Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thực hành sư phạm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.63 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
PHẦN A: LỚP CƠM NÁT ( BÁO CÁO ĐỢT 1)
Phần 1: Giới thiệu.............................................................................trang 3
Phần 2: Nội dung...............................................................................trang 8
1.
2.

3.

Nội dung công việc thực hiện............................................trang 8
Kết quả thực tập.................................................................trang 9
2.1 Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng........trang 9
2.2 Tổ chức giờ học...........................................................trang 11
2.3 Tổ chức hoạt động vui chơi.........................................trang 12
2.4 Tổ chức quản lý nhóm lớp...........................................trang 15
2.5 Môi trường giáo dục.....................................................trang 17
Đề xuất kiến nghị và giải pháp..........................................trang 18

PHẦN B: LỚP CHỒI ( BÁO CÁO ĐỢT 2)
Phần 1: Giới thiệu.............................................................................trang 19
Phần 2: Nội dung...............................................................................trang 27
1.
2.

3.

Nội dung công việc thực hiện............................................trang 27
Kết quả thực tập.................................................................trang 28
2.1 Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng........trang 28
2.2 Tổ chức giờ học...........................................................trang 30
2.3 Tổ chức hoạt động vui chơi.........................................trang 32


2.4 Tổ chức quản lý nhóm lớp...........................................trang 34
2.5 Môi trường giáo dục.....................................................trang 36
Đề xuất kiến nghị và giải pháp..........................................trang 37

PHẦN PHỤ LỤC
Một số hình ảnh lớp Cơm nát ( đợt 1)
1.
2.

Thể dục sáng...........................................................................trang 38
Giờ học....................................................................................trang 39
1


3.
4.
5.
6.

Giờ chơi .................................................................................trang 40
Giờ ăn......................................................................................trang 42
Giờ ngủ + vệ sinh ...................................................................trang 43
Một số đồ chơi của trẻ.............................................................trang 44

Một số hình ảnh lớp Chồi ( đợt 2)
1.
2.
3.
4.
5.

6.

Thể dục sáng...........................................................................trang 45
Giờ học....................................................................................trang 46
Giờ chơi .................................................................................trang 47
Giờ ăn......................................................................................trang 50
Giờ ngủ + vệ sinh ...................................................................trang 51
Một số đồ chơi của trẻ.............................................................trang 52

2


PHẦN A: LỚP CƠM NÁT ( BÁO CÁO ĐỢT 1)

NỘI DUNG BÁO CÁO
Nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần:
PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1.

Trường thực tập: MẦM NON 9
- Trường có 3 cơ sở khác nhau: cơ sở 1 ( gồm các lớp Mầm, Chồi, Lá),
cơ sở 2 ( lớp Lá), cơ sở 3 (các lớp Nhà trẻ). Trường có 12 lớp nhóm
-

( 10 lớp Mẫu giáo – 2 lớp Nhà trẻ).
Một số đặc điểm của trường:
+ Thuận lợi:
• Các cơ sở của trường đều khang trang, sạch đẹp. Trường lớp rộng
rãi, thoáng mát tạo bầu không khí thoải mái cho mọi hoạt động của
cô và trẻ. Các lớp đều được trang bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đa



dạng, sáng tạo phù hợp với mọi hoạt động giáo dục.
BGH – GV yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội
ngũ giáo viên tuy trẻ nhưng nhiệt tình trong công tác, luôn thể hiện



sự sáng tạo trong mọi hoat động.
Trẻ mạnh dạn, tự tin và được hình thành các thói quen tự phục vụ

trong mọi hoạt động ngay từ lớp Nhà trẻ.
+ Khó khăn :
• Nhà trường có 3 cơ sở nên hơi bất tiện trong việc di chuyển thức ăn,
các hoạt động thường diễn ra tại cơ sở 1 nên các cơ sở khác khi
tham gia, di chuyển cũng gặp khó khăn.
2.

3.

Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 86 Bà Huyện Thanh Quan
- Cơ sở 2: 14/40A Kỳ Đồng
- Cơ sở 3: 165 Trần Quốc Thảo
Nhóm lớp thực tập: Thỏ Hồng ( cơm nát 19 – 24 tháng, cơ sở 3).
3


4.


5.
6.

7.

Giáo viên phụ trách lớp:
Giáo viên 1: Huỳnh Thanh Hà
Giáo viên 2: Hồ Kim Linh
Thời gian thực tập: từ ngày 2 – 12 đến ngày 5 – 1 – 2014.
Nhóm sinh viên thực tập:
- Sinh viên 1: Nguyễn Hoàng Khuyên
- Sinh viên 2: Đoàn Thị Thu Hiền
Đặc điểm tình hình nhóm lớp:
- Trẻ: 23 trẻ ( 15 nam/ 8 nữ).
+ Trẻ dư cân: 1 trẻ.
+ Trẻ suy dinh dưỡng: 3 trẻ.
+ Có 4 trẻ mới đi học nên hầu như mọi hoạt động của cô đều chú ý vào
-

các trẻ đó.
Giáo viên mầm non: có 2 giáo viên.
1. Cô Huỳnh Thanh Hà: cao đẳng sư phạm mầm non.
2. Cô Hồ Kim Linh: cao đẳng sư phạm mầm non.
* Giáo viên nhiều kinh nghiệm, có nhiều năm tuổi nghề, nhiệt tình, yêu
thương chăm sóc trẻ tận tình chu đáo,coi trẻ như con đẻ của mình.
Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch nhằm phát triển tốt cho trẻ, cũng
như lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp.

-


Cơ sở vật chất:
• Thuận lợi:
+ Lớp có các phòng ăn, phòng học, phòng thể dục riêng thuận lợi
cho việc tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ.
+ Lớp được xây dựng khang trang, diện tích rộng rãi. Lớp học
thoáng mát, đúng tiêu chuẩn, sạch đẹp.
+ Cô có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác và yêu
nghề mến trẻ.
+ Lớp học rộng rãi thuận tiện cho việc bố trí các góc học cho trẻ
được hợp lí, đảm bảo phát triển 5 mặt cho trẻ.
+ Lớp học được trang bị đầy đủ: tivi, cát sét, đầu đĩa, các loại đồ
chơi…phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ.
4


+ Các loại đồ chơi của trẻ đa dạng, lớp học được trang trí chủ yếu ở


3 màu chủ đạo: đỏ, xanh, vàng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Khó khăn:
+ Lớp không có bảo mẫu nên việc chăm sóc trẻ nhiều khi bị bất cập
khi các cô vừa phải dọn vệ sinh vừa quản trẻ, vừa chuẩn bị các đồ
dùng đồ chơi cần thiết cho mọi hoạt động của trẻ, cũng như việc tạo
không khí thoải mái cho các trẻ mới đi học.
+ Đồ chơi trong lớp của trẻ đa dạng nhưng số lượng đồ chơi còn

-

tương đối ít so với số trẻ đến lớp ngày càng tăng.
Chế độ sinh hoạt:

Thời gian
7h – 8h15
8h30 – 8h45
8h45 – 9h
9h – 10h
10h – 11h
11h – 14h
14h – 14h30
14h30 – 15h
15h – 16h

-

Nội dung
Đón trẻ - Thể dục sáng – Ăn sáng
Giờ học
Vui chơi ngoài trời ( sân chơi).
Vui chơi trong lớp.
Vệ sinh – Ăn trưa.
Ngủ trưa.
Ăn xế.
Vệ sinh
Sinh hoạt chiều – Trả trẻ

Kế hoạch giáo dục của nhóm lớp mầm non: giáo dục trẻ phát triển cả 5
mặt
• Phát triển thể chất:
+ Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo
lứa tuổi.
+ Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.

+ Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
+ Có một số tố chất vận động ban đầu thăng bằng cơ thể.
+ Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
+ Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ đơn giản trong ăn,


ngủ, vệ sinh cá nhân.
Phát triển nhận thức:
+ Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
5


+ Có khả năng quan sát.
+ Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng




gần gũi quen thuộc.
Phát triển ngôn ngữ:
+ Nghe hiểu được các câu đơn giản bằng lời nói.
+ Biết và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói và cử chỉ.
+ Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ
điệu của lời nói.
Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ
+ Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần
gũi.
+ Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật

8.


gần gũi.
+ Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc, thích vẽ, xếp hình…
Kế hoạch thực hiện nội dung thực tập cá nhân:
- Nghiên cứu ôn tập các nội dung kiến thức trong các giáo trình và tài
-

-

liệu tham khảo.
Nghiên cứu tập tài liêu thực tập và xác định những gì cần làm, cần
quan sát.
Phân công công tác giữa hai người trong nhóm.
+ Mỗi người soạn 2 kế hoạch tuần ( trong 4 tuần ).
+ Lập lịch phân công công việc phù hợp với công việc của giáo viên
Mầm non trên lớp để cùng quản lí lớp với các cô:
Hoàng Khuyên
Thu Hiền
Vệ sinh phòng – chuẩn bị đồ ăn
Đón trẻ - tập thể dục sáng
sáng – phụ đón trẻ.
Cho trẻ ăn sáng
Quản trẻ đi vệ sinh – dọn phòng
Chuẩn bị giờ học – điểm danh
ăn
Giờ học
Giờ học
Hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi
Chuẫn bị phòng ăn – lau mặt –

Quản trẻ đi vệ sinh – rửa tay
quản trẻ vào bàn.
Cho trẻ ăn trưa
Vệ sinh cho trẻ
Chuẫn bị phòng ngủ
6


Quản trẻ
Dọn phòng ăn
Cho trẻ ngủ ( nghỉ trưa)
Cho trẻ ngủ ( trực trưa ).
Chuẩn bị ăn xế cho trẻ
Dọn phòng ngủ
Cho trẻ ăn xế - thay đồ cho trẻ
Dọn phòng ăn – phụ trả trẻ
Sinh hoạt chiều – trả trẻ
-

Quan sát các giờ học, giờ chơi của trẻ và ghi chép lại những điều cần

-

thiết.
Tham khảo các kế hoạch giáo dục của giáo viên mầm non.
Tham gia cùng giáo viên tổ chức các giờ học, giờ chơi góc, giờ hoạt

-

động ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh…

Làm báo cáo thực hành.

PHẦN 2. NỘI DUNG
1.

Nội dung công việc thực hiện:
- Quan sát hoạt động giáo dục: bao gồm 4 giờ học ( 1 giờ học lớp chồi, 1
giờ học ở lớp cơm thường, 2 giờ học tại lớp cơm nát ) và 3 giờ chơi
( lớp chồi có 1 giờ chơi trong lớp, 1 giờ chơi ngoài trời và 1 giờ chơi
trong lớp tại lớp cơm nát).
• Giờ học:
+ Cô thực hiện đúng phương pháp, xử lí tình huống tốt.
+ Giáo cụ trực quan đẹp mắt, đa dạng, cô sử dụng phù hợp.
+ Cô thân thiện gần gũi với trẻ, có tác phong sư phạm.
+ Cô nhiệt tình, trả lời các câu hỏi của trẻ nhưng không đi quá sâu
vào câu hỏi của trẻ.
+ Cô quản lí lớp tốt, có nhiều hình thức để gây sự chú ý với trẻ để



trẻ tập trung học.
+ Trẻ ngoan, có kỷ luật, biết nghe lời cô.
Giờ chơi:
+ Cô sử dụng nhiều loại vật liệu đa dạng để tạo góc chơi cho trẻ.
+ Cô không áp đặt trẻ vào góc chơi mà để trẻ tự chọn.
+ Cô tạo tình huống chơi hợp lí.
+ Có sự phân công công việc hợp lí giữa các cô.

7



+ Cô chỉ gợi ý cho trẻ chơi chứ không can thiệp quá sâu vào trò
chơi của trẻ.
+ Cô bao quát được hết các góc chơi của trẻ.
+ Tổ chức giờ chơi hợp lí, khoa học và tạo hứng thú cho trẻ.
+ Trẻ chơi có nề nếp, biết thay đổi góc chơi, biết đóng vai chơi và

2.

biết tạo tình huống.
- Tập làm giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh,: 25 buổi
- Tổ chức giờ học: 9 giờ học.
- Tổ chức giờ chơi trong lớp, ngoài trời: 20 buổi.
- Tham gia trang trí lễ hội Noel.
Kết quả thực tập:
2.1 Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng:
- Nội dung chăm sóc:
+ Chăm sóc dinh dưỡng.
+ Chăm sóc giấc ngủ.
+ Chăm sóc vệ sinh.
+ Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng, no, bổ, đủ chất, ăn các loại thức ăn dễ
tiêu hóa; giáo dục và hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh
trong ăn uống.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nhận và chia thức ăn cho trẻ.
+ Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, đủ giờ, ngủ say, ngủ ngon.
+ Đáp ứng các nhu cầu sinh lý của cơ thể trẻ cũng như hình thành cho
trẻ những kỹ năng vệ sinh văn minh , có thói quen vệ sinh, tạo điều
kiện cho trẻ tự phục vụ.

+ Giáo dục trẻ thói quen rửa tay, lau mặt trước khi ăn.
+Thực hiện các quy định vệ sinh cá nhân, lớp học đồ đùng, đồ chơi,
môi trường xanh, sạch đẹp cho trẻ.
+Theo dõi sự phát triển của trẻ, phối hợp với nhà trường, phụ huynh
-

trong công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Biện pháp tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng:
+Tạo không khí dễ chịu, chuẩn bị đầy đủ cho trẻ, động viên, khen ngợi,
bao quát trẻ khi trẻ ăn, cho trẻ tự phục vụ, tự dọn dẹp, làm vệ sinh cá
nhân trước và sau khi ăn.
8


+ Nếu có trẻ ăn chậm GV có thể đút và khuyến khích trẻ ăn.
+ Thức ăn của nhóm cơm nát rất mềm và nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu
hóa của trẻ.
+ Chuẩn bị cho trẻ đồ dùng ngủ, giường, chiếu, gối, cho trẻ một tâm
trạng thoải mái và dễ chịu nhất, tắt bớt đèn điện.
+ Cô rửa tay và lau mặt cho trẻ, hầu hết mọi hoạt động chăm sóc của
trẻ đều do cô làm. Trẻ còn nhỏ chưa làm được hết. Tuy nhiên cô vẫn
đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước rửa tay, lau mặt cho trẻ.
-

Hình thức tổ chức:
+ Gọi 4 trẻ vô thực hiện rửa tay 1 lần. Cô tự rửa tay cho trẻ, còn 3 trẻ
khác đứng đợi. Khi trẻ rửa tay xong, trẻ sẽ tự đi ra ngoài và có 1 cô
đang đợi để thực hiện thao tác cho trẻ.
+ Ở nhóm lớp cơm nát cũng đang được thực hiện hình thức cuốn chiếu
khi tổ chức giờ ăn, tức là trẻ đang chơi, cô sẽ cho trẻ tự dọn đồ chơi ở 1

số góc trước, chứ không tiến hành dọn đồng loạt. Tuy nhiên, hình thức
cuốn chiếu còn hơi khó khăn, do trẻ còn nhỏ và khi nói trẻ dọn góc này
thì trẻ sẽ vào góc khác chơi ngay, vì vậy cô phụ trách lau mặt sẽ vừa

lau mặt vừa quan sát, kêu trẻ dọn đồ chơi và qua rửa tay.
2.2 Tổ chức giờ học
- Các giờ học tổ chức đều được đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ các
mặt trong một giờ học. Có thể trong một giờ học, trẻ sẽ được phát triển
-

nhận thức, thể chất, ngôn ngữ và cả tình cảm xã hội.
Chẳng hạn như giờ học nhận biết về con vịt
+ Mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện: trẻ nhận biết gọi tên, biết được đặc
điểm của con vịt; bắt chước tiếng kêu tạo dáng, vận động theo bài hát “
Một con vịt” ; giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc con vịt. Các mục tiêu
đưa ra đều phù hợp với lứa tuổi cơm nát và đảm bảo phát triển các mặt
của trẻ như phát triển nhận thức ( nhận biết tập nói ), phát triển ngôn
ngữ, phát triển tình cảm xã hội cho trẻ, phát triển thể chất khi được vận
động theo bài hát.
9


+ Biện pháp được sử dụng trong giờ học:
• Sử dụng các giáo cụ trực quan: tranh ảnh về con vịt, các con vịt


bằng đồ chơi, mũ con vịt.
Sử dụng âm nhạc.
=> tất cả các biện pháp được sử dụng nhằm thu hút sự chú ý của
trẻ, cũng như nhằm tạo sự hứng thú của trẻ đối với giờ học. Giáo

cụ trực quan được sử dụng cách có hiệu quả, đảm bảo cho trẻ có
hứng thú với giờ học, tranh ảnh có kích thước phù hợp, không
quá nhỏ . Cô sử dụng giáo cụ phù hợp, bố trí có thẩm mỹ, không

bị lạm dụng quá vào giáo cụ.
Hình thức tổ chức: luyện tập theo tập thể, cá nhân.
• Khi đặt các câu hỏi, cô cho trẻ trả lời tập thể, và một số câu hỏi cô

-



cho trẻ trả lời cá nhân.
Cô liên tục thay đổi đội hình..khi cô cho trẻ đứng khi cô cho trẻ
ngồi…và thường xuyên cho trẻ di chuyển. Vì trẻ còn nhỏ ngồi lâu
hoặc đứng lâu trẻ mau chán nên cô thay đổi liên tục nhằm đảm
bảo trẻ chú ý vào giờ học, hứng thú với giờ học để đạt được mục

-

tiêu đã đề ra.
Thời gian tổ chức giờ học hợp lí : diễn ra khoảng 10p, không quá dài,
không làm trẻ thấy mệt mỏi khi học và vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu
đã đề ra trước đó.

2.3 Tổ chức hoạt động vui chơi
-

Cũng như giờ học, hoạt động vui chơi được tổ chức một cách khoa


-

học, hợp lí, đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ các mặt.
Các trò chơi giả bộ, xây dựng đều được đảm bảo phát triển các mặt kĩ
năng chơi, nội dung chơi, khả năng phối hợp với bạn, tự lực sáng tạo,
kiến tạo mô hình và mô hình xây dựng.

10


-

Giờ chơi của trẻ được diễn ra: cho trẻ ổn định về các góc bắt đầu trò
chơi, sau đó trẻ triển khai, tham gia vào trò chơi mình thích. Cuối cùng

-

là trẻ thu dọn đồ chơi.
Lớp cơm nát tuy trẻ còn nhỏ, nhưng trẻ vẫn được vui chơi tham gia

-

vào các góc chơi trong lớp, cũng như ngoài trời thường xuyên.
Nội dung của các hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời trong thời
gian thực tập ( tháng 12):
• Vui chơi trong lớp:
+ Trẻ chơi đóng mở nắp chai, chơi xâu các con giống. Tuy nhiên trẻ
có 1 số trẻ xâu được nhưng so với chương trình giáo dục mầm non
thì trò chơi xâu hạt này có phần nâng cao hơn so với lứa tuổi của
trẻ.

+ Trẻ nhận biết tập nói khi xem tranh các con vật nuôi trong gia
đình ( vịt, gà, chó, mèo), trẻ bắt chước tiếng kêu con vật, trẻ nói
được bộ phận của con vật ( mắt, chân, cổ, đuôi ).
+ Trẻ nhận biết phân biệt được kích thước to – nhỏ, màu sắc đỏ xanh – vàng. ( so với chương trình giáo dục mầm non thì nhận biết
về màu sắc của trẻ cũng được nâng cao, tuy nhiên các trẻ đa số đều
phân biệt được 3 màu, nên việc nâng cao yêu cầu với trẻ như vậy là
thích hợp với trẻ ).
+ Trẻ biết xếp cạnh các khối bitis để tạo ra đường đi, chuồng cho
con vật. Trẻ xếp cạnh để tạo thành chuồng còn rất yếu.
+ Phản ánh sinh hoạt: Trẻ sử dụng các đồ vật thay thế khi chơi nấu


bột, thổi nguội, đút cho bé ăn.
Hoạt động ngoài trời:
+ Trẻ tung bóng về phía cô, và ngồi lăn bóng.
+ Trẻ quan sát cho cá ăn, trẻ trả lời được câu hỏi của cô “ con gì ?” ,
“ ở đâu ?”.
+ Trẻ biết tránh 1 số vật dụng nơi nguy hiểm, nơi nguy hiểm.

11


+ Trẻ chơi trò chơi vận động “ Mèo và chim sẻ”, “ Trời nắng, trời
mưa”. Và trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”, “ Nu na nu
-

nống”.
Hình thức tổ chức:
• Vui chơi trong lớp: với lớp cơm nát, trẻ chủ yếu chơi một mình.
Nên cô thường cho mỗi trẻ chơi riêng một bộ đồ chơi khác nhau.

Nhưng cô vẫn xếp cho trẻ ngồi cạnh nhau và gợi ý trẻ mượn đồ của


bạn.
Hoạt động ngoài trời: chia lớp ra làm 2 nhóm. Nhóm 1 sẽ chơi trò
chơi vận động, trò chơi dân gian còn nhóm 2 sẽ tổ chức quan sát.
Sau đó khi nhóm 1 quan sát thì nhóm 2 chơi trò chơi. Và cả lớp

-

cùng nhau chơi trò chơi ( cầu tuột, bập bênh, bóng) trong sân.
Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi :
+ Phân công giáo viên hợp lí đảm bảo vừa chuẩn bị đồ chơi, vừa
quản trẻ ( 1 cô chuẩn bị đồ chơi, 1 cô chơi với trẻ).
+ Sử dụng 1 bài hát, hoặc 1 trò chơi nhỏ để ổn định tập trung trẻ.
+ Phân công bao quát các góc chơi, xử lí tình huống nhanh không
làm gián đoạn trò chơi của trẻ.
+ Xây dựng môi trường đồ chơi : lớp học được trang bị, sắp xếp các
đồ chơi phù hợp với chủ đề của tháng là động vật ( như là xâu các
con giống..), phù hợp với khả năng chơi của trẻ.
+ Tổ chức chơi – tập : cô chủ động tổ chức trò chơi, làm mẫu cách
chơi và gợi ý tình huống cho trẻ. Cô không bắt trẻ chơi, thao tác
theo khuôn mẫu của cô tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ khi
chơi.
+ Cô thông báo kết thúc giờ chơi trước 5 phút, đối với một số góc
cần dọn trước chứ không kết thúc đồng loạt.
+ Đối với hoạt động ngoài trời, khi kết thúc, cho trẻ rửa tay trước

khi vào lớp.
2.4 Tổ chức quản lý nhóm lớp:

- Nội dung quản lý nhóm lớp:
12


+ Nắm vững đặc điểm tâm lí của trẻ ( như là đặc điểm thể chất, tính
cách, chế độ ăn của trẻ,…).
+ Xây dựng các kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần… để
dự kiến các nội dung công việc cần làm, định hướng cho mọi hoạt
động của giáo viên.
+ Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp, quản lí trong các giờ học,
giờ chơi, ăn ngủ vệ sinh.
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ.
+ Quản lí cơ sở vật chất của lớp.
+ Xây dựng công tác phối kết hợp giữa giáo viên với gia đình trẻ,
-

giữa giáo viên với nhau…
Biện pháp quản lý nhóm lớp: để quản lý nhóm lớp tốt đạt hiệu quả,
trước tiên xem xét tình hình ở lớp, xác định mục tiêu cần làm, chuẩn bị
sắp xếp cơ sở vật chất, chuẩn bị phân công nhân sự, xác định cơ chế
phối kết hợp, sau đó sẽ giám sát theo dõi để đưa ra điều chỉnh phù hợp
và cuối cùng là kiểm tra đánh giá.
• Chẳng hạn như việc quản lí số lượng trẻ trong nhóm lớp:
+ Xem xét tình hình: về trẻ ( đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm riêng của
trẻ ) từ đó đưa ra các thuận lợi, khó khăn; về cơ sở vật chất ( đảm
bảo tạo được hứng thú để trẻ thích đi học); về giáo viên ( cô gần
gũi, thân thiện, tác phong sư phạm của cô để trẻ cảm thấy gần gũi
không sợ sệt khi đến trường mà cảm thấy thích thú, mong muốn đi
học); về phụ huynh ( nhận thức về sự cần thiết khi cho trẻ đi học,
cũng như thời gian, công việc của phụ huynh và mối quan hệ với

giáo viên).
+ Xác định mục tiêu: đảm bảo số lượng trẻ đi học, đảm bảo sức
khỏe của trẻ cũng như hứng thú đi học của trẻ.
+ Chuẩn bị sắp xếp cơ sở vật chất: đồ chơi của trẻ đa dạng về số
lượng, chất liệu, đẹp mắt đảm bảo gây hứng thú của trẻ. Giáo cụ

13


sinh động, phong phú. Và đồ dùng, đồ chơi của trẻ đảm bảo an toàn
vệ sinh để phụ huynh không lo lắng khi cho con đi học.
+ Chuẩn bị sắp xếp nhân sự: có sự phân công hợp lí giữa các cô
( khi có trẻ mới vô trẻ sẽ khóc rất nhiều gây ảnh hưởng đến trẻ khác,
1 cô sẽ ôm trẻ mới để trẻ thấy thân thiện gần gũi, cô còn lại sẽ quản
các trẻ khác, các cô thay phiên nhau để trẻ gần gũi với cả 2 cô ).
Cũng như sự phân công các cô làm việc, trò chuyện, tuyên truyền
với phụ huynh.
+ Công tác phối kết hợp : thường xuyên trao đổi với phụ huynh về
tình hình của trẻ ở nhà cũng như ở lớp.
+ Giám sát theo dõi để đưa ra các điều chỉnh kịp thời: thời tiết lạnh
trẻ dễ bị ốm dễ nghỉ học, nên cô điều chỉnh nhiệt độ trong phòng
luôn đảm bảo trẻ được ấm, và trò chuyện với phụ huynh về các cách
giữ ấm cho trẻ, cũng như tình hình của trẻ ở nhà.
+ Kiểm tra, đánh giá số lượng trẻ đi học thường xuyên, ngày nào
cũng điểm danh trẻ đi học sau giờ ăn sáng ( trước khi bắt đầu giờ
học).

2.5 Môi trường giáo dục
-


Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận
thức của trẻ, thúc đẩy hoạt động tìm hiểu, khám phá của trẻ. Vì
vậy,giáo viên luôn quan tâm trang trí môi trường học tập trong và
ngoài lớp học sinh động, hấp dẫn theo chủ đề và phù hợp lứa tuổi của

-

trẻ.
Với chủ đề động vật, môi trường giáo dục trong lớp được trang trí
theo chủ đề tháng. Chẳng hạn như góc xây dựng là xây chuồng vịt;
14


làm quen với sách là những tranh ảnh về các vật nuôi trong gia đình (
-

chó, mèo, gà, vịt).
Tuy nhiên, ở lớp cơm nát không phải trang trí toàn bộ lớp học, các
góc chơi theo chủ đề. Chỉ góc xây dựng, góc làm quen với sách được

-

trang trí theo chủ đề của tháng.
Đồ chơi của trẻ được làm đa dạng từ các loại vật liệu khác nhau, đầy
sáng tạo từ những vật liệu bỏ đi như chai lọ, hộp sữa…nhưng tất cả

-

đều đảm bảo an toàn cho trẻ.
Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với trẻ, có tác phong sư phạm, đạo

đức nghề nghiệp, yêu nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề,
yêu thương trẻ,có tinh thần trách nhiệm cáo, luôn tạo cho trẻ có cảm

-

giác gần gũi.
Giáo viên luôn chủ trương thực hiện xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện , trẻ tích cực.

3.

Đề xuất kiến nghị và giải pháp:
∗ Với trường MN thực tập :
- Ban giám hiệu quan tâm nhiệt tình đối với sinh viên thực tập, giáo viên
-

hướng dẫn tận tình giúp đỡ sinh viên thực tập trong lớp.
Trường MN luôn cập nhật những chương trình đổi mới ,thông tin xã hội
liên hoan đến trẻ được truyền tải đến phụ huynh kịp thời, tuy nhiên cần

-

chính xác và nhanh chóng (bệnh tay chân miệng, ho…)
Cần giành nhiều thời gian cho trẻ học ngoài trời, tham gia vào các lễ hội

-

được tổ chức bên cơ sở 1.
Số lượng đồ chơi trong lớp còn ít, mặc dù đồ chơi tự làm đa dạng,
phong phú nhưng vẫn làm lớp nhìn trống trải.

15


-

Lớp cơm nát nên có bảo mẫu vì lớp có nhiều phòng, nên khi một cô lo
chuẩn bị hay vệ sinh phòng thì chỉ có 1 cô quản trẻ đôi khi gặp khó

-

khăn, nhất là khi có trẻ mới.
Trẻ rất ít được xuống sân chơi hoạt động ngoài trời, trong suốt thời gian

-

thực tập, trẻ chỉ xuống 1 lần khi sinh viên lên tiết chấm điểm.
∗ Với trường sư phạm TW :
Tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế ở các trường mầm non.
Cô trưởng đoàn nhiệt tình thường xuyên thăm hỏi ,góp ý và tư vấn trong
quá trình thực tập và làm bài báo cáo.
∗ Em xin chân thành cảm ơn trường mầm non nơi em thực tập, cảm
ơn quý nhà trường đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập. Em
cảm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ phía trường mầm
non, các chị giáo viên mầm non trong lớp. Điều này làm em thấy
thêm yêu nghề và nỗ lực hoàn thành xong chương trình giáo dục
mầm non để em được trở thành giáo viên mầm non được yêu quí
như các chị giáo viên mầm non trong lớp.
PHẦN B: LỚP CHỒI ( BÁO CÁO ĐỢT 2)

NỘI DUNG BÁO CÁO

Nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần:
PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1.

Trường thực tập: MẦM NON 2
- Một số đặc điểm của trường:
+ Thuận lợi:
• Trường khang trang, sạch đẹp. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát tạo
bầu không khí thoải mái cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Các lớp

16


đều được trang bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đa dạng, sáng tạo phù


hợp với mọi hoạt động giáo dục.
Có nhiều sân chơi cho trẻ, các lớp nhà trẻ có sân chơi riêng với các



lớp mẫu giáo.
BGH – GV yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao. Đội
ngũ giáo viên tuy trẻ nhưng nhiệt tình trong công tác, luôn thể hiện



sự sáng tạo trong mọi hoạt động.
Trẻ mạnh dạn, tự tin và được hình thành các thói quen tự phục vụ


trong mọi hoạt động ngay từ lớp Nhà trẻ.
+ Khó khăn :
• Không gian dưới sân trường, nơi tập thể dục hơi bị chật hẹp, nên
các cô thường tranh thủ tập sớm vì ít trẻ để khi tập thể dục không bị
chật.
2.
3.
4.

5.
6.

7.

Địa chỉ: số 481 Nguyễn Đình Chiểu – Phường 2 – Quận 3- thành phố Hồ
Chí Minh
Nhóm lớp thực tập: chồi 1
Giáo viên phụ trách lớp:
Giáo viên 1: Hồ Thị Thu Vân
Giáo viên 2: Nguyễn Thị Yên
Thời gian thực tập: từ ngày 10 – 2 đến ngày 16 – 3 – 2014
Nhóm sinh viên thực tập:
- Sinh viên 1: Nguyễn Hoàng Khuyên
- Sinh viên 2: Đoàn Thị Thu Hiền
Đặc điểm tình hình nhóm lớp:
- Trẻ: 34 trẻ ( 15 nam/ 19 nữ).
+ Trẻ dư cân: 5 trẻ.
+ Trẻ suy dinh dưỡng: 4 trẻ.
- Giáo viên mầm non: có 2 giáo viên.
1. Cô Hồ Thị Thu Vân ( trưởng khối Chồi )

2. Cô Nguyễn Thị Yên
* Giáo viên nhiều kinh nghiệm, có nhiều năm tuổi nghề, nhiệt tình, yêu
thương chăm sóc trẻ tận tình chu đáo,coi trẻ như con đẻ của mình.
Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch nhằm phát triển tốt cho trẻ, cũng
17


như lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp. Có kiến thức chuyên
-

môn, khả năng sáng tạo cao.
Cơ sở vật chất:
∗ Thuận lợi:
+ Lớp được xây dựng khang trang, diện tích rộng rãi. Lớp học đúng
tiêu chuẩn, sạch đẹp.
+ Cô có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác và yêu
nghề mến trẻ.
+ Lớp học rộng rãi thuận tiện cho việc bố trí các góc học cho trẻ
được hợp lí, đảm bảo phát triển 5 mặt cho trẻ.
+ Lớp học được trang bị đầy đủ: cát sét, đầu đĩa, các loại đồ chơi,
bàn làm việc của cô…phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ,
và công việc của cô.
+ Lớp học đầy đủ nhà vệ sinh, bồn rửa mặt, khăn lau mặt, bàn chải


-

đánh răng, nệm ngủ,…
Khó khăn:
+ Lớp học bị hắt nắng rất nhiều, nên vào giờ ngủ trưa rất nóng với


trẻ.
+ Đồ chơi cho trẻ trong lớp chưa đa dạng, phong phú.
Chế độ sinh hoạt:
Thời gian
7h00→7h15
7h15 → 7h30
7h30 → 8h00

Nội dung
Đón trẻ
Thề dục sáng
Ăn sáng
Giờ học
Hoạt động ngoài trời
Vui chơi trong lớp
Vệ sinh
Ăn trưa
Ngủ trưa
Vệ sinh – Ăn xế
Sinh hoạt chiều
Trả trẻ

8h15→10h15
10h15 → 11h20
11h50 → 13h50
13h50 → 15h30
15h30 → 16h00
16h00 → 16h30


18


Lịch học và chơi của trẻ: ( nhóm 1: N.1 ; nhóm 2: N.2)
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
8h15→8h45
N.1: HĐ học N.1: phòng ÂN N.1: HĐNT
N.2:HĐNT
N.2: phòng ÂN N.2:HĐ học
8h45→9h15
N.1: HĐNT
N.1: HĐ góc
N.1: HĐ học
N.2:HĐ học
N.2:HĐ góc
N.2: rèn KN
9h15→9h45
N.1: HĐ góc N.1: HĐ góc
N.1: HĐ góc
N.2:HĐ góc
N.2:HĐ góc
N.2: HĐNT
9h50 → 10h25: HĐNT ( thứ 3, thứ 5)

-

Thứ 5


Thứ 6

N.1:phòng TD
N.2:phòng TD

N.1: HĐNT
N.2:HĐ học

N.1: HĐ góc
N.2: HĐ góc

N.1: HĐ học
N.2: HĐNT

N.1: HĐ góc
N.2:HĐ góc

N.1: HĐ góc
N.2:HĐ góc

Kế hoạch giáo dục của nhóm lớp mầm non theo tháng 2:
 Phát triển thẩm mỹ:
- Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi
cảm nóilên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và
-

ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.
Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ và thể hiện sắc thái của bài hát

-


qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ ...
Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
Xé, cắt theo đường thẳng,đường cong... và dán thành sản phẩm

-

có màu sắc, bố cục.
Nghe các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca hòa tấu).
Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với

-

các hình thức vỗ tay theo tiết tấu.
Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức

-

tranh có màu sắc và bố cục.
Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo

-

thành sản phẩm.
Phối hợp các kĩ năng gấp hình; xếp hình, để tạo thành các sản
phẩm có màu sắc khác nhau

19



-

Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản

-

nhạc.
Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu,( tiết tấu bài hát).
Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý


-

thích.
Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
Phát triển tình cảm xã hội:
Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm

-

được.
Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi)
Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua

-

nét mặt, cử chỉ, lời nói, tranh ảnh.
Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở

Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động
chung (chơi, trực nhật ...).
Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
Phân biệt hành vi "đúng"- "sai"; "tốt"-"xấu".
Thích chăm sóc cây, không bẻ cành, bứt hoa.
Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi


-

phòng.
Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
Phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng câu phức.
Thực hiện được 2,3 yêu cầu liên tiếp.
Sử dụng các loại câu đơn, câu ghép câu khẳng định, câu

-

định.
Đọc thuộc bài thơ,đồng dao; ca dao.
Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
Sử dụng các từ như : cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp mời cô, mời

-



bạn.
Giữ gìn bảo vệ sách.

Đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
Đọc truyện qua các tranh vẽ.
Kể lại sự việc theo trình tự.
Phát triển nhận thức
20

phủ


-

Đặc điểm bên ngoài của cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại

-

đối với con người.
Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với
môi trường sống.
Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
Sử dụng các con số từ 1- 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.
Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi.
Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
Công dụng, ích lợi của một số loại giấy: giấy báo, giấy gói

-

quà....
Đặc điểm bên ngoài, hình dạng của một số lá ( lá bàng, lá trầu


-

bà....)
So sánh sự khác nhau và giống nhau của quả, lá
Phân loại quả, theo 1-2 dấu hiệu.
So sánh độ lớn của 3 đối tượng. Làm quen với từ nhỏ

-

hơn, to nhất, nhỏ hơn.
Sử dụng dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết

-

nhất,

to

quả đo và so sánh.
 Phát triển thể chất:
- Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể
-

8.

dục theo hiệu lệnh.
Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi nhấc cao đùi.
Tung bóng lên cao và bắt, ném xa 1 tay.
Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây, bò qua ống


dài 1,2m x 0,6m.
- Cuộn cổ tay - xoay cổ tay.
- Cắt thành thạo theo đường thẳng.
- Cài, cởi cúc, xâu buộc dây.
Kế hoạch thực hiện nội dung thực tập cá nhân:
- Nghiên cứu ôn tập các nội dung kiến thức trong các giáo trình và tài
-

-

liệu tham khảo.
Nghiên cứu tập tài liêu thực tập và xác định những gì cần làm, cần
quan sát.
Phân công công tác giữa hai người trong nhóm.
+ Mỗi người soạn 2 kế hoạch tuần ( trong 4 tuần ).
21


+ Lập lịch phân công công việc phù hợp với công việc của giáo viên
Mầm non trên lớp để cùng quản lí lớp với các cô:
Hoàng Khuyên
Thu Hiền
Vệ sinh phòng – chuẩn bị đồ ăn
Đón trẻ - tập thể dục sáng
sáng – phụ đón trẻ.
Cho trẻ ăn sáng
Quản trẻ đi vệ sinh – dọn phòng
Chuẩn bị giờ học
ăn
Giờ học

Giờ học
Hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi
Chuẫn bị phòng ăn – lau mặt –
Quản trẻ đi vệ sinh – rửa tay
quản trẻ vào bàn.
Cho trẻ ăn trưa
Vệ sinh cho trẻ
Chuẫn bị phòng ngủ
Quản trẻ
Dọn phòng ăn
Cho trẻ ngủ ( nghỉ trưa)
Cho trẻ ngủ ( trực trưa ).
Chuẩn bị ăn xế cho trẻ
Dọn phòng ngủ
Cho trẻ ăn xế - thay đồ cho trẻ
Dọn phòng ăn – phụ trả trẻ
Sinh hoạt chiều – trả trẻ
-

Quan sát các giờ học, giờ chơi của trẻ và ghi chép lại những điều cần

-

thiết.
Tham khảo các kế hoạch giáo dục của giáo viên mầm non.
Tham gia cùng giáo viên tổ chức các giờ học, giờ chơi góc, giờ hoạt

-


động ngoài trời, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh…
Làm báo cáo thực hành.

PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Nội dung công việc thực hiện:
- Quan sát hoạt động giáo dục: 2 giờ học ( giờ thể chất, giờ âm nhạc), 2
giờ chơi ( chơi trong lớp, chơi ngoài trời).
• Giờ học:
+ Cô thực hiện đúng phương pháp, xử lí tình huống tốt.
+ Cô thân thiện gần gũi với trẻ, có tác phong sư phạm.
+ Cô nhiệt tình, trả lời các câu hỏi của trẻ nhưng không đi quá sâu
vào câu hỏi của trẻ.
22


+ Cô sử dụng đúng các phương pháp, biện pháp của giờ học đó.
+ Cô chú trọng phát triển cá nhân, cô thường xuyên cho trẻ trả lời
theo ý kiến cá nhân chứ không trả lời cùng nhau.
+ Cô quản lí lớp tốt, có nhiều hình thức để gây sự chú ý với trẻ để
trẻ tập trung học.
+ Trẻ ngoan, có kỷ luật, biết nghe lời cô.
+ Cô sử dụng giáo cụ từ những đồ chơi sẵn có của lớp, ít giáo cụ khi
dạy.
+ Cô sử dụng nhiều trò chơi nhỏ để chuyển tiếp giữa các hoạt động,


có nhiều trò chơi hay, đa dạng.
Giờ chơi:
+ Cô sử dụng nhiều loại vật liệu đa dạng để tạo góc chơi cho trẻ.
+ Cô không áp đặt trẻ vào góc chơi mà để trẻ tự chọn.

+ Cô tạo tình huống chơi hợp lí.
+ Cô chỉ gợi ý cho trẻ chơi chứ không can thiệp quá sâu vào trò
chơi của trẻ.
+ Cô bao quát được hết các góc chơi của trẻ.
+ Tổ chức giờ chơi hợp lí, khoa học và tạo hứng thú cho trẻ.
+ Trẻ chơi có nề nếp, biết thay đổi góc chơi, biết đóng vai chơi và
biết tạo tình huống.
+ Cô lập hệ thống câu hỏi khi quan sát hợp lí, phù hợp với trẻ, luôn

2.

có câu hỏi đóng, câu hỏi gợi mở cho trẻ.
- Tập làm giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh,: 25 buổi
- Tổ chức giờ học: 9 giờ học.
- Tổ chức giờ chơi trong lớp, ngoài trời: 18 buổi.
- Tham gia chuẩn bị hội thi “ Làm thiệp và hóa trang chào mừng 8 – 3”.
Kết quả thực tập:
2.1 Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng:
- Nội dung chăm sóc:
+ Chăm sóc dinh dưỡng.
+ Chăm sóc giấc ngủ.
+ Chăm sóc vệ sinh.
+ Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nhiệm vụ:

23


+ Đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng, no, bổ, đủ chất, ăn các loại thức ăn dễ
tiêu hóa; giáo dục và hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh

trong ăn uống.
+ Trẻ biết tên món ăn, biết những thực phẩm trong món ăn.
+ Trẻ biết nói lên ý kiến của mình về thức ăn như thế nào.
+ Đảm bảo trẻ ăn hết suất, trẻ ăn rau, không bỏ thức ăn.
+ Trẻ tự phục vụ bản thân, trẻ tự đút ăn, không đợi cô đút.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nhận và chia thức ăn cho trẻ.
+ Giáo dục trẻ thói quen ăn văn minh, nhai kĩ, không nói chuyện khi
ăn, khi ho biết che miệng lại, ngồi thẳng lưng khi ăn.
+ Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, đủ giờ, ngủ say, ngủ ngon.
+ Giáo dục trẻ thói quen rửa tay, lau mặt trước khi ăn.
+Thực hiện các quy định vệ sinh cá nhân, lớp học đồ đùng, đồ chơi,
môi trường xanh, sạch đẹp cho trẻ.
+Theo dõi sự phát triển của trẻ, phối hợp với nhà trường, phụ huynh
-

trong công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ.
Biện pháp tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng:
+Tạo không khí dễ chịu, chuẩn bị đầy đủ cho trẻ, động viên, khen ngợi,
bao quát trẻ khi trẻ ăn, cho trẻ tự phục vụ, tự dọn dẹp, làm vệ sinh cá
nhân trước và sau khi ăn.
+ Nếu có trẻ ăn chậm cô khuyến khích trẻ ăn, làm nhuyễn cơm của trẻ
ra, có thể đút cho trẻ một muỗng chứ không đút cho trẻ như lớp nhà trẻ.
+ Thức ăn của trẻ không quá nhão để trẻ ăn không ngán, khi trẻ lấy
thức ăn, khuyến khích trẻ lấy thêm rau để ăn.
+ Chuẩn bị cho trẻ đồ dùng ngủ, giường, chiếu, gối, cho trẻ một tâm
trạng thoải mái và dễ chịu nhất, tắt bớt đèn điện.
+ Khi trẻ tiến hành rửa tay, lau mặt cô quan sát trẻ tự thực hiện và nhắc
nhở khi trẻ làm sai.
+ Khi trẻ rửa tay cô giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ và nhắc trẻ tiết


-

kiệm nước.
Hình thức tổ chức:
+ Theo hình thức cuốn chiếu, những bạn ngồi ăn ở bàn 1 sẽ được kêu
dọn đồ chơi trước và ra xếp ghế vào bàn, sau đó mới tiến hành các thao
24


tác rửa tay, lau mặt. Khi thực hiện xong các thao tác, trẻ tự lấy muỗng,
khăn giấy, bình hoa,…rồi mới lên lấy thức ăn. Tiếp tục cho đến khi hết
trẻ. Những trẻ bàn 1 là những trẻ ăn chậm nhất, nên thường thì khi tất
cả các trẻ ăn xong cùng lúc, không bị tình trạng trẻ này xong rất lâu rồi
mà trẻ kia chưa xong.
+ Để đảm bảo tính thẩm mỹ, cứ 4 trẻ sẽ đi rửa tay trước, tránh tình
trạng trẻ đứng tụ tập, nói chuyện ồn ào khi chờ đến lượt trong nhà vệ
sinh.
2.2 Tổ chức giờ học
- Các giờ học tổ chức đều được đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ các
mặt trong một giờ học. Có thể trong một giờ học, trẻ sẽ được phát triển
-

nhận thức, thể chất, ngôn ngữ và cả tình cảm xã hội.
Chẳng hạn như giờ học về môi trường xung quanh về đặc điểm bên
ngoài của lá và một số hình dạng của lá.
• Mục tiêu giờ học:
+ Trẻ nhận biết được đặc điểm bên ngoài ( hình dạng, màu sắc) của
lá. ( phát triển nhận thức).
+Trẻ biết được tên của một số lá ( phát triển nhận thức).
+Trẻ phân loại được 3 hình dạng cơ bản của lá: lá tròn, lá dài, lá trái

tim ( phát triển nhận thức).
+ Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ và óc quan sát của trẻ ( phát triển
ngôn ngữ).
+ Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh ( phát triển tình cảm xã hội).
+ Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động ( phát triển thể chất, tình


cảm xã hội).
Tiến trình
Cô đàm thoại với trẻ:
+ Các con đang cầm gì trên tay ? Có bạn nào biết lá của mình cầm là
lá gì không?
+ Cho trẻ nói lại tên lá.

25


×