Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Mô hình thu gom và xử lý rác thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.52 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC SƠN

MÔ HÌNH
THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI, RÁC THẢI
VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XANH-SẠCH-ĐẸP
TẠI XÃ PHƯỚC SƠN, HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN

GIAI ĐOẠN 2015-2020

Phước Sơn, tháng 9 năm 20..


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1. Căn cứ lập thuyết minh:
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020;
- Quyết đinh số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và số 342/QĐ-TTg ngày
20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia và sửa
đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới;
- Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,
quản lý và sử dụng nghĩa trang;


- Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND huyện Ninh
Phước về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phước Sơn,
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận;
- Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND huyện Ninh
Phước về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Phước Sơn, huyện Ninh
Phước giai đoạn năm 2013-2015;
- Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc Ban hành Quy định việc đánh giá và công nhận đạt tiêu chí nông
thôn mới giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Căn cứ Công văn số 157/VPĐP-TTHTQT ngày 23/6/2015 của Văn phòng
điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trung ương
về hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý rác thải, chất rắn các vùng điển hình phục vụ xây
dựng nông thôn mới.
2. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình:
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như
của cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối
quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát
triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của
các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Quá trình sản xuất thải
ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các
chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, con người cũng thải ra
môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt sẽ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy con người phải có trách nhiệm tìm
cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm họa sẽ không chỉ là môi
trường tự nhiên bị tàn phá mà hơn thế nữa còn xóa sạch những gì mà chúng ta dày
công xây dựng, kể cả sự sống của bản thân con người.
1



Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

Một trong những nội dung, tiêu chí mà khi xây dựng nông thôn mới các xã
cần phải đạt được đó là xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, đảm bảo các yêu
cầu về tiêu chí môi trường của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Việc xây dựng đề án về môi trường nhằm cụ thể hóa các vấn đề môi trường
ở địa phương; thực trạng và những vấn đề cần giải quyết để từ đó tìm ra giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Để đảm bảo về vệ sinh môi trường nông thôn và hướng đến xây dựng xã
nông thôn mới thì việc xây dựng mô hình để triển khai đồng bộ hệ thống quản lý,
thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn xã nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi
trường, sức khoẻ người dân; góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã:
1.1. Vị trí địa lý:
Xã Phước Sơn nằm về phía Tây Bắc của huyện Ninh Phước, cách trung tâm
huyện lỵ khoảng 15 km về hướng Đông Nam, gồm 06 thôn và 03 dân tộc anh em
sống xen kẽ nhau.
+ Phía Đông giáp: Phường Đô Vinh và phường Bảo An, TP Phan rang –
Tháp Chàm.
+ Phía Tây giáp: Xã Phước Vinh.
+ Phía Nam giáp: Xã Phước Thái, xã Phước Hậu.
+ Phía Bắc giáp: Xã Mỹ sơn, xã Nhơn sơn, huyện Ninh Sơn và Phường Đô
Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội :
* Diện tích tự nhiên, nguồn nước:
Xã Phước Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.432,12ha, trong đó: đất

nông nghiệp là: 989,17ha; đất phi nông nghiệp là: 343,95ha (đất ở 84,75ha) đất
chưa sử dụng là: 99ha.
Thủy văn: Hệ thống sông, kênh trên địa bàn xã Phước Sơn phân bố khá đồng
đều, lưu lượng nước đủ khả năng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Trên địa bàn
xã có hệ thống sông Dinh, kênh Nam, kênh Chàm, Mương Lân, mương Giăng,
mương Bà điện, mương Đô và hệ thống mương nội đồng.
Nguồn nước mặt: Hệ thống sông, kênh trên địa bàn xã Phước Sơn phục vụ
đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, ngoài ra hiện tại nhà máy nước nằm tại thôn
Phước Thiện 3 có công suất 2.000 m3 ngày/đêm đã đưa vào sử dụng, phục vụ cho
dân toàn xã, nước có độ khoáng đảm bảo chất lượng, đáp ứng khả năng cho người
dân sinh hoạt hàng ngày.
- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả thăm dò về nước ngầm của ngành địa
chất thủy văn, chương trình UNICEF cho thấy: xã Phước Sơn có một tầng khai
thác và sử dụng là tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Haloxen, lưu lượng không lớn
2


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

nên chỉ khai thác phục vụ cho sinh hoạt là chủ yếu. Hiện nay trên địa bàn xã có
khoảng 562 giếng khoan, 331 giếng đào.
* Đặc điểm địa hình, khí hậu:
Xã Phước Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc phổ biến từ 0 – 30
và độ cao trung bình khoản 20 m so với mặt nước biển. Do đặc điểm địa hình như
trên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
+ Địa hình vùng thấp: Có độ cao từ 7 - 9m so với mặt nước biển, là khu vực
nằm ở các thôn Ninh Quý 2, Ninh Quý 3.
+ Địa hình vùng trung: Có độ cao từ 10 - 14m so với mặt nước biển, là khu
vực nằm ở thôn Ninh Quý 1 và một phần thôn Phước Thiện 1.
+ Địa hình vùng cao: Có độ cao từ 15 - 20m so với mặt nước biển, là khu

vực nằm ở một phần thôn Phước Thiện 1, Phước Thiện 2 và thôn Phước Thiện 3.
Xã Phước Sơn nằm trong vùng khí hậu khô hạn, với những đặc điểm là mưa
ít, nắng gió nhiều, lượng bốc hơi hàng năm cao (khoảng 1.662 mm). Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 8 như
năm sau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình là 270C.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.715,8 giờ.
Mưa: Lượng mưa trung bình là 700 mm.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 76,4 %.
Gió, bão: Hướng gió chính là Tây Bắc, Đông Nam, bão ít xuất hiện.
* Dân số và lao động:
Tính đến nay, toàn xã có 06 thôn với tổng dân số có 15.211 nhân khẩu/
3.485 hộ, trong đó: dân tộc kinh có: 3.422 hộ, 14.907 khẩu, chiếm 98%; dân tộc
Hoa, Rắclay là 63 hộ, 304 khẩu, chiếm 2%; bình quân 4 người/ hộ và mật độ dân
số bình quân 850 người/km2. Cụ thể:
STT
1
2
3
4
5
6

Đơn vị hành chính
Số hộ
Số khẩu
Thôn Ninh Quý 1
395
1.675
Thôn Ninh Quý 2

906
3.758
Thôn Ninh Quý 3
407
1.736
Thôn Phước Thiện 1
870
3.599
Thôn Phước Thiện 2
586
3.025
Thôn Phước Thiện 3
321
1.418
Tổng cộng
3.485
15.211
- Dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của xã Phước Sơn có 9.127
người, chiếm 60% dân số.
- Tổng số lao động có việc làm thường xuyên trong các ngành kinh tế là
5.518 người, chiếm 60% số lao động trong độ tuổi, Trong đó:
+ Nông nghiệp: 7.758 người, chiếm 85% số lao động trong độ tuổi lao động.
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 457 người, chiếm 5% số
lao động trong độ tuổi lao động.
+ Dịch vụ - thương mại - Hành chính sự nghiệp: 912 người, chiếm 10% số
lao động trong độ tuổi lao động.
3


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn


- Các ngành nghề sản xuất chủ yếu và cơ cấu ngành nghề của địa
phương:
+ Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi chiếm 85%.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng như: xay xát lương thực, chế
biến thức ăn gia súc, cơ sở hàng tiện, sửa chữa xe máy, đại lý vật tư nông nghiệp vật liệu xây dựng, thu mua lúa, bắp, mua bán nông sản, ... chiếm 5%.
+ Dịch vụ thương mại: ăn uống, bán tạp hóa, các dịch vụ internet, dịch vụ
vận tải hàng hóa, ... dịch vụ khác, chiếm 10%.
1.3. Hiện trạng vấn đề môi trường:
a. Về nước sạch:
Hiện nay trên địa bàn xã có 01 nhà máy cấp nước tại thôn Phước Thiện 3
thuộc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh Ninh Thuận
quản lý phục vụ sinh hoạt cho nhân dân 06 thôn và một phần xã Phước Hậu, trong
đó có gần 90% hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh từ nhà máy này. Tuy
nhiên hiện nay nguồn nước sạch ở địa phương vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia; nguồn
nước mặt của xã chủ yếu lấy từ kênh Nam, chất lượng nước không tốt do chịu tác
động của các loại nước thải, các chất hữu cơ, chất lơ lửng, ...
b. Thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh (chăn nuôi,
chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) trên địa
bàn:
Các chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn mang tính nhỏ lẻ chưa đảm bảo yêu
cầu vệ sinh môi trường; các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đạt về vệ sinh môi
trường là 2/4 cơ sở …, nguồn lực đầu tư cho công tác môi trường của các cơ sở
còn hạn chế. Rác thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Trung bình
5kg/ngày- đêm x 440 hộ = 2.200 kg/ ngày đêm.
c. Thực trạng đường làng, ngõ xóm, cảnh quan môi trường:
Đường giao thông được bê tông hóa góp phần tạo điều kiện thuân lợi cho
việc đi lại của người dân, giảm bớt tình trạng lầy lội vào mùa mưa. Tuy nhiên do
việc đầu tư chưa đồng bộ nên một số tuyến đường làng, ngõ xóm chưa có hệ thống
thoát nước mặt nên vẫn còn tình trạng lầy lội vào mùa mưa. Ngoài một số tuyến

mương thoát nước dọc tuyến đường nội thôn (đoạn thôn Ninh Quý 2, thôn Ninh
Quý 3, Phước Thiện 1 và Phước Thiện 2) và thoát nước cục bộ tại các công trình
công cộng, trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước mặt. Nước mặt được thải
trực tiếp ra môi trường chủ yếu là tự thấm, thoát theo các rãnh đường, các điểm
trũng, chủ yếu là thoát ra mương rãnh, hướng thoát chính là hướng Đông - Tây.
Việc cải tạo đường làng, tường rào nhà dân cư chưa được người dân quan
tâm. Tùy theo điều kiện kinh tế, một số hộ đầu tư xây dựng tường rào, cải tạo nhà
ở tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ; các đường làng,
ngõ xóm chưa được đầu tư trồng cây xanh để tạo cảnh quan môi trường xanh sạch - đẹp.

4


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

Nghĩa trang của xã nằm ở thôn Ninh Quý 3, gần khu dân cư, với diện tích
khoảng 2.356 m2. Theo quy hoạch, UBND xã sẽ xây dựng 02 nghĩa trang tập
trung, xa khu dân cư, đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh. Nghĩa trang của xã được
quy hoạch tại thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh. Nghĩa trang được xây dựng theo
mẫu chung phù hợp với tập quán và tâm linh của nhân dân, có cổng, tường rào bao
quanh. Trong nghĩa trang trồng cây xanh, có đường đi, mộ xây có hàng lối, có bộ
phận quản lý.
d. Thu gom và xử lý rác thải:
Rác thải trên địa bàn xã phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, rác thải khu
vực dân cư, chợ, cơ quan và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Qua phân
tích thực trạng rác thải trên địa bàn xã có thể nhận thấy một số tác nhân chính gây
ô nhiễm môi trường như sau:
+ Rác thải khu dân cư: rác từ hộ gia đình chứa chủ yếu thành phần rác thực
phẩm, giấy, bao bì, nylon và nhựa. Các thành phần khác thỉnh thoảng xuất hiện với
phần trăm dao động nhỏ. Theo thống kê khoảng 80% khối lượng rác thải sinh hoạt

là rác thải thực phẩm.
+ Rác thải tại khu vực chợ: Thành phần thay đổi tùy theo lĩnh vực hoạt động
của chợ, trên địa bàn chủ yếu là chợ kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thông
thường, nên chủ yếu là rác thực phẩm, chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy và
nylon.
+ Rác thải tại các trường học, cơ quan:
- Các trường học: Thành phần rác thải các trường học chứa chủ yếu là rác
thực phẩm, giấy, nhựa, nylon. Thành phần có thể tái chế khá lớn như giấy, nhựa.
- Cơ quan, BQLND các thôn: Thành phần rác thải chứa chủ yếu là giấy,
nhựa, nylon. Thành phần có thể tái chế khá lớn như giấy, nhựa.
- Trạm y tế: Phát sinh trong chuẩn đoán, điều trị hoặc tiêm chủng cho người.
Thành phần chủ yếu như bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm, có khả năng là mầm
bệnh nếu không được xử lý.
+ Rác thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Phát sinh trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp như: chai lọ, bao bì, gói thuốc bảo vệ thực vật; sắc, nhựa, vỏ
chai, …
- Rác thải khu dân cư: Trung bình 0,7kg/hộ/ ngày đêm x 2.300 hộ = 1.610kg
/ngày đêm.
- Rác thải tại khu vực các chợ:
+ Chợ chính (Phước Thiện 2, Ninh Quý 2): Trung bình 300kg/ ngày đêm
/chợ x 02 chợ = 600kg/ ngày đêm.
+ Chợ tạm: Trung bình 200 kg/ngày đêm /chợ x 02 chợ = 400kg/ngày đêm.
- Rác tại các trường học, cơ quan: 10kg/ngày đêm x 2 = 20 kg/ngày đêm.
- Rác thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Trung bình 5kg/ngàyđêm x 440 hộ = 2.200 kg/ ngày đêm.
- Khối lượng chung: Tổng khối lượng rác thải trên địa bàn xã trung bình
4.830kg/ngày đêm = 4,83 tấn/ ngày đêm. Tổng khối lượng rác thải trên địa bàn xã
trung bình trong tháng 30 tấn .
5



Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

(rác thải sinh hoạt của nhân dân)

(rác từ chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật)

6


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

Hiện nay, hàng năm ngân sách tỉnh và huyện có bố trí phân bổ ngân sách từ
nguồn sự nghiệp môi trường cho cấp xã hoạt động nhưng chỉ mới giải quyết được
cho hoạt động quản lý. UBND tỉnh và huyện có hỗ trợ một phần kinh phí để chi trả
cho công tác vận chuyển rác thải nhưng rất hạn chế. Riêng UBND xã đã trích một
phần kinh phí từ tiền cho thuê đất dự phòng hàng năm để hợp đồng trả thêm cho
đơn vị thu gom rác thải trên địa bàn.
Tóm lại công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn xã trong thời gian qua
còn nhiều bất cập, công tác bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải chưa được
xã hội hóa, chưa trở thành phong trào thi đua trong xã hội dẫn đến hiệu quả công
tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn xã chưa cao, một số hộ gia đình, cá nhân
còn tùy tiện vứt rác, xả rác thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và gây bức
xúc cho xã hội.
Để đạt chuẩn về tiêu chí môi trường cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
và việc xây dựng hoàn chỉnh Mô hình thu gom và xử lý rác thải tạo cảnh quan về
môi trường xanh - sạch - đẹp là cơ sở để địa phương triển khai thực hiện.
2. Đánh giá chung:
Phước Sơn là một xã thuần nông, với hơn 70% dân số sống bằng sản xuất
nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng
dân số tại khu vực nông thôn là sự gia tăng về khối lượng và tính chất độc hại của

các loại chất thải (đặc biệt đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón).
Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải vẫn còn rất thấp; vấn đề xử lý chất thải
nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xử lý triệt để. Hầu hết
các biện pháp thu gom và xử lý chất thải nông thôn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu
không đáp ứng yêu cầu và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây thực sự là một
áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ môi trường và cũng là mối đe dọa lớn đối
với sức khoẻ cộng đồng.
Hiện nay nguồn nước sạch ở địa phương vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia;
Nguồn nước mặt của xã chủ yếu lấy từ Kênh Nam, chất lượng nước không tốt do
chịu sự tác động của các loại nước thải, các chất hữu cơ, chất lơ lửng, ... Việc sử
dụng nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến mầm móng phát sinh các loại, như: tiêu chảy, tả,
lỵ, thương hàn, giun sán, phụ khoa, ... Đôi khi chúng còn lay lan nhan thành dịch,
gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và thậm chí ảnh hưởng đến sinh mạnh của
con người.
Do tác động của cuộc sống hiện đại, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên
bức xúc với người dân. Rác thải từ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, thói quen trong
sinh hoạt của nhân dân cùng với khó khăn về Ngân sách, quy hoạch trong tổ chức
thu gom, xử lý rác thải chưa được thực hiện là nguyên nhân khiến ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng. Hậu quả của nạn ô nhiễm môi trường đã gây nên dịch bệnh,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống. kinh tế của người dân, cảnh quan môi
trường và sự phát triển kinh kinh tế - xã hội của thôn, xã.
3. Mục tiêu của Mô hình:
+ Mục tiêu tổng quát: kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, sức khoẻ người
dân; góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng
xã nông thôn mới đạt chuẩn về môi trường.
7


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn


+ Mục tiêu cụ thể:
- Các cơ sở sản xuất - kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất
nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường.
- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt
động làm suy giảm môi trường.
- Chất thải, nước thải trên địa bàn xã được thu gom và xử lý theo qui định.
4. Giải pháp thực hiện:
Căn cứ mục tiêu của đề án và yêu cầu của tiêu chí về môi trường, các nội
dung cần thực hiện của đề án là:
4.1. Nội dung thực hiện:
- Thu gom, xử lý chất thải: Chất thải rắn nguy hại, rác thải sinh hoạt, chất
thải chăn nuôi.
- Tổng kết, đánh giá mô hình để triển khai nhân rộng.
4.2. Khối lượng cần thực hiện và yêu cầu kỹ thuật:
a. Quy hoạch khu xử lý rác tập trung, bãi thải:
- Vùng 1: Rác thải được thu gom về khu trung chuyển rác thải tại vùng Cây
Dương, thôn Ninh Quý 2 để phục vụ việc thu gom rác thải của 3 thôn Ninh Quý.
Theo đó, rác thải tại 02 bể tập trung được Công ty TNHH Nam Thành vận chuyển
về nhà máy xử lý rác, ước khoảng 2m3/ngày. Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí
hỗ trợ của huyện, chi trả cho khối lượng 1m3/ngày và nguồn kinh phí của UDND
xã, chi trả cho khối lượng 1m3/ngày được trích từ tiền cho thuê đất dự phòng của
xã.
- Vùng 2: Vùng này xã đã quy hoạch thí điểm khu chứa rác tập trung nhưng
không hợp lý (nằm trong khu dân cư, khi đốt mùi hôi và khói bụi làm ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh).
Trước mắt UBND xã đã tổ chức thu gom và tiêu hủy (kinh phí từ cho thuê
đất dự phòng năm 2015 để thực hiện việc tiêu hủy); về lâu dài, UBND xã dự kiến
nếu được VPĐP Trung ương hỗ trợ kinh phí (sẽ làm bãi chôn lấp, đào hố chứa
rác, làm vành đai bao quanh hố, tiêu hủy rác thải sinh hoạt) tại vùng đất Đào (Gò
Mang), thôn Phước Thiện 3, UBND xã đã có Tờ trình gửi UBND huyện, Phòng

Tài chính huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ninh Phước về địa điểm
thực hiện việc tiêu hủy và xây dựng khu tiêu hủy rác thải.
b. Trang thiết bị và nhân vật lực:
- Căn cứ vào số lượng rác thải trong ngày trên địa bàn 03 thôn Ninh Quý,
UBND xã giao cho Trưởng thôn Ninh Quý 2, tiến hành hợp đồng 01 xe Máy cày
để tổ chức vận chuyển rác đến bể chứa rác tập trung tại vùng Cây Dương thôn
Ninh Quý 2.
- Căn cứ vào số lượng rác thải trong ngày trên địa bàn 03 thôn Phước Thiện,
UBND xã giao cho Trưởng thôn Phước Thiện 1, tiến hành hợp đồng 01 xe Máy
cày để tổ chức vận chuyển rác đến bể chứa rác tập trung tại thôn Phước Thiện 3 và
tiêu hủy.
- Trên cơ sở danh sách đề xuất của BQL thôn, UBND xã thành lập 01 tổ thu
gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn 03 thôn Ninh Quý; 01 tổ thu gom, vận
8


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

chuyển và tiêu hủy rác thải trên địa bàn 03 thôn Phước Thiện. Mỗi tổ có từ 06
người có nhiệm vụ thu gom toàn bộ rác thải trên địa bàn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của BQL thôn về công tác thu gom rác thải.
c. Khối lượng rác dự kiến cần thực hiện:
Tổng khối lượng rác thải trên địa bàn xã ước tính trung bình khoảng
4.830kg/ngày đêm = 4,83 tấn/ ngày đêm. Trong đó:
- 03 thôn Ninh Quý, trường học, HTX Ninh Quý, chợ: Ước tính trung bình
khoảng 2,45 tấn/ ngày đêm.
- 03 thôn Phước Thiện, trường học, chợ, quỹ tín dụng nhân dân: Ước tính
trung bình khoảng 2,38 tấn/ ngày đêm.
5. Kinh phí và nguồn kinh phí:
5.1. Tổng mức đầu tư: 256.549.200 đồng, trong đó:

- Chi phí xây dựng
: 140.000.000 đồng.
- Chi phí mua sắm trang thiết bị (mua thùng chứa chất thải, xe đẩy tay thu
dọn rác, mua đồ bảo hộ.....)
: 83.700.000 đồng.
- Chi phí quản lý + tư vấn
: 19.049.200 đồng.
- Chi phí tuyên truyền
:
5.600.000 đồng
- Chi phí xây dựng mô hình
:
5.000.000 đồng.
- Chi phí khác
:
3.200.000 đồng.
5.2. Nguồn kinh phí:
- Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương
: 200.000.000 đồng.
- Kinh phí huy động từ ngân sách địa phương
: 39.749.200 đồng.
- Kinh phí vận động từ cộng đồng dân cư đóng góp : 16.800.000 đồng
Biểu tổng hợp nhu cầu vốn:
Đơn vị tính: đồng
Stt
Nội dung
Tổng vốn Thực hiện quý IV/2015
1 Vốn hỗ trợ từ Trung ương
200.000.000
200.000.000

2 Vốn hỗ trợ từ Ngân sách địa phương 39.749.200
39.749.200
3 vốn đóng góp của cộng đồng dân cư
16.800.000
16.800.000
6. Dự kiến về hiệu quả mô hình:
- Mô hình thực hiện hoàn thành sẽ có tác động tích cực đến môi trường và
sức khỏe của cộng đồng dân cư. Việc hạn chế ô nhiễm, hình thành môi trường
xanh - sạch - đẹp góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng; giảm chi phí
về y tế của người dân (ước tính khoảng 20% thu nhập của người dân) để điều trị,
chăm sóc sức khỏe. Mặt khác nếu được quản lý, thu gom, tiêu hủy và chôn lấp thì
rác thải sinh hoạt sẽ mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Việc xây mô hình thu gom và
tiêu hủy, chôn lấp tại xã sẽ giảm chi phí vận chuyển rác thải từ xã về nhà máy rác
Nam Thành, tiết kiệm cho ngân sách hàng năm gần 93 triệu đồng (15.12 tấn rác/
tháng * 512.000đ/tấn * 12 tháng).
9


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn

Sự thành công của mô hình sẽ góp phần thay đổi thói quen, lối sống của
người dân và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, khai thác môi trường
sống quanh mình.
Mô hình nếu quản lý và tổ chức thực hiện tốt sẽ có tính bền vững cao và có
khả năng nhân rộng cho các xã khác trên địa bàn huyện, tỉnh và góp phần thúc đẩy
phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của chủ quản đầu tư:
Thẩm định và phê duyệt dự toán mô hình.
Tạm ứng 80% kinh phí mô hình cho chủ đầu tư sau khi hợp đồng được ký

kết.
Tham gia kiểm tra, đôn đốc, nghiệm thu mô hình.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Triển khai thực hiện mô hình theo đúng quyết định phê duyệt của chủ quản
đầu tư.
- Đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch được chủ quản đầu tư chấp thuận.
3. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện:
Để thực hiện tốt mô hình, BQL xây dựng nông thôn mới xã cần phối hợp tốt
với các ngành liên quan và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện; thành lập
và xây dựng quy chế cho các tổ chức thu gom rác thải và xây dựng phương án
quản lý rác thải trên địa bàn.
TT

Công việc

1

Thành lập các tổ thu
gom rác

2

Lực lượng lao động

3

Cán bộ quản lý của
UBND xã

4

5

Trang bị phương tiện
kéo rác, CCDC,
BHLĐ
Nguồn thu bảo đảm
hoạt động của Tổ

6

Mức thu phí vệ sinh

7

Bộ phận thu phí
Lựa chọn điểm trung
chuyển, tập kết rác
Phương tiện lưu giữ
rác tại điểm tập kết
Tần suất thu gom rác
về điểm tập kết

8
9
10

Nội dung, giải pháp triển khai

UBND xã có Quyết định thành lập, trên cơ sở phương
án quản lý rác thải do BQL dự án NTM xã xây dựng.

Tuyển dụng lao động tại địa phương (18 tuổi trở lên).
Mỗi tổ thu gom có tối thiểu 05 lao động, trong đó bầu
chọn 01 Tổ trưởng.
UBND xã cử cán bộ theo dõi hoạt động của Tổ thu gom
và đề xuất các biện pháp thích hợp để hoạt động ngày
càng phát huy (phù hợp nhất là cán bộ địa chính - môi
trường của xã).
Phương tiện kéo rác: Xe đẩy rác.
Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng).
Từ nguồn thu phí vệ sinh các hộ dân và cơ quan đóng
trên địa bàn xã.
Mức thu dự kiến theo mức thu của nhà máy rác Nam
Thành và họp dân để công bố mức thu theo quy định.
Sử dụng ngay lực lượng lao động của Tổ thu gom
Điểm tập kết rác: UBND xã lựa chọn và thống nhất với
đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển.
- Thùng lưu giữ rác thải
- Xây dựng bô (học) chứa rác thải, có rào che chắn.
- Vùng nông thôn có mật độ dân cư đông: Tối thiểu 3
lần/tuần; - Vùng dân cư thưa thớt, điểm tập kết xa: Tối
10


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn
TT

Công việc

Nội dung, giải pháp triển khai


thiểu 2 lần/tuần.
11

Tần suất vận chuyển
về khu xử lý

12

Kinh phí vận chuyển
rác thải

13

Công tác tuyền truyền
vận động

02-03 lần/tuần.
- Từ nguồn thu phí vệ sinh (trong những năm đầu ngân
sách huyện hỗ trợ các xã, thị trấn phần kinh phí thiếu
hụt do nguồn thu từ phí vệ sinh trong những năm đầu
còn thấp, chủ yếu bù đắp cho hoạt động của Tổ thu
gom).
- Đơn giá vận chuyển rác thải theo Quyết định của
UBND tỉnh ban hành.
UBND xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam xã, các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng các
hình thức: Thảo luận; xây dựng nội dung cam kết giữ
gìn vệ sinh môi trường; phát các tờ rơi, pano tuyên
truyền; tuyên truyền tại các hoạt động của thôn, xóm
như: các cuộc họp, các cuộc thi (thi tìm hiểu về môi

trường, thi văn nghệ…) và bằng các quy định về văn
hóa....

4. Thời gian thực hiện:
Trong quý IV năm 2015.
CHƯƠNG IV. KIẾN NGHỊ
Để kịp thời triển khai mô hình trong năm, UBND xã Phước Sơn kính đề
nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương xem xét, phê duyệt dự toán
mô hình.

Nơi nhận:

TM.UBND XÃ
CHỦ TỊCH

- VPĐP NTM Trung ương;
- VPĐP NTM tỉnh;
- Chi cục PTNT tỉnh;
- UBND huyện Ninh Phước;
- Đảng ủy xã Phước Sơn;
- BQL DA NTM xã Phước Sơn;
- Lưu: VP.

Nguyễn Thanh Sang

11


Mô hình thu gom và xử lý rác thải xã Phước Sơn


PHỤ LỤC:
1. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện, trong đó phân bổ theo nguồn vốn.
Thành tiền (đồng)
TT

Nội dung

I

Thu gom, xử lý chất
thải

1

Xây dựng học chứa
rác tập trung và khu
chôn lấp.

ĐV
T

cái

Khối
lượng

01

- Chi phí xây dựng


Huy động
( Dân,
DN )

Tổng
số

NSTW

251.549.200

200.000.000

34.749.200

16.800.000

159.049.200

140.000.000

19.049.200

0

140.000.000

140.000.000

0


0

NSĐP

- Chi phí tư vấn lập
báo cáo KTKT

11.000.000

11.000.000

0

- Chi phí tư vấn thẩm
tra báo cáo KTKT

2.200.000

2.200.000

0

- Chi phí quản lý +
giám sát xây dựng

5.849.200

5.849.200


0

2

Thùng chứa chất thải
rắn 0,5m3

cái

06

15.900.000

15.900.000

0

0

3

Xe đẩy tay thu dọn
rác từ ngõ cụt, ngõ
hẻm ra đường chính

chiế
c

06


51.000.000

44.100.000

6.900.000

0

4

Mua đồ bảo hộ lao
động

bộ

24

12.000.000

0

0

12.000.000

5

Mua dụng cụ lao
động


bộ

24

4.800.000

0

0

4.800.000

6

Chi tuyên truyền

lần

01

5.600.000

0

5.600.000

0

7


Chi phí khác

II

- Thông báo mời thầu

lần

- Thẩm định giá tài
sản

lần

Xây dựng mô hình
Tổng cộng

01
01

3.200.000

3.200.000

1.000.000

1.000.000

2.200.000

2.200.000


5.000.000

5.000.000

0

39.749.200

16.800.000

256.549.200

200.000.000

Ghi
chú

TM.UBND XÃ
CHỦ TỊCH

12



×