Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN sử DỤNG HIỆU QUẢ hệ THỐNG câu hỏi TRONG ôn tập sử 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.69 KB, 16 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
SỬ DỤNG TỐT PHƯƠNG PHÁP
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC, ÔN TẬP
MÔN LỊCH SỬ 12 - HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Khi nói về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, trong những
năm gần đây, chúng ta tốn rất nhiều thời gian và giấy mực. Song trong thực tế, phương
pháp dạy học chưa thật sự trở thành một chìa khóa, một công cụ để giúp thầy cô giáo
trong giảng dạy mà phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc
để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm
đến vấn đề này không khỏi quan tâm.
- Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri
thức cho học viên theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương
diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này các em học viên – một chủ thể của giờ dạy –
đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nổ lực đi tìm chiếc chìa khóa mở cửa cái kho
đựng kiến thức từ trí tuệ của học viên, và đem bất kỳ điều tốt đẹp nào của khoa học để
chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn học viên thụ động, ngoan
ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học
viên không những có được một tính ham hiểu biết của một trí tuệ sắc sảo mà còn phải có
một trí nhớ tốt, thật cố gắng để đạt được điểm số cao nhất trong tất cả các môn học.
Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của
thầy cô giáo nữa.
- Trong phương pháp dạy học truyền thống người giáo viên ít quan tâm đến học
viên. Học viên như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ
động của học viên được bộc lộ rất rõ ràng. Học viên chỉ phải nhớ những gì người thầy
cung cấp cho ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ
động biểu lộ ở hình ảnh của người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và
cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh học viên ngồi thành hàng ghế, cùng làm


một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà người thầy đang cung cấp cho.
2. Cơ sở thực tiễn

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm
- Khi nói đến hiện trạng phương pháp dạy học những năm gần đây, chúng ta cần
tránh một nhận xét chung là: Chúng ta đã sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ.
Tuy nhiên, cũng không thể nói trong thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn
được coi là tốt, bởi thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn
xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do
bức bách của quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một tiết học (đặc biệt ở các
môn có liên quan đến thi tốt nghiệp, …) dẫn đến việc “Thầy đọc, trò chép” hay “Thầy
đọc chép, trò đọc chép” …Nói như vậy, cũng không phủ nhận ở một số không ít thầy cô
giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, phản ánh
được tinh thần của một xu thế mới.
- Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em
học viên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham
hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến
thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu
hóa” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon lành.
- Để học viên chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, tất yếu đổi mới phương
pháp giảng dạy. Sử dung tốt phương pháp hệ thống câu hỏi trong dạy học, ôn tập môn
Lịch sử là một trong những phương pháp đổi mới đó.

B. PHẦN NỘI DUNG
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi
- Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học là sự thay đổi lối học truyền

thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học viên phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh
thần hợp tác, kỹ năng vận dung kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập
và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
- Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo, học viên tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện
tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
- Tổ chức hoạt động nhận thức cho học viên, dạy học viên cách tìm ra chân lý. Chú
trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác) dạy phương pháp và kỹ thuật
khoa học, dạy cách học.

2. Mục tiêu và yêu cầu trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong
dạy học
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Định hướng sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học
- Cốt lõi của phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi là hướng tới hoạt động học tập
tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
- Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học viên, đổi mới hình
thức tổ chức dạy học - hình thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng:
+ Bám sát mục tiêu giáo dục
+ Phù hợp với nội dung cụ thể
+ Phù hợp với đặc điểm của học viên
- Theo đó người dạy biến quá trình “Dạy” làm trung tâm sang quá trình “Học” làm
trung tâm. Trong phương pháp tổ chức dạy học theo hệ thống câu hỏi, người học – đối
tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn
hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám
phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức

đã được giáo viên sắp xếp có chủ đích.

2. 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi
- Dạy học theo hệ thống câu hỏi, người giáo viên xây dựng được hệ thống câu hỏi
phù hợp với từng bài học, phải có tính lôgic, …
- Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của học viên thường không thể đồng
điều, vì vậy khi áp dụng phương pháp dạy học theo hệ thống câu hỏi buộc phải chấp nhận
sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài
học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động.
- Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình
thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò,
trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội
dung học tập mà giáo viên và học viên đã chuẩn bị từ trước.
- Cần tránh những câu hỏi tối nghĩa, phức tạp hoặc câu hỏi có thể hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau.
- Câu hỏi bám sát nội dung cơ bản, nhằm vào những điểm chính trong nội dung của
bài học. Câu hỏi cũng phải bám sát vào những kiến thức đó, tránh đặt những câu hỏi xa
rời mục tiêu và nội dung của bài.
- Câu hỏi phải sát với trình độ, phù hợp với lứa tuổi, khả năng của học viên. Tránh
nêu những câu hỏi học viên không hiểu, không thể trả lời được, dẫn đến tâm lý chán nản.
Câu hỏi quá dễ cũng không kích thích học viên tìm tòi. Khi đặt câu hỏi, nên có phần gợi
Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm
ý tìm kiếm kiến thức và phần cần giải quyết. Tránh nêu những câu hỏi quá “rút gọn”,
không có tính chất hướng dẫn học viên trả lời, chỉ mang nặng tính “hỏi đố”.
- Câu hỏi có tác dụng kích thích, tác động vào cảm xúc, thẩm mỹ của học viên. Từ
ngữ trong câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học viên.
- Hệ thống câu hỏi có thể dùng cho toàn bài, hay cho từng mục, từng nội dung lớn

của bài. Trong hệ thống đó, các câu hỏi có liên hệ chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền
đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi
câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận, học viên cần lần lượt tháo gỡ thì mới tìm được
kết quả cuối cùng. Giải quyết được hệ thống câu hỏi là giải quyết được nội dung của toàn
bài hay của mục. Trong trình tự logic của các câu hỏi, nên bố trí các câu hỏi kiểm tra sự
kiện trước, tiếp đến là những câu hỏi có yêu cầu nâng cao dần năng lực nhận thức để học
viên có điều kiện suy luận, phán đoán.
Trong các câu hỏi cho một bài dạy, có những câu hỏi chỉ gợi lên những vấn đề cho
học viên suy nghĩ, giáo viên cùng học viên giải quyết, hay giáo viên tự giải quyết để cung
cấp kiến thức cơ bản cho học viên, cũng có câu hỏi buộc học viên trả lời.

3. Một số dạng câu hỏi
Trong đàm thoại gợi mở có nhiều dạng câu hỏi khác nhau, liên quan đến cơ sở phân
loại khác nhau.

3.1. Dựa vào thao tác tư duy có các loại câu hỏi sau
+ Câu hỏi phân tích: Nhằm gợi ý học viên tách riêng từng phần của sự vật và hiện
tượng, hoặc các thành phần của mối liên hệ.
+ Câu hỏi tổng hợp: Nhằm làm cho học viên xác lập tính thống nhất và mối liên
hệ các thuộc tính của các sự vật, bộ phận hay dấu hiệu của chúng.
Câu hỏi tổng hợp không phải là cộng đơn thuần các bộ phận của sự vật. Sự tổng
hợp là một hoạt động tư duy mang lại kết quả mới nhất về chất.
Phân tích và tổng hợp là hai thao tác tư duy liên hệ mật thiết với nhau, không thể
tách rời nhau khi hình thành khái niệm. Những dấu hiệu bản chất của hiện tượng được
phát hiện bằng cách phân tích hiện tượng đang nghiên cứu. Đạt tới bản chất của hiện
tượng trong sự hoàn chỉnh và thống nhất là sản phẩm của tổng hợp.
Do vậy, câu hỏi phân tích và tổng hợp luôn luôn đi kèm với nhau, có quan hệ chặt
chẽ với nhau, đôi lúc trong loại câu hỏi này có thành phần của loại câu hỏi kia tham gia.

Trang 4



Sáng kiến kinh nghiệm
+ Câu hỏi so sánh, liên hệ: Nhằm liên hệ các sự vật và hiện tượng lại với nhau, thiết
lập sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Khi đặt câu hỏi, tránh so sánh khập khiểng.
Những đối tượng so sánh có thể có những nét tương đồng hay trái ngược nhau.
+ Câu hỏi nguyên nhân – kết quả: Là loại câu hỏi nêu lên mối liên hệ nhân quả, một
trong những dạng liên hệ có tính chất phổ biến.
+ Câu hỏi khái quát hóa: Là loại câu hỏi nhằm dùng khái quát hóa các kiến thức cụ
thể, nêu lên cái chính, cái căn bản, cái “chung”, thường dùng vào cuối chương hay cuối
bài.

3.2. Dựa vào trình độ nhận thức có các loại câu hỏi
Căn cứ vào 6 mức độ nhận thức của B. Bloom (1956), có thể nêu ra 6 mức câu hỏi
tương ứng:
+ Biết: Câu hỏi yêu cầu học viên nhắc lại một kiến thức đã biết (tái hiện).
+ Hiểu: Câu hỏi yêu cầu học viên diễn đạt lại bằng ngôn từ của mình những kiến
thức đã học để chứng tỏ là đã hiểu.
+ Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu học viên áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống
mới, khác bài học.
+ Phân tích: Câu hỏi yêu cầu học viên phân tích nguyên nhân hay kết quả của một
hiện tượng (những điều này chưa được cung cấp cho học sinh trước đó).
+ Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu học viên kết hợp các kiến thức cụ thể trong một sự
thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một vấn đề khái quát hơn.
+ Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu học viên nhận định, phán đoán về một vấn đề.
ĐÁNH
GIÁ

TỔNG HỢP
PHÂN TÍCH


VẬN DỤNG
HIỂU

BIẾT

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Mức độ tư duy (Bloom)
Biết: Cái gì? Ai? Khi nào? Ở đâu? …
Hiểu: Hãy so sánh, kết luận, giải thích, viết lại,….
Áp dụng: Hãy áp dụng, phát triển, kiểm tra, thực hành,….
Phân tích: Hãy phân tích, phân lọai, phân biệt, liên hệ…
Tổng hợp: Hãy khái quát, rút ra điểm chung, lập công thức….
Đánh giá: Hãy nhận xét, bảo vệ, quyết định….

SÁNG
TẠO

ĐÁNH GIÁ

PHÂN TÍCH

VẬN DỤNG

HIỂU


NHỚ

Bloom cải tiến
(Anderson và Krathwohl)
Ghi nhớ: Hãy nhận ra, Hãy nhớ lại…
Hiểu: Hãy giải thích, minh hoạ, làm rõ, tóm lại, suy luận, so sánh, …
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm
Áp dụng: Hãy thực hiện, thực hành…
Phân tích: Hãy phân biệt, tổ chức,…
Đánh giá: Hãy kiểm tra, nhận xét…
Sáng tạo: Hãy tạo ra, lập kế hoạch, tạo ra…
3.3. Dựa vào mục đích của việc dạy học, có thể chia câu hỏi ra hai loại: câu hỏi sự
kiện và câu hỏi nhận thức.
+ Câu hỏi sự kiện chỉ đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một
cách có hệ thống, có chọn lọc.
+ Câu hỏi nhận thức là câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.

4. Mô hình hệ thống câu hỏi

CH 3

ĐVKT 3

HT
CH 3


CH 2
CH 1

CH 3

ĐVKT 2

HT
CH
2

CH 1

CH 3

ĐVKT 1
- Câu hỏi theo yêu cầu phát triển trí tuệ

CH 2

HT
CH
1

CH 2
CH 1

- Câu hỏi theo mục tiêu dạy học
- Câu hỏi theo dung lượng kiến thức và mức độ tư duy
- Câu hỏi nhằm phát triển cảm xúc

(Các cụm từ viết tắt ĐVKT: đơn vị kiến thức; HTCH: hệ thống câu hỏi; CH: câu
hỏi)

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

5. Hệ thống câu hỏi của một bài dạy môn Lịch sử 12
Phân loại các dạng câu hỏi và mỗi dạng câu hỏi có cách ghi nhớ riêng qua cách lập
dàn ý. Trong nội dung kiến thức lịch sử lớp 12 khi giảng dạy một bài trên lớp hoặc tiết ôn
tâp trong một giai đoạn lịch sử, tôi thấy có nhiều câu hỏi mà nội dung trả lời có những
điểm chung. Tôi gọi đó là những gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi, tôi đưa ra cách lập dàn ý
cụ thể, hướng dẫn học viên nắm được dàn ý đó. Khi gặp câu hỏi nào trong các gói câu
hỏi này thì cứ trình bày theo dàn ý đó. Cụ thể tôi có các gói câu hỏi sau:
Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925
theo những nội dung sau: thời gian, nội dung, hoạt động, ý nghĩa.
Trình bày những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1917 đến 1930?
Chia các hoạt động theo địa bàn, thời gian mà Nguyễn Ái Quốc sinh sống và hoạt động.
 Tại nước Pháp: 1917- cuối 1923.
 Tại Liên Xô: cuối 1923- giữa 1924.
 Tại Trung Quốc: 1924- 1927 và đầu 1930.
Tại mỗi nước Nguyễn Ái Quốc có các hoạt động trên từng lĩnh vực: dự đại hội hoặc
hội nghị, viết bài cho các báo, thành lập hoặc tham gia các tổ chức…
Sau khi trình bày song các các hoạt động, cần rút ra ý nghĩa của những hoạt động này.
Cụ thể
- Tại nước Pháp (1917- cuối 1923) ?
+Tham gia
Hội người Việt Nam yêu nước tại Pháp -1917.
Đảng Xã hội Pháp- 1918.

Gửi bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vecxai- đòi quyền lợi cho
dân tộc Việt Nam -1919.
Đại hội Tua– Sáng lập Đảng cộng sản Pháp- là người cộng sản
đầu tiên của Việt Nam.-1920.
+ Viết bài
Báo Người cùng khổ, Nhân đạo.
Tạp chí Thư tín quốc tế.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
+ Thành lập: Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
-Tại Liên Xô (cuối 1923- giữa 1924)?
Hội nghị quốc tế nông dân
+ Dự

-> Thành viên của Quốc tế Cộng sản
Đại hội V Quốc tế cộng sản

+ Viết bài

Báo Sự thật
Tạp chí Thư tín quốc tế

-> Chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
1930.
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Hoàn cảnh triệu tập các hội nghị?

Trang 8



Sáng kiến kinh nghiệm
Khi trình bày về hoàn cảnh của bất kỳ một hội nghị nào của Đảng cũng phải trình bày
các ý sau:
Tình hình (bối cảnh lịch sử)?
Người chủ trì?
-Hoàn cảnh

Thời gian?
Địa điểm?
Thành phần?

Câu hỏi cụ thể
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trình bày hoàn cảnh lịch sử Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tình hình: + Nước ta nửa sau năm 1929.
+ Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
- Người chủ trì: Nguyễn Ái Quốc.
- Thời gian: Đầu 1930.
- Địa điểm: Hương Cảng- Trung Quốc.
- Thành phần: NAQ+ đại diện của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng
sản đảng
Hoàn cảnh triệu tập hội nghị TW tháng 11/1939 và hội nghị TW tháng 5/1941?
Cần ghi nhớ: từ cuối 1939, Đảng chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng
đầu vì tình hình thế giới và trong nước đã thay đổi.
- Nhìn vào thời gian để tìm ý cơ bản sau:
Tình hình cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
+ Tình hình thế giới

Ở Đông Dương xuất hiện thêm kẻ thù nào-> hậu


quả.
+ Tình hình trong nước

Phong trào cách mạng diễn ra như thế nào.
Chủ trương mới của Đảng.

+ Địa điểm, thời gian diễn ra hội nghị ?
+ Người chủ trì?
Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung chính của 1 số hội nghị, dạng câu hỏi so sánh
Hội nghị thành lập Đảng đầu 1930
Hội nghị TW tháng 10/1930
- Đồng ý hợp nhất 3 tổ chức thành 1
- Đổi tên Đảng: ĐCSVN-> ĐCSĐD.
Đảng.
- Thông qua Luận cương chính trị do
- Đặt tên Đảng: ĐCSVN
Trần Phú soạn
- Thông qua Chính cương vắn tắt, sách
- Bầu Ban chấp hành TW chính thức do
lược vắn tăt, điều lệ vắn tăt
Trần Phú làm Tổng Bí thư.
do Nguyễn Ái Quốc soạn.
- Bầu Ban chấp hành TW lâm thời.
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung hội nghị TW tháng 11/1939 và hội nghị TW tháng 5/1941?

Nội dung
-Kẻ thù?
-Nhiệm vụ?
-Lực lượng?
-Phương pháp?
-Khẩu hiệu?

Hội nghị TW tháng 11/1939
Pháp+ phong kiến tay sai.
Giải phóng dân tộc.
Mặt trận phản đế Đông
Dương.
Hoạt động bí mật.

Hội nghị TW tháng 5/1941
Pháp+ px Nhật +phongkiến tay sai.
Giải phóng dân tộc.
Mặt trận Việt Minh
Đấu tranh chính trị+ khởi nghĩa vũ

trang.
Tịch thu ruộng đất của đế Giảm tô, giảm tức, người cày có
quốc, tay sai.
ruộng
Thành lập chính phủ dân
- Thành
chủ Thành lập chính phủ Nhân dân.
cộng hòa.

Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Lập và ghi nhớ theo bảng sau:
Thời gian?
-16/8/1945

Thị xã Thái Nguyên.

Nơi giành được chính quyền?

-18/8/1945

Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

-19/8/1945

Hà Nội.

-23/8/1945

Huế.

-25/8/1945

Sài Gòn.

-28/8/1945 Đồng Nai Thượng, Hà Tiên - những tỉnh cuối cùng.
-Tại sao nói rằng ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công nước ta ở tình thế
“ ngàn cân treo sợi tóc” ?
-Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Những biện pháp Đảng và Chính phủ ta
đã thực hiện để củng cố chính quyền và khắc phục những khó khăn?
-Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn

gì?

- Khó khăn

Kinh tế: tình hình nông- công- thương nghiệp?
Tài chính: Ngân sách nhà nước còn bao nhiêu?
Chính trị: Chính quyền non trẻ nằm giữa vòng vây của những kẻ thù
nào?
Văn hóa giáo dục: Số người mù chữ, hủ tục của chế độ cũ
Nước ta rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

- Thuận lợi

Trong nước.
Quốc tế.
Những biện pháp khắc phục
- Trước mắt: kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân.
- Lâu dài: mỗi khó khăn có những biện pháp khác nhau.
Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm
Ý nghĩa lịch sử của 1 sự kiện: Sự ra đời của Đảng, sự thành công của cách mạng
tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ kết thúc thắng lợi?
- Sự kiện đó diễn ra đã đem lại kết quả chung cuộc như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
- Tác động như thế nào đối với lịch sử dân tộc ngay tại thời điểm đó và cả giai đoạn
sau.
- Tác động như thế nào đến tình hình thế giới nói chung và nhất là với châu lục nào,
khu vực nào trên thế giới?
Cụ thể

Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lich sử của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 -1954).
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp?
- Kết quả
 Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp gần một
thế kỉ trên đất nước ta.
 Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
- Chứng tỏ: Tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân ta.
- Tác động
 Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ
nghĩa
đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
 Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh.
Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến?
- Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân bên trong)?
 Sự lãnh đạo của Đảng.
 Truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân
dân ta.
 Vai trò của hậu phương.
- Nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên ngoài)?
 Sự giúp đỡ của các nước anh em.
 Sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới nhất là nhân dân lao động
nước Pháp (Mỹ).
- Các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp: Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới
thu đông 1950, cuộc tiến công chiến lược đông Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện
Biên Phủ.
- Chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý
nghĩa của chiến dịch.
- Chiến dịch Biên giới thu –đông năm 1950 của ta được mở trong hoàn cảnh như thế nào?

Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch.
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào? Nêu
ý nghiã của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phải nắm được:
- Hoàn cảnh lịch sử?
- Âm mưu của Pháp?
- Chủ trương của ta?
- Diễn biến?
- Kết quả?
- Ý nghĩa?
Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm
Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong
kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định
Giơnevơ năm 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
Trong phần diễn biến chiến dịch cần phải nhớ
• Bản đồ chiến dịch 1 cách sơ lược nhất: các con đường và 1 vài địa danh có
liên quan.
• Ngày mở đầu và ngày kết thúc chiến dịch.
• Nơi Pháp hoặc Ta chọn làm điểm mở đầu cuộc tấn công.
• Lực lượng và hướng tiến quân của quân Pháp.
• Cách đối phó của ta: Đánh từng hướng, từng vị trí và diệt từng lực lượng như
thế nào, những chiến công tiêu biểu của ta?
Trong phần kết quả phải nhớ 1 vài số liệu
 Số quân Pháp bị ta tiêu diệt ?
 Số vũ khí và phương tiện chiến tranh của Pháp bị ta phá hủy ?
Trong phần ý nghĩa: Đối chiếu kết quả ta thu được với âm mưu của Pháp và chủ
trương của ta để rút ra những gì ta giành được khi chiến dịch kết thúc.


6. Sử dụng hệ thống câu hỏi
- Trong quá trình dạy học, khâu chuẩn bị của giáo viên là hết sức quan trong, người
giáo viên chuẩn bị tốt bài giảng, trong đó xây dưng hệ thống câu hỏi cho bài dạy là hết
sức quan trọng. Xây dựng hệ thống câu hỏi tốt có nghĩa là người giáo viên đạt 85% thành
công của tiết dạy đó, còn lại là người giáo viên thực hiện như thế nào ở trên lớp để đạt
hiệu quả.
- Để đạt được hiệu quả cho tiết dạy, người giáo viên phải soạn bài trước ít nhất phải
2 tuần để có được hệ thống câu hỏi trước. Sau đó, giao hệ thống câu hỏi của bài dạy tiếp
theo cho học viên, về nhà dựa trên kiến thức cơ bản của sách giáo khoa và suy nghĩ của
mình soạn trước. Từ đó, học viên làm tốt khâu chuẩn bị của mình và đồng thời nắm được
những kiến thức cơ bản nhất của bài học đó. Học viên trả lời câu hỏi theo hệ thống câu
hỏi do giáo viên cung cấp, mỗi câu hỏi, ở mỗi học viên có cách trả lời theo suy nghĩ của
mình nên có nhiều đáp án khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách giải
quyết vấn đề. Từ đó, giáo viên kịp thời sửa chữa uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm
trong nhận thức,…

7. Kết quả đạt được
7.1. Chất lượng giảng dạy
- Trong quá trình giảng dạy, với phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy
học. Tôi đã đạt được kết quả về chuyên môn qua các năm như sau:
NĂM HỌC

CHẤT LƯỢNG
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm
Giỏi


Khá

Trung
bình

Tỉ lệ tốt nghiệp
trung bình môn
sử của trung tâm

Tỉ lệ tốt nghiệp trung
bình môn sử của tỉnh

2009 - 2010

59,25%

42, 73

2010- 2011

96,96%

94, 75

(Năm học 2011-2012 tôi đi học)
- Học lực xếp loại yếu cuối năm của bộ môn còn từ 0.1 đến 0.2%, không có học
viên có học lực kém.
- Học viên tích cực hơn trong đọc sách giáo khoa và chuẩn bị bài ở nhà.

7. 2. Đối với giáo viên

- Việc “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử chỉ có thể thực hiện tốt và
có hiệu quả khi giáo viên tích cực, chủ động thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao.
- Giáo viên nắm vững “Đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch sử ” trong
các đợt bồi dưỡng và tự bồi bồi dưỡng cũng như qua sự chia sẻ của tổ bộ môn trong
những lần sinh hoạt chuyên môn theo cụm (4 lần/năm theo kế hoạch của sở giáo dục, lần
1 tháng 10, lần 2 tháng 12, lần 3 tháng 03, lần 4 tháng 04)
- Tổ bộ môn là nơi gắn bó chặt chẽ nhất trong việc thực hiện đổi mới và vì vậy cần
dành thời gian thích đáng trong sinh hoạt chuyên môn của tổ cho việc trao đổi, rút kinh
nghiệm của việc “Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học bộ môn Lịch sử ”.
- Giáo viên phát huy các tính tích cực của các phương pháp truyền thống chứ không
thể phủ định hoàn toàn phương pháp truyền thống, cần phải có sự kết hợp hài hòa, hợp
lý, hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi bám sát sách giáo khoa, câu hỏi phải rõ ràng , mạch
lạc, dễ hiểu đi từ thấp đến cao: Biết, hiểu, vận dụng.

7. 3. Đối với học viên
- Siêng năng đọc sách giáo khoa, suy nghĩ thấu đáo để biết được trọng tâm của kiến
thức, vận dụng kiến thức đó trả lời câu hỏi theo một hệ thống.
- Về nhà tích cực soạn bài, những câu hỏi nào không hiểu thì để đến lớp hỏi trong
giờ học hoặc có thể trao đổi với bạn bè trước. Đồng thời phải lưu giữ lại hệ thống câu hỏi
để ôn tập kiểm tra 1 tiết hoặc thi học kì.

8. Khả năng nhân rộng
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp dạy học theo hệ thống câu hỏi có tác dụng tích cực đến việc cung
cấp cho học viên những kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập

của học viên. Đây là phương pháp cần được vận dụng trong dạy học ở phổ thông, nhất là
ở hệ giáo dục thường xuyên, bản thân tôi đã thực hiện trong nhiều năm và rất có hiệu
quả.
- Thực tế muốn đạt hiệu quả cao, giáo viên phải dày công suy nghĩ, chuẩn bị chu
đáo. Bởi vì “mức độ hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp kia và tác động của
các phương pháp đó đến tính tích cực tư duy của học viên như thế nào lại hoàn toàn phụ
thuộc vào nghệ thuật của giáo viên”
- Dạy học theo hệ thống câu hỏi có nhiều tác dụng trong việc nâng cao chất lượng
dạy học, thể hiện ở chỗ học viên:
+ Nắm vững kiến thức trên cơ sở tư duy tích cực.
+ Nắm được phương pháp và cách thức tìm tòi, khám phá tri thức, nói cách khác
là nắm được phương pháp nhận thức và phương pháp tư duy.
+ Có niềm tin vào các kiến thức đã được khám phá.
- Dạy học theo hệ thống câu hỏi không chỉ được sử dụng đối với tiết bài mới trên
lớp, mà còn được sử dụng để củng cố, ôn tập bài, ôn tập chương, ôn tập học kì và học bài
ở nhà của học viên. Đồng thời còn hỗ trợ tích cực cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án
PowerPoit.
- Dạy học theo hệ thống câu hỏi có thể thực hiện xen kẽ hay kết hợp với các
phương pháp dạy học khác. Ngoài ra, dạy học theo hệ thống câu hỏi cũng có thể chỉ sử
dụng trong một số nội dung của bài, không nhất thiết phải sử dụng cho toàn bài.
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi của bài dạy một lần và sử dụng được nhiều
lần.
- Học viên học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy
nghĩ.
- Dạy học theo hệ thống câu hỏi sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài dạy dài, đặc biệt đối
với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
- Nhiều lớp, học viên phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những
tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú
trong học tập nên đã xung phong tìm hiểu nhiều (đều có sản phẩm cụ thể), trình bày bài

học qua tìm hiểu của cá nhân, tổ, nhóm.
Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm
- Nếu học viên sử dụng kinh nghiệm đã có của bản thân để xây dựng kiến thức mới,
sẽ hiểu và nắm vững kiến thức tốt hơn là tiếp thu kiến thức dưới dạng có sẵn.
- Nếu câu trả lời đã có không phù hợp với câu hỏi, tình huống mới người học buộc
phải điều chỉnh nhận thức của mình.
- Hoạt động học được trợ giúp qua sự tương tác giữa những người học và những
người có hiểu biết hơn: Giáo viên , bạn học (thuộc các lứa tuổi, năng lực khác nhau), cha
mẹ…
- Dạy học theo hệ thống câu hỏi buộc học viên phải soạn bài, đọc sách và chuẩn bị
bài ở nhà tốt hơn.
- Phương pháp dạy học theo hệ thống câu hỏi sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình
bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh của
những thông tin, sự kiên mới.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề luôn được đặt ra cho giáo viên
trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tuy nhiên, qua việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy
học theo hệ thống câu hỏi càng được nhấn mạnh để thực hiện thành công của việc đổi
mới trong giáo dục nhằm đạt các mục tiêu dạy và học trong giai đoạn mới để thực hiện
thành công Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập khu vực, thế giới.
Trong thực tế dạy học hiện nay, một số giáo viên cho rằng phương pháp dạy học
theo hệ thống câu hỏi trong dạy học môn Lịch sử có nội dung tương tự như phương pháp
đàm thoại gợi mở, chẳng hạn, cũng bắt đầu một nội dung, một mục hay mở bài bằng một
câu hỏi. Sau đó, giáo viên cũng tổ chức cho học viên tìm kiếm câu trả lời và kết luận,
chuyển sang nội dung (hay mục) khác.

- Thực ra, không hoàn toàn như vậy. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này nằm
ở các điểm cơ bản:
+ Thứ nhất, câu hỏi trong dạy học theo hệ thống bắt buộc phải chứa đựng mâu
thuẫn nhận thức.
+ Thứ hai, trong dạy học theo hệ thống câu hỏi phải xuất hiện tình huống có vấn
đề. Trong bước giải quyết vấn đề, ở phương pháp dạy học theo hệ thống câu hỏi cần phải
nêu ra giả thuyết.

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm
+ Thứ ba, học viên có sự chuẩn bị trước ở nhà và mỗi học viên có câu trả lời khác
nhau tạo nên sự đa dạng cho việc chứng minh một vấn đề nào đó.
- Nội dung các bài viết trong sách giáo khoa Lịch sử thường dưới dạng sự kiện, sử
lược, khái quát, chứa đựng các vấn đề nhận thức khách quan. Đây là một trong những
khó khăn chủ yếu hạn chế việc sử dụng phương pháp dạy học theo hệ thống câu hỏi. Để
khắc phục điều này, giáo viên cần chú ý tìm tòi, phát hiện và xây dựng một số vấn đề
ngay ở từng nội dung cụ thể, từng đơn vị kiến thức cơ bản của bài. Trong nhiều trường
hợp, khi đặt ngược lại nội dung sách giáo khoa, có thể làm nảy sinh cơ hội cho việc xuất
hiện câu hỏi mới.
Trên đây là phương pháp dạy học theo hệ thống câu hỏi, tôi đã sử dụng trong giảng
dạy ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bình Tân các năm học vừa qua. Trong quá
trình trình bày sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý đồng nghiệp góp ý
chân thành để tôi có những kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn.
Bình Tân, ngày 6 tháng 4 năm 2013
Người viết

Nguyễn Tuấn Khải


Trang 16



×