Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Bài giảng Sức khỏe trường học - Bài 4- Những vấn đề cơ bản về vệ sinh trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 64 trang )

BÀI 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỆ
SINH TRƯỜNG HỌC

TS. BS. Đặng Anh Ngọc
Khoa Vệ sinh & Sức khỏe trường học
Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường


MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết
kế, xây dựng trường học, phòng học
• Trình bày được các yêu cầu vệ sinh đối với thiết bị học tập
• Trình bày được các yêu cầu vệ sinh đối với nhà ăn, các
công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch và xử lý chất thải
trong trường học
• Trình bày được các yêu cầu vệ sinh đối với chế độ học tập
• Sử dụng được một số trang thiết bị để đánh giá điều kiện
vệ sinh trường học (máy đo ánh sáng, tiếng ồn, vi khí hậu,
CO2)


CÂU HỎI THẢO LUẬN
• Các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế,
xây dựng trường học gồm những nội dung
chính nào?
• Ý nghĩa của các yêu cầu vệ sinh?.
• Trong các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch,
thiết kế, xây dựng trường học thì theo anh chị,
yêu cầu nào khả thi và nội dung nào chưa thật
sự khả thi.




1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng
trường học
– Vị trí xây dựng trường Việc lựa chọn vị trí xây
dựng trường học có ý nghĩa vệ sinh rất quan trọng.
• Trường học phải được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch
sẽ, không bị úng lụt vào mùa mưa, xa các nguồn ô
nhiễm.
• Phạm vi phục vụ của trường phụ thuộc vào cấp học,
đặc điểm khu dân cư, điều kiện địa hình và được tính
toán sao cho học sinh đi bộ từ nhà đến trường không
quá 20-30 phút. Độ dài từ nhà đến trường ở khu vực
thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái
định cư theo từng cấp học


1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng
trường học
– Diện tích trường
• Diện tích trường được xác định trên cơ sở số học
sinh, số lớp và đặc điểm vùng miền với bình
quân tối thiểu 10 m2 cho một học sinh đối với
khu vực nông thôn, miền núi, 6 m2 cho một học
sinh đối với khu vực thành phố, thị xã
• Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng
thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục
toàn diện



1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng
trường học
– Khuôn viên của trường
• Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường
xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng
trường và hàng rào bảo vệ phải đảm bảo yêu cầu an
toàn, thẩm mỹ
• Mặt bằng của nhà trường được chia thành 3 khu vực
chính là: khu vực trồng cây xanh, khu vực sân chơi, bãi
tập và khu vực xây dựng các công trình
• Khu vực trồng cây xanh chiếm tỷ lệ từ 20-40%, sân chơi
bãi tập 40-50%, diện tích xây dựng 20-30% tổng diện
tích


1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng
trường học

– Cơ cấu khối công trình
• Khối phòng học, phòng bộ môn: số phòng được xây dựng
tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp
có một phòng học riêng
• Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục rèn luyện thể
chất hoặc nhà đa năng; Phòng giáo dục nghệ thuật; Thư
viện; Phòng thiết bị giáo dục; Phòng truyền thống và hoạt
động Đội; Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết
tật học hoà nhập
• Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học
sinh học bán trú (nếu có)
• Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên



1. Yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, xây dựng
trường học
– Tòa nhà bố trí phòng học
• Toà nhà bố trí phòng học cho học sinh được ưu tiên xây
dựng ở vị trí tốt nhất, đảm bảo cho hướng lấy ánh sáng
chính vào các phòng học là hướng nam hoặc đông nam.
• Các phòng học chính chỉ nên bố trí cao nhất là tầng 3.
• Mỗi tòa nhà nên có từ 3 - 4 lối đi để học sinh dễ ra vào
trong thời gian giải lao, nhanh chóng thoát hiểm khi xảy
ra hỏa hoạn hoặc sử dụng trong trường hợp cách ly khi
có dịch.


Yêu cầu vệ sinh trong xây dựng, quy hoạch trường học, phòng học


CÂU HỎI THẢO LUẬN
• Các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch, thiết kế,
xây dựng phòng học gồm những nội dung chính
nào?
• Ý nghĩa của các yêu cầu vệ sinh?.
• Trong các yêu cầu vệ sinh trong quy hoạch,
thiết kế, xây dựng phòng học thì theo anh chị,
yêu cầu nào khả thi và nội dung nào chưa thật
sự khả thi.


2. Yêu cầu vệ sinh đối với phòng học

• Kích thước phòng học: chiều dài < 8,5m; rộng < 6,5m;
cao > 3,6 m.
• Diện tích cho 1 học sinh từ 1,1 – 1,25m2;
• Hình dáng phòng học tốt nhất là hình chữ nhật (3:4), bố
trí hướng lấy ánh sáng chính từ phía không có hành lang
và tạo cho ánh sáng chiếu vào từ phía bên trái học sinh
là hướng Nam, Đông Nam hoặc Đông.
• Cửa sổ phòng học chiều cao mép trên cửa sổ > ½ độ
rộng phòng. Có cửa kính, chớp ...
• Màu sơn của phòng học nên có mầu sáng để đảm bảo
phạn xạ ánh sáng
• Thông khí phòng học (CO2 < 0,1%)



2. Yêu cầu vệ sinh đối với phòng học

a. Vi khí hậu trong phòng học
– Nhiệt độ.

(0C) = ([0F] - 32) x 5/9
(0C) = (K) – 273,15
– Độ ẩm [độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại (bão hòa)
và độ ẩm tương đối]. Trong VSTH sử dụng độ ẩm
tương đối (%)
– Vận tốc chuyển động của không khí (m/s)
– Tác động tổng hợp của các yếu tố vi khí hậu (sinh
nhiệt & tỏa nhiệt-bức xạ nhiệt; dẫn nhiệt; bay hơi
mồ hôi)




b. Tiếng ồn trong phòng học
• Tiếng ồn phòng học: Tiếng ồn là những âm thanh mà người
ta không mong muốn. Chủ yếu những âm thanh trở nên kích
thích và không mong muốn khi nó có cường độ lớn và kéo dài.
• Quy định hiện nay về mức ồn nền trong lớp là 50 dBA
• Ảnh hưởng của tiếng ồn trong học tập:
- Giảm sự tập trung, sự chú ý của học sinh
- Giảm khả năng nghe rõ lời giảng của thầy, cô giáo. Để có thể
phân biệt rõ lời thầy, cô đòi hỏi phải có sự chênh lệch âm lời
nói và âm nền > 15 dBA.


Yêu cầu vệ sinh mức âm nền trong phòng học


c. Chiếu sáng trong phòng học
 Yêu cầu chung: Chiếu sáng trong phòng học cần phải đầy
đủ, ổn định (300 lux) và đảm bảo tính đồng đều
 Chiếu sáng tự nhiên
– các yếu tố ảnh hưởng đến độ rọi chiếu sáng tự nhiên
• Vị trí địa lý
• Thời gian trong năm và trong ngày
• Thời tiết
• Hướng lấy ánh sáng của toà nhà, của phòng học,
• Bóng của các toà nhà và cây to cạnh nhà
• Diện tích cửa lấy sáng (cửa sổ, cửa ra vào ...)
• Hình dáng phòng học
• Màu sơn của phòng học



c. Chiếu sáng trong phòng học (tiếp)
– Yêu cầu vệ sinh đối với tổ chức chiếu sáng tự
nhiên
• Hướng lấy ánh sáng chính: Nam, đông nam và đông
• Hệ số che chắn, được khuyến cáo là không lớn hơn
1/2, tốt nhất là 1/5
• Hệ số chiếu (ánh) sáng ≥ 1/5
• Hệ số chiều sâu ≥ 1/2
• Hệ số độ rọi tự nhiên ≥ 3,0
• Màu sơn - trần và khung cửa sơn màu trắng
»
- tường sơn màu vàng nhạt


 Chiếu sáng nhân tạo
• Ánh sáng nhân tạo được bổ sung nhờ bố trí hệ thống
đèn điện chiếu sáng (thường dùng bóng đèn huỳnh
quang và nên lắp đặt song song với tường lấy ánh sáng
và cách tường là 1,2 và 1,5 m)
• Bóng đèn huỳnh quang cho mỗi phòng học là 10 -12
bóng 38 W.
– Đèn lắp ở trần, dưới quạt cách bàn học sinh 2,8 m
– Bóng đèn bảng được lắp song song với bảng, cao
hơn bảng 30cm và cách tường treo bảng 60cm
• Tỷ lệ tối ưu giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân
tạo là 2:1





3 loại tế bào nón ở võng mạc




d. Yêu cầu vệ sinh với thiết bị phòng học
Yêu cầu vệ sinh đối với bàn ghế học sinh
– Sử dụng bàn ghế hợp vệ sinh sẽ tạo cho học sinh
một tư thế ngồi học thoải mái. Nhờ vậy học sinh có
khả năng tiếp thu bài tốt hơn, không nhanh mỏi mệt
và phòng tránh được một số bệnh tật do tư thế bất
hợp lý sinh ra
– Chính vì vậy, một trong những đòi hỏi vệ sinh cơ
bản nhất đối với bàn ghế học sinh là sự phù hợp
giữa kích thước bàn ghế với kích thước nhân trắc cơ
thể học sinh.


×