BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SƯ PHẠM
TS. Trần Chi Mai
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết nêu tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sư phạm, thảo luận,
hợp tác giảng dạy và cách giải quyết một số vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo
sinh viên trở thành thầy cô giáo trong tương lai. Với một số nhìn nhận cần thiết trong
giáo dục kỹ năng sư phạm, chúng tôi nêu tính khách quan, cách thực hiện và các bài
tập áp dụng trong quá trình đào tạo này. Những tình huống trong học tập và giao tiếp
được thí dụ nhằm chỉ ra cơ sở và nguyên tắc trong quá trình đào tạo.
Bài viết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giảng dạy và đào tạo
giáo viên, đề xuất phương thức giáo dục kỹ năng sư phạm đạt hiệu quả tốt hơn. Một số
vấn đề rất tế nhị với đối tượng sinh viên Việt Nam ở các vùng miền có văn hóa và
ngôn ngữ khác biệt được chúng tôi đề cập để thầy cô giáo có thể thận trọng hơn trong
quá trình đào tạo.
Abstract: The co-report shows professionals how to develop and use the
knowledge and skills needed for effective professional collaboration, including the
importance of educational skills, conferences, co-teaching, and problem solving with
students. The article provides pedagogical aids including objectives, practice and
application exercises. Case studies and interactions are presented to illustrate concepts
and principles.
This co-report explains several reasons why multilateral preservice teacher
education is important and suggests some ways it can be better accomplished. We
make some cases for teacher education programs to be more deliberate about preparing
Vietnamese to teach ethnically diverse students of diferent places. It also shows that
this explicit professional preparation is needed because of the increasing cultural and
linguistic divide between students. Some factors underscore the need for more
multilateral teacher education: the fear of diversity and the resistance to dealing with
race frequently expressed by students enrolled in teacher education programs. To
overcome these problems and better prepare preservice teachers to work effectively
with ethnically diverse students the authors suggest a professional development.
1. Nghề dạy học là một trong những nghề đặc biệt bởi đào tạo ra con người có
đầy đủ phẩm chất tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
322
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khác với một số nghề, đối tượng
giáo dục của nghề dạy học là những con người có thế giới nội tâm phong phú, đa dạng
về tình cảm, trí tuệ và nhân cách. Sự độc đáo về đối tượng hoạt động đã làm cho nghề
dạy học trở lên phức tạp nhưng cũng rất quang vinh. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội. Các
nghề trong chế độ ta đều sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần… Nghề dạy
học là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo những con người sáng tạo”. Và chúng ta,
những giảng viên trong môi trường sư phạm, đang góp phần đào tạo, hoàn chỉnh
những con người sẽ làm nghề dạy học ấy.
Qua thực tế giảng dạy và hướng dẫn thực tập sư phạm hàng năm, chúng tôi
nhận thấy, ngoài vấn đề đào tạo chuyên môn, sinh viên rất cần được trải nghiệm thực
tế, cần được giáo dục kĩ năng sư phạm, có ý thức về kĩ năng sư phạm cho nghề nghiệp
tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường mà không chờ đến thời gian tích lũy
thực tế sau khi được tuyển dụng. Đây là một trong các vấn đề cơ bản cần thay đổi
trong chương trình đào tạo tại trường sư phạm. Nghiệp vụ sư phạm không phải là cỗ
máy, chỉ chạy theo số vòng nhất định. Thiết nghĩ, các trường sư phạm nên có một
chiến lược cải cách sư phạm phù hợp, từng bước, và đổi mới đầu tiên phải bắt đầu từ
các trường sư phạm, từ chương trình đào tạo chứ không phải từ việc học của các em
sinh viên. Đến bao giờ mỗi giảng viên đều coi việc thay đổi, nâng cao chất lượng
giảng dạy là nhiệm vụ riêng của mình thì mới thay đổi được cách thức đào tạo căn bản
hiện nay. Chúng ta cần nhận thức, chất lượng sinh viên khối sư phạm đang ngày càng
xuống cấp với mục tiêu đào tạo xa rời thực tế và thiếu biện pháp rèn luyện kỹ năng sư
phạm nói chung và kỹ năng dạy học nói riêng. Quá trình đào tạo sinh viên sư phạm
phải tính đến vấn đề nghiệp vụ sư phạm ngay từ đầu và phải được lồng ghép, tích hợp
trong suốt quá trình đào tạo.
2. Học sinh, sinh viên ngày nay không chỉ đến trường để học kiến thức chuyên
môn mà các em còn mong muốn được học tập, làm việc trong một môi trường thật sự
chuyên nghiệp và năng động, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Một sinh viên học ngành sư phạm được đào tạo để trở thành nhà giáo phải có hệ thống
kĩ năng sư phạm được chuyên môn hóa, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn
cảnh, tình huống khác nhau. Giáo viên là người hướng dẫn, dạy dỗ, mẫu mực trong tác
phong, lời nói và việc làm, và cũng là nhân tố quyết định một phần chất lượng giáo
dục, góp phần điều chỉnh nhân cách học sinh. Một giáo viên mang sách và giáo án lên
lớp, đơn thuần truyền đạt kiến thức chỉ là thợ. Thực tế chỉ ra, dạy học là hoạt động đặc
323
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
thù cần nhiều kỹ năng chứ không chỉ cần kiến thức chuyên ngành, nên giáo dục kỹ
năng sư phạm là một vấn đề thiết thực, cần được coi trọng trong nhà trường sư phạm.
Giáo viên trước tiên phải là người có khả năng tương tác tích cực với học
sinh. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng rèn luyện phương pháp dạy học, giáo viên cần
có khả năng truyền đạt, có kỹ năng tổ chức những hoạt động tương tác với học sinh, có
kỹ năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản lý nhóm, hướng dẫn
hoạt động nhóm... đồng thời với chất lượng giảng dạy kiến thức môn chuyên ngành.
Vốn kiến thức liên ngành, vốn kiến thức văn hóa xã hội, khả năng tương tác, đối thoại
với học sinh, nắm bắt tâm lý lứa tuổi, phân loại đối tượng giáo dục phù hợp, hiểu
nguyên tắc giáo dục... là những vấn đề bắt buộc sinh viên khối sư phạm hiểu và nắm
vững. Do đó, sinh viên học khối trường sư phạm nên được đào tạo thiên về kĩ năng sư
phạm hơn là kiến thức chuyên ngành.
Hàng năm, các trường sư phạm đều có kì thực tập cho sinh viên năm cuối
nhằm mục đích thực tế công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm cho các em. Đây là
thời gian sinh viên được thực hành kỹ năng sư phạm và thực tập giảng dạy trên lớp.
Khi hướng dẫn thực tập, chúng tôi nhận ra, các em thực sự lúng túng trong tương tác
với học sinh, trong điều hành và quản lý lớp học khi giảng dạy, trong cách trình bày
bảng, điều tiết âm điệu giọng nói, di chuyển trên lớp, trang phục khi lên lớp... nghĩa là
kỹ năng sư phạm của một nhà giáo còn thiếu hụt rất nhiều. Chúng tôi đề xuất một số
yêu cầu đơn giản và mong muốn các em nghiêm túc thực hiện trong quá trình thực tập
như trang phục nghiêm chỉnh, ứng xử nhẹ nhàng đúng mực, chuẩn mực thời gian và
kiến thức cho giờ giảng... Tất cả sinh viên đều nhất trí. Nhưng thực tế, vẫn còn sinh
viên mặc trang phục như đi picnic, đi giày thể thao, vào lớp chưa đúng giờ giảng... như
quy định của ngành. Các em được nhắc nhở và đã thực hiện tốt khi nhận thức được
hình ảnh của mình quan trọng như thế nào khi xuất hiện trước học sinh.
Những giờ đầu tiên thực hành giảng dạy, sinh viên thực tập chỉ lo sao cho giảng
hết kiến thức trong chương trình quy định mà quên kĩ năng sư phạm. Các em lúng túng
khi mở đầu bài giảng, thậm chí bỏ hẳn khâu mở đầu bài giảng và điều này làm giảm
hiệu quả rất nhiều trong việc tiếp thu tri thức của học sinh dưới góc độ tâm lý học, quy
luật ghi nhớ và nhắc lại. Quy trình bài giảng và kiến thức chuyên ngành được chú trọng
nhưng kĩ năng giảng dạy lại xem nhẹ. Sinh viên của chúng ta quá ít cơ hội trải nghiệm
thực tế vào các tình huống giáo dục. Sinh viên sư phạm chủ yếu học trên lớp với các
giảng viên. Thời gian thực tập sư phạm không nhiều, chỉ 6- 8 tuần cho một khóa học cao
đẳng 3 năm, tương tác với học sinh còn nhiều hạn chế do kinh nghiệm thực tiễn. Chúng
324
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
tôi cho rằng, kĩ năng sư phạm cần có sự trải nghiệm đích thực, rèn luyện lâu dài, thường
xuyên, từ những việc tưởng chừng đơn giản nhất...
Thí dụ: Sinh viên thực tập đang giảng bài, một học sinh đứng lên lẩm bẩm gì đó
và đi ra ngoài, lúc sau quay lại, đi thẳng vào chỗ ngồi không xin phép. Sinh viên thực
tập không biết cách phản ứng, không hỏi lý do và không có ý thức điều chỉnh hành vi
của học sinh đó. Hay như đang giảng bài, sinh viên thực tập bối rối không biết làm thế
nào để tập trung học sinh, điều khiển và làm chủ lớp học, và thầy giảng cứ giảng, trò
nói chuyện cứ nói chuyện, nội dung bài giảng và khả năng tiếp nhận của học sinh bị
ảnh hưởng không nhỏ. Khi chúng tôi rút kinh nghiệm, chỉ ra cách thức quản lý lớp
học, các em tiến bộ rõ rệt, thể hiện tính bao quát tốt hơn, làm chủ giờ giảng của mình.
Như vậy, chương trình đào tạo hiện đang được sử dụng ở các trường sư phạm có
nhược điểm là chỉ chú ý đến kiến thức chuyên sâu dành cho người học mà chưa có sự
chuẩn bị tích cực về mọi phương diện để họ có thể làm thầy giáo trong tương lai.
Chương trình học trong các trường sư phạm, do vậy, cần được điều chỉnh lại
một cách cơ bản, trên nguyên tắc: toàn diện, chuyên sâu, gắn với thực tế, có sự chỉ đạo
rèn luyện của thầy cô đối với sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Việc gắn với thực tế
trong quá trình đào tạo giúp cho mối quan hệ của sinh viên với học sinh thân thiện,
mặt khác sinh viên đi thực tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có thể tận dụng thời gian
và điều kiện để theo dõi, gắn bó với học sinh, tăng cường tình yêu với nghề dạy học.
Một số sinh viên chưa nhiệt tình với công tác này. Cần xem lại quá trình chuẩn bị,
trang bị cho sinh viên những kỹ năng liên quan đến lĩnh vực giáo dục và cần xem lại
quan niệm, công tác giáo dục học sinh thông qua nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Chương
trình đào tạo trong trường sư phạm đảm bảo cho sinh viên sư phạm có nền tảng kiến
thức chuyên ngành chắc chắn, hiểu biết về môn học đầy đủ và sâu sắc, đồng thời phải
giúp họ khả năng và kỹ năng giải quyết một cách tốt nhất mọi vấn đề ngay khi mới ra
trường, từ cách trình bày bảng, di chuyển trong lớp hợp lý, bao quát học sinh toàn lớp
học, điều hành một giờ giảng chuẩn mực về thời gian và bảo đảm kiến thức cơ bản,
kiến thức mở rộng ... chứ không phải chờ sự tích lũy kinh nghiệm của bản thân qua
thời gian công tác.
Cần lưu ý rằng, mục tiêu chính của thực hành là rèn luyện các kỹ năng trình bày
để củng cố kỹ năng sư phạm, đồng thời xây dựng nền tảng kiến thức cho sinh viên
bằng con đường tích hợp, qua đó, tích lũy kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy. Do đó, trong
trường sư phạm, phần trình bày của giảng viên, ngoài các quy định tối thiểu phải tuân
theo, thì cần được thay đổi theo hướng giảm đến mức tối thiểu về thời gian song lại
325
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
tăng tối đa hàm lượng kiến thức trong từng bài giảng. Giảng viên chỉ trình bày những
gì cần thiết mà sinh viên không thể đọc hoặc không hiểu; nghĩa là chủ yếu hướng dẫn
học tập, bởi về nguyên tắc, yêu cầu trước tiên đặt ra cho việc xây dựng giáo trình là
đảm bảo hệ thống kiến thức đầy đủ, cập nhật thông tin mới, phục vụ đắc lực nhu cầu
hành nghề. Về tính chất, giáo trình đã cụ thể hóa ở một mức độ nhất định nội dung
chương trình đào tạo và hướng dẫn cách thức học tập cho sinh viên. Giáo trình đã tập
trung vào những vấn đề mang tính khái quát, những yêu cầu, định hướng, hướng dẫn,
thuyết minh... cần thiết nên sinh viên sẽ phải tự làm việc, tự nghiên cứu nhiều hơn. Qua
các giờ thực giảng khi hướng dẫn thực tập, chúng tôi nhận ra, sinh viên thực tập ham
trình bày lượng kiến thức đã có trong giáo trình (sách giáo khoa), giảng tất cả mà không
chọn lọc các ‘điểm nhấn” cần thiết, và chưa điều khiển được lớp học theo hướng gợi
mở, phát triển hoạt động tư duy. Và để làm được điều đó, sinh viên phải nắm được vấn
đề cơ bản, làm nhiều việc khác ngoài giáo trình có liên quan đến nội dung bài giảng, đọc
thêm sách và tìm hướng giải quyết bài giảng một cách tích cực nhất... Như vậy, giáo dục
kỹ năng sư phạm là cần thiết dạy cho sinh viên cách trở thành một người làm nghề dạy
học. Mục tiêu của việc dạy - học này là đào tạo ra người giáo viên dạy học một cách
chuyên nghiệp chứ không phải đơn thuần là người truyền đạt kiến thức. Cũng cần nói
thêm, ngoài thời lượng giảng nội dung chính của bài, sinh viên cần được học cách tóm
lược các vấn đề liên quan, tạo thành hệ thống liên kết kiến thức theo các vòng tròn đồng
tâm gồm vấn đề cơ bản (cốt lõi) và mở rộng.
3. Đối với sinh viên sư phạm, mục tiêu học tập là học nghề, một nghề đặc biệt
bởi được đào tạo nghề đồng thời học cách thao tác. Thao tác chính là sự "hữu hình hóa"
bài giảng, tiết giảng, và đó là sản phẩm. Đào tạo sinh viên sư phạm thực ra là tạo điều
kiện để họ có năng lực tạo ra sản phẩm đặc biệt đó. Họat động học tập của sinh viên sư
phạm phải nhắm đến mục tiêu, xem xét kỹ năng sư phạm như một phương tiện để người
giáo viên hành nghề. Thiếu phương tiện ấy, giáo viên sẽ không thể hành nghề. Kỹ năng
sư phạm không chỉ đặt trong yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp mà thật sự cần thiết
trong phẩm chất, nhân cách và một vài yếu tố khác của nhà giáo. Kết quả đánh giá một
sinh viên phụ thuộc vào quan điểm đánh giá nhằm khẳng định sự cố gắng của sinh viên
và công tác tổ chức học phần kĩ năng sư phạm này của nhà trường bao gồm rất nhiều
mảng màu khác nhau. Theo chúng tôi, đào tạo sinh viên sư phạm để làm giáo viên sau
này nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, cần lưu ý những kĩ năng cơ bản sau:
326
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
3.1 Kĩ năng phát âm chuẩn và sử dụng ngôn từ
- Đặc thù của giáo viên là nói rất nhiều khi giảng trên lớp. “Nói” có vai trò rất
quan trọng, nói sai dẫn đến viết sai và truyền đạt thông tin sai, làm mất lòng tin ở học
sinh. Hiện nay, hiện tượng nói lẫn N-L rất phổ biến, thậm chí trên các trang mạng xã
hội, người ta cố tình nói lẫn L-N như một thứ ngôn ngữ thời thượng dẫn đến thói quen
sử dụng như ngôn ngữ chuẩn, không nhận diện được chính xác từ, ngoài tật nói lẫn LN do thói quen vùng miền mà nhiều người đùa là tại nước (nước ăn).
- Thói quen sử dụng từ địa phương hay âm điệu địa phương cũng là một rào cản
trong quá trình giảng dạy, thậm chí gây tâm lí tự ti cho sinh viên. Thí dụ: dân cư Quốc
Oai, Phúc Thọ, Ba Vì... ở Hà Nội mang ngữ điệu lên xuống và âm điệu nặng, bị biến
thanh khác rất nhiều với các vùng dân cư khác ở Hà Nội, gây khó khăn cho các em khi
đi thực tập tại các trường nội thành và lân cận.
Do vậy, giảng viên cần chú ý sửa, nắn âm cho sinh viên, tạo điều kiện và hướng
dẫn các em ý thức rèn luyện, tự sửa và điều chỉnh từ vựng theo chuẩn khi diễn đạt.
3.2. Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm
Tình huống sư phạm đòi hỏi sự nhạy cảm, khả năng xử lí linh hoạt trong giao
tiếp của giáo viên để đạt tới kết quả giáo dục cao nhất. Thực tế cho thấy muôn vàn tình
huống xảy ra với các mối quan hệ phức tạp trong quá trình làm việc. Sinh viên cần
được trải nghiệm thực tế, học cách kiềm chế và cố gắng tìm hướng giải quyết tốt nhất,
ổn nhất khi làm việc với học sinh, với phụ huynh học sinh và các mối quan hệ khác
trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, đủ bản lĩnh xử lý các tình huống
phát sinh liên quan đến nội dung bài giảng... Mỗi tình huống, mỗi đối tượng đòi hỏi
cách ứng xử khác nhau, mềm dẻo, linh hoạt. Và tính hài hước nhẹ nhàng sẽ phát huy
tác dụng, giúp giảm thiểu những điều xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
3.3. Kĩ năng trình bày bài giảng trên bảng
Bảng phấn là phương tiện truyền thống truyền tải kiến thức đến cho học sinh.
Hiện nay, dù trong thời đại công nghệ, bảng phấn vẫn là những công cụ chủ yếu mà
giáo viên sử dụng nên kĩ năng viết bảng hết sức cần thiết. Nhiều sinh viên thực tập
không biết trình bày bài giảng một cách logic và sinh động, làm giảm rất nhiều chất
lượng chuyên môn. Viết bảng như thế nào, tư thế đứng viết ra sao, cỡ chữ viết trên
bảng sao cho học sinh ngồi cuối lớp vẫn có thể nhìn rõ, nội dung kiến thức tóm tắt trên
bảng sau khi hết giờ như thế nào... là những vấn đề cần được hướng dẫn và thực
327
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
nghiệm. Thực tế chỉ ra, nhiều sinh viên viết chữ quá xấu, quá nhỏ, không thẳng hàng,
trình bày bảng lộn xộn, không tóm tắt được nội dung cơ bản của bài giảng cuối giờ.
Một số sinh viên sử dụng phương tiện giảng dạy hiện đại thay thế viết bảng để
tránh phải trình bày do chữ xấu, chữ nhỏ và... nhàn hơn. Chúng tôi cho rằng, nên trình
bày bài giảng bằng cách kết hợp viết bảng với các phương tiện này, bởi yếu tố lý giải
vấn đề và gợi mở thuộc kĩ năng giảng quan trọng mà việc soạn giáo án không thể diễn
giải hết trên bề mặt màn hình.
3.4. Kĩ năng thuyết trình
Sinh viên có năng lực nhanh nhạy tiếp nhận thông tin, có trình độ công nghệ
thông tin tương ứng thiết bị công nghệ hiện đại. Việc xây dựng một bài tập thuyết trình
giúp sinh viên thể hiện kĩ năng nắm bắt và triển khai một vấn đề, định lượng phần kiến
thức cần trình bày, khả năng tổ chức, sắp xếp vấn đề một cách logic, chặt chẽ và trình
bày một cách thuyết phục. Sinh viên được học cách thương lượng, thỏa thuận khi làm
việc nhóm, chia đều trách nhiệm thực hiện bài tập cho mọi thành viên và rèn luyện
năng lực trình bày trước đông người, kết hợp trình bày nội dung với hình thức biểu
cảm, động tác cơ thể, âm điệu... một cách phù hợp và tự tin. Theo dõi, chúng tôi nhận
thấy đa phần các em rất cầu thị, chú ý điều chỉnh nội dung, cách thức xây dựng một
bài thuyết trình, điều chỉnh phong cách trình bày và tiến bộ rõ rệt.
4. Trên đây chúng tôi trình bày sơ lược tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng
sư phạm cho sinh viên khối sư phạm, cần thiết để đáp ứng nhu cầu làm việc sau khi
tốt nghiệp.
Ðiều có giá trị bền vững là ở chính bản thân sinh viên sư phạm. Sinh viên cần
ý thức được vai trò của kĩ năng sư phạm với nghề nghiệp tương lai để nghiêm túc rèn
luyện, đầu tư kinh nghiệm thực tiễn, tích lũy kiến thức liên ngành, kiến thức văn hóa
và xã hội, đạt hiệu quả giảng dạy tốt nhất ngay trong những ngày đầu làm thầy.
328