Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chuyên đề chuyển động cơ học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.89 KB, 15 trang )

Bài tập vật lí lớp 10
CHƯƠNG MỘT: ĐỘNG

HỌC CHẤT ĐIỂM

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Dạng 1: Tính toán các đại lượng liên quan đến chuyển động thẳng đều
Bài 1: Hai xe chuyển động thẳng đều trên một đường thẳng với các tốc độ không đổi. Nếu hai xe đi ngược chiều
nhau thì sau 15min khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu hai xe chuyển động cùng chiều nhau thì khoảng
cách giữa hai xe giảm 5km sau 15min. Tính tốc độ trung bình của mỗi xe.
Bài 2: Hai địa điểm A và B cách nhau 60km xe 1 đi từ A đi đến B với vận tốc 15km/h.Sau một giờ xe 2 cũng xuất
phát tứ A đi về B.Hỏi xe 2 phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B cùng lúc với xe ?
Bài 3: Một người đi từ A đến B rồi từ B đến C với cùng một vận tốc.Quãng đường đầu người đó đi mất
2phút40giây,Quãng đường thứ 2 người đó đi mất 2phút khoảng cách giữa A và C dài 1km.Tính vận tốc của người
đó?
B
A
C
Bài 4:Quãng đường AB cách nhau 60km một người dự định đi từ A đến B trong khoảng thời gian định trước nên
đi với vận tốc 30km/h.Sau khi đi được 1/4 quãng đường thì người đó muốn đến sớm hơn thời gian dự định 30phút
hỏi người đó phải đi tiếp tục với vận tốc bao nhiêu để sớm hơn dự định 30 phút?
Bài 5: Một người dự định đi hết quãng đường AB trong một khoảng thời gian nên đã đi với vận tốc
12km/h.nhưng vì có việc phải đến sớm 1h nên người đó đã tăng vận tốc dự định thêm 3km/h.Hỏi quãng đường
AB dài bao nhiêu và ban đầu người đó dự định di trong bao nhiêu lâu?
Bài 6: Lúc 7 h sáng hai ô tô chuyển động thẳng đều hướng về nhau với các vận tốc 40 km/h và 60 km/h, hai xe
cách nhau 150 km. Hỏi hai ô tô gặp nhau lúc mấy giờ? Ở đâu?
Bài 7: Lúc 6 h một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 8 km. Cả hai chuyển động thẳng đều
với các vận tốc 12 km/h và 4 km/h. Tìm vị trí, thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.

Dạng 2: Thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Định vị trí và thời điểm gặp nhau của
các vật chuyển dộng


Bài 1:Cùng lúc ở 2 địa điểm A,B cách nhau 20km 2 xe xuất phát theo chiều từ A đến B.vật 1 đi từ A với vận tốc
60km/h vật 2 đi từ B với vận tốc 40km/h.
a) Lập phương trình chuyển động
b) Xác định vị trí và thời gian mà 2 vật gặp nhau
Bài 2: Lúc 7h vật 1 đi từ A đến B với vận tốc 36km/h cùng lúc đó vật 2 di chuyển từ B về A với vận tốc 28km/h
quãng đường AB dài 96km
a) Lập phương trình chuyển động
b) Lúc 8h 2 xe cách nhau bao nhiêu ?
c) Tìm vị trí và thời gian lúc 2 xe gặp nhau?
Bài 3: Lúc 6h một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 4km/h sau 1h một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc
12km/h Xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau.
Bài 4: Lúc 8h vật 1 đi từ A đến C với vận tốc V1 lúc 8h30 vật 2 đi từ B đến C cũng với vận tốc V1 lúc 9h vật 3 đi
từ A đến C với vận tốc V2 vật 3 gặp vật 1 lúc 11h và gặp vật 2 11h30 biết AB dài 30km.Tính V1 ,V2 ?(biết B nằm
giữa A và C)
Bài 5: Lúc 6h hai người đi bộ khởi hành từ A đi về B người 1 đi với vận tốc 4km/h người 2 với vận tốc 12km/h
cùng lúc đó 1 người đi xe máy với vận tốc 10m/s từ B đến A.Khi người thứ 3 gặp người 1 thì chở người 1 và
quay trở lại.Xác định thời gian và thời điểm 3 người gặp nhau.Cho AB=40km
Bài 6: Hai ôtô cùng xuất phát từ Hà Nội đi Vinh,chiếc thứ nhất chạy với vận tốc trung bình 60km/h,chiếc thứ 2
chạy với vận tốc trung bình 70km/h.Sau 1h30ph chiếc thứ 2 dừng lại nghỉ 30ph rùi tiếp tục chạy với vận tốc như
trước.Coi các ôtô chạy trên đường thẳng.

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

1


Bài tập vật lí lớp 10
a) Hỏi sau bao lâu xe 2 đuổi kịp xe đầu?

b) Khi đó 2 xe cách Hà Nội bao xa ?
Bài 7: Lúc 8 h hai ô tô cùng lúc khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận
tốc của xe đi từ A là 36 km/h và của xe đi từ B là 28 km/h.
a, Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ có A là gốc và chều dương từ A đến B.
b. Tìm vị trí của hai xe và khoảng cách giữa chúng lúc 9 h.
c. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Bài 7: Cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, có hai xe chạy cùng chiều từ A và B sau 2h đuổi
kịp nhau.Biết vận tốc của xe thứ nhất là 30 km/h. Tính vận tốc xe thứ hai. Giải bài toán bằng cách lập phương
trình chuyển động
Bài 8: Một xe khởi hành từ A lúc 9h để về B theo chuyển động thẳng đều với vận tốc 30 km/h. Nửa giờ sau, một
xe đi tứ B về A với vận tốc 54 km. Cho AB = 100km. Xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau.
Bài 9: Lúc 7h có một xe khởi hành từ A chuyển động về B theo chuyển động thẳng đều với vận tốc 40 km/h.
Lúc 7h30, một xe khác khởi hành từ B về A theo chuyển động thẳng đều với vận tốc 50km/h. Cho AB =110km.
a, Xác định vị trí của mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 8h và 9h.
b, Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? ở đâu?

Dạng 3: Vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều. Dùng đồ thị để giải toán về chuyển động.
Bài 1: Giải bài 6 Biểu diễn đồ thị chuyển độngcủa 2 xe trên cùng một hệ trục toạ độ
Bài 2: Lúc 8h một người đi từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h cùng lúc đó một người đi ngược lại với
vận tốc 40km/h.Biết quãng đường dài 100km.
a) Lập phương trình chuyển động
b) Xác định vị trí 2 người gặp nhau
c) Vẽ trên cùng một đồ thị
Bài 3: Lúc 6h một người xuất phát từ A với vận tốc 10m/s.Sau đó 30ph một người đi từ B về A với vận tốc
54km/h.Biết AB=108km
a) Lập phương trình chuyển động
b) Xác định thời gian và địa điểm hai vật gặp nhau
c) Biểu diễn trên cùng một đồ thị
Bài 4: Lúc 10h xe đạp đi từ A đến C với vận tốc 10km/h cùng lúc đó người đi bộ đi ngược chiều với xe đạp từ A
đến B với vận tốc 5km/h.Sau khi đi được 30ph thì xe đạp nghỉ 30ph rùi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận

tốc 10km/h
a) Vẽ đồ thị
b) Căn cứ vào đồ thị xác định thời gian và địa điểm gặp nhau
Bài 5: Dựa vào đồ thị lập phương trình chuyển động
x(km)
100
60
20
1 2
t(h)
Bài 6: Lúc 6h đoàn tàu đi từ A đến B với vận tốc 45km/h.Sau khi đi được 40ph thì tàu dừng lại 1 ga trong 10ph
sau đó tiếp tục chạy với vận tốc lúc đầu.Lúc 6h50p cũng khởi hành từ A đến B 1 ôtô chuyển động với vận tốc
60km/h.Coi chuyển động của tàu và ôtô là chuyển động thẳng đều.
a) Vẽ đồ thị chuyển động của tàu và ôtô trên cùng một hệ toạ độ.
b) Căn cứ vào đồ thị,xác định vị trí và thời gian ôtô đuổi kịp tàu
c) Lập phương trình chuyển động của tàu và xe từ lúc xe bắt đầu chạy tìm vị trí và thời điểm xe đuổi kịp tàu
so sánh kết quả tìm được ở câu a,b

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

2


Bài tập vật lí lớp 10
Bài 7: Lúc 7h một ôtô đi từ A về B với vận tốc 60km/h cùng lúc một ôtô khác đi từ B về A với vận tốc
75km/h.Biết AB=105km
a) Lập phương trình chuyển động
b) Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

c) Vẽ đồ thị hai xe trên cùng một hình.Dựa vào đồ thị,xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
Bài 8 : Lúc 8h, một ôtô đi từ Hà Nội về Hải Phòng với tốc độ v1 = 60km/h. Cùng lúc đó một ôtô thứ hai đi từ Hải
Phòng về Hà Nội với tốc độ v2 = 40km/h. Hà Nội cách Hải Phòng 100km.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ. Lấy Hà Nội làm gốc, chiều dương từ
Hà Nội đến Hải Phòng, gốc thời gian lúc 8h.
b) Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của hai xe trên hệ trục. Dựa vào đồ thị xác định thời điểm và vị trí hai xe
gặp nhau.
Bài 9: Lúc 12h20min hai bạn học sinh chở nhau đi học bằng xe đạp với tốc độ v 1 = 12km/h, sau khi đi được
10min một bạn chợt nhớ minh để quên bút ở nhà nên quay lại và đuổi theo với tốc độ như cũ. Trong lúc đó bạn
thứ hai tiếp tục đi bộ đến trường với tóc độ v2 = 6km/h và hai bạn đến trường cùng lúc.
a) Hai bạn đến trường lúc mấy giờ? Trễ học hay đúng giờ? Biết giờ vào học lúc 13h.
b) Tính quãng đường từ nhà tới trường
c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai bạn trên một hệ trục tọa độ (giả sử quãng đường từ nhà đ ến trường là
thẳng, các bạn chuyển đông với tốc độ không đổi).
Bài 10: Lúc 6h xe thứ nhất chuyển động đều từ A đến C. Đến 6h30min xe thứ hai đi từ B đến C cùng tốc độ với
xe 1 (A, B, C theo thứ tự trên đường thẳng AB = 30 km ). Lúc 7h một xe thứ ba đi từ A đến C gặp xe 1 lúc 9h,
gặp xe 2 lúc 9h30min
a) Tìm tốc độ của mỗi xe bằng cách lập phương trình chuyển động
b) Vẽ đồ thị miêu tả chuyển động của 3 xe trên cùng một hệ trục
Bài 11: Cho phương trình dạng tổng quát là: x = x0 + vt. Hãy lập phương trình chuyển động trong các trường hợp
sau:
a) Độ lớn vận tốc là 10m/s, vật chuyển động ngược chiều dương lúc t=2s và x=30m.
b) Lúc t1= 1s, x 1= -15m, t2 = 4s, x2= 0
Bài 12: Cho đồ thị chuyển động của hai xe như hình vẽ:
a) Hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.
b) Xe thứ nhất chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu thì có thể gặp xe thứ hai 2 lần.
x (km)
25
20
15

10
5

t (h)
0.5 1 1.5 2 2.5

CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Dạng 4: Tính vận tốc trung bình
Bài 1: Một người đi từ A đến B trong nữa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 12km/h nữa quãng đường sau
đi với vận tốc 18km/h.Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường của người đó?
Đ/S: 14,4km/h

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

3


Bài tập vật lí lớp 10
Bài 2: Một người đi từ A đến C với vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AC là 16km/h sau đó tiếp tục đi từ C
đến D với vận tốc là 10km/h rồi tiếp tục đi từ D đến B với vận tốc 4km/h. Biết thời gian đi từ C đến D và từ D
1
đến B là bằng nhau và quãng đường AC= AB . Tính vận tốc trung bình trên quãng đường AB.
2
Đ/S: 9,74 km/h
Bài 3: Một người đi từ A đến B.Trong nữa đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc 30km/h. Tính vận tốc trung
bình trên nữa đoạn đường sau. Biết vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 37,5Km/h
Đ/S: 50 km/h
Bài 4: Một người đi từ A đến B trong nửa thời gian đầu người đó đi với vận tốc 30km/h nửa thời gian sau người

đó đi với vận tốc 50km/h. Tìm vận tốc trung bình người đó đã đi?
Đ/S: 40 km/h
Bài 5: Một xe trong thời gian đầu t1 chạy với vận tốc trung bình V1 và trong thời gian t2 còn lại chạy với vận tốc
trung bình V2
a) So sánh vận tốc trên cả đoạn đường và trung bình cộng của vận tốc trên cả đoạn đường
b) Muốn giá trị của hai vận tốc này bằng nhau, thì phải thoả mãn điều kiện gị?
Đ/S:a) v  v tb
b) t1=t2
Bài 6: Trong nửa đoạn đường đầu xe chạy với vận tốc trung bình V1 trong nửa đoạn đường sau xe chạy với vận
tốc V2
a) Xác định vận tốc trung bình trên cả đoạn đường
b) Tìm điều kiện để vận tốc trung bình trên cả đoạn đường này bằng vận tốc trung bình cộng của hai vận tốc
nói trên
2v1v 2
Đ/S:a) v 
v1  v 2
b) V1 =V2
Bài 7: Một xe ôtô trong nữa thời gian đầu chạy với vận tốc trung bình V1 và trong nữa thời gian sau chạy với vận
tốc trung bình V2 .Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường và cho biết giá trị vận tốc này có bằng trung bình
của hai vận tốc trung bình nói trên không?
v v
Đ/S: v  1 2
2
Bài 8: Một ôtô đi trên quãng đường AB. Trong 1/3 quãng đường đầu xe chạy với vận tốc V1 trong 1/3 đoạn
đường kế xe chạy với vận tốc V2 và trong 1/3 đoạn đường cuối xe chạy với vận tốc V3.
a) Xác định vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường. Vận tốc trung bình này có bằng vận tốc trung bình
cộng của ba vận tốc nói trên không?
b) Cho V1=20km/h, V2=30km/h, V3=60km/h. Tính v ?
3
 30km / h

Đ/S: v 
1 1 1
 
v1 v 2 v3
Bài 9: Một ôtô chuyển động trên quãng đường AB.Trong nữa đoạn đường đầu xe chạy với vận tốc
v1 =30km/h.Trong nửa đoạn đường còn lại,nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc v 2 = 50km/h và nửa thời gian
sau chạy với vận tốc v3 =40km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
Đ/S: v 

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

1
1
1

2v1 v 2  v3

 36km / h

4


Bài tập vật lí lớp 10
Bài 10: Một ôtô đi từ A đến B. Trong 1/3 đoạn đường đầu xe chạy với vận tốc v1 . Trên quãng đường còn lại
trong 2/3 thời gian đầu đi với vận tốc v 2 và thời gian còn lại đi với vận tốc v3
a) Thiết lập công thức tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường nói trên.
b) Nếu cho v 2 =1,5 v1 ; v3 = 3 v1 và v1 =30km/h. Tính vận tốc trung bình nói trên.
Đ/s:a) v 


1
1
2

3v1 2v 2  v3

b) v 

3v1
 45km / h
2

Dạng 5: Xác định các đại lượng trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Bài 1: Một ôtô đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh sau 55s thì dừng lại
a) Tính gia tốc của xe đó
b) Tính quãng đường xe đi được kể từ khi hãm phanh.
Đ/s: -4/11m/s2;550m
Bài 2: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều vói gia tốc a=
1m/s2 biết chiều dài của dốc là 192m.Hãy tính xem sau thời gian bao lâu thì ôtô đi hết dốc và tính vận tốc ôtô ở
chân dốc.
Đ/s:12s ; 22m/s
Bài 3: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc bằng 36km/h thì hãm phanh tàu chuyển động chậm dần đều và
dừng hẳn khi chạy thêm 100m hỏi sau 10s tính từ lúc hãm phanh tàu ở vị trị nào và có vận tốc bằng bao nhi êu?
Đ/s: 75m ; 5m/s
Bài 4: Một người đi xe đạp lên dốc dài 50m chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu là 18km/h và vận tốc
ở cuối dốc là 3m/s.Tính gia tốc và thời gian để đi hết dốc đó.
Đ/s: -0,16m/s2;12,5s
Bài 5: Một người đang chạy với vận tốc 90km/h thì thấy một người cách mình 30m liền hãm phanh chuyển động
chậm dần đều với gia tốc 5m/s2 hỏi người lái xe có đâm vào người đó hay không?

Đ/s: có
Bài 6:Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì hãm phanh. Xe chạy thêm 10s nữa thì dừng hẳn.
a) Tính gia tốc của xe và quãng đường xe chạy thêm được.
b) Tính vận tốc và quãng đường khi xe đang chạy ở giây thứ 5 sau khi hãm phanh.
Đ/S: a) a=-1,5m/s2,S=75m
b) v=7,5 m/s S=56,26m
Bài 7: Người ta dùng tay búng một viên bi lên con dốc. Khi lên được 50cm, vận tốc viên bi giảm còn 40cm/s.
Sau đó viên bi lăn thêm 2s nữa thì tới đỉnh dốc và dừng hẳn.
a) Tính vận tốc ban đầu của viên bi và chiều dài con dốc
b) Khi lên đến đỉnh thì bi bị tuộc dốc và lăn hết 6s thì tới chân dốc tính vận tốc khi bi ở giữa dốc
c) Nếu thời gian bi lăn xuống trong nửa dốc đầu tiên là 3s. Tính vận tốc của viên bi tại chân dốc
Đ/S: a) Vo=0,6m/s,S=0,9m
b) v3 =0,15 2m / s
c) v= 0,3 2m / s
Bài 8: Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, trong giây thứ 5 ôtô đi được 45m.
a) Tính gia tốc chuyển động của xe
b) Tính quãng đường xe đi được trong 5s
Đ/S: 10m/s2;125m
Bài 9: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu V o=10m/s. Trong giây thứ 5 vật đi được quãng
đường dài 28m.
a) Tính quãng đường đi được trong 10s

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

5


Bài tập vật lí lớp 10

b) Tính quãng đường đi được trong giây thứ 10
Đ/S: 300m; 48m
Bài 10: Một viên bi lăn không vận tốc đầu đỉnh một con dốc dài 90cm. Hãy chia con dốc trên thành 3 đoạn sao
cho viên bi lăn trên ba đoạn này những khoảng thời gian bằng nhau.
Đ/S: 10cm;30cm;50cm
Bài 11: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu. Biết rằng trong những thời gian bằng nhau liên
tiếp ôtô đi được những quãng đường S1,S2,S3.....Chứng minh rằng:
a) S1 :S2 :S3 = 1:3:5
b) S2 - S1 = S3 - S2 = hằng số
Bài 12: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu Vo .Trong giây thứ n vật đi được một quãng
đường l(m).Tính gia tốc của xe?
2(l  vo )
Đ/S: a=
m / s2
2n  1
Bài 13: Quan sát viên đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa thứ nhất chạy qua
mặt người ấy trong 5s. Hỏi toa thứ 4 qua mặt người ấy trong bao lâu?
Đ/S: 1,34s
Bài 14: Một viên bi lăn không vận tốc đầu trên một con dốc (coi ma sát là không đang kể). Trong đoạn đường S
(cm) đầu tiên viên bi lăn trong 2s. Hỏi để lăn trong đoạn đường S (cm) tiếp theo viên bi phải mất thời gian bao
lâu? Coi chuyển động là nhanh dần đều.
Đ/S: ( 8  2 )s
2
Bài 15: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=4m/s . Quãng đường vật đi được trong giây thứ 4 là
20m
a) Tính vận tốc ban đầu của ôtô nói trên.
b) Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 5.
Đ/s: V0=6m/s; 24m
Bài 16:Tính gia tốc của chuyển động trong mỗi trường hợp sau:
a, Xe rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút vận tốc đạt 54km/h.

b, Đoàn xe lửa đang chạy thẳng đều với vận tốc 30 km/h thì hãm phanh và dừng lại sau 10 s.
c, Xe chuyển động nhanh dần đều sau 1 phút vận tốc tăng từ 18 km/h đến 72 km/h.
Bài 17:Một đoàn tàu đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh. Tàu chạy chậm dần đều và
dừng hẳn sau khi chạy thêm 100m. Hỏi 10s sau khi hãm phanh tàu có vị trí nào và vận tốc bằng bao nhiêu.
Bài 18 :Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v 0 = 18 km/h. Trong giây thứ 4 kể từ lúc bắt
đầu chuyển động nhanh dần xe đi được 12m. Tính :
a, Gia tốc của vật.
b, Quãng đường đi được sau 10s.
Bài 19: Sau 10s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống 18 km/h. Nó chuyển động đều trong 30s tiếp theo. Sau
cùng nó chuyển động chậm dần đều và đi thêm 10s thì dừng hẳn. Tính gia tốc trong mỗi giai đoạn.
Bài 20: Một ô tô đang đi thẳng đều với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần dều sau 20s, đạt vận
tốc 14 m/s. Tính vận tốc của xe sau 40s và quãng đường xe đi được trong thời gian đó.
Bài 21: Một viên bi được thả lăn không vận tốc ban đầu trên một mặt phẳng. Trong giây thứ 4 bi lăn được 35 cm.
Tìm gia tốc của bi và quãng đường bi đi được trong thời gian đó.
Bài 22: Một ô tô đang đi với vận tốc 10 m/s thì hãm phanh đi chậm dần đều và khi đi thêm được 84 m thì vận tốc
còn 4m/s. Tìm gia tốc của ô tô và thời gian để ô tô đi được 75m kể từ lúc hãm phanh.
Bài 23: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
0,1 m/s2 và đến cuối dốc đạt tới 72 km/h. Tìm chiều dài của dốc và thời gian đi hết dốc.
Bài 24: Một ô tô đang chạy với vận tốc 72 km/h thì tắt máy chuyển động chậm dần đều, chạy thêm được 200m thì
dừng hẳn.

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

6


Bài tập vật lí lớp 10
a, Tính gia tốc của xe, thời gian từ lúc tắt máy đến lúc dừng lại.

b, Kể từ lúc tắt máy, ô tô mất bao nhiêu thời gian để đi thêm được 150m.
Bài 25: Một đầu tàu đang đi với vận tốc 18 km/h thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2.
Chiều dài của dốc là 330m. Tính thời gian để đầu tàu xuống hết dốc và vận tốc ở cuối dốc.
Bài 26: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 18 km/h. Trong giây thứ 5 vật đi được
quãng đường là 5,45m. Tìm:
a, Gia tốc của vật.
b, Quãng đường vật đi được sau 10s.
Bài 27: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt vận tốc 10m/s.
Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi đi được 2000m.
Bài 28: Một người đi xe đạp lên dốc dài 50m theo chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc lúc bắt đầu lên dốc
là 18 km/h và vận tốc cuối 3m/s. Tính gia tốc và thời gian lên dốc.

Dạng 6: Viết phương trình của chuyển động biến đổi đều
Bài 1: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh.Xe chuyển động chậm dần đều sau 5s thì
dừng hẳn.Viết phương trình chuyển động của xe.
Đ/s: x  t 2  10t
Bài 2: Một vật chuyển đổng thẳng biến đổi đều với phương trình x  3t 2  4t  6
a) Xác định gia tốc của vâtj chuyển động nói trên
b) Tính vận tốc xe vào thời điểm t=2s (so với gốc)
c) Khi xe đạt vận tốc v=8m/s,thì vật ở vị trí nào?
Đ/s: a=6m/s2; v1 =16m/s; x=23/3 m
Bài 3: Một vật chuyển động nhanh dần đều từ A đến B với vận tốc ban đầu 2m/s gia tốc là 1m/s2.Viết phương
trình của vật chuyển động nói trên.
1
Đ/s: x  t 2  2t
2
Bài 4: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 4m/s.Biết giây thứ 2 ôtô đi được đoạn đường
7m.
a) Tính gia tốc chuyển dộng của ôtô
b) Viết phương trình chuyển động của ôtô nói trên

a  2m / s 2
Đ/s:
x  t 2  4t
Bài 5: Quãng đường Ab dài 4ôm cùng lúc một ôtô chuyển động nhanh dần đều bắt đầu từ A với gia tốc
1m/s2.Một ôtô khác chạy nhanh dần đều qua B với vận tốc 12m/s chạy về A với gia tốc 2m/s2.Viết phương trình
chuyển động của hai xe nếu lấy chiều dương là chiều từ A đến B và gốc toạ độ,gốc thời gian tại A và lúc xe ở A
bắt đầu xuất phát
1
Đ/s: x A  t 2 ; x B  t 2  12t  400
2

Dạng 7: Xác định vị trí thời điểm gặp nhau của hai vật chuyển động biến đổi đều
Bài 1: Lúc 7h xe thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc 2m/s chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2.Cùng
lúc xe 2 đi từ B đến A chuyển động chậm dần đều với vận tốc qua B là 4m/s có gia tốc 0,2m/s2 . Biết AB=160m

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

7


Bài tập vật lí lớp 10
a) Lập phương trình dao động
b) Định vị trí và thời điểm hai vật gặp nhau
Đ/s:Tuỳ vào chọn hệ quy chiếu
Gặp lúc 7h20s
Bài 2: Một ôtô bắt đầu xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2.Cùng lúc một xe đạp
chuyển động thẳng đều xuất phát từ B. Sau 40s thì hai xe gặp nhau tìm vận tốc của xe đạp.Tìm khoảng cách của
hai xe sau 1ph40s.Cho AB=120km,hai xe xuất phát cùng chiều

Đ/s: 5m/s;1380m
Bài 3: Xe 1 khi đi qua A có vận tốc là 18km/h thì chuyển động chậm dần đều với gia tốc 20cm/s2 .Cùng lúc xe 2
qua B với vận tốc 5,4km/h thì chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 chuyển động ngược chiều với xe 1.
Biết AB=130m
a) Lập phương trình dao động
b) Xác định vị trì và địa điểm mà hai xe gặp nhau
c) Hai xe cách nhau bao nhiêu sau 30s.
Đ/s: x1=5t-0,1t2;x2=130-1,5t-0,1t2
Gặp nhau sau 20s cách 60m;67,5m
Bài 4: Một vật chuyển động theo phương trình x=80t2+50t+1(cm.s)
a) Gia tốc của vật bao nhiêu?
b) Sau 1s vận tốc của vật bao nhiêu
c) Khi vận tốc của vật đạt đến 130cm/s thì đã đi được quãng đường bao nhiêu?
Đ/s: 1,6m/s2;2,1m/s;46cm
Bài 5: Vào lúc 8h,một ôtô chuyển động chậm dần đều để lên một con dốc bắt đầu từ A với gia tốc 2m/s2 và với
vận tốc ban đầu 7m/s.Cùng lúc đó ôtô đi từ đỉnh xuống dốc bắt đầu từ B với gia tốc 2m/s2 và vận tốc đầu
3m/s.Biết con dốc dài 300m.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
Bài 6: Hai tỉnh Avà B cách nhau 1km.Cùng lúc hai xe ôtô đi qua hai tỉnh A,B nói trên(đi về nhau)
a) Xe thứ nhất qua A và đi được hai đoạn đường bằng nhau và bằng 45m trong 5s và 2,7s.Nêu tính chất
chuyển động của xe A; tính gia tốc và vận tốc ban đầu của nó.
b) Xe thứ hai qua Btrong khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng 4s,xe lần lượt đi quãng đường 24m và
64m.Nêu tính chất chuyển động xe này.Tính gia tốc vận tốc ban của nó
c) Xác định vị trí gặp nhau 2 xe
Đ/s: v01  4m / s; a1  2m / s 2

v02  1m / s; a2  2,5m / s 2
Bài 7: Một ôtô bắt đầu chuyển động với gia tốc a1=0,5m/s2 .Cùng lúc ấy một ôtô khác vượt qua nó với vận tốc
36km/h và có gia tốc a2=0,1m/s2 .Hỏi khi đuổi kịp nhau, vận tốc mỗi xe bao nhiêu?

Bài 8: Lúc 7h một ôtô bắt đầu xuất phát từ A với gia tốc a1=0.1m/s2. 10s sau từ điểm B cách A 50m về phía trước
một ôtô khác cũng bắt xuất phát với gia tốc a2=0,1m/s2 và chạy cùng chiều với xe thứ nhất.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe
b) Xác định thời và vị trí hai xe đuổi kịp nhau
Đ/s: sau 30s;cách A 150m
Bài 9: Cùng lúc hai xe ôtô đi về nhau và đi qua hai điểm A và B cách nhau 300m. Xe thứ nhất đi qua Avới vận
tốc v1 =10m/s chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a1=2m/s2. Xe thứ 2 đi qua B chuyển động nhanh dần đều
với vận tốc v 2 =20m/s chuyển động chậm dần đều với gia tốc a=2m/s2
a) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
b) Xác định thời gian kể từ lúc hai xe cùng đi qua điểm A và B đến lúc hai xe cách nhau 30m

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

8


Bài tập vật lí lớp 10
Đ/s: a) 10s;200m
Bài 10: Hai người đi xe đạp cùng khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Ngừơi thứ nhất có vậ n tốc đầu
là 18km/h và lên dốc dần đều với gia tốc là 20cm/s2 . Người thứ hai có vận tốc đầu là 5.4km/h và xuống dốc nhanh
dần đều với gia tốc là 0.2m/s2 . Khoảng cách giữa hai người là 130m. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và đến
lúc gặp nhau mỗi người đi được đoạn đường là bao nhiêu.
Bài 11: Một ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 0.5m/s 2 đúng lúc một tàu điện vượt qua nó với
vận tốc 18km/h. Gia tốc của tàu điện là 0.3m/s2. Hỏi khi ô tô đuổi kịp tàu điện thì vận tốc của ô tô là bao nhiêu?
Bài 12: Cùng một lúc có hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh dần đều đi qua hai điểm A và B trên cùng một
đường thẳng cách nhau 200m. Xe đi qua A có vận tốc ban đầu là 4m/s và gia tốc là 0.2m/s 2 . Xe đi qua B có vận
tốc ban đầu là 1m/s và gia tốc là 0.1m/s2. Tìm vị trí và thời điểm lúc hai xe đuổi kịp nhau.
Bài 13: Một xe đạp đang đi với vận tốc 7.2km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0.2m/s 2.

Cùng lúc đó một ô tô lên dốc với vận tốc ban đầu 72km/h chuyến động chậm dần đều với gia tốc 0.4m/s2. Chiều
dài cả dốc là 570m. Xác định vị trí hai xe gặp nhau và quãng đường ô tô đi được.
Bài 14: Cùng một lúc 1 ô tô và 1 xe đạp cùng khởi hành một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 120m và chuyển
động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp. Ô tô bắt đầu dời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0.4m/s2, xe
đạp chuyển động đều. Sau 40s, ô tô đuổi kịp xe đạp. Xác định vận tốc của xe đạp và khoảng cách giữa hai xe sau
thời gian 60s.

SỰ RƠI TỰ DO
Dạng 8: Chuyển động các vật theo phương thẳng đứng:
Bài 1: Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 45m,cho g=10m/s2
a) Tính quãng đường vật rơi được trong 2s đầu tiên
b) Tính quãng đường vật rơi được trong hai giây cuối cùng
Đ/s:20m ; 40m
Bài 2: Một vật được thả rơi tự do trong 2s cuối thi rơi được 60m;g=10m/s2. Tính thời gian và độ cao của vật rơi
Đ/s: 4s ; 80m
Bài 3: Một vật được thả rơi từ độ cao h trong giây thứ 3 rơi được quãng đường 24,5m. Tính gia tốc trọng trường
và độ cao của vật .Cho vận tốc lúc chạm đất là 39,2m/s
Đ/s: 9,8m/s2; 78,4m
Bài 4: Từ một cái giếng cao 50m 1 người thả 1 hòn đá xuống dưới sau bao lâu thì người đó nghe âm thanh truyền
tới tai.Biết g=10m/s2;vận tốc âm thanh v=340m/s
Đ/s: 3,32s
Bài 5: Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 45m hỏi sau bao lâu thì vật chạm đất,vận tốc trước khi chạm đất là bao
nhiêu?
Đ/s:3s ; 30m/s
Bài 6: Hai vật được thả rơi cùng một độ cao vật 1 thả rơi sau vật hai là 0,1s.Hỏi sau bao nhiêu lâu thì hai vật cách
nhau 1m cho là ở độ cao đủ cao để khi đó vật chưa chạm đất
Đ/s: 1,05s
Bài 7: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu hỏi trong giây thứ 10 vật rơi được bao nhiêu biết g=10m/s2
Đ/s: 95m
Bài 8: Một vật được ném xuống với vận tốc đầu 10m/s ở độ cao 40m. Hỏi sau bao lâu thì vật chạm đất và vận tốc

trước lúc chạm đất là bao nhiêu?
Đ/s: 30m/s
2
Bài 9:Một vật được ném lên với vận tốc 40m/s,g=10m/s .Tính độ cao cực đại mà vật đạt được,sau bao lâu thì vật
lên đến độ cao 60m

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

9


Bài tập vật lí lớp 10
Đ/s: 80m; 2s và 6s
Bài 10: Một vật được ném lên với vận tốc 10m/s ở độ cao 15m,g=10m/s2.Vận tốc khi chậm đất là bao nhiêu, sau
bao lâu thì vật chạm đất
Đ/s: 3s; 20m/s
Bài 11: Một vật được thả rơi từ độ cao 45m sau 1s thì bắt đầu ném vật thứ hai xuống.Biết hai vật xuống đất một
lúc. Tính vận tốc ban đầu của vật 2
Đ/s: 12,5m/s
Bài 12: Tính quãng đường vật rơi được trong 5 giây kể từ lúc rơi và trong giây thứ 5.Tính độ biến thiên vận tốc
trong giây thứ 5 này.Cho g=10m/s2
Đ/s: 122,5m; 78,4m; 10m/s
Bài 13: Các giọt nước rơi từ ống nhỏ.Giọt nọ cách giọt kia 1s. Cho g=9,8m/s2
a) Tính khoảng cách của hai giọt liên tiếp nhau sau 2s kể từ khi giọt đầu rơi
b) Tính khoảng cách giữa hai giọt liên tiếp nhau sau 2s kể từ khi giọt sau rơi
c) Hai giọt liên tiếp nhau rơi xuống mặt đất cách nhau một khoảng thời gian là bao lâu.
Đ/s: 14,715m; 24,5m
Bài 14: Một vật rơi tự do,trong 2s cuối cùng rơi được l(m) trước khi chạm đất.Tính thời gian rơi của vật.

Nếu vật thực hiện hết quãng đường rơi của mình trong n giây.Tính thời gian vật rơi 2m cuối cùng
(cho g  10m / s 2 )

l  20
n2 g  4
; b) t  n 
20
g
Bài 15: Các giọt nước bắt đầu rơi khỏi mái liên tiếp nhau theo những khoảng thời gian bằng nhau.Biết rằng mái
nhà cao 9m và giọt nước thứ nhất chạm đất thì 4 giọt bắt đầu rơi.Tính khoảng cách giữa các giọt
Đ/s:1m;3m;5m
2
Bài 16: Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g  10m / s
a) Thiết lập công thức tính quãng đường vật rơi được trong n giây và giây thứ n
b) Tính thời gian vật rơi trong 3m cuối cùng.Coi vật thực hiện quãng đường của mình trong n giây
Đ/s: a) t 

5n 2  3
5
Bài 17: Trong một ống nhỏ giọt.Khi giọt nước thứ hai rơi được x giây thì khoảng chách giữa nó và giọt một là
25m.Biết giọt nọ rơi sau giọt kia 1s.Tính x?
Đ/s: x=2s
Bài 18:Hai giọt nước liên tiếp nhau rời khỏi mái hiên cách nhau 0,5s.Khi giọt nước thứ nhất chạm đất thì giọt thứ
hai cách mặt đất 3,75m.Xác định chiều cao của mái hiên.
Đ/s:5m
Bài 19: Xác định thời gian vật rơi hết mét thứ n,trong quãng đường rơi của mình từ độ cao cho trước.
2
Đ/s: t 
( n  n  1)
g

Bài 20: Từ một ngôi nhà cao tầng,người ta ném từ dưới lên trên một viên đá với vận tốc ban đầu v0=10m/s theo
phương thẳng đứng
a) Xác định độ cao cực đại mà viên đá đạt được
b) Sau bao lâu kể từ lúc ném,viên đá trở về vị trí ban đầu?
c) Vận tốc đạt được của viên đá khi rơi ngang qua vị trí ném ban đầu?
d) Sau 3s kể từ lúc ném viên đá chạm đất.tính chiều cao ngôi nhà và vận tốc lúc chạm đất
Đ/s:a)5m; b)2s
c)10m/s;d)20m/s15m
Đ/s: a) 5n2; 5(2n-1); b) n 

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

10


Bài tập vật lí lớp 10
Bài 21: Một thang máy chuyển động với gia tốc a.một người đứng trong thang máy làm rơi một vật.Tính gia tốc
rơi của vật này trong hai trường hợp:
a) Thang đi lên
b) Thang đi xuống
Đ/s: a) a’=a+g ; b) a’=g-a
Bài 22: Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc chạm đất.
Bài 23: Một vật được buông rơi tự do tại nơi có g =9,8m/s2.
a, Tính quãng đường vật rơi được trong 3s và trong giây thứ 3.
b, Lập biểu thức tính quãng đường vật rơi được trong n giây và trong giây thứ n.
Bài 24: Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ 4. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật
đã tăng bao nhiêu?
Bài 25: Tính thời gian rơi của hòn đá biết rằng trong 2 giây cuối cùng vật đã rơi được quãng đường 60m. Lấy g =

10m/s2.
Bài 26: Một hòn đá rơi tự do xuống một giếng mỏ. Sau khi rơi được một thời gian t = 6s ta thấy tiếng hòn đá đập
vào đáy giếng. Biết vận tốc truyền âm là v = 330m/s. Tìm chiều cao của giếng. Lấy g = 10m/s 2.
Bài 27: Từ vách núi, một người buông rơi một hòn đá xuống vực sâu. Từ lúc buông đến lúc nghe thấy tiếng hòn
đá chạm đáy vực hết 6,5s. Tính:
a, Thời gian rơi.
b, Khoảng cách từ vách núi tới đáy vực.
Cho g = 10m/s2, vận tốc truyền âm là 300m/s.

Dạng 9: Xác định các đại lượng trong chuyển động tròn đều. So sánh các đại lượng cùng loại
với nhau
Bài 1: Một vệ tinh nhân tạo bay tròn đều quanh trái đất với vận tốc dài v=14km/s và bay ở độ cao h=600km.
a) Xác định chu kỳ quay của vệ tinh
b) Gia tốc hướng tâm của vệ tinh này
Cho bán kính trái đất R=6400km
Đ/s: a)3140s ; b) 28m/s2
Bài 2: Một đồng hồ có đầy đủ kim giờ kim phút kim giây và coi chuyển động quay của chúng là đều
a) Tính vận tốc quay của các kim và so sánh các vận tốc quay này
b) Tính vận tốc dài của các kim rồi so sánh các vận tốc dài này.Cho chiều dài kim giờ kim phút kim giây lần lượt
là 3cm,4cm,5cm.
Bài 3: Một đồng hồ có kim giờ với chiều dài bằng ¾ chiều dài kim phút so sánh các vận tốc góc và vận tốc dài
của các đầu kim và gia tốc hướng tâm của nó
Bài 4: Một bánh xe có 20 răng và quay đều với vận tốc góc 1  80 vòng/phút là cho bánh xe 2 có 40 răng tiếp
xúc với nó cũng quay.Xác định vận tốc góc của bánh xe thứ hai và chu kỳ quay của bánh xe thứ hai
Đ/s: 40v/ph; 0,75s ; 1,5s
Bài 5: Hộp số của động cơ có 3 bánh xe ăn khớp với nhau(bánh I khớp với bánh II,bánh I ăn khớp với bánh III)
số răng của mỗi bánh lần lượt như sau n1=30, n2=40, n3=50 bánh 1 có bán kính R1=6cm và quay với vận tốc
1 =10vòng/s.
a) Tính  2 , 3
b) Xác định gia tốc hướng tâm của mỗi bánh răng.

Đ/s:7,5vòng/s; 6vòng/s
36,6m/s2; 177,5m/s2 ;42m/s2

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

11


Bài tập vật lí lớp 10
Bài 6: Ta coi mặt trăng quay quanh trái đất theo một quỹ đạo tròn và có tâm quỹ đạo chính là tâm trái đất và có
bán kính R=3,8.105km.Tính thời gian T mà mặt trăng quay một vòng quanh trái đất.Cho biết bán kính trái đất
R’=6400km và gia tốc trọng trường trên mặt đất là g=9,8m/s2
Đ/s: 26,85 ngày
Bài 7: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,2s. Tính tốc độ dài
của một điển trên mép đĩa.
Bài 8: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 5cm. Tốc độ góc không đổi và bằng 4,7rad/s.
Tính tần số và chu kì quay của nó.
Bài 9: Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn bán kính 0,4m. Biết rằng nó đi được 5 vòng trong
1s. Xác định tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của nó.
Bài 10: Xác định gia tốc hướng tâm của một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 3m tốc độ dài
không đổi bằng 6m/s.
Bài 11: Vệ tinh nhân tạo của trái đất ở độ cao 300km bay với vận tốc 7,9km/s. Tính tốc độ góc, chu kì và tần số
của nó. Coi chuyển động là chuyển động tròn đều. Biết bán kính trái đất 6.400km.
Bài 12: Một người ngồi trên ghế cuả một chiếc đu quay đang quay với tần số 5vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ
ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Tính gia tốc hướng tâm.
Bài 13: Bánh xe lăn không trượt trên mặt đường. Xe chuyển động với vận tốc 18km/h. Tính vận tốc góc và tần số
của bánh xe quay quanh trục, biết bán kính bánh xe là 30 cm.


Dạng 10: Định lý cộng vận tốc
Bài 1: Một chiếc thuyền chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 1h.Nếu tắt máy và để thuyền xuôi theo dòng nước
thì thuyền trôi từ A đến B mất 6 giờ.
a) Tính thời gian để thuyền chạy ngược dòng từ B về A.
b) Tính quãng đường AB biết vận tốc riêng của thuyền là 5km/h
Đ/s: a) 1,5h ; b) 6km
Bài 2: Một chiếc tàu thuỷ chạy với vận tốc 36km/h gặp một xà lan chạy với vận tốc 18km/h.Một người ngồi trên
tàu thuỷ sẽ thấy xà lan chạy qua mặt mình trong thời gian bao lâu trong các trường hợp sau.
a) Xà lan chạy cùng chiều với tàu thuỷ
b) Xà lan chạy ngược chiều với tàu thuỷ
Biết xà lan dài 20m
Đ/s: a) 4s ; b) 4/3 s
Bài 3: Một tàu thuỷ chuyển động với vận tốc v1 =30km/h.Trên boong tàu thuỷ có một người đi từ mũi đến lái với
vận tốc v 2 =5km/h(đối với boong).Hỏi xà lan đi ngang qua người ấy trong thời gian bao lâu? giải bài toán trong
trường hợp.
a) Xà lan chạy cùng chiều với tàu thuỷ
b) Xà lan chạy ngược chiều với tàu thuỷ.Biết xà lan có chiều dài 250m và có vận tốc 15km/h.
Đ/s: a) 22,51s ; b) 90s
Bài 4: Một người đi xe đạp theo phương ngang với vận tốc v1 =4m/s dưới trời mưa,cho vận tốc của giọt mưa
v 2 =4m/s
a) Giải thích tại sao giọt mưa tạt vào mặt người đi xe này.Xác định góc lệch  của giọt mưa so với phương
ngang.
b) TÍnh vận tốc giọt mưa so với người lái xe.
Đ/s: a)   45o ;b) v  4 2m / s
Bài 5: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v1 =20m/s theo phương nằm ngang.Trên xe người ta đặt một ống
nghiên   45o trong mặt phẳng chuyển động.Biết giọt mưa rơi thẳng đứng từ miệng xuống đáy ống mà không
chạm vàp thành ống.Tính vận tốc giọt mưa so với mặt đất so với xe.
Đ/s:20m/s ; 20 2m / s

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428

Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

12


Bài tập vật lí lớp 10
Bài 6: Trên đường ray song song 2 đoàn tàu chạy ngược chiều nhau.Đoàn thứ nhất chạy với vận tốc
v1 =72km/h.Một hành khách ngồi trên tàu thấy đoàn tàu kia chạy qua mình trong 8s.Biết đoàn tàu thứ 2 dài
200m.Tính vận tốc của đoàn tàu này
Đ/s: 18km/h
Bài 7: Quốc lộ 1 và đường sắt thống nhất được đặt song song nhau.Một ôtô chuyển động trên quốc lộ với vận tốc
120km/h vượt qua đoàn tàu xe lửa trong 36s.Biết đoàn tàu chạy cùng chiều với ôtô và có vận tốc100km/h.Xác
định chiều dài của đoàn tàu nói trên.
Đ/s: 200m
Bài 8: Một người lái thuyền dự định mở máy cho thuyền chạy ngang một con sông rộng 240m theo phương
vuông góc với bờ sông.Nhưng do nước chảy nên thuyền đã trôi theo dòng nước và sang đến bờ bên kia tại một
điểm cách bến dự định 180m và mất 1phút.Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.
Đ/s: 5m/s
Bài 9: Hai bến sông A và B cách nhau 18km.Một chiếc canô phải mất bao nhiêu thời gian để đi từ A đến B rồi
trở về A,nếu vận tốc của canô khi sông không chảy là 16,2km/h, và vận tốc của dòng nước so với bờ sông là
1,5m/s.
Đ/s 2h30ph
Bài 10: Lúc trời không gió, một máy bay bay với vận tốc không đổi 300km/h từ địa điểm A đến địa điểm B hết
2,2 giờ. Khi bay trở lại A thì gặp gió thổi ngược,máy bay phải hết 2,4h. Tính vận tốc của gió
Đ/s: 25km.h
Bài 11: Hai đầu xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 40km/h và 60km/h. Tính vận tốc của
đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai trong các trường hợp:
a) Hai đầu máy chạy ngược chiều.
b) Hai đầu máy chạy cùng chiều.

Đ/s: a) 100km/h ; b) 20km/h
Bài 12: Hai ôtô chuyển động cùng chiều với nhau với vận tốc đều băng 50km/h và bắt đầu chuyển động các nhau
7,2 phút. Một người đi xe đạp,ngược chiều và lần lượt gặp 2 xe nói trên trong khoảng 6ph.Tính vận tốc người đi
xe đạp nói trên
Đ/s: 10km/h
Bài 13: Một đoàn tàu dài 100m chuyển độg đều với vận tốc v1 =18km/h.Ở phía sau đoàn tàu,một ôtô chuyển động
đều với vận tốc v 2 =36km/h và cách tàu một đoạn 20m. Hỏi phải mất thời gian bao lâu để ôtô vượt đoàn tàu?
Đ/s: 24s
Bài 14: Một canô đi trong nước yên lặng chạy với vận tốc 30 km/h.Ca nô chạy dọc trên dòng sông nước chảy từ
bến A trên thượng lưu đến bến B dưới hạ lưu mất 2 giờ và đi ngược lại từ B về A mất 3 giờ. Tìm :
a. Khoảng cách giữa 2 bến sông.
b. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
Bài 15: Một chiếc chuyển động đều xuôi dòng nước từ bến A về bến B cách nhau 6km dọc theo một dòng sông
rồi lại quay trở về B mất tất cả 2h 30 phút. Biết rằng vận tốc của thuyền trong nước nước yên lặng là 5km/h. Tính
vận tốc của nước và thời gian thuyền xuôi dòng.
Bài 16: Một chiếc thuyền đi từ bến A đến bến B trên một dòng sông rồi quay trở lại A.Biết rằng vận tốc của
thuềyn trong nước yên lặng là 12 km/h, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2km/h, khoảng cách AB = 14
km. Tính thời gian đi tổng cộng của thuyền.
Bài 17: Một chiếc ca nô đi dọc một con sông, xuôi dòng nước từ A đến B hết 2h và ngược dòng hết 3h. Hỏi nếu
người này tắt máy để ca nô trôi theo dòng nước thì nó trôi từ A đến B mất bao nhiêu thời gian?
Bài 18: Một ca nô đi ngang qua sông, xuất phát từ điểm A, mũi hướng vào điểm B trên bờ sông bên kia. AB
vuông góc với dòng sông. Nhưng do dòng nước chảy nên sau thời gian t = 100s, ca nô đến một vị trí C ở bờ bên

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

13



Bài tập vật lí lớp 10
kia, cách B một đoạn BC = 200 m.Nếu người lái giữ cho mũi ca nô luôn theo phương chếch với bờ sông một góc
60o và mở máy như trước thì ca nô sang đến đúng điểm B. Hãy tìm:
a. Vận tốc của dòng nước đối với bờ sông.
b. Vận tốc của ca nô đối với dòng nước.Chiều rộng của dòng sông.Thời gian để ca nô qua sông trong trường
hợp ca nôcập bến tại bến B.
Bài 19: Một người lái đò qua một con sông rộng 400m. Muốn cho đò theo đường AB vuông góc với bờ sông,
người ấy phải luôn hướng con đò theo hướng AC(h vẽ). Đò sang sông mất thời gian 8ph20s,
vận tốc của dòng nước đối với bờ sông là 0,6 m/s.
Tìm vận tốc của con đò đối với dòng nước?
Bài 20: Hai ôtô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau, Sau khi chúng gặp nhau ở ngã tư, hai xe tiếp tục
chạy theo hướng cũ, xe thứ nhất chạy với vận tốc 40km/h, xe thứ hai chạy với vận tốc 30km/h.
a. Xác định vận tốc của xe 1 đối với xe 2
b. Xác định khoảng cách giữa 2 xe tại thời điểm 2h kể từ lúc gặp nhau.
Bài 21: Một người đứng tại điểm M cách con đường thẳng AB một đoạn h = 50m để chờ ôtô. Khi nhìn thấy ôtô
còn cách mình một đoạn L = 200m thì người đó bắt đầu chạy ra đường để bắt kịp ôtô. Vận tốc của otô là 36km/h.
Nếu người đó chạy với vận tốc 12km/h thì phải chạy theo hướng nào để gặp đúng lúc ôtô vừa tới
Bài 22: Hai bến sông A và B cách nhau 24km, dòng nước chảy theo hướng AB với vận tốc 6km/h. Ca nô
chuyển động đều từ A về B hết 1h. Hỏi đi ngược từ B về A hết mấy giờ.
Bài 23: Hai ô tô chuyển động đều khởi hành cùng một lúc ở hai bến cách nhau 40km. Nếu chú ng đi ngược chiều
thì sau 24 phút gặp nhau. Cùng chiều thì sau 2h thì gặp nhau. Tìm vận tốc mỗi xe.
Bài 24: Một ca nô trong nước yên lặng chạy với vận tốc 30 km/h. Ca nô đó chạy trên một dòng sông nước chảy
từ bến A trên thượng lưu đến bến B dưới hạ lưu mất 2h và đi ngược lại từ B về A mất 3h. Tìm:
a, Khoảng cách giữa hai bến sông.
b, Vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
Bài 25: Một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng nước từ bến A về bến B cách nhau 6 km dọc theo một dòng
sông rồi quay về B mất tất cả 2h30phút. Biết rằng vận tốc của thuyền trong nước yên lặng là 5 km/h. Tính vận tốc
dòng nước và thời gian thuyền đi xuôi dòng.
Bài 26:Một chiếc thuyền đi từ bến A đến bến B trên một dòng sông rồi lại quay về A. Biết rằng vận tốc của
thuyền trong nước yên lặng là 12 km/h. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2 km/h, khoảng cách AB = 14

km. Tính thời gian đi tổng cộng của thuyền.
Bài 27: Một hành khách ngồi trong một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h, nhìn qua cửa sổ thấy một đoàn
tàu thứ hai dài 150m chạy song song ngược chiều và đi qua trước mặt mình hết 10s. Tìm vận tốc của đoàn tàu thứ
hai.
Bài 28: Một ô tô đang chạy với vận tốc 50 km/h thì đuổi kịp một đoàn tàu đang chạy trên đường sắt song song
với đường ô tô. Một hành khách ngồi trên ô tô nhận thấy từ lúc ô tô gặp đoàn tàu đến lúc vượt qua mất 30s. Đoàn
tàu gồm 10 toa, mỗi toa dài 15 m. Tìm vận tốc của đoàn tàu.

Bài tập chương I nâng cao
Bài 1: Hai xe ôtô khởi hành từ A đến tỉnh B.Xe ôtô thứ nhất trong nửa đoạn đường đầu chạy với vận tốc v1 ,nửa
đoạn đường sau chạy với vận tốc v 2 .Xe ôtô thứ hai trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v 2 trong nửa thời gian
còn lại chạy với vận tốc v1 .Xác định xem trong hai xe ôtô nói trên xe nào đến B trước trong thời gian bao lâu?
Cho v1 =40km/h; v 2 =60km/h;AB=100km.Tính cụ thể thời gian nói trên
Đ/s: Xe 2 đến trước;trước 5ph.
Bài 2: Một xe ôtô đang chạy thì đột ngột hãm phanh,xe chuyển động chậm dần rồi từ từ dừng hẳn.Biết rằng
Quãng đường xe đi được trong giây đầu tiên gấp 3 lần quãng đường xe đi được trong giây cuối cùng.Khi xe dừng
lại thì đã đi được 8m.Xác định gia tốc của xe trong giai đoạn này và vận tốc trước khi hãm phanh.

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

14


Bài tập vật lí lớp 10
Đ/s: a=-4m/s2; v0=8m/s
Bài 3: Một vật chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu v0 biết trong giây đầu tiên vật đi được một đoạn
gấp 3 lần đoạn đường vật đi trong giây cuối cùng.Xác định thời gian chuyển động của vật.
Đ/s:2s

Bài 4: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau và bằng 100m trong hai
khoảng thời gian là 5s và 4s.Tính gia tốc xe và vận tốc ban đầu của xe
Đ/s: a=10/9(m/s2); v0=17,2m/s
Bài 5: Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trong những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng
10s,xe lần lượt đi được 25m và 75m.Xác định gia tốc vận tốc ban đầu,vận tốc cuối tại mỗi đoạn đường
Đ/s:a=0,5m/s2;vA=0m/s;vB=5m/s;vC=10m/s
Bài 6: Hai xe ôtô khởi hành từ A đến B cùng lúc.Trong nửa đoạn đường đầu xe 1 đi với vận tốc v1 =30km/h,nửa
đoạn đường sau với v 2 =45km/h trong 2h.Xe thứ hai bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc không đổi
trong suốt đoạn đường
a) Tính đoạn đường AB
b) Định thời điểm mà ở đó hai xe có vận tốc bằng nhau
c) Có xảy ra trường hợp xe nọ vượt xe kia không
Đ/s:72m; 50’ hay 75’;không
Bài 7: Một vật thả rơi từ độ cao h,một giây sau cũn từ vị trí này người ta ném thẳng đứng xuống một vật với vận
tốc ban đầu vo.Xác định độ cao h,biết hai vật chạm đất cùng một lúc
2

g  2v  g 

Đ/s: h   o
8  vo  g 
Bài 8:Một vật rơi tự do trong hai giây cuối trước khi chạm đất,rơi được quãng đường gấp đôi quãng đường mà nó
đã rơi trong 2s trước đó.Tính thời gian rơi và độ cao ban đầu cho g  10m / s 2 .
Đ/s: 5s;125m

Chương I động học chất điểm – Huỳnh Vũ 0979383428
Cs1: 19 Nguyễn Thái Học, Thừa Thiên Huế
Cs2: Xóm 4, Ngọc Anh, Phú Thượng, Phú Vang,TT Huế

15




×