Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nuôi con nuôi thực tế theo luật nuôi con nuôi năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ LINH

NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
THEO LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ LINH

NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
THEO LUẬT NUÔI CON NUÔI NĂM 2010
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở
VIỆT NAM........................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm chung ........................................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm con nuôi và cha, mẹ nuôi....................................................... 7
1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi thực tế ................................ 8
1.1.3. Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế ........................................ 10
1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế .................................................... 12
1.3. Pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam ..................... 14
1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc điều chỉnh nuôi con nuôi thực tế ........ 14
1.3.2. Pháp luật của Nhà nƣớc ta về nuôi con nuôi thực tế ............................. 17

CHƢƠNG 2:PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
.. 26
2.1. Các nguyên tắ c cơ bản trong giải quyế t nuôi con nuôi thực tế ................ 26
2.1.1. Khi giải quyế t viê ̣c nuôi con nuôi cầ n tôn tro ̣ng quyề n trẻ em đƣơ ̣c số ng
trong môi trƣờng gia đình gố c......................................................................... 27
2.1.2. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời
đƣợc nhận làm con nuôi và ngƣời nhận con nuôi tự nguyện, bình đẳng không
phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội ............................ 29
2.1.3. Chỉ cho làm con nuôi ở nƣớc ngoài khi không thể tìm đƣơ ̣c gia đình
thay thế trong nƣớc.......................................................................................... 34
2.2. Điều kiện công nhận nuôi con nuôi thực tế ............................................. 36
2.2.1. Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi ................................................ 37


2.2.2. Đế n thời điể m Luâ ̣t nuôi con nuôi có hiê ̣u lƣ̣c quan hê ̣ cha , mẹ và con
vẫn tồ n ta ̣i và cả hai bên đề u còn số ng............................................................ 46
2.2.3. Giƣ̃a cha, mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc , nuôi dƣỡng, giáo
dục nhau nhƣ cha, mẹ và con .......................................................................... 47
2.3. Đăng ký nuôi con nuôi thực tế ................................................................. 49
2.3.1 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế .......................................... 49
2.3.2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế .................................................... 50
2.3.3. Tiến hành đăng ký nuôi con nuôi thực tế .............................................. 53
2.4. Hê ̣ quả của viê ̣c nuôi con nuôi thƣ̣c tế ..................................................... 54
2.4.1. Quan hê ̣ giƣ̃a ngƣời nhận nuôi và ngƣời đƣợc nhận nuôi..................... 54
2.4.2.Quan hệ giữa ngƣời đƣợc nhận nuôi và các thành viên khác trong gia
đình cha, mẹ nuôi ............................................................................................ 60
2.4.3. Quan hệ với gia đình gốc ...................................................................... 64
2.5. Chấm dứt nuôi con nuôi thực tế ............................................................... 66
2.5.1. Căn cƣ́ chấ m dƣ́t viê ̣c nuôi con nuôi thƣ̣c tế ......................................... 66

2.5.2. Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế........................................ 68
2.5.3. Hê ̣ quả chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế......................................... 69
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM ......................................... 71
3.1. Nhận xét chung. ....................................................................................... 71
3.2. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi thực tế ........ 73
3.2.1. Thực trạng và giải pháp huàn thiện về điều kiện công nhận và thời hạn
đăng ký nuôi con nuôi thực tế ......................................................................... 74
3.2.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện về đăng ký nuôi con nuôi thực tế . 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Từ viết tắt

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

HN&GĐ


Hôn nhân và gia đình

i


LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi là chế định quan trọng trong pháp luật HN&GĐ trƣớc
đây, BLDS năm 2005 quy định, quyền đƣợc nuôi con nuôi và quyền đƣợc
nhận làm con nuôi của cá nhân đƣợc pháp luật công nhận và bảo hộ. Tại Điều
43 BLDS 2005 quy định: “Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận
làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. Việc nhận
làm con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của
pháp luật”. Chính vì vậy việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp
phần giúp cho nhiều trẻ em có đƣợc mái ấm gia đình thay thế và cũng góp
phần quan trọng bảo đảm cho những ngƣời đơn thân hoặc cặp vợ chồng hiếm
con đƣợc thực hiện quyền làm cha mẹ, quyền có mái ấm gia đình trọn vẹn.
Tuy nhiên, thực tiễn về nuôi con nuôi còn cho thấy nhiều bất cập, nhiều
trƣờng hợp nhận và nuôi dƣỡng trẻ em làm con nuôi nhƣng không làm thủ tục
đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, do trình độ am hiểu pháp luật
của ngƣời dân còn thấp, chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đăng
ký nuôi con nuôi nên không đƣợc pháp luật công nhận làm ảnh hƣởng đến
quyền và lợi ích của các bên và còn liên quan đến nhiều lĩnh vực phát sinh
nhất là trong lĩnh vực thừa kế, nhiều tranh chấp về di sản, về quyền thừa kế đã
xảy ra và đã gây không ít khó khăn cho cơ quan giải quyết.Vì vậy lĩnh vực
nuôi con nuôi không đăng ký nhƣng đã phát sinh trên thực tế, việc bảo vệ
quyền lợi của ngƣời đƣợc nuôi và ngƣời nhận nuôi là một lĩnh vực quan trọng
trong thực tiễn đời sống. Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi thời gian và sự
tham gia của không chỉ các cơ quan nhà nƣớc mà của toàn xã hội.

Với khẩu hiệu “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thể hiện
bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng cần có sự điều chỉnh của
1


pháp luật, nó cần phải có nguyên tắc, các quy định cụ thể để hoạt động trong
khuân khổ pháp luật, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì các mối
quan hệ sẽ không kiểm soát đƣợc và dẫn đến nhiều tiêu cực trong xã hội. Lĩnh
vực nuôi con nuôi nói chung cũng nhƣ nuôi con nuôi không đăng ký nhƣng đã
phát sinh trên thực tế nói riêng cũng vậy, việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời
đƣợc nuôi và ngƣời nhận con nuôi là một lĩnh vực quan trọng trong thực tiễn
đời sống. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi thời gian và sự tham gia của
không chỉ các cơ quan nhà nƣớc mà của toàn xã hội. Luật nuôi con nuôi ra đời
với những điều khoản quy định cụ thể về lĩnh vực nuôi con nuôi đã thể hiện sự
quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc đối với cha, mẹ nuôi và con nuôi, tạo
tính thống nhất, đồng bộ trong việc giải quyết nuôi con nuôi ở nƣớc ta.
Luật nuôi con nuôi năm 2010 với quy định điều chỉnh đối với việc nuôi
con nuôi không đăng ký, nhƣng đã phát sinh trên thực tế (hay còn gọi là con
nuôi thực tế) có ý nghĩa hết sức to lớn. Luật đã quy định rõ điều kiện và thủ
tục riêng đối với con nuôi thực tế. Theo đó, việc nuôi con nuôi chƣa đăng ký
tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trƣớc ngày Luật nuôi con nuôi có hiệu
lực giữa công dân Việt Nam với nhau nhƣng có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, khi trên thực tế
quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi đã đƣợc xác lập, giữa cha, mẹ nuôi và
con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng giáo dục nhau nhƣ cha, mẹ và con
và hiện tại sau khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực quan hệ đó vẫn đang tồn tại
và cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống thì đƣợc pháp luật công nhận và
đƣợc nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhận nuôi con nuôi
trong thời hạn 5 năm bắt đầu kể từ ngày Luật con nuôi có hiệu lực
(01/01/2011).

Trƣớc đây Nghị định số 32/2002/NĐ- CP ngày 27 tháng 03 năm 2002
của Chính phủ chỉ công nhận con nuôi thực tế đối với các vùng đồng bào dân
2


tộc thiểu số đƣợc xác lập trƣớc ngày

01/01/2001 (ngày Luật HN&GĐ năm

2000 có hiệu lực), còn các trƣờng hợp quan hệ nuôi con nuôi xác lập sau ngày
01/01/2001 mà không đăng ký sẽ không đƣợc pháp luật công nhận, các quan
hệ nuôi con nuôi ở vùng khác mà không thực hiện thủ tục đăng ký thì không
đƣợc công nhận có giá trị pháp lý và chƣa có văn bản nào quy định bổ sung
về vấn đề này. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 công nhận con nuôi thực tế,
nhƣng do còn nhiều điểm chƣa hợp lý nhƣ điều kiện, hệ quả xác lập con nuôi
thực tế, đặc biệt là thời hạn giải quyết việc nuôi 05 năm kể từ ngày
01/01/2011. Vậy sau thời gian trên việc nuôi con nuôi thực tế chƣa đăng ký sẽ
đƣợc giải quyết nhƣ thế nào? Quyền lợi của các bên liên quan trong việc nuôi
con nuôi, hệ quả pháp lý…bởi thực tiễn cho thấy pháp luật không phải lúc
nào cũng đi vào cuộc sống của ngƣời dân một cách thuận lợi mà còn có trách
nhiệm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc đƣa pháp luật vào thực
tiễn và đến với ngƣời dân . Theo kết quả mới nhất từ Bộ Tƣ pháp, tính đến
ngày 31/12/2014 trên toàn quốc đã rà soát đƣợc 6.419 trƣờng hợp nuôi con
nuôi thực tế nhƣng chỉ có 1.916 trƣờng hợp đã đƣợc đăng ký còn 4.503
trƣờng hợp chƣa đƣợc đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Vì vậy việc nghiên cứu
pháp luật về nuôi con nuôi thực tế là rất cần thiết để kịp thời bảo vệ quyền lợi
của công dân. Ngoài ra, là để hiểu thêm về bản chất và ý nghĩa của việc con
nuôi thực tế trong xã hội hiện nay . Với những lý do trên mà tác giả chọn đề
tài: “Nuôi con nuôi thực tế theo Luâ ̣t nuôi c on nuôi năm 2010” để nghiên
cứu.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nuôi con nuôi thực tế là một chế định pháp luật mới trong Luật nuôi con
nuôi năm 2010, mặc dù trƣớc đây vấn đề nuôi con nuôi thực tế đã đƣợc đề cập
trong văn bản pháp luật nhƣng do tính chất đặc thù chỉ áp dụng giải quyết đối
với đồng bào dân tộc thiểu số nên hình thức nuôi con nuôi này chƣa đƣợc nhiều
3


độc giả nghiên cứu. Vì vậy đề tài nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật
nuôi con nuôi năm 2010 là luận văn đầu tiên đƣợc nghiên cứu ở bậc cao học có
tính hệ thống, toàn diện về nuôi con nuôi thực tế ở nƣớc ta hiện nay.
Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực thi hành đƣợc hơn 3 năm nên
chƣa có đề tài đánh giá sự tác động của Luật nuôi con nuôi năm 2010 đối với
nuôi con nuôi thực tế, thực tiễn, những ƣu, nhƣợc điểm của Luật nuôi con nuôi,
những khó khăn, vƣớng mắc mà cơ quan giải quyết và ngƣời yêu cầu giải quyết
nuôi con nuôi đang gặp phải trong quá trình thực thi luật nuôi con nuôi.
Luận văn: “Nuôi con nuôi thực tế theo Luâ ̣t nuôi c on nuôi năm 2010”
hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé trong việc làm rõ hơn nữa chế định pháp luật nuôi
con nuôi thực tế, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng công tác giải quyết nuôi
con nuôi thực tế trong những năm qua, tác giả sẽ tìm ra những tồn tại, vƣớng
mắc làm ảnh hƣởng đến việc giải quyết nuôi con nuôi, trên cơ sở đó đƣa ra
những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi thực tế ở
nƣớc ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận văn là “ Nuôi con nuôi thực tế theo Luật
nuôi con nuôi năm 2010” vì vậy trong luận văn này ngƣời viết chủ yếu đi sâu
nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi thực tế ở nƣớc
ta nhƣ Luật nuôi con nuôi năm 2010, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật nuôi
con nuôi và một số vụ việc phát sinh trong thực tiễn về nuôi con nuôi thực tế

để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
nuôi con nuôi thực tế ở nƣớc ta hiện nay.
*Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn về nuôi con nuôi thực tế trong nƣớc ở
Việt Nam .
4


4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với đề tài luận văn: “Nuôi con nuôi thực tế theo Luâ ̣t nuôi con nuôi năm
2010” ngƣời viết nghiên cứu nhằm mục đích :
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về vấn đề nuôi con nuôi thực tế
ở Việt Nam.
- Thực trạng áp dụng điều luật nuôi con nuôi thực tế trong thực tiễn giải
quyết, tìm ra mặt hạn chế, thiếu sót của chế định nuôi con nuôi thực tế trên
cơ sở đó xây dựng những giải pháp, kiến nghị nhằm cụ thể hóa các quy định
của pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật thuận lợi và thống
nhất trong công tác nuôi con nuôi thực tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện chủ yếu dựa vào phƣơng pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của Chủ nghĩa Mac-Lênin, Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Ngoài ra còn sử dụng các
phƣơng pháp: diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp xã
hội học… nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính
hữu hiệu cũng nhƣ mặt hạn chế của việc nuôi con nuôi thực tế để từ đó đề ra
hƣớng giải quyết cho những vẫn đề đặt ra.
6. Những đóng góp mới của Luận văn
- Luận văn đƣa ra đƣợc khái niệm về nuôi con nuôi thực tế trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm nuôi con nuôi đã đƣợc pháp luật
quy định. Với khái niệm này trong tình hình hiện nay là cần thiết, góp phần

quan trọng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về nuôi con nuôi thực tế ở
nƣớc ta hiện nay.
- Luận văn phân tích và đánh giá một cách khoa học những quy định
của Luật nuôi con nuôi năm 2010 về điều kện công nhận, thời hạn đăng ký, hệ
quả pháp lý của việc nuôi con nuôi thực tế.
5


- Luận văn phát hiện những bất cập của pháp luật về nuôi con nuôi
thực tế ở nƣớc ta hiện nay.
- Luận văn đƣa ra giải pháp phù hợp về nuôi con nuôi thực tế; đề xuất
một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nuôi con nuôi năm
2010 nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi
thực tế.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát chung về nuôi con nuôi và con nuôi thực tế ở Việt Nam
.
Chương 2: Pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi thực tế
Chương 3: Thƣ̣c tra ̣ng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuô i
thực tế ở Việt Nam.

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm con nuôi và cha, mẹ nuôi

Khái niệm về con nuôi – cha, mẹ nuôi trƣớc đây đã đƣợc đề cập trong
các tài liệu liên quan nhƣng chỉ khi Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời thì
khái niệm trên đã chính thức đƣợc Luật định rõ nhằm tạo ra cách hiểu chung,
thống nhất về con nuôi và cha, mẹ nuôi. Theo đó, Luật nuôi con nuôi năm
2010 khái niệm về con nuôi và cha, mẹ nuôi nhƣ sau:
- Con nuôi là “người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con
nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký”[22, Điều 3]. Từ khái
niệm trên có thể hiểu con nuôi là một ngƣời đƣợc ngƣời khác nhận làm con
nhƣng không trực tiếp sinh ra nhƣ quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ mà
đƣợc hình thành bằng con đƣờng nhân tạo đó là quyết định của cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền, ngƣời con nuôi là ngƣời sẽ đƣợc ngƣời khác chăm sóc,
nuôi dƣỡng nhƣ con đẻ, ngƣời nuôi dƣỡng đó gọi là cha, mẹ nuôi. Con nuôi
có thể là trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
- Cha, mẹ nuôi là “Người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký” [22, Điều3].
Từ hai khái niệm trên cho thấy giữa con nuôi – cha, mẹ nuôi hình thành
mối quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng nhƣ cha, mẹ đẻ và con đẻ dựa trên quyết
định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền - cầu nối cho ý chí, nguyện vọng
của các bên tham gia quan hệ nuôi con nuôi đƣợc thực hiện. Nhƣ vậy, quan hệ
gia đình (quan hệ cha, mẹ và con) giữa ngƣời nhận con nuôi và ngƣời đƣợc
nhận làm con nuôi phải đƣợc nhà nƣớc công nhận. Việc nuôi con nuôi đƣợc

7


thực hiện có thể do cha, mẹ nuôi cùng nhận con nuôi hoặc có thể làm con
nuôi của ngƣời đơn thân đều đƣợc pháp luật công nhận.
1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi và nuôi con nuôi thực tế
1.1.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi - một hiện tƣợng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất

hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là “việc xác lập
quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận
làm con nuôi, dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi
con nuôi”[23, Tr180].
Theo Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích:“Nuôi con nuôi là việc xác
lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận
làm con nuôi”. Nhƣ vậy, quan hệ cha, mẹ nuôi - con nuôi là quan hệ ràng
buộc giữa bên nhận nuôi và bên đƣợc nhận, mặc dù các bên có thể có quan hệ
họ hàng nhƣng khi đã phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, đã đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền đăng ký thì các bên phải đối xử với nhau theo đúng quan
hệ cha mẹ con, ngƣời nuôi xem nhƣ cha mẹ của ngƣời đƣợc nuôi, dù không
sinh ra ngƣời đƣợc nuôi; đối với ngƣời đƣợc nuôi có quyền và nghĩa vụ coi
ngƣời nuôi nhƣ cha, mẹ ruột. Đó là quan hệ cha mẹ con không đƣợc xác lập
bằng con đƣờng sinh sản mà theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng của các đƣơng sự, đặc biệt là của
ngƣời nuôi. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi làm phát sinh giữa ngƣời
nhận nuôi con nuôi và ngƣời đƣợc nhận nuôi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
giữa cha, mẹ và con không phân biệt đối xử giữa cha, mẹ nuôi với cha mẹ đẻ,
con nuôi với con đẻ, các bên đều đƣợc đối xử nhƣ nhau và việc nuôi con nuôi
chỉ có giá trị pháp lý khi đã đƣợc đăng ký theo quy định của pháp luật.
Việc nuôi con nuôi phải đăng ký và do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền tiến hành đăng ký, các nghi thức nhận nuôi con nuôi khác (nhƣ giấy tờ
8


viết tay giữa cha mẹ đẻ cho con đẻ của mình làm con nuôi ngƣời khác hay
ngƣời nhận con nuôi lập đàn lễ cúng tế tổ tiên về việc nhận con nuôi hoặc
nhặt đƣợc trẻ bị bỏ rơi thì mang về nuôi mà không khai báo, đăng ký với cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền) về nguyên tắc đều không có giá trị pháp lý và
không đƣợc nhà nƣớc công nhận, giữa ngƣời nhận con nuôi và ngƣời đƣợc

nhận làm con nuôi không có các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con theo
quy định của pháp luật [24, tr3].
Nhƣ vậy, quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ - con giữa ngƣời nhận nuôi
con nuôi với ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi đƣợc hình thành từ quan hệ nuôi
dƣỡng, chăm sóc và phải đƣợc nhà nƣớc công nhận.
1.1.2.2. Khái niệm nuôi con nuôi thực tế
Cũng giống nhƣ quan hệ pháp luật nuôi con nuôi nói chung, nuôi con
nuôi thực tế đƣợc hình thành trên cơ sở nguyện vọng của các bên đƣơng sự.
Việc nhận con nuôi phải theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi
và mang đúng bản chất, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi, ngƣời con nuôi cùng
chung sống với gia đình cha, mẹ nuôi, giữa ngƣời nhận nuôi và ngƣời đƣợc
nhận nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ con, không phân biệt đối xử giữa con đẻ
và con nuôi, các bên có quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con đối với nhau
để xây dựng gia đình thực sự. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của
việc nuôi con nuôi nói chung thì nuôi con nuôi thực tế có điểm riêng biệt ở
chỗ việc nuôi con nuôi phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của pháp luật nuôi
con nuôi tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi
không trái mục đích, đạo đức xã hội. Các bên phát sinh quan hệ nuôi con nuôi
có thể bằng văn bản thỏa thuận hoặc bằng lời nói...mà không đƣợc đăng ký
tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con
nuôi. Tại thời điểm Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực, quan hệ nuôi
con nuôi vẫn tồn tại và cả hai bên đều còn sống, đƣợc mọi ngƣời xung quanh
9


thừa nhận thì quan hệ của họ sẽ đƣợc pháp luật công nhận, có giá trị pháp lý
kể tử thời điểm phát sinh và các bên thực hiện đi đăng ký tại cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật nuôi con nuôi
năm 2010 có hiệu lực thi hành.
Có quan điểm cho rằng: “con nuôi thực tế cũng giống nhƣ con nuôi trên

danh nghĩa, là sự thoả thuận miệng giữa hai gia đình về việc nuôi con nuôi mà
không đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, (có một số ít trƣờng hợp
có văn bản viết tay giữa hai gia đình). Tuy nhiên loại con nuôi này khác với
con nuôi trên danh nghĩa là ngƣời con nuôi ở hẳn với cha, mẹ nuôi và gắn bó
với cha mẹ nuôi”[3, tr70].
Có thể nhận thấy quan hệ con nuôi thực tế và con nuôi danh nghĩa có
dấu hiệu giống nhau là đều không đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền, song về bản chất của hai quan hệ là khác nhau. Con nuôi thực tế là
ngƣời đƣợc nhận làm con trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc
nuôi con nuôi, giữa ngƣời nuôi và ngƣời đƣợc nhận nuôi đã thực hiện đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau, nhƣng không đăng ký
việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền [13].
Vậy có thể định nghĩa nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi
nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa ngƣời nhận con nuôi và ngƣời
đƣợc nhận làm con nuôi trên thực tế đời sống xã hội mà chƣa đăng ký tại cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền gọi là nuôi con nuôi thực tế.
1.1.3. Đặc điểm của quan hệ nuôi con nuôi thực tế
- Nuôi con nuôi thực tế xuất phát từ yếu tố tình cảm: Việc nuôi con
nuôi phát sinh có thể do nhiều lý do khác nhau nhƣng yếu tố chi phối đầu tiên
và không thể thiếu đó là xuất phát yếu tố tình cảm, bởi cũng giống nhƣ việc
nuôi con nuôi nói chung, trong nuôi con nuôi thực tế giữa cha, mẹ nuôi và
con nuôi hình thành mối quan hệ cha, mẹ và con, các bên đã thực hiện việc
10


chăm sóc và nuôi dƣỡng nhau trên thực tế... Vì vậy mà nuôi con nuôi thực tế
phải xuất phát từ yếu tố tình cảm thì các bên mới có thể xây dựng và vun đắp
tình cảm cha, mẹ con bền vững.
- Nuôi con nuôi thực tế là quan hệ lâu dài, bền vững: Giữa ngƣời nhận
nuôi và ngƣời đƣợc nhận nuôi đã phát sinh quan hệ cha mẹ con từ trƣớc khi

đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, các bên đã xây dựng tình cảm,
gắn kết giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, tự nguyện thực hiện việc chăm sóc,
nuôi dƣỡng nhau xuất phát từ tình cảm mà không phải theo sự áp đặt từ yếu tố
bên ngoài. Vì vậy mà nuôi con nuôi thực tế là quan hệ lâu dài, bền vững.
- Các bên tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ: Nuôi con nuôi xuất
phát từ ý chí, nguyện vọng của các bên chủ thể, Nhà nƣớc không thể dùng
pháp luật để ép buộc các bên phải tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi nếu
nhƣ họ không muốn. Vì vậy mà các bên hình thành mối quan hệ cha, mẹ và
con bền vững, sống chung một mái nhà, gắn bó tình cảm nhƣ ngƣời ruột thịt
nên các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, nuôi và con nuôi đƣợc thực hiện xuất
phát từ ý chí, tự giác của các bên mà không phụ thuộc vào tác động bên ngoài.
- Gắn bó mối quan hệ cha, mẹ và con trên thực tế: Các bên đã tự
nguyện bày tỏ ý chí thiết lập quan hệ cha mẹ con trên thực tế mà không có sự
tham gia của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Việc cho - nhận con nuôi có
thể đƣợc thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản tùy thuộc vào ý chí của
chủ thể nhƣng hệ quả của việc thỏa thuận đó là giữa ngƣời nhận nuôi và
ngƣời đƣợc nhận nuôi đã phát sinh quan hệ cha, mẹ và con đƣợc họ hàng và
mọi ngƣời xung quanh thừa nhận mà không đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền.
- Nuôi con nuôi thực tế không mang yếu tố đền bù ngang giá: Mục đích
của việc nuôi con nuôi nhằm giúp cho trẻ em có đƣợc gia đình thay thế đƣợc
chăm sóc nuôi dƣỡng và phát triển trong môi trƣờng lành mạnh giúp cho việc
11


hình thành và phát triển sau này. Việc nuôi con nuôi xuất phát từ tình cảm, từ
những tấm lòng nhân đạo đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo...Vì vậy trong mọi trƣờng hợp lợi ích của trẻ
em luôn đƣợc xem xét, giải quyết trƣớc lợi ích của cha, mẹ nuôi. Vì vậy tính
chất đền bù ngang giá không đƣợc đặt ra trong quan hệ nuôi con nuôi.

1.2. Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế
Ở nƣớc ta, một quốc gia đang phát triển với mức thu nhập thấp kèm
theo di chứng nặng nề từ lịch sử các cuộc chiến tranh, vì vậy điều kiện kinh tế
xã hội còn gặp nhiều khó khăn kèm theo nhiều vấn đề phát sinh từ xã hội,
nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ nhiễm chất độc màu da cam
từ hậu quả chiến tranh Việt Nam, rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi khi vừa đƣợc sinh
ra, những gia đình hoàn cảnh đông con không có điều kiện chăm sóc con
cái…. các em đã sớm phải bƣơn trải ngoài xã hội để lo miếng cơm manh áo
phải đi đánh giày, ăn xin… nhiều trƣờng hợp bị dòng đời xô đẩy đã rơi và
những tệ nạn xã hội nhƣ trộm cắp, móc túi, thậm chí giết ngƣời cƣớp của
…đã và đang trở thành gánh nặng của xã hội. Trong khi đó, lẽ ra ở lứa tuổi
này các em phải đƣợc chăm sóc từ cha mẹ và những ngƣời thân yêu của mình,
đƣợc cắp sách đến trƣờng, đƣợc vui chơi nhƣng các em hầu nhƣ không đƣợc
một mái ấm gia đình đƣợc học hành, giáo dục. Vì vậy vấn đề nuôi con nuôi có
ý nghĩa rất quan trọng giúp trẻ em có đƣợc một mái ấm gia đình, đƣợc hƣởng
sự chăm sóc nuôi dƣỡng từ gia đình cha, mẹ nuôi, giúp cho các em có sự phát
triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần; Ngoài ra, việc nhận con nuôi cũng
giúp cho những ngƣời đơn thân, những cặp vợ chồ ng hiếm con , vô sinh đƣợc
có con, có chỗ dựa tinh thần để cảm nhận đƣợc cuộc sống trọn vẹn.
Nuôi con nuôi là hiện tƣợng xã hội phổ biến vì vậy việc ban hành pháp
luật về nuôi con nuôi là rất cần thiết để có cơ sở bảo vệ bền vững cho quan hệ
cha, mẹ nuôi và con nuôi. Trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nƣớc,
12


pháp luật về nuôi con nuôi cũng đã có những quy định, có sự thay đổi cho phù
hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế đã không ít trƣờng hợp do
không hiểu biết pháp luật nên khi phát sinh quan hệ nuôi con nuôi các bên đã
tự thỏa thuận việc cho, nhận con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc

thiểu số.. Mặc dù Luật HN&GĐ đã quy định việc nhận nuôi con nuôi phải
đƣợc cơ quan hành chính đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch nhƣng đã không đƣợc
ngƣời dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật bởi tâm lý, quan niệm
cho rằng tình cảm, sự yêu thƣơng và trách nhiệm cho nhau là đủ để gắn kết
cha, mẹ con.
Cùng với sự phát triển của xã hội các vấn đề phát sinh liên quan đến quan
hệ nuôi con nuôi nhƣ quyền hƣởng di sản thừa kế giữa cha, mẹ nuôi và con
nuôi, tranh chấp thừa kế giữa anh, chị em nuôi… ngƣời dân cũng nhận thức rõ
hơn về việc sự cần thiết phải đăng ký quan đến tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền để đảm bảo cho quan hệ cha, mẹ con bền vững. Tuy nhiên không phải lúc
nào pháp luật cũng kịp thời điều chỉnh các sự kiện phát sinh trên thực tế, chẳng
hạn đến khi đi đăng ký thì con nuôi đã quá tuổi, không đủ điều kiện để đăng ký.
Vì vậy, Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích của cả bên nuôi và bên đƣợc nhận nuôi về việc nuôi con
nuôi đã phát sinh trên thực tế nhƣng không đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền. Điều 50 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều khoản
chuyển tiếp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nuôi con nuôi.
Có thể thấy rằng nuôi con nuôi là biện pháp hữu hiệu và có ý nghĩa hết
sức to lớn để cho trẻ em đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trong tình
yêu thƣơng của gia đình và ngƣời thân. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào, xã
hội có thay đổi đến đâu cũng phải đảm bảo đƣợc mục đích là vì tƣơng lai trẻ
em - tƣơng lai đất nƣớc.
13


1.3. Pháp luật điều chỉnh về nuôi con nuôi thực tế ở Việt Nam
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nuôi con nuôi thực tế
* Phong tục tập quán và đạo đức truyền thống:
Việc nhận trẻ mồ côi, không nơi nƣơng tựa làm con nuôi là việc làm
thiện, nhân đạo là phong tục thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc

“lá lành đùm lá rách” luôn đƣợc xã hội ủng hộ. Việc nhận nuôi con nuôi đối
với những trƣờng hợp này mang tính nhân đạo cao cả thể hiện tinh thần tƣơng
thân tƣơng ái của ngƣời dân Việt Nam ta.
Việt Nam có phong tục nhận nuôi con nuôi theo tập tục nối nòi- tục lệ
phổ biến có tính chất đặc trƣng ở các đồng bào dân tộc thiểu số. Nối nòi có
thể hiểu là sự thay thế ngƣời khác bằng một ngƣời trong họ hàng của ngƣời
chết để tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân nhằm duy trì dòng họ, nòi giống
“Đối với dân tộc Mường, Thái mà không có con thì họ nhận con của người
anh hay em làm con nuôi coi như con đẻ của mình”[27, tr70], “Người Chăm
cũng thường nhận nuôi con nuôi là người trong tộc họ, nếu không có thì kiếm
người ngoài tộc”[27,tr101].Có thể nói việc nhận con nuôi trong họ đã trở
thành một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, phù hợp với
tâm lý của ngƣời Việt Nam “đông con nhiều cháu”.
Ngoài ra, với quan niệm của ngƣời Việt Nam “Có nếp, có tẻ” nên việc
nhận con nuôi còn để thỏa mãn tâm ý của ngƣời nhận nuôi. Bên cạnh đó, một
số ngƣời còn có quan niệm nhận con nuôi để lấy phúc, trong thực tiễn đời
sống rất nhiều trƣờng hợp vì mê tín nên đã nhận nuôi đứa trẻ để lấy phúc với
hi vọng đem lại may mắn cho gia đình, có thể giảm bớt tai vạ, những điều
không may mắn cho gia đình hoặc xin con nuôi để sinh con theo ý muốn...
Quan hệ nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, đạo đức truyền thống
tồn tại từ lâu trong cộng đồng ngƣời dân Việt Nam và đến nay vẫn đang tồn
tại, quan hệ này mặc dù chƣa đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm
14


quyền nhƣng đã đƣợc mọi ngƣời thừa nhận, các bên đã thực hiện các quyền
và nghĩa vụ cha, mẹ con trên thực tế.
*Tình hình thực tế của việc nuôi con nuôi:
- Thứ nhất: Việt Nam là nƣớc chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc chiến
tranh để lại, lịch sử phát triển của đất nƣớc ta rất khó khăn, xuất phát điểm

thấp chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn nên
dẫn đến trình độ nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế. Việc phát sinh quan hệ
nuôi con nuôi đƣợc ngƣời dân nhận thức giản đơn nhƣ việc có con nuôi chỉ
suy nghĩ theo hƣớng đối xử tốt nhƣ con đẻ, các bên chăm sóc nuôi dƣỡng
nhau chứ không nghĩ đến việc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
nên việc nuôi con nuôi không đăng ký rất phổ biến trong xã hội Việt Nam ta.
Ngoài ra, do điều kiện kinh tế xã hội nƣớc ta trƣớc đây gặp nhiều khó khăn
nên công tác tiếp cận pháp luật đến với ngƣời dân còn hạn chế do thiếu điều
kiện vật chất, công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật nói chung và nuôi
con nuôi nói riêng không đƣợc quan tâm trú trọng vì vậy khi phát sinh việc
nuôi con nuôi các bên tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ
con mà không đăng ký cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Thứ hai: Việt Nam là nƣớc có địa hình phức tạp cả đồng bằng và
miền núi, việc phát sinh quan hệ nuôi con nuôi không phải lúc nào ngƣời dân
đi đăng ký cũng thuận lợi. Thực tiễn cho thấy tại các tỉnh miền núi địa hình đi
lại phức tạp, khó khăn nhiều địa phƣơng để ngƣời dân đến cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền để thực hiện giao dịch phải mất một vài ngày mới đến nơi.
Việc nuôi con nuôi cũng vậy, có thể do đi lại khó khăn nên ngƣời dân ngại đi
đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Khảo sát tại các tỉnh miền núi
cho thấy, hầu hết con nuôi đều không đi đăng ký, thậm chí ngay cả con đẻ của
đồng bào cũng không đƣợc đăng ký khai sinh [28].

15


Ngoài ra, khi phát sinh quan hệ nuôi con nuôi thì cha, mẹ nuôi luôn
mong muốn ngƣời con nuôi sẽ đối xử với mình nhƣ cha, mẹ đẻ, muốn gắn kết
cha, mẹ và con bền vững nên cha, mẹ nuôi luôn muốn giấu việc nhận con nuôi
đối với ngƣời con nên không đến đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Việc phát sinh quan hệ nuôi con nuôi có thể do nhiều trƣờng hợp vô

sinh, hiếm muộn nên nhận con nuôi để đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng con cái…
- Thứ 3: Khi phát sinh quan hệ nuôi con nuôi ngƣời dân không đi đăng
ký có thể do nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau nhƣ ngại chuẩn bị hồ sơ,
giấy tờ hoặc không có đủ văn bản xuất trình cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền để tiến hành thủ tục đăng ký nên đã không đăng ký. Theo kết quả rà
soát và thống kê tại 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng của Cục Con
nuôi (Bộ Tƣ pháp), tính đến tháng 11-2013 có 5.236 trƣờng hợp nuôi con
nuôi thực tế; trong đó có 4.067 trƣờng hợp đủ điều kiện theo luật định, 1.169
trƣờng hợp không đáp ứng đủ điều kiện.Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là do có khó khăn về hồ sơ giấy tờ (chiếm 1.038 trƣờng hợp). Các giấy tờ
hay thiếu là giấy khai sinh của con nuôi, giấy kết hôn, chứng minh thƣ nhân
dân. Mặc dù nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Nuôi con nuôi đã có quy định
hết sức đơn giản về hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế song tại một số địa
phƣơng, nhiều ngƣời xin trẻ ở nơi khác về nuôi mà không báo với chính
quyền địa phƣơng, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhân thân của trẻ
nên không thể đăng ký việc nuôi con nuôi. Một số trƣờng hợp đã hợp thức
hóa con nuôi thành con đẻ khi đăng ký khai sinh, nhập hộ khẩu và các giấy tờ
khác đều ghi quan hệ là “con đẻ”[29] hoặc cán bộ đăng ký cửa quyền, hách
dịch.. nên ngƣời dân đã không đăng ký nuôi con nuôi.
Thực tiễn cho thấy khi đất nƣớc đang ngày càng phát triển, các mối
quan hệ xã hội, quan hệ gia đình đang dần có những thay đổi nhất định. Các
tranh chấp phát sinh trong gia đình đang ngày càng gia tăng và phức tạp
16


trong cơ chế giải quyết. Việc nuôi con nuôi thực tế do không đăng ký tại cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền nên không đƣợc pháp luật công nhận và bảo
hộ, quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi và con nuôi bị xâm hại. Hiện
nay rất nhiều việc phát sinh từ việc nuôi con nuôi nhƣ thừa kế, các tranh chấp
giữa con nuôi với gia đình cha, mẹ nuôi (anh chị em nuôi, ông bà nuôi...)

đang ngày càng gia tăng. Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha
mẹ nuôi và con nuôi, pháp luật đã quy định việc đăng ký nuôi con nuôi thực
tế tại Luật nuôi con nuôi năm 2010.
1.3.2. Pháp luật của Nhà nước ta về nuôi con nuôi thực tế
1.3.2.1. Luật HNN&GĐ năm 1959 về nuôi con nuôi thực tế
Pháp luật về nuôi con nuôi hay các ngành luật khác cũng vậy đều có
những giai đoạn phát triển nhất định, giai đoạn sau hoàn thiện và phát triển
hơn giai đoạn trƣớc dựa trên sự kế thừa và phát triển của xã hội.
Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của Nhà nƣớc ta điều
chỉnh về vấn đề nuôi con nuôi và việc nuôi con nuôi đƣợc đề cập đến duy
nhất tại một điều luật đó là Điều 24 quy định nhƣ sau: “...Việc nhận nuôi con
nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc
của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch...”.
Pháp luật trong giai đoạn này quy định rất sơ sài về nuôi con nuôi, không
có quy định gì về điều kiện giữa bên cho và bên nhận, hay trình tự, thủ tục việc
nuôi con nuôi. Vì vậy quyền lợi của trẻ em đƣợc nhận làm con nuôi chƣa đƣợc
bảo vệ, nhiều trƣờng hợp nhận con nuôi để khuếch trƣơng quyền thế của gia
đình hay nhận con nuôi có ngƣời làm công mà không phải trả tiền công…
Mặc dù quy định về nuôi con nuôi còn sơ sài nhƣng so với chế định
nuôi con nuôi các thời kỳ trƣớc thì Luật HN&GĐ năm 1959 đã có quy
định tiến bộ hơn đó là việc nuôi con nuôi phải đƣợc công nhận và ghi vào
sổ hộ tịch.
17


Pháp luật thời kỳ trƣớc không có quy định gì về việc đăng ký nuôi con
nuôi. Chẳng hạn nhƣ Bộ dân luật giản yếu năm 1883 chỉ quy định: “Việc
nuôi con nuôi phải được lập khế ước và khế ước đó phải làm trước mặt Hộ
lại chổ trú quán của người đứng nuôi. Cha mẹ nuôi hoặc chổ trú quán của
người con đó, người đứng nuôi và vợ (nếu có) phải ký vào khế ước đó nếu

chấp nhận việc nuôi con nuôi”[1, Điều 187]. Với việc quy định nhƣ trên, nếu
bên cho và nhận con nuôi không lập khế ƣớc thì không đƣợc công nhận, mặc
dù việc lập khế ƣớc chỉ thể hiện sự tham gia giữa bên cho và nhận nhƣng đó
là văn bản chứng minh việc nuôi con nuôi đã đƣợc thỏa thuận giữa các bên,
nếu sảy ra tranh chấp thì văn bản đó là sơ sở chứng minh cho sự thỏa thuận.
Pháp luật trong giai đoạn này không có quy định gì về việc nuôi con nuôi phải
có sự tham gia của cơ quan nhà nƣớc.
Luật HN&GĐ năm 1959 mặc dù quy định còn sơ sài về chế định nuôi
con nuôi nhƣng đã có những quy định sơ khai về việc công nhận của cơ quan
nhà nƣớc, là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định nuôi con nuôi
sau này.
1.3.2.2. Luật HN&GĐ năm 1986 về nuôi con nuôi thực tế
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc, hai miền Nam –Bắc
đã thống nhất. Vì vậy Luật HN&GĐ 1959 không còn phù hợp với tình hình
thực tiễn đất nƣớc. Hiến pháp năm 1986 ra đời - văn bản pháp lý quan trọng
tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong cả nƣớc. Trong hoàn
cảnh đất nƣớc có nhiều biến động nhƣ trên, cần phải có một văn bản pháp luật
chính thống điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong cả nƣớc. Vì vậy
Luật HN&GĐ năm 1986 đã đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1986. Sự ra đời của Luật HN&GĐ
năm 1986 là một tất yếu khách quan, Luật gồm 10 chƣơng, 57 Điều, chế định
nuôi con nuôi đƣợc quy định tại Chƣơng VI gồm 06 Điều (từ Điều 34 đến
18


Điều 39) gồm những quy định về tuổi của ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi, ý
chí của các bên và việc nhận nuôi con nuôi phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. Nhƣ vậy, điểm giống nhau Luật
HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi
con nuôi phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ

hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý. Có thể thấy, Luật HN&GĐ năm 1986 có
nhiều điểm tiến bộ hơn năm 1959, quy định cụ thể tại các điều luật riêng biệt,
điều kiện đối với ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi, ngƣời nhận con nuôi đã
đƣợc luật hóa tạo điều kiện cho việc áp dụng và thống nhất trong quá trình
giải quyết nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tiễn, để phù hợp với thực trạng
khách quan trong điều kiện đất nƣớc có nhiều biến động không phải lúc nào
phát sinh sự kiện nuôi con nuôi đều đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền, vì nhiều lý do khác nhau có thể do đi lại khó khăn, do phong tục
tập quán, thiếu hiểu biết pháp luật…mà rất nhiều trƣờng hợp giữa bên cho và
bên nhận con nuôi tự thỏa thuận mà không đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền (gọi là con nuôi thực tế). Việc nuôi con nuôi thực tế
không đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nên về mặt pháp lý
quan hệ đó không có giá trị, không đƣợc pháp luật công nhận và bảo hộ vì
vậy quyền và lợi ích hợp pháp các bên không đƣợc pháp luật bảo vệ. Để khắc
phục những tồn tại trên, ngày 20 tháng 01 năm 1988, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HĐTPTANDTC
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hƣớng dẫn áp dụng Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định: “Những điều kiện về nuôi con
nuôi đã được quy định trong các điều 34, 35, 36, và 37 nhưng trước khi Luật
này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì
vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị
19


×