1884 nhà Nguyễn

liên tiếp ký các hiệp ước Hác Măng và Patơ nốt chấp nhận sự có mặt của Pháp trên lãnh
thổ Việt Nam. Việc nướ ta rơi vào ta Pháp là trách nhiệm của nhà Nguyễn.
Tóm lại Pháp xâm lược nước ta lúc đầu nhà Nguyễn con có 1 vài hành động tích cực
nhưng rồi sau đó trượt dài trong sự nhân nhượng thoả hiệp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp
mình, quên đi quyền lợi của dân tộc, không cùng nhân dân chống Pháp, nên việc mất nước
là một điều tất yếu.
Câu 19* Khi thực dân Pháp xâm lược 6 tỉnh Nam Kì, triều đình nhà Nguyễn và nhân
dân có sự phản ứng khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện:
- Triều đình nhà Nguyễn sau một thời gian ngắn, chống đối yếu ớt, đã đi từ thoả hiệp này
đến thoả hiệp khác và cuối cùng đầu hàng thực dân Pháp.
+ Năm 1862 kí hoà ước cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.
+ Năm 1867 để mất 3 tỉnh miền Tây.
- Thái độ của nhân dân: Có 4 hoạt động chính:
+ Phối hợp với quan quân triều đình chống Pháp ( 1859-1861)
+ Tự động vũ trang lập căn cứ chống Pháp: Trương Định, Nguyễn Trung Trực…
+ Chiến đấu bằng ngòi bút như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
+ Bất hợp tác với Pháp.
* Có sự khác nhau đó là vì:
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
- Triều đình muốn bảo vệ quyền lợi của dòng
họ Nguyễn. Phải đứng trước 2 nguy cơ: TD
Pháp và nhân dân, triều Nguyễn chấp nhận14
thoả hiệp với Pháp.
- Nhân dân chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống ngoại xâm: Bảo vệ chủ quyền của quốc
gia, bảo vệ cuộc sống của chính họ.
Câu 20: Nhận xét tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn (từ 1858
đến 1867)

Trong quá trình xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta từ năm 1858 đến 1867, thái
độ chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn được thể hiện như sau:
+ Lúc đầu vua quan triều đình nhà Nguyễn tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, biết
hợp tác với nhân dân, được nhân dân ủng hộ.
+ Về sau tỏ thái độ lo sợ thực dân Pháp, quay mặt với nhân dân, thậm chí phản đối cuộc
kháng chiến của nhân dân để rồi đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác.
+ Từ đó có thể nhận thấy rằng tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn đi
từ chỗ chống ngoại xâm đến chỗ nhượng bộ, từng bước đầu hàng giặc, thể hiện sự hèn yếu,
tinh thần bạc nhược trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 21:Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế
kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII?
- Kẻ thù
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX đã
phải chống lại một kẻ thù mạnh là thực dân Pháp, hơn ta một phương thức sản xuất…
+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII cũng phải chống
lại những kẻ thù mạnh như quân Tống, Mông- Nguyên song cùng trình độ phát triển…
- Tiềm lực đất nước
+ Trước nguy cơ bị xâm lược, Triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được các chính sách
phù hợp để củng cố sức nước, sức dân, cố kết nhân tâm…hệ quả là đặt Việt Nam vào thế
bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp…
+ Trước nguy cơ bị xâm lược, các vua nhà Lý, nhà Trần đã có các chính sách để đoàn kết
nhân dân, đoàn kết nội bộ triều đình…
- Đường lối kháng chiến
+ Khi Pháp xâm lược triều Nguyễn đã không đề ra được một đường lối kháng chiến đúng
đắn, ngày càng xa rời đường lối đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc…
+ Trước các thế lực ngoại xâm triều Lý, triều Trần đã chủ động đề ra đường lối kháng
chiến, phát huy truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc…

Kim Thoa- THCS Triệu Đông



Page
Câu 22: Cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì
đã diễn ra như thế nào trong những năm15
1873-1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì trong
những năm 1873-1883
- 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ
chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành…Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy
của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh lính triều đình đã chiến đấu và hi sinh đến người
cuối cùng…
- Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn
đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…quân Pháp vấp phải sự kháng cự
quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân
yêu nước lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp…
- 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên
chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874, Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp
Tuất) gây bất bình lớn trong nhân dân…
- 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt
thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành.
- Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà
Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm
bước tiến của giặc…Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng
vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương…
- 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhân dân cả
nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, quân Pháp hoang mang lo sợ…
trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hoà hoãn…

2. Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ
XIX chưa giành được thắng lợi
- Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản…;Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến
Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc…triều đình nhà Nguyễn đã không có sự
chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến…
- Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống
đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang…; bỏ qua nhiều cơ hội để
xoay chuyển cục diện chiến tranh…
Câu 23: Bằng nhận thức lịch sử, em hãy chứng minh rằng "Pháp xâm lược Việt Nam
là điều không thể tránh khỏi và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
cuối thế kỉ XIX là vô cùng khó khăn"?
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
* Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
- Từ thế kỉ XVII, Pháp đưa giáo sĩ vào Việt
16Nam truyền đạo để thăm dò tình hình Việt
Nam.
- Thế kỉ XVIII, lợi dụng sự cầu cứu của Nguyễn Ánh, Pháp can thiệp sâu vào Việt Nam.
- Đầu thế kỉ XIX, Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
=> Việc Pháp xâm lược Việt Nam là một tất yếu không thể tránh khỏi.
* Chế độ phong kiến Việt Nam suy yếu, lạc hậu, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
- Đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn chủ
trương chủ trương xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền theo hệ tư tưởng Nho
Giáo đã lỗi thời, không phù hợp với lịch sử.
- Nhà Nguyễn mải lo bảo vệ quyền lực, không có những chính sách để phát triển đất nước
làm cho nhân tài, vật lực cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn.
- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền phong kiến ngày càng sâu sắc,
nhiều cuộc đấu tranh chống phong kiến đã diễn ra. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

=> Đất nước không có sức mạnh để chống lại kể phương Tây trong đó có Pháp, là những
nước đang có nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.
Chứng minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi toàn dân đoàn kết 1 lòng thì kháng chiến
thắng lợi, khi khôi đoàn kết bị rạn nứt, kháng chiến bị thất bại
- Thắng: tiêu biểu 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên thời nhà Trần. Nhà Trần
đã tổ chức được cuộc kháng chiến toàn dân.
- Thua: kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN do nội bộ vua tôi An Dương Vương có
mâu thuẫn.
- Kháng chiến chống Minh thời nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.
=> Báo hiệu trước một cuộc kháng chiến có nhiều khó khăn.
Câu 24:Bằng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, em hãy làm rõ:
a) Những yếu tố cơ bản thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
- Nửa sau thế kỉ XIX, CNTB nói chung và tư bản Pháp đang trên đà phát triển, nhu cầu về
nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng lớn; bản chất tham lam tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân đế quốc.
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu thụ
lớn, nguồn nhân công rẻ; chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang lâm vào khủng hoảng suy
yếu.
Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
b) Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884), nhà Nguyễn đã có rất nhiều
cơ hội để có thể đánh Pháp giành độc lập, nhưng nhà Nguyễn đã bỏ lỡ:
- 1-9-1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân đã phối hợp với quân triều đình chống trả
quyết liệt, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Nhưng lúc này triều
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


đình lại không phát huy sức mạnh của dân Page
tộc để đánh bại Pháp hoàn toàn ngay từ ngày
đầu xâm lược mà để Pháp chiếm được bán 17
đảo Sơn Trà.

- Năm 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang chiến trường châu Âu và Trung Quốc.
Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 quân, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài
hơn 10 km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của ta. Gác-niê cùng nhiều sĩ quan Pháp và binh lính bị giết tại trận. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân
Pháp hoang mang, quân ta thì hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó triều đình Huế lại kí với
thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
- Ngày 19-5-1883, hơn 500 quân Pháp kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta.
Ri-vi-e cùng nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều
đình lại chủ trương thương lượng với pháp.
* Nhận xét về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn:
- Không kiên quyết đánh Pháp. Khi Pháp mở rộng chiến tranh cũng không cùng nhân dân
chống Pháp mà còn ngăn cản nhân dân chống giặc, luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước
thỏa hiệp, kí hiệp ước đầu hàng bán nước.
-Với thái độ không kiên quyết, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh truyền thống của
dân tộc, sợ dân hơn sợ giặc.
- Vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, không chớp thời cơ đánh Pháp, đặt quyền lợi dòng
họ lên trên quyền lợi dân tộc.
Nhà Nguyễn đã tưng bước đầu hang thực dân Pháp. đẩy nước ta từ mất nước không tất yếu
trở thành tất yếu.
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỈ XIX
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
1,Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896)
1.

Sự bùng nổ của phong trào. Đối với thực dân Pháp,
việc ký Hiệp ước Patơnôt ngày 6-6-1884 đã chấm dứt giai đoạn xâm lược ngót 30 năm.
Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn âm ỉ trong hoàn cảnh mới.
Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, sớm tỏ ra có khí phách
ngay trước mặt tên Trú sứ Rây na (Rheinart) và các sĩ quan Pháp có mặt trong buổi lễ đăng

quang của mình tại kinh thành Huế.

Kim Thoa- THCS Triệu Đông


PageĐình Phùng, Ông Ích Khiêm, Trần Xuân
Đại biểu cho phe chủ chiến trong triều là Phan

Soạn... đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (183518
- 1913). Mặc dù có những điểm bất đồng trong
chuyện phế lập, nhưng phái chủ chiến và đa số hoàng tộc đã nhanh chóng thông qua kế
hoạch táo bạo đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu vực Kinh thành của Tôn
Thất Thuyết.
Lực lượng quân Pháp ở Huế có tới 2300 tên do tướng Đờ Cuốc xy (De Courcy) chỉ huy
nhằm tiêu diệt lực lượng chủ chiến của Tôn Thất Thuyết.
Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và Trần
Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Pháp mất 4 sĩ quan và trên 60 lính.
Nhưng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ nên khi quân Pháp phản công, quân ta bị động, thiệt hại
rất lớn. Tôn Thất Thuyết phải đưa xa giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra Quảng Trị mà
từ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở.
Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885, Hàm Nghi xuống
chiếu Cần Vương lần thứ nhất, kêu gọi nhân dân giúp Vua đánh Pháp.
2.

Hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
+ Từ 1885-1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn tư Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa ba Đình,

Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri.
* Từ năm 1888-1896
- Lãnh đạo: các sỹ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung
du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại.
* Tính chất của phong trào:
Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến,
thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 1: Trình bày phong trào Cần Vương : hoàn cảnh bùng nổ, tóm lược các giai đoạn
phát triển.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
1. Hoàn cảnh bùng nổ :
a. Tình hình Việt Nam sau hai Hiệp ước 1883
19và 1884.
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập
chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển.
→ Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình do Tôn
Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động.
- Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp
giành lại chủ quyền dân tộc.
- Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến  Tôn Thất Thuyết định ra tay trước.
b. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (7/1885). Phong trào Cần vương
bùng nổ.
- Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở tòa

Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Sáng 6/7/1885, quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi
cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, tố
cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bộ của một số quan lại tính bất
hợp pháp của triều đình bù nhìn Đồng Khánh và khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả
nước quyết tâm kháng chiến đền cùng
 Thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân. Tạo ra
phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp quyết liệt kéo dài suôt 12 năm.
2. Tóm lược các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương :
a. Giai đoạn 1 : Từ năm 1885 đến 1888 :
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Diễn biến: Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vu cả nước. Tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định; Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dự ở
Quảng Nam; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở
Thanh Hoá. Ở Bắc kì có : Nguyễn Quang Bính, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Thiện Thuật…
Các cuộc khởi nghĩa vũ trang tiêu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Đặc điểm nổi bật của phong trào giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào
còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một triều đình kháng chiến đứng đầu là Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết.
- Kết quả: Cuối 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn 2. Từ năm 1888 – 1896 :
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


- Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước tiếp Page
tục lãnh đạo.
- Tuy không còn sự chỉ huy của triều đình kháng
20 chiến song phong trào vẫn phát triển, nghĩa

quân chuyển địa bàn hoạt đồng từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi, quy tụi lại
thành những cuộc khởi nghĩa lớn có trình độ tổ chức cao hơn.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn này : Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), khởi
nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh (Thanh Hoá), khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).
- Cuối năm 1895, việc chấm dứt tiếng súng cuối cùng trên núi Vụ Quang trong khởi nghĩa
Hương Khê, phong trào Cần Vương coi như kết thúc.
 Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong
kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báo cho các thế
hệ sau này.
Câu 2: Hoàn cảnh ra đời và tác dụng của chiếu Cần Vương. Vì sao chiếu Cần Vương
được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Ý nghĩa và bài học lịch sử về phong
trào Cần Vương trong lịch sử dân tộc?
* Hoàn cảnh ra đời chiếu Cần Vương:
- Do cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, lực lượng kháng chiến
chống Pháp tản mát => Tôn Thất thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
để tập hợp lực lượng thực hiện kháng chiến.
* Tác dụng của chiếu Cần vương.
- Khơi dậy, cổ vũ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
- Tập hợp lực lượng hình thành một phong trào mạnh với những trung tâm kháng chiến lớn
gây cho Pháp nhiều tổn thất và cản trở công cuộc bình định của chúng.
* Đông đảo nhân dân ủng hộ chiếu Cần Vương vì:
- Đó là chiếu chỉ của nhà vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến.
- Nhân đan có lòng nồng nàn yêu nước, oán giận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược
và lòng căm thù thực dân Pháp xâm lược.
- Chiếu Cần vương đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng đấu tranh giành tự do của đại đa
số nhân dân.
* Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh và ý chí bất khuất của nhân dân ta.
- Phong trào mang tính sâu sắc lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Góp phần bồi dưỡng truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và thái độ bất hợp tác với

kẻ thù.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu ( tập hợp lực lượng, sử dụng phương pháp đấu
tranh, xây dựng căn cứ, thống nhất hành động…)cho công cuộc giải phóng dân tộc ở giai
đoạn sau này.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu của phong trào Cần Vương chống
thực dân Pháp xâm lược theo nội dung mẫu21
sau:
Nội
dung
1

Cuộc khởi
nghĩa
Bãi Sậy

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa điểm

1883-1892

Hưng Yên


2

Ba Đình

1886-1887

Đinh Gia Quế &
Nguyễn
Thiện
Thuật
Phạm Bành & Đinh
Công Tráng

3

Hùng Lĩnh

1887-1892

Tống Duy Tân &
Cao Điển.

Thanh Hoá

4

Hương Khê

1885-1895


Phan Đình Phùng
& Cao Thắng.

Thanh
Hoá,
Nghệ An,
Hà Tĩnh,
Quảng Bình.

Thanh Hoá

Quy mô

Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở đồng bằng
Bắc bộ;phát triển hình thức tác chiến du
kích.
Chặn đánh các đoàn xe tải& tập kích
địch;điển hình lối đánh phòng ngự kiên
cố.
Tổ chức nhiều trận tập kích, trận
Vân đồn, trận Yên Lãng.

Có quy mô lớn & kéo dài nhất trong
phong trào Cần vương.Tổ chức quân đội
tập luyện quy cũ; chế tạo được vũ khí.
Nghĩa quân đánh nhiếu trận lớn bằng tập
kích, chống càn (đồn Trường Lưu, thị xã
Hà Tĩnh, Vụ Quang...)

- Đánh giá về phong trào Cần vương


*Ưu điểm:
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh
thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát
huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
* Hạn chế:
+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong
trào trong toàn quốc.
+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc
khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy,
xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
*Điểm giống và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa Cần Vương:
-Giống nhau: đều do Văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, hướng ứng chiếu Cần Vương.
+K/n Ba Đình: Căn cứ nằm trên vị trí chiến lược áng ngữ đường giao thông Bắc – Nam;
có công sự kiên cố, đã giành được nhiều chiến công vang dội (1886 – 1887).
+K/n Bãi Sậy: Không có công sự nổi như Ba Đình mà có các cạm bẫy ngầm. Nội bật là
chiến thuật du kích, ẩn hiện bất ngờ. Được dân chúng ủng hộ tích cực nên tồn tại ngay giữa
vùng đồng bằng. Pháp phải dùng thủ đoạn “tát nước bắt cá” mới dập tắt được.
+K/n Hương Khê: có qui mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao, đúc súng kiểu mới, tồn tài 10
năm, các trận tiêu biểu: tập kích nhà lao Hà Tĩnh 1892 và trận Vụ Quang 1894.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page
Câu 3:Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về
kết cục phong trào yêu nước chống Pháp
cuối tk XIX
22
1. Điều kiện lịch sử

- Với việc kí các Hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt Việt Nam đã trở thành thuộc địa
của Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt. Độc lập
tự do là khát vọng của cả dân tộc, giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của lịch
sử....
- Xã hội Việt Nam lúc đó có hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông
dân. Thực dân Pháp sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến trong bộ máy tay sai. Giai cấp
địa chủ phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử, không còn đại diện cho quyền lợi dân tộc.
Nội bộ triều đình Huế chia thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Bộ phận văn thân, sĩ phu
đứng ra đảm nhiệm sự nghiệp giải phóng dân tộc...
- Hệ tư tưởng phong kiến vẫn tồn tại, chi phối phong trào cứu nước. Bộ phận văn thân, sĩ
phu sử dụng hệ tư tưởng phong kiến làm vũ khí chống Pháp. Tuy nhiên, những người yêu
nước trong giai cấp nông dân không chịu tác động của tư tưởng này.
2. Khái quát về phong trào yêu nước trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Giai đoạn 1885-1896 đã diễn ra phong trào Cần vương. Lãnh đạo tối cao là vua Hàm
Nghi và Tôn Thất Thuyết, cùng các văn thân, sĩ phu yêu nước như Phan Đình Phùng,
Nguyễn Thiện Thuật...Thực chất đây là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta
nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, khôi phục một nhà nước phong kiến độc lập, chịu tác
động của hệ tư tưởng phon kiến...
- Bên cạnh phong trào Cần vương còn có phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương mà
tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)...
3. Kết cục của phong trào: Các phong trào yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đều
thất bại do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là thiếu một lực lượng
xã hội tiên tiến có đủ khả năng lãnh đạo và thiếu đường lối đấu tranh đung đắn...
4. Nhận xét
- Nhìn chung phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là những phong trao đấu
tranh vũ trang, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
- Thất bại của phong trào khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ
giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra. Thất bại đó cũng chứng tở độc lập dân tộc không thể
gắn liền với ngọn cờ phong kiến...
- Mặc du thất bại song phong trào yêu nước chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX đã

biểu dương tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu và là cơ sở để nảy sinh phong trào yêu nước giai đoạn sau này...
Câu 4: Bối cảnh lịch sử của phong trào kháng chiến chống TD Pháp xâm lược cuối
thế kỷ XIX?
Trả lời:
- Sau 30 năm tiến hành chiến tranh xâm lược VN đến năm 1884 với việc ký 2 hiệp ước
Hác-măng và Pa – tơ – nốt TD Pháp đã buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn,
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


Page củng cố bộ máy thống trị, mặt khác đàn áp
can tâm làm tay sai cho chúng. Một mặt chúng
các phong trào yêu nước, mở rộng phạm vi23
chiếm đóng ra cả nước.
- Sau khi tiến hành cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại (1885), phái chủ
chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời Huế ra Tân Sở (Quảng TRị), hạ
chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu đứng lên giúp vua chống Pháp.
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp nổ ra ở
Bắc Kỳ và Trung Kì với mục đích đánh đuổi TD Pháp xâm lược, khôi phục lại chế độ
phong kiến có chủ quyền. Tiêu biểu cho phong trào này là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình,
Bãi Sậy, Hương Khê.
- Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa là văn thân, sĩ phu yêu nước (Nguyễn Thiện Thuật, Phan
Đình Phùng..), lực lượng tham gia là quần chúng nhân dân.
- Mặc dù ý thức hệ phong kiến đã trở nên lỗi thời, bọn vua quan phong kiến nhà Nguyễn
đại bộ phận đã đầu hàng TD Pháp. Nhưng ngọn cờ Cần Vương hoàn toàn phù hợp với ý
chí và nguyện vọng của nhân dân nên được nhân dân hưởng ứng gây cho kẻ thù nhiều khó
khăn.
BẢNG NIÊN BIỂU PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Thời gian
Sự kiện

5.7.1885Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế.
13.7.1885Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.
1885-1888Phong trào diễn ra sôi nổi ở Trung Kì và Bắc Kì.
1889-1896Phong trào tiếp tục duy trì, quy tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy
mô, trình độ tổ chức cao.
CÂU5 : Em hãy cho biết phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập
chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến
trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp
giành chủ quyền đất nước
- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh
trước để giành thế chủ động.
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


- Cuộc phản công kinh thành Huế của pháiPage
chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối
cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua
24Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở
(Quảng Trị). 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân
dân giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của ND ta, phong trào kéo dài 12 năm.
Các cuộc Kn lớn trong phong trào Cần Vương
Tên
Ba Đình
Bãi Sậy
Hương Khê
Khởi nghĩa

(1886-1887)
(1885-1889)
(1885-1895)
Người
lãnh đạo

Phạm Bành,
Đinh Công Tráng

Nguyễn
Thiện Thuật

Địa bàn
hoạt động

Ba Đình (Nga Sơn,
Thanh Hóa)

Bãi Sậy
(Hưng Yên)

Phan Đình Phùng
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình

Nguyên nhân Các cuộc khởi nghĩa diễn ra thiếu sự phối hợp, chiến đấu đơn độc; tư tưởng
thất bại

“Trung quân ái quốc” không còn phù hợp; so sánh lực lượng chênh lệch.


Ý nghĩa

Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân
tộc.

Bài học

Phải đoàn kết toàn dân; có tư tưởng và giai cấp tiên tiến lãnh đạo; có chiến
thuật đánh giặc phù hợp.

Câu 6: Phong trào Cần Vương:((Nguyên nhân bùng nổ phong trào ,Diễn biến
chính,Nguyên nhân thất bại,Ý nghĩa, tác dụng của phong trào)
a. Nguyên nhân (hoàn cảnh)
- Sau khi buộc triều đình Nguyễn kí hiệp ước Hác – măng và Pa – tơ – nốt. TD Pháp cơ
bản đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt nam
- Trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa sâu sắc thành 2 bộ phận: Phe chủ
chiến và phe chủ hòa
- Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thât Thuyết với các hoạt động: Xây dựng căn cứ, chuẩn
bị vũ khí, đưa Hàm Nghi lên ngôi vua.
- 7/1885, Tôn Thât Thuyết chủ động nổ súng tấn công Pháp ở đồn Mang Cá nhưng thất bại
ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị
- 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương với nội dung
kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứa nước. vì vậy đã làm bùng lên
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


phong trào kháng chiến lớn, sôi nổi và kéoPage
dài đến cuối thế kỷ XIX được gọi là phong trào
Cần Vương.
25

b. Diễn biến: Chia làm 2 giai đoạn:
* GĐ 1: 1885 đến 1888
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào kháng chiến bùng lên khắp Bắc và Trung kì, có
nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra
- TD Pháp ráo riết truy lùng, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Bắc lập căn cứ Phú
Gia thuộc Hương Khê (Hà Tĩnh). Quân giặc lùng sục ông lại đưa vua quay lại Quảng Bình,
làm căn cứ chỉ huy chung cho phong trào ở khắp nơi
- Trước những khó khăn ngày càng lớn, TTT sang Trung Quốc cầu viện (cuối 1886)
- Cuối năm 1888 quân Pháp có tay sai dẫn đường đột nhập vào căn cứ bắt sống vua Hàm
Nghi và cho đi đày biệt sứ sang Angiêri.
* GĐ 2: 1888 đến 1895
- Vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào khởi nghĩa vũ trang vẫn tiếp tục phát triển
- Nghĩa quân chuyển hoạt động từ đồng bằng lên trung du miền núi và quy tụ thành những
cuộc khởi nghĩa lớn, khiến cho Pháp lo sợ và phải đối phó trong nhiều năm như k/n Ba
Đình (1886 – 1887), K/n Bãi Sậy (1883-1892). K/n Hương Khê (1885-1895)
c. Nguyên nhân thất bại
* Nguyên nhân khách quan: TD Pháp lực lượng mạnh, cấu kết với tay sai đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân ta
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: Cần Vương là giúp vua chống Pháp khôi phục lại
vương triều phong kiến, khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích
trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng một cách triệt để yêu cầu
khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong
kiến, chống TD Pháp giành độc lập dân tộc.
- Hạn chế của người lãnh đạo: Do thế lực phong kiến suy tàn nên ngọn cờ lãnh đạo không
có sức thuyết phục (chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước thuộc giai cấp phong kiến và
nhân dân), hạn chế về tư tưởng, trình độ, chiến đấu mạo hiểm, phưu lưu, chiến lược, chiến
thuật sai lầm.
- Tính chất, phưng pháp: Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết được với nhau nên Pháp lần
lượt đàn áp một cách dề dàng.

d. Ý nghĩa, tác dụng của phong trào
- Mặc dù thất bại xong các cuộc khởi nghĩa trong Phong trào Cần Vương đã nêu cao tinh
thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, làm cho TD Pháp bị
tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được Việt Nam
Kim Thoa- THCS Triệu Đông


×