Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

XÂY DỰNG và tổ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH đào tạo SONG NGÀNH ở các TRƯỜNG đại học đa NGÀNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.81 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
SONG NGÀNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Linh; ThS. Trần Thị Minh Huệ
Trường CĐSP Trung Ương
Tóm tắt: Xây dựng các chương trình song ngành ở các trường đào tạo đa ngành
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình song ngành gặp phải khó khăn nhất định đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ,
từ chương trình đào tạo, công tác quản lý, công tác tổ chức thực hành thực tập cho đến
chất lượng đội ngũ giảng viên. Chương trình đào tạo phải đảm bảo “mục tiêu kép”,
“năng lực kép”, đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, cân đối giữa kiến thức hai ngành đào
tạo.
Abstract: Building dual major curricula in multidisciplinary schools aims at
meeting the current realistic needs. The development and implementation of dual
major curricula have encountered certain difficulties requyring synchronic solutions
ranging from the training cirriculum, the management, the organization of practicing
to teachers. The training program must ensure "dual objectives", "dual capacity",
ensuring flexibility, flexibility, and balance in knowledge of dual majors.
1. Mở đầu
Trong một vài năm trở lại đây, các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước gặp
khó khăn rất lớn trong công tác tuyển sinh. Khó khăn này đến từ nhiều phía, trong đó
có cả cả khách quan và chủ quan. Do đó, đòi hỏi các trường cần phải có những hình
thức thay đổi trong công tác đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao chất
lượng đào tạo, thu hút người học, tạo ra sức ảnh hưởng và thể hiện được thế mạnh của
nhà trường. Trong bối cảnh như hiện nay, nhiều trường Đại học và Cao đẳng đã có
những thay đổi trong công tác giáo dục đào tạo, để làm thế nào vừa phù hợp với yêu
cầu, nhu cầu của thực tiễn, vừa khẳng định được năng lực, thế mạnh của nhà trường,


vừa giải quyết được công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và thực hiện
chương trình song ngàh gặp không ít khó khăn, cần nghiêm túc nhìn nhận những khó
khăn trước mắt để từ đó tìm ra những biện pháp ngăn chặn, khắc phục những khó khăn
mà các trường có thể gặp phải.

298


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

2. Nội dung
2.1. Yêu cầu khách quan của việc xây dựng các chương trình đào tạo song
ngành
Trong một vài năm trở lại đây, các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước gặp
khó khăn rất lớn trong công tác tuyển sinh. Khó khăn này đến từ nhiều phía, trong đó
có cả cả khách quan và chủ quan. Do đó, đòi hỏi các trường cần phải có những hình
thức thay đổi trong công tác đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao chất
lượng đào tạo, thu hút người học, tạo ra sức ảnh hưởng và thể hiện được thế mạnh của
nhà trường. Trong bối cảnh như hiện nay, nhiều trường Đại học và Cao đẳng đã có
những thay đổi trong công tác giáo dục đào tạo, để làm thế nào vừa phù hợp với yêu
cầu, nhu cầu của thực tiễn, vừa khẳng định được năng lực, thế mạnh của nhà trường,
vừa giải quyết được công tác tuyển sinh.
Theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí ngành đào tạo, các trường quản
lí chương trình đào tạo; một chương trình có thể đào tạo cho nhiều ngành, một ngành
có thể có nhiều chương trình đào tạo; chương trình đào tạo có đơn ngành, ngành chính
– phụ và song ngành. Vì vậy, cơ sở đào tạo được phép xây dựng chương trình song
ngành theo các ngành đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, phù hợp với đội
ngũ của trường và đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Theo Quy định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu cho các cấp đào
tạo bậc đại học, chương trình song ngành là chương trình đào tạo đồng thời kiến thức

của cả hai ngành với nội dung kiến thức lõi của ngành (phần cứng bắt buộc) đủ để sinh
viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở cả 2 ngành. Ngoài ra cần có kiến thức tự chọn
tuỳ theo theo nhu cầu, điều kiện và khả năng của người học để giúp Sinh viên có thể
học tập một cách linh hoạt [3].
Theo Quy chế 25, sinh viên có thể học chương trình thứ hai song song với
ngành chính ban đầu đã chọn, như vậy, sinh viên được đào tạo đầy đủ các môn học của
ngành thứ nhất như chương trình đào tạo đơn ngành và học thêm các học phần bổ sung
để hoàn tất ngành học thứ hai; sinh viên được cấp bằng cử nhân ngoài ngành chính còn
có thêm ngành thứ hai đã học khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, phương thức này chỉ thuận lợi
đối với những sinh viên có lực học khá trở lên và phải lựa chọn những chương trình
thuận lợi để có thể sắp xếp học được đồng thời cả hai chương trình [3].
Theo Quy chế 43, sinh viên có thể linh hoạt lựa chọn các học phần phù hợp
theo các chương trình [3]. Chương trình đào tạo song ngành sẽ được nghiên cứu để rút
bớt đi những môn học không phải môn bắt buộc của mỗi ngành để giảm bới áp lực học

299


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

tập, giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho người học với kiến thức của cả hai ngành
sau khi tốt nghiệp, mang lại lợi ích lớn trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo
(vì thời lượng đào tạo giảm đi rất nhiều so với việc học hai chương trình riêng biệt),
đáp ứng được nhu cầu xã hội và tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho người học.
Với “mục tiêu kép”, chương trình song ngành phải cung cấp đủ kiến thức để sinh viên
có được “năng lực kép”.
Đây là hướng đi không mới xong đòi hỏi việc thay đổi ở các trường đang đào
tạo đa ngành suy nghĩ tìm tòi để lựa chọn xây dựng chương trình theo hướng chuyên

biệt, ngành chính - ngành phụ, hay song ngành là phù hợp với thực tế của trường mình.
Thực tiễn cho thấy, việc đào tạo theo chương trình đào tạo song ngành đã được thực
hiện từ rất nhiều năm trước. Ví dụ: Điện - Điện tử, Cơ điện tử, Toán - tin, Hóa - sinh
(Sinh - Hóa), Vật lý - Kỹ thuật công nghiệp, Sinh học - Kỹ thuật nông nghiệp… các
ngành này, nội dung đào tạo của hai chương trình có liên quan mật thiết, hỗ trợ cho
nhau, có số lượng đơn vị kiến thức, kỹ năng giao thoa rất lớn.
2.2. Những khó khăn trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình song ngành
Trong quá trình triển khai thực hiện đào tạo song ngành các trường sẽ có khó
khăn, bất cập nhất đinh đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ của toàn giảng viên và sinh viên
cũng như công tác quản lý, đào tạo, tổ chức thực hành thực tập.
Thứ nhất là xây dựng chương trình: Trong chương trình song ngành được xây
dựng không phải chương trình nào cũng có sự giao thoa lớn giữa hai ngành học. Hơn
nữa, vì thực hiện “mục tiêu kép” và “kĩ năng kép” nên giảng viên ngành nào trong xây
dựng cũng muốn ưu tiên khối lượng kiến thức của ngành mình. Bản thân giảng viên
tham gia xây dựng chương trình viết đề cương chi tiết cho từng học phần chưa hiểu rõ
ngành còn lại để có được thiết kế nội dung giảng dạy phù hợp. Mục tiêu của chương
trình đào tạo chưa được xác định rõ ràng cũng như chuẩn đầu ra của từng chương
trình, kỹ năng mà người học cần phải đạt được khi học chương trình song ngành, chưa
đảm bảo được tính liên thông, chưa tạo được cơ chế linh hoạt, mềm dẻo cho người học
khi chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ. Điều này đã dẫn đến nhiều chương trình song
ngành bị ghép khiên cưỡng và thực hiện một cách cơ học.
Thứ hai là công tác quản lý: Trước kia việc xây dựng, đào tạo, chỉ đạo chương
trình song ngành chỉ do một đơn vị quản lý. Ví dụ: Đào tạo ngành Toán-Tin do Ban
chủ nhiệm khoa Toán cùng giảng viên khoa Toán xây dựng và thực hiện. Song ở một
số trường do chương trình đào tạo song ngành được xây dựng và triển khai trên cơ sở

300



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

hai chương trình đơn ngành tương đối độc lập, khối lượng kiến thức, kỹ năng người
học cần tích lũy ở 2 ngành là tương đương, công tác giảng dạy do 2 khoa cùng thực
hiện, nhưng chỉ một khoa đứng ra quản lý hành chính. Vì thế, khi đào tạo một lớp theo
chương trình đào tạo song ngành, cán bộ, giảng viên dễ gặp phải những khó khăn
trong công việc.
Thứ ba là công tác tổ chức thực hành thực tập: Việc xây dựng nội dung thực
hành thực tập trong chương trình song ngành phải đảm bảo cân đối tỉ lệ nội dung cả 2
ngành trong đó thiết kế nội dung tự chọn cho ngành 2 để đảm bảo tính linh hoạt, mềm
dẻo của chương trình. Việc lựa chọn cơ sở thực tập, có thể lựa chọn các cơ sở khác
nhau cho mỗi ngành hoặc chung cho cả 2 ngành tuỳ thuộc vào nội dung thực tập và
điều kiện thực tế của cơ sở thực tập. Việc lựa chọn cơ sở thực tập phải đảm bảo cho
người học được thể hiện và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng đã học về ngành đào
tạo, giúp người học có tay nghề vững vàng cho cả 2 ngành học sau khi ra trường. Thực
tế ở nhiều trường cho thấy, việc xây dựng chương trình đào tạo song ngành ở các học
phần lý thuyết đã khó, xây dựng nội dung và thực hiện nội dung của phần thực hành,
thực tập rèn luyện tay nghề cho sinh viên lại càng khó khăn hơn. Đối với công tác thực
hành, thực tập có thể kể đến những khó khăn sau:
- Xây dựng nội dung thực hành, thực tập.
- Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập.
- Sự phối hợp của hai khoa trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo THTT.
- Chọn cơ sở thực hành, thực tập. Bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên hướng dẫn
trực tiếp sinh viên.
Thứ tư là đội ngũ giảng viên: Khi thực hiện và vận hành chương trình đào tạo
song ngành, khâu then chốt chính là đội ngũ giảng viên của các trường. Trong 3 cấp độ
để đánh giá, năng lực chuyên môn là phần giảng viên của chúng ta chú trọng nhiều
nhất; Năng lực giảng dạy chúng ta mới bắt đầu và cần được tiếp tục phát triển thông
qua việc học tập và phát triển của bản thân: thực hành, và tìm tòi trong việc ứng dụng
vào giảng dạy; Năng lực nghiên cứu đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng

viên, đặc là giảng trẻ mới vào nghề. Đối với một số giảng viên được đào tạo cơ bản
nhưng lại được phân công đảm nhiệm một số học phần chuyên môn “gần” thì cần có
thêm các chứng chỉ tương ứng. Tuy nhiên, chứng chỉ mà Bộ, Nhà trường yêu cầu đối
với giảng viên chưa thực sự chú trọng vào năng lực thực sự của giảng viên vì thế chất
lượng của các chứng chỉ này chưa phản ánh được năng lực thực chất của các giảng
viên khi đứng lớp.

301


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Bên cạnh đó, ở một số trường cơ cấu giảng viên trong việc tham gia giảng dạy
các học phần thuộc chương trình đào tạo song ngành vẫn còn chưa thật hợp lý, chưa có
giảng viên đúng chuyên ngành. Điều này do việc tuyển sinh gặp khó khăn, nhiều
chuyên ngành thiếu sinh viên và áp lực cần phân bổ để đảm bảo số giờ lao động cho
giảng viên. Một số giảng viên trẻ được giao đảm nhiệm môn học mới thì vẫn còn lúng
túng chưa thể hiện và phát huy được năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Phần
lớn giảng viên chưa được bồi dưỡng và phát triển năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh
vực chuyên môn của mình.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình song ngành xoay xung quanh một ngành thế
mạnh của nhà trường nên dẫn đến giảng viên của ngành đó bị quá tải về công việc.
Điều này làm cho chất lượng giảng dạy chưa được như mong muốn.Vì vậy, cùng với
việc nâng cao trình độ chuyên môn, cũng cần chú ý cả đào tạo chuyên ngành thứ hai
để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của từng trường.
2.3. Biện pháp
2.3.1. Xây dựng chương trình đào tạo song ngành đảm bảo tính khoa học và
tính thực tiễn

Khi triển khai xây dựng và thực hiện chương trình song ngành, hai khoa có
chương trình phải có sự thống nhất cao về ý tưởng, cho đến thiết kế môn học. Cần phải
có sự rà soát cẩn thận, tỉ mỉ để đánh giá sự giao thoa về mặt kiến thức, đồng thời vẫn
đảm bảo cân đối tỷ lệ khối lượng kiến thức của từng ngành. Các chương trình song
ngành chuyển đổi xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực người học, thay vì chỉ chú
trọng tiếp cận nội dung, xác định rõ mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra để có sự nghiên
cứu kĩ chương trình của từng ngành, nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để có thể lựa chọn
được các học phần phù hợp, đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cơ bản giúp người
học sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của cả
2 ngành đào tạo, phù hợp với đội ngũ và các điều kiện đảm bảo khác của nhà trường.
Đây là một yêu cầu khó khăn, vì nếu đặt yêu cầu cao về nội dung kiến thức theo từng
ngành thì chương trình dễ bị “nặng” và sẽ tạo một sức ép lớn cho người học; nhưng
nếu hạ thấp yêu cầu thì người học sau khi ra trường sẽ không đáp ứng được yêu cầu vị
trí việc làm.
Trước tiên, cần xác định chuẩn đầu ra phù hợp với mục tiêu đào tạo chương
trình song ngành. Chuẩn đầu ra phải đáp ứng được mức cao nhất yêu cầu chuẩn đầu ra
của trình độ thấp hơn (trình độ TCCN) và mức tối thiểu của chương trình đào tạo theo
đúng trình độ cùng ngành (trình độ cao đẳng). Chuẩn đầu ra là căn cứ để xây dựng nội

302


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

dung, phương pháp đào tạo, yêu cầu về đội ngũ, về cơ sở vật chất và cách thức đánh
giá kết quả một cách phù hợp [3].
Về nội dung chương trình, ngoài những học phần bắt buộc để đảm bảo yêu cầu
kiến thức và khẳng định thương hiệu đào tạo của trường, cần xây dựng nhiều học phần
kiến thức tự chọn để người học có thể lựa chọn phù hợp theo nhu cầu, khả năng và
định hướng việc tự học cho người học. Điều này sẽ giúp sinh viên có thể dễ tìm việc

hơn sau khi tốt nghiệp trong điều kiện thực tế hiện nay và sẽ có nhiều lợi thế cạnh
tranh trên thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo song ngành cần chú ý
tới tính “liên thông ngang” với các chương trình đào tạo ngành khác và “liên thông dọc”
với chuyên ngành trình độ cao hơn để tạo cơ hội học tiếp sau khi tốt nghiệp [3].
2.3.2. Công tác quản lý đào tạo đảm bảo tính linh hoạt
Như đã phân tích ở trên, việc xây dựng, tổ chức và thực hiện chương trình song
ngành hiện nay ở các trường do hai khoa thực hiện, nên từ khâu xây dựng, thực hiện
hỏi phải có được sự phối hợp nhất quán. Vì thực tế, giao việc quản lý cho cả hai khoa
cùng quản lý sẽ dẫn đến sự chồng chéo. Do đó, cách tổ chức hiệu hơn cả là giao về cho
một khoa, điều này đảm bảo được sự quá tải cho các khoa có nhiều chương trình song
ngành.
2.3.3. Công tác tổ chức thực hành thực tập
Việc sắp xếp trình tự các học phần cần có sự đan xen giữa khối kiến thức ngành
của hai ngành để vừa phải đảm bảo tính logic khoa học, vừa phải đảm bảo tính thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hành bộ môn và thực tập nghề nghiệp.
Việc tổ chức đào tạo cũng là một khó khăn trong đào tạo song ngành, vì thời
lượng rèn luyện nghiệp vụ ngành nghề và thực hành thực tập tăng thêm nhiều so với
đào tạo đơn ngành. Do đó, các học phần xây dựng cần tăng thời gian tự nghiên cứu, tự
học và thảo luận; cần tích cực đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học theo
hướng: Chú trọng phát huy năng lực ngừoi học, hướng dẫn khả năng tự học cho sinh
viên giúp người học biết tự tìm tòi kiến thức từ các nguồn khác nhau, tự học hỏi và suy
ngẫm để tiếp thu kiến thức; tăng cường hình thức thảo luận và học nhóm để giúp sinh
viên tăng khả năng tư duy, học tập qua bạn, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao
tiếp, cách ứng xử.
Khi xây dựng chương trình đào tạo song ngành nói chung, dù chương trình đó
là chương trình tích hợp, đan quyện nội dung của hai ngành, hay chương trình xây
dựng theo cách để hai chương trình đơn ngành cạnh nhau, thì trong nội dung thực hành

303



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

vẫn phải có nội dung thể hiện được mặt mạnh của việc đào tạo song ngành. Ít nhất,
trong nội dung thực hành cần phải thể hiện được mặt mạnh trong đào tạo song ngành
của một ngành. Ví dụ:
- GDMN-Mỹ thuật: Trang trí, thiết kế nhóm-lớp tạo nhiều cơ hội để trẻ học tập
và phát triển.
- GDMN-Âm nhạc: Dàn dựng một chương trình âm nhạc, lập kế hoạch cho việc
đưa âm nhạc trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
- GDMN-Tiếng Anh: Lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
- GDMN-Công tác xã hội: Lập kế hoạch thực hiện một nội dung trong công tác
xã hội hóa giáo dục mầm non (thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia công tác chăm
sóc-giáo dục trẻ). [1]
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa giảng viên hai khoa trong hướng dẫn,
đánh giá thực hành, thực tập - cơ hội học tập bồi dưỡng chuyên môn. Để đáp ứng
được yêu cầu trong hướng dẫn và đánh giá thực hành, thực tập của SV, những giảng
viên được phân công phụ trách cần phải nắm chắc được nội dung thực hành, có kinh
nghiệm trong hướng dẫn, đánh giá. Ngoài việc đánh giá nội dung thực hành đặc thù của
mỗi ngành, giảng viên còn phải đánh giá nội dung giao thoa giữa hai ngành. Vì vậy,
trong những năm đầu thực hiện chương trình song ngành, mỗi đợt thực hành hay thực
tập nên phân công giảng viên cả hai khoa cùng tham gia duyệt kế hoạch, đánh giá việc
thực hiện kế hoạch. Ví dụ: Khi chấm một giờ tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh, nên
có cả giảng viên khoa tiếng Anh và giảng viên khoa Giáo dục mầm non cùng tham gia
đánh giá. Hay hướng dẫn, đánh giá một nội dung thiết kế nhóm-lớp của SV, nên có cả
giảng viên khoa mỹ thuật và khoa Giáo dục mầm non cùng đánh giá. Nếu chúng ta
quyết tâm và thực hiện theo phương thức này trong vài năm thì không những sinh viên
được học tập, rèn luyện tay nghề kỹ càng, mà ngay chính các giáo viên cùng tham gia

làm việc với nhau sẽ học hỏi được nhiều kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn từ
đồng nghiệp. Sau mỗi đợt thực hành, các giảng viên tham gia hướng dẫn nên viết báo
cáo tổng kết. Trong báo cáo, ngoài những nội dung trình bày theo quy định, giảng viên
phải trú trọng đến những luận lợi, khó khăn của sinh viên, giảng viên gặp phải. Đề xuất
các biện pháp để tận dụng, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, nhằm
giúp sinh viên, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được tốt hơn ở những đợt thực hành sau.
Nhà trường tạo điều kiện để tổ chức tọa đàm, rút kinh nghiệm giữa các giảng viên tham
gia công tác hướng dẫn thực hành.

304


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Việc tổ chức thực hành thực tập cần được quan tâm lựa chọn nội dung, yêu cầu
kỹ năng phù hợp; bên cạnh đó, cần tính toán thời lượng và thời điểm cho phù hợp.
Song song với việc chú trọng thực hành môn học, phải lựa chọn được cơ sở thực hành
thực tập phù hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, vừa đa dạng hoá để rèn
luyện được nhiều kỹ năng, tăng cơ hội trải nghiệm và tìm kiếm việc làm.
Về đánh giá trong đào tạo song ngành: cần tăng cường các bài kiểm tra kỹ năng
(kỹ năng cá nhân, kỹ năng riêng lẻ và kỹ năng phối hợp nhóm) và các bài tập ứng dụng
giải quyết tình huống đa dạng và có tính tích hợp cao. Cần cung cấp các tiêu chí đánh
giá cụ thể, có hướng dẫn người học năng lực tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn
học, qua đó người học tự rút ra được những kết luận để có thể học tập và rèn luyện về
chuyên môn, nghiệp vụ đạt kết quả tốt hơn.
2.3.4. Xây dựng chất lượng đội ngũ giảng viên
Việc xây dựng đội ngũ giảng viên tham gia dạy chương trình song ngành cũng
cần được quan tâm: Cùng với yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn sâu, cần chú trọng
bồi dưỡng kiến thức chéo ngành cho đội ngũ giảng viên để có thể đáp ứng được yêu cầu
“liên thông ngang”. Thông qua việc xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn

học, kế hoạch thực hành thực tập, giảng viên giảng dạy chương trình song ngành luôn
có ý thức thái độ cao trong học hỏi đồng nghiệp để có thực hiện công tác đào tạo và tổ
chức thực hành thực tập có hiệu quả. Bên cạnh đó, các trường cần mở lớp bồi dưỡng
kiến thức chéo ngành cho đội ngũ giảng viên, tổ chức các buổi tọa đàm, rút kinh
nghiệm trong công tác đào tạo chương trình song ngành. Nhà trường cần có sự phối
hợp chặt chẽ với các cơ sở thực hành thực tập để nhận được ý kiến đánh giá, phản hồi
về chất lượng của sinh viên được đào tạo chương trình song ngành từ đó có những
điều chỉnh phù hợp, kịp thời, đồng thời là kênh thông tin quan trọng để giảng viên
đánh giá chất lượng giảng dạy và có sự điều chỉnh đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
3. Kết luận
Xây dựng chương trình song ngành là một trong những giải pháp nhằm đáp ứng
nhu cầu xã hội và nhu cầu thực tiễn của các nhà trường: thực hiện tốt công tác tuyển
sinh, khai thác năng lực đội ngũ và cơ sở vật chất sẵn có; tiết kiệm thời gian, chi phí và
tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người học. Việc xây dựng chương trình song ngành cần
lựa chọn những ngành có mục tiêu, kỹ năng gần nhau để có thể tăng tỷ lệ các học phần
theo chương trình đơn ngành nhờ khai thác các học phần chung giữa hai chương trình.
Công tác giảng dạy và đánh giá cần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động dạy – học; chú trọng năng lực tự nghiên cứu, tự học, tự đánh giá và khả

305


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

năng làm việc nhóm của người học. Chương trình đào tạo, ngoài việc lựa chọn nội
dung phù hợp, tinh giản trên cơ sở xây dựng những nội dung tích hợp, cần chú trọng
rèn luyện nghiệp vụ nghề nghiệp và thực hành thực tập nghề nghiệp.
Tăng cường giới thiệu về chương trình đào tạo song ngành, chuẩn đầu ra, vị trí

việc làm đến toàn xã hội và các cơ sở đào tạo thông qua công tác tuyên truyền tuyển
sinh, thực hành thực tập; tổ chức các hoạt động chuyên đề các cấp để giới thiệu về
ngành học và kết quả đào tạo. Tổ chức các hội thảo khoa học về đào tạo song ngành để
tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý sử dụng, thông qua đó tuyên truyền
cho người học và tạo dư luận trong xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016), “Công tác tổ chức thực hành thực tập trong
đào tạo song ngành Giáo dục mầm non với các ngành đào tạo khác”, Hội
thảo Công tác tổ chức thực hành thực tập trong các chương trình đào tạo song
ngành của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
[2]. Nguyễn Thiện Nhân (2008), Đào tạo theo nhu cầu xã hội một giải pháp chiến
lược để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo hiện nay, Tạp chí Dạy và học
ngày nay, số 3/2008.
[3]. Đặng Lộc Thọ (2016), “Xây dựng nội dung thực hành thực tập trong chương
trình song ngành giáo dục mầm non với ngành chuyên biệt”, Hội thảo Công
tác tổ chức thực hành thực tập trong các chương trình đào tạo song ngành của
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
[4]. Thông tư số 47/2014/TT-BGD và ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của giảng viên trong các trường CĐ,
ĐH.
[5]. Dự án Sweep - Đại học San José State (2015), Giới thiệu về thiết kế chương trình
đào tạo theo chuẩn đầu ra, tài liệu tập huấn.

306



×